Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ

H

U



NGUYỄN THỊ HỒNG

TẾ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN

H


C

KI

N
H

ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

MÃ SỐ : 60 34 04 10




N
G

Đ

ẠI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

TR

Ư

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự vi phạm tôi sẽ bị xử
lý theo quy định.
Quảng Trị, tháng năm 2019

TẾ


H

U



Tác giả luận văn

TR

Ư



N
G

Đ

ẠI

H


C

KI

N

H

Nguyễn Thị Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Tất cả đều là những sự giúp đỡ quý báu mà tôi biết
ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Phát đã hướng dẫn nhiệt
tình chu đáo và đóng góp ý kiến vô cùng quý giá để tôi có thể thực hiện được luận
văn hoàn thiện.
Tôi rất cảm ơn các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
cung cấp những kiến thức cần thiết giúp tôi phục vụ cho học tập, nghiên cứu và ứng

U



dụng thực tế vào nghiên cứu luận văn.

H

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý chợ huyện Vĩnh Linh, Phòng

TẾ

Kinh tế Hạ tầng thuộc UBND huyện Vĩnh Linh và các cơ quan liên quan đã tạo điều


N
H

kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, điều tra, thu thập các số liệu cần thiết

KI

để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Xin được cảm ơn các tiểu thương buôn


C

bán ở các chợ đã vui vẻ giúp tôi thu thập số liệu điều tra.

H

Cuối cùng, tôi cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi để tôi có điều

ẠI

kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.

N
G

Đ

Xin chân thành cảm ơn./


Quảng Trị, tháng năm 2019

TR

Ư



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

ii


TÓM LƢỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng
Định hướng đào tạo: Ứng dụng

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

Niên khóa: 2017-2019

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện


U



Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

H

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn,

TẾ

nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý chợ trên địa bàn

N
H

huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

KI

2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng


C

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp

H


nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu; phương pháp điều tra chọn mẫu; thống kê mô

ẠI

tả, kiểm định bằng phần mềm SPSS. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương

N
G

Đ

pháp khác như so sánh, thống kê, quy nạp để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Ư



Đến hết năm 2018, BQL chợ huyện Vĩnh Linh quản lý 6 chợ phân bổ tại các

TR

địa bàn trung tâm của huyện Vĩnh Linh. Về cơ bản các chợ đã được đầu tư cải tạo,
xây dựng lại và hoạt động ổn định với quy mô từ 150-400 quầy, hoạt động kinh
doanh của các chợ đang tăng trưởng tốt. Các công tác quy hoạch, ban hành chính
sách quản lý, đấu thầu, bảo đảm an toàn chợ, thanh tra, kiểm tra được thực hiện đầy
đủ, mặc dù vậy vẫn còn một số hạn chế nhất định về thu phí, bảo đảm an toàn
chợ…Luận văn đề xuất 6 giải pháp chính hoàn thiện và môt số kiến nghị với trung
ương và địa phương về các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chợ.


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ban quản lý

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

KT-XH:

Kinh tế, xã hội

UBND:

Ủy ban nhân dân

TR

Ư



N
G

Đ


ẠI

H


C

KI

N
H

TẾ

H

U



BQL:

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu ...........................................................................iv

Mục lục ........................................................................................................................ v
Danh mục bảng biểu...................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1



2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2

H

U

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

TẾ

4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3

N
H

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 7

KI

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ



C

CHỢ ............................................................................................................................ 7

H

1.1. Một số lý luận chung về chợ ................................................................................ 7

ẠI

1.1.1. Khái niệm về chợ .............................................................................................. 7

Đ

1.1.2. Phân loại chợ ..................................................................................................... 8

N
G

1.1.3. Đặc điểm của chợ ............................................................................................ 10

Ư



1.1.4. Vai trò của chợ ................................................................................................ 11

