Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Báo cáo thực tập Metro số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
_oOo_

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Công ty TNHH Kỹ thuật T&V

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đào Tăng Tín
Sinh viên thực tập

: Trần Chánh Phát

Mã số sinh viên

: 141102044

Lớp

: DT14DH-DT1

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Khoa Điện tử
- Tự động hóa đã tạo điều kiện cho em đi thực tập tốt nghiệp tại công ty. Qua đó em học
hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, phục vụ cho quá trình học tập và đi làm sau này.


Và tiếp theo em xin chân thành gửi lời cảm ơn ThS. Đào Tăng Tín đã liên hệ, tìm chỗ
thực tập, hướng dẫn em hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Nếu không có những lời hướng
dẫn, dạy bảo của thầy em khó có thể hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Một lần nữa em xin
cảm ơn thầy!
Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn đến anh Vũ - giám đốc, anh Huy – quản lý vật tư/thiết bị,
anh Long – an toàn, anh Liêm, anh Sỹ, anh Vĩnh – kỹ sư trưởng, anh Phong – kỹ sư
giám sát đã tạo điều kiện, chỉ dạy và hỗ trợ để em có thể hoàn thành thực tập một cách
tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực tập

Trần Chánh Phát


Lời nhận xét của giảng viên

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..........., ngày........ tháng....... năm.....
Giảng viên hướng dẫn

ThS. Đào Tăng Tín


Mục lục

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG TRÌNH NƠI THỰC
TẬP............................................................................................................................................. 2
1.1 Đơn vị thực tập ................................................................................................................. 2
1.1.1 Thông tin liên hệ ...................................................................................................... 2
1.1.2. Giới thiệu đơn vị thực tập ....................................................................................... 2
1.2. Nơi thực tập ..................................................................................................................... 3
1.2.1. Thông tin chung ...................................................................................................... 3
1.2.2. Giới thiệu nơi thực tập ............................................................................................ 3
1.2.3. Các hạng mục đơn vị thực tập thi công ................................................................... 5
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC........................................................... 6
2.1. An toàn lao động.............................................................................................................. 6
2.1.1. Trang bị bảo hộ lao động ........................................................................................ 6
2.1.2. Một số qui tắc an toàn cơ bản ................................................................................. 7
2.1.3. Qui tắc 5S ................................................................................................................ 8
2.2. Nguyên tắc an toàn sử dụng một vài thiết bị ................................................................... 9
2.2.1. Máy khoan ............................................................................................................... 9
2.2.2 Máy cắt ................................................................................................................... 10
2.2.3. Máy hàn ................................................................................................................. 10

2.3. Quá trình thực tập .......................................................................................................... 12
2.3.1 Giai đoạn 1: Xây dựng kho chứa vật tư ................................................................. 12
2.3.2. Giai đoạn 2: Thực tập tại công trình Nhà ga nhà hát Thành phố .......................... 16
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ....................................................... 24
3.1. Nhận xét ......................................................................................................................... 24
3.2. Đánh giá thực trạng ....................................................................................................... 24

i


Mục lục
3.3 Kiến nghị ........................................................................................................................ 25
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 26
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 27

ii


Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU
Là một kỹ sư Điện tử - Tự động hóa tương lai cần phải nắm vững những yếu tố về
kỹ thuật thi công và những khó khăn trong quá trình thi công. Để biết được những điều
này cần có những trải nghiệm thực tế đó là nhiệm vụ của “Thực tập công nhân”.
“Học đi đôi với hành, lý thuyết kết hợp với thực tiễn” là phương châm giáo dục
bắt buộc nhằm giúp cho sinh viên nắm bắt lý thuyết và cách áp dụng vào công việc thực
tế sao cho hiệu quả cao nhất. Đợt thực tập này giúp em hiểu được phần nào công việc
của một người công nhân trong thực tế. Từ đó giúp em tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân.
Nhân đây em xin chân thành cảm ơn Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Khoa Điện tử Tự động hóa, Công ty TNHH T&V, Thầy Tín đã tạo điều kiện cho em thực tập.

