Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Một số biện pháp phòng chống tình trạng nhẹ cân cho trẻ mầm non, trường mầm non Hoa Mai xã Cuôr Knia huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk từ 2017 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.92 KB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
quan tâm, động viên của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và người thân.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Bộ môn Giáo dục Mầm non đã cung cấp kiến thức
trong 4 năm học qua để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Quý Tỉnh - Cán bộ
giảng dạy trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội - Thầy giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt
tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành đề tài
của mình.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè luôn đồng hành, động
viên, quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài của mình.
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô, bạn bè cùng gia đình sức khỏe thành
công và may mắn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Buôn Ma Thuột, tháng 08 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.3. Phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Ý nghĩa nghiên cứu:

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Một số khái niệm liên quan:
1. Khái niệm về nhẹ cân:
2. Khái niệm về dinh dưỡng:
3. Tình trạng dinh dưỡng:
4. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ dưới 5 tuổi:
5. Suy dinh dưỡng
6. Nguyên nhân suy dinh dưỡng của trẻ em
7. Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em
II. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn
2


2.1.Thuận lợi:
2.2. Khó khăn

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TRẺ NHẸ CÂN Ở TRẺ TỪ 3-5 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI XÃ CUÔR KNIA
I. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu:
II. Thực trạng trẻ nhẹ cân tại trường
1. Thực trạng nhẹ cân ở trẻ từ 3-5 tuổi tại trường MN Hoa Mai:
II. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ:

2. Hậu quả:
3. Giải pháp:
1. Giáo viên thực hiện cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ tăng trưởng chính
2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ đó có
những biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcalo, cân đối dưỡng chất,
sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú).
4. Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn. Tăng cường
công tác kiểm tra.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

3


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục
và xây dựng Tổ quốc. Chính vì thế mà nhiệm vụ và mục tiêu của giáo duc Mầm Non
là phải làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm bồi dưỡng các cháu
trở thành những người công dân tốt có ích cho xã hội sau này.
Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển cả về thể lực và trí lực, trẻ em nếu được
nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh và học giỏi. Chính vì vậy mà
trong những năm gần đây vấn đề “dinh dưỡng cho trẻ” là một vấn đề cần thiết, cấp
bách trong giai đoạn hiện nay.
Có thể nói chúng ta đang nỗ lực phấn đấu “dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ
em”. Bác Hồ đã nói “Trẻ em như búp trên cành” câu nói này có ý nghĩa hết sức sâu

sắc. Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người đặc biệt là cuộc đời
của một đứa trẻ là cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất, để trẻ phát triển một
cách toàn diện. Nhưng hiện nay tỉ lệ trẻ nhẹ cân ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao.
Trẻ bị nhẹ cân có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề về dinh
dưỡng. Trẻ nhẹ cân là do tình trạng suy sinh dưỡng gây nên.
Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ về cả thể chất và trí tuệ,
thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi do cơ thể không được cung cấp đủ các chất phát
sinh năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác. Nếu không được chữa trị kịp
thời sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho trẻ như: Tăng các nguy cơ bệnh lý, chậm phát
triển thể chất, chậm phát triển tâm thần ...
Hiện nay mức sống của con người ngày càng được nâng cao, thực phẩm tuy có
đầy đủ nhưng không có nghĩa là tình trạng sức khỏe của con người sẽ được đảm bảo
nhất là trẻ nhỏ. Vì thế, muốn nâng cao tình trạng sức khỏe chúng ta cần phải nắm
chắc những kiến thức về dinh dưỡng để có thể sử dụng nguồn thực phẩm một cách
khoa học. Nếu thiếu kiến thức về dinh dưỡng khoa học là một trong những nhân tố
gây ra SDD ở trẻ. Chính vì những hậu quả nghiêm trọng do suy dinh dưỡng gây ra,
ngày 22/02/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có mục tiêu: Cải
4


thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ với các chỉ tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi trong các trường mầm non xuống còn dưới
3% vào năm 2020; Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho
cả trẻ trai và gái.
Xuất phát từ thực tế và nhận thức về vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe
của trẻ bản thân tôi nhận thấy rằng cần giảm tỷ lệ nhẹ cân ở trẻ là vấn đề rất cần thiết
và cấp bách. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phòng chống tình
trạng nhẹ cân cho trẻ mầm non, trường mầm non Hoa Mai xã Cuôr Knia huyện
Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk từ 2017 đến nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và kinh
nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng trẻ nhẹ cân ở trẻ từ 3-5 tuổi tại trường mầm non Hoa
Mai xã Cuôr Knia từ năm 2017 đến nay.
- Qua đó đưa ra giải pháp phòng chống tình trạng nhẹ cân ở trẻ từ 3-5 tuổi trong
trường Mầm non Hoa Mai xã Cuôr Knia.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng và hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về tình trạng nhẹ cân ở trẻ.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ.
Những nguyên nhân tồn tại và biện pháp khắc phục.
Đề xuất các giải pháp cụ thể.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề về nhẹ cân ở trẻ là một vấn đề khá rộng, đã có nhiều công trình nghiên
cứu trên phạm vi lớn. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tình trạng nhẹ cân cho trẻ
mầm non, trường mầm non Hoa Mai xã Cuôr Knia huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk.
5


3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp như: Phương pháp quan sát,
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập.
4. Ý nghĩa nghiên cứu:
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhẹ cân từ đó có những biện pháp chăm
sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài. Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình

bày trong đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu.


