Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quán ngữ tình thái trong tiểu thuyết sống mòn của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.39 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN TƢỜNG VI

QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TRONG
TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA
NAM CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

QUÁN NGỮ TÌNH THÁI TRONG
TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA
NAM CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS. BÙI TRỌNG NGOÃN
Ngƣời thực hiện:
NGUYỄN TƢỜNG VI
(Khóa 2014 – 2018)



Đà Nẵng, tháng 5/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Nguyễn Tƣờng Vi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là tôi nghiên cứu, thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của GVHD: PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn.
Mọi tham khảo trong luận văn này đều đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Ngƣời thực hiện

NGUYỄN TƢỜNG VI


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên PGS.TS Bùi Trọng
Ngoãn, cán bộ giảng dạy khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà
Nẵng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, các cô giáo khoa
Ngữ Văn, cùng các bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ đang công tác tại thƣ viện trƣờng Đại
học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm và mƣợn
tƣ liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Do trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian có hạn nên mặc dù chúng
tôi đã có nhiều cố gắng, khóa luận này khó tránh những thiếu sót. Chúng tôi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý giá của quý thầy cô và các bạn để

khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Ngƣời thực hiện

NGUYỄN TƢỜNG VI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Dự kiến đóng góp của đề tài ............................................................................... 5
7. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM ...................... 7
SỐNG MÒN.............................................................................................................. 7
1.1. Cơ sở lí luận về tình thái và tình thái trong ngôn ngữ......................................... 7
1.1.1. Tình thái trong logic học và tình thái trong ngôn ngữ ..................................... 7
1.1.2. Các phƣơng tiện biểu thị tình thái.................................................................. 11
1.1.3. Khái niệm quán ngữ biểu thị tình thái ........................................................... 14
1.1.4. Đặc điểm của quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt ............................ 20
1.1.4.1. Đặc điểm về ngữ nghĩa – chức năng ........................................................... 20
1.1.4.2. Đặc điểm về hình thức của quán ngữ biểu thị tình thái ............................... 23
1.1.4.4. Đặc điểm về ngữ nghĩa – chức năng của quán ngữ biểu thị tình thái trong
quan hệ với nội dung mệnh đề đi kèm ..................................................................... 28
1.1.5. Phân loại tình thái theo phạm trù nội dung của tình thái nhận thức ............... 29
1.2. Tổng quan về tác giả, tác phẩm ........................................................................ 31

1.2.1. Nam Cao – một đời văn ................................................................................. 31
1.2.2. Tiểu thuyết Sống mòn .................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT QUÁN NGỮ TÌNH THÁI THEO CÁC PHẠM TRÙ
NỘI DUNG CỦA TÌNH THÁI NHẬN THỨC TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG
MÒN CỦA NAM CAO ........................................................................................... 35
2.1. Các quán ngữ tình thái nhận thức thực hữu ...................................................... 35


2.2. Các quán ngữ tình thái nhận thức tiềm năng..................................................... 48
2.3. Các quán ngữ tình thái nhận thức phản thực hữu.............................................. 61
CHƢƠNG 3. NĂNG LỰC GỢI DẪN CỦA QUÁN NGỮ TÌNH THÁI ................ 72
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN – .... 72
NAM CAO .............................................................................................................. 72
3.1. Một góc cuộc sống ngột ngạt đƣợc thể hiện qua quán ngữ tình thái ................. 73
3.1.1. Tầm tác động quán ngữ tình thái nhận thức thực hữu đến hiện thực trong
bức tranh tiểu thuyết Sống mòn ............................................................................... 73
3.1.2. Tầm tác động quán ngữ tình thái tiềm năng đến lý tƣởng sống con ngƣời
trong tiểu thuyết Sống mòn ..................................................................................... 75
3.1.3. Tầm tác động quán ngữ tình thái phản thực hữu phản ánh thái độ nhà văn
đối với hiện thực bức tranh tiểu thuyết Sống mòn ................................................... 78
3.2. Cá tính hóa nhân vật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao qua năng lực
gợi dẫn của quán ngữ tình thái ................................................................................ 79
3.2.1. Dấu ấn cá tính hóa nhân vật Thứ, San và Oanh trong tiểu thuyết Sống mòn . 80
3.2.2. Dấu ấn cá tính hóa nhân vật Mô và vợ chồng ông Học trong tiểu thuyết ...... 86
3.3. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao qua quán ngữ biểu thị tình thái. ............. 87
3.3.1. Quán ngữ biểu thị tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thái
của Nam Cao ........................................................................................................... 87
3.3.2. Quán ngữ tình thái và lối văn đậm tính khẩu ngữ Bắc Bộ của Nam Cao ....... 89
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 95



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tình thái trong ngôn ngữ là một trong những vấn đề đặc biệt đƣợc quan tâm
trong khoảng 30 năm trở lại đây. Trƣớc đây, trong ngữ pháp truyền thống, các yếu
tố chỉ tình thái chỉ đƣợc xem xét nhƣ là một bộ phận trong kết cấu câu (tình thái
ngữ) hoặc chỉ quan tâm đến thái độ ngƣời nói đối với đối tƣợng. Nhƣng trong
những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện của ngữ pháp chức năng, một khuynh
hƣớng ngữ pháp thiên về ngữ nghĩa, vấn đề tình thái trong câu đã dần dần đƣợc
khảo sát đầy đủ hơn. Theo đó, trong một phát ngôn, ngoài nghĩa sự tình ra còn có
một nghĩa tình thái, đồng thời các phƣơng tiện thể hiện nghĩa tình thái đã đƣợc các
nhà ngữ pháp miêu tả.
Khi phân tích nghĩa tình thái, chúng ta sẽ nắm thông tin đầy đủ hơn trong
một phát ngôn. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề tình thái, nhất là những phƣơng tiện
từ vựng biểu thị tình thái nhƣ tiểu từ tình thái, động từ tình thái, trợ từ tình thái, định
ngữ tình thái, trong đó những tổ hợp “có lẽ, dễ thường, nói của đáng tội, nói khi vô
phép, theo tôi thì, …” chúng ta quen gọi chúng là quán ngữ. Nhƣng trong cơ cấu
nghĩa của chúng, nghĩa tình thái hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm một cách thỏa đáng.
Vì lẽ đó, đề tài này, chúng tôi sẽ lí giải ý nghĩa và giải nghĩa những tổ hợp này để
bạn đọc khi đọc đến sẽ dừng lại, hiểu tầng nghĩa của chúng ngoài nghĩa sự tình của
phát ngôn, còn nghĩa tình thái bên trong.
Với đề tài này, chúng tôi hƣớng đối tƣợng nghiên cứu là quán ngữ một trong
những phƣơng tiện biểu thị tình thái đặc dụng. Những tổ hợp này đƣợc khảo sát trên
một tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Việc lựa chọn nhà văn Nam Cao để biểu thị
đối tƣợng này, bởi vì, câu văn của ông dồn nén thông tin nhiều, đồng thời con ngƣời
trong viết văn của ông không phải mang sắc thái lạnh lùng khinh miệt. Làm rõ hai
vấn đề trên chính là lí do chúng tôi lựa chọn để tìm hiểu sâu hơn về nhà văn và phân

tích kĩ càng nghĩa sự tình và nghĩa tình thái trong sử dụng câu văn của Nam Cao.
Hiện nay, trong môi trƣờng giáo dục đề cao vai trò chủ động của ngƣời học.
Hơn nữa, giáo dục đang đi theo khuynh hƣớng của sự tích hợp trong khoa học xã


