Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá tác động của cấu trúc kiểm soát nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập Việt Nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.78 KB, 29 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301

TÓM TẤT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH
2. TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019


2

Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
TS Phạm Ngọc Toàn
Phản biện 1:
……………………………………………………………………


………………………………………………………………………
Phản biện 2…………………………………………………………
………………………………………………………………………
Phản biện 3:…………………………………………………………
………………………………………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại
………........……………………………………………….
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:………………………..…………...


1
1.

PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết nghiên cứu

Kiểm soát nội bộ hữu hiệu có ý nghĩa rất quan tr ọng đ ối với ch ất
lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị thuộc KVCP trong KVC, các công
trình nghiên cứu đã công bố cho thấy s ự hữu hi ệu của KSNB tác đ ộng
tích cực đến chất lượng của báo cáo tài chính (Indriasih & Koeswayo,

2014), tác động thúc đẩy trách nhiệm giải trình (Aramide.S.F &
Bashir.M.M, 2015), làm giảm gian lận trong KVC (Gbegi & Adebisi,
2015). Ở Việt Nam, cũng đã có các nghiên cứu về kiểm soát n ội bộ ở
các đơn vị thuộc KVCP trong KVC cho các ngành, các đ ơn v ị theo h ướng
xây dựng khung hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thi ện hệ th ống ki ểm
soát nội bộ (Đinh Thế Hùng và các tác giả, 2013; Lê Th ị C ẩm H ồng,
2014; Nguyễn Đức Thọ, 2013). Trên thế giới đã có những nghiên cứu
về cấu trúc KSNB, các yếu tố tác đ ộng đến s ự hữu hiệu của KSNB, cấu
trúc KSNB tác động đến sự hữu hiệu của KSNB được công b ố. Ở Vi ệt
Nam đã có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ ở KVC, ch ủ y ếu theo
hướng hoàn thiện hệ thống KSNB cho các đơn vị riêng lẻ, hay nhóm
đơn vị. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu trong điều kiện đặc thù thể ch ế
chính trị theo kinh tế thị trường định hướng xã hội ch ủ nghĩa tác đ ộng
đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB.
Từ thực tế cần thiết nâng cao kết quả hoạt đ ộng của ĐVSN công
lập thông qua KSNB và từ vai trò của KSNB, tác động tích cực của KSNB
hữu hiệu đến kết quả thực hiện các mục tiêu của t ổ ch ức. Nh ận thấy
cần thiết thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tác động của Cấu trúc KSNB
đến Sự hữu hiệu của KSNB trong các ĐVSN công lập tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá tác đ ộng c ủa c ấu trúc
KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB trong các ĐVSN công l ập t ại Vi ệt
Nam và việc đánh giá có xét đến biến điều tiết tác đ ộng đ ến m ối quan
hệ này trong điều kiện phù hợp với đặc điểm thể chế chính trị, đặc
tính tổ chức của ĐVSN công lập. Các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Cấu trúc KSNB có tác đ ộng hay không và tác đ ộng
cùng chiều hay ngược chiều đến sự hữu hiệu của KSNB ở các ĐVSN
công lập Việt Nam? Câu hỏi 2: Nhân tố nào đóng vai trò bi ến đi ều ti ết,
có ảnh hưởng đến mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đ ến s ự
hữu hiệu của KSNB và có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?



2
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và s ự
hữu hiệu của KSNB ở các ĐVSN công lập. Đối tượng khảo sát là công
chức viên chức đang làm việc tại các ĐVSN công lập.
Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu là các ĐVSN công l ập Vi ệt Nam.
ĐVSN công lập là đơn vị thuộc KVCP trong KVC.
Thời gian khảo sát: từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết, trong đó phương pháp
định lượng là chính và phương pháp định tính được th ực hi ện gắn kết
trong phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng được áp
dụng nhằm đánh giá tác động của cấu trúc KSNB đến s ự hữu hiệu của
KSNB và phương pháp định tính thực hiện nhằm xác định biến điều
tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ này, tìm ra điểm m ới, đặc thù khi
nghiên cứu trong các ĐVSN công lập.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, luận án này đóng góp về mặt kiến th ức cho lĩnh
vực nghiên cứu về KSNB ở đơn vị thuộc KVCP trong KVC, hướng đến
bổ sung biến điều tiết khi nghiên cứu tác động của cấu trúc KSNB đ ến
sự hữu hiệu KSNB.
Về mặt thực tiễn, đã có yêu cầu từ nhiều phía phải nâng cao ch ất
lượng, hiệu quả hoạt động của ĐVSN công lập Việt Nam. Vì v ậy,
nghiên cứu cấu trúc KSNB tác động đ ến s ự hữu hi ệu KSNB có xét đ ến
biến điều tiết có ảnh hưởng đến mối quan hệ này là cần thi ết đ ối v ới

ĐVSN công lập ở Việt Nam hiện nay.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có cấu trúc gồm 5 chương, gồm (1) Tổng quan nghiên
cứu, (2) Cơ sở lý thuyết, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết quả
nghiên cứu và bàn luận, (5) Kết luận và hàm ý chính sách.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu


3
ĐVSN công lập ở Việt Nam là đơn vị thuộc KVC, cụ thể là đ ơn
vị thuộc KVCP. Cơ sở phân loại KVC của ĐVSN công lập là xu ất phát t ừ
khái niệm KVC theo INTOSAI (2004), theo Cẩm nang thống kê tài chính
chính phủ phiên bản năm 2001 của IMF. Trong đó, KVC h ợp thành b ởi
KVCP/chính phủ và các doanh nghiệp công. Do ĐVSN công lập là đ ơn
vị thuộc KVCP trong KVC nên phạm vi tổng quan nghiên cứu ở các
nước và ở Việt Nam là các nghiên cứu về đơn vị thuộc KVCP trong KVC.
Dữ liệu được khai thác phục vụ cho nghiên cứu gồm: C ơ s ở d ữ liệu
ProQuest, dịch vụ tìm kiếm phục vụ cho học thuật Google Scholar, Th ư
viện Khoa học công nghệ của Trung tâm Thông tin và th ống kê khoa
học và công nghệ (thuộc Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh), Thư viện của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về cấu trúc KSNB, sự h ữu hi ệu
của KSNB ở các đơn vị thuộc KVCP trong KVC
1.2.1. Các nghiên cứu về cấu trúc KSNB ở các đơn vị thuộc KVCP trong
KVC
Cấu trúc kiểm soát nội bộ (tiếng Anh: Internal control structure)
là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về lĩnh
vực KSNB nói chung và KSNB trong KVC nói riêng đã đ ược công b ố ở
các nước. Có 2 hướng sử dụng chính đối với cụm từ cấu trúc KSNB,

thứ nhất là sử dụng tương tự như hệ thống KSNB nên nhiều nghiên
cứu sử dụng thay thế cho nhau giữa hệ thống KSNB và cấu trúc KSNB
(Eisenberg , 1997; O’Leary et al, 2006; Johari et al, 2016), và th ứ hai là
các nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng sử dụng cấu trúc
KSNB bao gồm đồng thời các thành phần của nó nh ư là m ột biến ti ềm
ẩn trong mô hình nghiên cứu (Jokipii, 2006; Bilgen et al, 2018). T ổ
chức quốc tế Các cơ quan kiểm toán tối cao đã ban hành INTOSAI GOV
9110 - Hướng dẫn cho báo cáo về sự hữu hiệu của KSNB: kinh nghi ệm
của các cơ quan kiểm toán tối cao trong vận hành và đánh giá KSNB,
trong đó vấn đề xây dựng cấu trúc KSNB hiệu quả được hướng dẫn
chi tiết. Adamec et al (2002) công bố k ết quả nghiên c ứu S ự ph ản ánh
nội bộ (Internal Reflection), công bố nội dung để khảo sát về cấu trúc
KSNB dùng để đánh giá về KSNB ở các đơn vị kiểm toán, trong đó đề
cập đến tự đánh giá về kiểm soát (Control Self – Assessment, ký hi ệu
CSA). Nội dung khảo sát được dựa trên 5 thành phần của KSNB theo
COSO, mỗi thành phần có 5 nội dung đánh giá đ ược ch ỉ dẫn c ụ thể,
thang đo likert được dùng đánh giá. Tóm lại, cấu trúc KSNB là m ột khái


