Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Báo cáo thực tập về quy trình sản xuất khí oxy và nitơ tại công ty TNHH Oxy Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG VÀ SỨC KHỎE

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHÍ OXY VÀ NITƠ
TẠI CÔNG TY TNHH OXY ĐỒNG NAI

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thành Luân
Lớp :

16DHO1

Niên khóa :

2016 – 2020

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Doãn Ngọc Khôn

MSSV: 121612118

2. Vũ Xuân Thế

MSSV: 121612661

Đồng Nai, tháng 07 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau chuyến thực tập chuyên ngành tại công ty TNHH Oxy Đồng Nai, đầu tiên


chúng em xin cảm ơn Ban giám đốc công ty đã tạo điều kiện cho chúng em hiểu rõ hơn
về kiến thức của mình khi học tại nhà trường thông qua những hoạt động thực tiễn tại
công ty. Đồng thời, khi thực tập tại đây chúng em cũng được trải nghiệm, tiếp xúc với
nơi làm, tuân thủ các nội quy của công ty. Điều này giúp chúng em bớt bỡ ngỡ khi ra
trường.
Tiếp đến, chúng em thật sự cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy, cô trong Khoa Khoa
học ứng dụng và sức khỏe, đặc biệt là thầy Nguyễn Thành Luân đã tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập cũng như trong những thời gian làm
bài báo cáo thực tập chuyên ngành này. Thầy đã tạo điều kiện và luôn giúp đỡ khi chúng
em gặp khó khăn.
Trong quá trình thực tập, chúng em nhận thấy mọi thứ thật sự không dễ dàng để
làm được, cần phải trải qua quá trình học tập, rèn giũa bản thân, cần sự giúp đỡ của tất
cả mọi người cũng như quý thầy cô, quý công ty, để chúng em có thể vận dụng tốt lý
thuyết đã được học vào trong thực hành, vì giữa lý thuyết và thực hành đã có một khoảng
khác biệt khá lớn, không giống như chúng em tưởng tượng. Nó không chỉ cần có kiến
thức mà cần có những kỹ năng khác mà trong lý thuyết chúng em thực sự chưa làm
được.
Nhóm sinh viên thực hiện

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thái độ làm việc:
Kỹ năng làm việc:
Trình bày:
Điểm số: …………………………….
Tp. Biên Hòa, ngày 30 tháng 7 năm 2019
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thành Luân

ii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH OXY ĐỒNG NAI ....................... 2
1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của nhà máy......................2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy ................................................2
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động .........................................................................................2
1.2. Địa điểm xây dựng ............................................................................................... 3
1.3. Giới thiệu về sản phẩm chính và sản phẩm phụ của công ty ............................... 3
1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy .............................................................................5
1.5. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty .......................................................................5
1.6. An toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy........................................................6
1.6.1. An toàn lao động .............................................................................................6
1.6.1.1. Nội quy an toàn hóa chất .........................................................................6

1.6.1.2. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết .................................................6
1.6.1.3. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc .........................................7
1.6.1.4. Biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn .............................................................7
1.6.2. Phòng cháy và chữa cháy................................................................................7
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN
SẢN XUẤT – VẬN CHUYỂN ....................................................................................... 9
2.1. Tổng quan về khí công nghiệp và nguyên liệu sản xuất khí oxy và nitơ tại nhà
máy 9
2.1.1. Tổng quan về khí công nghiệp ........................................................................9
2.1.2. Tổng quan về nguyên liệu sản xuất ................................................................ 9
2.2. Sơ đồ quy trình của nhà máy ..............................................................................11
2.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất khí oxy và khí nitơ .............................. 11
2.2.2. Thuyết minh quy trình ..................................................................................12
2.2.2.1. Nén khí và làm mát ................................................................................12
iii


2.2.2.2. Làm sạch không khí ...............................................................................12
2.2.2.3. Hóa lỏng khí oxy và khí nitơ .................................................................12
2.2.2.4. Tách khí .................................................................................................13
2.2.2.5. Chu trình làm lạnh .................................................................................13
2.2.3. Sơ đồ quy trình chiết nạp khí hóa lỏng và thuyết minh quy trình ................14
2.2.3.1. Sơ đồ quy trình chiết nạp khí hóa lỏng ..................................................14
2.2.3.2. Thuyết minh quy trình ...........................................................................14
2.3. Các sự cố thường gặp trong sản xuất, vận chuyển và cách xử lý.......................15
2.3.1. Khí nén lọc không sạch, còn sót lại khí CO2 ................................................15
2.3.2. Bể đường ống mềm dẫn khí ra giàn nạp .......................................................15
2.3.3. Sản phẩm khí hóa lỏng bị rò rỉ khi đang vận chuyển ...................................15
2.3.4. Thùng chứa lỏng trên xe bị đổ ......................................................................16
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THIẾT BỊ, MÁY MÓC DÙNG TRONG SẢN XUẤT KHÍ