2

hội nhân văn, tự nhiên. Mặc khác, giáo dục hƣớng đến ngƣời học, khi học văn là nói
đƣợc điều muốn nói và hiểu đƣợc lời ngƣời khác nói, đọc đƣợc văn bản. Vì thế,
ngƣời học nắm bắt đƣợc các tầng nghĩa của văn bản sẽ giúp ngƣời học đạt đƣợc
những mục tiêu nhất định.
Từ những điều trên, chúng tôi chọn yếu tố tình thái làm đối tƣợng nghiên cứu
của luận văn. Cụ thể hơn, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề quán ngữ tình thái và
đƣợc khảo sát trên tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta thƣờng bắt gặp những tổ hợp từ
mang tính đƣa đẩy, rào đón… nhƣ: “Của đáng tội, làm như… không bằng”, “dễ
thường…”, “theo tôi thì...” …. Những hiện tƣợng này đã trở nên quen thuộc trong
tiếng Việt, tuy nhiên sự quan tâm đến những tổ hợp từ này của các nhà ngôn ngữ
học còn ít. Song, với sự phát triển của ngữ pháp chức năng, ngữ nghĩa, ngữ dụng,
khoa học ngôn ngữ đã có những thành tựu đáng kể. Những lý thuyết này là điểm
dựa cho các nhà nghiên cứu đi theo hƣớng phân tích nội dung của tính tình thái và
phƣơng tiện biểu hiện nội dung tình thái. Nắm bắt đƣợc hƣớng đi này, đã rất nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề tình thái đƣợc trình bày, đáng chú ý nhất là những
công trình: Tuyển tập của Hoàng Tuệ, năm 2009. Logic ngôn ngữ học qua cứ liệu
tiếng Việt của Hoàng Phê, năm 1989. Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng của
Cao Xuân Hạo năm 1991. Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1, Câu trong
tiếng Việt – Cấu trúc – Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của Cao Xuân Hạo (chủ biên),
Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Tất Tƣơm, năm 1996. Logic và tiếng
Việt của Nguyễn Đức Dân, năm 1996.

2.1. Các ý kiến về tình thái nói chung
Cao Xuân Hạo, trong Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, chỉ ra tình
thái hành động phát ngôn và tình thái lời phát ngôn là hai phạm trù khác biệt.
(Quyển sách Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, xuất bản năm 2017, NXB
Khoa học xã hội).


3

Nguyễn Thiện Giáp, trong giáo trình Ngôn ngữ học, cũng chỉ ra ý nghĩa tình
thái của câu. (Giáo trình Ngôn ngữ học xuất bản năm 2008, NXB Đại học Quốc
gia).
Nguyễn Thị Ly Kha, trong giáo trình Tiếng Việt (tập II) cũng đề cập đến vấn
đề tính tình thái của câu. Tác giả cũng chỉ ra tính tình thái trong logic học thì tình
thái của một mệnh đề thƣờng đƣợc nghiên cứu thông qua ba thông số. (Giáo trình
tiếng Việt II, xuất bản năm 2011, NXB Đại học Sƣ phạm).
Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp, trong cuốn Thành phần câu Tiếng
Việt, đã phân loại tình thái ngữ theo tiêu chí hình thức (đặc điểm cấu tạo), hoặc nội
dung (ý nghĩa tình thái đƣợc biểu đạt). (Thành phần câu tiếng Việt, xuất bản năm
2014, NXB Giáo dục Việt Nam).
2.2. Các ý kiến về phƣơng tiện tình thái và quán ngữ tình thái
Về phƣơng tiện tình thái:
Diệp Quang Ban, trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt năm 2013, đã trình bày về
vấn đề tình thái tố nằm ngoài biểu thức của câu và tình thái tố với tƣ cách yếu tố cấu
tạo trong câu. ( Sách Ngữ pháp tiếng Việt, xuất bản năm 2013, NXB Giáo dục Việt
Nam).
Nguyễn Đức Dân, đặc biệt trong công trình nghiên cứu về Logic ngữ nghĩa
từ hư tiếng Việt, đã nghiên cứu một lớp từ vựng có tần số sử dụng rất cao và có vai
trò quan trọng cả về phƣơng diện ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa đối với tiếng Việt. (Logic
ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt, xuất bản năm 2016, NXB Trẻ).

Bùi Trọng Ngoãn trong luận án tiến sĩ “Khảo sát các động từ tình thái trong
tiếng Việt” (2004). Luận án đƣợc xem là đề tài đầu tiên đi sâu tìm hiểu một cách có
hệ thống toàn bộ tiểu loại động từ tình thái tiếng Việt, đồng thời chỉ ra các đặc điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lớp từ này.
Trịnh Bích Thùy trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghĩa tình thái của các
thành phần trạng ngữ trong câu Tiếng Việt” (2016) cũng đã đề cập đến vấn đề nghĩa
tình thái đã khái quát hóa các nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của các trạng ngữ


4

.

Phạm Quỳnh Hồng Diễm trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghĩa tình thái

của câu ghép chính phụ tiếng Việt” (2016) đã phân tích và khái quát hóa nghĩa tình
thái của từng kiểu câu ghép chính phụ tiếng Việt.
Về quán ngữ tình thái:
Nguyễn Văn Hiệp, với Cú pháp tiếng Việt đã phân loại quán ngữ biểu thị
những nội dung thuộc tình thái nhận thức. (Cú pháp tiếng Việt, xuất bản năm 2009,
NXB Giáo dục Việt Nam).
Với đề tài “Khảo sát ý nghĩa và cách dùng các quán ngữ biểu thị tình thái trong
tiếng Việt” (2000) luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Thu Hà, lần đầu tiên đi sâu nghiên
cứu chức năng ngữ nghĩa của các quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt. Với
sự miêu tả hệ thống quán ngữ.
Theo khảo sát các ý kiến và bài viết của những tác giả trên, chúng tôi nhận thấy
cần tổng hợp một cách có hệ thống các lí luận liên quan đến tình thái, quán ngữ tình
thái. Hơn hết, đƣa vấn đề quán ngữ tình thái gắn liền với tình huống và ngữ cảnh
hiện thực, với mục đích, ý đồ của ngƣời sử dụng và tác động liên chủ thể giữa ngƣời
tham gia giao tiếp. Trên cơ sở, tiếp thu lý thuyết của Đoàn Thị Thu Hà kết hợp với

