Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 36 trang )

Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------ỦY BAN NHÂN DÂN …….
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ….

MÃ SKKN
……………………………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
BẰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG MÔN ĐỊA LÍ 6

Môn: Địa lí

Năm học:
--------------------------------------------0/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 2
II. Mục đích nghiên
3
cứu.............................................................................
III. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 4
IV. Đối tượng khảo sát............................................................................... 4
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.......................................................... 4
VI. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 4


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận........................................................................................... 5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu............................................................... 6
III. Nội dung nghiên
8
cứu............................................................................
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................... 31
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm................................................................... 33
II. Kết luận................................................................................................. 34
III. Những khuyến nghị............................................................................. 34
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 35

--------------------------------------------1/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC
BẰNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG MÔN ĐỊA LÝ 6
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu” với mục đích đào tạo ra những con người có đủ đức, đủ tài
góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh để

sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện được mục đích đó đòi hỏi
nhà trường, gia đình và xã hội phải tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh
được học tập và hoạt động sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức. Trong đó việc phối
hợp giảng dạy tốt các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội có ý nghĩa
lớn, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn góp phần đào tạo thế hệ
trẻ thành những người lao động chủ động, vừa có năng lực trí tuệ, vừa có kỹ
năng, năng lực hành động thực tế vừa có phẩm chất đạo đức tốt
Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, toàn ngành giáo dục phải đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy –
học. Chính vì vậy, người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đề ra những biện
pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là vấn đề rất được sự quan
tâm của các giáo viên trung học. Tuy nhiên việc vận dụng nó vào thực tiễn giảng
dạy không phải là chuyện dễ dàng.
Đối với giáo viên nói chung và giáo viên dạy địa lí nói riêng, lâu nay
nhiều người vẫn giảng dạy theo các phương pháp truyền thống đôi khi lại vận
dụng chúng một cách cứng nhắc và thụ động, thiếu tích cực và không hiệu quả,
chúng ta có thể hình dung như sau:
- Giáo viên trình bày toàn bộ bài giảng - học sinh nghe.
- Giáo viên đặt câu hỏi - học sinh trả lời (thậm chí học sinh đọc nguyên
văn sách giáo khoa để trả lời câu hỏi).
- Giáo viên ghi bảng - học sinh chép vào vở (đôi khi giáo viên đọc cho
học sinh chép).
--------------------------------------------2/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Một giờ giảng như thế chúng ta có thể hình dung như thế này:
- Giáo viên giảng bài

học sinh chăm chú lắng nghe.
- Giáo viên đặt câu hỏi
học sinh trả lời.
Làm như thế được xem là tiết học đạt yêu cầu, tuy rằng chất lượng chưa
cao, học sinh không hứng thú và việc phát triển tư duy cho học sinh sẽ rất hạn
chế. Vậy một tiết học đạt hiệu suất cao phải là tiết học đạt được mức yêu cầu
chuẩn về Kiến thức - Kĩ năng và Tư duy đã được đặt ra trong mục đích yêu
cầu của từng bài học. Để có được một tiết dạy phát triển được tư duy cho học
sinh và đạt hiệu suất cao thì giữa thầy và trò phải có sự phối hợp nhịp nhàng,
trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giữ vai trò chủ động. Nhưng làm thế nào
để đạt được điều đó ở mức cao nhất lại luôn làm những người thầy có tâm huyết
với nghề phải trăn trở nhất là khi mà người thầy còn bị gò bó bởi nhiều thứ :
Chương trình, sách giáo khoa, thời lượng một tiết dạy, quy trình một tiết dạy
phải thực hiện,...
Đối với bộ môn Địa lí, để một tiết dạy đạt hiệu suất cao và phát triển được
tư duy cho học sinh thì không còn cách nào tốt hơn là tích cực khai thác các loại
kênh hình trong sách giáo khoa như: Bản đồ, biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh, hình vẽ,
atlat,...Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả dạy học bằng
đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6” làm nội dung nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Đối với giáo viên
- Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, phát triển tư
duy, tính tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh.
- Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng
kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
- Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với
các phương tiện dạy học trực quan đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp
với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể
của lớp, trường và địa phương.
2. Đối với học sinh

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo
luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn; không ngừng
sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng để học tập.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hình.
--------------------------------------------3/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Áp dụng trong việc dạy - học Địa lí cho học sinh lớp 6.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Học sinh lớp 6A, 6B.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề về việc sử dụng đồ
dùng trực quan để nâng cao hiệu quả dạy - học và phát triển tư duy cho học sinh
trong giảng dạy Địa lí ở lớp 6 hiện nay.
2. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài này được tôi nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm từ tháng 8/2018
đến tháng 5/ 2019.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực tế.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
- Tổng hợp tư liệu, tài liệu.