TR

1.2. Lý luận về công tác quản lý chợ ........................................................................ 14

1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý chợ .............................................................. 14
1.2.2. Tổ chức quản lý chợ ........................................................................................ 14
1.2.3. Trách nhiệm của UBND huyện trong quản lý chợ ......................................... 15
1.3. Nội dung công tác quản lý chợ .......................................................................... 17
1.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ ...................... 17
1.3.2. Ban hành các chính sách, quy định về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý
hoạt động chợ ............................................................................................................ 19
1.3.3. Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh và hoạt động dịch vụ chợ ....................... 21
1.3.4. Tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh ............................ 21

v


1.3.5. Quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động dịch vụ ở chợ ...................... 22
1.3.6. Tổ chức thực hiện các chính sách, hoạt động bảo đảm an toàn tại chợ .......... 23
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của chợ ...................................... 23
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chợ......................................... 25
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương ........................................ 25
1.4.2. Chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý chợ ............................................ 26
1.1.3. Quy mô hoạt động của chợ ............................................................................. 26
1.4.4. Năng lực cán bộ quản lý.................................................................................. 26
1.5. Những tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý chợ ...................................... 27



1.5.1. Số thu của chợ ................................................................................................. 27

H

U


1.5.2. Số chi của chợ ................................................................................................. 27

TẾ

1.5.3. Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước ................................................................... 28
1.5.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch .............................................................................. 28

N
H

1.4.5. Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ quản lý chợ ............................................... 28

KI

1.6. Kinh nghiệm trong hoàn thiện công tác quản lý chợ tại một số địa phương trong


C

cả nước ...................................................................................................................... 29

H

1.6.1. Kinh nghiệm của BQL chợ thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang ....... 29

ẠI

1.6.2. Kinh nghiệm của BQL chợ thành phố Đà Nẵng ............................................. 30


Đ

1.6.3. Kinh nghiệm của BQL chợ thành phố Hồ Chí Minh ...................................... 31

N
G

1.6.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .......................... 33



CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

TR

Ư

HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ......................................................... 35
2.1. Đặc điểm khái quát về huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ................................. 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................................. 36
2.1.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 37
2.1.4. Đặc điểm xã hội .............................................................................................. 38
2.2. Giới thiệu về BQL chợ huyện Vĩnh Linh .......................................................... 40
2.2.1. Lịch sử thành và phát triển .............................................................................. 40
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của BQL chợ huyện Vĩnh Linh ................................... 41
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của BQL chợ huyện Vĩnh Linh .............................................. 43

vi



2.2.4. Tình hình nhân sự BQL chợ huyện Vĩnh Linh ............................................... 44
2.3. Tình hình phát triển chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ........... 45
2.3.1. Thông tin về các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ............. 45
2.3.2. Hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .......... 48
2.4. Thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
................................................................................................................................... 50
2.4.1. Công tác Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ ................................ 50
2.4.2. Công tác ban hành các chính sách, quy định về đầu tư, xây dựng, khai thác và
quản lý hoạt động chợ ............................................................................................... 52



2.4.3. Tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh ............................ 57

H

U

2.4.4. Quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động dịch vụ ở chợ ...................... 58

TẾ

2.4.5. Tổ chức thực hiện các chính sách, hoạt động bảo đảm an toàn tại chợ .......... 62
2.4.6. Tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của chợ ................ 63

N
H

2.5. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện


KI

Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ........................................................................................ 66


C

2.4.1. Thông tin cơ bản đối tượng điều tra ................................................................ 66

H

2.4.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện

ẠI

Vĩnh Linh .................................................................................................................. 68

Đ

2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh

N
G

Quảng Trị .................................................................................................................. 80

Ư




2.6.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 80

TR

2.6.2. Hạn chế............................................................................................................ 81
2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................... 82
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ........................... 83
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị .................................................................................................................. 83
3.1.1. Phương hướng ................................................................................................. 83
3.1.2. Mục tiêu .......................................................................................................... 83
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị ........................................................................................................... 85

vii


3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ ..... 85
3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, nội quy, quy
định liên quan đến hoạt động chợ ............................................................................. 86
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 90
1. Kết luận ................................................................................................................. 90
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN




BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

H

U

BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

TR

Ư



N
G

Đ

ẠI

H


C

KI

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN


N
H

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

TẾ

BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.