các tác giả khác. Đề tài này, chúng tôi tìm thấy hƣớng đi mới đó là không chỉ đi tìm
hiểu về quán ngữ biểu thị tình thái thuần túy mà quan tâm đến tất cả các quán ngữ
nói chung và tìm hiểu nghĩa tình thái của các quán ngữ. Đồng thời, chúng tôi nghiên
cứu quán ngữ biểu thị tình thái trong phạm vi một đối tƣợng cụ thể là tác giả Nam
Cao, gắn với một không gian văn hóa, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, và đối tƣợng giao
tiếp cụ thể.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Quán ngữ tình thái trong câu văn của Nam
Cao, trong tiểu thuyết Sống mòn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi là văn bản nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu, hƣớng đến mục đích sau:


5

-Vận dụng lí luận ngôn ngữ để khảo sát, phân tích các quán ngữ biểu thị tình thái
trong một tác phẩm cụ thể, là tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao.
-Trên cơ sở đó chúng tôi đƣa ra những nhận xét, đánh giá về quán ngữ biểu thị tình
thái trong việc thể hiện xuất sắc vai trò của nó trong tiểu thuyết.
- Vận dụng khéo léo quán ngữ tình thái vào sáng tác tiểu thuyết, Nam Cao đã góp
phần lột tả đƣợc cá tính hóa nhân vật, ngôn ngữ hội thoại, đặc biệt là ngƣời đọc hiểu
rõ hơn về con ngƣời, phong cách sáng tác của nhà văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: chúng tôi chọn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
ngôn ngữ sau:
- Thủ pháp tổng hợp – thống kê: phƣơng pháp này giúp chúng tôi khảo sát các quán
ngữ tình thái có trong tác phẩm. Trên cơ sở đó phân loại chúng thành từng tiểu loại
theo từng tiêu chí nhất định. Từ đó phân tích nguồn tƣ liệu đã đƣợc thống kê và khái

quát nên những kết luận.
- Thủ pháp đối chiếu – so sánh: vận dụng phƣơng pháp này, chúng tôi sẽ có cái nhìn
đa dạng hơn về quán ngữ tình thái trong tiếng Viêt. Đây là cơ sở lí thuyết cho chúng
tôi thực hiện đề tài này, khi so sánh đối chiếu về hiện tƣợng vận dụng quán ngữ tình
thái.
- Thủ pháp cải biến: sử dụng thủ pháp này chúng tôi có thể xác định hiệu lực biểu
đạt của đối tƣợng nghiên cứu quán ngữ biểu thị tình thái trong tiểu thuyết.
- Phƣơng pháp phân tích – miêu tả: đây là phƣơng pháp chủ đạo của luận văn, giúp
chúng tôi rút ra đƣợc ý nghĩa và làm rõ giá trị, phong cách ngôn ngữ trong tiểu
thuyết Sống mòn – Nam Cao.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Chúng tôi khi thực hiện luận văn này, có thể nói là một kết quả của quá trình
nghiên cứu về chức năng ngữ nghĩa của các quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng
Việt và chỉ ra đặc điểm hình thức.
Củng cố một cách hiểu về quán ngữ tình thái.


6

Cung cấp một bảng thống kê các quán ngữ tình thái trong trang viết của một tác
giả.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm các chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và tổng quan
Chƣơng này trình bày những vấn đề có liên quan đến đề tài, làm cơ sở để phân tích
các chƣơng tiếp theo. Trong đó, chúng tôi trình bày về tình thái trong ngôn ngữ, về
quán ngữ trong câu và là phƣơng tiện biểu thị ý nghĩa tình thái. Trình bày vài nét về
nhà văn Nam Cao và tiểu thuyết Sống mòn của ông.
Chƣơng 2. Khảo sát quán ngữ biểu thị tình thái trong tiểu thuyết Sống

mòn của Nam Cao
Chúng tôi tiến hành khảo sát và rút ra nhận xét, kết luận về vấn đề sử dụng quán
ngữ biểu thị tình thái trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao.
Chƣơng 3. Năng lực gợi dẫn của quán ngữ biểu thị tình thái đối với thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao
Ở chƣơng này là sự nhìn nhận tổng quát về năng lực gợi dẫn của quán ngữ biểu thị
tình thái trong tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM
SỐNG MÒN
1.1. Cơ sở lí luận về tình thái và tình thái trong ngôn ngữ
1.1.1. Tình thái trong logic học và tình thái trong ngôn ngữ
Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt tình thái trong ngôn ngữ học với tình thái
trong logic học, từ đó phân xuất ra khái niệm tình thái và cho thấy tình thái biểu thị
trong ngôn ngữ học nhƣ thế nào.
Thuật ngữ tình thái, tƣơng ứng với modalité … biểu thị một khái niệm về
cấu trúc ngữ nghĩa của câu.
a. Tình thái trong logic học
Trong logic học, ngƣời ta quan tâm tới tình thái khách quan, tức là chỉ quan
tâm đến giá trị chân ngụy của mệnh đề. Cho nên họ chỉ hạn chế ở tính hiện thực (có
thật hay không có thật), tính tất yếu (tất yếu hay không tất yếu) và tính khả năng (có
thể có đƣợc hay không thể có đƣợc).
Khái niệm tình thái đƣợc gắn liền với sự phân loại của phán đoán, Nguyễn
Đức Dân cho rằng “Phán đoán là hình thức cơ bản của tƣ duy, dƣới dạng khẳng
định hoặc phủ định, thể hiện nhận thức con ngƣời về những đối tƣợng trong thế giới
khách quan, Một phán đoán chỉ có một và chỉ một trong hai giá trị đúng hay

sai”.[15, tr.43].
Xét ở khía cạnh mức độ phù hợp giữa các phán đoán và thực tế đã phân loại
các phán đoán, các mệnh đề logic thành 3 nhóm lớn: khả năng, tất yếu, hiện thực.
Phán đoán là khả năng phản ánh xác xuất có mặt hay vắng mặt của một đặc trƣng
nào đó ở đối tƣợng của phán đoán tức đối tƣợng có thể mang đặc trƣng đó ít nhất
trong một thế giới khả hữu nào đó. Vậy nên, tình thái trong logic học chỉ nhằm biểu
thị một số kiểu quan hệ chung nhất của phán đoán với hiện thực và không quan tâm
đến những nhân tố nhƣ mục đích, yêu cầu, ý chí, thái độ, tình cảm, đánh giá trong
nội dung giao tiếp.