--------------------------------------------4/35----------------------------------------------



Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Mặc dù ở cấp Tiểu học các em đã được làm quen với một số khái niệm,
biểu tượng, sự vật và hiện tượng địa lí đơn giản thường xảy ra trong tự nhiên
chung quanh, nhưng các em vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi tiếp thu những kiến
thức địa lí ở cấp THCS, đặc biệt là những kiến thức địa lí đại cương. Nó quá
trừu tượng và một phần nào đó vượt quá khả năng tư duy của các em. Vậy làm
thế nào để các em có thể nhanh chóng nắm được các khái niệm, hiểu được một
cách sâu sắc bản chất các sự vật và hiện tượng địa lí trong chương trình mà các
em phải hoàn thành? Để trả lời cho câu hỏi này, mỗi thầy giáo, ngoài những định
hướng của sách giáo viên phải vận dụng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn
của bản thân để tìm hướng đi riêng nhằm giúp học sinh hiểu được bài học và vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu “Trăm nghe không
bằng một thấy”, các nhà nghiên cứu phương pháp giảng dạy địa lí cũng đã đúc
kết rằng: Con đường tốt nhất và ngắn nhất để nhận thức các khái niệm và biểu
tượng địa lí là con đường đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Từ
đó chúng ta có thể hiểu rằng trong dạy học địa lí, đồ dùng trực quan đóng một
vai trò cực kì quan trọng. Đồ dùng trực quan làm cho bài học trở nên sinh động,
hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh, nó làm cho các khái niệm và biểu tượng địa
lí gần gũi dễ hiểu hơn.
Các phương tiện dạy học trực quan có ý nghĩa to lớn trong môn Địa lí ở
phổ thông. Một mặt các sự vật hiện tượng địa lí trái dài ra khắp trong không gian
rộng lớn của Trái Đất, học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông
qua các phương tiện dạy học. Mặt khác các sự vật, hiện tượng địa lí lại đa dạng
và phức tạp, nhờ vào phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi, cụ thể hơn đối
với nhận thức của học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phương tiện dạy
học vừa là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức tích cực cho học
sinh, vừa là cơ sở để học sinh hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm ra
những kiến cần thiết.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
--------------------------------------------5/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Thực tiễn hiện nay, ở các trường trung học cơ sở nhất là các trường ở
vùng nông thôn, phương tiện dạy học vừa thiếu, vừa không đảm bảo về mặt chất
lượng nên việc sử dụng chúng không đem lại hiệu quả cao. Mặc khác, do thiếu
phòng học bộ môn nên đồ dùng dạy học của tất cả các môn đều được để chung
vào một phòng. Hơn nữa cán bộ chuyên trách chưa được đào tạo chính quy nên
việc sắp xếp vẫn còn thiếu khoa học gây khó khăn cho bảo quản, sử dụng, gây
tâm lý ngại mượn đồ dùng dạy học ( vì phải tự vào kho để lục tìm). Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy - học địa lí nói riêng và các môn học khác
nói chung.
Quan điểm chỉ đạo của chương trình địa lí THCS yêu cầu giáo viên vận
dụng mọi phương pháp, mọi hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm giúp học
sinh vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực
hoạt động. Qua môn địa lí cũng góp phần tạo nên những năng lực cần thiết để
học sinh sau này có thể trở thành người lao động năng động, sáng tạo có khả
năng thu thập xử lí thông tin, hoà nhập với xã hội đương đại. Bộ môn địa lí là
một bộ môn khoa học tự nhiên đồng thời cũng vừa là bộ môn khoa học xã hội,
kiến thức rộng lớn và luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội loài người, do
đó yêu cầu về đồ dùng dạy học và cách sử dụng đồ dùng dạy học cũng luôn
phải đổi mới không ngừng để phù hợp với những thay đổi đó.
Một thực tế nữa là kỹ năng địa lí của học sinh bậc phổ thông, nhất là học

