VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
UNIVERSITY OF LANGUAGES AND INTERNATIONAL STUDIES
FACULTY OF POST-GRADUATE STUDIES
*****
HOÀNG TRÀ MY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
MỞ THOẠI VÀ KẾT THOẠI TRONG VĂN PHÒNG:
NGHIÊN CỨU TRÊN CỨ LIỆU PHIM MỸ VÀ VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH
MÃ SỐ: 9220201.01
HÀ NỘI – 2018
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Sau Đại Học- Trường Đại Học
Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Hoàng Văn Vân
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Phản biện 1:………………………………………
Phản biện 2: ……………………………………...
Phản biện 3:………………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học quốc gia chấm
luận án tiến sĩ họp tại ……………………………………………….
………………………………………………………………………
Có thể tìm hiểu luận án tại:
-
Thư viện Quốc gia Việt Nam
-
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hoàng Trà My (2016), “Nonverbal strategies used in closing a
conversation at offices by English and Vietnamese staff and
managers”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà
Nẵng, 103(6), tr. 93-97.
2. Hoàng Trà My (2016), “Những chiến lược kết thúc hội thoại ở
văn phòng giữa nhân viên và người quản lý bằng tiếng Anh và
tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Trường Đại học Hà
Nội, 49, tr. 13-26.
3. Hoàng Trà My (2017), “Conversational opening sequences in
English and Vietnamese conversations at offices”, Tạp chí Ngôn
ngữ và Văn hóa - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế,
1(2), tr. 65-78.
4. Hoàng Trà My (2017), “Nonverbal strategies used in opening a
conversation at office settings by English and Vietnamese staff
and managers”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia 2017:
Nghiên cứu và giảng dạy bản ngữ, ngoại ngữ và khu vực học
trong thời kỳ hội nhập, tr. 174-178.
5. Hoàng Trà My (2017), “Verbal strategies used in opening a
conversation in office settings by English and Vietnamese staff
and managers”. VNU Journal of Foreign Studies, 33(6), tr. 6577.
MỤC LỤC
TÓM TẮT......................................................................................................1
PHẦN I: GIỚI THIỆU...................................................................................1
PHẦN II: PHÁT TRIỂN................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................9
CHƯƠNG 3: MỞ THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG BỐI CẢNH VĂN PHÒNG........................................................14
CHƯƠNG 4: KẾT THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG BỐI CẢNH VĂN PHÒNG........................................................19
PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................25
TÓM TẮT
Luận án này nhằm tìm hiểu về cách thức người Mỹ và người Việt mở
đầu và kết thúc một hội thoại trong bối cảnh văn phòng xét trên khía cạnh cấu
trúc và chiến lược. Dữ liệu của nghiên cứu là các cuộc hội thoại giữa nhân
viên và nhà quản lý được thu thập trên phim Mỹ và phim Việt. Dữ liệu được
phân tích bằng sự kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng, đặc
biệt là phương pháp phân tích nội dung. Kết quả nghiên cứu được luận giải
chủ yếu dựa trên nền tảng văn hóa của hai nền ngôn ngữ.
Xét về cấu trúc, những phát hiện của luận án cho thấy phần mở thoại và
kết thoại trong cả hai ngôn ngữ là những cấu trúc ngôn ngữ hoàn chỉnh. Mở
thoại được tạo ra một cách tuần tự bởi bốn chuỗi trong khi kết thoại được tạo
ra một cách tuần tự bởi ba chuỗi. Những chuỗi mở thoại và kết thoại này có
thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Xét về chiến lược, các phát hiện
cho thấy rằng các đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt có khuynh
hướng tạo ra những mẩu chuyện phiếm trong mở thoại và kết thoại nhằm đưa
đẩy cuộc nói chuyện, giúp hội thoại được mở ra và kết thúc một cách trôi
chảy và lịch sự. Quan trọng hơn, thông qua việc sử dụng những chiến lược
đưa đẩy, những đặc trưng của ngôn ngữ văn phòng và ngôn ngữ giữa nhân
viên và nhà quản lý được bộc lộ, đặc biệt là khoảng cách quyền lực giữa họ.
Cuối cùng, đối tượng giao tiếp người Việt có vẻ thích những chiến lược lịch
dự dương tính để thể hiện sự quan tâm tới người nghe trong khi đối tượng
giao tiếp người Mỹ lại có xu hướng sử dụng những chiến lược lịch sự âm tính
nhiều hơn nhằm làm giảm áp lực lên người nghe. Từ những kết quả và thảo
luận, một vài gợi ý và ứng dụng được đưa ra để giúp quá trình giao tiếp của
người Việt với người nước ngoài trở nên phù hợp và lịch sự hơn.
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1. Mục đích nghiên cứu
Lĩnh vực mở và kết thoại được chọn cho nghiên cứu này vì ba lí do. Lý
do đầu tiên là do vai trò cực kỳ quan trọng của năng lực giao tiếp bằng lời
trong tương tác. Năng lực giao tiếp bằng lời giúp thúc đẩy quá trình giao tiếp,
sau đó là sự phát triển của con người. Lý do thứ hai là tầm quan trọng nhưng
đầy thách thức của quá trình mở và kết thoại. Mở và kết thoại được xem là
“các nghi thức bảo trì” nhằm “hỗ trợ các mối quan hệ xã hội” (Goffman,
1971, tr. 67-76). Tuy nhiên, hành vi mở và kết thoại lại không hề dễ dàng
trong tiếng mẹ đẻ và đầy thách thức trong một ngôn ngữ nước ngoài do những
khác biệt về văn hóa (Firth, 1972). Lý do cuối cùng là do sự hạn chế của lĩnh
vực này trong bối cảnh Việt Nam. Mặc dù, lĩnh vực này đã được nghiên cứu
khá rộng rãi và toàn diện bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nó gần như vắng
mặt trong bối cảnh Việt Nam ngoại trừ một luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn
Quỳnh Giao (2017).
1
Tóm lại, mặc dù có một vai trò quan trọng, lĩnh vực này vẫn chưa được
nghiên cứu thỏa đáng trong bối cảnh Việt nam. Vì vậy, nghiên cứu này được
thiết kế để lấp khoảng trống này, đồng thời nó giúp thúc đẩy năng lực giao
tiếp của người Việt học tiếng Anh bằng việc trang bị cho họ những kiến thức
và kĩ năng đầy đủ để giúp họ mở và kết thoại một cách hiệu quả và lịch sự.
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm ra cấu trúc mở và kết thoại được thành lập bởi
những chuỗi và chiến lược ngôn từ dùng để mở và kết thoại. Cụ thể, nghiên
cứu nhằm trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Cấu trúc mở thoại của những hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn
phòng được tạo ra bởi nhân viên và nhà quản lý người Mỹ và người
Việt như thế nào?
2. Các chiến lược nào được sử dụng bởi nhân viên và nhà quản lý người
Mỹ và người Việt để mở một hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn
phòng?
3. Cấu trúc kết thoại của những hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn
phòng được tạo ra bởi nhân viên và cán bộ quản lý người Mỹ và người
Việt như thế nào?
4. Các chiến lược nào được sử dụng bởi nhân viên và cán bộ quản lý
người Mỹ và người Việt để kết thúc một hội thoại trang trọng trong bối
cảnh văn phòng?
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc xem xét và phân tích khía cạnh
ngôn từ của các hội thoại được tạo ra bởi nhân viên và nhà quản lý trong bối
cảnh văn phòng và những hội thoại này được thu thập trên phim Mỹ và Việt.
4. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này góp phần tạo nên nền tảng cho lĩnh
vực nghiên cứu về mở và kết thoại trong bối cảnh văn phòng. Mặc dù lĩnh vực
này đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ và trên nhiều bình diện
khác nhau, những nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh văn phòng tương
đối hạn chế trên thế giới và chưa có ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này được
tạo ra nhằm hoàn thiện khung phân tích cho lĩnh vực mở và kết thoại trong
một bối cảnh cụ thể - bối cảnh văn phòng.
Về mặt thực tế, nghiên cứu góp phần nâng cao năng lực giao tiếp của
người Việt học tiếng Anh. Năng lực ngôn ngữ của người học được nâng cao
nhờ những hiểu biết về đặc tính ngôn ngữ và ngữ dụng của quá trình mở và
kết thoại. Hơn nữa, nghiên cứu còn giúp nâng cao nhận thức của người học về
những hiện tượng văn hóa và giúp họ tự tin hơn khi giao tiếp với người nước
ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đều được sử dụng
trong nghiên cứu này, nhưng nghiêng về phương pháp định tính nhiều hơn.
2
Phương pháp định tính được sử dụng để mã hóa dữ liệu một cách thủ công và
mô tả và phân tích các mẫu được tìm ra trong quá trình mã hóa. Phương pháp
định lượng được khai thác để đánh giá tần suất xuất hiện của các mô hình này
để hỗ trợ quá trình so sánh và đối chiếu quá trình mở và kết thoại trong hai
ngôn ngữ.
