Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

dự án phát triển rừng kinh tế tại Xã Chiềng Lao, Mường La, Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.9 KB, 23 trang )

UBND HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
UBND XÃ CHIỀNG LAO

DỰ ÁN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG KINH TẾ:
“TRỒNG THÂM CANH CÂY MĂC-CA VÀ CÂY CÀ PHÊ TẠI XÃ CHIỀNG LAO,
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA”
________________

Tác giả: Lù Ngọc Anh Tuấn

Mường La, tháng 07 năm 2014


MỤC LỤC


Chương I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.
Tên dự án.
2.
Địa điểm thực hiện dự án.
3.
Thời gian dự kiến thực hiện dự án.
4.
Chủ đầu tư.
5.
Chủ nhiệm dự án.
6.
Đơn vị tham gia tư vấn kĩ thuật.
Chương II: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN.


Chương III. NỘI DUNG DỰ ÁN.
PHẦN I: TÓM TẮT TÌNH HÌNH CƠ BẢN VÙNG DỰ ÁN.
I. Điều kiện kinh tế xã hội vùng dự án.
1. Vị trí địa lý.
2. Khí hậu, thuỷ văn.
3. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng.
4. Về xã hội.
5. Về kinh tế.
II. Lựa chọn dự án đầu tư:
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN“TRỒNG THÂM CANH, THU HOẠCH QUẢ TỪ CÂY
MẮC CA VÀ CÂY CÀ PHÊ TẠI XÃ CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN
LA”
I.
II.

Mục tiêu dự án.
Quy mô dự án.
III.
Giới thiệu về cây mắc ca(macadamia).
1. Đặc tính sinh học.
2. Mô hình trồng Măc Ca xen Cà phê.
3. Giá trị kinh tế.
4. Thị trường.
IV. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án.
1. Xây dựng kế hoạch, chọn đất, phân bổ đất.
2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
3. Kỹ thuật thu hái, chế biến.
3.1. Chuẩn bị thu hoạch.
3.2. Thu hoạch và phân loại.
3.3. Tách vỏ và làm khô.

4. Phương án tiêu thụ sản phẩm
V. Các biện pháp thực hiện dự án.
1. Công tác tuyên truyền vận động; xây dựng và trình duyệt dự án.
2. Xây dựng dự án, trình duyệt các cấp.
3. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng.
4. Cơ sở về kỹ thuật chủ yếu.
5. Hệ thống tổ chức.
6. Kế hoạch về tài chính.
VI. DỰ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.
1. Dự toán vốn đầu tư.
2. Dự báo hiệu quả về tài chính.
a. Hiệu quả kinh tế.
b. Kế hoạch trả nợ.


PHẦN III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
I. NHỮNG CĂN CỨ THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.
III. NỘI DUNG CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
1. Hiện trạng của tác động vào môi trường.
2. Các biện pháp bảo vệ môi trường.
2.1 Tổ chức xây dựng nội quy - quy ước.
2.2 Các công trình cải tạo môi trường.
2.3 Định kỳ kiểm tra để xác định trách nhiệm, xử lý những đối tượng vi phạm
về bảo vệ môi trường.
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG, CHỮA CHÁY RỪNG
I. XÁC ĐỊNH MÙA CHÁY RỪNG
II. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI XÃ CHIỀNG LAO:
1. Tổ chức:
2. Xây dựng hệ thống bơm tưới nước.

3. Quyền lợi:
4. Kỹ thuật:
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương I


GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì
vai trò của sự nghiệp, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng chiếm vị trí hết sức quan trọng.
Rừng không những mang lại nguồn thu cho đất nước và mỗi địa phương, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho nhân dân nhất là đồng bào các tỉnh miền núi và
trung du; mà rừng còn cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp phát triển, tạo cảnh quan
cho khai thác, phát triển du lịch.
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là sự quan tâm đặc biệt của toàn dân, của mỗi địa
phương và của cả nước ta, vì môi trường tác động trực tiếp vào cuộc sống của con người, vào
tuổi thọ của các công trình, vào sự phồn vinh của mỗi đất nước, mỗi địa phương mà trong đó
rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Trước ý nghĩa quan trọng đó, Chính phủ đã và đang tiếp tục quan tâm đến vấn đề này,
thể hiện ở Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 03/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trong đó chỉ rõ “…
khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên
liệu tập trung…”.
Trong những năm qua, huyện Mường La cũng đã đẩy nhanh và phát triển khá mạnh về
công tác trồng rừng kinh tế với nhiều tuyến rừng trồng mới tập trung ở các xã có điều kiện
kinh tế khá thuận lợi. Tuy nhiên, ở các xã vùng 3, tiến độ trồng rừng vẫn còn chậm mà
nguyên nhân chủ yếu là:
- Một là: Do điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu Mường La rất phù hợp với việc
trồng rừng kinh tế nhưng người dân gần như không có vốn đầu tư, chỉ trồng chủ yếu là trồng
ngô và sắn. Vì điều kiện khó khăn của miền núi, trồng ngô đầu tư ít, cây giống ngắn ngày,

nhanh mang lại thu nhập hàng năm.
- Hai là: Trong thực tế, các thành phần kinh tế ở các xã này chưa tham gia trồng rừng;
việc điều chỉnh quỹ đất trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn.
- Ba là: Chưa có mức đầu tư và hiệu quả kinh tế thuyết phục để người dân gắn với rừng.
Cũng trong tình trạng chung đó, xã Chiềng Lao có tổng diện tích tự nhiên là 12962ha,
diện tích đất lâm nghiệp hiện trạng là 6302,15 ha. Trong đó diện tích rừng trồng 150 ha. Nếu
tính trong vòng 10 năm qua thì bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới cũng chỉ vừa đủ
để bù đắp lượng rừng đã bị khai thác, thậm chí có phần còn thâm hụt hơn do sức tái sinh của
rừng còn chậm, trong khi đó diện tích đất chưa có rừng của toàn xã còn khoảng trên 3000ha.
(Theo báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- Xã hội năm 2013 của UBND
xã Chiềng Lao)
Sau khi khảo sát và căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhất
là sự mở rộng trong quan hệ kinh tế của nước ta thời mở cửa.
Chúng tôi xin được lập dự án đầu tư phát triển rừng kinh tế và rừng phòng hộ có giá trị
kinh tế cao tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
1.
Tên dự án:
“Dự án trồng thâm canh cây Măc Ca xen cây Cà Phê tại xã Chiềng Lao,
huyện Mường La, tỉnh Sơn La” sau đây gọi tắt là “dự án Măc ca Chiềng Lao”
2.
Cấp quản lý: UBND Huyện Mường La.
3.
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Chiềng Lao, Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La


4.
5.

Thời gian dự kiến thực hiện dự án: từ 01/2015 – 12/2045 (30 năm)
Chủ đầu tư dự kiến : HTX Măc ca Chiềng Lao (hoặc CTTNHH) được

thành lập theo yêu cầu nhiệm vụ của dự án.
6.
Tổng kinh phí đầu tư (tính trong 5 năm 2015 và 2020) : 37.996.000.000
VNĐ (ba mươi bảy tỷ chín trăm chín mươi sáu triệu đồng chẵn )
7.
Tổ chức chủ trì thực hiện dự án: HTX Măc ca Chiềng Lao
8.
Tác giả dự án:
Họ và tên: Lù Ngọc Anh Tuấn
Năm sinh: 1981
Giới tính: Nam
Học hàm, học vị: Cử nhân Đại học sư phạm Toán
Chức vụ: giáo viên
Tên cơ quan đang công tác: trường PTDTBT - THCS Chiềng Lao.
Địa chỉ: trường PTDTBT - THCS Chiềng Lao, Bản Nà Noong, xã Chiềng
Lao, huyện Mường La
9.
Mục tiêu chung của dự án
- Xây dựng vùng nguyên liệu tạo sản phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần
tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí
hậu và làm đẹp cảnh quan. Nâng cao về hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Tạo thêm việc làm ổn định cho hàng trăm lao động mỗi năm. Hạn chế việc đốt, phá
rừng bừa bãi để làm nương rẫy của người dân, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân đối
với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng thu nhập cho nhân dân địa phương từ việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch
nông lâm sản từ rừng. Từng bước xóa đói, giảm nghèo và làm giàu một cách bền vững.
- Từng bước ổn định đời sống cho bà con trong các bản vùng cao, ngăn chặn tái trồng
cây thuốc phiện.
Chương II
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN

1. Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
2. Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
3. Căn cứ Quyết định số 631/1999/QĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ
quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp;
4. Căn cứ Quyết định số 661/QĐ -TTG ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng;
Quyết định số 100/2007/QĐ -TTG ngày 06 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ -TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của
Thủ tướng Chính phủ;
5. Căn cứ Quyết định số 384/QĐ - TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Quyết định
số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
quy chế quản lý rừng;
6. Căn cứ Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;


7. Căn cứ Nghị định số 142/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu
tiền thuê đất, mặt nước;
8. Căn cứ Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành quyết định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành
rừng; Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn trình tự thủ tục
giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và hợp đồng dân cư
thôn bản…của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 1160/QĐ-BNN-LN ngày 22 tháng 4
năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng trung

du miền núi Bắc Bộ;
9. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII;
10. Căn cứ chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Sơn la
về việc triển khai cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
11. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường La lần thứ XIX; Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ xã Chiềng Lao lần thứ XIX.
12. Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất của Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Lao;
13. Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Chương III.
NỘI DUNG DỰ ÁN
PHẦN I: TÓM TẮT TÌNH HÌNH CƠ BẢN VÙNG DỰ ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
1. Sơ Lược về vị trí địa lí:
Xã Chiềng Lao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mường La, nằm ở trung tâm của cụm xã
vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn xã Mường Trai, Hua Trai, Chiềng Lao, Nậm
Giôn. Là một xã vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nhưng khá thuận lợi về giao thông vì có
đường tỉnh lộ 106 chạy ngang qua; xã nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nên giao
thông đường thủy rất thuận lợi.
2. Khí hậu, thuỷ văn:

Theo số liệu theo dõi những năm qua:
Tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả
năm

Nhiệt
độ(0C)

17,
5

19,
2


21,
7

25,
8

32,2

33,5

33,6

30,3

29,7

25,8

24,
6

17,
9

25,9

Lượng
mưa(mm)

21,

6

16,
2

50,
7

71,
1

280,
3

282,
0

300,
3

300,
5

239,
4

265,
8

70,

1

8,2

1636.
2

- Nhiệt độ bình quân 25,9 0C, cao nhất có lúc lên đến 38 0C(một số bản người mông sinh
sống nền nhiệt độ thấp hơn nên nhiệt độ chung của xã 3-50C)
- Độ ẩm trung bình: 85%.
- Lượng mưa bình quân năm 1636.2mm/năm; lượng mưa phân bố không đều, mùa khô
hanh từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4 năm sau; nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Sơn
La, với diện tích mặt hồ lớn nên đã hạn chế được rất nhiều sự ảnh hưởng gió khô nóng Tây
Nam.
Toàn xã có nhiều khe suối lưu lượng nước khá ổn định trong năm nên khả năng đưa
nước lên độ cao mặt canh tác và cây trồng lâm nghiệp khá dễ dàng và không cần đầu tư lớn.
3. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng:
Xã Chiềng Lao có đến 58,72% đất trống đồi trọc, diện tích đất chưa khai thác lớn. Chất
đất ở đây chủ yếu là đất Feralit màu nâu đỏ, tơi, phát triển trên phiến thạch sét, sa thạch, nền


đá ong, hoặc hội tụ; chiếm trên 70% phát triển trên phiến thạch sét, sa thạch, tầng đất dày >
1m; đất có độ pH = 4,8 – 6,3.
Như vậy xét về mặt khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, quỹ đất xã Chiềng Lao phù hợp với
cây Mác Ca, cây Cà phê và các loại cây công nghiệp, cây nguyên liệu, cây lấy gỗ khác.
4. Về xã hội:
Xã Chiềng Lao có 25 bản (trong đó có 4 bản đồng bào Mông phân bố trên cao; 100%
các bản là bản tái định cư thuỷ điện Sơn La); dân số 9283 người với 2010 hộ, trong đó dân
tộc Thái chiếm 79,5%; Mông 14,3%; La Ha 6,2%
Trên địa bàn xã có 07 trường học với 107 lớp và trên 2000 học sinh từ cấp Mầm non

đến THCS
Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 70,04%, cận nghèo 1%
5. Về kinh tế:
Xã Chiềng Lao thuộc xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, cuộc sống của nhân dân
chủ yếu sản xuất trên nương rẫy,chăn nuôi quy mô nhỏ.
- Tổng GDP toàn xã là 91,2 tỷ, trong đó GDP nông lâm nghiệp là 38,7 tỷ.
- Tổng thu ngân sách là 7,774 tỷ trong đó thu trên địa bàn là 30,267 triệu.
- Tổng diện tích gieo trồng là 2.0941 ha
Biểu 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Loại cây trồng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
Lúa ruộng
142,6
52
741,5
Lúa nương
384,8
14
538,7
Ngô xuân hè
1.086
32
3.475,2
Sắn
558

100
5.580
Cây có hạt chứa dầu(lạc, đậu
18
31
55,8
tương, vừng)
Rau, đậu hoa màu các loại
28,5
152
433,2
Cây ăn quả các loại chủ yếu là
95
88
83,6
nhãn, xoài, chuối
Đầu tư rừng trồng
150
0
0
Đàn gia súc: Trâu = 1.317 con, bò = 1.114 con, dê = 1.761 con, ngựa = 204 con; đàn lợn =
3.120 con; đàn ong = khoảng 150 đàn.
Đàn gia cầm: 39200 con
Biểu 2: KHẢO SÁT ĐẤT LÂM NGHIỆP
Hiện trạng
(ha)
1. Tổng diện tích đất lâm nghiệp:
6302,15
b. Rừng phòng hộ
3803,95

- Có rừng
3029,02
- Chưa có rừng
774,93
c. Rừng sản xuất
1567,75
- Có rừng
967,75
- Chưa có rừng
600
2. Các loại đất khác:
6659,85
(Theo Báo cáo số 32/BC-UBND về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế- Xã hội
năm 2013; Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của UBND xã
Chiềng Lao)
Loạt đất lâm nghiệp


Trong thống kê đất đai của xã Chiềng Lao, có 1374,93ha đất đồi núi chưa sử dụng.
Trong quy hoạch 3 loại rừng đã không tính đến khai thác đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp
vào quy hoạch, do đó Dự án Măc ca Chiềng Lao sẽ khai thác quỹ đất này.
Như vậy, có thể đánh giá chung về xã Chiềng Lao là một xã có điều kiện tự nhiên khá
thuận lợi (nguồn nước mặt nhiều và khá ổn định), có thể phát triển toàn diện về nông nghiệp:
Trồng cây lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng; cơ sở hạ tầng khá tốt do có chương trình
tái định cư thuỷ điện Sơn La.
Có quỹ đất để phát triển trồng rừng, đất tập trung liền vùng, liền khoảnh.
Bên cạnh đó, xã Chiềng Lao còn nhiều khó khăn đó là cuộc sống chủ yếu dựa vào canh
tác cây trồng trên nương rẫy; việc chuyển đổi đất dốc sang trồng rừng đòi hỏi phải có cơ chế
đầu tư rất ưu đãi, suất đầu tư cao hơn do điều kiện miền núi.
II.

LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
Từ sự phân tích tình hình, nguyên nhân làm cho đất trống đồi núi trọc của xã Chiềng
Lao chưa được chuyển sang khai thác, sử dụng để trồng rừng, chủ yếu là:
- Do chưa có chủ đầu tư có cơ chế đầu tư hợp tác với nông dân, với tổ chức, được giao
quyền sử dụng đất một cách có sức thu hút thuyết phục, nhất là cây lâu năm (sau ít nhất 3
năm mới có sản phẩm), những năm đầu chưa có thu hoạch từ rừng thì người lao động cần có
giá trị sản phẩm tương đương giá trị sản xuất 1ha ngô.
- Do chưa có tập thể hoặc cá nhân nào mạnh dạn tìm cây trồng, đầu tư cây trồng mới có
hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên đầu tư ban đầu lớn.
Căn cứ vào sự thành công của nhiều mô hình trồng Mắc ca ở Tuy Đức - Đăk Nông, khu
vực Tam Đường - Lai Châu, Chiềng Ban – Sơn La … sự phát triển vùng nguyên liệu Cà Phê
ở Mai Sơn, và cho thấy cây Măc Ca có hiệu quả kinh tế cao, thân cây to, tán rộng quanh năm
xanh tốt không rụng lá, hàng năm chỉ thu hoạch quả, là loài cây lưu niên có, chu kì tới hàng
trăm năm ( thời gian cho quả cao sản đến 60 năm ) có tác dụng phòng hộ tốt nên có thể coi là
loại cây đa mục tiêu. (Đối với cây Cà Phê là loại cây đã quen thuộc, xin phép không giới
thiệu lại)
Cây Măc Ca trồng với mật độ 300 cây/ha, xen canh với 700 cây Cà Phê do đó trong
những năm đầu nông dân có điều kiện trồng cây ngắn ngày như lạc, đậu tương… để có thu
nhập ban đầu khi cây Măc Ca chưa khép tán (5 năm).
Cây Măc Ca và cây cà phê là 2 loại cây không cạnh tranh nên có thể trồng xen canh
(thực tiễn từ một số mô hình trồng xen canh 2 loại cây này đều cho hiệu quả về sinh trưởng
và kinh tế rất tốt)
Vì vậy, chúng tôi chọn mô hình trồng xen canh cây Măc Ca và cây Cà Phê để trồng rừng
kinh tế tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
PHẦN II
NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
“TRỒNG THÂM CANH CÂY MẮC CA XEN CÂY CÀ PHÊ TẠI XÃ CHIỀNG LAO,
HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA”
Sau khi nghiên cứu, khảo sát về cây Măc Ca trên thị trường thế giới, cho thấy cây Măc
Ca cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích; Măc Ca là cây có độ che phủ

lớn - không khai thác thân cây và lá - nên có giá trị bảo vệ môi trường và phòng hộ cao là
nhân tố quan trọng gắn được dân với rừng kinh tế và rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, cây Cà
Phê trồng xen canh có tác dụng giữ ổn định đất và duy trì độ ẩm trên các đường đồng mức,
tận dụng tốt lượng phân bón cho sự phát triển đều của 2 loại cây; giá trị kinh tế tương đương
cây trồng chính.
Với ý nghĩa đó, UBND xã Chiềng Lao chọn đầu tư dự án mà cụ thể là trồng thâm canh,
thu hoạch quả từ cây Măc Ca và cây Cà Phê làm nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu thị
trường.


I.
Mục tiêu dự án:
- Thành lập được 01 HTX (hoặc CTTNHH) đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch địa
phương.
- Đầu tư trồng mới được 200 ha rừng cây kinh tế kiêm rừng phòng hộ có giá trị kinh tế
(cây Măc Ca và cây Cà phê), để sau năm 2025 có sản lượng trên 450 tấn quả Măc Ca và trên
400 tấn quả Cà Phê trong một năm, góp phần tăng thu nhập cho dân từ rừng kinh tế và gắn
dân với rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ; giải quyết việc làm cho
hàng trăm lao động mỗi năm, tạo nguồn hàng nông phẩm chất lượng cao góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của xã Chiềng Lao; sau năm 2020 có thể phát triển ra địa bàn một số xã
trong huyện như Hua Trai, Mường Trai, Nậm Giôn, Mường Chùm… (có loại đất và khí hậu
khá phù hợp cho trồng xen canh cây Măc Ca và cây Cà phê); xây dựng nhà máy sơ chế
nguyên liệu xuất khẩu với quy mô phù hợp.
- Xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị cho phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng
đồng.
II.
Quy mô dự án:
Dự án đầu tư trên diện tích 200 ha đất chưa có rừng để trồng thâm canh cây Măc Ca
(macadamia) xen cây Cà Phê chè. Dự án đầu tư trên phạm vi đất của 12 bản trong xã Chiềng
Lao.

III. Giới thiệu về cây Măc ca:
1. Đặc tính sinh học:
Cây Măc Ca (tên khoa học là macadamia ) là cây lương thực có nguồn gốc từ Úc, là loại
cây thân gỗ thường xanh quanh năm có chiều cao > 15m, tán lá rậm, tuổi thọ cây > 50 năm; lá
mọc vòng mỗi cụm mọc 3 lá, lá thuôn ngược hình lưỡi mác dài 15cm hoa có màu trắng sữa,
quả tròn có đường kính 3cm. Măc Ca có thể gieo trồng ở vĩ tuyến 15 - 21 0 vĩ Bắc với nhiều
loại đất điển hình là đất có độ pH5 - 6, tầng đất sâu > 1m, nhiệt độ trung bình năm 25 0C,
lượng mưa > 1.000mm/năm.
Hạt Măc ca (macadamia) có nguồn gốc từ các rừng rậm cận nhiệt đới tại Châu Úc, giá
cao. Quả Macadamia có hình trái đào hoặc tròn như hòn bi, khi chín quả chuyển từ xanh sang
nâu. Khi vỏ khô sẽ tự nứt và rụng xuống đất, bên trong có hạt lớn chứa nhân. Trong nhân có
hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc, nhân điều... Trong dầu của Macadamia có trên 87%
là axit béo không no, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không tự tổng hợp được.
Hàm lượng protein trong nhân có tới 9,2%, gồm 20 loại axit amin và có 8 loại axit amin cần
thiết cho cơ thể con người.

Hình ảnh quả Măc ca
Đối với cây Cà phê chè là loại cây đã trở nên quen thuộc với bà con, xin phép không
giới thiệu lại.


2. Mô hình trồng xen Măc ca và cà phê:
Mô hình trồng xen cây Măc ca và Cà phê ở Guatemala và các nước cận nhiệt đới, đặc
biệt là các mô hình ở Tam Đường – Lai Châu, Tuy Đức–Đăk Nông, Lâm Hà – Lâm Đồng…
đã được nhiều nhà khoa học( GS.Nguyễn Lân Hùng, GS. Hoàng Hòe …) khẳng định: Ở đâu
trồng được cây cà phê thì ở đó trồng được cây măc ca. Vì thế người ta thường trồng xen măc
ca với cà phê để tạo bóng mát và tăng nguồn thu nhập. Cà phê rất cần có bóng mát. Mà Măcca lại đáp ứng được yêu cầu này. Với Cà phê chè có thể trồng xen cây Măc ca mà vẫn giữ
được năng suất như thường.
Mặt khác, ở Tây Bắc thỉnh thoảng hay có sương muối, nhờ tán lá măc ca mà cây cà phê
không bị ảnh hưởng. Khi áp dụng mô hình nông nghiệp không gian: Trên tầng cao là cây măc

ca, tầng dưới là cây cà phê thì thế giới không có mô hình nông nghiệp nào có thể so sánh
được về hiệu quả kinh tế như vậy.
3. Giá trị kinh tế:
Căn cứ vào kế hoạch khai thác và báo cáo năng suất trung bình 5kg quả/cây (nhân
chiếm 25% trọng lượng quả) của đề tài khảo nghiệm cây Măc Ca của Trung tâm giống cây
trồng cạn tỉnh Sơn La; theo khảo sát giá thị trường bán nhân quả cây Măc Ca tại thị trường
Trung Quốc là 25USD/kg, nếu tính chi phí để thu hoạch và chế biến khấu trừ đi 25% thì có
căn cứ để dự kiến nguồn thu theo tiến độ như sau:
* Đối với riêng cây Măc ca:
- Năm thứ 6 có thu từ 50 ha x (3kg/cây) x 250cây/ha = 37.5 tấn x 4USD/kg = 150.000 USD.
- Năm thứ 7 thu từ 100 ha x (4kg/cây) x 250 cây/ha = 100 tấn x 4USD/kg = 400.000 USD.
- Năm thứ 8 thu từ 200 ha x(5kg/cây) x 250 cây/ha = 250 tấn x 4USD/kg = 1.000.000 USD.
- Năm thứ 9 thu từ 200 ha x(7kg/cây) x 250 cây/ha = 350 tấn x 4USD/kg = 1.400.000 USD.
Từ năm thứ 10 năng xuất ổn định bình quân 10kg/cây/năm, ước tính thu nhập từ mô
hình đạt 2.000.000 USD/năm tương đương 40 tỉ VND
* Đối với riêng cây Cà Phê
Từ năm thứ 3(2018) trở đi, thu nhập từ cà phê bình quân mỗi năm là 200ha x 2 tấn/ha
x1.200 USD/tấn= 480.000 USD x 20000 = 9.600.000.000 đồng/năm
* Tổng thu nhập trước thuế ước đạt 49.600.000.000 đồng/ năm.
4. Thị trường:
* Thị trường Măc ca:
Theo tính toán của hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt nam thì
nhu cầu về nhân cây Măc ca trên thị trường thế giới sẽ rất lớn vì đối tượng sử dụng Măc ca lại
rất rộng, bao gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống, ẩm thực, sức khoẻ,… Hàng
năm nhu cầu của thị trường thế giới lên tới 40 vạn tấn/ năm nhưng hiện tại mới chỉ đáp ứng
gần 10 vạn tấn/ năm, cung không đủ cầu, giá tăng liên tục. Trong khi ở Việt nam điều kiện khí
hậu lại cho phép phát triển cây Măc ca nhưng chúng ta chưa có Măc ca để xuất khẩu. Các nhà
máy chế biến sản phẩm Măc ca như Vinamacca, Donafoods Đồng Nai… vẫn phải nhập
nguyên liệu để sản xuất. Như vậy, trong những năm tới thị trường tiêu thụ hạt Măc ca sẽ là thị
trường trên thế giới chưa kể nhu cầu tiêu thụ nội bộ trong nước.