sinh lớp 6 còn rất hạn chế do đó các em thường làm mất rất nhiều thời gian khi
làm việc với các phương tiện dạy học, điều này làm nảy sinh tâm lý “ngại” sử
dụng đồ dùng dạy học ở giáo viên (sợ “cháy giáo án”), nhất là khi giáo viên còn
bị gò bó bởi chương trình, bởi quy trình lên lớp ( thực ra đây là một lỗi nhận
thức của giáo viên, nếu học sinh được rèn luyện nhuần nhuyễn các kĩ năng địa lí,
nếu giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học trước khi lên lớp thì
chính đồ dùng dạy học sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đỡ
tốn sức, tránh được lối dạy thuyết giảng và mô tả).
Để khắc phục được những tồn tại trên người giáo viên cần thực hiện biện
pháp lâu dài là việc rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh để các em dễ dàng khai
thác được kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa và từ các nguồn trực quan
khác. Bên cạnh đó giáo viên còn có thể vẽ thêm nhiều tranh đơn giản, các sơ đồ
để giúp các em lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và phát triển tư duy cho các em.
Vì vậy, nên trong quá trình dạy học địa lí giáo viên cần hạn chế tối đa các
phương pháp dạy học thuyết trình, diễn giảng mang tính nhồi nhét kiến thức.
Thay vào đó việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học địa lí là điều kiện,
phương tiện và nguồn tri thức không thể thiếu được, bởi nó tạo môi trường hoạt
--------------------------------------------6/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------động cho học sinh. Thông qua đó học sinh tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng
thực tế, rèn luyện kỹ năng xử lí thông tin.
“ Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí
6” là một đề tài dạng mở, xuất phát từ thực tiễn dạy - học, có tính khả thi cao,
bất kì một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được một cách hiệu quả nếu
người đó yêu nghề, nhiệt huyết với nghề và có tinh thần cầu tiến.

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
--------------------------------------------7/35----------------------------------------------



Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Việc sử dụng đồ dùng trực quan cho từng nội dung bài học đã giúp cho
giáo viên giải quyết được những vướng mắc nêu trên và thực hiện được một tiết
dạy như mong muốn theo hướng tích cực. Đồng thời việc sử dụng đồ dùng trực
quan phù hợp và khai thác có hiệu quả có thể làm “mềm” hóa kiến thức giúp
học sinh phát hiện và tiếp thu dễ dàng, thông qua qua các đồ dùng trực quan, còn
có thể huy động được nhiều đối tượng học sinh tham gia vào bài học một cách
tích cực, đặc biệt là các em yếu và trung bình, tạo ra hứng thú trong tiết học,
kích thích tư duy của học sinh, đồng thời giáo viên còn có thể động viên, hướng
dẫn các em tham gia làm đồ dùng dạy học, đây cũng là cách để các em chiếm
lĩnh tri thức khoa học.
Hiện nay, sách giáo khoa cải cách của môn Địa lí 6 có hệ thống kênh hình
có nhiều màu sắc đẹp mắt, vừa giúp học sinh dễ quan sát và đọc hiểu. Tuy nhiên
do có giới hạn nên sách giáo khoa không thể đưa hết tất cả mọi loại phương tiện
trực quan vào, do đó khi dạy giáo viên phải tự tìm tòi thêm để bài học được sinh
động, để học sinh hứng thú với môn Địa lí 6.
Các phương tiện trực quan trong dạy học địa li gồm: Bản đồ giáo khoa địa
lí, các tranh ảnh hình vẽ có sẵn, biểu đồ, sơ đồ, mô hình, khối đồ… và các
phương tiện hiện đại đều góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy
học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy - học địa lí trong nhà trường.
1. Bản đồ giáo khoa địa lí
- Bản đồ giáo khoa địa lí là những bản đồ được qui định sử dụng trong dạy
và học ở tất cả các cấp. Bản đồ giáo khoa phải đảm bảo tính khoa học, tính trực
quan và tính sư phạm. Tính trực quan đòi hỏi bản đồ giáo khoa phải khái quát
hóa cao, dùng nhiều hình ảnh và phương pháp biểu thị trực quan, đảm bảo cho
học sinh nhận biết và hiểu nội dung bản đồ tốt hơn.
- Theo hình thức sử dụng trong quá trình học tập có nhiều loại bản đồ khác
nhau.

