Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Báo cáo kiểm toán năng lượng nhà máy dệt 19 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.04 MB, 65 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5


Hà Nội, 10-2007
MỤC LỤC
1. Tóm tắt ...........................................................................................................1
1.1 Các cơ hội tiết kiệm năng lượng ...........................................................1
1.2 Kế hoạch thực hiện ................................................................................2
2. Giới thiệu........................................................................................................3
2.1 Tổng quan phạm vi dự án......................................................................3
2.2 Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán.................................................4
2.3 Phương pháp và thiết bị đo....................................................................4
3. Tổng quan về các hoạt động của công ty.....................................................7
3.1 Quá trình phát triển và tình hình hiện nay..........................................7
3.2 Chế độ vận hành và tình hình sản xuất ...............................................7
4. Mô tả kỹ thuật quá trình sản xuất .............................................................8
5. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ năng lượng của công ty...........................20
5.1 Hệ thống điện .......................................................................................20
5.2 Hệ thống cung cấp khí nén................................................................21
5.3 Hệ thống cung cấp Gas....................................................................2623
5.4 Hệ thống cấp nước...........................................................................2623
5.5 Hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều hòa của khối văn phòng......27
6. Tổng hợp các loại năng lượng sử dụng.....................................................28
7. Các cơ hội có tiềm năng tiết kiệm năng lượng.........................................31
7.1 Hệ t hống chiếu sáng............................................................................31
7.2 Hệ thống máy nén khí.........................................................................32


7.3 Hệ thống máy ép nhựa........................................................................35
8. Cân bằng năng lượng.................................................................................37
9. Các giải pháp cụ thể...................................................................................39
9.1 Giải pháp cho máy ép nhựa................................................................39
9.2 Giải pháp cho máy nén khí.................................................................41
9.3 Giải pháp cho hệ thống chiếu sáng....................................................45
9.4 Đo đếm, giám sát và chỉ tiêu...............................................................47
9.4.1 Đo đếm........................................................................................47
9.4.2 Giám sát và xây dựng mục tiêu..................................................47


9.4.3 Các đề xuất lắp đặt và đo đếm...................................................49
10. Tính toán mức năng lượng dự kiến tiết kiệm được theo các kịch bản áp
dụng các giải pháp ..................................................................................... 50
10.1

Tính toán năng lượng tiết kiệm cho giải pháp lắp Powerboss cho máy

ép nhựa..........................................................................................50
10.2

Tính toán năng lượng tiết kiệm cho giải pháp lắp Biến tần cho máy

nén khí...........................................................................................51
10.3

Tính toán năng lượng tiết kiệm cho giải pháp chiếu sáng............54

11. Tính toán kinh tế........................................................................................57
11.1Tính hiệu quả kinh tế cho phương án tiết kiệm điện với máy nén

khí...........................................................................................................57
11.2Tính hiệu quả kinh tế cho phương án tiết kiệm điện với máy máy ép
nhựa...................................................................................................59
11.3Tính hiệu quả kinh tế cho giải pháp chiếu sáng ............................60
11.4Kết luận .............................................................................................62
12. Tổng hợp....................................................................................................64


1 Tóm tắt
* Mục tiêu của kiểm toán.
Tại sao chúng ta phải kiểm toán năng lượng và nó có lợi gì cho doanh nghiệp?
Dưới đây là một số mục tiêu của kiểm toán năng lượng:
- Tăng cường nhận thức về sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên
trong công ty.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống năng lượng của Doanh nghiệp,
từ đó tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng và đề xuất ra các giải pháp tiết kiệm năng
lượng .
- Đánh giá được ảnh hưởng của giải pháp tiết kiệm năng lượng tới các hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong tương lai.
- Kiểm toán còn giúp ta xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và
tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các loại thiết bị khác nhau.
* Năng lượng sử dụng tại công ty.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên – Dệt 19/5 là đơn vị chuyên sản xuất
các sản phẩm may, thêu và sợi. Loại năng lượng mà Công ty sử dụng chính là điện.
Hàng năm trung bình sản lượng tiêu thụ điện là trên 4 triệu kWh, có năm tới hơn 6
triệu kWh ( năm 2006)
1.1 Các cơ hội tiết kiệm năng lượng
Các thiết bị của Công ty là khá đa dạng, chủ yếu là thiết bị trong ngành may
như máy se sợi, máy dệt, máy may nằm ở các nhà máy khác nhau. Qua khảo sát chúng
tôi nhận thấy một số thiết bị và hệ thống có công suất khá lớn như:

• Hệ thống điều hòa tại 2 nhà máy Sợi và May-Thêu.
• Máy xe sợi
• Máy kéo sợi
• Máy sợi con ( động cơ 2 tốc )
• Nhóm máy may ( số lượng 150 chiếc )
• Hệ thống chiếu sáng của công ty là khá lớn gần 1000 bộ đèn huỳnh quang
40 W
Sau khi đoàn kiểm toán tiến hành khảo sát đã xác định được một số cơ hội tiết
kiệm năng lượng cho Công ty. Các cơ hội tiết kiệm năng lượng được phân chia ra
thành các biện pháp có chi phí đầu tư thấp hoặc không phải chi phí và biện pháp đòi
hỏi chi phí đầu tư cao. Biện pháp tiết kiệm năng lượng mà nhóm kiểm toán năng
lượng đã đề xuất là:

1


1. Tăng cường biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tiết kiệm sử dụng
năng lượng của người công nhân trong khi làm việc.
2. Lắp đặt các đồng hồ đo đếm giám sát và xây dựng mục tiêu.
3. Thay thế dần bằng đèn tiết kiệm 36W khi đèn huỳnh quang 40W bị hỏng.
4. Lắp đặt biến tần cho máy kéo sợi OE.
5. Lắp đặt biến tần cho máy sợi con 2 tốc.
6. Lắp đặt bộ tiết kiệm điện cho máy may.
1.2 Kế hoạch thực hiện
Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi đề xuất Công ty nên triển khai thực hiện
các biện pháp tiết kiệm năng lượng được đưa ra. Cách thức thực hiện các biện pháp
tiết kiệm năng lượng có thể do Công ty tự đảm nhận hoặc nếu cần thiết thì phối hợp
với các Công ty tư vấn.
Theo Thông tư 01 của Bộ Công nghiệp, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất Công
ty thành lập một ban quản lý năng lượng và đề nghị Công ty bổ nhiệm cán bộ quản lý

năng lượng thuộc biên chế Công ty, ban này gồm những người có hiểu biết về sử dụng
năng lượng hiệu quả để dễ dàng thực hiện và hoàn thành các biện pháp tiết kiệm năng
lượng. Ban này sẽ có trách nhiệm thi hành tất cả các biện pháp tiết kiệm năng lượng,
lập ra kế hoạch và chương trình phát triển các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho
công ty, bên cạnh đó ban quản lý có thể phối hợp với các Công ty tư vấn khi cần được
giúp đỡ.
Công tác quản lý năng lượng bao gồm quản lý ngân sách dự án tiết kiệm năng
lượng, quản lý chi phí năng lượng và kế hoạch sử dụng năng lượng dài hạn. Ngoài ra,
việc sử dụng các định mức tiêu thụ năng lượng tại từng dây chuyền rất có hiệu quả
cho việc quản lý và giám sát tiêu thụ năng lượng được tốt hơn.
Việc cải tiến hệ thống đo đếm sẽ được thực hiện bằng cách lắp đặt công tơ phụ
tại các điểm tiêu thụ năng lượng chính. Việc quản lý và giám sát tiêu thụ năng lượng
tốt là một bước quan trọng cho việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Bảo dưỡng và giám sát là công tác quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp
làm giảm thất thoát trong quá trình sản xuất cũng như hạn chế hỏng hóc thiết bị và
quá trình dừng máy bất khả kháng. Quá trình bảo dưỡng và giám sát quá trình sản
xuất theo một tiêu chuẩn công nghệ sẽ tăng chất lượng sản phẩm từ đó cho thấy hiệu
suất máy cũng tăng theo. Bảo dưỡng và giám sát có tầm quan trọng đặc biệt để thực
hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng không tốn chi phí chẳng hạn như là sửa chữa
các chỗ rò rỉ, đóng tắt thiết bị không cần thiết..., cũng được khuyến nghị áp dụng và
thực hiện ngay.

2


2 Giới thiệu
2.1 Tổng quan và phạm vi dự án
Chương trình kiểm toán năng lượng các khách hàng công nghiệp được thực
hiện trong khuôn khổ Đề án: Sự nghiệp khoa học và công nghệ về thực hiện kiểm
toán chi tiết tại các doanh nghiệp công nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm

trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2007, giữa Sở Công nghiệp Hà Nội và Sở
Khoa học công nghệ Hà Nội. Dự án đã tiến hành lựa chọn các ngành công nghiệp
sau để thực hiện kiểm toán năng lượng: Ngành công nghiệp điện - điện tử, công
nghiệp dệt may và da giầy, công nghiệp cơ khí.
Chủ dự án là Sở Công nghiệp Hà Nội. Nguồn vốn của dự án là ngân sách của
Thành phố Hà Nội năm 2007.
Cơ quan thực hiện dự án Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà nội.
Trong phạm vi dự án sẽ triển khai thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết cho
10 cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trên địa bàn thành
phố Hà Nội, trong đó có Công ty TNHH Nhà nước một thành viên – Dệt 19/5.
Chương trình kiểm toán năng lượng các khách hàng công nghiệp tiêu thụ năng
lượng trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, được thực hiện miễn phí cho các
khách hàng theo nguồn vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội năm 2007.
Mục đích chung của dự án là đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng của các
khách hàng sử dụng năng lượng thuộc nhóm sử dụng năng lượng trọng điểm; Phân
tích và đánh giá mối tương quan giữa sản xuất và tiêu thụ năng lượng, đưa ra cơ hội
bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, đưa ra các giải pháp để tiết kiệm năng lượng; Đánh
giá kỹ thuật và kinh tế của các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi
phí trong hệ thống sử dụng năng lượng thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
từng thiết bị sử dụng năng lượng trong dây chuyền sản xuất của Công ty, nhằm
giảm chi phí năng lượng cho các khách hàng.
Trong bản báo cáo này, sẽ trình bày việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá mức
tiêu thụ năng lượng của hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng hiện có và kết quả
kiểm toán năng lượng chi tiết tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên – Dệt
19/5. Phần tóm tắt của chương trình kiểm toán năng lượng đã đưa ra danh mục các
biện pháp tiết kiệm năng lượng để thực hiện. Việc triển khai thực hiện các biện pháp
tiết kiệm năng lượng sẽ được ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo thực hiện. Các biện
pháp với chi phí thấp và không phải chi phí sẽ do cán bộ công nhân viên của Công
ty thực hiện mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia bên ngoài. Để thực hiện các
biện pháp tiết kiệm năng lượng có chi phí cao và kỹ thuật phức tạp cần tham khảo

các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực. Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ giải

3


pháp nào cần phải điều tra rõ ràng, trong nhiều trường hợp cần xác minh lại các vấn
đề đã được nhóm kiểm toán đưa ra.
2.2 Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán
Chương trình kiểm toán năng lượng được thực hiện tại: Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên – Dệt 19/5.
Chương trình kiểm toán năng lượng được thực hiện trong tháng 8 và tháng 9
năm 2007, bởi nhóm kiểm toán năng lượng của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng
Hà nội
* Ban chỉ đạo và phối hợp thực hiện
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà nội

Công ty Dệt 19/5

- Nguyễn Minh An – Phó Giám đốc trung tâm

- Bùi Quang Vinh – Phó TGĐ
Công ty

* Nhóm kiểm toán của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng:
Hỏa Thái Thanh

Trưởng nhóm kiểm toán

Lê Thị Hà


Thành viên nhóm kiểm toán

Lê Quang Tuấn

Thành viên nhóm kiểm toán

Hoàng Đức Huỳnh

Thành viên nhóm kiểm toán

Phạm Ngọc Thái

Thành viên nhóm kiểm toán

Đoàn Hoa Lâm

Thành viên nhóm kiểm toán

Và một số thành viên khác
* Công ty Dệt 19/5
Vi Văn Lộc

Phó trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất.

Trịnh Thị Hoa

Kế toán trưởng

Góp phần vào sự thành công của công tác kiểm toán năng lượng có sự phối
hợp của các cán bộ phòng, ban, xí nghiệp của Công ty.

2.3 Phương pháp và thiết bị đo
Kiểm toán năng lượng được chia thành hai giai đoạn:
- Kiểm toán năng lượng sơ bộ: Giúp các doanh nghiệp đánh giá chung về công
nghệ và tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
- Kiểm toán năng lượng chi tiết: Cung cấp đầy đủ chi tiết và đưa ra những
đánh giá, tính toán và phân tích được các hiệu quả tài chính, kinh tế và lợi ích môi
trường.
4


Sau đây là sơ đồ của quá trình thực hiện kiểm toán và nội dung báo cáo kiểm
toán được trình bầy trong Hình 2.3- và Hình 2.3-2

Nghiên cứu khả thi năng lượng (kiểm toán)
Một số thành phần cơ bản của chương trình TKNL

Giai đoạn 1:
Phân tích
dữ liệu
về tiêu thụ điện
và chi phí

Giai đoạn 2:
Nghiên cứu sơ bộ
các nhà máy và quá
trình
công nghệ lớn và
sàng lọc sơ bộ các
lĩnh vực để xem xét
khả năng triển khai

dự án

Giai đoạn 3:
Đánh giá chi tiết
tính khả thi về kỹ
thuật đối với các
biện pháp TKNL

Hình 2.3-1: Quy trình kiểm toán năng lượng

5


NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHƯƠNG
1

Tóm tắt
• Các kết quả chính
• Đề xuất cho các hoạt động tiếp theo
Giới thiệu

2

• Tổng quan và phạm vi đề án
• Quy trình và nội dung báo cáo kiểm toán năng lượng
Tổng quan về các hoạt động của Công ty

3

• Lịch sử phát triển và tình hình hiện nay

• Cơ cấu hoạt động và sản xuất
Mô tả kỹ thuật của các quá trình sản xuất

4

• Thực trạng sản xuất của các phân xưởng và các bộ phận
• Các tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Cơ cấu cung cấp và nhu cầu năng lượng

