Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA HOÀN CẢNH và TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET của HNORE DE BALZAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.67 KB, 28 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOÀN CẢNH VÀ TÍNH CÁCH TRONG TIỂU
THUYẾT EUGENIE GRANDET CỦA HNORE DE BALZAC .
MỤC LỤC
1. Khái quát chung.
3
1.1. Tình hình xã hội Pháp thế kỉ XIX
3
1.2. Văn học hiện thực phê phán Pháp
4
1.2.1. Tình hình văn học Pháp
4
1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán.
5
2. Tác giả và tác phẩm
6
2.1. Tác giả
6
2.2. Tác phẩm Eugenie Grandet
9
3. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách trong tiểu thuyết Eugenie
Grandet Honore de Balzac
10
3.1. Tìm hiểu về thuật ngữ hoàn cảnh, tính cách, quan hệ giữa hoàn cảnh
và tính cách
10
3.1.Khái niệm hoàn cảnh và tính cách.

11
3.1.1.Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách.

11


1
3.2. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách của các nhân vật trong tiểu
thuyết Eugenie Grandet Honore de Balzac
12
3.2.1. Nhân vật Grandet.
12
3.2.2. Nhân vật Eugenie.
15
3.2.3.Nhân vật Charles
18
3.2.4 Các nhân vật phụ
21
4. Nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh điển và tính cách điển hình.
24
5. Kết luận.
26
NỘI DUNG
1. Khái quát chung.
1.1. Tình hình xã hội Pháp thế kỉ XIX.
Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ nước
Pháp. Và mở ra một thời kì phát triển ở nước Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung
2
với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cuộc cách mạng Pháp mang lại những thay đổi
lớn lao trong tất cả mọi lĩnh vực của xã hội Pháp. Phái Jacobanh kiên quyết đập tan
mọi trở ngại phong kiến đã kiềm hãm sự phát triển mọi mặt nhằm thiết lập một nền
chuyên chính cách mạng, đập tan phong trào phản cách mạng và bảo vệ Tổ Quốc.
Cuộc đảo chính ngày 27-7-1794 đã đưa tầng lớp tư sản mới làm giàu bằng cách
đầu cơ tích trữ trong những năm cách mạng lên nắm chính quyền. Giai cấp tư sản phát
triển mạnh và có âm mưu đập tan bọn bảo hoàng và phái Jacobanh ở trong nước đồng
thời tiến hành chiến tranh chống liên minh phong kiến Châu Âu và tiến tới xâm lược

Châu Âu. Đến năm 1799, sau cuộc đảo chính, chính quyền về tay Napoleon, thiết lập
chế độ tổng tài và nền đế chế thứ nhất (1804-1814).
Chính phủ Napoleon là một chính phủ tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư
sản. Sau khi nắm chính quyền Napoleon đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược
và hầu hết các nước Châu Âu đều bị bắt dưới ách thống trị của đế quốc Pháp. Nhưng
đến 1815, Napoleon bị đánh bại tại trận Waterloo, thiết lập liên minh và đưa dòng họ
Buorbons trở lại nắm chính quyền ở Pháp. Vua Louis XVIII lên ngôi, thiết lập nền
Trùng Hưng (1815-1830).
Năm 1830, cuộc cách mạng tháng Bảy đã làm sụp đổ dòng họ Buorbons, nhưng
giai cấp tư sản đã lợi dụng cách mạng để thành lập nền quân chủ tháng Bảy (1830-
1848). Sau đó, giai cấp tư sản quay ra đối phó với nhân dân lao động, nhất là với
phong trào công nhân phát triển mạnh từ những năm 30 trở đi. Họ thẳng tay đàn áp
những cuộc nổi dậy ở Lyon (1831, 1834), Paris (1832,1834)…nhất là ngày đẫm máu
tháng 6 năm 1848. Chính những cuộc đầu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian
đó đã dẫn đến cuộc cách mạng 1848: đó là trận giao chiến lớn đầu tiên giữa giai
cấp…,cuộc đầu tranh nhằm duy trì hoặc thủ tiêu trật tự tư sản (Mác).
Tháng chạp năm 1848, Louis Bonaparte trúng cử trong cuộc bầu cử nước cộng
hòa. Tháng 11 năm 1852, thành lập Đế chế II, Louis Bonaparte lên ngôi hoàng đế,
xưng là Napoleon III. Ngày 2 tháng 9 năm 1870, Napoleon III thua Phổ. Ngày 4 tháng
9, đế chế II sụp đổ, nền cộng hòa III được thiết lập.
1.2. Văn học hiện thực phê phán Pháp
1.2.1. Tình hình văn học Pháp
3
Sự biến động mọi mặt về chính trị, xã hội, văn hóa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình
hình văn học Pháp ở giai đoạn này. Sau những năm 1820, chủ nghĩa hiện thực phê
phán Pháp ra đời. Đến thời kì nền Quân chủ tháng Bảy (1830-1848), nó càng phát
triển mạnh mẽ.
Các nhà văn hiện thực phê phán, bằng những hình tượng nghệ thuật, ở mức
độ này hay khác đều nói đến thực chất của giai cấp tư sản: “Giai cấp tư sản đã
biến phẩm cách con người thành một giá trị trao đổi tầm thường…, giai cấp tư sản đã

xé toang bức màn tình cảm phủ lên những quan hệ gia đình và thu hẹp những quan hệ
ấy lại thành ra chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơn thuần”. Cùng với những cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới nền Quân chủ tháng Bảy
đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1848, chủ nghĩa hiện thực Pháp phát triển rực rỡ.
Sau Cách mạng 1848, xã hội Pháp bước một bước thụt lùi. Chủ nghĩa hiện thực
phê phán không còn rực rỡ như trước và có màu sắc mới. Vì thế chúng ta có thể lấy
Cách mạng 1848 làm mốc chia nền văn học hiện thực phê phán Pháp ra làm hai giai
đoạn: giai đoạn những năm 30-40 và giai đoạn những năm 50-60 của thế kỉ XIX.
Giai đoạn trước Cách mạng 1848:
Lúc mới ra đời, chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa tách hẳn chủ nghĩa lãng
mạn tiến bộ. Các nhà văn hiện thực cùng với các nhà văn lãng mạn tiến bộ đấu
tranh chống chủ nghĩa lãng mạn phản động và chủ nghĩa cổ điển hậu sinh đang
phát triển dưới thời Trung Hưng.
Đến giai đoạn những năm 30-40 là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền
văn học hiện thực phê phán Pháp. Họ tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn
học Ánh sáng ở thế kỉ trước và phát triển nó trong những điều kiện lịch sử bấy giờ.
Trước hết, họ tiếp thu ở các nhà Ánh sáng tinh thần đấu tranh đối với những cái
xấu xa của xã hội, yêu cầu giải phóng con người, ca ngợi tự do, đề cao lý trí. Và
nhất là họ đã tiếp thu những quan điểm thẩm mỹ tiến bộ về những vấn đề: quan hệ
giữa nghệ thuật và hiện thực, mục đích của nghệ thuật, tính chất lịch sử của nghệ
thuật. Trong lúc tiếp thu và phát triển những truyền thống ưu tú của nền văn học Ánh
sáng, các nhà văn hiện thực phê phán đã khắc phục được một số ảo tưởng của những
nhà văn thế kỉ trước. Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra được một cách giải quyết đúng đắn
những mâu thuẫn mới của xã hội.
4
Một số tác giả tiêu biểu: Stendhal, Balzac….
Giai đoạn sau Cách mạng 1848:
Dòng hiện thực phê phán trong văn học Pháp đã chuyển biến nhiều. Nó không
còn rực rỡ như những năm 1830-1840, sức mạnh tố cáo cũng yếu hơn và bắt đầu có
những mấm mống suy đồi.