+ Bản đồ treo tường chủ yếu sử dụng trên lớp với số đông học sinh, chúng
được quan sát ở cự li tương đối xa vì vậy kích thước lớn.
Ví dụ: Bài 11: Thực hành – Sự phân bố các lục địa và đại dương trên
bề mặt Trái Đất.
Giáo viên sử dụng Bản đồ tự nhiên thế giới để học sinh xác định được các
lục địa và đại dương trên thế giới.

--------------------------------------------8/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------+ Bản đồ trong SGK (lược đồ) biểu hiện một số nội dung tương ứng với
bài viết SGK, nội dung về sự phân bố không gian của đối tượng địa lí. Bản đồ
trong sách giáo khoa có chủ đề đa dạng, mỗi bản đồ chỉ biểu hện một hoặc một
số nội dung nổi bật của bài học.
Ví dụ: Bản đồ khu vực của TP. Đà Nẵng – Nhìn vào bản đồ học sinh sẽ
đọc được tỉ lệ bản đồ, sẽ phân biệt được bản đồ nào có tỉ lệ lớn và bản đồ nào có
tỉ lệ nhỏ và dựa vào bản đồ tính khoảng cách trên thực tế.

Hình 8. Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng ( Tỉ lệ 1:7500)
+ Tập bản đồ địa lí 6 để học sinh làm bài tập để các em hiểu bài rõ hơn và
có thể quan sát cụ thể hơn các vị trí và đặc điểm của các đối tượng địa lí.
- Trong giảng dạy địa lí ở trường THCS các kĩ năng làm việc với bản đồ
của học sinh lớp 6 gồm:
+ Nhận biết bản đồ, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.
+ Xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí.
+ Xác dịnh giờ, khu vực trên bản đồ.
+ Tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ, xác định độ cao dựa
vào đường đồng mức.
+ Chỉ ra đối tượng địa lí trên bản đồ.

+ Nhận xét đơn giản sự phân bố một đối tượng địa lí trên bản đồ.

--------------------------------------------9/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------- Khi sử dụng bản đồ giáo viên có thể đặt câu hỏi phát vấn dựa trên bản đồ
để học sinh quan sát bản đồ trả lời.
- Giao cho học sinh các bài tập có liên quan đến bản đồ.
Ví dụ: Dạy bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ
địa lí.
Dựa vào hình 12: Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á cho biết
các hướng bay từ:
+ Hà Nội  Viêng Chăn.

+ Cu-a-la Lăm-pơ  Băng Cốc.

+ Hà Nội  Gia-cac-ta.

+ Cu-a-la Lăm-pơ  Ma-ni-la.

+ Hà Nội  Ma-ni-la.

+ Ma-ni-la  Băng Cốc.

Hình 12. Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á
Ví dụ: Bài 5: Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
- Quan sát hình 16 cho biết mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
-


Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở 2 sườn phía Đông và sườn
phía Tây cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

--------------------------------------------10/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 16. Núi được cắt ngang
và hình biểu hiện của nó trên bản đồ
* Lưu ý:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ cần lưu ý một số điểm: Sử dụng
thường xuyên trong giờ học, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, sử dụng hợp lí, trong cả dạy bài mới, kiểm tra bài cũ, trong ôn tập,
bài tập về nhà, bài thực hành…, phù hợp với bài giảng tránh khập khiễng.
2. Các tranh ảnh, hình vẽ có sẵn
Các tranh ảnh, hình vẽ có sẵn trong SGK, trong các tập tranh ảnh được in
ấn để phục vụ cho dạy học, hoặc do giáo viên và học sinh sưu tầm ở các nguồn
xuất bản khác nhau phục vụ cho dạy học. Chúng gần gũi với bài học, có thể
dùng để mở đầu bài học, nghiên cứu bài mới, củng cố, kiểm tra, cho học sinh
làm bài tập.
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng H42, H 43, H47 để có thể giới thiệu bài
hoặc nghiên cứu bài mới.