4
niệm được sử dụng phổ biến, nghiên cứu này cấu trúc KSNB phản ánh
đồng thời các thành phần của KSNB.
1.2.2. Các nghiên cứu về tác động của KSNB, sự hữu hiệu của KSNB
đến các yếu tố khác trong tổ chức
KSNB có tác động nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, th ực hành
quản trị, chất lượng báo cáo tài chính, kết quả hoạt đ ộng tài chính và
phi tài chính của đơn vị (Sarens et al, 2010; Duh et al, 2011; Suyono &
Hariyanto, 2012; Vijayakumar and Nagaraja, 2012; Indriasih &
Koeswayo, 2014; Habib & Jalloh, 2016). Sự hiệu quả của KSNB có tác
động tích cực đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở cấp chính

quyền địa phương, cung cấp một sự hợp lý cho thực hiện đạt được các
mục tiêu trong một tổ chức ( Badara & Saidin, 2013; Dórman et al,
2013). Các nghiên cứu cũng cho thấy s ự thiếu hụt về KSNB ở các dự án
vốn dẫn đến việc ra quyết định tài chính của các tổ ch ức quỹ và chính
phủ thiếu tin cậy, KSNB có ảnh hưởng đến nợ ở chính quyền địa
phương, KSNB ở mức độ cao thì nợ công ở mức độ thấp (Gras et al,
2014; Babatunde & Dandago, 2014). Góc độ nâng cao kết quả tuân th ủ
luật và quy định, đến trách nhiệm giải trình, gi ảm t ệ quan liêu g ồm có
các nghiên cứu của Aziz et al (2015), Manurung et al (2015), Aramide
& Bashir (2015), Gbegi & Adebisi (2015), Ionescu (2016), Sari et al
(2017), Jorge (2017).
1.2.3. Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB
Đã có các công bố về các yếu tố tác đ ộng đến s ự h ữu hiệu c ủa h ệ
thống KSNB trong KVC. Jokipii (2006) đã thực hiện nghiên cứu đề tài
Cấu trúc và sự hữu hiệu của KSNB, kết quả nghiên cứu cho thấy cấu
trúc KSNB có tác động tích cực và rõ nét đ ến sự hữu hiệu c ủa KSNB.
Đồng thời tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc tính t ổ ch ức
đến cấu trúc KSNB. Amudo & Inanga (2009), thực hi ện nghiên cứu
Đánh giá hệ thống KSNB: nghiên cứu trường hợp Uganda, kết quả
nghiên cứu này cho thấy kết quả vận hành của hệ thống ki ểm soát
nội bộ chưa đạt được sự hữu hiệu nếu thiếu một số thành phần của
hệ thống KSNB. Nakiyaga & Dinh (2017), nghiên cứu Văn hóa tổ chức
có ảnh hưởng như thế nào đến sự hữu hiệu của KSNB: vai trò của
những nhà quản lý cấp cao , nghiên cứu trường hợp các cơ quan thu
ngân sách ở Uganda, kết quả cho thấy những nhà quản lý cấp cao đặt
ra mục tiêu cho tổ chức và tổ chức công việc, huấn luyện nhân viên
thực hiện các hoạt động nên ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức và có tác
động đến KSNB của tổ chức, đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.



5
1.3. Các nghiên cứu công bố trong nước về KSNB ở các đơn vị
thuộc KVCP trong KVC
Tại Việt Nam, vấn đề KSNB ở các đơn vị thuộc KVCP trong KVC
đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa nhiều nên tác gi ả lu ận án
không phân chia các luồng nghiên cứu theo tiêu chí như tổng quan ở
các nước vì kết quả rất hạn chế, không đủ để phân nhóm. Do vậy,
tổng quan nghiên cứu trong nước được phân nhóm theo tình hình th ực
tế ở Việt Nam, theo 2 hướng chính. Thứ nhất là theo hướng đối chi ếu
với các quy định tại các văn bản luật, văn bản dưới lu ật về th ực hi ện
kiểm soát nội bộ, gồm nghiên cứu của Thịnh Văn Vinh (2016) về Hệ
thống KSNB và kiểm toán nội bộ theo Luật Kế toán năm 2015, c ủa các
tác giả Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ng ọc Th ảo
(2016) đã thực hiện nghiên cứu Khảo sát hệ thống KSNB t ại các cơ
quan hành chính, nghiên cứu ở Việt Nam. Th ứ hai là theo h ướng đánh
giá hệ thống KSNB tại các ở các đơn vị thuộc KVCP trong KVC, g ồm các
nghiên cứu của Nguyễn Bính Ngọ (2011), nghiên cứu Tổ ch ức h ệ
thống KSNB trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Qu ốc phòng.
Nghiên cứu của các tác giả Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy,
Hàn Thị Lan Thư (2013) đã thực hiện nghiên cứu đề tài H ệ th ống
KSNB trong các trường đại học công lập tại Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Đức Thọ (2015) công bố kết quả nghiên cứu Đổi mới hoạt
động KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan
hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Các nghiên cứu được công
bố với mục tiêu chính của nghiên cứu là nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB cho các đơn vị thuộc KVCP trong KVC như các nghiên cứu của
Thái Thùy Linh, 2010; Trần Thị Tài, 2010; Lê Thị Cẩm Hồng, 2013...
Qua tổng quan các nghiên cứu về KSNB ở các đơn vị thu ộc
KVCP trong KVC nhận thấy chưa có nghiên cứu về cấu trúc KSNB tác
động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.

1.4. Khe hổng nghiên cứu
Từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy
chưa có công trình nghiên cứu công bố về đánh giá cấu trúc KSNB tác
động đến sự hữu hiệu của KSNB có nghiên cứu đến biến điều tiết là
yếu tố thuộc đặc tính của tổ chức tác động.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Giới thiệu