Flaubert là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong giai đoạn
này.
1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán
Chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời và phát triển trong những điều kiện lịch sử
nhất định. Trong nửa sau những năm 20 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới xuất
hiện thành một khuynh hướng văn học . Còn chủ nghĩa lãng mạn đã phát triển rực rỡ.
Vì thế giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán có những quan hệ
mật thiết với nhau. Ở Pháp, các nhà hiện thực và các nhà lãng mạn tiến bộ đấu tranh
chống lại thứ văn học phản động dưới thời Trung Hưng, chủ yếu là chống lại những
nhà văn cổ điển chủ nghĩa hậu sinh.
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX đạt đến mức
cổ điển về nội dung phê phán toàn diện xã hội tư sản và những chuẩn mực của nghệ
thuật điển hình hóa. Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã khai triển những mâu thuẫn của
thực tế xã hội tư sản, đã ý thức khá sâu sắc những hiện tượng mâu thuẫn, động lực của
sự phát triển xã hội và phân tích được những mặt cốt yếu nhất của ý thức và trật tự tư
sản.
Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực phê phán là sự phản ánh thực tại
một cách chân thực, cụ thể…nhờ khả năng quan sát của nhà văn, nhận biết được xã
hội tự bộc lộ qua những mâu thuẫn, qua đấu tranh giai cấp, và sáng tạo trên cơ sở
những gợi ý của lịch sử.
Chủ nghĩa hiện thực thừa nhận giá trị của thực tế khách quan. Trong khi quan sát
thực tế, các nhà hiện thực đi sâu vào bản chất, phát hiện những mâu thuẫn trong hiện
thực .
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xây dựng những điển hình Ngoài sự chính xác của
các chi tiết ra, còn phải nói đến sự thể hiện chính xác những tính cách điển hình trong
những hoàn cảnh điển hình (Angghen). Nhà văn hiện thực chú ý đầy đủ đến những
5
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chú trọng nghiên cứu những quan hệ hiện thực và quan hệ
biện chứng phức tạp của thế giới khách quan. Về phương diện miêu tả những tính cách
điển hình, các nhà hiện thực cố gắng bảo vệ tỷ lệ của hoàn cảnh sống thực, miêu tả

nhân vật trong sự liên hệ phức tạp và trong những mối quan hệ cụ thể lịch sử, trong sự
phát triển của nó.
Chủ nghĩa hiện thực còn có tính chất tố cáo xã hội tư sản lúc bấy giờ.
Mặc dù chủ nghĩa hiện thực có những bước tiến tiến bộ nhưng vẫn có những hạn
chế. Các nhà hiên thực phê phán nêu lên được những mâu thuẫn của xã hội tư sản
nhưng không biết xã hội ấy sẽ đi đến đâu. Ngay trong việc phát triển ấy họ cũng chưa
thấy lực lượng nào là lực lượng sẽ tiêu diệt xã hội tư sản để xây dựng xã hội mới. Do
đó các nhà văn hiên thực thường đi đến cách giải quyết hoặc chủ quan hoặc không
tưởng và đôi khi bế tắc.
2. Tác giả và tác phẩm
2.1. Tác giả
Honore De Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 tại thành Tours. Lên 8 tuổi,
Balzac vào học trường Vangdom. Trong sáu năm liền (1807-1813), ông bị giam hãm
trong bốn bức tường của cái trường dòng ấy với những kỷ luật hà khắc, những giáo
điều khô khan. Trong khi Balzac chỉ thích đọc sách lịch sử và các tác phẩm của các
nhà Ánh sáng, giáo khoa, triết học…
Năm 1814, Balzac theo cha lên Paris. Mặc dù say sưa với văn học, nhưng Balzac
phải học luật theo ý muốn của bố mẹ. Trong ba năm (1816-1819), vừa học luật và tập
sự trong văn phòng của các viên đại tụng, công chứng, Balzac vừa theo dõi các lớp
văn học ở trường đại học Sorbonne.
Sau khi tốt nghiệp trường luật, Balzac bỏ hẳn con đường luật và theo con đường
văn chương. Để buộc Banlac phải theo con đường luật, bố ông bắt ông, nội trong hai
năm phải chứng tỏ được tài năng của mình. Đó là hai năm đầu tiên trên bước đường
sáng tác của nhà văn hào tương lai và cũng là hai năm đầy gian khổ của Balzac. Ông
làm việc ngày đêm trong sự thiếu thốn trên cái gác xép lụp xụp mà ông gọi là nấm mồ
lộ thiên.
Vở kịch Cromwell mà ông dồn nén để viết trong hai năm ấy hoàn toàn bị thất bại.
Từ năm 1821-1825, Balzac quay ra viết những loại tiểu thuyết phiêu liêu, lịch sử
6
nhưng cũng không làm ông nổi danh. Balzac xoay sang kinh doanh, giai đoạn này ông

làm công việc xuất bản, xây dựng nhà in, đúc chữ in, Nhưng rồi hoạt đông kinh doanh
chỉ đem lại cho ông sự thua lỗ.
Mười năm đầu tiên trên bước đường sự nghiệp của Balzac là mười năm thật bại
chua chát. Nhưng đối với Balzac, mười năm ấy cũng là mười năm tích lũy thực tế,
thâm nhập cuộc sống.
Sự nghiệp sáng tác của Banzac bắt đầu từ 1829, khi xuất bản cuốn những người
Chuans. Đến những năm 30-40, tiểu thuyết của Balzac phong phú về nhiều mặt. Là
những năm rực rỡ trong quá trình sáng tác của tác giả. Năm 1842, Balzac tập hợp toàn
bộ tác phẩm của mình thành một kho với nhan đề Tấn trò đời. Đến năm 1847, Balzac
đã hoàn thành 97 tác phẩm, hơn hai phần ba dự kiến Tấn trò đời.
Năm 1845 và 1849, ông ứng cử vào viện Hàn lâm nhưng không lần nào thành
công. Ngày 14 tháng 3 năm 1850, ông kết hôn với bà Hanxka, một quý tộc Balan đã
có quan hệ(chủ yếu qua thư từ) 18 năm nay. Ngày 21 tháng 8 năm 1850 ông mất sau
khi trở về Paris.
Sự nghiệp sáng tác
Balzac là nhà văn hiện thực phê phán lớn nhất của Pháp và của cả Tây Âu ở nửa
đầu thế kỉ XIX. Căn cứ vào quá trình phát triển tư tưởng và phương pháp sáng tác của
Balzac, hoạt động văn chương của Balzac có thể chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (1821-1829).
Giai đoạn thứ nhất, Balzac thiên về sáng tác những loại tiểu thuyết phiêu liêu và
lịch sử. Trong các tiểu thuyết thời kì này, Balzac còn nói đến tính tích cực của giai cấp
tư sản, vì nhà văn chưa tách giai cấp tư sản ra khỏi đẳng cấp thứ 3, vẫn xem họ là
thành phần của mặt trận chống phong kiến. Về phương pháp sáng tác, Balzac còn bị
chủ nghĩa lãng mạn ràng buộc. Tác phẩm tiêu biểu là vở kịch Cromwell, Người nữ kế
thừa của Birague, Jean- Louis, Nàng tiên cuối (1822), Bàn về con trưởng, Lịch sử vô
tư về dòng Jesuites…(1824), Wann- Chlore, Cẩm nang của người tử tế (1825),… Đến
Những người Chouans (1829) là tác phẩm đầu tiên làm cho tác giả nổi tiếng và đánh
dấu bước chuyển biến từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ hai. Trong Những
người Chouans, ngoài xu hướng chống quý tộc như những tác phẩm trước kia, Balzac
7

bắt đầu phê phán giai cấp tư sản. Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa cũng chiếm ưu
thế so với các tác phẩm trước.
Giai đoạn thứ hai (1830-1835)
Từ đầu những năm 30, Balzac trở thành nhà văn nổi tiếng nhất của nước Pháp.
Giai đoạn này Balzac nổi tiếng với những tác phẩm chống giai cấp tư sản. Thái độ của
nhà văn đối với nhân dân cũng đã thay đổi. Balzac khâm phục năng lực cách mạng của
nhân dân, lòng dũng cảm và hành động quên mình của họ trong những ngày Cách
mạng tháng Bảy.
Trong giai đoạn này, phương pháp hiện thực chủ nghĩa chiếm tuyệt đối trong tác
phẩm của Balzac. Balzac đã kết hợp được việc phát hiện sâu sắc những mâu thuẫn của
xã hội với việc tái hiện chính xác những tính cách và tình huống sinh động. Trung tâm
chú ý của nhà văn là nghiên cứu những chi tiết cụ thể của thực tế, nghiên cứu cái bản
chất và từ những hiện tượng này hay hiện tượng khác của cuộc sống, nhà văn cố gắng
nhận thức tính quy luật của xã hội. Balzac cũng đã biết nhìn những mâu thuẫn của
thực tế theo quan điểm lịch sử, tìm nguyên nhân, kết quả của nó. Tác giả gắn nhân vật
với thực tế: tính cách của nhân vật được hình thành, phát triển và biến đổi theo hoàn
cảnh.
Các sáng tác chính trong giai đoạn này: Gopseck (1830), Miếng da lừa (1831),
Eugenie Grangdet (1833), và Lão Goriot (1834), Balzac đã lên án quyền lực của đồng
tiền: đồng tiền đã hủy hoại tâm hồn con người, đã gây ra những tấn bi kịch trong gia
đình, đã biến những tình cảm thiêng liêng nhất thành ra món hàng mua bán.
Giai đoạn thứ ba (1836-1848)
Đây là giai đoạn cao nhất trong quá trình sáng tác của Balzac. Đây là thời kì ông
xây dựng bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời. Thời kì này, tác phẩm của Balzac vạch trần
sự liên minh vừa nảy sinh và được củng cố giữa những tên tư sản và bọn quý tộc,
những kẻ cấu kết với nhau để chống lại quần chúng nhân dân. Giờ đây Balzac thấy có
hai dân tộc trong xã hội bấy giờ: những kẻ giàu và những người nghèo.
Trong giai đoạn sáng tác này Balzac xây dựng đề cương bộ tiểu thuyết Tấn trò
đời và hoàn thành được 97 tác phẩm từ 1829 đến 1848. Với tên gọi này, Balzac nhấn
mạnh rằng xã hội Pháp vào nửa đầu thế kỉ XIX là một hiện tượng đáng phê phán, tố