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
6


I. Một số khái niệm liên quan:
1. Khái niệm về nhẹ cân:
Bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng ở trẻ nhỏ do Viên Dinh Dưỡng Việt Nam
đưa ra 2018.
(Lưu ý: Đây là chỉ số đo đạt trong thống kê tăng trưởng dân số thể hiện mức độ
tương đối của cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó.)
BẢNG CHIỀU CAO, CÂN NẶNG CHUẨN CỦA TRẺ TRAI VIỆT NAM 2018
DƯỚI 5 TUỔI
Tháng/ tuổi
3 tuổi
3.5 tuổi
4 tuổi
4.5 tuổi
5 tuổi

Cân nặng
2SD
M
11.3
14.3
12.0
15.3
12.7
16.3
13.4

17.3
14.1
18.3

2SD
18.3
19.7
21.2
22.7
24.2

Chiều cao
2SD
88.7
91.9
94.9
97.8
100.7

M
96.1
99.9
103.3
106.7
110.0

2SD
103.5
107.8
111.7

115.5
119.2

BẢNG CHIỀU CAO, CÂN NẶNG CHUẨN CỦA BÉ GÁI VIỆT NAM 2018
DƯỚI 5 TUỔI
Tháng/ tuổi
3 tuổi
3.5 tuổi
4 tuổi
4.5 tuổi
5 tuổi

Cân nặng
2SD
M
10.8
13.9
11.6
15.0
12.3
16.1
13.0
17.2
13.7
18.2

2SD
18.1
19.8
21.5

23.2
24.9

7

Chiều cao
2SD
M
87.4
95.1
90.9
99.0
94.1
102.7
97.1
106.2
99.9
109.4

2SD
102.7
107.2
111.3
115.2
118.9


(Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu
thuộc khu vực 2SD cân nặng (chiều cao) của bé cao hơn (thấp hơn) so với tuổi).
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 2018 (WHO)

Tháng/ tuổi

Cân nặng (Kg)

Chiều cao (Cm)

2SD

M

2SD

2SD

M

2SD

3 tuổi

11.3

14.3

18.3

88.7

96.1


103.5

3.5 tuổi

12.0

15.3

19.7

91.9

99.9

107.8

4 tuổi

12.7

16.3

21.2

94.9

103.3

111.7


4.5 tuổi

13.4

17.3

22.7

97.8

106.7

115.5

5 tuổi

14.1

18.3

24.2

100.7

110.0

119.2

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái 2018 (WHO)


Tháng/ tuổi

Cân nặng (Kg)

Chiều cao (Cm)

2SD

M

2SD

2SD

M

2SD

3 tuổi

10.8

13.9

18.1

87.4

95.1


102.7

3.5 tuổi

11.6

15.0

19.8

90.9

99.0

107.2

4 tuổi

12.3

16.1

21.5

94.1

102.7

111.3


4.5 tuổi

13.0

17.2

23.2

97.1

106.2

115.2

5 tuổi

13.7

18.2

24.9

99.9

109.4

118.9

(Chỉ cần chiều cao, cân nặng của bé nằm trong vùng M (trung bình) là được. Nếu
thuộc khu vực 2SD cân nặng (chiều cao) của bé cao hơn (thấp hơn) so với tuổi.)

Căn cứ vào bảng chỉ tiêu về chiều cao và cân nặng của WHO và của Viện Dinh
Dưỡng Việt Nam thì trẻ nhẹ cân là trẻ có chỉ số cân nặng thấp hơn so với chỉ số chuẩn
về cân nặng do (WHO và VDDVN) được đưa ra.
8