* Thị trường cà phê:
Trong những năm gần đây thị trường cà phê cũng có một chút biến động nhẹ, tuy
nhiên thị trường cà phê luôn là một thị trường tiềm năng trên thé giới nói chung và trong
nước nói riêng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng đã phát triển thương hiệu cà phê
Chiềng Ban ở Chiềng Ban – Mai Sơn đã và đang khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường. thị trường cà phê là một thị trường quen thuộc nên xin phép không phân tích thêm.
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Xây dựng kế hoạch, chọn đất, phân bổ đất:
Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, kế hoạch tổ chức thực hiện dự án như sau:


- Từ 30/6/2014 đến 30/7/2015, khảo sát, vận động cơ sở tham gia lập dự án; trình duyệt
dự án. Đồng thời tập huấn, thiết kế trồng cây đợt 1 (15.000 cây).
- Chọn đất: Đất thuộc quy hoạch 3 loại rừng.
+ Đất chưa có rừng của rừng kinh tế: 93 ha.
+ Đất chưa có rừng của rừng phòng hộ: 24 ha.
+ Đất chưa có rừng của đất chưa sử dụng: 83 ha.
Đất có độ dày bình quân 1,5m; độ dốc 25 - 35 0; khi thiết kế cụ thể sẽ tạo bậc thang
chống xói mòn theo đường đồng mức.
BIỂU TỔNG HỢP DIỆN TÍCH DỰ KIẾN QUY HOẠCH

STT

Tên bản

TRỒNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
Sử dụng các loại đất (ha)
Tổng
diện
Đất trồng

Đất đồi núi
Đất trồng
tích
cây hàng
chưa sử
cây ăn quả
(ha)
năm
dụng

1

Phiêng cại

25

2

Nà cường

20

3

Bản cun

15

4
5

6

Bản mạ
Huổi La
Huổi Chòi

10
15
10

7

Bản pậu

25

8

Nà biềng, nà xu

12

9

Đán Én

30

10


Phiêng Phả

25

11

Pá Sóng

13

Ghi chú
khu huổi păng,
huổi sản
khu ruộng nặm
lướt, nà lo
huổi tác te, huổi
lạn
huổi ta cả
huổi hậu, huổi
luông, huổi ma
huổi sao ba,
huổi cói
Tất cả các độ
cao
Tất cả các độ
cao
Tất cả các độ
cao

DỰ KIẾN PHÂN BỔ DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG THU HOẠCH

Diện
Năng suất
Sản lượng khai thác qua 5 năm đầu (kg)
tích
2021
2022
2023
2024
(ha) kg/cây kg/ha 2020
50
3
750
37.500

STT

Năm
trồng

1

2015

2

20156 50

4

1000


3

2017

100

5

1250

4

2018

0

7

1750

5

2019

0

9

2250


Cộng

200

100.000

Tổng
cộng
(Kg)
37.500
100.000

250.000

250.000
350.000

350.000
450.000 450.000

37.500

100.00
0

250.000 350.000 450.000 1.187.500


Năm thứ 11 (2026) trở đi sẽ thu được 200ha x (10kg x 250 cây) = 500.000 kg/năm x 4

USD x 20000 = 40.000.000.000 đồng/năm.
Từ năm thứ 3 (2018), thu nhập từ cà phê bình quân mỗi năm: 200ha x 2 tấn/ha x1.200
USD/tấn= 480.000 USD x 20.000 = 9.600.000.000 đồng/năm
* Tổng thu nhập trước thuế ước đạt 49.600.000.000 đồng/ 200 ha/năm.
(bốn mươi chín tỷ sáu trăm triệu đồng trên năm)
2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc:
Giống cây được xác định cho năng suất cao là yếu tố quan trọng trong việc trồng rừng
sản xuất Măc Ca. Giống tốt tỷ lệ cây sống cao, rút ngắn thời gian thu hoạch kết hợp cây nông
sản dưới tán như: Đậu tương, ngô, cà phê…tăng thêm thu nhập từ rừng áp dụng cơ cấu lấy
ngắn nuôi dài cho những năm đầu và canh tác theo vụ của người dân. Từ các tài liệu cho thấy
cây Măc Ca được ươm trồng thành cây con rồi tiến hành ghép những giống có năng suất chất
lượng để đẩy nhanh thời gian ra hoa kết quả cây trồng, đồng thời rút ngắn thời gian hoàn vốn
và trả lãi.
Chọn phương án trồng mỗi héc ta khoảng 300 cây; khoảng cách cây cách cây 6m, hàng
cách hàng 6m, trong đó có 10% giống dự phòng. Cây ghép phải được chăm sóc trong vườn
ươm trên 2 tháng rồi mới tiến hành trồng.
Cây Cà phê được trồng xen giữa các hàng Mắc ca, về phía ngoài đường đồng mức với
mật độ 700 đến 1000 cây/ha tùy từng địa hình; khoảng cách hàng cách hàng 3m, cây cách cây
2,5m.
- Biện pháp, kỹ thuật trồng rừng: theo kỹ thuật trồng rừng thâm canh
+ Xử lý thực bì: toàn diện, phát sạch gốc, dọn sạch theo băng để làm đất, không được đốt.
+ Làm đất: Cục bộ theo hố, cuốc theo đường đồng mức, kích thước hố: đối với cây Măc
ca: 80x80x80 (cm3), đối với cây Cà Phê 40x40x50 (cm3), lấp hố dùng lớp đất mặt tơi xốp,
nhặt sạch cỏ lấp 2/3 hố trước khi trồng 15 – 20 ngày.
+ Bón phân: bón lót phân vi sinh: 3kg/hố, phân hữu cơ: 10kg, phân chuồng 30kg/hố vôi
bột: 3kg, thuốc sử lí đất được trộn đề dưới đáy hố trước khi lấp hố ( trộn đều khi lấp hố ),
phân NPK 2kg/hố
+ Trồng cây: Theo đúng quy trình áp dụng kỹ thuật cho từng loài.
- Chăm sóc và bảo vệ:
+ Chăm sóc liên tục 6 năm, mỗi năm 3 lần.