6
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về KSNB, cấu trúc KSNB,
sự hữu hiệu của KSNB và về ĐVSN công lập, thể chế chính trị, đặc tính
của ĐVSN công lập ở Việt Nam, các lý thuyết nền làm c ơ s ở xây d ựng
các mối quan hệ trong mô hình và lý thuyết nghiên cứu sơ bộ.
2.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.2.1. Kiểm soát nội bộ và cấu trúc của kiểm soát nội bộ
2.2.1.1. Khái niệm
Nghiên cứu này sử dụng khái niệm của INTOSAI GOV 9100 về
KSNB để thực hiện các nội dung trong quá trình thực hiện.
2.2.1.2. Hướng dẫn của INTOSAI về Chuẩn mực KSNB cho KVC
Theo INTOSAI GOV 9100, “KSNB là một quá trình đ ộc lập (an
integral process) bị tác động bởi người quản lý và các cá nhân trong t ổ
chức và được thiết lập để xác định rủi ro và cung cấp giải pháp tin cậy
nhằm đạt được sứ mạng của tổ chức, những mục tiêu chung cần đạt
được là: vận hành có trật tự, đúng đắn, kinh tế, các hoạt đ ộng có hi ệu
lực và hiệu quả; thực hiện tốt trách nhiệm giải trình; tuân theo luật
pháp và các quy tắc; bảo đảm an toàn nguồn lực chống lại mất mát,
lãng phí và thiệt hại.” Hiệu quả của KSNB cũng có những giới hạn của
nó, KSNB tự nó không thể đảm bảo những mục tiêu sứ mạng của tổ
chức sớm đạt được vì nó phụ thuộc nào yếu tố con người trong t ổ

chức.
2.2.2. Cấu trúc và các thành phần của KSNB theo INTOSAI
Cấu trúc của KSNB đã được xác định từ các quy định, các tiêu
chuẩn của INTOSAI và nhiều nghiên cứu ở các khu vực tư nhân, KVC
như Jokipii (2006), Rosman et al (2016), Arens, Elder & Beasley
(2012), Bodnar & Hoopwod (2010).Cấu trúc của KSNB gồm 5 thành
phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt đ ộng ki ểm soát,
thông tin và truyền thông, giám sát. Việc đo l ường cấu trúc KSNB theo
mô hình phản ánh nội bộ (internal reflection) được các nhà qu ản lý,
các kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên đ ộc lập s ử d ụng theo
phương pháp tự đánh giá việc kiểm soát (control self – assessment, ghi
tắt là CSA) do Adamec, Rexroad, Leinicke, Ostrosky (2002) nghiên c ứu
và công bố nội dung để khảo sát về cấu trúc KSNB.
2.2.3. Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị KVC
Sự hữu hiệu của KSNB là khái niệm được Tổ chức quốc tế các Cơ
quan kiểm toán tối cao mô tả với nội dung nhằm phản ánh mức độ các mục
tiêu của tổ chức đạt được và mối quan hệ giữa tác động được mong đợi (the
intended impact) và tác động thực tế (the actual impact), đồng thời các mục


7
tiêu đạt được đó phải hiệu quả về mặt chi phí (in a cost – effective way)
(INTOSAI GOV 9100, 2004). Trong KVC, theo hướng dẫn tại INTOSAI
GOV 9100 về chuẩn mực KSNB thì các mục tiêu chính của KSNB ph ản
ánh sự hữu hiệu gồm: hoạt động một cách trật t ự, đ ạo đ ức, hi ệu qu ả
về kinh tế, hoạt động một cách hiệu lực và hiệu quả; thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ giải trình; tuân theo luật và quy định; bảo vệ an toàn các
nguồn lực chống lại thất thoát, lãng phí và tổn hại.
2.3. Tổng quan về ĐVSN công lập
2.3.1. Khái niệm và phân loại ĐVSN công lập

“ĐVSN công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy
định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch v ụ công, ph ục
vụ quản lý nhà nước”. (Luật viên chức năm 2010). Theo yêu cầu của
quản lý, ĐVSN công lập được phân thành các loại theo tiêu th ức khác
nhau.
2.3.2. Môi trường hoạt động của các ĐVSN công lập Việt Nam
2.3.2.1. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2016, “Nền kinh tế thị tr ường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đ ủ,
đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hi ện đại và h ội nhập
quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quy ền xã h ội ch ủ nghĩa, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, n ước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Các quy lu ật kinh t ế ch ủ y ếu chi
phối kinh tế thị trường gồm quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy
luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ (Ngô Tuấn Nghĩa và các
cộng sự, 2018)
2.3.2.2. Môi trường hoạt động của các ĐVSN công lập
ĐVSN công lập hoạt động trong khuôn khổ quy định pháp luật, có
môi trường hoạt động với những điểm chính về mục tiêu hoạt đ ộng,
về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cơ cấu tổ chức, về quy chế hoạt
động.
2.3.2.3. Mức độ tự chủ tài chính của ĐVSN công lập
Mức độ tự chủ tài chính là một khái niệm được dùng để phân loại
mức độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động của ĐVSN công lập ở Việt



8
Nam hiện nay. Từ những quy định hiện hành về phân loại mức độ tự
chủ tài chính của ĐVSN công lập, khái quát thành 4 m ức đ ộ theo Ngh ị
định 16/2015/NĐ-CP như sau: (1) Tự bảo đảm chi th ường xuyên và
chi đầu tư; (2) Tự bảo đảm chi thường xuyên, có bao gồm t ự bảo đ ảm
chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; (3)
Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, có bao gồm t ự bảo đ ảm m ột
phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP;
(4) Do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, có bao gồm Do nhà n ước
bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
2.3.3. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, t ổ ch ức chính tr ị
- xã hội trong ĐVSN công lập tại Việt Nam
Đảng là tổ chức chính trị. Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 quy
định Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ n ữ Vi ệt Nam, H ội C ựu chi ến
binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội. Theo Quy đ ịnh c ủa BCH
Trung ương Đảng, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng năm 2017
được phân thành 4 mức như sau: (1) Trong sạch, vững mạnh; (2) Hoàn
thành tốt nhiệm vụ; (3) Hoàn thành nhiệm v ụ; (4) Yếu kém. Chất
lượng hoạt động hàng năm của các tổ chức chính trị, tổ ch ức chính tr ị
- xã hội trong ĐVSN công lập được đánh giá tổng quát bằng chất lượng
hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng ở đơn vị.
2.4. Lý thuyết nền
2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Thoery)
Lý thuyết ủy nhiệm được công bố năm 1972 do Alchial và
Demsetz phát triển từ lý thuyết kinh tế và đ ược Michael C.Jensen và
William H.Meckling phát triển thêm vào năm 1976. ĐVSN công l ập
được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có thẩm quy ền thành l ập nhằm
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho người dân, phục v ụ quản lý nhà
nước. Do vậy mỗi đơn vị khi được thành lập đều có nhiệm vụ với m ục

tiêu, kết quả cụ thể. Ngân sách nhà nước đang giảm dần m ức đ ộ đ ảm
bảo kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp, điều này t ương ứng
với việc các ĐVSN phải tự bảo đảm phi chí hoạt động ngày càng cao.
2.4.2. Lý thuyết bất định của các tổ chức
Lý thuyết bất định của các tổ chức của Otley (1980) cho r ằng
không có hệ thống quản trị hiệu quả duy nhất nào là phù hợp cho m ọi
tổ chức và phù hợp cho mọi môi trường do những đặc điểm riêng biệt.
Ở các ĐVSN công lập, cấu trúc KSNB được thiết lập, vận hành và đ ịnh
kỳ đánh giá phụ thuộc chủ yếu vào nhà quản lý. Do vậy với cấu trúc


9
KSNB khác nhau sẽ có mức độ hữu hiệu của KSNB t ương ứng v ới c ấu
trúc đó và các yếu tố khác thuộc về đơn vị cũng sẽ có tác đ ộng.
2.4.3. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)
Lý thuyết thể chế là lý thuyết thuộc lĩnh vực xã hội, đề cập đến
các khía cạnh sâu và linh hoạt hơn của các t ổ ch ức trong cấu trúc xã
hội. Các ĐVSN công lập là đơn vị thuộc KVC nên mục tiêu, phương thức
và định hướng hoạt động trong từng thời kỳ của đ ơn vị ch ịu tác đ ộng
rất lớn từ các quy định của nhà nước, ch ủ trương của Đảng. Vì vậy,
việc tồn tại, cơ chế hoạt động, xu hướng phát triển của ĐVSN công
lập tại Việt Nam chịu sự chi phối bởi thể chế chính trị.
2.4.4. Tiếp cận dựa trên năng lực (Competence –Based View)
Theo quan điểm quản trị dựa trên năng lực của tổ chức, tổ chức
dựa vào khả năng sử dụng, kết hợp tài sản và ngu ồn, năng l ực nh ằm
đạt được hiệu quả, mục tiêu tổng thể của tổ chức. Quan điểm này
được phát triển bởi các nghiên cứu của Barney (1991), Wernerfelt
(1984), Peteraf (1993), Sanchez & Heene (1996, 2004, 2008, 2010).
Nội dung lý thuyết tiếp cận dựa trên năng lực cũng là m ột c ơ s ở c ủa
hướng dẫn của INTOSAI để KSNB đạt được sự hữu hiệu (INTOSAI