Số mẫu cần điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.............................................................................. 5

Bảng 2.1:

Giá trị sản xuất huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-2018 ...................... 36

Bảng 2.2:

Tình hình dân số và lao động của huyện Vĩnh Linh giai đoạn 20162018 ..................................................................................................... 38

Bảng 2.3:

Tình hình nhân sự của BQL chợ huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2016-




2018 ..................................................................................................... 44
Thông tin về các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị . 46

Bảng 2.5:

Số thu của các chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai

TẾ

H

U

Bảng 2.4:

Tình hình quy hoạch các chợ huyện Vĩnh Linh tính đến hết năm 2018

KI

Bảng 2.6:

N
H

đoạn 2016-2018 ................................................................................... 48

Cơ cấu nguồn vốn đã được hỗ trợ đầu tư các chợ trên địa bàn huyện


H

Bảng 2.7:


C

............................................................................................................. 51

Nội dung đào nguồn nhân lực trong quản lý chợ huyện Vĩnh Linh giai

N
G

Bảng 2.8:

Đ

ẠI

Vĩnh Linh đến hết năm 2018 ............................................................... 53



đoạn 2016-2018 ................................................................................... 55

Ư

Tình hình cho thuê mặt bằng kinh doanh tại các chợ ở huyện Vĩnh


TR

Bảng 2.9:

Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................... 57

Bảng 2.10:

Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí tại các chợ ở huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ................................................... 58

Bảng 2.11:

Tình hình thu phí tại các chợ ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2016-2018 ................................................................................... 60

Bảng 2.12:

Tình hình sử dụng các khoản thu tại các chợ ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 .......................................................... 61

ix


Bảng 2.13:

Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các chợ ở
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2018...................... 64


Bảng 2.15:

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch ................................................................................................... 69

Bảng 2.16:

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác ban hành các chính sách
về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ ................... 71

Bảng 2.17:

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác tổ chức đấu thầu, ký hợp
đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh ................................................... 74



Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý và sử dụng các

U

Bảng 2.18:

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác tổ chức thực hiện các

N
H

Bảng 2.19:


TẾ

H

khoản thu từ hoạt động dịch vụ chợ........................................................... 74

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra, giám


C

Bảng 2.20:

KI

chính sách, hoạt động bảo đảm an toàn chợ ........................................ 77

TR

Ư



N
G

Đ

ẠI


H

sát hoạt động chợ ................................................................................. 78

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức các bộ phận của ban quản lý chợ ...................................15

TR

Ư



N
G

Đ

ẠI

H


C

KI


N
H

TẾ

H

U



Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức BQL chợ huyện Vĩnh Linh ............................................43

xi


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chợ là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, đã xuất hiện từ rất lâu và đã
ăn sâu vào tiềm thức mua bán của người dân. Chợ có vai trò rất quan trọng đối với
đời sống kinh tế-xã hội (KT-XH), là nơi thể hiện rõ nét sự phát triển của các hoạt
động thương mại và nhìn vào đó có thể thấy được nhiều mặt cơ bản của bức tranh
KT-XH của một địa phương, một vùng, một quốc gia. Thông qua việc sinh hoạt chợ
và các loại hình tổ chức thương mại cho thấy được sự phát triển kinh tế, văn hóa,

U



xã hội của một vùng, một địa phương.


H

Có thể nói, chợ là đặc trưng của một xã hội thu nhỏ, nhìn vào chợ ta có thể

TẾ

thấy được tình hình kinh tế xã hội của một địa phương, nhưng chợ cũng là cái túi

N
H

chứa đựng nhiều điều phức tạp, là nơi tập trung nhiều đối tượng dân cư, từ những

KI

người có trình độ như kỹ sư, bác sỹ, những cán bộ công nhân viên nghỉ việc, học


C

sinh học xong chưa có việc làm, những đối tượng trộm cắp, lừa đảo… và ý thức

H

chấp hành của những người tham gia hoạt động ở chợ còn hạn chế nên công tác

Đ

ẠI


quản lý rất phức tạp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì nó còn thể hiện rõ đó

N
G

là: tính cạnh tranh, là cá lớn nuốt cá bé, là tranh mua tranh bán, nạn trộm cắp lừa
đảo và nhiều vấn đề phức tạp khác mà mặt trái của cơ chế thị trường tác động.