OXY VÀ NITƠ ............................................................................................................. 18
3.1. Hệ thống thiết bị sản xuất chính .........................................................................18
3.1.1. Máy nén khí ..................................................................................................18
3.1.1.1. Cấu tạo và chức năng máy nén khí ........................................................18
3.1.1.2. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ..................................................18
3.1.1.3. Ưu – nhược điểm của máy nén khí pittông ............................................19
3.1.2. Tháp chưng cất .............................................................................................. 19
3.1.2.1. Cấu tạo và nhiệm vụ của tháp chưng cất (tháp mâm xuyên lỗ) .............19
3.1.2.2. Nguyên lý hoạt động ..............................................................................21
3.1.2.3. Ưu – nhược điểm của tháp chưng cất (tháp mâm xuyên lỗ) ..................21
3.2. Hệ thống thiết bị phụ trợ ....................................................................................21
3.2.1. Tháp giải nhiệt .............................................................................................. 21
3.2.1.1. Cấu tạo và chức năng của tháp giải nhiệt ..............................................21
3.2.1.2. Nguyên lý hoạt động ..............................................................................22
iv


3.2.2. Thiết bị ngưng tụ ...........................................................................................22
3.2.2.1. Cấu tạo của thiết bị ngưng tụ .................................................................22
3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động ..............................................................................22
3.2.2.3. Ưu – nhược điểm ...................................................................................23
3.2.3. Van tiết lưu ...................................................................................................24
3.2.3.1. Cấu tạo ...................................................................................................24
3.2.3.2. Nguyên lý hoạt động ..............................................................................24
3.2.3.3. Ưu – nhược điểm của van tiết lưu..........................................................25
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ..................................... 26
4.1. Các sản phẩm chính và phụ của công ty ............................................................ 26
4.1.1. Các sản phẩm chính ......................................................................................26
4.1.1.1. Khí oxy...................................................................................................26
4.1.2.2. Khí Nitơ .................................................................................................27

4.1.3. Các sản phẩm phụ .........................................................................................29
4.1.3.2. Khí Argon (Ar) ......................................................................................29
4.1.3.3. Khí CO2 ..................................................................................................31
4.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm ....................................32
4.2.1. Quy trình kiểm định, kiểm tra áp lực (KTAL) chai nạp Oxy – Nitơ. ...........32
4.2.2. Quy trình bơm áp lực thủy tĩnh.....................................................................33
4.2.3. Quy trình xác định sai số trọng lượng (M: trọng lượng) .............................. 33
4.2.5. Quy trình nạp hơi ..........................................................................................34
4.3. Tồn trữ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm .......................................................35
4.3.1. Tồn trữ và bảo quản ......................................................................................35
4.3.2. Vận chuyển sản phẩm ...................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43

v


MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Công ty TNHH Oxy Đồng Nai .......................................................................2
Hình 1.2: Sơ đồ mặt bằng nhà máy .................................................................................5
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ..................................................................5
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất khí oxy và khí nitơ ............................... 11
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình chiết nạp khí hóa lỏng .........................................................14
Hình 3.1: Máy nén khí pittông tại xưởng sản xuất của công ty ....................................18
Hình 3.2: Cấu tạo máy nén khí pittông..........................................................................18
Hình 3.3: Tháp chưng cất khí oxy và khí nitơ tại nhà xưởng của công ty ....................20
Hình 3.4: Cấu tạo của tháp chưng cất............................................................................20
Hình 3.5: Cấu tạo của tháp giải nhiệt bằng nước ..........................................................21
Hình 3.6: Cấu tạo của thiết bị ngưng tụ ống chùm nằm ngang .....................................22
Hình 3.7: Cấu tạo của van tiết lưu .................................................................................24

Hình 4.1: Chai chứa khí oxy..........................................................................................26
Hình 4.2: Chai chứa khí nitơ (chai màu đen) ................................................................ 27
Hình 4.3: Chai chứa khí Argon (chai màu xanh lá) ......................................................29
Hình 4.4: Bồn chứa CO2 lỏng ........................................................................................31
Hình 4.5: Bồn chứa khí (bồn đứng) ...............................................................................35
Hình 4.7: Xe bồn chuyên dụng dùng để chở sản phẩm khí (bên trái) và xe bồn đang được
nạp khí từ bồn chứa chờ vận chuyển (bên phải)............................................................ 36

vi


MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các sản phẩm chính và phụ của công ty .........................................................3
Bảng 2.1: Phần trăm thể tích và điểm sôi các chất khí có trong không khí ..................10

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

CP

Chính Phủ

KCN


Khu Công Nghiệp

NĐ - CP

Nghị Định - Chính Phủ

PCCC

Phòng Cháy Chữa Cháy

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

viii


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường khí công nghiệp ngày càng tăng do sự phát triển kinh tế chung của cả
nước, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi khí công
nghiệp phát triển. Các loại khí công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp
khác nhau. Bao gồm các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, hoá dầu, hóa chất, điện,
khai thác mỏ, luyện kim, kim loại. Và cũng được sử dụng trong các ngành dược phẩm,
công nghệ sinh học, thực phẩm, nước, phân bón, điện hạt nhân, điện tử, hàng không vũ
trụ, phân tích thí nghiệm, kiểm nghiệm môi trường….