6. Cấu trúc của nghiên cứu
Luận án gồm ba phần chính. Phần đầu giới thiệu về nghiên cứu với mục
đích, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, ý nghĩa, phương pháp và cấu
trúc của nghiên cứu. Phần phát triển gồm bốn chương. Chương đầu tiên xem
xét các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan đến nghiên cứu này. Chương thứ
hai minh họa phương pháp luận của nghiên cứu. Chương thứ ba mô tả những
phát hiện về quá trình mở thoại và chương cuối cùng mô tả những phát hiện
về quá trình kết thoại. Phần kết luận tóm tắt những phát hiện, kết luận và hạn
chế của nghiên cứu, từ đó những ứng dụng và gợi ý cho những nghiên cứu
tiếp theo được nêu ra.
PHẦN II: PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Chương tổng quan nghiên cứu gồm ba phần chính: Phần 1 đưa ra và
bàn luận các lý thuyết và các khái niệm có liên quan đến nghiên cứu hiện tại;
Phần 2 tổng hợp và phân tích những nghiên cứu có liên quan đến nghiên cứu
này và Phần 3 xây dựng khung phân tích cấu trúc và chiến lược mở và kết
thoại.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Hội thoại
Trong nghiên cứu này, hội thoại được hiểu theo định nghĩa của
Goffman (1963) như là một dạng tương tác chỉ xảy ra khi những đối tượng
tham thoại giao tiếp trực tiếp để cùng giải quyết một mục tiêu và không có sự
xuất hiện của các đối tượng khác (tr. 23). Từ định nghĩa này, ta có thể suy ra
rằng chỉ có những tương tác trực tiếp với được coi là hội thoại, cuộc nói
chuyện qua điện thoại, cuộc trò chuyện trực tuyến hoặc trao đổi email không
được xem là một hội thoại.
Khi phân loại hội thoại, các nhà nghiên cứu đã phân ra hội thoại thân
mật và hội thoại trang trọng. Hội thoại trang trọng, trong phạm vi nghiên cứu
này, được hiểu là những giao tiếp đề cập trực tiếp đến hoặc thảo luận các vấn
đề liên quan đến công việc.
1.2.2. Mở và kết thoại
1.2.2.1. Khái niệm mở thoại
Trong phạm vi của nghiên cứu này, mở thoại được định nghĩa là phần
khởi đầu của một cuộc trò chuyện, bắt đầu từ những khoảnh khắc đầu tiên các
đối tượng giao tiếp gặp nhau cho đến khi chủ đề giao tiếp đầu tiên được nêu
3
ra. Kết thúc của mở thoại được đánh dấu bằng các dấu hiệu nêu chủ đề, những
dấu hiệu này chỉ ra rằng chủ đề chuẩn bị được nêu ra.
1.2.2.2. Khái niệm kết thoại
Thuật ngữ “kết thoại” được khai thác trong nghiên cứu này để chỉ giai
đoạn mà các đối tượng giao tiếp thực hiện các hành vi cuối cùng để đưa hội
thoại đến kết thúc. Thông thường, trong một cuộc trò chuyện, các đối tượng
giao tiếp nêu ra ít nhất một chủ đề và có thể mở rộng đến vài chủ đề. Một
đoạn kết thoại thường bắt đầu tại thời điểm chủ đề giao tiếp cuối cùng được
khép lại và kéo dài cho tới khi các đối tượng giao tiếp thực sự rời khỏi hội
thoại.
1.2.2.3. Chuỗi mở và kết thoại
Bất kỳ một tương tác xã hội nào mà chúng ta thực hiện đều diễn ra một
cách tuần tự (Stivers, 2013, p. 191). Chuỗi là một đặc tính đặc trưng của bất
kỳ một hội thoại nào hoặc các dạng tương tác bằng lời nào. Trong các tương
tác, các lời nói được sắp xếp theo trình tự và được tạo ra và hiểu theo ngữ
cảnh tuần tự mà chúng xuất hiện. Thuật ngữ “chuỗi” có nghĩa là các chuỗi
“hành động” hoặc “di chuyển”, tạo thành một đơn vị nghĩa trong tương tác.
Thông qua cấu trúc chuỗi, các đối tượng giao tiếp có thể làm cho lời nói của
họ được hiểu và luận giải được lời nói của những người khác (Seedhouse,
2004, tr. 21).
1.2.3. Đưa đẩy
Thuật ngữ “đưa đẩy” ban đầu được sử dụng bởi Malinowski (1923) và
được hiểu là “một tương tác trong đó các mối liên kết được tạo ra bằng cách
trao đổi các từ” (tr. 315) nhằm thực hiện chức năng xã hội. Khái niệm về
chuyện phiếm hay đưa đẩy được mô tả rõ ràng trong định nghĩa của Holmes
(2000). Theo ông, chuyện phiếm được định nghĩa là “nói chuyện không liên
quan đến công việc” và có thể được hiểu là “nói chuyện xã giao” trái ngược
với “nói chuyện liên quan đến công việc” (Furukawa, 2013, tr. i).
Trong bối cảnh văn phòng, cho dù mang dung không quan trọng,
chuyện phiếm đóng một vai trò cần thiết để giúp kết nối mọi người
(Furukawa, 2013, tr. 3). Đưa đẩy thường được coi là một chiến lược lịch sự
dương tính nhằm duy trì thể diện dương tính của cả người nói và người nghe
(Laver, 1981). Được xem là một trong những đặc tính đặc trưng của hội thoại
trang trọng trong bối cảnh văn phòng, đưa đẩy giúp kết nối và duy trì mối
quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp; do đó, làm cho mỗi quan hệ giữa họ trở
nên khăng khít (Holmes, 2000; Pullin, 2010). Cụ thể, trong bối cảnh văn
phòng, đưa đẩy là một cách hiệu quả giúp nhân viên cấp dưới giao tiếp với
cấp trên khi đối mặt với những tình huống khó khăn như yêu cầu nghỉ một vài
ngày, không đồng ý hoặc thông báo các nhiệm vụ chưa hoàn thành với cấp
trên vì nó giúp người nói giữ thể diện cho người nghe (Koester, 2006). Tương
tự như vậy, cấp trên cũng có khuynh hướng tạo ra những hội thoại có tính chất
4
đưa đẩy và cũng sẵn sàng tham gia vào những hội thoại như thế này do người
khác khởi xướng (Holmes & Stubbe, 2003).
Theo Holmes (2000), chuyện phiếm thường xảy ra ở ranh giới mở đầu
hoặc kết thúc của một tương tác cũng như đầu hoặc cuối của một ngày làm
việc. Nói một cách khác phần mở và kết của một hội thoại là biểu hiện của
chuyện phiếm (tr. 43). Chuyện phiếm hay đưa đẩy có ảnh hưởng rất lớn đến
cấu trúc của đoạn mở và kết thoại của các hội thoại.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mở và kết thoại
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mở thoại
1.3.1.1. Mở thoại của hội thoại qua điện thoại
Trong lĩnh vực mở thoại, mở thoại của các giao tiếp qua điện thoại đã
được nghiên cứu sớm nhất vào cuối những năm 1960 bởi các nghiên cứu của
Schegloff (1967, 1968) thông qua phương pháp ghi âm. Bây giờ nó đã trở
thành một lĩnh vực được nghiên cứu sâu rộng với rất nhiều công trình của một
số lượng lớn các nhà nghiên cứu. Sau Schegloff, những nhà nghiên cứu khác
đã chuyển sang nghiên cứu phần mở đầu của các dạng giao tiếp trung gian
khác như tin nhắn (Nardi, Whittaker, & Bradner, 2000; Zhang, 2014); cuộc
trò chuyện trên Web (Negretti, 1999, Neuage, 2004); chuyện phiếm (Ahti &
Lähtevänoja, 2004); blog khoa học (Masters, 2013). Đặc biệt, các hội thoại
qua điện thoại có thể được thu thập thông qua ghi âm hoặc các nguồn khác
như dữ liệu từ sách giáo khoa, từ bảng câu hỏi và từ Internet.
1.3.1.2. Chào hỏi
Liên quan đến mở thoại, hành động ngôn từ “chào hỏi” phải được nhắc
tới. “Chào hỏi” được phân ra hai loại: “chào lướt” và “mở thoại” (Rash, 2004,
tr. 51). Một mặt, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu hành
động ngôn từ “chào lướt”, chủ yếu là về phân loại và ngữ dụng của nó như
Jibreen (2010), Meiirbekov, Elikbayev, Meirbekov và Temirbaev (2015),
Akindele (2007), Mmadike và Okoye (2015), Sibadela (2002). Trong tiếng
Việt, “chào hỏi” được nghiên cứu như một dự án hoàn chỉnh hoặc là một phần
của một dự án lớn hơn của một số nhà nghiên cứu như Srichampa (2004),
Phạm Văn Tình (2000) và Vũ Minh Huyền (2009). Mặt khác, hành động ngôn
từ “chào hỏi” như là phần đầu của một hội thoại đã được nghiên cứu tương tự
như mở thoại bởi một số nhà nghiên cứu trên thế giới như Youssouf et al.
(1976), Omar (1991), Duranti (1992), Duranti (1997), Alharbi và Al-Ajmi
(2008), Pillet-Shore (2012), Shleykina (2016).
1.3.1.3. Mở đầu của các loại hội thoại khác nhau
Ngoài các hội thoại qua điện thoại, các hội thoại khác cũng đã được các
học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam xem xét.