8
cáo, lên án. Tấn trò đời là một bức tranh tổng hợp mọi mặt của cuộc sống trong đó các
lực lượng đấu tranh với nhau.
Giai đoạn thứ tư (1848-1850)
Giai đoạn này Balzac không viết được nhiều tác phẩm như trước, nhưng qua
những bài bút kí, bài báo, thư từ, Balzac có một sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ.
Trong bức thư ngỏ Lời công bố chính trị của lòng tin viết vào mùa xuân 1848, Balzac
tự nhận mình đứng về phía Cộng hòa và nêu lên những nỗi bất bình ngày càng tăng
của nhân dân.Khi cách mạng nổ ra Bức thư lao động của ông phê phán đường lối
chính trị của chính quyền lâm thời đối với giai cấp công nhân…
Những năm cuối đời của mình, Balzac vẫn lao động không mệt mỏi và định xây
dựng một tác phẩm liên hoàn gồm nhiều vở kịch nhân dân. Vở kịch Vua ăn mày (mất
bản thảo) là tác phẩm cuối cùng.
2.2. Tác phẩm Eugenie Grandet
Vị trí của tác phẩm Eugenie Grandet trong Tấn trò đời
Eugenie Grangdet ra đời năm 1833, thời kì đầu của nền Quân chủ tháng Bảy,
thời kì đồng tiến tác oai tác quái. Đây là tác phẩm ưu tú nhất ở giai đoạn thứ hai trong
quá trình sáng tác của Balzac và cũng là một trong những tác phẩm ưu tú nhất của Tấn
trò đời. Quyển sách đã làm cho Balzac nổi tiếng. Chính tác giả cũng lấy làm thỏa mãn
sau khi viết xong cuốn tiểu thuyết này.
Tác phẩm này nằm trong Những cảnh đời tỉnh lẻ thuộc phần Khảo luận phong
tục của Tấn trò đời.
Nội dung
Trong thị trấn Saumur- một địa phương buồn, tẻ nhạt của nước Pháp, nổi lên một
gã tư sản giàu có, keo kiệt: lão Grandet. Grandet có một cô con gái tên là Eugenie đã
đến tuổi lấy chồng. Nhiều chàng trai trong vùng ngắp nghé tranh cưới Eugenie
grangdet- cô con gái duy nhất có quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông cha giàu có.
Sống với người cha keo kiệt luôn điều khiển và chi phối mọi chi tiêu trong sinh hoạt
gia đình, Eugenie và người mẹ đã quen sống cuộc đời nhẫn nhục, âm thầm, bần hàn.
Vào ngày sinh nhật của Eugenie , người em họ đến từ Paris tên là Charles đến đã xáo

trộn cuộc sống êm đềm nhưng buồn tẻ của Eugenie và của cả gia đình Grangdet. Cha
9
của Charles đã tự tử vì bị phá sản nên gửi con đến Samur nhờ Grangdet săm sóc hộ
con trai mình.
Bằng sự trẻ trung , đẹp trai, hào hoa cùng với những hương vị phóng khoáng và
thanh lịch mang dáng dấp Paris của Charles đã khiến Eugenie yêu chàng. Và cũng
chính sự chân thành và lòng nhân đạo của Eugenie đã khiến Charles xúc động. Họ yêu
nhau và trao nhau những lời ước hẹn và kỷ vật. Nhưng rồi lão Grandet, cha của
Eugenie muốn trốn tránh trách nhiệm nên đã tìm cách gửi Charles đến Ấn Độ làm ăn.
Eugenie ở lại với một tình yêu chung thủy,cô đã chống lại bố mình, lão Grandet để giữ
gìn kỷ vật của Charles. Bảy năm trôi qua, cha mẹ Eugenie lần lượt qua đời. Cô được
thừa kế một tài sản đồ sộ nhưng vẫn sống cô đơn với người đầy tớ trung thành là mụ
Nanon và chờ đợi Charles. Nhưng Charles sang Ấn Độ đã trở thành một con người
khác hoàn toàn lúc ban đàu, hắn làm giàu bằng cách buôn người. Charles đã quên lời
hẹn ước xưa và quyết định kết hôn với một tiểu thư quý tộc, có tiếng nhưng thiếu tiền
mà Charles thì đang thừa tiền và cần có địa vị. Charles gửi cho Eugenie một bức thư
nói rõ dụng ý của mình và yêu cầu cô trả lại kỷ vật của anh ta năm xưa và đồng thời
hoàn lại số tiến Eugenie đã đưa cho anh ta đi làm những năm trước với cả gốc lẫn lãi.
Eugenie đau khổ và hoàn toàn tuyệt vọng sau bảy năm chờ đợi. Cô nhận lời kết
hôn trên danh nghĩa với chánh án De Bonfond và cô đã giúp đỡ Charles trả nợ cho cha
anh ta để có đủ điều kiện gia nhập vào hàng ngũ quý tộc. Chánh án De Bonfond đồng
ý làm chồng hờ của Eugenie vì hôn ước đó được thỏa thuận: người nào chết trước thì
người còn lại sẽ hưởng gia tài. Nhưng ông chánh án đang trên con đường danh vọng
thì đột ngột qua đời. Eugenie đã giàu lại càng giàu hơn và càng cô đơn. Eugenie đã
dung tất cả tài sản của mình và quãnh đời còn lại để làm từ thiện giúp đỡ mọi người.
3. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách trong tiểu thuyết Eugenie
Grandet của Balzac.
3.1. Tìm hiểu về thuật ngữ hoàn cảnh, tính cách, quan hệ giữa hoàn cảnh và
tính cách.
3.1.1. Khái niệm hoàn cảnh và tính cách.

•Hoàn cảnh
10
− Là toàn thể nói chung những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động
đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó. (Từ điển Tiếng Việt. Minh Tâm-
Thanh Nghi- Xuân Lãm. NXB Thanh Hóa)
− Những nhân tố chủ quan bên ngoài bao gồm cả không gian, thời gian,
con người, mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… xung quanh một sự viêc
nào đó.
•Tính cách.
− Là sự khái quát về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lí của con người dưới
hình thức những con người cá thể. (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán- Trần Đình
Sử- Nguyễn Khắc Phi. NXBGD)
− Cơ sở tâm lí của tính cách văn học là tổng hòa các đặc điểm cá nhân
vững bền của một nhân cách, hình thành và thể hiện trong hoạt động và giao tiếp, quy
định các phương thức hành vi điển hình đối với cá nhân đó.
− Do vậy tính cách văn học thường biểu hiện ở phương thức hành vi ổn
định, lặp đi lặp lại trong các tình huống khác nhau của nhân vật. Nhưng tính cách văn
học là một hiện tượng khái quát nghệ thuật, thể hiện cách hiểu biết, đánh giá và lí
tưởng của tác giả. Vì vậy mà những phương tiện không thể thiếu để thể hiện tính cách
văn học là xây dựng cốt truyện, xung đột miêu tả ngoại hình và nội tâm, khắc họa
ngôn ngữ, lựa chọn chi tiết, tổ chức kết cấu.
− Chỉ có sự sáng tạo, tài năng, vốn sống phong phú, phát hiện sâu sắc mới
thật sự làm cho tính cách văn học có được sức sống trên trang sách.
3.1.2. Quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách.
− Là sự gắn kết giữa hoàn cảnh và tính cách mà nếu hoàn cảnh thay đổi thì
có thể tác động đến tính cách làm cho tính cách thay đổi hoặc là nếu tính cách thay đổi
cũng sẽ tác động đến hoàn cảnh làm hoàn cảnh thay đổi.
− Hoàn cảnh góp phần tạo nên tính cách nhân vật đồng thời tính cách nhân
vật hình thành, biến chuyển phù hợp với sự biến chuyển của thực tế khách quan. Thế
giới nội tâm được phơi bày, phân tích tinh vi, thể hiện chặt chẽ với mỗi hoàn cảnh bên