Trẻ bị nhẹ cân có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề về dinh
dưỡng. Trẻ nhẹ cân là do tình trạng suy sinh dưỡng gây nên.
2. Khái niệm về dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần các
chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo
chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội.
Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng
trong tế bào để nuôi dưỡng cơ thể.
3. Tình trạng dinh dưỡng:
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng của cá
thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể.
4. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ dưới 5 tuổi:
Trẻ từ 1 đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển thể lực và trí lực quan trọng có nguy
cơ cao khi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Tầm vóc và chiều cao của mỗi người được xác định
bởi tiềm năng di truyền và yếu tố môi trường bên ngoài trong đó có dinh dưỡng.
5. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi
chất dinh dưỡng (VCDD). Theo Tiểu ban Dinh dưỡng của tổ chức Y tế Thế giới, suy
dinh dưỡng là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu dinh dưỡng ở trẻ em.
Suy dinh dưỡng là một kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm 3
nhóm chính là tiêu thụ lương thực thực phẩm trực tiếp; chăm sóc và các yếu tố kinh tế
xã hội gián tiếp khác như phúc lợi xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tương quan giữa
văn hóa, giáo dục và xã hội.

6. Nguyên nhân suy dinh dưỡng của trẻ em
- Nguyên nhân trực tiếp: khẩu phần ăn thiếu và mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

9


- Nguyên nhân tiềm tàng: Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến suy dinh
dưỡng là an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc và bệnh tật, và các yếu tố này chịu ảnh
hưởng lớn của đói nghèo.
- Nguyên nhân cơ bản: đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ XH, chính sách,
nguồn tiềm năng.
7. Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề. Suy dinh dưỡng
ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi khả năng học hành của trẻ, khả năng lao
động đến tuổi trưởng thành.
Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, nhất là
trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi giai đoạn của chu kỳ vòng đời. Hậu quả
của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.
Các bệnh mạn tính như: tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá ở người
trưởng thành có thể có nguồn gốc từ SDD bào thai. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng trẻ
em còn gây ra những hậu quả về kinh tế và giáo dục.
II. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Sức khỏe là vốn quí báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì
con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non thì sức khỏe
lại càng quan trọng vì ở gia đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức
năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khỏe mạnh thì mới tham
gia vào các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động.
Muốn có cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi phải có sự đầu tư tốn kém lâu dài.
Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà hoàn toàn phụ thuộc vào

chất lượng nuôi dưỡng đặc biệt là chất lượng bữa ăn hàng ngày.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay ăn uống không chỉ để giải
quyết cảm giác đói mà ăn uống là yếu tố quan trọng và quyết định sự phát triển toàn
diện của trẻ vì trẻ lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được
chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến
thức trong quá trình giáo dục đồng thời hạn chế được ốm đau bệnh tật.
10


Trẻ ở lứa tuổi MN nhu cầu năng lượng tính theo trọng lượng phát triển cơ thể cao
hơn so với ở người lớn. Do sức ăn của trẻ có hạn, chức năng tiêu hoá của trẻ chưa hoàn
chỉnh, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế vì thế bữa ăn của trẻ cần được chú ý và
quan tâm về chất lượng.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Buôn Đôn, nhà trường được cung cấp và trang bị nhiều tài liệu hướng dẫn
thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ tương đối đầy đủ.
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ chăm sóc và
nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công
tác. Nhân viên cấp dưỡng đảm bảo số lượng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ.
- Địa phương có hệ thống phát thanh tốt để tuyên truyền kiến thức nuôi con theo
khoa học đến phụ huynh học sinh.
- Phụ huynh học sinh cùng nhà trường thống nhất trong việc mua sắm đồ dùng, tu
sửa cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cơ sở vật chất được trang bị cho nhà bếp tương đối đầy đủ: Bếp ga, tủ lạnh, máy
xay thịt, bồn rửa thực phẩm,.. .thuận tiện trong việc chế biến và cung cấp thức ăn cho
trẻ đảm bảo quy trình và hợp vệ sinh.


2.2. Khó khăn
- Do địa bàn chủ yếu là làm nông nên đa số phụ huynh bận rộn với công việc
nương rẫy, một số trẻ theo ba mẹ đi làm ăn nên không có hộ khẩu mà sống tạm trú,
một số phụ huynh học sinh kiến thức về dinh dưỡng còn hạn chế, chưa đồng đều, ít có
thời gian chăm sóc con.
- Một số gia đình khá giả lại quá cưng chiều con, cho ăn uống tuỳ thích, không
11


khoa học nên trẻ sinh ra biếng ăn, do chế độ ăn không phù hợp, chế độ sinh hoạt thất
thường. Kỹ năng chăm sóc con của phụ huynh còn thiếu hụt.
- Một số giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ. Một số nhân viên cấp dưỡng chưa được đào tạo về trình độ
chuyên môn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi
của trẻ.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng mặc dù được bổ sung hàng năm nhưng vẫn
chưa thật đầy đủ để phục vụ cho công tác bán trú theo qui định trường đạt chuẩn.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khi mới vào trường khá cao đặc biệt là khối lớp Lá.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TRẺ NHẸ CÂN Ở TRẺ TỪ 3-5
TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI XÃ CUÔR KNIA
I. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu:
12


Xã Cuôr Knia cách trung tâm huyện Buôn Đôn khoảng 20km. Xã có diện tích tự
nhiên là 4.571 ha. Dân số toàn xã tính đến hết ngày 31/12/2017 là 1.073 hộ, 3.863 khẩu,
có 8 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó: Dân tộc Kinh là 699 hộ chiếm 65,1%; Dân tộc
tại chỗ là 312 hộ chiếm 29%; Dân tộc khác là 62 hộ chiếm 5,9%.