5

• Tiêu thụ điện, nhiên liệu, nước
• Thông số và đặc tính nhiên liệu
• Các bộ phận tiêu thụ năng lượng
Cân bằng năng lượng

6

• Năng lượng và các tiêu chuẩn
• Biểu đồ tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp
• Bảng cân bằng năng lượng
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng

7

• Nhận biết và trình bầy các biện pháp
• Các biện pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng
• Đánh giá về kinh tế, năng lượng và sinh thái

Hình 2.3-2: Cấu trúc báo cáo

Danh sách các thiết bị đo cho quá trình kiểm toán của Trung tâm Tiết kiệm
năng lượng được như :

6


TT

Thiết bị

Kiểu

Model

1

Data loger

2

Máy đo cường độ ánh sáng

Yu Fong

YF-712

3

Ampe kìm


Kyoritsu

2003

4

Đồng hồ phân tích điện năng

Kyoritsu

KEW 6300

5

Máy đo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ
không khí

Extech

382075

6

Máy ảnh kỹ thuật số

Nikko

Bảng 2.3-: Danh sách các thiết bị kiểm toán

3 Tổng quan về các hoạt động của Công ty

3.1 Quá trình phát triển và tình hình hiện nay
Công ty Dệt 19/5 là doanh nghiệp nhà nước, có trụ sở chính đặt tại 203
Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân – Hà nội.
Công tác đầu tư, phát triển sản xuất luôn được ban lãnh đạo công ty quan tâm
do vậy đã đem lại những thành công đáng kể cho công ty. Dưới đây là một số chỉ
tiêu kinh tế các năm công ty đã đạt được.
Đơn vị: triệu đồng
6 tháng
KH năm
năm
2008
2007

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Doanh thu

95.000

105.000

146.000

84.477

184.000


GTSXCN

75.000

92.000

135.000

76172

155.000

Nộp ngân sách

3.500

4.500

3.710

2.930

4.500

Lợi nhuận

1.700

2.000


2.100

900

2.300

TNBQ

1.100

1.120

1.250

1.350

1.450

700

800

823

1.100

1.200

Chỉ tiêu


Lao động

- Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 15-25%
- Luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu nộp ngân sách
- Đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện
Ngoài ra kể từ khi thành lập đến nay, qua 48 năm hình thành xây dựng và phát
triển, công ty Dệt 19/5 đã đón nhận những phần thưởng cao quý của Đảng và nhà
nước trao tặng: Huân chương lao động hạng ba (1976), huân chương lao động hạng
nhì (1983), huân chương lao động hạng nhất (1996), huân chương chiến công hạng
ba (1996); nhiều năm liên tục đạt đơn vị quản lý giỏi của Sở Công nghiệp và được
nhận cờ, bằng khen của Thành phố; nhiều năm liên tục đạt Đảng bộ trong sạch vững
7


mạnh và Đảng bộ vững mạnh xuất sắc tiêu biểu; nhiều năm liên tục Công đoàn và
Đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc cấp Quận, Thành phố.
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty trong giai đoạn 2004-2007 được trình bày
trong bảng sau (Sản lượng giai đoạn 2004 -2007)
Số lượng

S
T
T

Loại sản
phẩm

Đơn
vị

tính

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1

Vải bạt

mét

1.443.556,4

1.724.679

1.706.616,6 859.658,4 5.734.510,5

2

Sợi

kg

1.658.430

Sản phẩm
may

Vải khổ
rộng
Sản phẩm
thêu

sản
phẩm

516.169

3
4
5

Năm
2007(*)

Tổng

1.702.245,3 1.927.585,8 890.764,2 6.179.025,0
535.537

516.900

518.271,0 2.086.877,0

mét

313.702


2.190.790

1.453.065

3.957.557

sản
phẩm

900.970

1.513.685

566.170

2.980.825

(*): Số liệu đến quí 2 năm 2007

Số lượng sản phẩm tăng hàng năm làm cũng là nhân tố quyết định cho việc
tăng doanh thu, Giai đoạn 2004-2006 doanh thu của công ty như sau:

8


Với phương châm phục vụ tốt khách hàng, tạo chỗ đứng trên thị trường, phát
triển sản xuất và ổn định đời sống cán bộ công nhân viên toàn Công ty, Ban giám
đốc Công ty Dệt 19/5 đã thực hiện chiến lược sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, từ
chỗ chỉ sản xuất một mặt hàng truyền thống là vải bạt nay đã chuyển đổi sản xuất
được nhiều mặt hàng như: sợi các loại, sản phẩm may, vải khổ rộng chất lượng cao