ngoài.
11
− Nhân vật trong thơ văn chủ nghĩa lãng mạn thì tính cách chi phối hoàn
cảnh. Vì vậy mà tính cách luôn ở trạng thái tĩnh, không thay đổi. Đây chính là văn học
của chủ quan, của cái tôi cá nhân.
− Nhân vật trong thơ văn chủ nghĩa hiện thực thì tính cách nhân vật không
vượt lên trên hoàn cảnh mà chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Vì vậy mà tính cách nhân
vật luôn ở thế động, luôn thay đối theo hoàn cảnh. Đó là văn học của khách quan.
3.2. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách của các nhân vật trong
tiểu thuyết Eugenie Grandet Honore de Balzac.
3.2.1. Nhân vật Grandet.
Eugenie Grandet là tác phẩm phản ánh một cách toàn diện xã hội Tư Sản Pháp,
tố cáo không thương xót xã hội ấy. Không những thế, nó còn làm sống lại cả một giai
đoạn lịch sử của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Qua những nhân vật của mình,
Balzac công kích toàn bộ giai cấp tư sản, một giai cấp mới phất lên sau cách mạng
1789 và đang chi phối xã hội ấy mà điển hình là lão Grandet.
Khác với nhân vật trong văn học lãng mạn, nhân vật hiện thực không vượt lên
hoàn cảnh mà chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Tính cách của họ hình thành, chuyển
biến phù hợp với sự biến chuyển của thực tế khách quan. Thế giới nội tâm được phơi
bày và có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh. Và hình ảnh Grandet trong tác phẩm
của Balzac cũng không phải là một ngoại lệ.
Câu chuyện xảy ra ở tỉnh lẻ Saumur: một thị trấn u buồn ,cô tịch nhưng ẩn hiện
phía sau là hình ảnh của Pari- một bức tranh thu nhỏ của xã hội Pháp ba mươi năm đầu
thế kỷ XIX. Chính điều đó cũng đã phần nào tác động đến việc hình thành tính cách
nhân vật.
Grandet vốn xuất thân từ một bác phó cả đóng thùng làm ăn khá giả, biết đọc,
biết viết, biết tính. Năm 40 tuổi lấy vợ là con gái của một ông lái gỗ giàu. Lão Grandet
dùng số tiền mặt của mình với số của hồi môn của vợ và một số tiền của bố vợ đổi cho
người cán bộ cộng hòa phụ trách bán tài sản quốc gia, từ đó, ông trở thành ông chủ
chính thức của những cánh đồng nho đẹp nhất, với nhà tu cũ cùng với mấy cái trại ấp

rẻ như cho không. Vì người dân Saumur hiếm người theo cách mạng, cho nên bác
12
Grandet được xem là người táo bạo, là chiến sĩ Cộng hòa, là nhà ái quốc, là người
tiếp thu tư tưởng cấp tiến, và được bầu làm thị trưởng. Năm 1806, Grandet tiếp nhận
ba tài sản do gia đình bên vợ để lại. Không biết tài sản để lại là bao nhiêu nhưng chỉ
biết rằng những người quá cố vốn là những người keo kiệt, keo kiệt say sưa, đã từ lâu
họ chỉ ưa chất của lại để lén lút ngắm nghía. Còn ông già Bectenlie thì cho rằng bỏ
tiền ra cho vay nặng lãi là tiêu hoang, ngồi mà ngắm vàng lại lợi hơn cho vay thu
lãi… phải chăng chính những điều này đã phần nào ảnh hưởng tới lối sống và tính
cách của Grandet sau này?
Như vậy, Grandet xuất thân là một người lao động thực thụ, nhưng chính xu thế
chung của xã hội thời đó đã biến ông thành một con người chỉ biết chú trọng vào lợi
ích cá nhân, biến công việc phục vụ cộng đồng thành công cụ để tư lợi cá nhân.
Grandet biết lợi dụng hoàn cảnh để tăng nhanh của cải. Tiếp thu gia tài của bên vợ ông
Grandet đồng thời tiếp thu luôn lối sống của những con người keo kiệt, bủn xỉn. Do
đó, nhân cách và phẩm chất cá nhân của Grandet chính là sự hòa nhập của bản chất cá
nhân cộng với sự tiếp thu lối sống của xã hội (đại diện là nhà vợ).
Bên cạnh đó, xã hội mà Grandet sống là xã hội của giai cấp tư sản đang lên, xã
hội mà đồng tiền được đề cao và chi phối con người bằng quyền lực vô biên của nó,
đồng tiền lúc ấy có một sức nặng thật ghê gớm. Gắn liền lối sống của Grandet với
những đặc điểm tình hình lúc bấy giờ, Balzac đã xem cuộc cách mạng 1789- 1794 như
một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của giai cấp tư sản và cuộc cách mạng ấy
đã đặt nền móng cho sự làm giàu của Grandet. Chính điều ấy đã làm hình thành nên ở
con người Grandet tính tham vàng, và không phải chỉ riêng Grandet, hoàn cảnh xã hội
ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nên tính cách của những con người
sống trong đó. Nó khiến cho người ta cũng trở nên hám vàng, cũng tham lam, keo kiệt,
cũng muốn được phất lên như ông thị trưởng Saumur. Grandet là một điển hình của
tư sản Pháp, điểm nổi bật trong con người hắn là tính tham tiền, keo kiệt, bủn xỉn. Về
ngoại hình, Grandet có đôi mắt vừa tỉnh táo vừa thao láo như muốn nuốt sống người
ta, trán đầy nếp răn ngang và những cục u tiêu biểu cho tâm tính con người. Chóp mùi

ông khá to và hằn gân máu, bọn phàm tục bảo đó là dấu hiệu của sự ranh mãnh, và
13
dường như cũng đúng. Ngoại hình đã đặc tả được tính ranh mãnh, tính toán, keo kiệt
của lão.
Grandet giàu có nhưng keo kiệt vô cùng, ông bán nhân cách, lương tâm của mình
cho đồng tiền. Từ bản thân cho đến sinh hoạt trong gia đình, thậm chí đối với cả vợ
con và người ở. Với vợ, ông chưa bao giờ đưa bà quá sáu phơrăng để tiêu vặt. Lão coi
vợ chỉ là món của hồi môn, con gái lão với lão chỉ là kẻ thù- nó sẽ lột da lão, giết lão,
ăn thịt lão bằng việc thừa hưởng gia sản của mẹ. Điều đáng nói trong nhân vật
Grandet là đồng tiền đã giết chết mọi tình cảm trong con người lão. Lão thờ ơ trước sự
cầu cứu của người em trước bờ vực phá sản, nhẫn tâm cướp vàng của cháu và đẩy
cháu vào con đường tha phương cầu thực; sẵn sàng giết chết tình yêu trong sáng của
con gái vì hắn không một xu dính túi, cha hắn vỡ nợ.
Quá trình làm giàu của lão là quá trình tích lũy tư sản của tầng lớp tư sản bịp
bợm. Grandet không chỉ giàu có mà còn là một người mưu mô. Trong kinh doanh, lão
có thể vừa giống một con hổ vưà giống một con trăn, biết cách nằm, thu hình lại, rình
miếng mồi và nhảy ra vồ đúng lúc, há mõm túi tiền ra nuốt chửng một đống vàng,
xong lại nằm im như con trăn đang tiêu hóa, thản nhiên, lạnh lùng, có cách thức. Tùy
hoàn cảnh, lão cũng giả vờ điếc và nói lắp nếu chúng có lợi cho lão. Đến tác giả cũng
phải nói rằng: Với thành phố Saumur này, ông ta muốn lừa, muốn lỡm khi nào thì
muốn. Với lão, đồng tiền cũng sống, cũng nhốn nháo như một con người, nó đi, nó lại,
nó đổ mồ hôi, nó sinh sôi nảy nở…
Cơn nghiện ấy mới khủng khiếp làm sao khi hắn sắp chết, biết rằng mình không
còn thấy vàng nữa, do đó, khi cha xứ đến rửa tội cho lão, cặp mắt lão đã chết đờ từ
lâu, bỗng sáng lên nhìn cây thánh giá, đôi đèn, lọ nước nằng bạc. Khi ông cố đạo đưa
cây thánh giá mạ vàng kề môi lão để lão hôn lên hình đức Jesus, thì lão vùng lên một
cách khủng khiếp để chụp lấy cây thánh giá. Sự gắng sức cuối cùng này đã làm cho
lão kiệt sức.
Grandet là một tên Tư Sản keo kiệt một cách độc ác đặc biệt. Đồng tiền trong tay
lão trở thành vạn năng, điều phối cả bộ máy quyền lực và xã hội, trong đó con người