Năm thứ nhất:
Lần 1: Vào thàng 7 – 8: phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh gốc
đường kính 1m.
Lần 2: Vào tháng 11 – 12 phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh
gốc đường kính 1,5m.
Năm thứ 2:
Lần 1: Vào tháng 2 – 3: phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh gốc
đường kính 1m.
Lần 2: Vào tháng 7 – 8: phát thực bì toàn diện phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón
phân, vun quanh gốc đường kính 1,5m
Lần 3: Vào tháng 11 – 12: phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh
gốc đường kính 1,5m.
Năm thứ 3:
Lần 1: Vào tháng 2 – 3: phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh gốc
đường kính 1,5m.
Lần 2: Vào tháng 7 – 8: phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh gốc
đường kính 1,5m


Lần 3: Vào tháng 11 – 12: phát thực bì toàn diện, xới cỏ, cuốc lật, bón phân, vun quanh
gốc đường kính 2m
Năm thứ 4, năm thứ 5, đến hết năm thứ 6 thì vẫn áp dụng các lần làm cỏ bón
phân như năm thứ 3
Bảo vệ: Cả chu kỳ 6 năm
Thời vụ trồng cây Măc Ca: Ở vùng khô lạnh từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
thời gian này không trồng cây vì thời tiết khô lạnh, cây phát triển chậm hơn. Thời điểm trồng
tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, thời gian này mưa nhiều độ ẩm cao, cây non phát
triển mạnh khoẻ và bảo đảm độ ẩm khi mới trồng.
Cây có khả năng miễn nhiễm nhiều bệnh dịch và các tác nhân gây hại vì thân lá nhựa
độc. Chưa thấy có loại côn trùng nào gây hại lớn, nhưng cần chủ động phát hiện sâu bệnh để

kịp thời phòng chống ngay bằng các biện pháp như với các cây rừng và cây công nghiệp
khác.
3. Kỹ thuật thu hái, chế biến:
3.1. Chuẩn bị thu hoạch:
Trước khi quả rụng 1 đến 2 tuần phải làm vệ sinh vườn cây, dọn sạch vỏ, cây khô héo và
các vật chướng ngại khác. Cần san mặt vườn, lấp chỗ trũng, dọn dẹp các rãnh thoát nước.
Trước khi quả chín 1 tháng cho đến khi thu hoạch xong không bón phân sinh học và phân
chuồng để tránh nhiễm bệnh và làm bẩn hạt,tỉa bớt những cành rủ để thuận tiện cho người đi
lại và máy vận hành.
Quả Măc Ca từ khi ra hoa đến khi chín cần 215 ngày và sẽ tự rụng sau khi chín. Cần dự
kiến ngày thu hoạch để sắp xếp lịch thu hoạch cụ thể. Muốn nhận biết quả chín có thể dùng
biện pháp đơn giản là kiểm tra biến đổi màu sắc của vỏ quả trong, nếu chưa chín thì vỏ quả
trong màu trắng hoặc nâu nhạt, nếu quả chín đẫy thì vỏ quả trong màu nâu và nâu thẫm, vỏ
hạt nâu, cứng, từ đó dự đoán ngày rụng quả để có kế hoạch thu hoạch.
3.2. Thu hoạch và phân loại:
a. Thu hoạch Măc ca:
Thời kỳ ra hoa của quả Măc Ca kéo dài khoảng 1 tháng, thời gian quả rụng xuống đất
cũng dài. Mùa quả chín vào giữa hoặc cuối tháng 8 đến đầu tháng 10. Giống 660 chín sớm
hơn, sau đó là các giống 741, 344, H2, 246, 800, 508, A4 và A16.
* Thu hoạch:
Để hỗ trợ cho quả chín rụng tập trung có thể phun chất kích thích để quả rụng, giảm bớt
số lần thu hoạch, thậm chí chỉ thu hoạch một lần, nhất là đối với giống khó tự rụng Own
Choice, 695.
b. Thu hoạch Cà phê
Quả Cà phê được thu hoạch bằng tay và được thực hiện thành nhiều đợt trong một vụ,
thu hái kịp thời quả chín trên cây. Không thu hái quả xanh non, không được tuốt cả cành,
không làm gãy cành. Phải thu hái trước và sau khi nở hoa 3 ngày. có thể dùng thuốc kích
thích quả chín đều và thu hoạch bằng máy tuốt cầm tay.
3.3. Sơ chế
a.Tách vỏ và làm khô hạt Măc ca:

Khi quả chín tự rụng xuống đất, hàm lượng nước của vỏ quả còn cao tới mức 45%, nên
thu về để tích trữ lại, do hoạt động hô hấp mạnh, nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến chất lượng
nhân. Vì vậy ngay sau khi thu hoạch trong vòng 24 giờ phải bóc ngay quả xanh, vỏ quả tươi
và làm khô sơ bộ không để lên men làm thối hạt. Nếu trong 24 giờ không tách hết được vỏ thì
phải đưa quả vào phòng bảo quản có thiết bị quạt gió hoặc rải trên nền nhà, có điều kiện


thoáng khí tốt, mặt khác không để quả bị phơi nắng trực tiếp. Vỏ quả đưa vào làm nguyên
liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi.
b. bảo quản Cà phê
Cà phê sau thu hoạch phải được chuyên chở kịp thời đến các cơ sở chế biến, không
được để quá 24 giờ. Phương tiện vận chuyển và bao bì đựng Cà phê phải sạch, không nhiễm
phân bón, hóa chất… Trường hợp không vận chuyển hay chế biến kịp quả Cà phê phải được
đổ trên nền khô ráo, thoáng mát và không đổ đống dày quá 40cm.
4. Phương án tiêu thụ sản phẩm:
Ban quản lí HTX hợp đồng thu mua bao tiêu từ các hộ theo các điều khoản liên kết với
các đơn vị đầu tư (các tổ chức, cá nhân tiên phong của tỉnh về cùng lĩnh vực).
HTX ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trực tiếp với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
V. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Công tác tuyên truyền vận động; xây dựng và trình duyệt dự án:
Tuyên truyền, vận động, xây dựng dự án, duyệt dự án; ban quản lí HTX trực tiếp giúp
đỡ, tiếp xúc với các hộ gia đình vùng dự án tuyên truyền vận động (có biên bản cam kết góp
diện tích đất).
2. Xây dựng dự án, trình duyệt các cấp:
Xây dựng dự án, trình duyệt các cấp từ xã, thành phần có các hộ, Trưởng các bản tham
gia trồng cây Măc ca, xong trước ngày 30/7/2015.
Trình duyệt với huyện, tỉnh, cấp quản lý vốn, xong trong tháng 8/2015.
3. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng:
Toàn bộ 200 ha trồng cây Măc ca được san băng bậc thang, mỗi băng rộng 03m, dài

theo bình độ thiết kế.
Cứ 50m có một đường vận chuyển sản phẩm vào canh tác kết hợp băng cản lửa. Đường
vận xuất rộng 05m, xe công nông lưu hành sản xuất.
Cứ 20ha có 01 bể nước tưới, theo phương pháp tạo hố bom, trải nilon, xử lý đáy chứa
nước mưa, hoặc nước tự chảy từ mó nước thiên nhiên, khối lượng bình quần 45m 3/hố.
Đầu tư hệ thống bơm tưới kết hợp phòng chống chữa cháy rừng trunh bình 20 triệu
đồng/ha.
4. Cơ sở về kỹ thuật chủ yếu:
Để chủ động trong chuyển giao khoa học kỹ thuật và bảo vệ chăm sóc, thu hái, chế biến
cây Măc Ca, HTX sẽ tổ chức như sau:
- Cán bộ kỹ sư kỹ thuật kiêm bảo vệ thực vật có 01 người làm nhân viên giám sát và
hướng dẫn nhân dân trồng và chăm sóc cây(tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người
dân).
- Bộ phận vận chuyển có 01 đội vận chuyển gồm 01 xe tải nhỏ phù hợp với đường băng;
01 xe trọng tải 10 tấn chở sản phẩm, vận chuyển vật tư cung ứng cho vùng dự án.
5. Hệ thống tổ chức:
Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bộ máy theo mô hình HTX
cổ phần.
- Mỗi bản là 1 đội sản xuất có:
+ 01 đội trưởng và 2 đội phó, đội trưởng quản lí chung.
+ 01 đội phó theo dõi quản lí lao động và sản xuất
+ 01 đội phó phụ trách an ninh, kiêm tổ trưởng bảo vệ
6. Kế hoạch về tài chính:
Để đảm bảo cho dự án khả thi, căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ
vào sự thoả thuận góp đất sản xuất của các hộ gia đình thông qua quyền sử dụng đất và số


vốn tự có của HTX. HTX tiến hành tiếp cận, xin vay vốn các nguồn vốn vay lâu dài khác của
các tổ chức trong nước, nhất là nguồn vốn vay của các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho bảo
vệ, cải thiện môi trường.