Ư



Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị với thuận lợi của một vùng quê có nhiều sản

TR

phẩm nông, lâm, thủy hải sản, có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương buôn
bán nên đã thu hút khách thập phương. Quá trình đô thị hóa và các hoạt động thương
mại dịch vụ trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra nhanh chóng. Nhiều khu du lịch,
khu đô thị mới được xây dựng và phát triển, dân cư cũng tập trung ngày một đông
hơn, nhất là ở những khu trung tâm thị trấn của huyện…Sau khi quy hoạch mạng lưới
chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020 của tỉnh Quảng Trị được phê
duyệt, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh mạng lưới chợ đã phát triển cả về quy mô, đa
dạng về tính chất, số lượng người tham gia kinh doanh ngày càng nhiều góp phần
thúc đẩy sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa, tăng nguồn thu từ các chợ như thuế,

1



các loại phí... vào ngân sách Nhà nước, phục vụ ngày càng tốt nhu cầu phát triển
KT-XH và đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thực trạng phát triển mạng
lưới chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế xuất phát từ
công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, thực thi các chính sách phát triển chợ, đến
thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ. Việc đầu tư xây dựng
còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất, việc xây dựng chợ còn vội vàng thiếu sự tính toán
điều tra khảo sát vào nhu cầu thực tế. Công tác quy hoạch chợ còn chưa đồng nhất
và chưa phù hợp với sự phát triển của từng vùng từng địa phương. Nhiều chợ sau

U



khi xây dựng đã đi vào hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả. Việc xây dựng

H

chợ được nhà nước đầu tư khá tốn kém nhưng lại ít người đến tham gia mua bán,

TẾ

các hình thức “chợ cóc”, “chợ tạm” còn diễn ra nhiều nơi gây khó khăn cho

N
H

công tác quản lý. Tình trạng trốn thuế, đầu cơ, găm hàng, mất an toàn vệ sinh thực

KI


phẩm, ô nhiễm môi trường, chưa đảm bảo an toàn cháy nổ, sắp xếp bố trí các điểm


C

kinh doanh lộn xộn thiếu mỹ quan vẫn xảy ra. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của

H

nhà nước chưa đủ mạnh để khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển

ẠI

chợ… Chính vì vậy, để phát huy vai trò của chợ góp phần xây dựng nông thôn mới

N
G

Đ

thì công tác quản lý chợ cần tiếp tục được rà soát, đánh giá để có những định hướng
và giải pháp đồng bộ thống nhất. Xuất phát từ các lý do trên tôi đã chọn đề tài:

TR

Trị ”.

Ư




“Hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng công
tác quản lý chợ để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý
chợ ;

2


- Phân tích và đánh giá thực trạng về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị;
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện trong công tác quản lý chợ ở huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tựợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến công tác
quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

U




-Phạm vi nội dung: Có nhiều chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh do Ban quản

H

lý (BQL) chợ huyện Vĩnh Linh và Ủy ban nhân dân (UBND) các xã thuộc huyện

TẾ

quản lý. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý các chợ trên địa bàn

N
H

thuộc phạm vi quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh, bao gồm 6 chợ. Cách gọi các

KI

chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh trong luận văn là cách gọi chỉ các chợ trên địa


C

bàn huyện Vĩnh Linh thuộc phạm vi quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh.

H

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh

ẠI


Quảng Trị.

N
G

Đ

- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian từ năm

Ư

năm 2025.



2015-2017, số liệu điều tra được thực hiện trong năm 2018 và đề xuất giải pháp đến

TR

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có được sự phân tích, đánh giá một cách toàn diện về công tác quản lý chợ,
luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo tổng kết của BQL chợ, Phòng kinh tế
hạ tầng huyện Vĩnh Linh, UBND huyện Vĩnh Linh, Sở Công Thương, Chi cục quản
lý thị trường Quảng Trị, Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh và thu thập dữ liệu từ
các tài liệu có liên quan.