lấy tiền làm lẽ sống, làm hạnh phúc, đồng tiền chà đạp lên tất cả và sai khiến mọi
người. Grandet đồng thời là hình ảnh tương lai của xã hội Tư Bản
14
Có thể nói, xã hội Pháp thế kỷ XIX là một xã hội mà hoàn cảnh làm cho con
người sống thủ đoạn hơn. Lòng hám vàng ấy không phải là bản chất bẩm sinh của con
người Grandet, mà đó chính là sản phẩm của việc làm giàu của hắn, của thời đại hắn
sống. Lịch sử làm giàu của hắn gắn chặt với thực tế nước Pháp những năm sau cách
mạng 1789. Grandet là nhân vật của thế kỷ XIX sau khi giai cấp Tư Sản Pháp giành
được địa vị thống trị. Balzac đã xây dựng một điển hình Tư Sản chiến thắng, vươn lên
từ đẳng cấp thứ ba sau cách mạng 1789.
Tính cách của nhân vật gắn liền với hoàn cảnh, chính hoàn cảnh sống là yếu tố
quan trọng và tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển nên tính cách.
Trong tác phẩm của mình, Balzac đã rất thành công trong việc xây dựng những tính
cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Đó là hoàn cảnh sống thực của nhân
vật với những mối quan hệ cụ thể và qua trình phát triển tất yếu của lịch sử.
3.2.2. Nhân vật Eugenie.
Trong tác phẩm đi liền với những nhân vật bị đồng tiền là biến chất như Grandet
còn có nhân vật Eugenie Grandet- nạn nhân của đồng tiền.
Eugenie vốn thuộc loại thanh niên tầng lớp tiểu tư sản thân hình khoẻ mạnh
nhưng nhan sắc trông có vẻ dung tục với thân hình cao và nở năng. Sống trong thị
trấn, nhưng cô hầu như chỉ tiếp xúc với mẹ mình là bà Grandet và mụ Nanon. Eugenie
được thừa hưởng từ mẹ cô sự hiền lành và thánh thiện ngay trên khuôn mặt nàng cái
vẻ cao quý bảm sinh mà tự nàng không biết; hoạ sĩ sẽ nhìn thấy dưới vừng trán phảng
lặng cả một đại dương tình cảm, và trong đáy mắt, qua hàng mi ngùn ngụt một vẻ cao
cả thần tiên. Vẻ mặt và đường nét chưa hề bị những cuộc truy hoan huỷ phá; nổi bật
lên êm đềm như chân trời xa trên mặt nước hồ yên tĩnh. Ở Eugenie, người khác có thể
cảm nhận được sụ trong trắng, thơ ngây và hết sức thật thà. Vì vậy, khi mọi người đến
chúc mừng sinh nhật cô cái không khí gia đình đầm ấm trong phòng khách cổ kính
màu tro, mập mờ hai ngọn nến, những tiếng cười hoà điệu với tiếng xa quay đều của
mụ Nanon- tiếng cười ấy chỉ thành thực trên môi hai mẹ con Eugenie. Bởi vì mẹ con

Eugenie chẳng biết về gia tài của Grangdet, họ phán đoán sự việc với trí thức mập mờ
của họ, họ không nâng niu cũng không coi thường tiền bạc, vì quen sống không cần
tiền bạc . Nhưng khi Eugenie nhận được một hộp dụng cụ khâu làm toàn bạc mạ vàng
15
cô tỏ vẻ hết sức mừng rỡ, sung sướng vì bất ngờ, sự xúc động làm nàng đỏ mặt, ràng
rùng mình và run lên một cách khoái trá. Món quà ấy là một sự kích thích mới lạ đối
với Eugenie khi từ trước đến giờ cô phải sống trong một ngôi nhà không màu sắc,
lạnh lẽo, bốn góc phòng có bốn tủ xéo với những cái ngăn kệ gét bẩn…chỉ được đốt lò
sưởi từ ngày một tháng mười một đến ngày ba muơi mốt tháng 3 và phải lừa cha để có
thêm làm việc. Dù món quà ấy chỉ là hàng tạp hoá nhưng đối với nàng những thức
sang trọng như thế thật là hạn hữu. Điều đó càng chứng tỏ sự thơ ngây của cô.
Cuộc sống của cô mười lăm năm qua từ tháng 4 đến tháng 11 bình thản trôi qua ở
bộ bàn ghế gỗ anh đào với một công việc lao động duy nhất với người mẹ của
mình….Quần áo, khăn, màn trong nhà gì có gì may vá tuốt, họ cần cù bỏ hết cả ngày
giờ vào thứ công việc nặng nhọc như công việc của thợ nhà nghề. Eugenie cũng giống
như mẹ mình, sống một cách bình thản và cam chịu. Bởi vì sống trong gia đình có một
người cha keo kiệt, lúc nào cũng mở miệng nói nghèo khổ, nàng phải làm việc hàng
ngày trong điều kiện khó khăn, ít tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, chỉ quanh quẩn
bên người mẹ hiền từ và mụ Nanon đã tạo cho nàng một tính cách chân thực, trong
sáng và cũng đầy cam chịu, nhẫn nhục. Nhưng tình cảm của họ bị giày vò- mà họ
không biết- nhưng lại có sức sống mãnh liệt; lối sinh hoạt cách biệt kỳ khôi trong đám
người sống hoàn toàn về vật chất ấy. Ở Eugenie, cô vẫn khao khát một cái gì đó khác
với con người này và cuộc sống nơi đây. Sự xuất hiện của Charles chính là ánh sáng
mới. Đó không chỉ là sự thích thú, hân hoan trước bộ dụng khâu bằng bạc mạ vàng.
Mà sự xuất hiện của Charles đã khiến nàng có cái nhìn khác về cuộc sống và vẻ người
của Charle đủ gợi dậy tình ý của một nguời đàn bà trong nguời con gái; tình ý kia tất
nhiên sẽ sôi nổi, vì Eugenie đã đến cái tuổi hai mưoi ba là tuổi mà trí thông minh và sự
khao khát đã phát triển đầy đủ. Trong nàng đã bắt đầu có sự thay đổi nàng bước đi
nhanh, nàng ngac nhiên nhận thấy không khí trong lành hơn, ánh nắng dạt dào sinh
lực và chính nàng tìm thấy trong đó một sự ấm lòng, một sức sống mới. Với trái tim

thơ ngây và chân thành, nàng đã yêu Charles- một tình yêu với những tình ý yêu chớm
nở và một niềm khát vọng không lẫn dục tình.
Tính cách của Eugenie chuyển biến từ cam chịu, đến thức tỉnh và sau đó là tự
nhận thức việc làm của mình. Nàng đã đem tá quà cưới của mình cho Charles. Khi
Grangdet cậy hộp vàng của Charles kí gửi cho nàng là lúc này sự xung đột đó nảy sinh
16
từ sự va chạm của hai tính cách mạnh như nhau do những dục vọng trái ngược nhau:
sự keo kiệt ham muốn tất cả và tình yêu cũng muốn gửi trao tất cả…Tính cách của
Eugenie phát triển trong một quá trình làm sáng tỏ mối liên hệ giữa con người và đời
sống xã hội, giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa tâm lý và môi trường cuộc sống. Nàng
đem vàng cho Charles để giúp Charles qua cơn hoạn nạn và lúc đó nàng nhận thức
tiền bạc là một phương tiện. Thế thôi, nhưng rồi cũng không thoát khỏi cái xu thế tất
yếu của thời đại coi trọng đồng tiền khi nàng tin rằng cậu sẽ làm giàu-vàng này sẽ phù
hợp với cậu. Rồi một ngày kia câu lại trả cho tôi. Hay là chúng ta hùn vốn với nhau.
Tính cách hiện thực của cô cũng đa diện, phức tạp. Nàng sống trong trắng, tình cảm
mãnh liệt nhưng do ảnh hưởng của hoàn cảnh, nàng thấy cũng cần làm giàu, cần quản
lý gia tài, và đúng như Banzac mô tả: Ở bà có tất cả cái cao quay của sự đau khổ, cái
trong sạch của con người tuy cọ xát với cuộc đời mà tâm hồn không dấy bẩn, nhưng
cũng có cái cứng nhắc của cô gái già và thói quen bủn xỉn trong cuộc sống tủn mủn
của tỉnh nhỏ và bà chăm tích luỹ lợi tức và có thể làm cho người ta tưởng là keo kiệt.
Nhưng nổi bật trong quá trình chuyển biến tính cách của Eugenie là sự tác động ngược
trở lại của Eugenie đối với hoàn cảnh nàng cam chịu giam cầm đói khát, nhưng không
chịu nhượng bộ, không chịu để cho bố làm tổn thương đến tình cảm của mình.
Sau khi nhận thức và phản kháng, Eugenie đã giữ được tình yêu của mình. Đó là
một tình yêu thánh thiện vì Charles thì dù trăm nghìn cay đắng ta cũng chịu được với
sự chung thuỷ mối tình đầu, mối tình duy nhất chỉ làm cho nàng sầu muộn…từ bảy
năm nay mối tình của nàng át tất cả…kho bàu của nàng là cái hộp của Charles. Nhưng
đồng tiền không chỉ biền Grandet thành nô lệ của nó mà còn tha hoá con người
Charles. Vì đồng tiền mà Grandet đã ngăn cản tình yêu của Eugenie với Charles, giờ
đây cũng chính nó làm thay đổi Charles. Tình yêu đã làm cho cuộc đời âm u của nàng