8

b. Tình thái trong ngôn ngữ học
Ngƣời ta xem xét tình thái trong ngôn ngữ học liên quan đến thái độ chủ
quan của ngƣời nói. Đó là thái độ của ngƣời nói đối với nội dung mệnh đề mà câu
biểu thị hay tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả. Tình thái là thông tin ngữ nghĩa của
câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của ngƣời nói đối với điều đƣợc nói ra.
Nhà ngôn ngữ học Pháp Charles Bally đã cho rằng cần phân biệt trong câu
về hai yếu tố khác nhau: Nội dung biểu hiện có tính chất cốt lõi về ngữ nghĩa của
câu và thái độ của ngƣời nói đối với nội dung ấy. Tình thái là một khái niệm rõ ràng
có tính chất phổ quát trong các ngôn ngữ. Có thể theo Bally, định nghĩa tình thái là
thái độ của ngƣời nói đƣợc biểu thị đối với sự việc hay trạng thái diễn đạt trong câu.
Theo đó, có những cách biểu thị tình thái với những phƣơng tiện khác nhau, tình
thái hiện ra tƣơng đối rõ: tình thái hiển ngôn, tình thái hiện ra không với phƣơng
tiện riêng, mà nhờ các yếu tố ngôn bản, đó là tình thái không hiển ngôn. [19, tr.334]
Về ý nghĩa tình thái thì ngoài ý nghĩa biểu hiện (sự tình của thế giới đƣợc nói
đến trong câu), ý nghĩa logic – ngôn từ (nội dung mệnh đề), ý nghĩa tình thái (modal
meaning) cũng là những thông tin không thể thiếu trong ý nghĩa của câu. Từ lâu,
Bally phân biệt trong mệnh đề một phần là ngôn liệu, tức là cái tập hợp gồm vị từ

logic và các tham tố của nó và một phần đƣợc gọi là tình thái (madalité) biểu hiện
thái độ của ngƣời nói. Ông khẳng định tình thái là linh hồn của câu, của văn bản và
của cả hoạt động giao tiếp.
Nhiều nhà ngôn ngữ học khác đã đi sâu nghiên cứu tình thái nhƣ: Von
Wright, Lyons, Givón, Palmer,…
John Lyons cho rằng: Tình thái đều đƣợc trình bày nhƣ một cái gì đó hiện tồn trong
một thế giới khả hữu mang tính nhận thức hay đạo nghĩa nào đó, vốn ở bên ngoài
bất kì ai nói ra câu đó trong những trƣờng hợp phát ngôn cụ thể.
Palmer đã phân tình thái chủ quan, tức là tình thái trong ngôn ngữ thành hai
loại: tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo lí (deontic modality).
Tình thái nhận thức là tình thái về độ chân thực, độ cam kết đối với tính chân thực
của điều đƣợc nói ra. Xét về độ chân thực, có ba kiểu tình thái nhận thức:


9

-Tình thái thực hữu (factive modality): ngƣời nói cho rằng sự việc đƣợc nói đến là
hiện thực hay tất yếu hiện thực.
-Tình thái phản thực hữu (contre – factive modality): ngƣời nói cho rằng sự việc nói
đến là phi hiện thực hay tất yếu phi hiện thực.
-Tình thái không thực hữu (non - factive modality): ngƣời nói cho rằng sự việc nói
đến có thể xảy ra trong một thế giới khả năng nào đó.
Tình thái đạo lí là những tình thái thể hiện mức độ áp đặt của ngƣời nói về mặt đạo
đức. phong tục, tập quán … với sự phân biệt các kiểu: bắt buộc/ không bắt buộc,
đƣợc phép/ không đƣợc phép, cấm đoán/ không cấm đoán, miễn trừ/ không đƣợc
miễn trừ. [19, tr.334]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Hoàng Phê, Hoàng Tuệ, Diệp Quang Ban,
Cao Xuân Hạo và nhiều ngƣời khác đã nghiên cứu ý nghĩa tình thái của câu, trong
đó Cao Xuân Hạo đã nêu ra nhiều vấn đề đáng chú ý.
Trƣớc hết, ông phân biệt tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của

lời phát ngôn. Cao Xuân Hạo cho rằng “trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn
làm thành một bảng màu cực kì đa dạng, trong đó phần lớn đều có liên quan trực
tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhƣng dƣới
nhiều màu sắc khác nhau và có nhiều cách biểu hiện khác nhau”. Ông phân biệt tình
thái của hành động phát ngôn, là tình thái “phân biệt các lời nói về phƣơng tiện mục
tiêu và tác dụng trong giao tiếp” và tình thái của lời phát ngôn là tình thái “có liên
quan đến thái độ của ngƣời nói đối vơi điều mình nói ra hoặc đến quan hệ sở đề và
sở thuyết của mệnh đề”. [19, tr.335].
Tình thái của hành động phát ngôn liên quan đến sự phân biệt quen thuộc
giữa các loại câu trần thuật, câu hỏi, và câu cầu khiến, đã đƣợc ngữ pháp hóa và sự
phân biệt các hành động ngôn ngữ khác nhau trong dụng pháp học (chẳng hạn một
câu trần thuật có thể đƣợc dùng nhƣ một câu cầu khiến). [19, tr.336].
Ngoài cách chia ra tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát
ngôn. Cao Xuân Hạo còn đề cập đến tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị
ngữ hạt nhân. [19, tr.336].


10

Theo ông, tình thái của câu nói phản ánh thái độ đánh giá tính hiện thực hay
không hiện thực, giới hạn của tính hiện thực, mức độ của tính xác thực của tính tất
yếu, tính khả năng, tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc… của điều đƣợc thông
báo. Ông còn đề cập đến tầm tác dụng của các yếu tố tình thái. Có những yếu tố tình
thái có tác dụng đến cả câu, lại có những yếu tố tình thái chỉ tác dụng đến cấu trúc
vị ngữ hạt nhân, đến một số tham tố hay một phụ ngữ nào đấy trong câu. Những yếu
tố đánh dấu hành động phát ngôn nhƣ: à, ư, nhỉ, nhé, đấy, đi… có tác dụng đến tới
cả câu. Những yếu tố tình thái nhƣ: lẽ nào, chắc chắn, may ra, quả là, dường như…
cũng có tầm tác dụng đến cả câu. Những yếu tố tình thái nhƣ: ngay, chính, chỉ, chỉ
có, những, … chỉ tác dụng đến một tham tố của câu. Những vị từ tình thái nhƣ: suýt,
muốn, vẫn, đã đang, chưa,… chỉ có tác dụng đến cấu trúc vị ngữ hạt nhân.