GOV 9110, 2004), cần thiết xây dựng cấu trúc KSNB hiệu quả trong
đơn vị. Dựa trên nguồn lực của đơn vị, lãnh đạo của đơn vị tổ chức
thực hiện nhiệm vụ được giao với nguồn lực được cấp, tích lũy đ ược
và hoạt động trong khuôn khổ quy định, trong đó vi ệc thi ết l ập và vận
hành KSNB trong đơn vị sẽ có tác động đến sự hữu hiệu của KSNB,
đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Từ việc tổng quan nghiên cứu, hệ thống lý thuyết về KSNB ở KVC
cho thấy có khoảng trống nghiên cứu là đánh giá tác động của cấu trúc
KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB ở các đơn vị thuộc KVC trong điều
kiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội ch ủ nghĩa ở Việt
Nam và nghiên cứu trong điều kiện có biến điều tiết thuộc đặc tính
của đơn vị.
Biến điều tiết: đặc tính của tổ
chức

Cấu trúc KSNB

Sự hữu hiệu KSNB


10

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu tổng quát
Mô hình nghiên cứu ở hình 2.2. có 3 loại biến gồm:
(1) Biến độc lập là biến được xem là nguyên nhân, tác động
đến biến kết quả được nghiên cứu trong mô hình hồi quy (Nguy ễn
Đình Thọ, 2013). Cấu trúc KSNB là biến độc lập trong mô hình nghiên
cứu.
(2) Biến phụ thuộc là biến được xem là kết quả, chịu tác động

bởi biến nguyên nhân trong mô hình hồi quy (Nguyễn Đình Thọ,
2013). Sự hữu hiệu của KSNB là biến độc lập trong mô hình nghiên
cứu.
(3) Biến điều tiết là biến làm thay đổi độ mạnh và dạng của
mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Sharma et al, 1981;
Zedeck 1971). Đặc tính của tổ chức thuộc về thể ch ế chính trị là bi ến
điều tiết trong nghiên cứu này.
Dự kiến các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1: Cấu trúc của KSNB có tác động tích cực đ ến s ự
hữu hiệu của KSNB ở ĐVSN công lập tại Việt Nam.
Giả thuyết 2: Yếu tố thuộc đặc tính của đơn vị có ảnh hưởng
đến mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hi ệu của
KSNB.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu tổng quát về phương pháp nghiên cứu áp d ụng Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Nghiên cứu này áp dụng thiết kế h ỗn hợp gắn kết, là d ạng thi ết
kế trong đó một phương pháp là chính (đ ịnh tính ho ặc đ ịnh l ượng)
và phương pháp còn lại gắn vào phương pháp chính, ph ương pháp
phụ này đóng vai trò hỗ trợ thêm dữ liệu cho ph ương pháp chính.
3.2. Quy trình nghiên cứu
Từ áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, dựa trên quy trình
phát triển thang đo trong nghiên cứu g ồm 8 b ước c ủa Churchill
(1979), quy trình nghiên cứu theo các bước: Tổng quan tài liệu,


11
nghiên cứu tài liệu để thiết lập mô hình nghiên c ứu lý thuy ết, xây
dựng thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên c ứu và thi ết kế
bảng câu hỏi điều tra sơ bộ; Nghiên cứu sơ bộ để làm cơ sở xây d ựng
Bảng câu hỏi chính thức khảo sát để kiểm định các giả thuyết trong

mô hình nghiên cứu lý thuyết; Nghiên cứu định tính đ ể xác đ ịnh yếu t ố
thuộc đặc tính tổ chức có tác động đến mối quan hệ gi ữa cấu trúc
KSNB và sự hữu hiệu của KSNB; Nghiên cứu chính th ức kiểm đ ịnh các
giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.
3.3. Nghiên cứu định tính
3.3.1. Giới thiệu về nội dung nghiên cứu định tính, ph ạm vi nghiên c ứu
và cân nhắc về đạo đức
Để kết quả phát hiện từ nghiên cứu có giá trị, bảo đảm đ ược đ ộ
tin cậy thì đòi hỏi nghiên cứu phải thực hiện theo quy trình khoa h ọc.
Các hướng dẫn quy trình hệ thống của Creswell (2002) được ứng
dụng trong nghiên cứu này.
3.3.2. Quy trình thu thập dữ liệu và ghi chép dữ liệu
Theo Creswell (2002) thì để khởi đầu cho thu thập dữ li ệu, cần
thiết đánh giá vai trò của các chuyên gia được khảo sát trong nghiên
cứu, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu, có th ể l ựa ch ọn cách thu th ập
như qua quan sát, hoặc phỏng vấn, hoặc qua tài liệu văn bản, ho ặc
qua tài liệu nghe nhìn. Việc ghi chép dữ liệu cần có s ự chuẩn bị, dự
định cách ghi chép và những dữ liệu cần ghi chép (Creswell, 2002).
3.3.3. Quy trình phân tích dữ liệu và lý giải
Theo Creswell (2002), việc phân tích định tính diễn ra liên quan
đến thu nhận, phản ánh dữ liệu liên tục, trong quá trình đặt ra câu h ỏi
và ghi nhớ, ghi chép câu trả lời và cả việc định hình cho câu h ỏi tiếp
theo đối với chuyên gia được khảo sát. Các bước: (1) sắp xếp và chuẩn
bị dữ liệu để phân tích, (2) đọc toàn bộ d ữ liệu, (3) bắt đ ầu phân tích
bằng mã hóa dữ liệu, (4) sử dụng quá trình mã hóa để xây d ựng m ột
bản mã hóa chủng loại hay chủ đề phân tích, (5) cách th ức mô t ả và
các chủ đề được trình bày trong tường thuật định tính, (6) trình bày ý
nghĩa của dữ liệu.
3.3.4. Xác minh giá trị dữ liệu
Kiểm tra tam giác các nguồn thông tin khác nhau đ ược xem là có

mức độ sử dụng thường xuyên, dễ dàng thực hiện nhất (Creswell,
2002).
3.3.5. Báo cáo các phát hiện