3



Ngoài ra luận văn còn tham khảo các bài viết trên sách báo, tạp chí và trên
mạng Internet, các báo cáo khoa học về công tác quản lý chợ.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp điều tra:
Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình nghiên cứu, đánh giá thực
trạng công tác quản lý chợ, tác giả thiết kế bảng câu hỏi dựa trên các nội dung quản
lý chợ để khảo sát các đối tượng liên quan. Tác giả tiến hành điều tra tại các đơn vị
chợ trên địa bàn. Đối tượng điều tra là các hộ kinh doanh tại chợ và các cán bộ quản
lý trực tiếp tại chợ.

U



+ Phương pháp chọn mẫu:

H

Trên địa bàn 6 chợ thuộc phạm vi quản lý của BQL chợ huyện Vĩnh Linh, có

TẾ

1.186 quầy kinh doanh đang hoạt động, tương ứng với 1.186 tiểu thương là chủ của

N
H

các quầy. Với độ tin cậy chính xác là 90%, sai số chuẩn là ±10%, theo công thức


KI

chọn mẫu của Slovin, kích thước mẫu tối thiểu phải được chọn theo công thức:
1.186/[1+1.186(10%2)]=


C

N/[1+N(e2)] =

92

H

Để tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả chọn 100 hộ kinh doanh trên

ẠI

địa bàn 6 chợ thuộc phạm vi quản lý của BQL chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh

N
G

Đ

Quảng Trị. Bên cạnh đó, tác giả còn phỏng vấn 23 cán bộ công nhân viên (CBCNV)
thuộc BQL chợ huyện Vĩnh Linh, 10 CBCNV thuộc phòng kinh tế - Hạ tầng huyện

Ư




Vĩnh Linh để thu thập thông tin về công tác quản lý chợ. Như vậy, có 133 người được

TR

tác giả chọn để phỏng vấn theo bảng câu hỏi về công tác quản lý chợ trên địa bàn
hyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Số lượng mẫu điều tra được thể hiện ở bảng sau:

4


Bảng 1.1. Số mẫu cần điều tra về công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị
Cơ quan

TT
I

Số lƣợng

Đơn vị tính: Người
%
Số mẫu
100

100


382

32,21

32

2

Chợ Hồ xá 2

151

12,73

13

3

Chợ Do

238

20,07

20

4

Chợ Bến Quan


149

12,56

13

5

Chợ cá Cửa Tùng

140

11,80

12

6

Chợ Xép

126

II

BQL chợ huyện Vĩnh Linh

23
10

huyện Vĩnh Linh


U

11

100

23

100

10

H
TẾ

N
H

Phòng KTHT thuộc UBND

10,62

KI

III



1.186


1

6 chợ
Chợ Hồ Xá 1


C

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ thống kê của BQL chợ huyện Vĩnh Linh)

H

4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích

ẠI

Phương pháp phân tổ thống kê: Sau khi thu thập số liệu sơ cấp, dùng phương

Đ

pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù

N
G

hợp với mục đích nghiên cứu.

Ư




Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối

TR

và số bình quân để mô tả rõ các đặc trưng vấn đề nghiên cứu. Thống kê phân tổ,
tổng hợp số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết của Ban quản lý Chợ, các cơ quản
quản lý nhà nước có liên quan..; thống kê ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về
các câu hỏi liên quan đến công tác quản lý chợ được đề cập trong phiếu khảo sát
theo thang điểm. Từ đó đánh giá được thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Phương pháp so sánh: Tác giả phân tích các chỉ số và so sánh theo thời gian
để thấy được mức độ biến động của các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chợ, từ
đó rút ra được các thông tin về tốc độ tăng, tốc độ phát triển của công tác quản lý

5


chợ tại địa bàn nghiên cứu, sau đó tổng hợp rút ra điểm mạnh, tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp
hoàn thiện.
-Phương pháp kiểm định: Luận văn sử dụng phương pháp kiểm định Annova
để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng điều tra.
Các nhóm được kiểm định gồm nhóm Ban quản lý chợ, Phòng Kinh tế hạ tầng
huyện Vĩnh Linh và các tiểu thương kinh doanh tại chợ được điều tra. Các giải
thuyết đặt ra như sau:
Ho: “Giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng điều tra bằng nhau”.