và sản phẩm thêu các loại. Từ sự năng động của Ban giám đốc cùng với tinh thần
làm việc hăng hái, nhiệt tình của cán bộ công nhân viên nên năm 2006 công ty đã
có những thành tích đáng kể sau:
- Giá trị SXCN đạt: 130,6 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái đạt 130.24%
- Doanh thu đạt: 146,4 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái đạt 107%
- Thu nhập bình quân đạt 1.290.000 đồng/người/tháng đạt 105% so với cùng
kỳ
- Tiết kiệm đạt 3,2 tỷ đồng.
Như vậy, sự gia tăng sản lượng và doanh thu cũng góp phần tăng thị phần của
Công ty trong nước và phát triển ra các nước trong khu vực, góp phần mở ra một
hướng đi mới cho công ty trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo các nghị quyết của Đảng bộ Công ty đã đề ra.
Như vậy trong giai đoạn 2004-2007, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có xu thế phát triển, cơ cấu sản phẩm thay đổi từ chỉ sản xuất một
sản phẩm chủ lực đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm sản xuất. Hơn thế, do nhu cầu
của thị trường về các mặt hàng như vải bạt các loại, sợi các loại, sản phẩm may,
thêu.....tăng lên do vậy để cung cấp đủ cho nhu cầu đó quy mô sản xuất của công ty
ngày càng phải được mở rộng.
3.2 Chế độ vận hành và tình hình sản xuất
Chế độ làm việc được xác định theo chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng
lao động, loại hình lao động và theo yêu cầu cụ thể của công việc. Trong điều kiện
sản xuất hiện nay của Công ty, nói chung lao động thuộc khối văn phòng làm việc
9


theo giờ hành chính còn các nhà máy sản xuất làm việc liên tục từ 2-3ca/ngày, thời
gian ăn ca thường khoảng 30 phút. Do đặc thù công việc mà mỗi nhà máy có chế độ
làm việc khác nhau và được cho ở bảng sau:
Thời gian làm
việc

Nhà máy sợi, dệt

Ca1

Ca 2

Ca 3

Nghỉ ăn ca

6h-14h

14h-22h

22h-6h
hôm
sau

10h30'-11h
17h30'-18h
1h-1h45'
khoảng10h30'11h15'
17h30'

Nhà máy may, thêu
- Phân xưởng may 7h-17h
- Phân xưởng thêu

6h-18h


18h-6h
hôm sau

Tổng thời gian làm việc của các bộ phận trong Công ty trong năm 2004 sau
khi trừ thời gian bảo dưỡng thiết bị và các ngày nghỉ chế độ được thể hiện trong
bảng sau

TT
1
2
3
4
5
6

Hạng mục
Thời gian làm việc khối văn phòng
Thời gian vận hành phân xưởng dệt
Thời gian vận hành phân xưởng sợi
Thời gian vận hành phân xưởng may
Thời gian vận hành hệ thống khí
nén
Thời gian vận hành trạm bơm nước

Đơn vị
h/năm
h/năm
h/năm
h/năm
h/năm

h/năm

Số lượng
2.000
7.320
7.320
4.080
7.320
3.360

10


4.

Mô tả kỹ thuật quá trình sản xuất

Công ty Dệt 19/5 hiện có 4 nhà máy, nhưng nhà máy tại Hà nam do không
nằm trên địa bàn Hà nội nên nhóm kiểm toán không đưa vào báo cáo này. Sau đây
là các quy trình công nghệ tại các nhà máy.
Nếu nói về công nghệ thì đầu tiên phải nói đến Nhà máy tại Hà nam của công
ty, do mới được đầu tư xây dựng nên tình trạng thiết bị là khá hiện đại, chủ yếu là
có xuất xứ từ châu Âu.
Phân xưởng kéo sợi
Phân xưởng Sợi là một phân xưởng lớn của công ty Dệt 19/5. Nguyên liệu đầu
vào tại đây là bông, được mua từ 2 nguồn: trong nước và nhập từ nước ngoài.
Về tình trạng thiết bị: Hiện tại máy móc thiết bị của phân xưởng đang hoạt
động tốt, dây chuyền đồng bộ nên hoạt động với hiệu suất khá cao.
Hình dưới cho thấy Sơ đồ công nghệ phân xưởng Sợi và một số thiết bị của
phân xưởng hiện có.


Hút

Đánh tơi

Làm đều

Xẻ tơi

Xẻ đập

Bông

Cung bông

Chải

Ghép

Kéo sợi thô

Kéo sợi con

Đánh ống

Đóng gói

Máy OE

Phân xưởng dệt vải

Phân xưởng dệt có nguyên liệu đầu vào là sợi, chính là thành phẩm của phân
xưởng sợi.
Để dệt được vải thì từ sợi đơn phải qua khâu đậu, sau đó qua se ngang và se
dọc để tạo nên hai loại: sợi ngang và sợi dọc. Lưu đồ công nghệ của phân xưởng dệt
được thể hiện trong hình dưới đây.
Nhận xét về tình hình hiện tại: Thiết bị của phân xưởng dệt vải có thể nói là đã
được sử dụng lâu năm, tuy vẫn hoạt động bình thường nhưng hiệu suất không cao.
Nhà máy này có thể nói là có tiềm năng tiết kiệm nhưng biện pháp tại đây có lẽ chỉ
đi vào phần động cơ do qua khảo sát thì một số những động cơ đã được quấn lại nên
hiệu suất không còn được đảm bảo.
11