Hoàng Trọng Phiến cho rằng: câu lệ thuộc vào hoạt động ngôn từ. Chính vì
thế mà chúng ta có thể xem câu là đơn vị của lời nói. Cơ sở của lập luận ấy là câu
bao giờ cũng mang tính tình thái nhất định. Tính tình thái là phạm trù ngữ pháp của
câu. Ở trong dạng tiềm tàng nó có mặt trong tất cả các kiểu câu. Điều kiện này thể
hiện ở chỗ câu có giá trị thời sự. Nó có tác dụng thông báo một điều gì mới mẻ. Qua
câu ngƣời nhận hiểu rõ ngƣời nói có thái độ nhƣ thế nào đối với hiện thực, ngƣời
nói trình bày hiện thực với sự đánh giá của mình (đánh giá đúng hay sai, tin hay
ngờ, ƣớc đoán hay đã tồn tại thực, khuyên bảo hay ra lệnh). Dựa vào điều kiện này
mà câu đƣợc chia thành câu tƣờng thuật, câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán.
Tính tình thái của câu bắt nguồn từ sự tƣơng ứng của nội dung câu và bối cảnh phi
ngôn ngữ thông qua tƣ duy. [Dẫn theo, 44, tr. 44]
Nguyễn Minh Thuyết gọi tên tình thái là tình thái ngữ là một thành phần phụ
của câu và xác định tình thái ngữ trong mối quan hệ với mệnh đề và đƣợc phân loại
theo ngữ nghĩa – chức năng. [Dẫn theo, 56, tr.250].
Nguyễn Văn Hiệp thì xem tình thái của câu thể hiện thái độ của ngƣời nói
đối với điều đƣợc nói ra: ngƣời nói đánh giá về tính xác thực hay không xác thực,
giới hạn của tính xác thực, mức độ của tính xác thực xét về khía cạnh nhận thức.
[Dẫn theo, 29, tr. 290].


11

Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đƣợc giải thích nhƣ sau:
“Phạm trù ngữ pháp – ngữ nghĩa biểu thị quan hệ của ngƣời nói với phát ngôn, và
quan hệ của nội dung phát ngôn với hiện thực khách quan”. [59, tr. 296 – 297].
Tính tình thái là một phổ niệm ngôn ngữ, nó thuộc các phạm trù cơ bản của ngôn
ngữ tự nhiên. Nội dung phát ngôn có thể hiểu nhƣ hiện thực hoặc không hiện thực,
mong muốn hoặc không mong muốn, có thể hoặc không có thể, tất yếu hoặc ngẫu
nhiên, … Tính tình thái đƣợc biểu hiện bằng các phƣơng tiện ngữ pháp, và từ vựng
(hình thái “thức” của từ tình thái, tiểu từ, ngữ điệu). Tính tình thái có thể chia ra

tính tình thái chủ quan và tình thái khách quan.
Theo những quan niệm của nhiều tác giả trên về vấn đề tình thái, chúng tôi đi
theo quan niệm về tình thái trong mối quan hệ ngữ nghĩa, ngữ dụng của Nguyễn
Văn Hiệp, Nguyễn Thiện Giáp. Tình thái cùng với nội dung mệnh đề là hai thành
phần cấu tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu: nghĩa sự tình và nghĩa tình thái. Hai
nét nghĩa này, sẽ góp phần hiện thực hóa câu, gắn câu với điều kiện giao tiếp, ngữ
cảnh hiện thực. Đồng thời, nó sẽ biểu hiện thái độ, những dạng đánh giá khác nhau
của ngƣời nói đối với nội dung sự tình, với ngƣời đối thoại và với các nhân tố khác
của ngữ cảnh liên quan đến sự tình đƣợc phản ánh. Nội dung, ý nghĩa cụ thể của
tính tình thái rất đa dạng nhƣng phần lớn đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến
các nhân tố nhƣ tất yếu, khả năng, hiện thực, phi hiện thực, trạng thái nhận thức của
ngƣời nói và những quy tắc đạo lý của xã hội.
1.1.2. Các phƣơng tiện biểu thị tình thái
Trong các ngôn ngữ khác nhau, ý nghĩa tình thái đƣợc diễn đạt bằng những
phƣơng tiện không giống nhau. Ở những ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa tình thái có
thể đƣợc thể hiện thông qua các phạm trù ngữ pháp nhƣ: thì, thức, bằng các phƣơng
tiện từ vựng, chẳng hạn các vị từ tình thái, các tiểu từ tình thái.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa tình thái có thể đƣợc thể hiện bằng các từ, các ngữ
đoạn, thậm chí bằng cả những cấu trúc chủ vị. Từ biểu thị ý nghĩa tình thái trong
tiếng Việt có thể là những vị từ tình thái, các tiểu từ tình thái, những cặp liên từ.
Những ngữ đoạn biểu thị ý nghĩa tình thái có thể là những ngữ đoạn đứng đầu câu,


12

cuối câu, giữa câu. Những cấu trúc đề - thuyết mà đề là “tôi” (có thể ẩn) và thuyết là
một vị từ có ý nghĩa nhận thức nhƣ: tôi nghĩ, tôi cho, tôi không ngờ, tôi lấy làm tiếc,
… cũng biểu thị ý nghĩa tình thái.
Khi phân tích tình thái trong câu cần phải xét đến phƣơng tiện biểu thị tình
thái. Sự phân biệt các phƣơng tiện từ vựng và ngữ pháp trong việc biểu thị nội dung

tình thái không đƣợc đặt ra nghiêm ngặt. Theo Hoàng Tuệ, các phƣơng tiện biểu thị
tình thái hiểu là thái độ của ngƣời nói đối với sự việc hay trạng thái đƣợc diễn đạt
trong câu nói trong tiếng Việt là “khá đa dạng và phong phú”. Tác giả dẫn ra những
phƣơng diện:
Những phƣơng tiện đƣợc gắn với vị ngữ. Nhƣ trong tiếng Việt, ngôn ngữ
đơn lập, đó là những phụ từ thƣờng làm yếu tố quần tụ chung quanh yếu tố chính
của vị ngữ. Tiếp nữa là những phƣơng tiện từ vựng đƣợc dùng không gắn với vị
ngữ mà ở ngoài cấu trúc vị ngữ, đó là những từ thƣờng gọi là phó từ hay trạng từ và
ngữ tƣơng đƣơng với phó từ, trạng từ. Cuối cùng, một loại phƣơng tiện đƣợc gặp
trong các ngôn ngữ và rất đáng chú ý: kiểu câu thƣờng đƣợc coi là câu ghép, nhƣng
thành phần chính ở kiểu câu này biểu thị tình thái, còn thành phần phụ biểu thị nội
dung cốt lõi của câu. [Dẫn theo, 51, tr. 353]
Hoàng Trọng Phiến cũng nêu nhận xét: “Trong các ngôn ngữ khác nhau tính
tình thái đƣợc biểu hiện khác nhau.” [56, tr.249] Thông thƣờng nó đƣợc biểu hiện
bằng ngữ điệu, bằng danh xƣng của động từ, bằng trật tự và bằng các tình thái kiểu
à, ư, nhỉ, nhé, sao, chăng, ru, chăng tá…
Cao Xuân Hạo cho rằng: “Tình thái của câu có thể đƣợc biểu thị bằng khởi
ngữ (ngữ đoạn mở đầu câu) [56, tr.249], nhƣ có lẽ, tất nhiên, những cấu trúc chủ vị (đề - thuyết) có tôi làm chủ thể của một vị từ, bằng những vị từ tình thái mà bổ
ngữ là cấu trúc vị ngữ hạt nhân, bằng những trợ từ tình thái đặt trong ngữ đoạn vị từ
hay ở ngoài đoạn này, chẳng hạn nhƣ cuối câu.
Qua các nhận xét trên, chúng tôi nhận ra vai trò của các từ biểu thị tình thái
trong tổ chức trừu tƣợng của câu vẫn chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, nhƣng không ít
các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng phong phú cả các đơn vị biểu hiện này. Tập