trước kia bừng sáng lên, nhưng chẳng bao lâu, cái ánh sáng đơn độc ấy tắt ngấm trong
đêm tối dày đặc của xã hội bây giờ ngôi nhà Saumur không ánh sáng, không lửa ấm,
luôn có bóng râm u buồn não ruột là hình ảnh cuộc đời nàng. Dù nàng không coi
trọng đồng tiền cũng không khinh thường nó nhưng đồng tiền cứ luôn xoay quanh
cuộc sống của nàng và làm nàng đau khổ. Eugenie giờ đây không còn thơ ngây nữa,
nàng đã hiểu rõ được hiện thực của cuộc sống đồng tiền nhưng nàng vẫn giữ được sự
cao thượng của mình. Dù bị người yêu phản bội, nàng đau đớn nhưng không oán trách,
17
lại giúp chàng trả tiền món nợ. Đó là tình yêu chân chất, tình yêu của thiên thần, tình
yêu kiêu hang sống vì đau khổ và chết vì khổ đau. Bây giờ nàng không phản kháng
nữa nhưng nàng cũng không thuận theo nó. Nàng chấp nhận lấy ông chánh án nhưng
đó chỉ là cuộc hôn nhân phòng không gối chiếc.
Eugenie những chuyển biến về cuộc sống đến tính cách của cuộc đời Eugenie thì
có thể nói Eugenie là những gì thuần khiết còn sót lại của xã hội bị đồng tiền làm cho
thối nát. Nhưng chính cô cũng không thoát khỏi và trở thành nạn nhân của nó. Sống
trong xã hội đó, con người luôn bị đặt trong mối quan hệ con người-đồng tiền-đạo đức.
Dù Eugenie đã cố gắng thoát khỏi mối quan hệ đó nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi
nó. Nàng là đại diện cho người phụ nữ trọng tình nghĩa nhưng phải chịu nhiều bất
công trong xã hội. Đúng như Bazac đã viết: Eugenie sẽ là một con người điển hình
phải trải qua bão tố cuộc sống đời và bị chìm trong bão tố như bức tường cao cả lấy
từ Hi Lạp và khi di chuyển đã rơi xuống biển và lãng quên.
3.2.3. Nhân vật Charles:
Nếu như hình tượng Grandet nổi bật ở lòng khao khát vàng và tính keo kiệt thì
hình tượng Charles, cháu của Grandet bổ sung cho hình tượng nhân vật này về mặt
tính cách đó. Qua Charles, Balzac thể hiện quan điểm cho rằng quá trình tích lũy tư
bản đã hủy hoại tâm hồn con người. Là con của một chủ ngân hàng, ngay từ những
năm tháng thanh niên, khi còn sống ở Pari phồn hoa, Charles đã tiếp xúc với xã hội tư
sản. Những sinh hoạt thường ngày của Charles đã thể hiện rõ bản chất tư sản ở nhân
vật này: ngủ đến 11 giờ sáng mới dậy. Bữa sáng theo Charles là chút đỉnh là một con
gà gô tơ. Khi được mụ Nanon dọn cho món trứng gà Charles quên phắt món gà gô tơ

và còn đòi hỏi thêm bơ nữa. Điều đó chứng tỏ những năm tháng sống ở Pari, Charles
rất được chiều chuộng, được ăn no mặc ấm. Ngay cả khi đến ở nhà bác ruột Charles
vẫn không bỏ được các sinh hoạt mang kiểu tư sản ấy.
Tuy nhiên chính bản thân hắn ta chưa tham gia một hoạt động kiếm lãi nào. Vì
thế hắn vẫn là một người sống tình cảm, biết khâm phục, biết yêu đương. Đến Saumur
khi nghe tin bố chết, hắn tỏ ra hết sức đau khổ, khóc lóc rất thảm thiết: Tiếng than
khóc của Charles nổi lên giữa mấy bức tường, nghe rất ảm đạm và dội thành tiếng
18
vang. Trong hoàn cảnh đau buồn ấy, được sự quan tâm chăm sóc của Eugenie, hắn đã
yêu tha thiết người chị họ của mình.
Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cử chỉ, lời nói mà Balzac còn trực tiếp đưa ra
những nhận định của mình về Charles Eugenie thấy Charles yêu cha tha thiết và khóc
cha chân tình, nàng biết đâu rằng lòng yêu mến ấy không do một bản chất tốt trọng
tình nghĩa của con người mà do sự nâng niu chiều chuộng của người cha… Ở gia
đình, Charles tính hào phóng của người cha đã gây cho người con một lòng hiếu thảo
chân thực, không ẩn ý. Tuy thế Charles vẫn chỉ là một đứa con của thành phố Pari,
phong tục Pari và chính tay Anet (người yêu của Charles ở Pari) đã tập cho Charles
thói quen tính toán trong bất cứ việc gì, làm cho tâm trí Charles già cỗi mặc dù mặt
mũi trẻ trung chịu sự giáo dục kinh khủng của cái xã hội thượng lưu. Đó là một xã hội
mà muốn nhận xét đúng phải nhấc túi tiền của bạn mỗi sáng xem thử nặng hay nhẹ,
phải biết khôn khéo đặt mình lên trên mọi sự biến cố, phải biết lâm thời không khâm
phục cái gì cả…, cho mọi việc ở đời đều do một động cơ duy nhất là quyền lợi cá
nhân. Trong xã hội ấy Charles học làm con người đỏm dáng, ủy mị, lại vừa học làm
con người vật chất. Thối nát hai lần, nhưng thối nát lịch sự, cao sang, đúng điệu.
Charles đã bị tiêm nọc ích kỉ mà không biết. Cái mầm chính trị kinh tế học riêng của
người Pari lâu nay dấm trong cơ thể Charles sẽ tức tốc nảy nở, đâm hoa kết trái khi
Charles không làm người khách xem nhàn rỗi mà trở thành người diễn viên trong tấn
trò đời. Như vậy xã hội Pari mà Charles sống là một xã hội chỉ quan tâm đến vật chất,
đồng tiền. Con người trong xã hội ấy phải sống giả dối, tất cả chỉ vì một động cơ duy
nhất là quyền lợi cá nhân. Sống trong xã hội đó Charles cũng không thể tránh khỏi

việc bị ảnh hưởng, trở thành con người làm bất cứ việc gì cũng tính toán.
Quả vậy, từ khi sang Ấn Độ, chạy theo công việc làm giàu, tính cách của
Charles đã thay đổi hoàn toàn. Nếu như Grandet còn mang dấu vết của một người từ
tầng lớp dưới ngoi lên, suốt ngày ở ngoài đồng chăm non những cánh đồng nho,
những đồng cỏ, trông coi công việc của tá điền… thì Charles hoàn toàn khác hẳn: Hắn
làm những công việc có tính chất hiện đại hơn trên con đường làm giàu. Vì luôn cọ xát
với tiền bạc, tim hắn lạnh đi, co lại và khô cằn… hắn trở thành tàn nhẫn, chăm bẵm
làm tiền: Hắn buôn người Trung Hoa, người da đen, tổ yến, trẻ con, nghệ sĩ; hắn cho
vay nặng lãi một cách quy mô. Để kiếm được nhiều tiền, Charles buôn bán cả con
người. Hắn xem con người như một món hàng để mua bán, trao đổi. Hắn cũng không
19
keo kiệt, khắc khổ như Grandet mà dùng tiền kiếm được để thỏa mãn những thú vui
xác thịt Chà chà, vũ nữ Ai Cập, những đêm trác táng, những chuyện trăng hoa đây đó
đã xóa hẳn hình ảnh cô chị họ Saumur trong kí ức hắn. Charles là mầm mống của tầng
lớp tư sản hạng lớn, bọn quý tộc tài chính. Nhưng điều đáng ghê sợ hơn là trong việc
kinh doanh của hắn, Eugenie chỉ chiếm vẻn vẹn cương vị là một người chủ nợ đã cho
hắn vay 6000 phơrăng.
Sau khi đã trở nên giàu có, hắn gửi thư từ chối tình cảm của Eugenie và không
quên trả lại món tiền mà Eugenie đã trao cho hắn cả vốn lẫn lãi với tất cả mối tình
nồng nàn, tha thiết. Trong thư gửi cho nàng hắn viết: Trong hôn nhân ái tình là ảo
tưởng. Ngày nay kinh nghiệm ở đời cho tôi biết là cần phải tuân theo tất cả những tập
quán xã hội, và muốn kết hôn, phải thỏa mãn tất cả những ước lệ mà xã hội thượng
lưu đòi hỏi. Lý giải về việc sẽ kết hôn với D’Aubrion hắn nói: Tôi thú thật với chị là
tôi chẳng yêu gì cô D’Aubrion. Nhưng kết duyên với cô ta, tôi đảm bảo cho con cái tôi
một địa vị xã hội mà những cái lợi về sau không tính xiết, bởi vì càng ngày tư tưởng
dân chủ càng đắc thế… . Với Charles để leo lên bậc thang danh vọng trong xã hội
thượng lưu, hắn sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn. Để có được tiền tài, chức tước,
Charles đã bỏ Eugenie để lấy một cô gái quý tộc.
Tóm lại con đường đi của Charles và Grandet tuy có khác nhau nhưng kết quả
của việc tích lũy của cải ấy lại giống nhau: đó là sự hủy hoại tâm hồn. Grandet và