Hình 42. Quặng sắt

Hình 43. Quặng đồng

--------------------------------------------11/35----------------------------------------------



Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 47. Lều khí tượng
- Quan sát hình 48. Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao trong SGK
để tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm

H48. Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao
Cách thức hoạt động phổ biến với tranh ảnh, hình vẽ có sẵn là đàm thoại.
Trong quá trình đó, giáo viên hướng dẫn học sinh vào việc tìm tòi, liệt kê các
dấu hiệu độc đáo, các mối liên hệ của các sự vật với nhau.

--------------------------------------------12/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

H29. Bộ phận rìa lục địa
Ví dụ: Quan sát H29 SGK, cho biết:
- Rìa lục địa gồm những bộ phận nào?
- Nêu độ sâu của các bộ phận từ đó giúp các em phân biệt được thế nào là thềm
lục địa và sườn lục địa.
3. Hình vẽ của giáo viên trên bảng
- Hình vẽ của giáo viên trên bảng cũng được xem là một đồ dùng trực quan
quan trọng, vì nó làm cho học sinh dễ hiểu bài, dễ ghi nhớ và hình thành được
các biểu tượng và khái niệm địa lí. Việc vẽ trên bảng sẽ kéo theo hoạt động của
học sinh: vẽ lại vào vở; thị giác, sự phân tích và liên kết được huy động làm

việc, học sinh suy nghĩ sâu hơn trên hình vẽ và học cách biểu thị suy nghĩ của
mình bằng hình vẽ.
Ví dụ:
*BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
Trong bài này ở mục 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất chỉ có 1 hình 26
như bên dưới. Hình này tương đối trừu tượng, học sinh khó hình dung nhất là
đối với học sinh trung bình và yếu, kém, vậy ta có thể vẽ thêm hình như sau:
(hình 26b)

Lớp vỏ, độ dày từ 5-70km
Lớp trung gian, độ dày gần
3000km

Đại dương

Lục địa

Lõi Trái Đất, độ dày trên
3000km
--------------------------------------------13/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Hình 26b: Lát cắt Trái Đất

Giáo viên, sau khi treo hình vẽ lên bảng có thể hỏi: Quan sát hình vẽ, hãy
cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có mấy lớp, thứ tự sắp xếp và độ
dày mỗi lớp?
*BÀI 18:THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
Ở bài này, trong mục 3.b: Nhiệt độ

không khí thay đổi theo độ cao cũng chỉ có 1
hình vẽ đó là hình 48, hình này không được
rõ ràng, học sinh khó tư duy do đó ngoài
việc sử dụng hình vẽ này, giáo viên có thể vẽ
nhanh bằng phấn màu trên bảng hình vẽ như
bên cạnh để học sinh dễ hình dung hơn.Có
thể minh họa như sau:
Theo quy luật càng lên cao nhiệt độ

4 - 7 0C

3500m

7 - 100C -------- 3000m

13 - 150C -------------------- 2000m

9 - 200C ------------------------------- 1000m

250C----------------------------------------- 0m

càng giảm , cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm
từ 0,50 - 0,60C.
Hỏi: Quan sát hình vẽ, cho biết:
+ Nhiệt độ thay đổi như thế nào theo độ cao?
+ Cho biết nhiệt độ tương ứng với từng độ cao?
Hình vẽ này có thể sử dụng để dạy bài khí hậu núi cao.

* BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
--------------------------------------------14/35----------------------------------------------



Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Ở bài này trong mục 1, để chứng minh trong không khí có chứa hơi nước
giáo viên có thể vẽ hình sau (hoặc nếu có điều kiện thì làm thí nghiệm tại chỗ):

--------------------

Giọt nước bám vào thành ly

Cục nước đá

Hỏi: - Vì sao thành ly có bám những giọt nước?
- Nước bám trên thành ly chứng tỏ trong không khí có chứa gì?
Ở mục 2 sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất sau khi cho học sinh nhận xét
về sự phân bố lượng mưa trên thế giới, giáo viên có thể vẽ hình sau để mở rộng
kiến thức cho học sinh:

Gió
//
Mưa / / / / // /
/ / // // / /
////
Sườn A

Gió

Sườn B

Hỏi: - Sườn nào mưa nhiều?