Trước hết, các hội thoại tự nhiên đã được nghiên cứu bằng các ngôn ngữ khác
nhau bởi một số nhà nghiên cứu trên thế giới như Krivonos và Knapp (1975),
Omar (1992), Pillet-Shore (2008). Ngoài ra, mở thoại của một số loại hội
thoại đặc thù cũng được nghiên cứu như mở đầu của các cuộc tham vấn bác
5
sĩ (Chester, Robinson, & Roberts, 2014; Gafaranga & Britten, 2005) và mở
đầu của chương trình truyền hình (Yully, 2005).
Ngoài các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình hoàn chỉnh trong
lĩnh vực này, còn có các nhà nghiên cứu khác nghiên cứu mở thoại như một
phần nhỏ trong các dự án lớn của họ như Edmonson và House (1981),
Solomon (1997). Trong tiếng Việt, lĩnh vực mở thoại đã được xem xét rất hạn
chế, chỉ với một luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cung Trầm (2002).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về kết thoại
Theo Albert và Kessler (1976), lĩnh vực nghiên cứu về kết thoại khá
hạn chế (tr. 148); tuy nhiên, quá trình khảo cứu tài liệu về lĩnh vực này lại
chứng minh điều ngược lại. Những tài liệu cho thấy đây là một lĩnh vực phát
triển khá nhanh chóng từ những quan điểm khác nhau bởi rất nhiều nhà ngôn
ngữ học. Goffman (1952, 1955, 1971, 1974) được coi là người tiên phong
trong lĩnh vực này với rất nhiều công trình. Bên cạnh Goffman, Schegloff và
Sacks (1973) cũng có thể được coi là những nhà nghiên cứu đặt nềm móng
trong lĩnh vực này.
Nhờ vào công nghệ hiện đại giúp các hội thoại được ghi lại dễ dàng,
một số nhà nghiên cứu đã tận dụng các hội thoại qua điện thoại như dữ liệu
chính để phân tích (Albert & Kessler, 1978; Khadem & Rasekh, 2012 ; 1997;
Sun, 2005; Takami, 2002; Clark & French, 1981; Ho, 1987). Dựa trên các
nghiên cứu nền tảng của Goffman (1952, 1955, 1971, 1974) và Schegloff and
Sacks (1973), các nhà nghiên cứu khác đã nghiên cứu kết thoại trên các khía
cạnh và tiếp cận khác nhau như Albert và Kessler (1978), Sun (2005),
Khadem và Rasekh (2012), Pavlidou (1997), Ho (1987).
Bên cạnh các hội thoại qua điện thoại, để thu thập dữ liệu để phân tích,
một số nhà nghiên cứu đã dựa vào các hình thức giao tiếp qua máy tính như
tin nhắn (Raclaw, 2008), trò chuyện trực tuyến (Pojanapunya &
Jaroenkitboworn, 2011) hoặc giao tiếp trên truyền hình như phỏng vấn trực
tuyến (Martinez, 2003), chương trình truyền hình (Degaf, 2016) và chuyện
phiếm trong loạt phim truyền hình (Silvia, 2013). Không có sự trợ giúp của
công nghệ, một số nhà nghiên cứu và học giả đã sử dụng các nguồn dữ liệu
sẵn có như các hội thoại trong sách giáo khoa (Bardovi-Harlig et al., 1991;
Yuka, 2008) hoặc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát (Kellermann, Reynolds &
Chen, 1991) . Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu cũng cố gắng thu
thập dữ liệu một cách tự nhiên nhất có thể bằng cách sử dụng hội thoại từ
đóng kịch (Saptiana, 2004) hoặc phỏng vấn (Knapp et al., 1973). Đặc biệt,
nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng tổng hợp các nguồn dữ liệu trong phân tích
kết thoại (Eidizadeha, Ghorb)
Đặc biệt, qua nhiều thập kỷ, các hội thoại diễn ra tự nhiên đã được dùng
làm dữ liệu để phân tích kết thoại. Đáng chú ý, trong khi hầu hết các nhà
nghiên cứu quan tâm đến các hội thoại thông thường hoặc hàng ngày (Albert
& Kessler, 1976; Coppock, 2005; O'Leary & Gallois, 1985; Sambo, 2005;
6
LeBaron & Stanley, 2002), những người khác lại tập trung vào nghiên cứu kết
thoại của các loại hội thoại đặc biệt (Aston, 1995; Hartford & Bardovi ‐
Harlig, 1992; Robinson, 2001).
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về mở thoại và kết thoại
Như đã đề cập ở các phần trước, các lĩnh vực mở và kết thoại được
nghiên cứu tách biệt; tuy nhiên, một số lượng lớn các nhà nghiên cứu đã xem
xét mở và kết thoại kết hợp với nhau. Lĩnh vực này được nghiên cứu dựa trên
các nguồn dữ liệu và các loại hội thoại khác nhau. Quá trình khảo cứu tài liệu
chỉ ra ba nguồn dữ liệu điển hình thường được khai thác trong nghiên cứu mở
và kết thoại. Đầu tiên là các nguồn dữ liệu viết như email (Waldvogel, 2007;
Bou-Franch, 2011 và Taponen, 2014), thư (Gillani, 2014), truyện (Jucker,
2011) hoặc tác phẩm văn chương, tiểu thuyết và kịch bản phim (Nguyễn
Quỳnh Giao, 2017). Nguồn thứ hai là tương tác trực tuyến bao gồm các cuộc
trò chuyện trực tuyến (Zhang, 2014; Hastrdlová, 2009), YouTube Vlog (Boeck,
2015) hoặc bảng câu hỏi được gửi qua Internet (Michno, 2014). Nguồn dữ
liệu cuối cùng là các chương trình truyền hình hoặc đài phát thanh như các
cuộc trò chuyện trên các chương trình truyền hình (Hartanto, 2001), các bài
phát biểu trong một chương trình đài phát thanh (Santoso, 2005) hoặc các hội
thoại trong kịch bản phim (Saberi, 2012).
Tương tác tự nhiên là nguồn dữ liệu hiệu quả và có ý nghĩa nhất vì có
tính tự nhiên và thực tiễn. Tuy nhiên, do những khó khăn trong việc ghi lại
các hội thoại này, nguồn này chưa được áp dụng phổ biến so với những nguồn
khác. Quá trình khảo cứu tài liệu cho thấy các nghiên cứu về các hội thoại tự
nhiên có thể là các hội thoại hàng ngày (Mariana, 2006; Srichampa, 2008),
các cuộc họp trang trọng (Ayodele, 2012; Nielsen, 2013), hoặc các trao đổi
dịch vụ (Hei, David, Kia, & Soo, 2011, Hei, David, & Kia, 2013; (David, Hei
& DeAlwis, 2012).
1.4. Khung phân tích
1.4.1. Chuỗi mở thoại và chiến lược mở thoại
Schegloff (1967, 1968, 1979, 1986) được coi là nhà nghiên cứu tiên
phong trong lĩnh vực nghiên cứu mở thoại. Ông đã xây dựng một “cấu trúc
mở thoại điển hình”, cấu trúc này bao gồm bốn chuỗi mở thoại, đó là, hồiđáp, nhận dạng, chào hỏi và bạn-thế-nào?. Schegloff và các nhà nghiên cứu
khác đã chứng minh rằng cấu trúc mở thoại này có thể được áp dụng cho các
hội thoại tự nhiên (1968, tr. 1080). Tuy nhiên, khi được áp dụng vào trong các
hội thoại trực tiếp, cấu trúc này bộc lộ một số hạn chế. Do đó, các nhà nghiên
khác đã điều chỉnh khung của Schegloff để làm cho nó phù hợp với các hình
thức giao tiếp khác.
Chuỗi mở thoại đầu tiên là hồi-đáp, nhằm thiết lập sự tham gia của các
đối tượng giao tiếp. Schegloff dùng thuật ngữ “triệu hồi” để chỉ chuông điện
thoại trong cuộc gọi điện thoại và thuật ngữ “đáp” là câu trả lời cho nó.
Schegloff (1968) cũng gợi ý một số hình thức “hồi-đáp” khác có thể xảy ra
7
trong giao tiếp tự nhiên như gọi người nghe (ví dụ: “John”, “waiter”), các
cụm từ lịch sự (ví dụ: “làm ơn”) hoặc các hành động cơ học (ví dụ: đập vào
vai người khác, vẫy tay) (tr. 1080). Schegloff và Sacks (1973) và Nofsinger
(1975) cùng chia sẻ quan điểm khi mô tả chuỗi “hồi-đáp” trong giao tiếp tự
nhiên là hành động gõ cửa hoặc gọi tên của một người nào đó (được trích
trong Hopper, 1989, tr. 180).
Chuỗi thứ hai là “nhận dạng”, có chức năng giống như chuỗi “nhận
dạng trong tiềm thức” trong phân loại của Schiffrin (1977, p. 680). Đây là giai
đoạn mà các đối tượng giao tiếp nhận ra nhau (Sidnell, 2010, tr. 203) và là
“yêu cầu nghi thức đầu tiên của một đoạn mở thoại” (Goffman, 1963, tr. 113).
Sự nhận ra nhau của các đối tượng giao tiếp có thể được xác định bằng ngôn
từ qua hành động gọi tên ai đó hoặc phi ngôn từ qua hành vi mỉm cười và đi
về phía người khác (Schiffrin, tr. 680).