Charles là là điển hình khác nhau của giai cấp tư sản Pháp phất lên sau cách mạng.
Trong đó Charles tiêu biểu cho loại người bị lóa mắt bởi danh vọng, trở thành nô lệ
của đồng tiền. Hắn không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn nào để kiếm tiền, thậm chí hắn sẵn
sang từ bỏ tình yêu trong sáng, tốt đẹp của Eugenie để có một vị trí cao trong xã hội
thượng lưu. Hắn đối xử với Eugenie - người đã giúp đỡ hắn lúc hắn gặp khó khăn nhất
chẳng khác gì một con nợ với một chủ nợ. Vì vậy qua việc xây dựng nhân vật Charles,
Balzac muốn tái hiện lại hình ảnh của bọn quý tộc tài chính trong xã hội Pháp thời bấy
giờ.
3.2.4. Các nhân vật phụ
•Bà Grandet:
20
Bà Grandet là vợ của Grandet - một tên tư sản rất giàu có, mắc chứng bệnh keo
kiệt ghê gớm không ai bằng. Chính vì thế mà bà Grandet bị biến thành nô lệ một cách
hoàn toàn, những khi có việc mua bán, ông mang bà ra làm một bức bình phong vô
cùng tiện lợi. Bà và con gái của mình là Eugenie sống trong một ngôi nhà cũ kĩ, mục
nát với mụ Nanon nhân hậu. Bà không bao giờ bước chân ra khỏi nhà, bà và Eugenie
hoàn toàn bị Grandet quản lý, chi phối từ chỗ ở, cái ăn đến chút tiền tiêu vặt chẳng
bao giờ ông chồng đưa cho bà quá sáu phơrăng để tiêu vặt… Bà phải chịu cái lạnh
buốt của trong những ngày cuối thu và đầu xuân vì ông chồng không cho đốt lò sưởi
vào những ngày này. Chẳng phải là do đâu mà vì ông ta sợ tốn ít củi để đốt lò sưởi.
Cuộc sống ở cùng với lão keo kiệt ấy đã in hằn những nỗi khổ cực lên cả ngoại hình
của bà: khô đét, gầy guộc, vàng như quả thị, vụng về, chậm chạp…Công việc của bà là
ngồi đan len và thỉnh thoảng bà được gặp gỡ những con người thuộc giới thượng lưu
được ông Grandet mời tới nhà ăn uống và vui chơi. Trong cuộc đời của bà chưa hề có
một ngày được ăn uống, nghỉ ngơi một cách thoải mái, đầy đủ mà luôn theo một lập
trình có sẵn do Grandet- chồng bà quy định. Dù rất giàu có nhưng lão Grandet lại keo
kiệt, bủn xỉn, độc đoán, điều này càng khiến cho cuộc sống của bà càng trở nên ngột
ngạt, khó thở hơn bất kỳ người đàn bà nào.
Chính hoàn cảnh ấy đã làm cho bà trở nên khép kín, rụt rè, nhút nhát, phụ thuộc
hoàn toàn và cam chịu một cách đáng thương vào người chồng. Bà không dám làm

một việc gì trái ý với chồng, dù ông ta có làm gì quá đáng thì bà cũng chỉ dùng những
lời lẽ và dáng điệu đáng thương để khuyên chồng, mong ông ta thay đổi quyết định
nếu ông muốn làm cho những giờ phút cuối cùng của cuộc đời tôi bớt cay đắng, bớt
đau đớn thì xin ông hãy vui lòng làm lành với con gái của chúng ta. Bất cứ khi nào
Eugenie phạm phải một quy định nào của lão Grandet đặt ra cũng khiến cho bà sợ hãi,
run lẩy bẩy người thị tì đáng thương hại ấy bước lên, cắt một miếng bánh và cắt một
quả lê, dáng điệu thảm hại. Cuối cùng của nỗi sợ hãi: bà đã ngất đi, đổ bệnh.
Cuộc sống ngột ngạt trong ngôi nhà đã đưa bà đến với Chúa, bà tin rằng Chúa sẽ
che chở cho bà và gia đình. Chúa trở thành chỗ dựa tinh thần duy nhất cho người phụ
nữ tội nghiệp như bà. Vốn hiền lành, nhẫn nại như con sâu bị trẻ con vùi dập, mộ đạo
một cách hiếm có, cả đời không giận dỗi ai bao giờ, lúc nào cũng niềm nở, tốt bụng vì
thế mà ai cũng xót thương.
21
Nhưng bù lại bà lại luôn sống bên cạnh hai người giàu lòng yêu thương, có phẩm
chất tốt đẹp là: Eugenie và mụ Nanon. Nhờ có hai người ở bên cạnh mà bà Grandet
được an ủi phần nào. Bà trở thành người vợ, người mẹ giàu lòng yêu thương và đức hy
sinh. Dù bị Grandet- chồng của mình đối xử tàn tệ, bất bình đẳng nhưng chẳng bao giờ
bà tỏ ra chống cự hay lên tiếng oán trách, lên án. Bà thương chồng, thương con, luôn
vun vén cho gia đình được hòa hợp, hạnh phúc…Khi Eugenie vì Charles mà phạm
phải những quy định ghê gớm của Grandet thì bà rất lo lắng, bà chấp nhận thay con
nhận tội con cứ bình tĩnh Eugenie ạ. Nếu cha con về thì mẹ nhận là mẹ làm hết. Khi
biết được tình yêu của Eugenie đã dành cho Charles bà cũng nhìn thấy được sự hạnh
phúc trên gương mặt của con gái. Bà biết Grandet sẽ nổi giận, không đồng ý điều đó
nhưng bà vẫn che chở cho con gái, thông cảm với nỗi lòng của con, bà mong con mình
được hạnh phúc với người cô yêu. Tới khi cuối đời, bà còn lo lắng cho số phận của
Eugenei khi cô đang bị cha mình giam lỏng trong phòng bà ra sức an ủi nàng, cố làm
dịu đi niềm ân hận của nàng. Bà run sợ một ngày kia khi bà sang thế giới bên kia thì
con gái bà cũng vẫn phải sống lẻ loi giữa đám đông người ích kỷ hăm he chực vặt lấy
nó, chiếm đoạt của cải nó…
Có thể nói rằng hoàn cảnh, cuộc sống của bà Grandet cũng chính là hoàn cảnh,

cuộc sống của đa phần người phụ nữ trong xã hội Pháp bấy giờ. Họ bị biến thành
những bình phong cho các ông chồng, những người có quyền sử dụng khi cần. Xã hội
đã biến họ thành những con người có tài nhẫn nhịn tuyệt vời, họ bị áp bức đến không
còn tiếng nói riêng.
•Mụ Nanon:
Xuất thân là người nông dân đi làm thuê nên mụ là một người phụ nữ có vóc
dáng không đẹp, được lão Grandet thu nhận khi đang bơ vơ đi tìm kiếm miếng ăn. Mụ
coi đó như là một ân điển đối với mình, mụ sung sướng đến phát khóc và sinh ra gắn
bó với Grandet.
Nanon sống trong nhà của Grandet với vợ và con gái Grandet.
Mụ bị Grandet bóc lột một cách thậm tệ : mụ làm bếp, giặt quần áo, mụ thức
khuya, dậy sớm, tới mùa hái nho mụ làm cơm cho cả đoàn thợ hái nho, mụ giữ của
22
cho chủ như một con chó trung thành…và mụ được nhận một mức lương chỉ có 60
phơrăng mỗi năm. Do cao to, khỏe mạnh, phải làm nhiều việc nên mụ phải ăn nhiều
hơn những người khác nhưng lão Grandet keo kiệt chưa bao giờ chia cho mụ phần
thức ăn nhiều hơn ai cả. Giữa Nanon, Eugenie, bà Grandet hình thành nên một tình
cảm thân thiết giữa những con người biết yêu thương nhau. Họ hiểu nhau, thông cảm
cho nhau và trong họ như có một sợi dây vô hình gắn kết họ với nhau cùng vượt qua
những biến cố của cuộc sống.
Cuộc sống nghèo nàn, đơn giản đã làm cho mụ trở thành người rất thật thà, biết
quan tâm tới người khác. Mụ quan tâm tới Charles- chàng trai tới từ Pari, đã sớm quen
với cảnh êm ấm nên mụ đã cố gắng tới mức có thể để giúp cho Charles thích nghi với
hoàn cảnh ở trong ngôi nhà ông bác của mình. Nanon cũng che chở cho tình yêu của
Eugenie và Charles ngay cả mụ Nanon cũng cảm với họ mà họ không biết.
Có lẽ vốn là nông dân, cả đời mụ lại đi làm thuê, chứng kiến nỗi khổ cực của
nhiều người nghèo nên mụ có một tấm lòng vô cùng nhân hậu. Grandet là một tên vô
cùng keo kiệt, độc đoán, ích kỷ nhưng mụ vẫn ở bên cạnh ông ta khi Grandet cười, mụ
cũng cười, khi Grandet bực mụ cũng bực, mụ cũng chịu cóng đến cóng người, mụ
cũng sưởi lửa, cùng làm việc với chủ. Khi có người lên án việc làm nhẫn tâm của