Đậu sợi
PX sợi

Se dọc

Mắc sợi

Đánh ống

Sợi đơn

Dệt vải
Đậu

Se ngang

Suốt ngang


Đánh suốt

Hệ thống của dây chuyền may
Quá trình sản xuất của phân xưởng may như sau: Vải được cắt ra theo các mẫu
thiết kế và phụ kiện may được các công nhân may sử dụng các máy may tạo thành
các sản phẩm, các sản phẩm này được đưa qua khâu KCS kiểm tra chất lượng nếu
đạt thì là sản phẩm được chuyển vào kho.
Trong quá trình kiểm toán nhóm kiểm toán đã chú ý tới các máy may được
trang bị cho nhà máy may -thêu; trong khi vận hành may thì nhiều thời gian động
cơ máy may phải chạy non tải. Đây là một điểm gây lãng phí của máy may.
Vải đã cắt
Vải đã cắt
Máy may
Máy may

KCS
KCS

Sản phẩm may
Sản phẩm may

Phụ kiện may
Phụ kiện may

Sơ đồ hệ thống công nghệ của dây chuyền may.
Hệ thống của dây chuyền thêu
Ở phân xưởng thêu có bố trí máy thêu được mô phỏng theo sơ đồ công nghệ
như hình dưới đây. Công đoạn thêu được thực hiện từ vải và phụ liệu thêu công
nhân thêu điều khiển máy thêu theo các thiết kế đã định sẵn trên máy, quá trình thêu

được máy thêu thực hiện tự động, kết thúc quá trình thêu là sản phẩm thêu theo
mẫu đã thiết kê.

12


Vải
Vải

Máy thêu
Máy thêu

Sản phẩm thêu
Sản phẩm thêu

Phụ liệu thêu
Phụ liệu thêu

Sơ đồ hệ thống công nghệ quá trình thêu sản phẩm.

5. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ năng lượng của Công ty.
13


5.1

Hệ thống điện

Tại Hà nội hiện nay công ty Dệt 19/5 có 3 nhà máy là Nhà máy Sợi Hà nội,
Nhà máy May- Thêu và Nhà máy Dệt Hà nội. Vì thế trong các hình vẽ chúng tôi chỉ

đưa ra các sơ đồ điện cấp cho 3 nhà máy của công ty trên địa bàn Hà nội. Dưới đây
là sơ đồ khối hệ thống điện của toàn công ty Dệt 19/5.

Tại trụ sở chính của Công ty Dệt 19/5 ở địa chỉ 203 – Nguyễn Huy Tưởng, Hà
nội được cấp điện bởi Công ty Điện lực Thành phố thông qua 2 trạm biến áp
22/0,4kV. Chi tiết về các trạm biến áp này được nêu trong bảng sau:

14


Hệ thống phân phối và cung cấp điện cho Phân xưởng Sợi:
Nguồn điện được cấp cho phân xưởng qua 2 biến áp với mỗi chiếc có công
suất 560 KVA, 22/0,4 KV. Phía cao áp sơ cấp do điện lực Thanh Xuân quản lý, còn
phía hạ áp thứ cấp do công ty Dệt 19/5 quản lý.
- Để đảm bảo vận hành trạm biến áp hợp lý và tăng được hệ số công suất khi
vận hành máy thì tại trạm của nhà máy có lắp tủ bù cosφ tự động để đảm bảo hệ số
cosφ luôn đạt trên 0,9 trở lên.
- Tại nhà máy Sợi Hà Nội do có 2 trạm làm việc song song nên tại trạm có một
tủ liên lạc để dự phòng khi có sự cố xảy ra có thể đóng mạch cho những thiết bị là
tải của trạm bị sự cố có thể làm việc được trong khi chờ sửa chữa. Vì vậy, nguồn
điện cho phân xưởng này khá ổn định.
+ Từ trạm biến áp tổng qua các át tổng tại trạm nguồn điện được đưa tới các tủ
điện tổng đặt trong nhà máy, từ đó chia tới các tủ động lực nhỏ hơn với tải chủ yếu
là máy đậu, máy dệt, máy suốt, máy ống, máy xe và cho những tủ quạt làm mát,
chiếu sáng, điều không,…
Các tủ điện phân phối nằm trong nhà máy Sợi theo sơ đồ sau:

15



Hệ thống phân phối và cung cấp điện cho Phân xưởng May - Thêu:
Nguồn điện được cấp cho các nhà máy qua trạm biến áp với công suất 560
KVA, 22/0,4 KV. Từ trạm biến áp tổng qua các át tổng tại trạm nguồn điện được
đưa tới các tủ điện tổng đặt trong nhà máy, từ đó chia tới các tủ động lực nhỏ hơn
với tải chủ yếu là máy may,quạt làm mát và chiếu sáng.
Dưới đây là sơ đồ hệ thống điện của nhà máy May - Thêu.