Trần Chánh Phát

1


Chương 1: Giới thiệu chung

Trần Chánh Phát

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP
VÀ CÔNG TRÌNH NƠI THỰC TẬP
1.1 Đơn vị thực tập
1.1.1 Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Kỹ thuật T&V
Địa chỉ: 545/3 khu phố Thạnh Bình, phường An Thạnh, Thị xã Thuận An, Tỉnh
Bình Dương
Tên giao dịch: T&V ENGINEERING CO.,LTD
Giấy phép kinh doanh: 3702295462 - ngày cấp: 26/08/2014
Ngày hoạt động: 20/08/2014
Điện thoại: 06503745619
Giám đốc: Lê Đình Vũ
ĐTDĐ: 0989051109
1.1.2. Giới thiệu đơn vị thực tập
Công ty TNHH Kỹ Thuật T&V hội tụ các chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E, một trong những nhà thầu chuyên trong lĩnh vực dịch
vụ kỹ thuật cơ điện công trình.
Công ty TNHH Kỹ Thuật T&V chuyên cung cấp, lắp đặt, bảo trì cho các công
trình nhà xưởng, tòa nhà, dân dụng và công nghiệp.
Hệ thống điều hoà không khí, thông gió.

Hệ thống chữa cháy, báo cháy.
Hệ thống điện động lực, chiếu sáng.
Hệ thống cơ khí, xử lý nước thải.
2


Chương 1: Giới thiệu chung

Trần Chánh Phát

Hệ thống cấp thoát nước.
Gia công, lắp đặt và cung cấp các phụ kiện ống gió.

1.2. Nơi thực tập
1.2.1. Thông tin chung
- Dự án: OPH Station (Nhà OPH)
- Thông tin chung:
Địa chỉ: Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Khởi công: 07/2016
Hoàn thành: 02/2019.
Chủ đầu tư và thầu chính: SMJO/Hitachi Plan

1.2.2. Giới thiệu nơi thực tập
Nhà ga Nhà hát thành phố được thiết kế 4 tầng với độ sâu 40m, dài 190m. Tầng 1:
các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà
vệ sinh), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2: là sân ga, nơi có tàu dừng,
đỗ để đón trả khách. Tầng 3: là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát
thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ
thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà
ga. Tầng 4: sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón trả khách.

3


Chương 1: Giới thiệu chung

Trần Chánh Phát

Mặt cắt thiết kế nhà ga
Được thiết kế đặc biệt như vậy vì không gian khu vực Nhà hát thành phố chật hẹp,
nhiều tòa nhà cao tầng, đồng thời để đảm bảo kiến trúc của Nhà hát thành phố và các
công trình lân cận.
Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên có 4 gói thầu chính, bao gồm 3 gói thầu xây
dựng và 1 gói thầu cơ điện.
Gói thầu đầu tiên xây dựng đoạn đi trên cao và depot (từ cảng Ba Son vượt sông
Sài Gòn chạy dọc xa lộ Hà Nội đến depot Long Bình) được khởi công vào tháng 8/2012,
dự kiến hoàn thành cuối năm 2018.
Gói mua sắm, lắp đặt cơ điện, đầu máy, toa xe, bảo dưỡng sẽ được lắp đặt vào
đường ray từ 2016. Đoạn đi ngầm từ Bến Thành đến Ba Son với 3 nhà ga, trị giá hợp
đồng đoạn này lên đến hơn 229 triệu USD.
Dự kiến toàn bộ các gói thầu của tuyến metro đầu tiên này sẽ được hoàn thành và
tiến hành chạy thử năm 2019 và đưa vào khai thác thương mại năm 2020.
Bên cạnh nhà ga Nhà hát thành phố được thiết kế 4 tầng thì nhà ga Bến Thành
được thiết kế vừa là một trung tâm thương mại, vừa là trung tâm đầu mối để kết nối với
4 tuyến metro trong tương lai.

4


Chương 1: Giới thiệu chung


Trần Chánh Phát

1.2.3. Các hạng mục đơn vị thực tập thi công
 Plumbing & Sanitary ware system (Hệ thống cấp thoát nước)
 Fire Protection system (Hệ thống phòng cháy và chữa cháy)
 HVAC system (Hệ thống điều hòa không khí)
 BMS system (Hệ thống quản lý tòa nhà)
Trong thời gian thực tập, công ty đang thi công hệ thống thoát sàn cho công trình
OPH Station.

5


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
2.1. An toàn lao động
2.1.1. Trang bị bảo hộ lao động
Tùy thuộc vào từng ngành nghề lao động mà sẽ có những trang bị về những thiết
bị bảo hộ lao động khác nhau. Đó có thể trang bị bảo vệ cho bản thân người lao động
như là quần áo bảo hộ lao động, quần áo chống cháy, kính bảo hộ, găng tay cách điện
hay những thiết bị khác cũng mang tính chất bảo hộ lao động như: các thiết bị phòng
cháy chữa cháy, bảng hiệu an toàn hay bảng chỉ dẫn. Dù đó là loại bảo hộ lao động nào
đi nữa thì cũng đều mang có chung mục đích là bảo vệ an toàn cho sức khỏe người lao
động.