Ngày nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh
mẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức với tất cả doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, đòi
hỏi doanh nghiệp phải năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với điều kiện và diễn biến
của thị trường.
Hiện nay, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn về chủng loại hàng hóa và giá
cả thì sự đứng vững về chất lượng cung cấp khí lại là điều quan trọng nhất. Bởi vì hầu
hết các đối tác của công ty là các bệnh viện, trung tâm y tế. Nên việc đảm bảo chất lượng
cung cấp là điều hết sức quan trọng
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến rất nhiều vấn đề, nhưng trong phạm vi
đề tài này chỉ tập trung đến “Quy trình sản xuất Oxy và Nitơ tại công ty TNHH Oxy
Đồng Nai”. Từ đó tìm ra những mặt hợp lý và chưa hợp lý trong quá trình sản xuất và
đưa ra phương hướng giải quyết nhằm thúc đẩy năng suất sản phẩm khí cung cấp ra thị
trường.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH OXY ĐỒNG NAI
1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động của nhà máy
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy

Hình 1.1: Công ty TNHH Oxy Đồng Nai
Tên công ty: Công ty TNHH Oxy Đồng Nai.
Tên tiếng Anh: DONG NAI OXYGEN Co.,Ltd.
Năm 1994, Công ty được thành lập.
Ngày 26/08/1995, Công ty chính thức đi vào hoạt động chuyên sản xuất và cung
cấp chuyên nghiệp các sản phẩm khí hoặc khí hóa lỏng như oxy, nitơ, argon và CO2.
Vị trí: Công ty có vị trí vô cùng thuận lợi, nằm trong KCN Biên Hòa 2 là KCN
nằm cận kề cửa ngõ đầu mối giao thông khu vực tứ giác kinh tế (Đồng Nai – Bình Dương
– Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng thời, công ty cũng tiếp giáp với trục giao

thông chính là quốc lộ 1A thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm phân phối cho
các nhà tiêu dùng.

1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Với kinh nghiệm hơn 27 năm, Oxy Đồng Nai từng bước phát triển là một trong
những công ty khí công nghiệp hàng đầu ở miền Nam Việt Nam chuyên cung ứng cho
hơn 100 khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực hóa chất, gia công vật liệu, thực phẩm,
xây dựng và y tế về các loại khí công nghiệp như: Nitơ, oxy, argon và CO2 với chất
lượng cao nhất đạt chuẩn ISO 9001 : 2015, và TCVN 6293 : 1997 về chai chứa khí, …
Khách hàng của công ty chủ yếu đến từ các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, các
tỉnh miền trung như Bình Thuận, Ninh Thuận,… trải dài đến các tỉnh miền nam như
2


Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, gần đây
công ty đã tìm kiếm và đạt được các hợp đồng thỏa thuận mua bán khí công nghiệp như
nitơ, argon,…và chủ yếu là mặt hàng khí oxy đến tận các tỉnh miền tây nam bộ như Kiên
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,…

1.2. Địa điểm xây dựng
Địa chỉ: Số 2, đường 1A, KCN Biên Hòa 2, Phường An Bình, Thành phố Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại:

(0251) 3836 446.

Fax:

(0251) 3836 265.


Email:



Website:

www.dongnaioxygen.com

1.3. Giới thiệu về sản phẩm chính và sản phẩm phụ của công ty
Bảng 1.1: Các sản phẩm chính và phụ của công ty

Stt

Phân loại

Tên

sản phẩm

sản phẩm

Mô tả sản phẩm

 Công thức hoá học: O2
 Hàm lượng Oxy ≥ 99,9%
 Không màu, không mùi, không vị, không độc.
 Dễ phát hoả với nhóm Hyđrocacbon (dầu, mỡ...)
1

Sản phẩm

chính

Khí Oxy

 Đóng gói: trong chai oxy loại 41L, 47L, 50L (áp
suất nạp: 120 – 150 kg/cm2); bình chứa khí hóa
lỏng như: XL-45, XL-45HP hoặc bồn chứa khí
lỏng kèm bộ hóa hơi: SCS-Series (3300L, 6000L,
10.000L, 20.000L,vv...).
 Sử dụng trong Y tế; trong các phòng thí nghiệm,
viện nghiên cứu; hàn cắt kim loại,…

3


 Công thức hoá học : N2.
 Hàm lượng Nitơ ≥ 99,9%.
 Khí trơ không màu, không mùi, không vị.
 Đóng gói trong chai cao áp: 10L, 14L, 40L, 47L,
Khí Nitơ

2

áp suất 120-150 kg/cm2; bình chứa lỏng như: XL45, XL-45HP hoặc bồn chứa khí lỏng kèm bộ hóa
hơi:

SCS-Series

(3300L,


6000L,

10.000L,

20.000L,vv...).
 Sử dụng trong công nghiệp:hoá chất, bảo quản thực
phẩm, làm sạch máy và đường ống...
 Công thức hoá học: Ar.
 Hàm lượng Argon ≥ 99,9%
 Khí trơ, không màu, không mùi, không vị.
3

Khí Argon

 Đóng gói trong chai, 40L, 41L, 47L (áp suất nạp
120-150 kg/cm2).
 Sử dụng trong công nghiệp hàn, cắt kim loại; chạy

Sản phẩm

máy phân tích quang phổ;…

phụ
 Công thức hoá học: CO2.
 Hàm lượng CO2 ≥ 99,9%
 Không màu, không mùi, không vị, không cháy.
4

Khí CO2


 Đóng gói trong chai 40L, 41L, 47L hoặc bình XL45 (áp suất 80-90 at); nạp qua cân để biết trọng
lượng bình chứa CO2 .
 Sử dụng trong công nghiệp, y tế, thực phẩm (làm
lạnh, bảo quản thực phẩm, trong bình chữa cháy,…

4


1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy

Bồn Argon
Bồn CO2

Bồn
Ar

Hệ th

P.
BẢO
VỆ

ống b

ơm

CỔNG
PHỤ

K ho

chứa
khí
CO
2

CỔNG CHÍNH

K ho
c
khí hứa
Nitơ
K ho
khí chứa
Arg
on
KTA

K ho

L

vật t
ư
Bồn O2 Bồn O2

Trạm
biến
áp

Khu vực sản xuất khí

Oxy và Nitơ
Nhà ăn

Hồ giải nhiệt

Kho chứa
khí oxy
và khí nitơ

Văn
phòng

Khu
vực
để xe
nhân
viên

WC

Hình 1.2: Sơ đồ mặt bằng nhà máy

1.5. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
GIÁM
GIÁM ĐỐC
ĐỐC
PHÓ
PHÓ GIÁM
GIÁM
ĐỐC

ĐỐC
PHÒNG
PHÒNG
KỸ
KỸ THUẬT
THUẬT
PHÒNG
PHÒNG
SẢN
SẢN XUẤT
XUẤT

PHÒNG
PHÒNG
NHÂN
NHÂN SỰ
SỰ
PHÒNG
PHÒNG
DỰ
DỰ ÁN
ÁN

PHÒNG
PHÒNG
KINH
KINH DOANH
DOANH
PHÒNG
PHÒNG

BẢO
BẢO TRÌ
TRÌ

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
5

PHÒNG
PHÒNG
KẾ
KẾ TOÁN
TOÁN


1.6. An toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy
1.6.1. An toàn lao động
Công ty thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn về an toàn
lao động và vệ sinh lao động.
Đồng thời, lắp đặt nội quy an toàn lao động cho từng bộ phận xản xuất và khu vực
kho bãi.

1.6.1.1. Nội quy an toàn hóa chất
Các nội quy an toàn hóa chất tại công ty TNHH Oxy Đồng Nai:
1. Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không vào khu vực chứa hóa
chất.
2. Sử dụng đồ bảo hộ an toàn trong khi làm việc tiếp xúc với hóa chất.
3. Nghiêm cấm mang các loại vũ khí, chất cháy nổ vào nhà kho hóa chất.
4. Đọc kĩ tài liệu hướng dẫn về quy trình làm việc, các nguy cơ, tính chất độc
hại, cách phòng ngừa và cấp cứu trong trường hợp khi gặp sự cố.
5. Khi làm việc trong kho chứa hóa chất, phải làm việc từ hai người trở lên.

6. Cấm ăn uống, hút thuốc, tụ tập những nơi có chứa hóa chất.
7. Di dời, vận chuyển hóa chất một cách an toàn.
8. Không được ôm, vác trực tiếp hóa chất nguy hiểm.
9. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định an toàn về phòng chống cháy nổ.
10. Tất cả công nhân làm việc tại công ty phải tích cực học tập về công tác kỹ
thuật an toàn hóa chất do công ty tổ chức hoặc cử đi tập huấn.
11. Nghiêm cấm tất cả các trường hợp uống rượu, bia,…vào khu vực chứa
hóa chất.
12. Trường hợp xảy ra sự cố, phải xử lý kịp thời và báo ngay cho người có
trách nhiệm.
13. Tất cả cán bộ nhân viên công ty, có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy an toàn hóa chất này. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo nội quy kỷ luật
của công ty.

1.6.1.2. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết
Thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc, các biện
pháp cách ly, hạn chế giờ làm việc,… .
6


Cung cấp hệ thống thông gió trong khu vực: thiết bị thông gió sẽ chống nổ nếu
hàm lượng chất có thể gây nổ xuất hiện. Phải đảm bảo tuân theo những giới hạn được
áp dụng.