16


Hệ thống phân phối và cung cấp điện cho Nhà máy Dệt
Nguồn điện của nhà máy Dệt Hà nội được cấp qua trạm với công suất 400
KVA, điện áp 22/0,4 KV. Dưới đây là sơ đồ hệ thống điện của Phân xưởng Dệt Hà
Nội:

17


5.2 Hệ thống điều hòa
Các loại hệ thống điều hòa nhiệt độ, điều không đang sử dụng tại Công ty Dệt
19/5 bao gồm :
TT

Loại

1
2
3

Trung tâm

Trung tâm
ĐH 2 cục

Công
suất(kW)
125
50
2,4

Số lượng
2
1
12

Năng suất lạnh
(BTU)
4,000,000
1,800,000
15,000

Ghi chú

Bảng các loại hệ thống điều hòa không khí
Thời gian làm việc trong ngày của hệ thống điều hòa trung tâm hoạt động
24/24 giờ vào mùa hè của các ngày nhiệt độ cao. Riêng phân xưởng Thêu do yêu
18


cầu công nghệ nên hệ thống điều hòa không khí phải vận hành tất cả các mùa trong
năm.


Hình : Sơ đồ các chu trình trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống làm lạnh có một số chu trình trao đổi nhiệt, như minh hoạ ở hình
trên. Nhiệt năng chuyển từ trái sang phải, được trích từ không gian và đưa vào các
cửa ra qua năm chu trình trao đổi nhiệt:
Chu trình sử dụng không khí trong nhà xưởng. Ở chu trình bên trái, quạt
thổi không khí trong nhà vào dàn lạnh, tại đó không khí sẽ truyền nhiệt cho nước
lạnh. Không khí mát sẽ làm mát không gian của toà nhà.
Chu trình sử dụng nước lạnh. Được thực hiện bởi bơm nước lạnh, nước quay
trở lại từ giàn lạnh, được đưa tới thiết bị bay hơi của bộ phận làm lạnh để được làm
mát trở lại.
Chu trình sử dụng môi chất lạnh. Sử dụng môi chất lạnh đổi pha, máy nén ở
hệ thống làm lạnh truyền nhiệt từ môi chất lạnh sang nước ngưng.
Chu trình sử dụng nước ngưng. Nước hấp thụ nhiệt từ bình ngưng của thiết
bị làm lạnh, và được máy bơm nước ngưng tới tháp giải nhiệt.
Chu trình sử dụng tháp giải nhiệt. Quạt của tháp giải nhiệt hút khí vào dòng
hở của nước ngưng nóng, truyền nhiệt ra bên ngoài.
Hệ thống điều hòa không khí cho Phân xưởng Sợi Hà Nội là một trong những
phụ tải tiêu thụ năng lượng lớn nhất của công ty.
Hệ thống thông gió:
Hệ thống thông gió của nhà máy Dệt 19-5 nhằm mục đích điều tiết lượng gió
bổ sung ở không khí bên ngoài và lượng gió hồi tại buồng hoà trộn, không khí sau
khi hoà trộn có đạt được các thông số nhất định được cấp vào phân xưởng sản xuất
để duy trì các thông số về độ ẩm và nhiệt độ theo các thông số đã thiết kế đối với
phân xưởng sản xuất sợi của nhà máy.
Mô tả

Công suất định mức (kW)

N/m sợi Hà Nội


100

Điều khiển tự động
/bằng tay
Bán tự động

Bảng các thông số của hệ thống thông gió

19


Sơ đồ hệ thống thông gió của công ty Dệt 19-5
Hệ thống máy lạnh :
Hệ thống máy lạnh bao gồm hai máy lạnh với tổng công suất là 250 kW, sử
dụng môi chất lạnh là R22. Nguyên lý vận hành của máy lạnh được thể hiện trên
biểu đồ như hình vẽ.

T2
Môi chất
(lỏng) cao áp

Bình ngưng (giàn nóng)

Van tiết lưu

Môi chất lỏng và
khí thấp áp

Môi chất (khí) cao

áp

Máy nén

Bộ bốc hơi (giàn lạnh)

T1
Nước hoặc
không khí
làm mát vào

Nước hoặc không
khí làm mát tuần
hoàn ra

Hình: Sơ đồ nguyên lý của Hệ thống máy lạnh.