Tổng số tiền đầu tư cho dự án: 38.496.000.000 VNĐ (ba mươi tám tỷ bốn trăm chín
mươi sáu triệu đồng chẵn ) trong đó:
- Vốn hỗ trợ của nhà nước theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP - Hỗ trợ Doanh nghiệp, cá
nhân trồng cây Mắc ca = 15.000.000 đ/ha x 200 ha = 3.000.000.000 đồng(ba tỷ đồng )
- Vốn huy động từ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ địa phương và các nguồn khác
= 30% x 38.496.000.000 = 11.548.800.000 đồng (mười một tỷ năm trăm bốn mươi tám
triệu tám trăm nghìn đồng )
- Vốn cần huy động từ các nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa = 23.947.200.000 đồng (hai
mươi ba tỷ chín trăm bốn mươi bảy triệu hai trăm nghìn đồng)
VI. DỰ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Dự toán vốn đầu tư:
Tổng dự toán vốn đầu tư là: 38.496.000.000 VNĐ (ba mươi tám tỷ bốn trăm chín mươi
sáu triệu đồng chẵn )
BIỂU DỰ TOÁN ĐẦU TƯ CHO 200 Ha

STT
Hạng mục đầu tư
I
Chi phí trực tiếp
II
Chi phí gián tiếp
Tổng cộng

Cho 1 ha
109.300.000 VNĐ

Cho 200ha
21.860.000.000 VNĐ
16.636.000.000 VNĐ
38.496.000.000 VNĐ


CHI PHÍ TRỰC TIẾP CHO 1 Ha
Khối
Định
Thành tiền
TT
Hạng mục đầu tư
Công Đơn giá
lượng
mức
(VNĐ)
I Đầu tư trực tiếp
34.000.000 34.000.000
1 Xử lý thực bì

10.000 m2 500 m2 20

100.000

2.000.000

Đào hố 0,8 x 0,8 x 0,8 m

300

5

60

100.000


6.000.000

Đào hố 0,4 x 0,4 x 0,5 m

700

10

70

100.000

7.000.000

3 Chộn phân, vôi bột + lấp hố

1000

20

50

100.000

5.000.000

4 Vận chuyển cây + trồng
1000
Vận chuyển nước tưới cây 3 tháng

5
đầu
II Chi phí vật tư

20

50

100.000

5.000.000

90

100.000

9.000.000

2

65.300.000 65.300.000

1 Vôi bột (kg)

1500

2.000

3.000.000


2 Phân NPK sinh học (kg)

2000

7.500

15.000.000

3 Đạm Ure (kg)

200

10.000

2.000.000

4 Phân hữu cơ (kg)

3000

1.500

4.500.000

50.000

1.500.000

70.000


23.100.000

10.000

7.700.000

5 Thuốc xử lý đất (Mối, Sâu, bệnh) 30
Cây giống Măc Ca 10% trồng dặm
6
330
(cây)
Cây giống Cà phê 10% trồng dặm
7
770
(cây)


Gạo ăn cho người trồng chăm sóc
500
bảo vệ (kg)
III Chăm sóc bảo vệ 5 năm
10000
8

500

100

Tổng dự toán


17.000

8.500.000

100.000

10.000.000
109.300.000

CHI PHÍ GIÁN TIẾP BAO GỒM
STT
1
3
4
5
6
7

Hạng mục đầu tư
Mua sắm trang thiết bị văn phòng
Mua sắm phương tiện vận tải (01 xe tải)
Xây dựng vườn ươm và sản xuất giống.
Nâng cấp sửa chữa đường giao thông vùng dự án
Trang thiết bị PCCC và tưới cây
Chi phí lập dự án thiết kế trồng rừng hàng năm
Xây dựng, mua trang thiết bị cho xưởng chế biến + kho
8
bãi chứa sản phẩm sau thu hoạch
9
Dự phòng

Tổng cộng
* Phân kì vốn đầu tư:

Vốn đầu tư ( VNĐ )
70.000.000
1.000.000.000
1.500.000.000
5.100.000.000
4.266.000.000
200.000.000
2.000.000.000
500.000.000
16.636.000.000

Đợt I: Quí I+II năm 2015:
- 100% số vốn mua thiết bị văn phòng = 70.000.000đồng
- 100% vốn đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện = 1.000.000.000đồng
- 100% vốn xây dựng vườn ươm cây giống 10.000cây/năm = 1.500.000.000đồng
- 100% kinh phí lập dự án và thiết kế trồng rừng hàng năm = 200.000.000đồng
- 100% kinh phí đầu tư trồng + chăm sóc + 50 ha năm thứ nhất x 109.300.000
=5.465.000.000 đồng
Tổng số giải ngân đợt I = 8.235.000.000 đồng (tám tỷ hai trăm ba mươi lăm triệu đồng)
Đợt II: Quí IV năm 2015:
- 30% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống bơm tưới nước PCCC vùng dự án =
1.333.000.000 đồng.
- 33,33% giá trị đầu tư làm đường công vụ = 1.700.000.000 đồng.
Tổng dự kiến xin giải ngân đợt II = 3.033.000.000 đồng (ba tỷ không trăm ba mươi ba
triệu đồng)
Đợt III: Quí IV năm 2016:
- 30% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống nước tưới PCCC vùng dự án = 1.333.000.000

đồng.
- 33,33% giá trị đầu tư làm đường công vụ = 1.700.000.000 đồng.
- 100% kinh phí đầu tư trồng mới 50 ha x 109.300.000 =5.465.000.000 đồng
Tổng dự kiến xin giải ngân đợt III = 8.498.000.000 đồng (tám tỷ bốn trăm chín mươi
tám triệu đồng)
Đợt IV: Quí IV năm 2017:
- 40% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống bơm tưới nước + PCCC vùng dự án =
1.600.000.000 đồng.
- 33,3% giá trị đầu tư làm đường công vụ = 1.700.000.000 đồng.
- 100% kinh phí đầu tư trồng mới 50 ha x 109.300.000 =5.465.000.000 đồng
Tổng dự kiến xin giải ngân đợt IV = 8.765.000.000 đồng (tám tỷ bảy trăm sáu mươi lăm
triệu đồng)
Đợt V: Quí IV năm 2018:


-

50% kinh phí đầu tư xây dựng + mua sắm thiết bị, kho tàng xưởng chế biến =
1.000.000.000 đồng.
- 100% kinh phí đầu tư trồng mới 50 ha x 109.300.000 =5.465.000.000 đồng.
Tổng dự kiến xin giải ngân đợt V = 6.465.000.000 đồng (sáu tỷ bốn trăm sáu lăm triệu
đồng)
Đợt VI: Quí IV năm 2019:
- 50% kinh phí đầu tư xây dựng + mua sắm thiết bị, kho tàng xưởng chế biến =
1.000.000.000 đồng.
- 100% kinh phí dự phòng = 500.000.000 đồng
Tổng dự kiến xin giải ngân đợt VI = 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng)
* Tổng 6 đợt giải ngân = 38.496.000.000 VNĐ (ba mươi tám tỷ bốn trăm chín mươi
sáu triệu đồng chẵn )
2. DỰ BÁO HIỆU QUẢ VỀ TÀI CHÍNH:

Hiệu quả kinh tế và khả năng kế hoạch trả nợ của HTX như sau:
a. Hiệu quả kinh tế:
Nếu trồng, chăm sóc, thâm canh đúng quy trình kĩ thuật trên 200 ha thì từ năm thứ 6 sẽ có
sản lượng quả Măc Ca đủ thành khối lượng hàng hoá. Dự báo hiệu quả kinh tế:
* Đối với riêng cây Măc Ca:
- Năm thứ 6 có thu từ 50 ha x (3kg/cây) x 250cây/ha = 37.5 tấn x 4USD/kg = 150.000 USD.
- Năm thứ 7 thu từ 100 ha x (4kg/cây) x 250 cây/ha = 100 tấn x 4USD/kg = 400.000 USD.
- Năm thứ 8 thu từ 200 ha x(5kg/cây) x 250 cây/ha = 250 tấn x 4USD/kg = 1.000.000 USD.
- Năm thứ 9 thu từ 200 ha x(7kg/cây) x 250 cây/ha = 350 tấn x 4USD/kg = 1.400.000 USD.
- Từ năm thứ 10 năng xuất ổn định bình quân 10kg/cây/năm, ước tính thu nhập từ mô hình
đạt 2.000.000 USD/năm tương đương 40 tỉ VND/năm (tạm tính giá hối đoái
20000VND/1USD)
* Đối với riêng cây Cà Phê
Từ năm thứ 3(2018) trở đi, thu nhập từ cà phê bình quân mỗi năm là 200ha x 2 tấn/ha x1.200
USD/tấn= 480.000 USD x 20000 = 9.600.000.000 đồng/năm
* Tổng thu nhập trước thuế ước đạt 49.600.000.000 đồng/200 ha/ năm.
b. Kế hoạch trả nợ:
Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 là những năm đầu mới trồng mặc dù đã có sản phẩm
nhưng sản lượng chưa nhiều, giá trị đầu tư lại lớn, HTX và người nông dân phải dồn sức cho
việc đầu tư trồng mới, thâm canh mở rộng diện tích. Do vậy HTX xin được hoãn các khoản
thanh toán để tập trung cho tái sản xuất mở rộng.
Từ hiệu quả sản xuất, HTX xây dựng kế hoạch trả nợ như sau:
Dự kiến lãi xuất vay 0%/năm.
Từ năm thứ 11 mỗi năm trả = 10% vốn đầu; như vậy dự án có thể hoàn vốn trong
thời gian 20 năm.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. Hiện trạng và tác động vào môi trường của dự án.
Xã Chiềng Lao là xã vùng 3 thuộc huyện Mường La, có tổng diện tích 12962 ha trong
đó có diện tích đất lâm nghiệp hiện trạng là 6.320,15 ha. Trong đó diện tích rừng trồng 150
ha; tỷ lệ che phủ của toàn xã mới chỉ đạt 50% từ thực trạng đó làm cho đất canh tác của

Chiềng Lao bị sói mòn, rửa trôi. Nhiệt đội bình quân của xã Chiềng Lao là 25,90C
Cũng do thực trạng đất trống núi trọc còn nhiều, cùng với kỹ thuật canh tác của bà con
nhân dân các dân tộc còn lạc hậu, đã gây ra sự suy thoái môi trường đáng lo ngại.


Từ đó dự án trồng 200 ha cây Măc Ca và Cà Phê sẽ là đóng góp quan trọng cải tạo môi
trường, cải tạo nguồn nước, tăng đô che phủ phấn đấu đạt 70% vào năm 2020.
- Để trồng 200 ha cây Măc ca xen canh với cây Cà phê, sự tác động vào môi trường
được thể hiện chủ yếu là san ủi đường băng cản lửa, đường sản xuất và san ủi đường đồng
mức. HTX cam kết khi thi công các công trình không để đát san lấp thực bì của vùng phụ cận
và nhanh chóng trồng rừng, trồng cây xen kẽ khi cây Măc ca chưa khép tán. Do đó, sẽ không
ảnh hưởng tới sự sói mòn của bề mặt đất.
- Diện tích trồng cây, đào hố, san băng không có tắc động xấu tới nguồn nước và cảnh
quan tự nhiên vì chủ yếu là tận dụng các khu ruộng bậc thang sẵn có.
- Tác động của sử dụng nước tưới ẩm cho cây: dự án sẽ tận dụng các nguồn nước tự
nhiên dòng tự chảy xuống các khu rừng trồng, không gây sói mòn mà vẫn tạo độ ẩm cho cây
Măc ca, không ảnh hưởng tới môi trường.
- Vùng quy hoạch dự án tập trung chủ yếu ở một số nơi có suối, dự án sẽ đầu tư đắp
đập, dẫn nước tự chảy về bể chứa để tự chảy đi các khu vực cần tưới nước. Nước sử dụng tiết
kiệm, đúng quy trình kỹ thuật, không ảnh hưởng tới lưu lượng tự nhiên và vẻ đẹp của dòng
suối, không ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch.
- Phân bón: phân bón được bón lót là chính và được bón bằng cách pha nước để tưới
vào gốc. Đất xung quanh gốc cây được tạo thế trũng để giữ nước không chảy tràn lan bề mặt,
vừa giữ được môi trường, vừa tăng hệ số sử dụng phân bón, vừa tiết kiệm nước.
- Thuốc trừ sâu: được sử dụng đúng kỹ thuật, chủng loại, nồng độ pha, và khi phun
thuốc sâu không ảnh hưởng tới không gian xung quanh. Khi rửa bình thuốc sâu sẽ được tiến
hành ở các bồn chứa nước ở từng khu rừng và lượng nước đó lại được sử dụng để tưới vào
gốc cây, không đổ lan tràn bề mặt gây ô nhiễm.
- Nhà kho và lò xấy sơ chế hạt Măc ca: nhà kho sẽ chọn vị trí ở khu vực cách ly với khu
dân cư có địa thế bao quanh tự nhiên phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết của huyện và

xã.
- Khi sơ chế hạt Măc ca không thải chất độc hại. Chất thải chủ yếu là vỏ quả Măc ca và
vỏ Cà phê đã được tận dụng triệt để làm chất phụ gia trong chế biến thức ăn gia súc và ủ phân
hữu cơ.
- Trong quá trình đóng gói có một số rác thải được gom lại để chở đến nơi quy định và
được xử lý chất thải rắn theo đúng thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy
hại.
- Trong quá trình sản xuất HTX không sử dụng các hoá chất bị cấm hoặc nồng độ không
cho phép theo luật bảo vệ môi trường và công ước Quốc tế đã quy định.
- Tại trụ sở, kho, bến bãi của HTX đều xử lý nền để không gây bụi, phải có vành đai cây
xanh và không gây tiếng ồn.
II. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
1 Tổ chức xây dựng nội quy - quy ước:
- HTX xây dựng nội quy - quy ước tổ chức học tập đồng thời thông báo ở các địa điểm
thuận tiện cho tuyên truyền trong và ngoài khu vực trụ sở, nhà kho, cụm dân cư, nhà văn hoá
và các khu rừng gắn với quy định PCCCR.
- Trong hợp đồng lao động có gắn về cam kết thực hiện nội quy với bảo vệ môi trường
của cán bộ, công nhân.
- Đảm bảo giữ vệ sinh chung nơi làm việc và ở các khu rừng của HTX.
2 Các công trình cải tạo môi trường:
- Xây dựng các băng cây xanh ngăn bụi và cải tạo khí hậu ở công sở, nhà kho, đường
vận xuất.
- Xây dựng băng đồng mức hạn chế sói mòn.
- Xây dựng các bể chứa chất thải đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất không đổ tuỳ
tiện ảnh hưởng môi trường.


- Có các hòm, thùng đựng rác ở nơi làm việc, sản xuất và các khu rừng để gắn sản xuất
với du lịch sinh thái.
3. Định kỳ kiểm tra để xác định trách nhiệm, xử lý những đối tượng vi phạm về bảo

vệ môi trường.
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG, CHỮA CHÁY RỪNG
Mặc dù cây Măc Ca quanh năm xanh tốt không rụng lá ( kể cả mùa đông khô hanh ) đây
là một thuận lợi lớn trong công tác PCCCR; nhưng cây Cà phê có mùa rụng lá vào tháng
hanh khô gây nguy cơ cháy rất cao. Song để chủ động phổ biến cho toàn dân trong vùng dự
án biết được nguy cơ của cháy rừng và biện pháp chủ động phòng chống, chữa cháy rừng. Dự
án xin nêu những biện pháp cơ bản sau:
I. Tổ chức:
Mỗi bản, là một đội sản xuất thành lập 1 tổ phòng chống, chữa cháy rừng, mỗi đội 15
người được tập huấn và trang bị phương tiện PCCCRC. Chủ yếu lấy lao động của các hộ có
đất trồng rừng để gắn trách nhiệm.
Gắn tổ chức đội phòng chống, chữa cháy rừng của bản, tiểu khu với trách nhiệm bảo vệ
rừng của xã, bản, lực lượng dân quân, thanh niên tình nguyện ở bản, tiểu khu.
Toàn xã có 25 đội phòng chống, chữa cháy rừng, các đội này chỉ là hạt nhân để chủ
động trong tập luyện, bảo vệ; khi xảy ra cháy rừng thì huy động toàn dân tham gia chữa cháy
rừng.
II. Xây dựng hệ thống bơm tưới nước.
Tận dụng độ cao của các mó nước, dòng suối để lắp đặt hệ thống ống nước chảy tự
nhiên dẫn tới vừa để tưới cây vừa để PCCCR.
Đối với những vùng cao hơn sẽ dùng bơm để đưa nước lên đường ống hoặc bể
chứa.Toàn bộ hệ thống bơm tưới nước trị giá 20 triệu đồng/ 1ha.
III. Quyền lợi:
Dự án sẽ hỗ trợ mỗi cuộc diễn tập và tham gia phát hiện, chữa cháy rừng, nếu phát hiện
- báo ngay trả công 200.000đ/1 vụ.
Nếu tham gia dập lửa, phát quang ngăn lửa sẽ trả công theo diện tích dập lửa, tương ứng
1.000đ/m2 rừng cây Măc Ca – Cà phê.
Đội phòng chống, chữa cháy rừng được trang bị phòng hộ và công cụ, luân phiên nếu
nghỉ thì người khác thay.
IV. Kỹ thuật:
Phát quang, làm đường ranh cản lửa phù hợp địa hình của vùng dự án.