Chuỗi thứ ba là “chào hỏi”, được định nghĩa là “chào bằng ngôn từ”
bởi Krivonos và Knapp (1975) và “mở ra tiếp cận” bởi Schiffrin (1977). Lời
chào biểu thị nhận thức xã hội thay vì nhận thức tiềm thức và nhờ lời chào,
các đối tượng giao tiếp có thể truyền đạt “danh tính xã hội và vai trò trong
mối quan hệ xã hội”, điều này có nghĩa là các đối tượng giao tiếp nhận diện
những người tham gia trong hội thoại tại một bối cảnh xã hội cụ thể (Firth,
1972).
Theo Schegloff (1968), chuỗi cuối cùng trong phần mở thoại của các
hội thoại điện thoại là câu hỏi “bạn-thế-nào?” bởi vì tại thời điểm này câu hỏi
“bạn thế nào?” thường được nêu lên bởi các đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên,
khi nghiên cứu các loại hội thoại khác nhau, các nhà nghiên cứu khác đã nhận
ra rằng trong chuỗi này, các câu hỏi và trả lời khác nhau được tạo ra chứ
không chỉ là câu hỏi “bạn thế nào?”. Và theo Taleghani-Nikazm (2002), chuỗi
này có thể được diễn đạt rất dài trong một số ngôn ngữ với nhiều lượt lời
nhưng cũng có thể được diễn đạt tương đối ngắn gọn trong một số ngôn ngữ
khác.
1.4.2. Chuỗi kết thoại và chiến lược kết thoại
Trong nhiều thập kỷ, lĩnh vực kết thoại đã được nghiên cứu bởi một số
lượng lớn các nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các chuỗi kết
thoại khác nhau và các chiến lược được sử dụng trong mỗi chuỗi. Thứ nhất,
kết thoại được đánh dấu bằng sự kết thúc của chủ đề cuối cùng của một hội
thoại. Chuỗi này được đặt tên là “chủ đề cuối cùng” (Pavlidou, 1997), “khép
lại chủ đề” (Sidnell, 2010) hoặc “kết thúc chủ đề” (Clark & French, 1981).
Kết thúc một chủ đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình kết thoại
vì nó hoạt động như một cầu nối kết nối phần chính của một hội thoại với
phần kết của nó, nó cũng đóng vai trò như một dấu hiệu đáng chú ý của kết
thoại.
Thứ hai, sau khi chủ đề cuối cùng kết thúc, các đối tượng giao tiếp đã
có được những tín hiệu của kết thúc hội thoại và nhận thức được rằng quá
8
trình tiền kết thoại sắp diễn ra (Okamoto, 1990; Pavlidou, 1997; Schegloff &
Sacks, 1973; Sidnell, 2010; Takami, 2002). Trong chuỗi tiền kết thoại, người
nói có xu hướng đưa ra tín hiệu rằng họ không còn gì để nói nữa và đồng thời
đưa ra cơ hội cho đối tượng giao tiếp của họ nói nốt những gì cần nói. Nếu đối
tượng giao tiếp còn lại cũng đáp lại bằng một tiền kết thoại khác thì quá trình
tiền kết thoại được hiểu là “được chấp nhận” (Frank, 1982, tr. 358-359). So
với những chuỗi kết thoại khác, chuỗi tiền kết thoại có thể kéo dài với nhiều
lượt lời đưa đẩy về các chủ đề không liên quan, đóng vai trò như một chiến
lược lịch sự dương tính giúp củng cố mối quan hệ của các đối tượng giao tiếp
và giúp tránh kết thúc hội thoại một cách đột ngột (Holmes & Stubbe, 2003).
Đáng chú ý, để tạo ra một kết thoại trôi chảy và lịch sự, các đối tượng
giao tiếp có thể sử dụng những chiến lược kết thoại khác nhau. Quá trình khảo
cứu tài liệu chỉ ra rằng trong lĩnh vực nghiên cứu kết thoại, một số nhà nghiên
cứu đã tìm ra các chiến lược kết thoại khác nhau dựa trên dữ liệu là các loại
hội thoại khác nhau. Trong nghiên cứu này, các chiến lược kết thoại được đề
xuất bởi Clark và French (1981), Okamoto (1990) và Pojanapunya và
Jaroenkitboworn (2011) sẽ được sử dụng để mã hóa dữ liệu tiếng Anh và tiếng
Việt.
Cuối cùng, chuỗi cuối cùng mà các đối tượng giao tiếp tạo ra trước khi
thực sự rời khỏi hội thoại là “kết thoại sau cùng”. Chuỗi này có chức năng
như những hành vi cuối cùng mà các đối tượng giao tiếp thực hiện khi thực sự
chia tay nhau (Pavlidou, 1997; Schegloff & Sacks, 1973; Sidnell, 2010;
Takami, 2002).
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu
Chương này trình bày về phương pháp luận của nghiên cứu bao gồm:
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, tiếp cận của nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cách thức mà nhân
viên và nhà quản lý người Mỹ và người Việt mở đầu và kết thúc một hội thoại
trong môi trường văn phòng như thế nào. Cụ thể hơn, nghiên cứu này nhằm
tìm ra các cấu trúc và chiến lược mở và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt
với bốn câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Cấu trúc mở thoại của những hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn
phòng được tạo ra bởi nhân viên và nhà quản lý người Mỹ và người
Việt như thế nào?
2. Các chiến lược nào được sử dụng bởi nhân viên và nhà quản lý người
Mỹ và người Việt để mở một hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn
phòng?
9
3. Cấu trúc kết thoại của những hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn
phòng được tạo ra bởi nhân viên và cán bộ quản lý người Mỹ và người
Việt như thế nào?
4. Các chiến lược nào được sử dụng bởi nhân viên và cán bộ quản lý
người Mỹ và người Việt để kết thúc một hội thoại trang trọng trong bối
cảnh văn phòng?
2.3. Tiếp cận của nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên đường hướng ngữ dụng với trọng
tâm là khái niệm “thể diện” và lý thuyết về “lịch sự”. Một số nhà ngôn ngữ
học đã định nghĩa thuật ngữ “thể diện” như giá trị xã hội tích cực mà một
người mong muốn có được thông qua những nhận định của người khác
(Goffman, 1967, Watts, 2003). Rõ ràng hơn, Brown và Levinson (1987) định
nghĩa “thể diện” như hình tượng xã hội mà một người mong muốn có được.
Khái niệm “thể diện” được chia ra làm hai loại: thể diện dương tính và
thể diện âm tính. Thể diện âm tính diễn tả mong muốn không bị áp đặt bởi
người khác hoặc tự do hành động trong khi thể diện dương tính lại diễn tả
mong muốn được chấp nhận, được đánh giá cao và thậm chí được tôn trọng
bởi những người khác. Khi một đối tượng giao tiếp tạo ra những loại hành vi
đe dọa thể diện của một đối tượng giao tiếp khác, chúng được xem là “hành vi
đe dọa thể diện”.
Lịch sự có thể được định nghĩa là cách cư xử tốt của những đối tượng
giao tiếp hoặc hành động “xem trọng cảm xúc của người khác” (Holmes,
2008, tr. 281); “hành vi hợp lý, có mục tiêu” (Haverkate, 1988); “Hành vi thận
trọng” (Watts, 1992, tr. 50); hoặc “hành vi phù hợp” (Meier, 1995). Lĩnh vực
lịch sự cũng đã được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau như phân loại
(Kasper, 1990), quan điểm về lịch sự (Fraser, 1990) hay như một “lý thuyết”
(Coupland và cộng sự, 1988). Nhờ những chiến lược lịch sự, các đối tượng
giao tiếp có thể tăng cường sự hài hòa, khăng khít và đoàn kết trong mối quan
hệ của họ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp định tính và định lượng
Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng. Một mặt, phương pháp định tính được áp dụng để đạt được sự hiểu biết
sâu sắc về quá trình mở và thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt thông qua quá
trình mã hóa, mô tả và diễn giải các mẫu lặp lại. Mặt khác, phương pháp định
lượng được sử dụng để mô tả tần suất xuất hiện của các chuỗi và chiến lược
mở và thoại. Nhờ phân tích thống kê, quá trình so sánh và đối chiếu quá trình
mở và kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt có thể được thảo luận sâu.
2.4.2. Phân tích nội dung
Trong nghiên cứu này, các phương pháp phân tích nội dung định tính
được áp dụng. Phân tích nội dung định tính được sử dụng để mã hóa chuỗi mở
thoại, chuỗi kết thoại, và chiến lược kết thoại dựa vào những khung phân tích
10
được xây dựng từ kết quả của những nghiên cứu trước đây. Trái lại, do sự hạn
chế của các nghiên cứu về chiến lược mở thoại, phương pháp phân tích nội
dung định tính được dùng để trực tiếp tìm ra những chiến lược mở thoại từ dữ
liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
2.5. Thu thập dữ liệu
2.5.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu
Trong những thập kỷ gần đây, các nghiên cứu về hành động ngôn từ nói
chung và hành động mở và kết thoại nói riêng đã nghiên cứu hội thoại với
những tiếp cận từ những nguồn dữ liệu khác nhau như sách giáo khoa, email,
truyện, bảng câu hỏi, cuộc gọi điện thoại, chương trình truyền hình, phim ảnh,
trò chuyện trực tuyến, tin nhắn, phỏng vấn, đóng kịch và hội thoại tự nhiên.