1.6.1.3. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc
Bảo vệ mắt: đeo kính bảo hộ.
Bảo vệ thân thể: mặc quần áo bảo hộ thích hợp (đeo tạp dề da khi tiếp xúc với
argon lỏng).
Bảo vệ tay: không yêu cầu mang găng tay, nhưng phải cẩn thận( mang găng tay da
khi tiếp xúc với argon lỏng).

Bảo vệ chân: mang giày bảo hộ.

1.6.1.4. Biện pháp sơ cứu khi gặp tai nạn
Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt): rửa mắt ngay
bằng nước, chớp mắt liên tục cho đến khi không còn hóa chất trong mắt. Đưa đến bác sĩ
ngay.
Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da): rửa vết thương bằng xà phòng
và nước.
Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất dạng hơi,
khí): Nếu có những ảnh hưởng nguy hại xảy ra, di chuyển bệnh nhân tới khu vực không
ô nhiễm. Làm hô hấp nhân tạo nếu không thở được và gọi bác sĩ ngay.
Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa (ăn, uống nuốt nhầm hóa chất): Nếu nuốt
phải một lượng lớn đưa đến bác sĩ ngay.

1.6.2. Phòng cháy và chữa cháy
Lắp đặt các biển nội quy về an toàn PCCC, biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc từng
nơi, từng khu vực trong nhà máy.
Trang bị bảo hộ lao động phù hợp cho công nhân và trang bị các thiết bị chữa cháy
tại chỗ.
Bình chữa cháy xách tay: 20 bình.
Máy bơm chữa cháy: 2 máy.

7


 Xếp loại về tính cháy (dễ cháy, rất dễ cháy, hoặc cực kì dễ cháy, không cháy,
khó cháy…)
Nguy hiểm về cháy không đáng kể.
 Cảnh báo nguy hiểm
 Hơi CO2 thoát ra ngoài có thể gây ngạt và dẫn đến tử vong nếu nồng độ cao.

 Có khả năng tạo axit khi tiếp xúc với không khí ẩm và gây kích ứng.
 Gây bỏng lạnh.
 Lưu ý khi bảo quản, tiếp xúc và sử dụng: các thiết bị chứa có thể bị vỡ hoặc nổ
khi tiếp xúc nhiệt.
 Các đường tiếp xúc và triệu chứng
 Đường mắt: gây khó chịu.
 Đường thở: khó chịu thay đổi nhiệt độ cơ thể, buồn nôn, khó thở, chóng mặt,
loạn nhịp tim, làm mất phương hướng, gây ảo giác, đau tứ chi, rùng mình, tắt nghẽn
phổi, co giật.
 Ảnh hưởng lâu dài: khó chịu, đau ngực, hư phổi.
 Đường da: không có báo cáo ảnh hưởng nghiêm trọng.

8


CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC SỰ CỐ
LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT – VẬN CHUYỂN
2.1. Tổng quan về khí công nghiệp và nguyên liệu sản xuất khí oxy và nitơ
tại nhà máy
2.1.1. Tổng quan về khí công nghiệp
Khí công nghiệp là loại nguyên liệu khí được sản xuất để sử dụng trong công
nghiệp. Các khí công nghiệp chính được sử dụng nhiều nhất như: Nitơ, oxy, carbon
dioxide, argon, hydro, heli, acetylene…
Ngành công nghiệp sản xuất ra khí này được gọi là ngành công nghiệp khí công
nghiệp. Cũng bao gồm cung cấp thiết bị và công nghệ để sản xuất và sử dụng khí. Sản
xuất khí công nghiệp là một phần của ngành công nghiệp hóa chất.
Các loại khí công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Bao gồm các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, hoá dầu, hóa chất, điện, khai thác
mỏ, luyện kim, kim loại. Và cũng được sử dụng trong các ngành dược phẩm, công nghệ
sinh học, thực phẩm, nước, phân bón, điện hạt nhân, điện tử, hàng không vũ trụ, phân

tích thí nghiệm, kiểm nghiệm môi trường….
Khí công nghiệp được cung cấp cho các doanh nghiệp khác bằng cách xây dựng
một hệ thống đường ống dẫn đến nơi sử dụng. Hoặc cũng có thể cung cấp bằng bình
chứa khí cao áp.

2.1.2. Tổng quan về nguyên liệu sản xuất
Không khí không chỉ có vai trò là duy trì sự sống cho sinh vật mà còn là nguồn
nguyên liệu để sản xuất ra một số loại khí công nghiệp.
Trong công nghiệp để sản xuất ra khí oxy người ta chủ yếu đi từ nguyên liệu là
nước (sử dụng phương pháp điện phân) hoặc từ không khí (bằng phương pháp chưng
cất phân đoạn không khí lỏng). Nhưng để tận dụng nguồn nguyên liệu tốt nhất để sản
xuất các loại khí công nghiệp như oxy, nitơ, argon cùng lúc người ta sử dụng nguyên
liệu là không khí thay vì điện phân nước chỉ thu được khí oxy.
Không khí là hỗn hợp các chất khí mà thành phần chủ yếu là khí nitơ và oxy chiếm
gần 99% thể tích không khí và 1% hỗn hợp các chất khí khác.
9