Grandet thì mụ vẫn lên tiếng bênh vực ông ta. Mụ vẫn tình nguyện bỏ tiền túi của
mình ra để mua ít đường cho Grandet uống cà phê trong khi chính Grandet còn không
dám bỏ tiền ra mua cho chính bản thân lão, hơn nữa chưa bao giờ lão cho mụ ăn đủ
no… Mụ chất phác tới mức dù biết Grandet không tốt nhưng mụ vẫn trung thành với
lão và luôn đối xử tốt với mẹ con bà Grandet.
Mụ Nanon tìm kiếm miếng ăn hàng ngày và rồi chịu ơn kẻ đã dang tay ra vớt
mình, cam chịu làm nô lệ cả đời cho kẻ đó dù bị kẻ đó lừa lọc, lợi dụng.Bên cạnh bà
Grandet, mụ Nanon trong tác phẩm còn xuất hiện một số nhân vật đáng chú ý như:
chánh án De Bonfon, bà De Gratxanh…Họ đều là những kẻ giàu có, gia đình có phe
có cánh. Và cũng chính vì thế mà ở họ lòng tham vô đáy không bao giờ tắt.
Bà Gratxanh làm tất cả mọi thứ để mong sao có được món của hồi môn trị giá 17
triệu phơrăng của gia đình Eugenie. Chánh án De Bonfon cũng vì món tài sản đó mà
làm hết những điều Eugenie yêu cầu, kết hôn với Eugenie trên danh nghĩa để rồi hắn
chết mà chưa kịp hưởng món tài sản khổng lồ ấy. Bà D’ Baurion không từ một thủ
23
đoạn nào để câu cho được chàng rể giàu có Charles… Tất cả những con người đó đều
vì đồng tiền và họ bị sức mạnh đồng tiến chi phối làm cho mù quáng.
4. Nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh điển và tính cách điển hình.
Balzac là người đã có công rất lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa hiện thực phê
phán ở Pháp. Balzac cho rằng nghệ thuật phải liên hệ mật thiết với cuộc sống, nó là
điều kiện cần thiết cho giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, là sự liên hệ hữu cơ của nó
với cuộc sống. Ông cho rằng nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống nhưng nghệ sĩ
không phải là người sao chép thực tế mà phải thể hiện nó. Vì vậy Balzac đòi hỏi nhà
văn phải xây dựng những nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình.
Trong khi miêu tả thực tế bằng những chi tiết chân thực cụ thể, trong khi xây
dựng những điển hình, Balzac đặt cho mình nhiệm vụ phải tìm cho ra cái lý do, đi sâu
vào cái ẩn ý sau những hiện tượng muôn màu của cuộc sống. Balzac đã vạch trần bản
chất thối nát của xã hội tư sản, quy luật cạnh tranh của xã hội ấy bằng việc đi sâu vào
bản chất, phát hiện những mâu thuẫn trong hiện thực. Sự phát triển hiện thực trong tác
phẩm của Balzac cho ta thấy nhà văn đã tuân theo logic của hiện thực, đã có phương

pháp lịch sử sâu sắc trong sự miêu tả những sự kiện khách quan có liên hệ đến số phận
của các nhân vật. Các nhân vật đều hoạt động trong những hoàn cảnh điển hình, tính
cách điển hình của các nhân vật ấy được hình thành và phát triển gắn chặt với hoàn
cảnh.
Trong lời nói đầu của bộ Tấn trò đời Balzac đã đưa ra một xuất phát điểm của
ông, cũng là một sự lí luận vế tiểu thuyết của mình xã hội giống như tự nhiên, phải
chăng xã hội giã từ con người, tùy theo môi trường hoạt động của họ, tạo nên bao
nhiêu tính cách con người khác nhau ,cũng như bấy nhiêu loài động vật học. Như vậy,
hoàn cảnh đã góp phần tạo nên tính cách con người.
Balzac là nhà văn hiện thực vĩ đại. Tác phẩm của ông lấy đề tài từ hiện thực
cuộc sống. Trong Eugenie Grandet, Balzac đã tái hiện cuộc sống một cách sinh động
và cụ thể. Hoàn cảnh trong tác phẩm của Balzac tồn tại dưới hai dạng rộng và hẹp
khác nhau nhưng được lồng ghép vào nhau tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Hoàn cảnh rộng phản ánh bối cảnh lịch sử xã hội, chính trị của thời đại, là môi
trường tạo thành cái khung cho bức tranh toàn bộ tác phẩm. Ở Eugenie Balzac, Balzac
đã lấy bối cảnh hiện thực là xã hội Pháp sau cuộc cách mạng với nhiều biến động và
24
thay đổi để làm nền cho câu chuyện. Đó là sự biến động lớn lao trên tất cả các mặt
kinh tế- chính trị -xã hội -văn hóa tư tưởng.
Hoàn cảnh hẹp mang tính cụ thể, là môi trường sống hoạt động trực tiếp của nhân
vật. Hoàn cảnh đó cho ta thấy được những tính cách, bản chất con người của cá nhân
từng nhân vật.
Trong Eugenie Balzac Grandet đã xây dựng nên hoàn cảnh điển hình. Đó là quá
trình tích lũy đẫm máu của chủ nghĩa tư bản, những tấn bi kịch trong gia đình chủ
nghĩa tư bản, sự giả dối trong tình yêu…, ở đây đồng tiền giữ địa vị thống trị, ở đây
giai cấp tư sản đã biến những quan hệ tình cảm thành quan hệ tiền bạc đơn thuần. Sự
đề cao sức mạnh của đồng tiền đã biến những tình cảm thiêng liêng thành những món
hàng hóa tầm thường. Nêu lên hoàn cảnh điển hình, Balzac cho thấy chính môi trường
đã góp phần tạo nên những con người mới trong thời đại tiền vàng. Tính cách của con
người thực ra cũng là sản phẩm của xã hội. Balzac đã đi sâu vào hiện thực xã hội

đó là sự đua tranh, cạnh tranh nhau làm giàu của chủ nghĩa tư bản trong thời kì
sau cách mạng. Từ đó tìm hiểu đời sống con người, bản chất con người trong giai
đoạn lịch sử mới. Phát hiện những thay đổi lớn lao trong bản chất con người
trong thời đại đồng tiền làm vua , là mục đích sống của con người trong chủ
nghĩa tư bản.
Balzac đã xây dựng những nhân vật hết sức điển hình cho sự biến đổi tính
cách nhân vật do sự tác động của hoàn cảnh sống. Xã hội mới đã được thiết lập
những trật tự mới, những quan hệ xã hội mới nhưng đồng thời nó cũng góp phần
xây dựng con người với tính cách, bản chất con người mang rõ nét bản chất xã
hội. Xã hội Pháp sau cách mạng là một xã hội tư bản hám tiền, đồng tiền chi phối
mọi hoạt động ,tính cách con người. Balzac đã xây dựng những nhân vật điển
hình đại diện cho những tầng lớp khác nhau. Đặt họ trong những xu thế đối
nghịch. Đó là Grandet, Charles đại diện cho tầng lớp tư sản hám tiền, keo kiệt…Là
Eugenie và mẹ, mụ Nanon…Là những con người thánh thiện trong sáng- là những nạn
nhân của bi kịch của gia đình trong gia đình xã hội tư bản. Bằng cách xây dựng những
nhân vật điển hình với bút pháp hiện thực của mình Balzac cho người đọc thấy được
những biến đổi của con người trong một thời đại mới lúc bấy giờ . Đó là thời đại của
chủ nghĩa tư bản sau cách mạng .
25

×