Trang bị bảo hộ lao động bắt buộc tại công trường:
- Nón bảo hộ lao động: bảo vệ đầu không bị chấn thương do các vật rơi từ trên cao

xuống, nắng , mưa, bụi, v.v…
- Áo phản quang: để dễ nhìn thấy người mặc trong môi trường làm việc bị hạn chế
tầm nhìn.
- Găng tay bảo hộ lao động: bảo vệ đôi tay khỏi những chấn thương và trong một
số trường hợp làm tăng khả năng nắm giữ.

6


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

- Giầy bảo hộ lao động: thường có đế dày (có lá thép mỏng ở giữa), mũi cứng để
bảo vệ chân khỏi các vật nhọn khi giẫm phải hay các vật nặng rơi vào chân. Khi làm
việc ở những nơi trơn trượt thì nên dùng loại giầy có đế chống trượt. Ngoài ra còn có
giầy chống nước, chống cháy, chống hoá chất. Giày có đế và mũi bọc sắt: tránh dẫm
đinh và bị vật nặng rơi vào chân.

Tuân thủ quy định về trang bị bảo hộ lao động của công ty
2.1.2. Một số qui tắc an toàn cơ bản
Chỉ làm việc trong phạm vi cho phép: Khi làm việc phải làm đúng chức năng nhiệm
vụ được giao, chú ý phạm vi làm việc và các bảng cấm.
Phải được phép mới đóng thiết bị điện: Khi đóng cắt điện phải có cảnh báo và
được sự đồng ý của người có trách nhiệm.
Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở trên cao: Phải đeo dây an toàn khi làm việc ở
độ cao trên 1.8m
Không đứng dưới cẩu: Khi cẩu đang làm việc phải có bảng cảnh báo, phạm vi an
toàn. Không được vào khu vực cảnh báo.
7



Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Không được hút thuốc lá nơi qui định cấm: Tại các vị trí có chất dễ gây cháy nổ
như cây xăng, cồn, gas... phải có biển cấm hút thuốc. Hút thuốc có hại sức khỏe và gây
ảnh hưởng tới người xung quanh.
Không dùng chất kích thích khi làm việc: Không dùng rượu, bia, ma túy... khi lái
xe, làm việc tại công sở, nhà máy.
2.1.3. Qui tắc 5S
Để môi trường làm việc sạch sẽ hơn, đẹp hơn và năng suất làm việc cao hơn cần
tuân thủ 5S.
Loại bỏ những thứ không cần thiết Để mọi thứ ngăn nắp theo một trật
ra khỏi nơi làm việc

tự nhất định, tiện lợi và đảm bảo an
toàn khi sử dụng

S1

S2

Sàng Lọc

Sắp xếp

S5
Sẵn sàng

Tạo ý thức và thói quan
về thực hành S5 tại nơi
làm việc

S4

S3

Săn Sóc

Sạch Sẽ

Vệ sinh sạch sẽ máy móc, thiết bị
nơi làm việc

Duy trì hàng ngày S1, S2, S3

8


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

2.2. Nguyên tắc an toàn sử dụng một vài thiết bị
2.2.1. Máy khoan
Máy khoan cầm tay là thiết bị không thể thiếu trong quá trình khoan cắt bê tông,
sắt, thép, v.v…
Khi sử dụng máy khoan thường có những nguy hiểm sau:
-


Bộ phận công tác gây chấn thương (cắt, cuốn, văng bắn…).

-

Máy bị rò điện, dây điện hở… nên bị điện giật.

-

Bụi, tiếng ồn, rung…

-

Do trong khi gia công phát sinh nhiệt, tia lửa trên chổi than… gây tia lửa điện,
gây cháy nổ…

Trang bị những vật dụng cá nhân đảm bảo an toàn:
-

Bảo vệ mắt: đeo kính bảo hộ giúp chắn bụi, mảnh bào, mảnh vỡ và các vật khác
bắn vào mắt.

-

Bảo vệ tai: đeo nút tai khi sử dụng máy khoan cầm tay, đặc biệt là trong khu
vực khép kín để tránh gây tổn thương cho tai.