- Trên thực tế , sườn hướng về phía đại dương và sườn hướng về lục địa
thì sườn nào có nhiều mưa? Vì sao?

--------------------------------------------15/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------*BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ
Trong khi dạy dạy phần 3. Các khối khí có thể vẽ:

Khi quan sát, học sinh sẽ thấy ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc ở xích
đạo, vậy ở đó sẽ nhận được nhiều nhiệt  hình thành khối khí nóng, ở vĩ độ
thấp. Còn ở khu vực 2 cực ánh sáng mặt trời không chiếu vuông góc nên ở đó sẽ
nhận được ít nhiệt  hình thành khối khí lạnh ở vĩ độ cao.
- Hình vẽ trên bảng của giáo viên có thể là lược đồ, sơ đồ hoặc hình dạng
bên ngoài, cấu trúc mô phỏng của các đối tượng địa lí. Vẽ đúng, đẹp, nhanh là
một trong những yêu cầu của việc vẽ lên bảng, đòi hỏi phải có sự sáng tạo của
giáo viên.
- Yếu tố quan trọng đối với hình vẽ là đơn giản, rõ ràng và truyền đạt được
các đặc điểm nổi bật. Đồng thời hình vẽ phải đúng và phản ánh tỉ lệ tương ứng
thực tế.
Ví dụ: Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất.
Khi dạy bài này giáo viên có thể vẽ hình sau lên bảng để giúp học sinh xác
định được ranh giới các đới khí hậu.

Hình các đới khí hậu
--------------------------------------------16/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6

--------------------------------------------------------------------------------------------4. Biểu đồ
Trong môn địa lí sử dụng rất nhiều loại biểu đồ như: Biểu đồ tròn, hình cột
(đứng, ngang, nằm), đường, miền… Mỗi loại đều có những chức năng riêng.
Việc sử dụng biểu đồ ở cấp THCS được diễn ra với nhiều hình thức khác nhau
như: phân tích, rút ra nhận xét, so sánh…Tuy nhiên, với học sinh lớp 6 mức độ
sử dụng biểu đồ chỉ ở mức độ đọc biểu đồ như: hiểu biểu đồ, đọc nội dung đơn
giản, xác định vị trí của đối tượng địa lí dựa vào biểu đồ.

Ví dụ: Bài 21: Thực hành- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
Quan sát biểu đồ hình 55 và trả lời các câu hỏi
- Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Thời gian bao lâu?
- Yếu tố nào biểu hiện theo đường? Yếu tố nào thể hiện bằng hình cột?
- Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định.
+ Tháng nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu?
+ Tháng nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu?
+ Nhiệt độ chênh lêch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất?
+ Lượng mưa tháng cao nhất, tháng thấp nhất?
- HS sẽ dựa vào biểu đồ để trả lời câu hỏi.

5. Sơ đồ
--------------------------------------------17/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Có nhiều loại sơ đồ phổ biến trong giảng dạy địa lí, nhưng ở lớp 6 phổ biến
nhất là sơ đồ cấu trúc và sơ đồ quá trình.
- Sơ đồ cấu trúc biểu hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và
mối quan hệ giữa chúng.
Ví dụ:


Hình 29: Các bộ phận rìa lục địa

Hình 35. Sơ đồ các bộ phận của núi
- Sơ đồ biểu hiện vị trí các thành phần, yếu tố và mối quan hệ giữa chúng trong
quá trình vận động.
Ví dụ: Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Khi dạy mục 1 về sự chuyển động của trái Đất quanh Mặt Trời giáo viên có
thể sử dụng sơ đồ hình 23 SGK để học sinh thấy được hướng chuyển động, độ
nghiêng của trục Trái Đất ở vị trí các ngày xuân phân, hạ chí, đông chí, thu
phân.