20


Môi chất lạnh lỏng áp suất thấp trong thiết bị bay hơi hấp thụ nhiệt từ môi
trường xung quanh, thường là không khí, nước hoặc chất lỏng khác. Trong quá trình
này, nó thay đổi trạng thái từ lỏng sang khí, và sẽ bị quá nhiệt tại đầu ra của thiết bị
bay hơi. Hơi quá nhiệt cấp vào máy nén, tại đó áp suất hơi tăng lên. Nhiệt độ cũng
tăng vì một phần năng lượng đưa vào quá trình nén đã chuyển sang môi chất lạnh.
Khí quá nhiệt áp suất cao đi từ máy nén vào bình ngưng. Bộ phận đầu tiên của quy
trình làm mát khử quá nhiệt khí trước khi quay trở lại dạng lỏng. Quy trình này
thường sử dụng không khí hoặc nước để làm mát. Tại bình chứa chất lỏng và hệ
thống ống, nhiệt độ sẽ giảm thêm, và dung dịch môi chất lạnh được làm mát sơ bộ
trước khi đi vào thiết bị giãn nở. Dung dịch đã được làm mát sơ bộ với áp suất cao

sẽ đi vào thiết bị giãn nở, thiết bị này giúp giảm áp suất chất lỏng và điều chỉnh lưu
lượng chất lỏng đi thiết bị bay hơi.

Hình Sơ đồ chu trình lưu lượng của máy lạnh trục vít.
1. Bình ngưng

2. Van stop

3. Van lọc freon

4. Lọc khô

5. Bình bay hơi

7. Van tiết lưu điện từ
10. Áp suất thấp

8. Van điện từ
9. Áp suất cao
11. Đồng hồ báo áp suất 12. Van stop/ một chiều.
dầu

13. Van stop/một chiều
góc
16. Bình tách dầu
19. Van lọc dầu.

14. Van hút

15. Van an toàn


17.Bình làm lạnh dầu
20. Lọc dầu thô

18. Van stop
21.Van stop/van một

23. Van stop
26. Bơm dầu

chiều
24. Lọc dầu tinh
27. Van stop

22. Van một chiều.
25. Van stop/ van một

6. Van tiết lưu

21


chiều
28. Ống đẩy
31. Ống dầu

29. Ống khí
32. Chuyển mạch A/s

30. Ống lỏng

33. Cảm biến nhiệt độ

cao
34. Van an toàn
35. Van điện từ
37. Chuyển đổi áp suất
38. Van stop
40.Van tiết lưu một chiều

36. Đồng hồ đo áp suất
39. Van stop một chiều
41. Van điện từ.

Môi chất lạnh được máy nén hút từ bình bay hơi qua van một chiều 12. Máy
nén nén nâng áp suất từ Po nên Pk, đưa môi chất lạnh qua bình tách dầu 16 tại đây
dầu được tách ra và làm lạnh trong bình làm lạnh 17 rồi đưa trở lại máy nén, môi
chất lạnh đi qua van một chiều 13 và được đưa tới bình ngưng 1 tại đây môi chất
lạnh nhả nhiệt cho môi chất tuần hoàn trong bình ngưng và giảm nhiệt độ. Môi chất
lạnh ra khỏi bình ngưng dẫn tới lọc khô 4 và qua van tiết lưu điện tử 7 vào bình bay
hơi 5 tại đây môi chất lạnh nhận nhiệt sôi và quá nhiệt trong bình bay hơi. Sau khi
quá nhiệt môi chất lạnh được cấp trở về máy nén kết thúc một chu trình làm việc
của môi chất lạnh trong hệ thống máy lạnh . Lưu lượng của môi chất lạnh vòng 2
được xác định bởi điều kiện làm việc của Máy lạnh. Nhiệt độ đầu ra của môi chất
lạnh vòng 2 thấp, công suất nhỏ, và giá trị lưu lượng nhỏ. Ngược lại, giá trị lưu
lượng lớn hơn. Giới hạn trên và dưới của lưu lượng. Trong các bảng tính trên tương
ứng với công suất lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi máy lạnh trong bảng dữ liệu của
máy lạnh. Đường kính ống của nước vào và ra khỏi bình bay hơi đã được liệt kê
trong bảng trên được xác định bởi giới hạn trên của lưu lượng môi chất lạnh vòng 2
Khi lưu lượng yêu cầu thấp hơn giới hạn trên. Đường kính của các ống sẽ được
chọn nhỏ hơn tương ứng và được nối với nước vào và nước ra của bình bay hơi.


5.3 Hệ thống cung cấp khí nén
Tại công ty thì khí nén tiêu thụ chính tại Nhà máy, trạm khí nén của Công ty
nằm tập trung và có điều khiển chung và được tích vào một bình tích áp chung. Tuy
nhiên khoảng cách từ trạm này tới phụ tải là khá xa – khoảng 70 m - cho nên hiệu
suất hơi cũng bị giảm bớt đi. Khí nén cấp cho phân xưởng được cung cấp từ một
trạm nén khí. Trạm này có 3 máy nén khí được đấu chung đầu ra và cùng hoạt động
đồng thời để cung cấp vào một bình tích áp. Khí nén từ trạm đến các phân xưởng
thông qua hệ thống đường ống áp lực và đưa đến các máy móc cần sử dụng. Sơ đồ
hệ thống phân phối khí nén được thể hiện trong hình sau:

22


×