12
Các phát hiện từ nghiên cứu được trình bày một cách sáng t ạo
theo lựa chọn của người nghiên cứu và bài tường thuật định tính là
hình thức thường xuyên được sử dụng. Nghiên cứu này áp dụng cách
thức trình bày báo cáo các phát hiện theo cách ph ổ bi ến là s ử d ụng bài
tường thuật.
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Phân tích sơ bộ độ tin cậy của thang đo từ mẫu nghiên c ứu
Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để xem xét các thang đo dùng đ ể
đo lường các khái niệm có đảm bảo độ tin cậy hay không. Hệ s ố
Cronbach’s alpha được tính bằng SPSS, chức năng phân tích độ tin cậy.
3.4.2. Phân tích sơ bộ độ giá trị của thang đo – phân tích nhân t ố EFA t ừ
mẫu nghiên cứu sơ bộ
Đánh giá độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, xem xét
ba thuộc tính số nhân tố trích được, trọng số nhân tố và t ổng ph ương
sai trích (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
3.4.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích mô hình
SEM, SEM có biến điều tiết (morderator) bằng kỹ thuật multiple groups
Mô hình SEM là tên viết tắt của mô hình cấu trúc tuy ến tính
(Tiếng Anh: Structural Equation Modeling), là một kỹ thu ật th ống kê
được mở rộng từ mô hình hồi quy tuyến tính t ổng quát, cho phép nhà
nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng lúc,
giúp chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau (Schreiber et
al, 2006). Các tiêu chí dùng để đánh giá mô hình phân tích gồm:
(1) Để đo lường mô hình phù hợp của mô hình với dữ liệu thực

tiễn: sử dụng các chỉ số dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình
phổ biến và giá trị ngưỡng theo Tang et al (2011) gồm:
Chi-square test (X2): giá trị ngưỡng < 3,00
Root Mean Square Error of Approximation (RMSEA): giá trị ngưỡng <
0,08
Comparative fit index (CFI): giá trị ngưỡng > 0,90
Tucker – Lewis index (TLI): giá trị ngưỡng > 0,90
Standardized RMR (SRMR): giá trị ngưỡng < 0,08
(2) Giá trị hội tụ: sau khi mô hình đạt đ ược tính đ ơn h ướng, c ần
các trọng số chuẩn hóa các thang đo trong cùng khái niệm, yêu c ầu các
trọng số này đều > 0,5 (Hair et al, 2014).


13
(3) Giá trị phân biệt: dùng phương pháp tương quan, xác đ ịnh h ệ
số tương quan giữa các khái niệm trong mô hình, hệ s ố t ương quan
phải khác 1 để phân biệt các khái niệm đo lường (Tang et al, 2011).
(4) Độ tin cậy tổng hợp: đo lường độ tin cậy thang đo thông qua
hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích, yêu cầu hai h ệ s ố này phải
≥ 0,5 (Hair et al, 2014).
(5) Giá trị liên hệ lý thuyết: đánh giá trong mô hình lý thuy ết đ ể
đánh giá độ phù hợp của mô hình lý thuyết và các giả thuy ết nghiên
cứu, kết quả xác định P-value của các khái niệm trong mô hình có đ ạt
ý nghĩa thống kê hay không.
Phân tích SEM có biến điều tiết (morderator) bằng kỹ thuật
multiple groups nhằm xác định ảnh hưởng của một yếu t ố ngoại sinh
đến 1 yếu tố nội sinh tùy thuộc giá trị của các biến khác, nghĩa là có
tác động ảnh hưởng đến mối quan hệ này (Hair et al, 2014).
3.5. Mẫu nghiên cứu và kỹ thuật xử lý dữ liệu
3.5.1. Mẫu nghiên cứu

Phương pháp định tính: thực hiện lấy ý kiến các chuyên gia vì v ậy
chọn mẫu khảo sát không theo mẫu ngẫu nhiên mà có s ự phân tích vai
trò của chuyên gia. Phương pháp định lượng: khảo sát công ch ức viên
chức đang làm việc ở ĐVSN công lập, mỗi đơn vị khảo sát 1 phiếu.
3.5.2. Kỹ thuật xử lý dữ liệu
Công cụ sử dụng cho phân tích: phần mềm SPSS, AMOS.
Trong đó các kỹ thuật xử lý cho từng phần mềm như sau:
SPSS: Cronbach’s Alpha:
Analyze - Scale –Reliability
Analysis
EFA: Analyze – Data reduction – Factor
AMOS CFA- Pattern matrix model builder
SEM - Standardized estimates, Maximum likelihood
SEM - Multiple groups
3.6. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
3.6.1. Thang đo cấu trúc của hệ thống kiểm soát nội b ộ
Adamec, Rexroad, Leinicke and Ostrosky (2002) đã xây d ựng
nội dung khảo sát nhằm đo lường phản ánh nội bộ của cấu trúc KSNB
khi khảo sát các nhân viên trong đ ơn vị, theo đó khảo sát đánh giá về
KSNB dựa trên phương pháp tự đánh giá việc kiểm soát (the control


14
self – assessment method CSA), phương pháp này đã đ ược th ực hiện
nhiều nghiên cứu (Jokipii, 2006; Dietz, 2011 ...). Việc đo l ường th ực
hiện thông qua các câu hỏi được đưa ra yêu cầu nêu quan đi ểm c ủa
người được hỏi về việc thực hiện chức năng của KSNB trong đ ơn vị,
sử dụng thang đo likert từ 1 tới 7 (1- hoàn toàn không đ ồng ý đến 7 hoàn toàn đồng ý). Biến cấu trúc của KSNB là biến thu ộc dạng ch ỉ báo
phản ánh (a reflective measurement charactistic), đo l ường 5 thành
phần KSNB trong đó mỗi thành phần có 5 biến quan sát.


Cấu trúc kiểm soát nội bộ
Môi trường kiểm soát
CONENV 1:Bộ phận quản lý thực sự yêu cầu các quyết định trong
quản lý được đưa ra bàn bạc, thảo luận và lựa chọn dựa trên
những vấn đề đã được sáng tỏ; CONENV 2: Các nhà quản lý và
việc quản lý không bị quá tải công việc; CONENV 3: Đơn vị xử lý
tốt những thay đổi trong yêu cầu quản lý và kiểm soát; CONENV
4: Cá nhân trong đơn vị hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của h ọ;
CONENV 5: Hành vi của các cá nhân chứng minh được nội dung
cam kết về trung thực và đạo đức của đơn vị.
Đánh giá rủi ro
RISASS 1: Kết quả hoạt động của đơn vị đáng tin cậy và theo quan
điểm cá nhân thì nó đã được đo lường một cách thích h ợp; RISASS
2: Việc quản lý đã thật sự đánh giá rủi ro bên trong và bên ngoài
có tác động cản trở đến việc đạt được mục tiêu c ủa đ ơn vị;
RISASS 3: Phân tích rủi ro đối với toàn bộ đơn vị đã đ ược thực
hiện trong suốt năm qua; RISASS 4: Các bộ phân có chức năng
quản lý nhận thấy được các rủi ro trong phạm vi trách nhiệm và
biết cách quản lý rủi ro; RISASS 5: Theo quan đi ểm cá nhân thì
việc phân tích rủi ro của đơn vị và phương tiện bảo vệ có thể
hiệu quả hơn.