13

hợp những ý kiến của các tác giả về vấn đề các phƣơng tiện biểu thị tình thái trên,
chúng tôi xác lập ba phƣơng diện sau là phƣơng tiện biểu thị tình thái, bao gồm:
a. Các phƣơng tiện ngữ âm: dùng ngữ điệu để thể hiện thái độ hoặc cách nhìn

nhận của ngƣời nói đối với điều đƣợc nói đến trong câu. Sử dụng trọng âm và biến
âm có chủ ý để thể hiện đƣợc ý nghĩa tình thái trong câu.
Bằng cách ngữ điệu, trọng âm hoặc lên giọng ngƣời giao tiếp có thể nhận
thấy đƣợc thái độ trong phát ngôn đó. Dùng ngữ điệu bằng cách lên giọng hoặc
xuống giọng ở những ngữ đoạn nhất định để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc nhấn
mạnh vào điểm mà ngƣời nói cho là cần chú ý là loại phƣơng tiện ngôn điệu phổ
biến ở tiếng Anh, Pháp… Tiếng Việt rất ít dùng ngữ điệu mà thay vào đó nhấn
giọng hay dài giọng ở các trợ từ nhấn mạnh cuối câu hoặc các thành phần khác của
câu, hay kết hợp ngữ điệu với trọng âm để gắn ngữ điệu với cách nhấn âm tiết.
Ví dụ khi ngƣời nói lên giọng “Giỏi nhỉ” đã biểu hiện sắc thái khác nhau trong từng
ngữ cảnh khác nhau:
-Hôm nay con làm toán đƣợc 10 điểm (nếu nhƣ ngƣời con này học có tiến bộ) thì
“giỏi nhỉ” đƣợc dùng nhƣ là một lời khen ngợi.
-Con ráng trứng bị cháy thì “giỏi nhỉ” (Hành động làm cháy trứng: chỉ chủ thể hành
động chủ động làm một việc X nào đấy nhƣng thành quả lại bị thất bại). Từ dùng
giỏi nhỉ nhằm chỉ sự chê trách của ngƣời nói.
b. Các phƣơng tiện ngữ pháp: Tất cả các phƣơng tiện ngữ pháp hầu nhƣ đều biểu
thị ý nghĩa tình thái nhƣ tình thái ngữ, trạng ngữ, chú thích ngữ, khởi ngữ, các kiểu
cấu trúc câu bất thƣờng: câu đặc biệt, câu dƣới bậc, câu tỉnh lƣợc và đặc biệt là các
kết từ trong câu ghép.
c. Các phƣơng tiện từ vựng: Các tính từ tình thái nhận thức, động từ tình thái nhận
thức, trạng từ tình thái nhận thức, danh từ tình thái nhận thức trong tiếng Anh, hoặc
các quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái, phó từ tình thái, động từ tình thái… trong
tiếng Việt. Cụ thể, đƣợc biểu hiện qua các mặt:
(1) Các động từ tình thái: muốn, toan, định, dám hòng, …
(2) Các trợ từ, tiểu từ tình thái: à, ƣ, nhỉ, nhé, cơ, ngay, cả, …


14


(3) Các động từ chỉ thái độ mệnh đề gắn với cấu trúc câu ghép: lo rằng, tiếc là, ngờ
rằng, sợ rằng, …
(4) Các động từ ngữ vi: hỏi, mời, khuyên, yêu cầu, đề nghị tuyên bố, hứa, cam
đoan, …
(5) Các thán từ: ôi, chao, trời ơi, chết, ối dào, ối giời ơi, …
(6) Các phó từ, tổ hợp phó từ, tổ hợp liên từ: có lẽ là, ắt là, đƣơng nhiên là, hay là,
quả thực là, thực tình là, ấy thế mà, …
(7) Các cụm từ biểu hiện ý nghĩa tình thái mang tính chất cố định nhƣ: làm nhƣ…
không bằng, xem ra, nghe đâu, nghe nói, nghe bảo, thế nào cũng, theo ý tôi, nói tóm
lại là, ƣớc gì…
(8) Các quán ngữ biểu thị tình thái: nói của đáng tội, nói khí vô phép, chẳng giấu
gì…
1.1.3. Khái niệm quán ngữ biểu thị tình thái
Quán ngữ thuộc kiểu đơn vị từ vựng. Vì vậy, khái niệm quán ngữ chúng ta
thƣờng bắt gặp nhiều trong nghiên cứu từ vựng hơn là trong nghiên cứu ngữ pháp.
Quán ngữ là đơn vị thuộc cụm từ cố định. Đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra
câu – đơn vị giao tiếp – không phải chỉ có từ. Ngoài từ ra, còn có một loại đơn vị
gọi là cụm từ cố định. Khái niệm cụm từ cố định đƣợc khái quát:
“Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tƣ cách một đơn vị có
sẵn nhƣ từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định nhƣ từ” [12, tr.153].
Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tƣ cách là một đơn
vị có sẵn, mang tính xã hội hóa cao nhƣ từ, có cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định
nhƣ từ, có chức năng làm đơn vị cơ sở để tạo câu nhƣ từ. Cũng nhƣ từ, cụm từ cố
định nằm trong thành phần từ vựng của ngôn ngữ, cũng đƣợc hệ thống hóa trong từ
điển, cũng đƣợc gọi là đơn vị định danh cơ bản của ngôn ngữ, thực hiện chức năng
gọi tên các sự vật hiện tƣợng… của thực tế. Tuy nhiên, cụm từ cố định không phải
là đơn vị từ vựng cơ bản, bởi vì chúng do các từ cấu tạo nên (muốn có các cụm từ
cố định thì trƣớc hết phải có các từ). Từ ghép và cụm từ tự do là những đơn vị lân