--------------------------------------------18/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
và các mùa ở Bắc bán cầu
- Các sơ đồ được dùng trong giảng dạy, có thể có sẵn trong SGK hoặc do giáo
viên xây dựng từ nội dung bài học. Để sử dụng có hiệu quả các sơ đồ cần phải
bám sát nội dung dạy học các mối liên hệ phải là bản chất, khách quan, có tính
khái quát cao, dễ học, dễ nhớ. Qua sơ đồ học sinh thấy được quan hệ khách
quan, biện chứng, bố cục hợp lí làm nổi bật trọng tâm. Có thể dùng để dạy bài
mới hay kiểm tra bài cũ, dạy trong tiết ôn tập. Trong quá trình lên lớp, có thể
giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với việc
hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ). Đây là cách dạy học có sự tham gia tích
cực của học sinh. Bằng các phương pháp dạy học giảng giải, kết hợp với đàm
thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ…, các kiến thức cần thiết cùng các mối liên
hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ, tương ứng với tiến trình dạy học. Kết quả

của nội dung dạy học được thể hiện, kết tinh trên sơ đồ.
Ví dụ: Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa.
Trên cơ sở nội dung của bài học, giáo viên vừa giảng dạy vừa khái quát
thành sơ đồ quá trình tạo mây, mưa. Như vậy dựa vào sơ đồ này học sinh có thể
trình bày và hiếu được quá trình tạo thành mây, mưa. Giáo viên vừa giảng vừa
vẽ lên bảng: Hơi nước bốc lên, đến một lúc nào đó bị bão hòa nhưng vẫn được
cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một
khối không khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ,
tạo thành mây, sương... Gặp điều kiện thuận lợi hơi nước sẽ tiếp tục ngưng tụ,
làm hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất tạo thành mưa.

--------------------------------------------19/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
---------------------------------------------------------------------------------------------

Sơ đồ thể hiện quá trình tạo thành mây, mưa.
Ví dụ: Để kiểm tra bài cũ về bài 8 “Sự chuyển động của Trái Đất quanh
Mặt Trời” của học sinh trước khi vào bài sau, giáo viên có thể sử dụng hình 23
SGK kèm theo câu hỏi: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời diễn ra
như thế nào? Và hệ quả là gì?

Hình 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
và các mùa ở Bắc bán cầu
+ Sử dụng sơ đồ trong khâu giảng bài mới, giáo viên có thể dùng sơ đồ có
sẵn trong SGK, kết hợp với lời nói để học sinh dựa vào đó phân tích, so sánh và
rút ra kết luận.
--------------------------------------------20/35----------------------------------------------



Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------+ Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá, song song với việc hoàn
thành sơ đồ, đây là hình thức dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng
các phương pháp giảng giải kết hợp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm nhỏ, các
kiến thức cần thiết cùng các mối liên hệ sẽ được hình thành dần trên sơ đồ,
tương ứng với tiến trình dạy học.
Ví dụ: Dạy tiết ôn tập chương I về Trái Đất, giáo viên có thể sử dụng
sơ đồ sau:
Rất lớn

Hình cầu

Kinh tuyến

Vĩ tuyến
KT gốc 0o

Thứ 3 trong
hệ Mặt Trời

Vị trí, hình dạng,
kích thước

Vĩ tuyến
gốc (xđ)

Trái Đất
trong hệ
Mặt

Trời

Đường
Điểm

Hệ thống
kinh, vĩ tuyến

Kí hiệu bản đồ

Tỉ lệ bản đồ

Phương hướng
kinh độ, vĩ độ,
tọa độ địa lí

Diện tích

8 hướng
chính

Khái
niệm
kinh độ,
vĩ độ

Tỉ lệ
thước

Tỉ lệ số


Cách viết
tọa độ

- Dùng sơ đồ trong khâu củng cố, đánh giá cuối bài học, yêu cầu học sinh
tìm các kiến thức cần thiết điền vào chỗ trống. Ví dụ: Dạy về các hệ quả của trái
đất chuyển động quanh mặt trời, phần củng cố có thể cho các em tái hiện lại
kiến thức và điền vào ô sau:
Hệ quả Trái đất quay quanh Mặt trời

Sinh ra hiện
tượng các mùa

Ngày đêm dài
ngắn theo mùa

--------------------------------------------21/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Ngoài ra sơ đồ còn được sử dụng trong các hình thức tổ chức hoạt động
ngoài lớp như: trò chơi, đố vui…Hình thức sử dụng cũng tương tự như bài học
trên lớp.
Sơ đồ là một công cụ có nhiều tác dụng tích cực trong việc thể hiện các mối
quan hệ địa lý một cách trực quan và hệ thống, nhưng cũng có một vài hạn chế
như: dễ tạo ra sự suy diễn máy móc của học sinh, không thể hiện được tính phân
bố không gian của đối tượng địa lí. Do đó khi sử dụng cần kết hợp với lược đồ,
bản đồ để học sinh thấy rõ sự phân bố và đặc điểm cụ thể của các sự vật, hiện
tượng địa lý.
6. Mô hình, khối đồ