Bảng 2.1: Phần trăm thể tích và điểm sôi các chất khí có trong không khí
Phần trăm thể tích

Điểm sôi

(%)

(oC)

Nitơ – N2

78.08


-196

2

Oxy – O2

20.95

-183

3

Argon – Ar

0.93

-186

4

Cacbondioxide – CO2

0.035

-78

5

Hydro – H2


0.00005

-253

6

Neon – Ne

0.00182

-246

7

Heli – He

0.00052

-269

8

Krypton – Kr

0.00011

-152

9


Xenon – Xe

0.00009

-108

10

Dinitơ monoxide – N2O

0.00005

-90

11

Ozôn – O3

0.000005

-112

0.002355



Stt

Loại khí - ký hiệu hóa học


1

 Chất khác:
 Hơi nước.
12

 Bụi.
 VSV.
 CO, NH3, N2O5, NO2, NO, SO2, H2S.
Lưu ý: Dấu “−” là không xác định.

Theo những số liệu ở bảng trên đã nêu ở trên, ta có thể thấy nhiệt độ sôi của các
chất khí là khác nhau và từ đó có thể tách chúng ra dễ dàng bằng phương pháp chưng
cất phân đoạn không khí lỏng.

10


2.2. Sơ đồ quy trình của nhà máy
2.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất khí oxy và khí nitơ

KHÔNG KHÍ

BỤI

LỌC BỤI

NÉN KHÍ VÀ LÀM LẠNH


LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ

CO2, HƠI NƯỚC,...

HÓA LỎNG KHÍ OXY
VÀ KHÍ NITƠ

TÁCH KHÍ OXY VÀ NITƠ
KHÍ NITƠ

KHÍ OXY
NGƯNG TỤ

NGƯNG TỤ

THÁP CHỨA
KHÍ OXY

THÁP CHỨA
KHÍ NITƠ

ĐÓNG CHAI TIÊU THỤ

ĐÓNG CHAI TIÊU THỤ

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất khí oxy và khí nitơ
11


2.2.2. Thuyết minh quy trình

Khí oxy và khí nitơ là hai sản phẩm có cùng công nghệ sản xuất. Nguyên liệu dùng
để sản xuất hai loại khí này là khí thiên nhiên (tức là không khí). Nhờ vào tính chất hóa
lý của chúng (dựa vào nhiệt độ sôi) người ta tách chúng ra khỏi không khí với hàm lượng
khí cao nhất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Ghi chú: Thành phần không khí gồm nhiều nguyên tố thành phần (% thể tích):
nitơ: 78,08 %; oxi:20,95 %; Argon: 0,93 %; Cacbonic: 0,03 %;.
Ngoài ra còn hơi nước, bụi, các thành phần không ổn định.

2.2.2.1. Nén khí và làm mát
Không khí được lọc bui và tạp chất ở phin lọc bụi, không khí sau đó được nén lên
áp suất 200 atm nhờ máy nén tua bin năm cấp. Sau cấp cuối cùng, không khí được làm
mát, trao đổi nhiệt với nước từ tháp giải nhiệt và sau đó được làm lạnh đến nhiệt độ 5 ÷
90C (nhiệt độ này thích hợp cho chất zeolite làm việc có hiệu quả cao nhất) . Nước ngưng
của không khí được tách ở bình xả ẩm.

2.2.2.2. Làm sạch không khí
Hệ thống làm sạch không khí gồm hai bình khử, không khí qua bình khử zeolite
được lọc sạch khỏi hơi nước, khí cacbonic và những chất hydrocacbon gây cháy nổ
khác. Khi một bình làm sạch không khí (chu kỳ hấp phụ) thì bình kia đồng thời tái sinh
sau khoảng 8 giờ hoạt động (chu kỳ tái sinh). Khí nitơ thải được sử dụng để làm sạch
khí tái sinh,
Trong chu kỳ tái sinh, khí tái sinh được đốt nóng bằng điện trở và thổi nước, khí
cacbonic khỏi zeolite. Trong chu trình làm nguối bằng khí nitơ thải thô, sai khi kết thúc
chu kỳ tái sinh, bình khử được nâng áo trước khi chuyển sang chu kỳ hấp phụ. Một phần
không khí khô, sạch sau bình khử được lấy để làm khí điều khiển cho các thiết bị điều
khiển của hệ thống tách khí.

2.2.2.3. Hóa lỏng khí oxy và khí nitơ
Sau khi qua bình khử zeolite, thì khí nén chỉ còn hai thành phần chính là khí oxy
và khí nitơ. Hỗn hợp khí nén này được đem đi hóa lỏng nhờ máy dãn nở tuabin và van

tiết lưu, tại đây áp suất khí nén ban đầu 200 atm giảm còn 5,5 ÷ 6 atm. Một phần khí
12


được làm lạnh ở trao đổi nhiệt chính bởi khí sản phẩm lạnh (khí nitơ) đến gần nhiệt độ
hóa lỏng, lúc này nhiệt độ hạ xuống từ 5 ÷ 90C xuống – 1450C đến – 1730C. Sau đó hỗn
hợp khí này được cho vào dưới tháp phân ly để tách khí.