Nền tảng của những nghiên cứu về hành động ngôn từ đã chỉ ra rằng mỗi
nguồn dữ liệu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nói cách khác, không
có phương pháp thu thập dữ liệu nào lý tưởng cho mọi nghiên cứu và không
thể kết luận một nguồn dữ liệu nào tốt hơn một nguồn khác. Thay vào đó, các
nhà nghiên cứu có xu hướng chọn phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
thích hợp nhất cho các mục đích nghiên cứu cụ thể.
Quá trình khảo cứu tài liệu đã chứng minh rằng trong số các nguồn dữ
liệu thay thế thì ngôn ngữ trong phim là một nguồn dữ liệu rất có giá trị trong
phân tích ngôn ngữ lời nói. Những hội thoại trong phim được sử dụng như
một nguồn dữ liệu nghiên cứu trong khi dữ liệu thực tế không thể tiếp cận
được hoặc khi nguồn dữ liệu này phù hợp với mục đích nghiên cứu (Bubel,
2008, tr. 55).
2.5.2. Sự lý giải cho việc thu thập các hội thoại trên phim
Hội thoại trên phim được dùng trong nghiên cứu này dựa trên nền tảng
rằng giao tiếp trên phim ảnh gần giống với giao tiếp tự nhiên và giao tiếp trên
phim có thể bộc lộ những đặc tính ngôn ngữ quan trọng. Hơn nữa, về mặt
phương pháp, việc sử ngôn ngữ trên phim mang lại một số lợi thế so với các
nguồn dữ liệu khác như sự dễ dành tiếp cập phim từ các nguồn Internet, sự đa
dạng về ngôn từ, phi ngôn và cận ngôn mà hội thoại trên phim có thể cung
cấp, và khả năng tìm ra phụ đề của các bộ phim trên Internet.
2.5.3. Tiêu chí lựa chọn dữ liệu
Quá trình thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này tuân thủ nghiêm ngặt
các yêu cầu về chọn phim, chọn đối tượng giao tiếp và chọn các hội thoại phù
hợp. Phim Việt và phim Mỹ phải được phát sóng trên các kênh truyền hình
Việt Nam và Truyền hình cáp Việt Nam và phải được sản xuất từ năm 2000
đến nay, dựa trên bối cảnh hiện đại và thảo luận các vấn đề xã hội hiện đại.
Hơn nữa, các hội thoại giữa nhân viên và các nhà quản lý được chọn để phân
tích nhằm chỉ ra ảnh hưởng của quyền lực đối với giao tiếp. Cuối cùng, những
hội thoại được chọn để phân tích phải bàn về công việc trong bối cảnh văn
phòng và những hội thoại này phải có phần đầu và/ hoặc phần kết.
2.5.4. Mô tả dữ liệu
11
Nghiên cứu này dựa trên phân tích 214 đoạn mở thoại và 232 đoạn kết
thoại tiếng Anh và 197 đoạn mở thoại và 186 đoạn kết thoại trong tiếng Việt.
Dữ liệu được mô tả trong bảng dưới đây.
Bảng 1: Số lượng đoạn mở và kết thoại trong phim Mỹ
Tên phim
Số tập
Đoạn mở Đoạn kết
thoại
thoại
1. Designated survivor - season 1
21
40
39
2. Designated survivor - season 2
22
16
12
3. Madam Secretary - season 1
22
23
21
4. Suits - season 1
12
23
28
5. Suits - season 2
16
45
52
6. Suits - season 3
16
43
30
7. House of cards - season 1
13
10
20
8. House of cards - season 2
13
8
23
9. Scandal - season 1
7
6
7
Total
142
214
232
Bảng 2: Số lượng đoạn mở và kết thoại trong phim Việt
Tên phim
Số tập
Đoạn mở Đoạn kết
thoại
thoại
1. Mưa bóng mây
37
6
8
2. Lập trình cho trái tim
40
9
5
3. Vợ của chồng tôi
60
10
0
4. Đối thủ kỳ phùng
40
25
31
5. Câu hỏi số 5
31
7
3
6. Cảnh sát hình sự - Chạy án 22
11
9
season 1
7. Cảnh sát hình sự - Chạy án 27
9
15
season 2
8. Ván bài tình yêu
34
29
26
9. Zippo, Mù tạt và Em
36
14
24
10. Sóng gió hôn nhân
30
5
8
11. Ngày mai ánh sáng
46
23
22
12. Nguyệt thực
47
49
29
13. Hôn nhân trong ngõ hẹp
30
0
4
14. Những đứa con biệt động sài
40
0
2
gòn
Total
520
197
186
2.6. Phân tích dữ liệu
12
2.6.1. Quá trình phân tích dữ liệu
Các đoạn mở và kết thoại tiếng Anh được ghi lại bằng cách dùng phụ
đề được tải xuống từ Internet trong khi đoạn mở và kết thoại trong thoại tiếng
Việt phải được đánh máy. Sau đó, những đoạn mở và kết thoại này sẽ được
phân tích thành hai giai đoạn. Trong giai một, dữ liệu được mã hóa thủ công
bằng phương pháp phân tích nội dung định tính dựa trên cả khung phân tích
có sẵn và khung phân tích được xây dựng từ dữ liệu thực tế. Trong giai đoạn
hai, phương pháp định lượng được áp dụng để tìm ra tần suất xuất hiện của
mỗi chuỗi và mỗi chiến lược mở và kết thoại, nhằm hỗ trợ quá trình so sánh
và đối chiếu của hai hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ.
2.6.2. Mã hóa dữ liệu bằng khung phân tích được xây dựng từ các nghiên
cứu trước
Đầu tiên, để mã hóa cấu trúc mở thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt,
nghiên cứu sử dụng chuỗi mở thoại được xây dựng bởi Schegloff’s (1968)
dưới đây.
Bảng 3: Danh mục mã hóa chuỗi mở thoại
Chuỗi mở thoại
1
Hồi - Đáp
2
Xác nhận - Nhận diện
3
Chào hỏi
4
Bạn-thế-nào
Thứ hai, để mã hóa cấu trúc kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt,
nghiên cứu này sử dụng các chuỗi kết thoại được giới thiệu bởi các nhà
nghiên cứu như Schegloff và Sacks (1973), Clark và French (1981) và Sidnell
(2010). Khung nghiên cứu này được mô tả dưới đây:
Bảng 4: Danh mục mã hóa chuỗi kết thoại
Chuỗi kết thoại
1
Kết thúc chủ đề
2
Tiền kết thoại
3
Kết thoại sau cùng
Cuối cùng, để mã hóa các chiến lược kết thoại trong tiếng Anh và tiếng
Việt, nghiên cứu áp dụng khung phân tích được xây dựng bởi các nhà nghiên
cứu như Clark và French (1981), Pojanapunya và Jaroenkitboworn (2011) và
Okamoto (1990). Các chiến lược kết thoại được giới thiệu bởi họ được mô tả
trong bảng dưới đây.
Bảng 5: Danh mục các chiến lược kết thoại
1
Đưa ra tóm tắt / kết quả của hội thoại
2
Thông báo cho người khác về sự cần thiết phải rời đi (lý do)
3
Đưa ra những diễn đạt mong muốn/ quan tâm
4
Đề cập đến liên lạc hay hành động ở tương lai
5
Thể hiện lòng biết ơn / cảm ơn / ghi nhận
13
6
7
Bày tỏ lời xin lỗi
Đề cập đến các tình huống / vật thể bên ngoài
CHƯƠNG 3: MỞ THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG BỐI CẢNH VĂN PHÒNG
3.1. Giới thiệu
Chương này tập trung vào phân tích mở thoại trong tiếng Anh và tiếng
Việt, xét về cấu trúc và chiến lược mở thoại. Phần đầu tập trung phân tích cấu
trúc mở thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt và phần thứ hai phân tích các
chiến lược mở thoại trong mỗi chuỗi mở thoại. Dựa trên những kết quả phân
tích, những thảo luận và biện minh cho sự tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn
ngữ được đưa ra.
3.2. Cấu trúc mở thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trong bối cảnh văn
phòng
Các phát hiện cho thấy rằng, không giống như cấu trúc của Schegloff,
mở thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt gồm bốn chuỗi: hồi-đáp, chào hỏi, đưa
đẩy và nêu chủ đề. Để tạo ra một đoạn mở thoại, đối tượng giao tiếp người
Mỹ và người Việt có thể sử dụng một hoặc kết hợp một vài chuỗi. Nhìn
chung, cấu trúc mở một chuỗi và hai chuỗi được sử dụng thường xuyên hơn
rất nhiều so với cấu trúc mở ba chuỗi và bốn chuỗi. Đặc biệt, trong mỗi cấu
trúc, các đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt lại có những cách kết
hợp các chuỗi rất khác nhau.
Đối với cấu trúc mở thoại một chuỗi, tần suất xuất hiện thường xuyên
của các chuỗi hồi-đáp và chào hỏi chứng minh rằng hai chuỗi này có thể được
sử dụng độc lập để tạo ra một đoạn mở thoại. Ngược lại, tần suất xuất hiện
hạn chế của các chuỗi đưa đẩy và nêu chủ đề chứng tỏ rằng những chuỗi này
nên được kết hợp với các chuỗi khác thay vì được dùng độc lập để tạo ra một
đoạn mở thoại. Đặc biệt, sự xuất hiện cực kì hạn chế của các đoạn mở thoại
được tạo ra bởi chuỗi nêu chủ đề trong dữ liệu tiếng Anh chỉ ra rằng tạo ra
một đoạn mở thoại chỉ bằng chuỗi này là bất thường và có thể không phù hợp
trong các cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh.