-

Trang phục: không mặc quần áo rộng hay đeo trang sức để tránh vướng víu,

gây tai nạn khi sử dụng máy khoan. Mang ủng cao su khi dùng máy khoan ở
ngoài trời. Mặc quần áo bảo hộ phù hợp.

Kiểm tra thiết bị trước khi khoan cắt.
Chọn mũi khoan phù hợp với từng loại vật liệu để tránh làm hỏng vật liệu. Để
khoan tốt nhất và an toàn thì mũi khoan luôn cần giữ sắc bén.
Tuân thủ hướng dẫn kèm phụ kiện khi thay các phụ kiện cho máy khoan.
Đọc kỹ hướng dẫn kèm theo sản phẩm: khi không sử dụng sản phẩm thì nên rút
nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra dụng cụ thường xuyên: không nên sử dụng máy khoan cầm tay trong điều
kiện ẩm ướt; kiểm tả thường xuyên xem dây điện có bị hở không, chốt phích cắm có
lỏng không…. Nếu có thì cần đem đi kiểm tra và sửa chữa.
9


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Cất giữ đúng cách: phải cất giữ dụng cụ điện cầm tay sau khi sử dụng, tránh trẻ em
nghịch sẽ gặp nguy hiểm.
2.2.2 Máy cắt
Trong quá trình vận hành máy cắt sắt thường bắn ra những tia lửa nguy hiểm cho
người thợ, do vậy khi sử dụng máy đặc biệt tuân thủ những nguyên tắc sau:
-

Luôn mang theo đồ bảo hộ lao động cá nhân: găng tay, bịt tai, đặc biệt là kính
mắt.

-


Đảm bảo máy được tắt khi di chuyển vị trí và cắm nguồn điện.

-

Không sử dụng máy trong mỗi trường dễ cháy nổ.

-

Không để máy gần nơi có nhiệt độ cao, dầu nhớt, vật nhọn hay bộ phận chuyển
động.

Sử dụng máy theo đúng loại và theo đúng ứng dụng của máy:
-

Sau khi sử dụng thiết bị cần làm sạch các kẽ thông gió bằng một cọ mềm hoặc
có thể sử dụng máy thổi gió thổi sạch các khe thông gió thường xuyên và lắp
đặt thiết bị ngắt mạch tự động (PRCD).

-

Kiểm tra định kỳ dụng cụ xem các bộ phận chuyển động có bị sai lệch hay kẹt,
các bộ phận bị rạn nứt và các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sự vận hành
của máy. Nếu bị hư hỏng, phải sửa chữa máy trước khi sử dụng.

-

Bảo quản các dụng cụ cắt có cạnh cắt bén làm giảm khả năng bị kẹt và dễ điều
khiển hơn.


2.2.3. Máy hàn
Giống như các thiết bị điện khác, khi sử dụng máy hàn cần phải đảm bảo các
nguyên tắc an toàn về điện. Để sử dụng máy hàn an toàn cần lưu ý các nguyên tắc sau:
Phòng chống điện giật khi thao tác với máy hàn
-

Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào các thành phần dẫn điện của máy vì rất dễ
bị điện giật hoặc bị bỏng.

-

Lưu ý tự cách điện với vật cần hàn và đất bằng các vật cách điện đủ lớn.

10


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

-

Trước khi tháo, lắp các linh phụ kiện của máy cần ngắt nguồn điện.

-

Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của cáp nguồn, nếu cáp mòn, kích cỡ nhỏ
hoặc trầy xước thì phải thay thế cáp mới.

-


Tắt tất cả các thiết bị khi không cần dùng tới.

-

Luôn mặc đồ bảo hộ an toàn lao động để phòng tránh rủi ro.

-

Cẩn thận khi phải hàn trong môi trường ẩm ướt hoặc phải thao tác trong các tư
thế khó như quỳ, nằm..

-

Khi mua máy hàn cần chú ý đến khả năng chống giật của máy.

Phòng chống nguy cơ bỏng hàn
-

Khi thao tác với máy hàn cần đeo mặt nạ hoặc kính hàn để tránh hồ quang hàn
gây tổn thương mắt. Về quần áo bảo hộ nên chọn các loại làm từ vật liệu dày,
chống cháy. Trường hợp mắt bị tổn thương ở thể nhẹ, bạn nên chườm đá để
giảm sưng sau đó nhỏ 1 -2 giọt cyclopentolat 1%.