2.2.2.4. Tách khí
Không khí sạch vào tháp phân ly. Tháp phân ly (hay là tháp chưng cất) gồm ba
phần:
 Dưới cùng là tháp chưng cao áp (1) làm việc ở áp suất 5,5 ÷ 6 atm.
 Trên cùng là tháp chưng thấp áp (2) làm việc ở áp suất 1 atm.
 Giữa hai cột là thiết bị ngưng tụ - bốc hơi kiểu ống chùm.
Ở tháp chưng cao áp (1), không khí được tách sơ bộ thành nitơ sạch lấy ra ở đỉnh
tháp và oxy lỏng lấy ra ở đáy tháp nhờ vào nhiệt độ sôi, khi tiến gần tháp chưng thấp áp
(2) thì nhiệt độ tăng lên nên hầu như chỉ còn nitơ ở phần trên của tháp chưng cao áp (1).
Còn nitơ lỏng được ngưng tụ bởi oxy ở bình ngưng bay hơi và rơi xuống tạo nên dòng
đối lưu của tháp. Khí nitơ lấy ra sau đó được ngưng tụ và bơm vào tháp chứa nitơ.
Oxy lỏng ở tháp chưng cao áp (1) có nồng độ 44 ÷ 55%, còn gọi là oxy thô. Để
tăng cường nồng độ oxy lên, oxy lỏng sẽ được lấy ra dưới đáy tháp và đổ vào đinh tháp
chưng thấp áp (2). Ở tháp chưng thấp áp (2) diễn ra quá trình tách khí khi dòng lỏng và
hơi đi ngược chiều nhau. Hơi bốc lên lỏng chảy xuống, chúng tiếp xúc nhau trên từng
dĩa và trao đổi nhiệt, trao đổi chất cho nhau. Kết quả là càng lên đầu tháp chưng thấp áp
(2) thì nồng độ nitơ càng cao và oxy tinh khiết ở đáy tháp.
Oxy tinh khiết lấy ra khỏi bình ngưng tụ - bay hơi và đổ vào tháp chứa oxy. Một
phần nitơ được lấy ra ở đỉnh tháp chưng thấp áp (2) được sử dụng để làm lạnh và mát
các hệ thống quá nhiệt.

2.2.2.5. Chu trình làm lạnh

Một phần không khí được sử dụng để sinh ra lượng lạnh cần thiết của quá trình
bằng cách dãn nở ở máy dãn nở tuabin hãm bằng dầu.
Sau máy dãn bằng dầu, lượng không khí này được đổ vào tháp chưng thấp áp. Một
phần khác của lượng lạnh được bù đắp bởi máy dãn khí thãm bằng dầu.

13


Khí thải từ tháp phân ly được dãn nở ở máy dãn nở, làm nóng ở trao đổi nhiệt chính
và sau đó được dùng để tái sinh bình khử zeolite.

2.2.3. Sơ đồ quy trình chiết nạp khí hóa lỏng và thuyết minh quy trình
2.2.3.1. Sơ đồ quy trình chiết nạp khí hóa lỏng
CÁC LOẠI KHÍ CÔNG
NGHIỆP NHƯ: OXY, NITƠ,
ARGON, CO2
NẠP VÀO CÁC BỒN CHỨA
TỒN TRỮ TRONG BỒN
CHIẾT NẠP VÀO CHAI
Không đạt
KIỂM TRA
TRỌNG LƯỢNG
CHAI
Đạt
DÁN NHÃN
ĐÓNG GÓI

THÀNH PHẨM

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình chiết nạp khí hóa lỏng


2.2.3.2. Thuyết minh quy trình
Các khí công nghiệp điển hình như oxy, nitơ, khí CO2, argon được công ty sản
xuất (khí oxy và nitơ) và mua (khí CO2, khí argon) từ các đơn vị trong và ngoài nước,
được vận chuyển đến công ty bằng các xe chuyên dụng chở các loại khí sau đó sẽ bơm
các khí công nghiệp này vào các bồn chứa. Các khí này sẽ được tồn chứa trong các bồn
chứa áp lực. Khi có nhu cầu tiêu thụ các loại khí công nghiệp, công ty sẽ chiết nạp các
khí theo yêu cầu vào các chai phù hợp. Sau đó kiểm tra trọng lượng chai đã đủ hay chưa,
nếu chưa thì quay lại nạp tiếp vào chai, nếu chia đủ trọng lượng thì tiến hành dán nhãn,
đóng gói và đưa ra thị trường tiêu thụ.
14