Đối với cấu trúc mở hai chuỗi, các đối tượng giao tiếp người Mỹ và
người Việt Nam có thể sử dụng sáu cách kết hợp để mở thoại. Sự phân bố khá
đồng đều của sáu cấu trúc kết thoại hai chuỗi trong dữ liệu tiếng Việt cho thấy
các đối tượng giao tiếp người Việt có khuynh hướng tự do kết hợp bất kỳ hai
chuỗi nào. Ngược lại, sự phân bố không đồng đều của những cấu trúc này
trong dữ liệu tiếng Anh cho thấy đối tượng giao tiếp người Mỹ thường sử
dụng một số hình thức kết hợp nhất định và tránh những hình thức kết hợp
khác. Rõ ràng, họ thích kết hợp chuỗi đưa đẩy với một trong ba chuỗi còn lại,
nhưng lại miễn cưỡng kết hợp chuỗi hồi-đáp và chào hỏi cũng như chuỗi chào
hỏi và chuỗi nêu chủ đề.
14
Đối với cấu trúc mở thoại ba chuỗi, các đối tượng giao tiếp người Mỹ
và người Việt có thể tạo ra bốn cách kết hợp. Trong số bốn cấu trúc này, các
đối tượng giao tiếp người Mỹ sử dụng cấu trúc được tạo ra bởi sự kết hợp của
chuỗi chào hỏi, chuỗi đưa đẩy và chuỗi nêu chủ đề thường xuyên nhất trong
khi các đối tượng giao tiếp người Việt lại thích kết hợp chuỗi hồi-đáp, chuỗi
chào hỏi và chuỗi đưa đẩy nhất. Hai cấu trúc còn lại khác được sử dụng tương
đối đồng đều trong hai ngôn ngữ.
Đối với cấu trúc mở thoại bốn chuỗi, dữ liệu cho thấy cấu trúc mở thoại
bốn chuỗi xuất hiện rất hạn chế trong các hội thoại tiếng Việt nhưng hoàn toàn
vắng mặt trong các hội thoại tiếng Anh. Điều này cho thấy rằng sự kết hợp
này không được khuyến khích trong hội thoại tiếng Việt và không phù hợp
trong hội thoại tiếng Anh. Điều này cũng cho thấy, so với mở thoại tiếng Anh
thì mở thoại tiếng Việt mang tính công thức và dài hơn.
3.3. Chiến lược mở thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trong bối cảnh văn
phòng
Tổng cộng, đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt tạo ra 26 chiến
lược mở thoại trong các hội thoại giữa nhân viên và nhà quản lý ở văn phòng.
Những chiến lược này được phân phối rất khác nhau trong tiếng Việt và tiếng
Anh. Để miêu tả chi tiết, những chiến lược mở thoại này sẽ được phân tích
theo từng chuỗi mở thoại. Kết quả cho thấy, chuỗi hồi-đáp gồm ba chiến lược,
chuỗi chào hỏi gồm bốn chiến lược, chuỗi đưa đẩy gồm 15 chiến lược và
chuỗi nêu chủ đề gồm bốn chiến lược. Những con số này cho thấy chuỗi đưa
đẩy rất đa dạng với một số lượng lớn các chiến lược được sử dụng. Ngược lại,
các chuỗi mở thoại khác mang tính công thức với số lượng các chiến lược hạn
chế.
Hơn nữa, các đối tượng giao tiếp người Mỹ tạo ra 487 chiến lược mở
thoại cho 214 hội thoại, trong khi các đối tượng giao tiếp người Việt tạo ra
497 chiến lược mở thoại cho 197 hội thoại. Trung bình, so với các đối tượng
giao tiếp người Mỹ, các đối tượng giao tiếp người Việt cần nhiều chiến lược
hơn để mở thoại. Điều này cho thấy rằng phần mở thoại trong tiếng Việt có
thể dài hơn phần mở thoại trong tiếng Anh hay nói một cách khác so với các
đối tượng giao tiếp người Mỹ, đối tượng giao tiếp người Việt có xu hướng đưa
ra nhiều trao đổi mang tính chất nghi thức hơn trước khi nêu chủ đề chính của
cuộc trò chuyện.
3.3.1. Chiến lược hồi-đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chiến lược hồi-đáp được chia ra làm hai phần: triệu hồi và đáp lại.
Hành động triệu hồi dùng để thu hút sự chú ý của người khác và hành động
đáp lại là câu trả lời cho các hành động triệu hồi. Dữ liệu chỉ ra rằng các đối
tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt sử dụng ba chiến lược để triệu hồi,
bao gồm: gõ cửa, gọi người khác và sử dụng các dấu hiệu thu hút sự chú ý.
Các đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt có cả những tương đồng và
dị biệt trong cách sử dụng những chiến lược này. Thứ nhất, chiến lược gõ cửa
15
được coi là hành vi cơ học được thực hiện một cách giống nhau trong cả hai
ngôn ngữ; tuy nhiên, hành động này lại được phản hồi khác nhau trong hai
ngôn ngữ. Để đáp lại một hành vi gõ cửa, các đối tượng giao tiếp người Việt
có xu hướng mời người khác vào phòng trong khi các đối tượng giao tiếp
người Mỹ lại có khuynh hướng vào văn phòng của người khác mà không có
lời mời. Thứ hai, đối tượng giao tiếp người Việt và người Mỹ dùng những
cách khác nhau để gọi đối tượng giao tiếp của mình. Đối tượng giao tiếp
người Mỹ thường gọi người khác bằng chức danh, danh hiệu hoặc tên riêng
trong khi đối tượng giao tiếp người Việt lại thường gọi bằng những đại từ chỉ
quan hệ thân tộc. Cuối cùng, những lời nói được sử dụng để đáp lại hành động
gọi hoặc hành động thu hút sự chú ý của người khác xuất hiện rất hạn chế
trong cả hai ngôn ngữ. Sự xuất hiện hạn chế của chiến lược này là do sự hỗ
trợ của các hành vi phi ngôn trong giao tiếp trực tiếp.
3.3.2. Chiến lược chào hỏi trong tiếng Việt và tiếng Anh
Tổng cộng, có bốn chiến lược chào hỏi được tìm thấy trong dữ liệu
tiếng Anh và tiếng Việt, bao gồm sử dụng động từ chào, gọi người khác, sử
dụng những từ chào hỏi có liên quan đến thời gian và sử dụng những từ chào
hỏi đặc trưng. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiến lược chào hỏi
trong tiếng Anh và tiếng Việt rất khác biệt xét về tần suất xuất hiện cũng như
công thức cấu trúc của chúng. Một mặt, hành vi chào hỏi của người Việt mang
tính quy ước cao và được tạo ra từ những yếu tố sau:
Cấu
Nhã từ
chủ thể
Động từ
đối tượng
Nhã từ
trúc
“dạ”
giao tiếp
“chào”
chào
“ạ”
Dạ,
cháu
chào
chú
ạ
Ví dụ
Dạ,
em
chào
anh
ạ
Một lời chào hỏi trong tiếng Việt được tạo ra một cách đa dạng bằng
cách sử dụng một hoặc kết hợp một vài yếu tố trong cấu trúc ở trên tùy thuộc
vào mức độ thân mật cũng như mối quan hệ xã hội giữa các đối tượng giao
tiếp. Trong số các thành phần này, hoặc động từ chào hoặc đối tượng được
chào là yếu tố bắt buộc phải có mặt trong phát ngôn chào hỏi, các yếu tố khác
là tùy chọn. Kết quả là, các đối tượng giao tiếp người Việt thực hiện hai chiến
lược chào hỏi chính, một chiến lược bắt buộc có động từ chào (sử dụng động
từ “chào”) và chiến lược còn lại không có động từ chào (gọi người khác).