15
Các hoạt động kiểm soát
CONACT 1: Các chức năng kiểm soát trong hoạt động của đơn vị
giúp đưa ra các cảnh báo khi có vấn đề đặc biệt xảy ra; CONACT 2:
Ngay khi có vấn đề đặc biệt và đáng chú ý xảy ra thì nó đ ược x ử lý
đúng vấn đề và kịp thời; CONACT 3: Những yêu cầu đặc biệt của

nhiệm vụ và các vấn đề ủy quyền được quan tâm đặc bi ệt khi xác
định nhiệm vụ; CONACT 4: Theo quan điểm cá nhân thì việc đánh
giá KSNB được từng bước thực hiện nhiều hơn; CONACT 5: Toàn
bộ nhân viên trong đơn vị cập nhật các mô tả công việc.
Thông tin và truyền thông
INFCOM 1: Các cá nhân trong đơn vị không gặp bất kỳ khó khăn
nào trong thu thập thông tin phục vụ cho công vi ệc của h ọ;
INFCOM 2: Các báo cáo phục vụ cho quản lý rõ ràng và ch ứa đ ựng
các thông tin liên quan theo yêu cầu quản lý; INFCOM 3: Thông tin
hiệu quả giữa các bộ phận trong đơn vị vì vậy việc vận hành
thông suốt được đảm bảo; INFCOM 4: Hệ thống thông tin và
truyền thông của đơn vị được cập nhật liên l ục theo chức năng;
INFCOM 5: Phối hợp trong công việc được hiệu quả trong t ừng bộ
phận và giữa các bộ phận.
Giám sát
MOR 1: Thông tin hữu ích sử dụng trong quản lý đ ược phân định
rõ với thông tin từ hệ thống dành cho quản lý tài chính; MOR 2:
Hệ thống những người quản lý thực hiện tốt việc kiểm soát hàng
ngày; MOR 3: Giám sát các cá nhân trong đơn vị thực hiện các quy
trình công việc đã được ban hành; MOR 4: Đơn vị có thực hiện các
đánh giá cơ bản (về sự hài lòng của khách hàng, s ự hài lòng trong
công việc, hiệu quả) đã thay đổi như thế nào trong năm qua; MOR
5: Đơn vị không yêu cầu rà soát các biện pháp ki ểm soát ch ưa
hoàn thành.
Nguồn: tổng hợp của tác giả
3.6.2. Thang đo sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Những mục tiêu tổng quát mà hệ thống KSNB của các đ ơn vị ở
KVC cần đạt được theo INTOSAI GOV 9100 sẽ đ ược dùng đ ể đo l ường
khái niệm sự hữu hiệu của hệ thống KSNB ĐVSNcông lập. Thang đo
likert được sử dụng, cụ thể đánh giá từ 1 tới 7 (1- hoàn toàn không

đồng ý đến 7 - hoàn toàn đồng ý).
Sự hữu hiệu của KSNB
Hoạt động một cách EFFEXE 1: Hoạt động một cách trật tự,


16
trật tự, đạo đức, hiệu
quả về kinh tế, hoạt
động một cách hiệu lực
và hiệu quả (EFFEXE)
Thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ giải trình
(ACCOBL)

Tuân theo luật và quy
định (COMLAW)

Bảo vệ an toàn các
nguồn lực chống lại
thất thoát, lãng phí và
thiệt hại (SAFRES)

đạo đức; EFFEXE 2: Hoạt động có hiệu
quả về kinh tế; EFFEXE 3: Hoạt động hiệu
lực và hiệu quả.
ACCOBL 1: Đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ giải trình về sử dụng ngân quỹ công;
ACCOBL 2: Đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ giải trình về sự khách quan, công bằng
trong hoạt động; ACCOBL 3: Đơn vị thực

hiện đầy đủ nghĩa vụ giải trình mọi vấn
đề về kết quả hoạt động.
COMLAW 1: Tuân thủ luật và các quy định
trong sử dụng ngân quỹ nhà nước, quy
định về thuế; COMLAW 2: Tuân thủ luật và
các quy định trong quản trị tổ ch ức;
COMLAW 3: Tuân thủ luật và các quy định
về bảo vệ môi trường; COMLAW 4:Tuân
thủ luật và các quy định trong chống gian
lận.
SAFRES 1: Bảo vệ an toàn các nguồn lực
chống lại thất thoát; SAFRES 2: Bảo vệ an
toàn các nguồn lực chống lại lãng phí;
SAFRES 3: Bảo vệ an toàn các nguồn lực
chống lại thiệt hại.

3.7. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
3.7.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu này được khảo sát, thu thập theo
quy trình nghiên cứu của phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết.
3.7.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
3.7.2.1. Mẫu điều tra và phương pháp thu thập d ữ li ệu cho nghiên c ứu
định tính
Thực hiện trong một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu, mẫu sẽ
được chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết (purposeful sampling) và
thực hiện theo thảo luận tay đôi do đặc thù vị trí xã h ội, nghề nghi ệp
của chuyên gia (Marshall & Rossman, 2011).
3.7.2.2. Mẫu điều tra và phương pháp thu thập d ữ li ệu cho nghiên c ứu
định lượng



17
Quá trình chọn mẫu trong phương pháp định lượng đ ược chia
thành 5 bước: (1) xác định đám đông nghiên cứu; (2) xác đ ịnh khung
mẫu; (3) xác định kích thước mẫu); (4) chọn phương pháp ch ọn m ẫu;
(5) tiến hành chọn (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Cỡ mẫu đối với phân
tích theo mô hình cấu trúc SEM cần có cỡ m ẫu l ớn đ ể đ ảm b ảo đ ộ tin
cậy cho mô hình nghiên cứu (Raykov & Widaman, 1995). Đ ồng th ời c ỡ
mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150 quan sát nếu sử dụng ước lượng
Maximum likelihood (Hair at el, 2010). Nghiên cứu định lượng được
thực hiện bằng phương pháp khảo sát dựa trên Phiếu khảo sát. Phiếu
khảo sát được gửi đến đối tượng khảo sát bằng cách gặp mặt g ửi tr ực
tiếp hoặc bằng thư giấy hoặc bằng thư điện tử, sau đó nhận lại phiếu
được trả lời.
3.8. Nghiên cứu sơ bộ và đánh giá thang đo
3.8.1. Mô tả chương trình nghiên cứu sơ bộ
Chương trình nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương
pháp định lượng, cụ thể các bước:
(1) Điều tra sơ bộ, mẫu nghiên cứu sơ bộ có 130 đơn vị.
(2) Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach alpha.
(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị hội t ụ
và giá trị phân biệt của thang đo.
3.8.2. Mẫu điều tra
Đơn vị nghiên cứu là các ĐVSN công lập. Phương pháp điều tra
thực hiện bằng phiếu khảo sát gửi bằng bản giấy hoặc gửi qua th ư
điện tử. Thời gian thực hiện điều tra: tháng 5/2018 đến tháng
9/2018.
3.8.3. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu sơ bộ
Cơ cấu mẫu nghiên cứu sơ bộ được thống kê theo cấp hành chính
và lĩnh vực hoạt động.

3.8.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha
Nội dung này đánh giá độ tin cậy thang đo các khái niệm thu ộc
cấu trúc của KSNB và sự hữu hiệu của KSNB.
Cấu trúc KSNB: (1) Môi trường kiểm soát – CONENV; (2) Đánh giá
rủi ro – RISASS; (3) Các hoạt động kiểm soát –CONACT; (4) Thông tin
và truyền thông – INFCOM; (5) Giám sát – MOR.