Người dân ở xã Cuôr Knia hiện nay sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, chiếm
tỷ trọng tới 90% với việc trồng các loại cây lúa nước, đậu, ngô, sắn …..
Trường mầm non Hoa Mai nằm trên địa bàn thôn 3 xã Cuôr Knia. Toàn trường
có 18 giáo viên, 03 cán bộ điều hành, 05 nhân viên cấp dưỡng. Trường gồm 03 phân
hiệu và 01 trường chính. Năm học 2017- 2018 khoảng 314 học sinh, năm học 20182019 (đầu năm: tính đến thời điểm làm bài) là 316 học sinh.

Hình ảnh: Trường mầm non Hoa Mai tại thôn 3 xã Cuôr Knia

II. Thực trạng trẻ nhẹ cân tại trường
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục
và xây dựng Tổ quốc.

13


Chính vì thế mà nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục Mầm Non là phải làm tốt
công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm bồi dưỡng các cháu trở thành những
người công dân tốt có ích cho xã hội sau này.
Trong những năm gần đây tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong trường MN Hoa Mai còn khá
cao. Trẻ bị nhẹ cân có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề về dinh
dưỡng. Trẻ nhẹ cân là do tình trạng suy sinh dưỡng gây nên.
1. Thực trạng nhẹ cân ở trẻ từ 3-5 tuổi tại trường MN Hoa Mai:
Trẻ em như một hạt giống, muốn hạt giống phát triển, ra hoa, kết quả thì ngay từ
đầu phải được chăm sóc đúng kỹ thuật. Trẻ được chăm sóc, giáo dục tốt ngay từ đầu sẽ
là tiền đề cho sự phát triển toàn diện sau này.
Để có thể lĩnh hội được những tri thức để sau này trở thành người có ích cho xã hội thì
đòi hỏi trẻ phải có một cơ thể khoẻ mạnh.
Đặc biệt đối với trẻ em mầm non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn
này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang
dần dần được hoàn thiện.

Trẻ bị nhẹ cân nguyên nhân chủ yếu là do vẫn đề dinh dưỡng và cách chăm sóc.
Chiều cao cân nặng của bé chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: yếu tố dinh
dưỡng (chiếm 32%), yếu tố di truyền (chiếm 23%), yếu tố vận động thể lực (chiếm
20%), còn lại là các yếu tố môi trường, ánh nắng, sức khỏe, giấc ngủ… Do đó, cha mẹ
cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho bé hợp lý.
Bảng tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm 2017 – 2018 của trường MN Hoa
Mai

Khối
Thời
gian
theo dõi
Đầu

lóp

Số trẻ

năm
14


2017-2018

Cuối
năm
2017-2018

Bảng tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm 2018 - 2019 của trường MN Hoa
Mai

Thời
theo

Cân nặng

Chiều cao

gian Khối
lớp

Số

NT
Mầm

23
79

0 0
4
5.06

0
0

0
0

0
4


0
0.56

0
0

0
0

Chồi

108

2

1.85

0

0

7

6.48

0

0




106
316

9

8.49

0

0

7.54

0

0

15

4.74

0

0

8
19


6.01

0

0

Đầu năm Học
2018-2019

trẻ

SDDV
SL %

SDDN TCĐ1
SL %
SL

Tổng

Căn cứ vào bảng biểu ta thấy tỉ lệ trẻ nhẹ cân (SDDV):
Tỉ lệ trẻ nhẹ cân độ tuổi từ 3-5 năm 2017-2018
Đầu năm : 21/290 = 7,2 %

( Đơn vị tính: trẻ em)

Cuối năm: 4/288 =1,38 %
Tỉ lệ trẻ nhẹ cân độ tuổi từ 3-5 năm 2018-2019
Đầu năm 2018-2019: 15/293 = 5,11 %