Tránh hít phải khói hàn và ga
-

Khi hàn sẽ sinh ra khói hàn và hơi ga. Khói hàn gây ảnh hưởng không tốt cho
sức khỏe khi hít lâu ngày. Khi thao tác với máy hàn, nên ngồi hoặc lưu ý tư thế
tránh hít trực tiếp phải khói hàn. Đeo mặt nạ vừa để tránh bỏng mắt vừa để

tránh hít phải khói hàn.

An toàn cháy nổ khi sử dụng máy hàn
-

Khi hàn, xỉ hàn thường bắn tung tóe ra xung quanh. Điều này tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn rất lớn khi thao tác hàn diễn ra trong môi trường xung quanh có
đặt các vật dễ cháy nổ. Trước khi hàn cần khảo sát, đánh giá mức độ an toàn
của môi trường hàn xung quanh. Di chuyển các vật, thiết bị dễ cháy nổ ra khỏi
khu vực hàn. Trường hợp không di chuyển được thì bọc chúng lại bằng các vật
liệu chống cháy.

11


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Kiểm tra, đấu nối máy hàn Jasic ARC200V trước khi sử dụng

2.3. Quá trình thực tập
Do tính chất công việc và nhu cầu của công ty, quá trình thực tập được chia làm 2
giai đoạn:
2.3.1 Giai đoạn 1: Xây dựng kho chứa vật tư
Bắt đầu từ ngày 25/5/2017 đến ngày 10/06/2017. Giai đoạn này chủ yếu rèn luyện
tác phong công nghiệp, học các qui định về an toàn. Ngoài ra, còn thực tập sử dụng các
loại máy cơ khí trong công trường.

12



Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Đo sắt V4 chuẩn bị cho quá trình cắt

Dùng máy cắt bàn cắt sắt V4 cho đúng kích thước thiết kế

13


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Dùng máy cắt tay cắt sắt vuông

Khoan sắt vuông để bắt vít

14


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Hàn khung theo thiết kế đã lên


Sơn sắt V4 đã hàn để chống rỉ sét

15


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Kho vật tư sau khi dựng

2.3.2. Giai đoạn 2: Thực tập tại công trình Nhà ga nhà hát Thành phố
Bắt đầu từ ngày 11/06/2017 đến ngày 02/07/2017. (Do mức độ nguy hiểm khi làm
việc dưới hầm cao và quy định về sử dụng điện thoại, máy ảnh của công trình nên trong
giai đoạn này không có nhiều hình ảnh để báo cáo). Giai đoạn thực tập lắp đặt floordrain
cho công trình. Floordrain được lắp đặt tại công trình của hãng Knack model 223 của
Thái Lan.

Floordrain 223 Knack dùng để thoát sàn trong công trình
16


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Khi vào công trình phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cơ bản, phải trải qua buổi
học an toàn để được cấp thẻ vào công trình. Nếu không có thẻ nhân viên thì tuyệt đối
không được vào công trình.


Thẻ nhân viên xác nhận đã học an toàn trước khi vào công trình

17


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Trước khi bắt đầu công việc hằng ngày, tất cả các công nhân, kỹ sư, giám sát công
trình đều phải thực hiện họp an toàn lao động trước khi làm việc. Nội dung cuộc họp an
toàn diễn ra bao gồm: tập thể dục buổi sáng, kế hoạch làm việc trong ngày, các việc đã
làm được vào ngày hôm trước, các mặt an toàn chưa thực hiện được.

Họp an toàn trước khi làm việc hằng ngày
Các vật tư thiết bị có kích thước lớn cồng kềnh được vận chuyển bằng hệ thống
cầu trục xuống hầm thông qua 11 lỗ mở, đồng thời những khu vực này tương đối nguy
hiểm không thật sự cần thiết thì không được phép đến gần khi cầu trục hoạt động.

Hệ thống cầu trục vận chuyển vật tư

18


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Hệ thống cung cấp khí cho các tầng hầm
Công việc dưới hầm chủ yếu là lắp hệ thống floordrain vào các lỗ đã được làm

trước

Lỗ để lắp floordrain trong công trình

19


Chương 2: Quá trình thực hiện công việc

Trần Chánh Phát

Sử dụng máy đục để làm rộng lỗ lắp floordrain vào

Máy đục được sử dụng là của hãng Makita

Đục lỗ bằng tay đối với những trường hợp vướng ống nhựa ở lỗ lắp

20


×