18
Sự hữu hiệu của KSNB: (6) Hoạt động một cách trật t ự, đ ạo đ ức,
hiệu quả về kinh tế, hoạt động một cách hiệu lực và hi ệu quả EFFEXE; (7) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giải trình - ACCOBL; (8) Tuân
theo luật và quy định – COMLAW; (9) Bảo vệ an toàn các ngu ồn l ực
chống lại thất thoát, lãng phí và thiệt hại - SAFRES.
Kết quả độ tin cậy thang đo của 9 khái niệm có kết qu ả độ tin
cậy ban đầu α > 0,6 nên bảo đảm độ tin cậy cần thiết để đo lường.
3.8.5. Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân t ố EFA
Phân tích EFA được thực hiện từng lần theo biến đ ộc l ập và bi ến
phụ thuộc, lần 1 để đo lường biến tiềm ẩn cấu trúc KSNB và lần 2 đo
lường sự hữu hiệu của KSNB (biến tiềm ẩn cấp độ 2).
Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập cấu trúc KSNB như sau:
thang đo biến độc lập cấu trúc KSNB đạt được độ tin cậy và giá trị.
Kết quả phân tích EFA cho phụ thuộc sự hữu hiệu của KSNB như
sau: biến phụ thuộc sự hữu hiệu của KSNB đạt được độ tin cậy và giá
trị.
3.8.6. Kết luận về nghiên cứu sơ bộ
Kết quả đo lường phù hợp với nghiên cứu trước và cơ sở lý
thuyết làm cơ sở đo lường, đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu về chương trình nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp h ỗn

hợp gắn kết trong đó phương pháp định lượng là chính.
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
4.2.1. Dữ liệu thu thập được và nội dung ghi chép tóm tắt
Thực hiện phỏng vấn các chuyên gia bằng cách gặp trao đổi tr ực
tiếp (8 chuyên gia), trao đổi qua điện thoại (3 chuyên gia), qua th ư
điện tử (5 chuyên gia), đến chuyên gia thứ 16 thì không ti ếp t ục kh ảo
sát do quá trình khảo sát nhận thấy ở các chuyên gia th ứ 10, 11 v ề sau
thì các nhận định, ý kiến bão hòa, không có phát sinh ý ki ến khác. Quá
trình thu thập dữ liệu, các thông tin được ghi chép m ột cách vắn t ắt,
kết hợp mã hóa để làm cơ sở xử lý dữ liệu.
4.2.2. Phân tích dữ liệu và lý giải
Đối với nội dung cấu trúc KSNB có tác đ ộng đến s ự h ữu hi ệu
của KSNB đều có sự thống nhất về quan điểm khá cao từ các chuyên
gia, có 16/16 chuyên gia nhận định là có tác động và 12/16 chuyên gia


19
có ý kiến trả lời là có tác động tích cực. Có 5 nhân t ố đ ược đ ưa ra g ồm:
phong cách lãnh đạo của thủ trưởng đơn vị; lĩnh v ực hoạt đ ộng; ch ất
lượng hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên; m ức
độ tự chủ tài chính; tác động của cơ quan quản lý cấp trên.
4.2.3. Xác minh giá trị dữ liệu
Bằng cách thức xác minh dữ liệu thông qua thu th ập ý ki ến
nhiều chuyên gia về 1 vấn đề, thu thập các trường hợp cụ thể làm
minh chứng nhận thấy có 2 nhân tố có nhiều minh chứng, dễ nhận
thấy nhất là mức độ tự chủ tài chính và chất lượng ho ạt đ ộng của t ổ
chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong đơn vị.
4.2.4. Báo cáo các phát hiện
Như vậy nhận định rằng cấu trúc KSNB có tác động đến s ự
hữu hiệu của KSNB ở ĐVSN công lập là vấn đề đã được tán thành r ộng

rãi. Đối với nhân tố thuộc đặc tính đơn vị có ảnh hưởng đến m ối quan
hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB thì nổi lên 2 nhân t ố
được nhiều ý kiến nhận định, có khả năng đo lường và áp d ụng kỹ
thuật xử lý dữ liệu gồm mức độ tự chủ tài chính của đ ơn vị và chất
lượng hoạt động của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong đơn vị.
4.2.5. Thang đo mức độ tự chủ về tài chính của các ĐVSN công lập
Cơ sở để ghi nhận một ĐVSN công lập thuộc mức độ tự chủ
nào là do quyết định giao quyền tự chủ của cơ quan có thẩm quy ền,
trong quyết định có ghi rõ mức độ tự ch ủ (theo Đi ều 20 của Ngh ị đ ịnh
16/2015/NĐ-CP, theo Điều 32 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP).
4.2.5. Thang đo chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, chính
trị xã hội trong ĐVSN công lập
Việc ghi nhận kết quả được căn cứ theo quyết định phân loại
chất lượng tổ chức cơ sở đảng của tổ chức đảng cấp trên, có ban hành
quyết định hàng năm và công bố rộng rãi đến toàn bộ người quản lý,
nhân viên trong ĐVSN công lập.
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.3.1. Mẫu nghiên cứu
Dựa trên công bố chính thức về số lượng ĐVSN công l ập vào th ời
điểm cuối năm 2016, tại Việt Nam có 57.995 ĐVSN công lập, trong đó
ngành giáo dục đào tạo có 41.800 đ ơn vị chi ếm tỷ lệ 72,08 %, ngành y
tế có 6.160 đơn vị chiếm tỷ lệ 10,62%, còn lại là các ngành khác
(Nguyễn Trường Giang, 2018). Cơ cấu mẫu khảo sát: l ĩnh vực giáo dục


20
và đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ lệ 69,97 %, kế đến là ngành y
tế với tỷ lệ 10,48%, nhóm các đơn vị khác chiếm tỷ lệ 19,55 %.
4.3.2. Phân tích cấu trúc KSNB của các ĐVSN công lập Vi ệt Nam
4.3.2.1. Phân tích nhân tố khẳng định CFA cho cấu trúc KSNB

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA có bậc t ự do df = 265.
Mô hình có CMIN/df = 1,966< 3. Chỉ số TLI là 0,948, ch ỉ s ố CFI là 0,954
– đều lớn hơn 0,9; RSMEA = 0,052 < 0,080 nên có thể chấp nh ận đ ược.
Khẳng định mô hình cấu trúc KSNB phù hợp với dữ liệu về đ ối t ượng
nghiên cứu ĐVSN công lập Việt Nam.
4.3.2.2. Phân tích SEM cho cấu trúc KSNB các ĐVSN công lập
Phân tích SEM cho biến tiềm ẩn bậc 2 là cấu trúc KSNB gồm 5
thành phần. Kỹ thuật xử lý sử dụng công cụ Pattern matrix model
builder trong AMOS, xây dựng mô hình SEM của cấu trúc KSNB t ừ 5
thành phần, dữ liệu sử dụng từ kết quả khảo sát chính th ức 353 đ ơn
vị.
Mô hình có bậc tự do df = 270, Chi-square = 535 ; Chi-square/df =
1,982 < 3; các chỉ số TLI và CFI đều lớn hơn 0,9 cụ thể l ần l ượt là
0,947 và 0,952; RMSEA = 0,053 < 0,080. Kh ẳng đ ịnh mô hình c ấu trúc
KSNB xây dựng phù hợp với dữ liệu tình hình thực tế về ĐVSN công
lập. Kết quả hệ số hồi quy trong phân tích cấu trúc KSNB ở ĐVSN công
lập Việt Nam cho thấy thành phần mạnh nhất là thông tin truy ền
thông với hệ số hồi quy là 0,832, thành phần có tác đ ộng m ạnh th ứ 2
là hoạt động kiểm soát với hệ số hồi quy là 0,827. Thành phần có tác
động thấp nhất là đánh giá rủi ro với hệ số hồi quy là 0,752.
4.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo các khái ni ệm trong
mô hình nghiên cứu cấu trúc KSNB tác động đến sự hữu hi ệu của KSNB
Kỹ thuật xử lý trong nghiên cứu này là sử dụng công cụ Pattern
matrix model builder trong AMOS, trong đó có s ử dụng k ết quả phân
tích nhân tố EFA từ kết quả khảo sát chính thức 353 đơn vị.
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA có bậc t ự do df = 629.
Mô hình có CMIN/df = 1,604< 3. Chỉ số TLI là 0,947, ch ỉ s ố CFI là 0,952,
đều lớn hơn 0,9; RSMEA = 0,041 < 0,080, có thể chấp nhận được. Do
đó khẳng định mô hình tới hạn cấu trúc KSNB, s ự hữu hiệu của KSNB
(biến độc lập và biến phụ thuộc) phù hợp với dữ liệu về đối t ượng

nghiên cứu ĐVSN công lập Việt Nam.
Kết quả phân tích các biến trong mô hình, tất cả các h ệ s ố t ương
quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn SE cho P-value đ ều có giá tr ị
nhỏ hơn 0,05 nên hệ số tương quan từng cặp khái niệm khác biệt so