15

TCĐ2
%
SL

%


Qua bảng tỉ lệ ta thấy: số lượng trẻ nhẹ cân chiếm tỉ tương đối cao, số trẻ nhẹ
cân giảm xuống vào thời gian cuối năm học. Như vậy ta thấy, thời gian trẻ học ở nhà
trường được các thầy cô chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng; trẻ phát triển toàn diện hơn,
tỉ lệ nhẹ cân của trẻ dần giảm xuống.
Giáo viên trong nhà trường đã nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng
của công tác phòng chống bệnh nhẹ cân ở trẻ trong trường mầm non Hoa Mai. Từ đó
thực hiện tốt việc phòng chống bệnh nhẹ cân ở trẻ.
Giáo viên thực hiện cân đo theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng chính
xác.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi từ đó có
những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcal, cân đối dưỡng chất, sử dụng
nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú).
Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn. Thực hiện tốt
công tác kiểm tra.
Kết hợp trạm Y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Tuyên truyền một số dịch
bệnh theo mùa.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp để phòng chống suy dinh
dưỡng hiệu quả.
Tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục để bổ sung thêm trang thiết bị đồ
dùng phục vụ bếp ăn.

Với những cố gắng của nhà trường và gia đình trong những năm qua tỉ lệ trẻ nhẹ
cân dần dần được khắc phục.
II. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ:
+ Do cha mẹ thiếu kiến thực nuôi con: Thiếu ăn, bữa ăn thiếu số lượng, thiếu
các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển:

16


Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu
cầu đó, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Mặt khác, để đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng, trẻ cần được ăn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ăn một lần với khối
lượng lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chăm sóc trẻ.
+ Người mẹ bị suy dinh dưỡng
Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy
dinh dưỡng và có thể đẻ ra đứa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ
trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ăn uống
kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị
suy dinh dưỡng.
+ Do trẻ biếng ăn:
Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thường biếng ăn,
những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi
trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cõ thể tại đường ruột
làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.
Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá cãng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
+ Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
+ Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...
+ Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong

môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng
có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
2. Hậu quả:
Trẻ bị nhẹ cân do thiếu dinh dưỡng nếu không được phát hiện và cứu chưa kịp
thời có thể gâyra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ.
Trẻ cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh như tiêu chảy, viêm phổi. Suy
dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ tử vong, để lại những hậu quả nặng nề.

17


Trẻ chậm tăng cân, tầm vóc phát triển không theo kịp các bạn cùng lứa tuổi. Sức
đề kháng yếu dễ mắc bênh, kém linh hoạt, phát triển trí não chậm do thiếucác vi chất
có liên quan.
Làm tăng nguy cơ mắt các bệnh lý: là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy
ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng. Vì vậy
nhẹ cân và suy dinh dưỡng ngày càng trầm trọng.
Trẻ bị nhẹ cân dẫn tới chậm phát triển thể chất, là nguyên nhân trực tiếp làm cho
tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương.
Trẻ bị chậm phát triển tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của
não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị nhẹ cân do thiếu dinh dưỡng thường là
thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và
trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường,sắt, iốt, DHA, Taurine… Trẻ bị nhẹ cân do suy
dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo
sự giảm học hỏi, tiếp thu.
Ngoài ra, xã hội cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Tầm vóc của dân tộc
sẽ chậm tăng trưởng. Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực đều không thể
đạt đến mức tối ưu, đó là một sự lãng phí vô cùng lớn với những nước đang phát triển
có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao như nước ta hiện nay. Nguồn nhân lực trong
tương lai cũng sẽ bị ảnhhưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên

quan đến sức khỏe sinh sản.
3. Giải pháp:
1. Giáo viên thực hiện cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ tăng trưởng chính xác.
Để nắm được chính xác về tình hình sức khỏe của trẻ ngay đầu năm học thì việc
đánh giá và tổng hợp sức khỏe của trẻ ở từng lớp là rất cần thiết và việc cần làm ngay.
Vì vậy sau khi ổn định trẻ, giáo viên lập sổ theo dõi của lớp, cân đo và theo dõi
sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng một cách chính xác.
Giáo viên thực hiện đúng lịch cân đo trẻ, khi đã thực hiện xong tổng hợp số liệu báo
cáo về Ban giám hiệu số trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng nhà trường có kế hoạch và biện
pháp chăm sóc trẻ.

18


2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng từ đó có những
biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng có rất nhiều nguyên nhân nếu muốn phục hồi sức
khỏe cho trẻ thì chúng ta phải tìm hiểu được các nguyên nhân rõ ràng mới có những
biện pháp cụ thể để khắc phục cho từng nguyên nhân đó.
Khi đã nắm số liệu trẻ ở từng khối lớp, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân và quan
tâm đến đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ, đặc biệt là những trẻ có kết quả cân nặng và
thấp còi; giáo viên gặp gỡ phụ huynh học sinh để trao đổi vể tình hình sức khỏe của trẻ
về chế độ sinh hoạt của trẻ ở gia đình cũng như những vấn đề sức khỏe của trẻ lúc sơ
sinh đến khi đi học để có biện pháp chăm sóc phù hợp theo từng trẻ.
Khi giáo viên đã thu thập đầy đủ các thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị nhẹ
cân, suy dinh dưỡng. sau đó đưa ra các biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng nhóm
nguyên nhân đó.
a. Đối với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn, sai
lầm về ăn uống.
Trong các bữa ăn tại trường cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân đối,

hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, trong đó tỷ
lệ: Đối với nhà trẻ: Protit (chất đạm) khoảng 12% - 15%; Lipit (chất béo) khoảng 35% 40%; Gluxit (chất bột) khoảng 45% - 53%, đối với mẫu giáo: Protit (chất đạm) khoảng
12% - 15%; Lipit (chất béo) khoảng 20% - 30%;
Gluxit (chất bột) khoảng 55% - 68%. Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ
từ nguồn gốc thực vật.
Giáo viên cần quan tâm chăm sóc trẻ cho trẻ ăn hết phần ăn, không để trẻ bỏ
thức ăn và cân đối thực đơn tính khẩu phần ăn của trẻ.
b. Đối với nhóm trẻ nhẹ cân do bị sinh non.
Cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn ở trường cũng như ở nhà. Giáo viên và phụ huynh
cần phối hợp để thống nhất cách chăm sóc trẻ theo một chế độ nhất định.
Trẻ cần được chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, ấm áp vào mùa đông và
thoáng mát về mùa hè. Thời gian ngủ cho trẻ nhiều hơn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
và chế biến thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ, cần chú ý bổ sung hoa quả
19


chín và sữa cho trẻ hàng ngày kết hợp với chế độ luyện tập thích hợp, nhẹ nhàng.
Thời gian ở trường cô giáo phải bao quát trong giờ ăn của trẻ, luôn quan sát,
nhắc nhỡ, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại
thức ăn khác nhau một cách thoải mái. Nếu trẻ đang ăn mà khóc hay buồn ngủ, GV
phải tạm ngừng cho trẻ ăn, để trẻ nín và tỉnh ngủ mới cho ăn tiếp.
Khi trẻ về nhà, giáo viên cần phối hợp với phụ huynh: trẻ cần được chăm sóc
đặc biệt về dinh dưỡng: đa dạng thực đơn, thức ăn nấu mềm, dễ tiêu hóa, chia nhiều
bữa nhỏ và đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn hàng ngày, uống đủ lượng nước, nhu
cầu nước của trẻ là 50ml-100ml/kg cân nặng/ngày và hạn chế cho trẻ uống nước ngọt
đóng chai, nước có ga vì các loại nước này không có lợi cho sức khỏe.
c. Đối với nhóm trẻ nhẹ cân do biếng ăn.
Trước hết ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Trẻ biếng ăn có
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính sau đây:
+ Trẻ bị bệnh: Tất cả bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm

khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính, một số bệnh lý toàn thân như còi xương,
thiếu máu, thiếu vitamin,...trường hợp này cần phối hợp với phụ huynh đưa trẻ đến
chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp trẻ mau hết bệnh và ăn uống bình
thường trở lại.
+ Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở những gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến
bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều hoặc người cho ăn có thái độ không đúng (ép buộc)
biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn
thấy thức ăn là trẻ đã sợ hãi. Trường hợp này giáo viên cần tạo cho trẻ một không khí
bữa ăn thật vui vẻ và đầm ấm, không nên la mắng, ép buộc trẻ ăn mà phải có biện pháp
động viên, khích lệ trẻ.
Ngoài việc chế biến món ăn ngon còn phải chú ý đến màu sắc và mùi vị của
món ăn,. giúp trẻ thích thú khi được ăn.
d. Đối với trẻ thấp còi.
+Trẻ thấp còi có hai nguyên nhân chính:
- Do di truyền của gia đình
20


- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí. Không cho trẻ luyện tập thể dục thể thao
thường xuyên.
Muốn cải thiện được tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thì cần phải kết hợp
giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để tác động và can thiệp phòng chống tình
trạng thấp còi cho trẻ.
* Về chế độ dinh dưỡng:
Cần phải cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, bổ sung đầy đủ dầu mỡ
trong các bữa ăn của trẻ. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Như thịt, cá, tôm
cua, trứng sữa. Chọn các thực phẩm giàu chất canxi, sắt kẽm, cũng chính là các thức ăn
có nguồn gốc động vật. Đặc biệt các loại thức ăn có nhiều kẽm như: Thịt gà, thịt cóc,
con hàu ...
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín vì trong rau quả cung cấp nhiều vi