Là phương tiện dạy học có tính trực quan cao, được sử dụng nhiều trong
dạy Địa lý 6. Các mô hình khối đồ đều có hình dạng tương tự và có mô hình
tương ứng với vật thật, thể hiện được cấu trúc, hình ảnh bên ngoài của các sự
vật. Các mô hình có lắp ráp các thiết bị chuyển động, có thể thể hiện được quá
trình hoạt động của các hoạt động địa lý (Ví dụ mô hình chuyển động tự quay
của Trái Đất quanh Mặt Trời).

* Quả địa cầu
Là mô hình thu nhỏ của Trái Đất, khoảng cách giữa các điểm và diện tích
lãnh thổ không bị sai lệch, tỉ lệ được cố định theo tất cả các hướng, hình dạng
các đối tượng được đảm bảo. Khi dạy kết hợp cả quả địa cầu và bản đồ thì cần
xác định trên quả địa cầu trước, sau mới xác định trên bản đồ.
Ví dụ: Khi dạy về đường xích đạo, các điểm cực, các kinh tuyến, vĩ tuyến,
kinh độ, vĩ độ, nửa cầu Đông, Tây, Bắc, Nam thì xác định trên quả địa cầu trước
sau đó mới chuyển sang bản đồ, để đảm bảo hình thành đối tượng đúng cho
--------------------------------------------22/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------học sinh.
+ Dùng bút màu, phấn màu để chấm điểm và gạch trên quả địa cầu khi xác
định các điểm và đường trên quả địa cầu.
+ Khi quay quả địa cầu phải theo đúng chiều quay của Trái Đất từ Tây sang
Đông.
* Mô hình vận động tự quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Nhờ vào nguồn điện, mô hình chuyển động Mặt Trời (hình cầu lớn), Trái
Đất (hình cầu vừa), Mặt Trăng (hình cầu bé nhất) thì các em sẽ thất được Trái
Đất vừa quay quanh trục vừa quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái
Đất học sinh sẽ hiểu rõ một cách trực quan vận động tự quay của Trái Đất quanh

trục và quanh Mặt Trời, hiện tượng ngày đêm, các mùa ở Bắc bán cầu và Nam
bán cầu, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
* Khối đồ
Là các sơ đồ hình khối, thể hiện sự vật địa lý theo khối 3 chiều thường sử
dụng để biểu hiện cấu tạo và hình dáng bên ngoài của sự vật một cách khách
quan. Ví dụ như khối đồ núi lửa, hệ thống sông và lưu vực sông.

H31. Cấu tạo bên trong của núi lửa
--------------------------------------------23/35----------------------------------------------


Nâng cao hiệu quả dạy - học bằng đồ dùng trực quan trong môn Địa lí 6
--------------------------------------------------------------------------------------------Nhìn vào khối đồ học sinh sẽ xác định được các bộ phận của núi lửa, cấu tạo
bên trong của núi lửa.
Dựa vào khối đồ hệ thống sông và lưu vực sông, học sinh sẽ xác định được
dòng chảy của sông, lưu vựa sông, thượng lưu, hạ lưu, chi lưu cùa sông.

Hình 59: Hệ thống sông và lưu vực

H40. Địa hình cao nguyên và bình nguyên
Khi dùng khối đồ địa hình cao nguyên và bình nguyên, học sinh sẽ xác định
được độ cao của bình nguyên, cao nguyên, địa hình của cao nguyên, bình
nguyên  So sánh sự giống và khác nhau của cao nguyên và bình nguyên; của
núi và cao nguyên.
7. Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,
các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin được ứng dụng vào giảng dạy,
chúng góp phần mở rộng nguồn tri thức địa lí, giúp cho việc lĩnh hội tri thức của
các em nhanh chóng hơn với một khối lượng tri thức to lớn như: Video giáo
khoa, phần mềm Power Point, máy tính, máy chiếu …nhưng do điều kiện có hạn

--------------------------------------------24/35----------------------------------------------


×