21
với 1 ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, các khái ni ệm nghiên cứu trong mô
hình đạt được giá trị phân biệt. Kết luận, kết quả CFA mô hình t ới h ạn
cho thấy mô hình có sự phù hợp tốt với dữ liệu tình hình ĐVSN công
lập.
4.3.4. Phân tích cấu trúc KSNB tác động đ ến sự hữu hiệu c ủa KSNB
bằng mô hình cấu trúc SEM – kiểm định gi ả thuyết
4.3.4.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Từ tổng quan nghiên cứu và lý thuyết n ền đã trình bày ở ch ương
1 và chương 2, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính xác đ ịnh
được 2 yếu tố thuộc đặc tính của tổ ch ức đóng vai trò bi ến điều ti ết,
có thể xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dưới đây.
H1: Cấu trúc KSNB có tác động tích cực đến s ự h ữu hiệu của
KSNB ở ĐVSN công lập tại Việt Nam.
Giả thuyết H2: Mức độ tự chủ tài chính có ảnh hưởng đến mối
quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến s ự hữu hi ệu của KSNB và có
ảnh hưởng tích cực.
Giả thuyết H3: Chất lượng hoạt động của tổ chức chính tr ị, chính
trị xã hội trong đơn vị có ảnh hưởng đến mối quan hệ tác động của
cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và có ảnh hưởng tích cực.
Từ kết quả CFA, thực hiện xây dựng mô hình SEM kiểm định
giả thuyết được trình bày theo mô hình như sau:
Mức độ tự chủ tài chính


Cấu trúc của KSNB

H1 +

H2
+

Sự hữu hiệu của
KSNB
+
H3

Chất lượng hoạt động của tổ chức
chính trị, chính trị xã hội trong đơn
vị

4.3.4.2. Kết quả phân tích mô hình SEM – cấu trúc KSNB tác đ ộng đ ến
sự hữu hiệu của KSNB
Kiểm định giả thuyết H1: Cấu trúc KSNB có tác đ ộng tích c ực đ ến
sự hữu hiệu của KSNB ở ĐVSN công lập tại Việt Nam.


22
Mô hình có bậc tự do df = 655, Chi-square = 1056,567; Chisquare/df = 1,613 < 3 ; các chỉ số TLI và CFI đ ều lớn h ơn 0,9 c ụ th ể
lần lượt là 0,946 và 0,950; RMSEA = 0,042 < 0,080. Khẳng đ ịnh mô
hình phù hợp với dữ liệu tình hình thực tế về ĐVSN công lập. K ết qu ả
phân tích cho thấy cấu trúc KSNB có tác đ ộng dương và tr ực ti ếp đ ến
sự hữu hiệu của KSNB (hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,734), tác động
này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Kết quả phân tích SEM ta chấp nhận giả thuyết H1.

4.3.5. Phân tích mô hình SEM - các đặc tính tổ chức có ảnh hưởng đ ến
tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu KSNB - kiểm đ ịnh gi ả
thuyết
4.3.5.1. Giới thiệu mô hình phân tích SEM có biến điều ti ết
(moderator)
Kiểm định giả thuyết H2: Mức độ tự chủ tài chính có ảnh hưởng
đến mối quan hệ tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hi ệu của
KSNB và có ảnh hưởng tích cực.
Giả thuyết H3: Chất lượng hoạt động của tổ chức chính tr ị, chính
trị xã hội trong đơn vị có ảnh hưởng đến mối quan hệ tác động của
cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và có ảnh hưởng tích cực.
Đối với biến điều tiết mức độ tự chủ tài chính, chia thành 2 nhóm
trong đó nhóm thứ nhất là nhóm tự ch ủ cao là các nhóm đ ược đo
lường tự chủ từ 2 đến 4, có nghĩa là các đ ơn vị thu ộc t ự b ảo đ ảm m ột
phần kinh phí đến tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu t ư. Nhóm
thứ hai là các đơn vị do nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí ho ạt
động, tức là mức độ tự chủ thấp.
Đối với biến điều tiết chất lượng hoạt động của tổ ch ức chính
trị, chính trị xã hội trong đơn vị được chia thành 2 nhóm, th ứ nhất là
nhóm chất lượng hoạt động cao là đơn vị được phân loại trong sạch
vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhóm thứ hai là nhóm có ch ất
lượng hoạt động thấp gồm các nhóm được phân loại hoàn thành
nhiệm vụ và phân loại yếu kém.
4.3.4.2. Phân tích cho biến điều tiết Mức độ tự chủ tài chính
Kết quả về độ phù hợp của mô hình: Chi – square = 1889,995;
df = 1310; p = ,000; Chi-square/df = 1,443 < 3,00; TLI = 0,916 và CFI =
0,922 > 0,900; RMSEA = 0,036 < 0,080. Các ch ỉ s ố c ơ b ản đ ều đ ạt yêu
cầu ở mức độ mô hình có thể chấp nhận được (Kline, 2005; O’Connor
et al, 2006; Bamber and Iyer, 2007; Stone et al, 2000; Hunton et al,



23
2000), mô hình đạt ở mức chấp nhận được - chưa đạt được mức độ
mô hình tốt.
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giả thuyết
Mô hình
Mô hình khả
biến
Mô hình bất biến
Số nhóm
Chênh lệch

Chi -square

df

1889,994

1310

1893,523

p-value

Kết quả
Các nhóm mức độ
tự chủ có sự khác
nhau trong mô
hình ngiên cứu


1311
2
3,529
1
0,06
0
Kết quả kiểm định cho thấy p-value bằng 0,060 (< 10%) cho
thấy có sự khác biệt về Chi- square giữa mô hình kh ả bi ến và mô hình
bất biến ở độ tin cậy 90% cho nên mô hình khả biến đ ược chọn. Hệ
số hồi quy của mô hình cho 2 nhóm đơn vị có mức độ t ự ch ủ cao và
mức độ tự chủ thấp trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4. 8. Kết quả hồi quy theo mức độ tự chủ
Nhóm đơn vị có mức
Hệ số hồi quy
P_value của sự khác
độ tự chủ tài chính
biệt
Cao
0,787
0,060
Thấp
0,445
Nguồn: tính toán của tác giả luận án
Chấp nhận giả thuyết H2.
4.3.4.3. Phân tích cho biến điều tiết Chất lượng hoạt đ ộng c ủa t ổ
chức chính trị, chính trị xã hội trong đơn vị
Kết quả về độ phù hợp của mô hình: Chi – square = 2299,316; df
= 1311; p = ,000; Chi-square/df = 1,754; TLI = 0,876; CFI = ,885;
RMSEA = 0,046. Do các chỉ số của mô hình không đạt yêu cầu nên k ết
quả mô hình không phù hợp, kết quả AMOS phân tích cấu trúc đa

nhóm không đạt. Bác bỏ giả thuyết H3.
4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Các giả thuyết được chấp nhận gồm:
Giả thuyết H1: Cấu trúc KSNB có tác đ ộng tích cực đ ến s ự h ữu
hiệu của KSNB ở các ĐVSNcông lập.


×