chất dinh dưỡng, phòng ngừa được bệnh táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như
canxi, kẽm, sát...Ngoài chế độ ăn trên vận động phụ huynh đưa trẻ đi khám bác sĩ để bổ
sung thêm các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như VitaminD, vitaminA, kẽm, sắt...
theo hướng dẫn của bác sỉ. Hoặc điều trị một số bệnh khi trẻ mắc phải.
* Về luyện tập thể dục thể thao cho trẻ:
Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển chiều cao của trẻ, nên ngoài các giờ luyện tập chính khóa tôi thường xuyên
nhắc nhở giáo viên dành thời gian cho những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tập thêm
những bài tập thể dục như: Bò trườn, leo trèo, chạy nhảy, tắm nắng buổi sáng khi trẻ
đến lớp ngoài sân trường.
Vận động phụ huynh mua xe đạp cho trẻ chạy vào những ngày trẻ được nghỉ
học hoặc cha mẹ tạo điều kiện thường xuyên cho trẻ đi bộ cùng với cha mẹ vào những
thời gian cha mẹ trẻ đón trẻ về nhà và tập cho trẻ bơi lội khi có điều kiện, ngoài ra cha
mẹ còn phải tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, ngủ sớm, đi ngủ trước 21 giờ,
không nên cho trẻ xem các loại video, phim ảnh quá muộn gần với giờ ngủ của trẻ để
trẻ có giấc ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
3. Xây dựng thực đơn chuẩn (đảm bảo đủ lượng kcalo, cân đối dưỡng chất, sử dụng
nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú).
21


Trường Mầm Non Hoa Mai là trường tổ chức học bán trú tỉ lệ tương đối cao nên
việc phục hồi sức khỏe cho trẻ nhẹ cân lệ thuộc rất lớn vào các bữa ăn của trẻ tại
trường. Vì thế, trong bữa ăn của trẻ tại trường phải tổ chức và tính toán sao cho đáp
ứng đầy đủ 5 yêu cầu sau đây:
-Đảm bảo đủ lượng kcal.
-Cân đối các chất P (Protit) - L (Lipit) - G (Gluxit).
-Thực đơn đa dạng, phong phú, sử dụng nhiều loại thực phẩm đặc biệt thực
phẩm tại địa phương.
-Thực đơn thay đổi theo mùa, tuần, ngày và phù hợp với trẻ.

-Đảm bảo chế độ tài chánh.
Ví dụ: Một số thực đơn cho trẻ 3-5 tuổi của nhà trường

Thời gian

Trưa (Bữa chính)

CHIỀU ( bữa phụ)

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

- Thịt đậuTrứng- Thịt bò sốt
- Thịt gà rim
xốt cà chua. cuốn
hấpvang.
- Cá xốt cà- Súp nơ, cà
- Nấm, càvân.
- Đỗ covechua.
rốt xào thịt
rốt xào thịt. - Su su, càxào thịt lợn. - Giá đỗ xàobò

- Canh cảirốt xào thịt. - Canh đậuthịt gà.
- Canh rau
bắp.
- Canh rautương hầm- Canh dưacải cúc nấu
cải nấu ngao xương.
nấu cá.
tôm.
Cháo- Xôi đỗ
- Mỳ thịt
- Bánh dánkhoai
thịtxanh
+
rau ngót. - Súp thậptôm chuối. gà.
Ruốc
- Sữa đậucẩm.
- Nước ép- Chuối tiêu. - Sữa đậu
nành.
- Dưa hấu. trái cây.
nành.

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư
22

Thứ năm

Thứ sáu



- Ruốc lạc
- Cá sốt cà
vừng.
- Thịt rim
chua.
- Giá đậutôm lạc.
- Thịt kho
- Đỗ co ve- Thịt gà khoxanh xào thịt- Su su, càtrứng cút.
xào thịt lợn. dứa.
gà.
rốt xào thịt- Củ đậu xào
- Canh rau- Bí xanh- Canh raulợn.
thịt lợn.
đay mồng tơixào thịt lợn. đay
mướp- Canh rau- Canh rau
nấu tép.
- Canh bầunấu cua.
ngót
nấumuống nấu
TRƯA (Bữa chính)
nấu tôm.
thịt.
thịt.
- Mỳ thịt rau
- Bún chả
- Phở thịt bò
chan
nước

chan
nước
chan
nước
xương.
- Cháo thậpxương.
- Miến thịtxương.
- Chè đỗcẩm
- Sữa đậugà.
- Sữa đậu
CHIỀU ( bữa phụ) xanh.
- Chuối tiêu. nành.
- Dưa hấu nành.
4. Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn. Tăng cường công
tác kiểm tra.
a. Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với mọi người,
nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta nhất là đối với trẻ mầm non. Nguồn
cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm
trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn
định.
Đối với nhân viên cấp dưỡng trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ phải luôn
thực hiện đúng theo qui trình vận hành bếp một chiều từ khâu chế biến đến khi trẻ ăn,
các dụng cụ chế biến thức ăn chín và sống phải để riêng biệt, đảm bảo đúng nội qui qui
định khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang.
Trong quá trình chế biến thức ăn đầu tóc phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn
và sạch sẽ, không mang đồ trang sức trên người tuyệt đối không được bốc thức ăn khi
chia phần ăn cho trẻ mà không mang bao tay.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra ba bước từ khi nhập thực phẩm đến khi trẻ
bắt đầu ăn. Lưu mẫu thức ăn 24/24 giờ đảm bảo đủ số lượng và quy trình.