2.3. Các sự cố thường gặp trong sản xuất, vận chuyển và cách xử lý
2.3.1. Khí nén lọc không sạch, còn sót lại khí CO2
 Nguyên nhân: Do các hạt zeolite trong bình hấp phụ bị giảm khả năng hấp phụ
các tạp chất như khí CO2, hơi nước, bụi,....
 Hậu quả: Khí nén sau khi qua bình hấp phụ zeolite sẽ còn lẫn các tạp chất như
khí CO2 đi vào tháp chưng cất, tại đây gặp lạnh sẽ đóng rắn gây cản trở sự chuyển động
của dòng khí nén vào tháp chưng cất, thậm chí gây tắc nghẽn đường ống, bể ống dẫn.
 Cách khắc phục: Kiểm tra các hạt zeolite trong các bình hấp phụ mỗi lần tối đa 8
giờ. Luân phiên sử dụng bình hấp phụ, khi bình hấp phụ 1 làm việc thì bình hấp phụ 2
sẽ được sấy để giải hấp phụ cho các hạt zeolite và ngược lại khi bình hấp phụ 2 làm việc
thì bình hấp phụ 1 sẽ giải hấp phụ. Ngoài ra, cần kiểm tra đường ống dẫn khí theo định
kì.

2.3.2. Bể đường ống mềm dẫn khí ra giàn nạp
 Nguyên nhân: Lớp kẽm bọc bên ngoài đường ống bị hư, không chịu nỗi áp suất
khí nạp vào chai.
 Hậu quả: Làm bể đường ống mễm dẫn khí khi nạp bị bể gây nguy hiểm cho người

lao động.
 Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra ống dẫn khi nạp, tuân thủ các nội quy
về an toàn lao động trong khâu chiết nạp khí từ bồn chứa ra chai.

2.3.3. Sản phẩm khí hóa lỏng bị rò rỉ khi đang vận chuyển
Người lái xe cần phải hết sức tỉnh táo phát hiện kịp thời những hiện tượng bất
thường như có xuất hiện những đám mấy hơi nước hay chất lỏng phun lên, đó có thể là
biểu hiện của rò rỉ.
 Nguyên nhân 1: do van giảm áp bị nhảy hay rò rỉ
 Cách khắc phục:
 Nhanh chóng dừng xe sát vào lề đường hoặc vào chỗ xa người đi lại.
 Xả áp trong thùng cho đến khi van giảm áp ổn định.
 Khi xe dừng lại, lái xe phải luôn theo dõi đồng hồ áp suất. Tốt nhất là thùng
được xả trước khi van giảm áp hoạt động. Khi áp tăng hay giảm đột ngột phải kiểm tra
toàn bộ hệ thống.
15


 Nguyên nhân 2: Do rò rỉ từ thùng chứa
 Cách khắc phục
 Chạy xe ra chỗ xa khu dân cư hoặc xa các nguồn nguy hiểm khác (nếu có
thể). Tháo nối phần đầu kéo. Nếu đám mây mù đó là do rò oxy thì không được khởi
động xe đề phòng xe bị bắt lửa.
 Nếu xe đang ở giữa khu vực dân cư thì không cho xe cộ hay người dân đến
gần trong phạm vi 200m đối với oxy và trong phạm vi 100m đối với các loại khí như
nitơ hay argon.
 Liên hệ hay đề nghị một người qua đường nào đó giúp gọi điện cho cứu hộ
và cho cấp trên.
 Nếu muốn xử lí rò rỉ người lái xe cần phải
 Đảm bảo mặc đủ đồ bảo hộ cá nhân.

 Không được vào khu vực bốc hơi khi không có bình thở oxy.
 Tránh xa khỏi vùng có tia chất lỏng và luôn cẩn thận để không bị bỏng lạnh.
 Chắc chắn đảm bảo van van cửa vào của bơm chính đã đóng lại.
 Cố gắng để vặn van rò lại hoặc cách ly vùng bị rò của đường ống. Không
nên vặn các đầu nối bị rò bằng cờ lê.
 Người lái xe trong trường hợp này là người chịu trách nhiệm chính về những
sản phẩm đang vận chuyển, không rời khỏi xe để giúp đỡ cho lực lượng cứu hộ và đề
phòng những người dân tới gần cho tới khi mà có người có trách nhiệm của công ty đến.
 Nếu như oxy lỏng bị chảy tràn ra ngoài, cố gắng để chất lỏng không tràn
xuống cống rãnh hay tiếp xúc với chất cháy, nguồn nhiệt như dầu, nhựa đường hoặc các
vật liệu cháy khác.
 Phải đảm bảo rằng số lỏng còn bị đọng vũng lại được trông coi cẩn thận khi
xe rời bánh.
 Tránh để cho chất lỏng chảy vào những rãnh nước mưa, cống nước bằng
cách đổ đất hay cát trùm lên đám chất lỏng đó.

2.3.4. Thùng chứa lỏng trên xe bị đổ
 Cách khắc phục: Theo như quy định nếu như thùng chứa lỏng bị đổ úp hay đổ
nghiêng thì người lái xe phải:
 Tắt máy và tháo cách ly ắc quy.
16


×