U




Sig <=0,05: bác bỏ Ho -> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các

H

nhóm đối với biến phụ thuộc.

TẾ

Sig >0,05: chấp nhận Ho-> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt

N
H

giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc.

KI

- Số liệu sơ cấp được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS và Excel.


C

5. Bố cục của luận văn

ẠI

văn gồm 03 chương:


H

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, nội dung chính của luận

N
G

Đ

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chợ

Ư

Quảng Trị.



Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh

TR

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện Vĩnh
Linh, Quảng Trị.

6


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ CHỢ
1.1. Một số lý luận chung về chợ
1.1.1. Khái niệm về chợ
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu, có nhiều khái niệm khác nhau về chợ.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán
để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất
định (chợ phiên)”[14].

U



Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: “chợ là thị trường mua bán đổi chác hàng

TẾ

H

hóa định kỳ hoặc không định kỳ” [13]. Chợ là một kiểu tổ chức thị trường, tổ chức
mua bán, phân phối hàng hóa.

N
H

Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại (nay

KI

là Bộ Công Thương) hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ: “Chợ là mạng lưới thương



C

nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã

H

hội”[6]

ẠI

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát

N
G

Đ

triển và quản lý chợ: “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và
phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch,

TR

cư". [8]

Ư



đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211: 2012 thì “chợ là một môi trường kiến
trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt
động mua bán hàng hoá và dịch vụ thương nghiệp” [4].
Các định nghĩa có sự khác nhau nhưng đều xem chợ là không gian diễn ra các
hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, là nơi nhiều người tụ họp để thoả mãn nhu cầu
và mục đích mua bán.
Như vậy, có thể hiểu khái quát về chợ như sau: Chợ là loại hình kinh doanh
thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại

7


một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng
xã hội, hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định; là nơi phục vụ trao đổi mua
bán, thoả mãn nhu cầu cuộc sống dân sinh của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã
hội, tập trung các hoạt động mua bán của nhiều thành phần kinh tế, dân cư trong xã
hội.
1.1.2. Phân loại chợ
Theo tiêu chí khác nhau, ta có các cách phân loại khác nhau:
Thứ nhất, theo địa giới hành chính

U



Theo cách phân loại này, có hai loại chợ là chợ đô thị và chợ nông thôn.[17]

H


-Chợ đô thị là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn,

TẾ

thị tứ. Ở khu vực này, thu nhập, mức sống và trình độ văn hoá của dân cư thường

N
H

cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành phố thường có quy mô lớn và hiện đại

KI

hơn. Văn minh thương mại trong chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất thường


C

xuyên được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ

khu vực nông thôn.

ẠI

H

thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở

N
G


Đ

-Chợ nông thôn là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm
xã. Hình thức trao đổi hàng hóa ở chợ đơn giản với các quầy, sạp có quy mô nhỏ lẻ,

Ư



manh mún một số vùng núi, người dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng

TR

hiện vật tại chợ. Ở các chợ nông thôn bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng ở mỗi
địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau được thể hiện rất rõ nét.
Thứ hai, theo tính chất mua bán
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán buôn và
bán lẻ.
-Chợ bán buôn là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của
thành phố, thị xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng
hoá lớn. Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi.
Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán

8


lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu. Các
chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có bán
lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ.

-Chợ bán lẻ là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường),
cụm dân cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu
dùng.
Thứ 3, theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Dựa theo đặc điểm này, có hai loại chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh.
-Chợ tổng hợp là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng

U



khác nhau. Trong chợ có nhiều loại mặt hàng như: đáp ứng toàn bộ các nhu cầu tiêu

H

dùng của khách hàng. Ở Việt Nam, hình thức chợ tổng hợp chiếm ưu thế về số

TẾ

lượng.

N
H

-Chợ chuyên doanh là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu,

KI

mặt hàng này thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt



C

hàng khác, các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu.

H

Thứ tƣ, theo số lƣợng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ

ẠI

Cách phân loại này được quy định trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP

2 và chợ hạng 3.