Mặt khác, các đối tượng giao tiếp người Mỹ sử dụng ba chiến lược để
chào hỏi bao gồm gọi người khác, sử dụng những từ chào hỏi có liên quan
đến thời gian và sử dụng những từ chào hỏi đặc trưng. Mặc dù, người bản
ngữ nói tiếng Anh thường chào người khác bằng cách sử dụng những từ chào
hỏi liên quan đến thời gian và các từ chào hỏi thông thường trong những giao
tiếp thường ngày, hai chiến lược này lại xuất hiện một cách rất hạn chế trong
các hội thoại văn phòng được nghiên cứu. Thay vào đó, họ có xu hướng chào
bằng cách gọi người khác. Đáng chú ý hơn, đây cũng là chiến lược chào hỏi
16
chung duy nhất của các đối tượng giao tiếp người Mỹ và Việt; tuy nhiên, việc
lựa chọn cách gọi trong hai ngôn ngữ lại rất khác nhau.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng trong cả hai ngôn ngữ, thông qua
việc sử dụng các chiến lược chào hỏi, khoảng cách quyền lực giữa hai đối
tượng giao tiếp có thể được bộc lộ. Ngoại trừ sự giống nhau này, các chiến
lược chào hỏi tiếng Anh và tiếng Việt bộc lộ rất nhiều khác biệt. So với chào
hỏi tiếng Anh, chào hỏi tiếng Việt có vẻ phức tạp hơn do sự cân nhắc về rất
nhiều yếu tố chẳng hạn như sự lựa chọn những từ chỉ thân tộc hay chức danh
thích hợp để gọi đối tượng giao tiếp và các nhã từ “dạ” và/ hoặc “ạ”. Việc sử
dụng các từ chỉ thân tộc và các nhã từ này được xem là một cách thể hiện sự
lịch sự là khá điển hình trong chào hỏi của người Việt trong khi những yếu tố
này lại không xuất hiện trong chào hỏi của người Mỹ. Không giống như đối
tượng giao tiếp người Việt, đối tượng giao tiếp người Mỹ lại sử dụng hai
chiến lược chào hỏi khác, đó là, sử dụng những từ chào hỏi có liên quan đến
thời gian và sử dụng những từ chào hỏi đặc trưng. Hai cấu trúc chào hỏi này
mang tính quy ước và khá đơn giản để xây dựng. Sự khác biệt trong hành
động chào hỏi giữa đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt là phù hợp
với những phát hiện của Giáo sư Trần Ngọc Thêm (2004). Theo ông, trong
nghi lễ chào hỏi, người Việt chào dựa vào các mối quan hệ xã hội của những
người tham gia, cách thức xưng hô với họ và cảm xúc của người nói trong khi
người phương Tây chào hỏi dựa theo thời gian. Sự khác biệt này được giải
thích bởi sự ưa ổn định của nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam nhưng ưa
chuyển động của nền văn hóa du mục phương Tây (tr. 314-316).
3.3.3. Chiến lược đưa dẩy trong tiếng Anh và tiếng Việt
Thật bất ngờ, những phát hiện của nghiên cứu cho thấy các đối tượng
giao tiếp người Mỹ sử dụng nhiều chiến lược đưa đẩy hơn so với các đối
tượng giao tiếp người Việt. Thực tế, các đối tượng giao tiếp người Mỹ sử
dụng 15 chiến lược đưa đẩy, với sự xuất hiện là 198 lần (93%) trong khi các
đối tượng giao tiếp người Việt chỉ sử dụng 11 chiến lược đưa đẩy với sự xuất
hiện 171 lần (87%). Những phát hiện này chứng minh rằng so với các đối
tượng giao tiếp người Việt, các đối tượng giao tiếp người Mỹ có nhiều lựa
chọn về nội dung và chủ đề để thực hiện một chuỗi đưa đẩy hơn.
Đáng ngạc nhiên hơn, các đối tượng giao tiếp người Mỹ và người Việt
có nhiều điểm tương đồng hơn là dị biệt trong cách thực hiện những chiến
lược đưa đẩy. Xét về tương đồng, tần suất xuất hiện thường xuyên của các
chiến lược đưa đẩy trong cả hai ngôn ngữ chứng minh cho tầm quan trọng của
chúng trong quá trình mở thoại. Có thể thấy cả người Mỹ và người Việt đều
có thói quen thực hiện những chiến lược đưa đẩy khi mở thoại, thậm chí là
một hội thoại trang trọng trong bối cảnh văn phòng. Mặc dù mục đích chính
của các hội thoại giữa nhân viên và nhà quản lý là để thực hiện một số nhiệm
vụ hoặc công việc nhất định, việc tạo ra những chuyện phiếm như một cách
dẫn vào nội dung chính của hội thoại là cần thiết và được xem là lịch sự. Hơn
17
nữa, những chiến lược đưa đẩy trong hai ngôn ngữ được sử dụng tương đối
đồng đều. Hiện tượng này chứng minh rằng với một bối cảnh tương đương và
mối quan hệ giao tiếp giống nhau, đối tượng giao tiếp người Mỹ và Việt có
khuynh hướng cư xử theo một cách khá giống nhau. Cuối cùng, nó được tiết
lộ từ kết quả của nghiên cứu rằng các đối tượng giao tiếp trong cả hai ngôn
ngữ đều cố gắng hành xử một cách lịch sự trong quá trình mở thoại. Đoạn mở
thoại trong cả hai ngôn ngữ có hai chức năng: giúp các đối tượng giao tiếp
nêu lên chủ đề giao tiếp một cách trôi chảy và lịch sự, đồng thời giúp duy trì
và thúc đẩy mối quan hệ xã hội của giữa họ.
Đối với sự khác biệt, so với đối tượng giao tiếp người Việt, đối tượng
giao tiếp người Mỹ sử dụng nhiều loại chiến lược đưa đẩy hơn và với tần suất
xuất hiện cao hơn. Phát hiện này trái ngược với kết quả của những nghiên cứu
trước đó cho rằng người Mỹ có xu hướng mở thoại ngắn gọn và nêu chủ nêu
chủ đề giao tiếp ngay khi có thể. Hiện tượng này cũng chỉ ra rằng các đối
tượng giao tiếp người Mỹ có nhiều sự lựa chọn về nội dung để nêu ra trong
chuỗi đưa đẩy hơn là các đối tượng giao tiếp người Việt. Hơn nữa, mặc dù các
đối tượng giao tiếp trong cả hai ngôn ngữ đều cố gắng hành xử một cách lịch
sự trong mở thoại nhưng cách diễn đạt của họ lại khác nhau. Trong khi các đối
tượng giao tiếp người Việt có khuynh hướng sử dụng các chiến lược lịch sự
dương tính để thể hiện sự quan tâm đến người đối thoại của họ thì những đối
tượng giao tiếp người Mỹ lại có khuynh hướng dùng những chiến lược lịch sự
âm tính nhằm giảm việc đặt áp đặt lên đối tượng giao tiếp của họ.
3.3.4. Chiến lược nêu chủ đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
Các phát hiện cho thấy rằng để thực hiện chuỗi này, các đối tượng giao
tiếp người Mỹ và Việt dùng bốn chiến lược, đó là, hỏi lý do của cuộc nói
chuyện, nói lý do của cuộc nói chuyện, sử dụng các dấu hiệu phân cách và sử
dụng các dấu hiệu nêu chủ đề. Việc sử dụng các chiến lược nêu chủ đề trong
tiếng Anh và tiếng Việt mang nhiều điểm tương đồng hơn là dị biệt. Một mặt,
các đối tượng giao tiếp trong cả hai ngôn ngữ đều có thể nêu một chủ đề bằng
cách hỏi lý do của cuộc nói chuyện hoặc nói lý do của cuộc nói chuyện. Chiến
lược đầu tiên được dùng bởi người tiếp nhận chủ đề với ba loại câu hỏi bao
gồm: câu hỏi hướng về người nói, câu hỏi hướng về người nghe và câu hỏi
trung tính. Ngược lại, chiến lược thứ hai đặc biệt được sử dụng bởi người nêu
chủ đề. Chiến lược này mang tính công thức và xuất hiện khá đều trong cả hai
ngôn ngữ.
Mặt khác, chiến lược sử dụng các dấu hiệu phân cách chỉ được dùng
bởi các đối tượng giao tiếp người Mỹ trong khi chiến lược sử dụng các dấu
hiệu nêu chủ đề lại chỉ được dùng bởi các đối tượng giao tiếp người Việt. Mặc
dù có hình thức và cách sử dụng khác nhau, hai chiến lược này có chức năng
giống nhau, đều làm cho quá trình nêu một chủ đề trở nên trôi chảy.
18
CHƯƠNG 4: KẾT THOẠI TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG BỐI CẢNH VĂN PHÒNG
4.1. Giới thiệu
Chương này bao gồm hai phần: phần đầu đề cập đến các cấu trúc kết
thoại trong cả hai ngôn ngữ và phần thứ hai nghiên cứu các chiến lược trong
mỗi chuỗi kết thoại. Việc so sánh, đối chiếu, và giải thích cho những điểm
tương đồng và khác biệt của cấu trúc và chiến lược kết thoại trong hai ngôn
ngữ cũng được đề cập.
4.2. Cấu trúc kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trong bối cảnh văn
phòng
Kết quả cho thấy rằng các đối tượng giao tiếp người Mỹ và Việt sử
dung ba chuỗi để kết thúc một hội thoại, gồm: kết thúc chủ đề, tiền kết thoại
và kết thúc sau cùng. Tổng cộng, các đối tượng giao tiếp người Mỹ dùng 290
chuỗi kết thoại trong 232 hội thoại trong khi các đối tượng giao tiếp người
Việt dùng 364 chuỗi kết thoại trong 186 hội thoại. Trung bình, các đối tượng
giao tiếp người Việt cần hai chuỗi trong khi các đối tượng giao tiếp người Mỹ
chỉ cần một chuỗi cho một đoạn kết thoại. Do việc sử dụng nhiều chuỗi hơn
trong một kết thoại, kết thoại trong tiếng Việt có vẻ dài hơn kết thoại trong
tiếng Anh.
Chuỗi kết thúc chủ đề nhằm khép lại chủ đề cuối cùng của hội thoại.