Cứ 01ha rừng Măc Ca có 1 hố nước trời từ 15m3 nước trở lên.
Theo đường đồng mức, cách 200m có 1 đường ranh cản lửa rộng 20m kết hợp đường lô
khoảnh chở sản phẩm và có thể đưa xe hỗ trợ chữa cháy rừng.
Cứ 50ha có 1 chòi canh gác và 1 lao động canh gác, tổng số có 4 lao động gác rừng mùa
khô hanh.
Tập trung cao độ cho bảo vệ rừng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau.
Phương án phòng chống, chữa cháy rừng của dự án phát triển cây Măc Ca sẽ được bổ
sung cập nhật kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật của trong và ngoài nước để đảm bảo tốt
nhất, không để xảy ra cháy rừng.


PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Măc ca là một loại cây trồng đang được thế giới đánh giá là một cây đa mục tiêu, thân
cây to cao tán rộng quanh năm xanh tốt có tuôi thọ trên 100 năm, cho thu hoạch cao sản trên
60 năm, không rụng lá có giá trị cải tạo môi trường và phòng hộ tốt. Quả măc ca có giá trị
kinh tế cao, sản phẩm sử dụng đa dạng: lương thực, thực phẩm, dược liệu; cây Cà Phê cũng là
cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao đã được trồng với quy mô lớn ở nhiều vùng trong
cả nước. Ngoài giá trị kinh tế cao có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm rừng
trồng, gắn được người dân với rừng thì diện tích cây Măc Ca – Cà Phê còn góp phần quan
trọng cải tạo và gìn giữ môi trường, tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch.
Đối với xã Chiềng Lao, cây Măc ca và cây Cà phê sẽ là cây phù hợp với điều kiện tự
nhiên và đã bước đầu được nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy, dự án phát triển cây Măc ca ở
xã Chiềng Lao sẽ là một dự án có tính khả thi cao.
HTX Măc-ca Chiềng Lao trân trọng đề nghị:
- HTX xin đề nghị: khi triển khai dự án HTX sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy
định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh Sơn La.
- Đề nghị huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện Mường La phê duyệt dự án để HTX được
trình lên các cấp có thẩm quyền và tạo mọi điều kiện cho HTX triển khai khi dự án được phê
duyệt.
HTX Măc-ca Chiềng Lao xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc triển

khai dự án cũng như trách nhiệm về mặt tài chính và các quy định khác của Nhà nước.
Xin trân trọng cảm ơn!
Chiềng Lao, tháng 07 năm 2014
Tác giả

Lù Ngọc Anh Tuấn


UBND HUYỆN MƯỜNG LA
UBND XÃ CHIỀNG LAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MỘT SỐ
CƠ CHẾ CƠ BẢN VỀ TRỒNG RỪNG KINH TẾ
KÈM THEO DỰ ÁN “TRỒNG THÂM CANH CÂY MĂC-CA VÀ CÂY CÀ PHÊ TẠI XÃ
CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA”
Nếu được sự nhất trí của thường trực UBND huyện Mường La cho phép tổ chức thực
hiện dự án “TRỒNG THÂM CANH CÂY MĂC-CA VÀ CÂY CÀ PHÊ TẠI XÃ
CHIỀNG LAO, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA”
Căn cứ vào các điều kiện cụ thể về lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, vùng
khí hậu và đất đai của địa phương. Chúng tôi xin báo cáo với thường trực Đảng ủy – HĐND
– UBND cùng các ban nghành của xã Chiềng Lao xin được tiến hành khảo sát lập dự án trồng
rừng kinh tế tại các bản trong xã.
Nếu được thường trực Đảng ủy – HĐND – UBND xã nhất trí với chủ trương này thì
chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện theo cơ chế sau.
I.
VỀ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN:
Sau khi được địa phương cho phép lập dự án, nhân dân nhất trí góp cổ phần bằng diện

tích đất và chấp nhận làm công nhân trực tiếp thực hiện dự án, chúng tôi sẽ thành lập HTX
Măc ca Chiềng Lao để đầu tư phát triển nông nghiệp và du lịch trên địa bàn xã
- HTX được tổ chức theo hình thức HTX cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ theo
quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
- Có con dấu riêng, độc lập về tào khoản, về tài chính.
- Có điều lệ và tổ chức hoạt động của HTX, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các
khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ và thực hiện đầy đủ theo các điều khoản của
điều lệ.
II.
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH.
1. HTX mời một đồng chí lãnh dạo chủ chốt của xã tham gia vào ban quản lý trực tiếp
điều hành dự án.
2. HTX lấy đơn vị bản, cụm dân cư thành lập các đội sản xuất và lấy đồng chí Bí thư chi
bộ - trưởng bản làm đội trưởng, đội phó trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại đơn vị mình phụ
trách, được hưởng chế độ theo quy định của ban quản lý HTX (hoặc HĐQT của HTX).
3. Các hộ nông dân sau khi góp cổ phần bằng diện tích đất vào cho HTX thì HTX tiếp
nhận là các gia đình đó làm cổ đông và các cổ đông được hưởng các quyền lợi cũng
như có nghia vụ với HTX theo điều khoản, điều lệ đã nêu.
4. Nếu các gia đình không chấp nhận làm cổ đông của HTX thì đất của gia đình nào vẫn
thuộc gia đình đó quản lý, trồng, chăm sóc các cây trồng theo quy hoạch của dự án,
đến khi sản phẩm được thu hoạch thì gia đình tự thu hoạch và đem bán cho HTX theo
thỏa thuận đầu tư ban đầu.
5. HTX làm dịch vụ hai đầu ( tức là ) ưu tiên hỗ trợ các gia đình này được vay vốn bằng
cách nhận đầu tư trực tiếp các loại giống, vật tư, kĩ thuật, gạo ăn của HTX từ khi trồng
cây của dự án cho đến khi thu hoạch sản phẩm và khi có sản phẩm bán cho HTX, HTX
mới bắt đầu thu hồi vốn theo tỉ lệ thu hồi hàng năm cho đến khi thu hết các khoản vốn
đầu tư. Nhưng khi trả hết nợ cho HTX thì sản phẩm này vẫn phải bán cho HTX, HTX


vẫn thực hiện cam kết cung cấp dịch vụ theo yêu cầu về vật tư, kĩ thuật cho các hộ và

các hộ vẫn phải bán các sản phẩm cho HTX như hợp đồng đã cam kết ban đầu.
6. Đối với các gia đình Cổ đông sẽ được hưởng lợi tức khi HTX có sản phẩm bán ra thị
trường và làm ăn có lãi.
7. Người lao động trong độ tuổi kể cả công nhân hay nông dân nếu tham gia làm dự án sẽ
được HTX cho vay tiền để mua bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội để khi hết tuổi lao
động sẽ được hưởng các khoản trợ cấp xã hội (nếu có nhu cầu).

Trên đây là một số nội dung cơ bản của cơ chế tổ chức hoạt động HTX – HTX Măc
ca Chiềng Lao.
Tác giả dự án

Lù Ngọc Anh Tuấn



×