N
G

Đ

về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 03 hạng: chợ hạng 1, chợ hạng

Ư



-Chợ hạng 1 là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên

TR


cố, hiện đại theo quy hoạch. Chợ được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại
quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực
kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên. Mặt bằng chợ phù hợp với quy mô hoạt
động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá,
kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ
sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.[8]
-Chợ hạng 2 là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được
đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm
giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường

9


xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các
dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa,
dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.[8]
-Chợ hạng 3 là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu
tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng
hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.[8]
Thứ năm, theo tính chất và quy mô xây dựng
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ
tạm.

U



-Chợ kiên cố là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công

H


trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm). Chợ kiên cố

TẾ

thường là chợ hạng 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ hạng 2 có diện tích đất

N
H

từ 6000-9000 m2. Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các


C

tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.

KI

huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trung

H

-Chợ bán kiên cố là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh những

ẠI

hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục

N

G

Đ

xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng..., độ bền sử dụng không cao (dưới
10 năm) và thiếu tiện nghi. Chợ bán kiên cố thường là chợ hạng 3, có diện tích đất

Ư



3000-5000 m2. Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi,

TR

chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn.
-Chợ tạm là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có
tính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn
kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có chợ được
dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội...).
1.1.3. Đặc điểm của chợ
Chợ có những đặc điểm sau đây:
Một là, chợ là địa điểm mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của dân cư. Ở đó
bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau.

10


Hai là, chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi
hàng hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do

quá trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ đã được
hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấp chính
quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều chợ được
hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá của dân cư,
chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
Ba là, các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được
diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kỳ

U



họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng

H

vùng, từng địa phương quy định.

TẾ

Bốn là, trong mô hình tổ chức giao dịch qua chợ này, việc mua bán được thoả

N
H

thuận trực tiếp, công khai, giao nhận hàng và thanh toán tiền diễn ra đồng thời, ít có

KI

rủi ro.



C

Năm là, giá cả được hình thành trên cơ sở cung - cầu trực tiếp tại nơi giao dịch

H

và thời điểm giao dịch. Đặc điểm này dẫn tới các hoạt động giao dịch diễn ra hết

N
G

1.1.4. Vai trò của chợ

Đ

ẠI

sức linh hoạt, giá cả hàng hóa biến động liên tục.

Thứ nhất, về mặt kinh tế

Ư



Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp xã hội:

TR


Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập trung
thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thị trường
tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng
cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng, lương thực
thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện khá
nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế bên cạnh việc mở
rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp chất lượng hoạt động
của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ.

11


Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người dân, rõ
nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tích
cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi. Trong các phiên chợ,
các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán, lưu thông hàng hoá
của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khả năng phản ứng của
người dân với thị trường, với thời thế và tự mình có thể ý thức được công việc làm
ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi mới.
Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Nhà nước
chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm đầu tư phát

U



triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà nước khoảng


TẾ

H

300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực tiếp).
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản

N
H

xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung để

KI

làm ăn, buôn bán. Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm thương mại và


C

không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất.

H

Thứ hai, về giải quyết việc làm

ẠI

Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao

N

G

Đ

động. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán trong các
chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm.

Ư



Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ việc

TR

bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ theo yêu
cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp ba lần số
lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một số lượng lớn
công việc cho người lao động khi hoạt động.
Thứ ba, về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi
phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân
cư. Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa.

12


Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy chợ
làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc dựng

vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy người dân miền
núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là người dưới xuôi
thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, và nó là những bản sắc
văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta.
Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa điểm
duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các thôn bản
và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấy chợ là nơi phổ

U



biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi

H

tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên tạc đường lối của

TẾ

Đảng. Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình đến kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật

N
H

nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể được phổ biến một cách hiệu quả ở đây.

KI

Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xuôi đều được bố trí ở trung tâm cụm, xã



C

(nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm làm công tác tuyên

H

truyền.

ẠI

Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một địa

N
G

Đ

điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam Định…).
Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm quản lý của

Ư



Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước,

TR


và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đã
hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt của
người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có thể nói chợ đã
hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính là sự hỗ
trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó là siêu thị
và trung tâm thương mại.

13


×