Thông thường, một hội thoại có thể bao gồm một hoặc nhiều chủ đề, khi một
chủ đề kết thúc, một chủ đề khác có thể được đưa ra. Một chủ đề được coi là
cuối cùng khi nó kết thúc và cả hai đối tượng giao tiếp đồng ý rằng họ không
còn gì để nói nữa. Chủ đề cuối cùng kết thúc là dấu hiệu của kết thoại. Khi
chuỗi này được đồng ý bởi các đối tượng giao tiếp, họ sẽ chuyển đến quá trình
đàm phán kết thoại hay tiền kết thoại. Tiền kết thoại là một phần chính của kết
thoại được tạo thành bởi những trao đổi ngôn từ nhằm giúp kết thúc một hội
thoại một cách lịch sự và phù hợp. Cuối cùng, chuỗi kết thúc sau cùng là
những hành vi cuối cùng mà những đối tượng giao tiếp thể hiện trước khi thực
sự rời khỏi hội thoại. Trong chuỗi này, các đối tượng giao tiếp có xu hướng sử
dụng những cụm từ điển hình như “tạm biệt” hay “hẹn gặp lại sau” (Pawley,
1974, tr. 4).
Để tạo ra một kết thoại, các đối tượng giao tiếp có thể sử dụng một
chuỗi hoặc kết hợp hai hoặc ba chuỗi lại với nhau. Nói một cách khác, những
đối tượng giao tiếp có thể sử dụng cấu trúc kết thoại một chuỗi, hai chuỗi
hoặc ba chuỗi để kết thúc một hội thoại. Kết quả cho thấy rằng những cấu trúc
kết thoại này được sử dụng rất khác nhau trong hai ngôn ngữ. Trong khi các
đối tượng giao tiếp người Việt sử dụng cấu trúc kết thoại được tạo ra từ một,
hai hoặc ba chuỗi, các đối tượng giao tiếp người Mỹ chỉ sử dụng cấu trúc kết
thoại một và hai chuỗi. Hiện tượng này chứng minh rằng, kết thoại trong tiếng
Việt đa dạng hơn kết thoại trong tiếng Anh. Hơn nữa, các đối tượng giao tiếp
người Việt sử dụng cấu trúc kết thoại một chuỗi rất hạn chế nhưng sử dụng
19
cấu trúc kết thoại hai chuỗi rất thường xuyên. Điều này cho thấy các đối
tượng giao tiếp người Việt có xu hướng kết hợp hai chuỗi bất kỳ để kết thoại.
Ngược lại, những đối tượng giao tiếp người Mỹ lại có xu hướng sử dụng
chuỗi tiền kết thoại một cách độc lập và kết hợp chuỗi kết thúc chủ đề với
chuỗi tiền kết thoại để kết thúc một hội thoại, trong khi các cấu trúc kết thoại
khác lại được sử dụng rất hạn chế.
4.3. Chiến lược kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt trong bối cảnh văn
phòng
Tổng cộng, các đối tượng giao tiếp người Mỹ tạo ra 380 chiến lược kết
thoại trong 232 hội thoại trong khi các đối tượng giao tiếp người Việt tạo ra
452 chiến lược kết thoại trong 186 hội thoại. Trung bình, các đối tượng giao
tiếp người Việt cần khoảng ba chiến lược trong khi các đối tượng giao tiếp
người Mỹ chỉ cần hai chiến lược để kết thúc một hội thoại. Hơn nữa, cách sử
dụng những chiến lược này lại rất khác nhau trong hai ngôn ngữ. Trong những
phần tiếp theo những chiến lược được sử dụng trong mỗi chuỗi kết thoại sẽ
được tổng hợp, phân tích và giải thích.
4.3.1. Chiến lược kết thúc chủ đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
Để kết thúc một chủ đề giao tiếp, các đối tượng giao tiếp người Mỹ và
Việt dùng bốn chiến lược, gồm: sử dụng những biểu hiện đồng ý, sử dụng
những dấu hiệu phân cách, hỏi về chủ đề tiếp theo và thông báo kết thúc chủ
đề. Bốn chiến lược này được sử dụng tương đối đồng đều trong hai ngôn ngữ.
Các đối tượng giao tiếp trong cả hai ngôn ngữ đều có xu hướng sử dụng
những cách gián tiếp để kết thúc chủ đề như sử dụng những biểu hiện đồng ý
hay sử dụng những dấu hiệu phân cách. Hai chiến lược này được xem là
những chiến lược trung tính được sử dụng bởi cả nhân viên và nhà quản lý
trong hai ngôn ngữ. Đặc biệt, chiến lược sử dụng dấu hiệu phân cách được
xem như một cầu nối nhằm kết nối phần thân và phần kết của hội thoại và như
một công cụ thông báo kết thúc của hội thoại.
Trái lại, so với những chiến lược kết thúc chủ đề gián tiếp, chiến lược
kết thúc chủ đề trực tiếp bao gồm hành vi hỏi về chủ đề tiếp theo và thông báo
kết thúc chủ đề được cho là ít lịch sự hơn vì việc sử dụng những chiến lược
này có xu hướng làm cho người nghe cảm thấy đột ngột. Chính vì vậy, những
chiến lược này được sử dụng cực kì hạn chế trong cả hai ngôn ngữ.
4.3.2. Chiến lược tiền kết thoại trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tổng cộng, các đối tượng giao tiếp người Mỹ và Việt sử dụng 15 chiến
lược tiền kết thoại. Những chiến lược này được phân tích theo hai nhóm:
nhóm những chiến lược được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu trước đây và
nhóm những chiến lược chỉ xuất hiện trong dữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
Một mặt, như được bàn đến trong phần tổng quan nghiên cứu, kết quả
của những nghiên cứu trước đây đã tìm ra bảy chiến lược tiền kết thoại và tần
suất xuất hiện của những chiến lược này rất khác nhau. Trong khi bốn chiến
lược gồm đưa ra tóm tắt / kết quả của hội thoại, đề cập đến liên lạc hay hành
20
động ở tương lai, thể hiện lòng biết ơn / cảm ơn / ghi nhận và thông báo cho
người khác về sự cần thiết phải rời đi (lý do) xuất hiện rất thường xuyên thì
ba chiến lược, gồm đưa ra những diễn đạt mong muốn/ quan tâm, bày tỏ lời
xin lỗi, đề cập đến các tình huống / vật thể bên ngoài lại được sử dụng rất hạn
chế trong cả hai ngôn ngữ.
Mặt khác, ngoài những chiến lược có thể xuất hiện trong rất nhiều loại
hội thoại khác nhau, các đối tượng giao tiếp trong hai ngôn ngữ còn sử dụng
những chiến lược đặc trưng giữa nhân viên và nhà quản lý trong bối cảnh văn
phòng. Trong quá trình mã hóa dữ liệu, tám chiến lược được tìm thấy từ dữ
liệu thực tế. Những chiến lược này chưa hề được nhắc tới bởi các nhà nghiên
cứu trước đây. Trong số những chiến lược này, bốn chiến lược xuất hiện trong
cả hai ngôn ngữ, hai chiến lược chỉ xuất hiện trong tiếng Anh và hai chiến
lược còn lại chỉ xuất hiện trong tiếng Việt. Đặc biệt, trong cả hai ngôn ngữ,
những chiến lược này bộc lộ những đặc tính đặc trưng của ngôn ngữ trong văn
phòng giữa những đối tượng giao tiếp không đồng quyền.
Về chi tiết, do không ngang nhau về quyền lực, nhân viên và nhà quản
lý trong cả hai ngôn ngữ có xu hướng sử dụng những chiến lược tiền kết thoại
rất khác nhau. Nhờ có quyền lực, nhà quản lý đóng vai trò kiểm soát cuộc hội
thoại với nhân viên của họ. Nhờ đặc quyền này, họ có quyền chỉ định nhiệm
vụ hoặc hành động cho nhân viên một cách rõ ràng hoặc ngầm định bằng cách
đề cập đến liên lạc hay hành động ở tương lai. Tuy nhiên, mặc dù ở một địa vị
xã hội cao hơn, các nhà quản lý lại có khuynh hướng thể hiện lòng biết ơn,
cảm ơn hoặc công nhận đối với nhân viên của họ vì sự hỗ trợ và cống hiến
của họ. Đặc biệt hơn, nhờ ở vị trí cao hơn và có đủ phẩm chất, các nhà quản lý
người Mỹ thường khen nhân viên trong khi các nhà quản lý người Việt lại có
xu hướng khuyến khích động viên nhân viên của mình như một cách để kết
thoại.
Ngược lại, trong bối cảnh văn phòng, nhân viên đóng vai trò là trợ lý
của các nhà quản lý; do đó, trong giao tiếp, họ thường tuân theo mệnh lệnh
của các nhà quản lý của họ. Trong các hội thoại giữa nhân viên và nhà quản
lý, một số nhiệm vụ hoặc công việc phải được hoàn thành và như thường lệ,
vào cuối hội thoại, nhà quản lý có thể giao nhiệm vụ cho nhân viên hoặc nhân
viên tự nhận nhiệm vụ. Những hành động này được xem là kết quả của hội
thoại.
Đặc biệt, cách cam kết thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi các đối
tượng giao tiếp người Mỹ và Việt là không giống nhau. Trong khi các nhân
viên Mỹ nhận thực hiện một nhiệm vụ hoặc đề cập đến liên lạc hay hành động
ở tương lai thì nhân viên Việt lại trấn an các nhà quản lý của họ. Bằng cách
trấn an các nhà quản lý của mình, các nhân viên Việt không những hứa sẽ
hoàn thành một nhiệm vụ được giao mà còn đảm bảo mang lại kết quả tích
cực cho những nhiệm vụ này.
21