Ngoài ra các dụng cụ chế biến thực phẩm phải cọ rửa hàng ngày được phơi khô
ngoài nắng sau khi sử dụng, đồ dùng dụng cụ ăn uống của trẻ cũng thường xuyên được
23


trụng bằng nước đun sôi để diệt khuẩn.
b. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Kiểm tra
vừa là một biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thúc đẩy để các bộ phận làm việc
một cách nghiêm túc, có chất lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, công tác kiểm tra
phải thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc.
Qua kiểm tra giúp giáo viên, nhân viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong
quá trình giáo dục trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong
trường Mầm Non.
- Kiểm tra đối với cấp dưỡng: Cấp dưỡng là người trực tiếp chăm lo bữa ăn cho
trẻ hàng ngày nên cần kiểm tra về một số nội dung sau:
+ Kiểm tra việc tiếp nhận thực phẩm: Có ghi chép, cân đo đúng số lượng
hay không? Có kiểm tra chất lượng thực phẩm không? Có chữ ký người giao và người
nhận hay không? Có đúng theo hợp đồng thực phẩm chưa?...
+ Kiểm tra quy trình chế biến có đúng quy định một chiều không? Các dụng cụ
chế biến thực hiện như thế nào? Trang phục cấp dưỡng có đúng theo quy định không?
Cân đo và chia thức ăn sau khi nấu chín như thế nào? Chế biến món ăn có theo nguyên
tắc vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Các món ăn khi chế biến có đảm bảo đủ 3
ngon : “Ngon mắt, ngon mũi và ngon miệng”, hợp khẩu vị, màu sắc hấp dẫn đối với trẻ
không? Nhà bếp có dược vệ sinh sạch sẽ không? Có thực hiện lưu mẫu thức ăn theo
quy định không?...
- Kiểm tra đối với giáo viên các lớp:
+ Kiểm tra vệ sinh cô, trẻ (trang phục, móng tay, mặt mũi, đầu tóc) có sạch sẽ,
gọn gàng hay không? Kiểm tra đồ dùng cá nhân của trẻ: khăn, ly uống nước, bàn chải

đánh răng,...có sạch sẽ hay không?
+ Kiểm tra công tác tổ chức bữa như: Có đủ bàn ghế, sạch sẽ, hợp vệ sinh
không? Sắp xếp chỗ ngồi ăn của trẻ có phù hợp không? Có đủ đồ dùng phục vụ bữa ăn
cho trẻ không? Có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các
hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ hay không?...
24


+ Ngoài ra, còn kiểm tra việc thực hiện lịch sinh hoạt, tổ chức các hoạt động có
vừa sức hay không? Vệ sinh lớp học như thế nào? Kiểm tra hồ sơ theo dõi sức khoẻ
(biểu đồ, sổ theo dõi sức khoẻ). Từ đó hướng dẫn, bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
Bên cạnh đó thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra đối với giáo viên về hành
vi, đánh đập, doạ nạt, quát mắng trẻ, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ. Để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời đối với những trường
hợp vi phạm vì điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tinh thần và sức khoẻ của
trẻ.
Ngoài việc kiểm tra cấp dưỡng, giáo viên thì việc kiểm tra cơ sở vật chất phục
vụ bán trú cũng rất quan trọng. Nhà trường tiến hành kiểm tra thường xuyên để kịp thời
sửa chữa, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt nhất cho việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ.
5. Kết hợp trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, phối hợp phòng tránh các dịch
bệnh theo mùa.
Việc phối kết hợp với trạm y tế địa phương để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã
được thực hiện liên tục trong những năm học qua nên để đảm bảo tốt việc chăm sóc sức
khỏe cho trẻ trong trường.
Để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ thì cần phải cân đo theo dõi sức
khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng, kết hợp khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, tiêm đầy đủ
Vacxin theo chiến dịch chung, từ đó mới tổng hợp được số lượng trẻ một cách chính
xác tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp để phòng chống suy dinh dưỡng.

Nhà trường luôn chú trọng trong công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội
ngũ cán bộ giáo viên, với các nội dung về công tác nuôi dưỡng,
chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
a. Đối với nhân viên cấp dưỡng.
Thường xuyên tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân viên được tập
huấn qua các lớp học, nắm được một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

25


×