15

cận, dễ lẫn với cụm từ cố định. Vì vậy, để nhận diện cụm từ cố định, cần phân biệt
nó với các đơn vị này.
Phân loại cụm từ cố định tiếng Việt nhƣ sau:
Cụm từ / ngữ cố định

Thành ngữ

Quán ngữ

Ngữ định danh

Ngữ cố định là đơn vị do các từ tạo nên, có cấu tạo ổn định và có tính thành ngữ.
Ngữ cố định tƣơng ứng với từ ở tính hiển nhiên tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ và
thực hiện chức năng tạo câu trong hoạt động. Căn cứ vào mức độ của tính thành
ngữ mà ngữ cố định đƣợc chia thành quán ngữ và thành ngữ.
“Quán ngữ là cách nói quen thuộc (cấu tạo có tính ổn định của ngữ cố định) dùng
để đƣa đẩy, rào đón, liên kết” [13, tr.190]. Còn thành ngữ là đơn vị đặc trƣng của
ngữ cố định về tính ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trƣng về mặt nghĩa.
Ví dụ: quán ngữ khẩu ngữ: của đáng tội, nói khí phải, vô phép…; quán ngữ sách vở:
nói tóm lại, suy rộng ra, theo tôi thì…
Trong quán ngữ tính thành ngữ và tính ổn định cấu trúc không đƣợc nhƣ thành ngữ.
Dáng vẻ của cụm từ tự do còn in đậm trong các cụm từ cố định thuộc loại này. Chỉ
có điều, do nội dung biểu thị của chúng đƣợc ngƣời ta thƣờng xuyên nhắc đến cho
nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định và rồi ngƣời ta quen
dùng nhƣ một đơn vị có sẵn.
Vũ Đức Nghiệu còn phân loại các quán ngữ của Tiếng Việt dựa vào phạm vi
và tính chất phong cách của chúng. Những quán ngữ hay dùng trong phong cách hội
thoại, khẩu ngữ: của đáng tội, khí vô phép, khổ một nỗi là, nói bỏ ngoài tai, nói dại

đó đi, còn mồ ma, nó chết (mọt) cái là, nói…bỏ quá cho, cắn rơm cắn cỏ, chẳng
nước non gì, dùng một cáu, chẳng ra chó gì, nói trộm bóng vía…Những quán ngữ
hay dùng trong phong cách viết (khoa học, chính luận…) hoặc diễn giảng nhƣ: nói
tóm lại, có thể nghĩ rằng, ngược lại, một mặt thì, mặt khác thì, có nghĩa là, như trên
đã nói, từ đó suy ra, có thể cho rằng, như sau, như dưới đây, như đã nêu trên, sự
thực là, vấn đề là ở chỗ…


16

Khó lòng có thể phân tích, phân loại quán ngữ theo cơ chế cấu tạo hoặc cấu
trúc nội tại của chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những đơn vị gọi là quán ngữ
không thể bỏ qua đƣợc và chức năng của chúng có thể chứng minh đƣợc không khó
khăn gì. Tình trạng đa tạp và đầy biến động của các quán ngữ cũng nhƣ những đặc
trƣng bản tính của chúng, khiến cho ta nếu nghiêm ngặt thì phải nghĩ rằng: chúng
đứng vị trí trung gian giữa cụm từ tự do với cụm từ cố định chứ không hoàn toàn
nghiêng hẳn về một bên nào. Mặc dù ở từng quán ngữ cụ thể, có thể nặng về bên
này mà nhẹ bên kia một chút hay ngƣợc lại.
Từ là đơn vị từ vựng cơ bản. Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của
mỗi ngôn ngữ, còn tồn tại rất nhiều đơn vị từ vựng là các cụm từ, những cụm từ này
có nhiều điểm giống với từ. Chúng cũng có khả năng tái hiện trong lời nói nhƣ các
từ, về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, về mặt ngữ nghĩa,
chúng cũng biểu thị những hiện tƣợng của thực tế khách quan gắn liền với các kiểu
hoạt động khác nhau của con ngƣời. Chính vì vậy, chúng cũng đƣợc hệ thống hóa
trong các từ điển. Những đơn vị từ vựng này thƣờng đƣợc gọi là những thành ngữ,
quán ngữ. [19, tr. 209]
Thành ngữ là những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng
có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó
Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, nói thánh nói tƣớng…
“Quán ngữ là những cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên

kết, đƣa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó.” [19, tr. 210].
Mỗi phong cách thƣờng có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ: của
đáng tội, nói khi vô phép, nói bỏ ngoài tai… thƣờng đƣợc dùng trong phong cách
hội thoại, các quan ngữ: như trên đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ rằng, nói cách khác,
thường được dùng trong phong cách sách vở. Về nghĩa của chúng nhƣ về hình
thức, các cụm từ trên chẳng khác gì các cụm từ tự do, nhƣng do nội dung của chúng
đã trở thành điều thƣờng xuyên phải cần đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà
chúng đƣợc dùng lặp đi lặp lại nhƣ một đơn vị có sẵn.


17

Đỗ Hữu Châu phân loại ngữ cố định bằng cách: tách những ngữ trung gian
với cụm từ tự do thành một loại gọi là quán ngữ, còn những trƣờng hợp còn lại, tức
những trƣờng hợp trung gian với từ phức và các ngữ cố định thực sự là các thành
ngữ.
Ông cho rằng: quán ngữ là những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm
từ tự do. Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữ tƣơng đối cố
định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc thái hóa sự vật. Hoạt
động, tính chất, trạng thái, mà chủ yếu là để đƣa đẩy, để liên kết, chuyển ý để thể
hiện các hành động nói khác nhau và nhất là đảm nhiệm chức năng rào đón. Vậy,
“Quán ngữ là những cách nói, cách diễn đạt cần thiết để đƣa đẩy, để chuyển ý hay
dẫn ý, để nhập đề chứ không có tác dụng nêu bật một sắc thái của những cái đã có
tên hoặc nêu bật ra các sự vật, hiện tƣợng, tính chất… chƣa có tên gọi” [6, tr.87].
Ví dụ: “Nói cách khác, nói khác đi, nói tóm lại, ngƣợc lại, chẳng nƣớc non gì, một
mặt thì, mặt khác thì, chia cho hết, chia để trị, trƣớc hết, đáng chú ý là, nghĩa là, tức
là, không sớm thì muộn”.
Bùi Trọng Ngoãn, trong, bài giảng Từ vựng học tiếng Việt, cho rằng quán
ngữ là cụm từ cố định đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết,
đƣa đẩy, nhập đề, dẫn ý, nhấn mạnh, rào đón… một nội dung nào đó. Về hình thức

và ý nghĩa, quán ngữ không khác gì cụm từ tự do. Vì thế, cũng có thể xem quán ngữ
là dạng trung gian giữa cụm từ cố định và cụm tự do. Phân loại: có thể chia quán
ngữ tiếng Việt dựa vào phạm vi sử dụng và tính chất phong cách của chúng:
Quán ngữ khẩu ngữ: “của đáng tội, nói bỏ ngoài tai, nói trộm vía, nói khí không
phải, nói khí vô phép, rách việc”.
Quán ngữ sách vở: “có thể nói rằng, suy cho cùng, bên cạnh đó, nhƣ trên đã nói,
tóm lại, hơn nữa, đồng thời, mặt khác, …”
Vũ Thị Ân – Nguyễn Thị Ly Kha có nói ngữ cố định là các cụm từ đã cố
định hóa, có tính chất chặt chẽ, sẵn có và có tính xã hội nhƣ từ. Ví dụ: Múa rìu qua
mắt thợ, chạy long tóc gáy, nói trộm vía, tóm lại. Trong hệ thống từ vựng Tiếng
Việt có sẵn các cụm từ cố định. Nghĩa của nó là nghĩa hoàn chỉnh của cả cụm và


18

đƣợc xã hội quy định, nhƣ “chạy long tóc gáy” nghĩa là chạy vạy vất vả để lo liệu
việc cần kịp”. Căn cứ vào cấu tạo, ngữ nghĩa và sự sử dụng, ngữ cố định đƣợc chia
thành quán ngữ và thành ngữ. Hai tác giả coi quán ngữ là “những ngữ cố định dùng
đề đƣa đẩy, chuyển ý hay dắt dẫn ý làm cho việc diễn đạt mạch lạc, tạo tình huống
giao tiếp”. [1, tr.63]. Những cách nói nhƣ: nói trộm vía, không sớm thì muộn, không
chóng thì chày… thƣờng đƣợc dùng trong khẩu ngữ, còn nhƣ: tóm lại, suy cho cùng,
nói khác đi, nói chung, rõ ràng là, chắc chắn là, như trên đã nói… thƣờng dùng
trong phong cách viết, còn những cách nói nhƣ: coi như là, rằng thì là, như vậy là…
là cách nói quen dùng của mỗi ngƣời, đƣợc gọi là quán ngữ cá nhân.
Trong 777 Khái niệm ngôn ngữ học, quán ngữ là: “quán ngữ (habitual
collocation): những cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên
kết đƣa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó” [18, tr.335].
Mỗi phong cách thƣờng có những quán ngữ riêng, chẳng hạn, các quán ngữ: của
đáng tội, nói khi vô phép, nói bỏ ngoài tai, chẳng nước non gì, … thƣờng dùng
trong phong cách hội thoại, các quán ngữ nhƣ: trên đã nói, thiết nghĩ, có thể nghĩ

rằng, nói cách khác, ngược lại, nói tóm lại, trước hết, một mặt thì, mặt khác thì,
nghĩa là, đáng chú ý là, … thƣờng đƣợc dùng trong phong cách sách vở. Về ý nghĩa
cũng nhƣ về hình thức là các cụm từ tự do, nhƣng do nội dung của chúng đã trở
thành điều thƣờng xuyên phải cần nói đến trong sự suy nghĩ và diễn đạt mà chúng
đƣợc dùng lặp đi lặp lại nhƣ một đơn vị có sẵn. Do đặc điểm đó, quán ngữ chiếm vị
trí trung gian giữa cụm từ tự do và các kiểu cụm từ cố định.
Trên đây là những quan niệm của các tác giả về khái niệm quán ngữ. Song,
điều chúng tôi hƣớng tới là chức năng của nó. Chúng ta nhận thấy các tổ hợp quán
ngữ trên chỉ mới đƣợc xem xét trong giới hạn ở phạm vi biểu hiện của câu, tách rời
khỏi ngữ cảnh giao tiếp hiện thực. Những nhân tố thuộc phạm vi ngữ dụng nhƣ
ngƣời nói, ngƣời nghe, ý đồ tình cảm, ý nghĩ, thái độ đánh giá của những đối tƣợng
tham gia giao tiếp đối với hiện thực khách quan cũng nhƣ nội dung sự tình của câu
biểu hiện chỉ ở mức độ lƣớt qua sơ lƣợc. Trong khi, những tổ hợp này là những yếu
tố cần thiết để bàn đến, chú trọng đến khi tìm hiểu đến vấn đề tình thái. Nghĩa là


19

những tổ hợp này biểu hiện yếu tố tình thái. Cụ thể hơn là những tổ hợp từ, những
lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tƣơng đối ổn định đƣợc
ngƣời nói dùng nhƣ một phƣơng tiện có chức năng nhƣ một tác tử tình thái tác động
đến nội dung sự tình. Thì đó gọi là quán ngữ tình thái. Quán ngữ tình thái, về hình
thức và ý nghĩa chúng là những tổ hợp quán ngữ và chúng có khả năng biểu đạt các
ý nghĩa tình thái.
Vậy thì những tổ hợp quán ngữ tình thái này dùng hình thức của một quán
ngữ làm phƣơng tiện để biểu thị tình thái trong câu, do đó tín hiệu để chúng ta nhận
biết các tổ hợp này, thì đầu tiên là dựa vào hình thức của quán ngữ. Chúng ta quan
tâm đến chức năng của quán ngữ là vừa tham gia liên kết văn bản nhờ những hàm
nghĩa của chúng đã đƣợc thể hiện dƣới bức tranh phân loại các kiểu cụm từ cố định
trong tiếng Việt của Nguyễn Thiện giáp – Võ Thị Minh Hà vừa tham gia biểu thị

những nội dung tình thái:

Có tính nhất thể về Không có tính nhất
nghĩa
Chức

năng

biểu Ngữ láy đơn nhất

thể về nghĩa
Ngữ láy mô hình

Cấu

tạo

bằng

phƣơng thức láy

hiện gợi tả
Thành ngữ hòa kết

Thành ngữ hòa kết

Cấu

tạo


bằng

Chức năng định Ngữ định danh hòa Ngữ định danh hòa phƣơng thức ghép
danh
Chức

kết
năng

đƣa

kết
Quán ngữ

đẩy, nhấn mạnh
Có thể tổng kết lại rằng quán ngữ biểu thị tình thái có những dấu hiệu sau đây:
- Chúng có thể đƣợc sử dụng với tần suất lặp lại nhiều lần.
-Về cấu trúc – chức năng tạo câu: về cấu trúc là cụm từ, có một số trƣờng hợp là kết
cấu cụm chủ vị (nhƣ: ai có ngờ đâu, ai chả biết, ai có dè đâu…), về chức năng tạo
câu là tƣơng đƣơng với từ.


×