Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty cổ phần dược danapha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.81 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01



ƣ n

n

o





PGS. TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu:...................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..............................................3
7. Bố cục đề tài..............................................................................................3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP...........................................................................................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN VÀ LẬP DỰ TOÁN.................................7

1.1.1. Khái niệm về dự toán & lập dự toán................................................ 7
1.1.2. Phân loại dự toán..............................................................................7
1.1.3. Mục đích và tầm quan trọng của lập dự toán.................................11
1.1.4. Lập dự toán với chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh..................12
1.2. LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP................................... 13
1.2.1. Dự toán tiêu thụ..............................................................................15
1.2.2. Dự toán sản xuất.............................................................................16
1.2.3. Dự toán chi phí bán hàng............................................................... 18
1.2.4. Dự toán chi phí hoạt động khác..................................................... 18
1.2.5. Dự toán tài chính............................................................................19
1.3. QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN.................................................................20
1.3.1. Chuẩn bị lập dự toán...................................................................... 21


1.3.2. Soạn thảo dự toán...........................................................................22
1.3.3. Các mô hình lập dự toán................................................................ 23
1.3.4. Giám sát dự toán............................................................................ 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA.............................................................30
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................. 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của Công ty................................. 31
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty......................33
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty................................38
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƢỢC DANAPHA............................................................................ 39
2.2.1. Kỳ lập dự toán:...............................................................................39
2.2.2. Mô hình lập dự toán:...................................................................... 40

2.2.3. Bộ phận lập dự toán....................................................................... 41
2.2.4. Quy trình lập dự toán..................................................................... 44
2.2.5. Hệ thống báo cáo dự toán...............................................................44
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LẬP DỰ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA........................................... 69
2.3.1. Ƣu điểm của công tác lập dự toán tại công ty :............................. 69
2.3.2. Nhƣợc điểm của công tác lập dự toán tại công ty.........................70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................73
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA.............................................................74
3.1. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP
DỰ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA.........................74


3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƢỢC DANAPHA........................................................................................76
3.2.1. Hoàn thiện kỳ lập dự toán..............................................................76
3.2.2. Hoàn thiện mô hình lập dự toán.....................................................76
3.2.3. Hoàn thiện bộ phận lập dự toán..................................................... 79
3.3. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG LẬP DỰ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC DANAPHA................................................... 79
3.3.1. Hoàn thiện quy trình lập dự toán:...................................................79
3.3.2. Hoàn thiện việc đánh giá trách nhiệm và sự phối hợp của các bộ
phận lập dự toán....................................................................................... 82
3.3.3. Hoàn thiện nội dung lập dự toán.................................................... 84
3.3.4. Hoàn thiện biểu mẫu báo cáo dự toán............................................93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................95
KẾT LUẬN....................................................................................................96
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (BẢN SAO)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NVL

Nguyên vật liệu

CP NVL

Chi phí nguyên vật liệu

SXC

Sản xuất chung

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định


GTGT

Giá trị gia tăng

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

QA


Đảm bảo chất lƣợng

QC

Kiểm tra chất lƣợng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
2.1

Các loại d

2.2

Mục tiêu

2.3

Dự toán t

2.4

Dự toán t

2.5

Dự toán đ


2.6

Dự toán s

2.7

Dự toán c

2.8

Dự toán c

2.9

Dự toán c

2.10

Dự toán c

2.11

Dự toán t

2.12

Dự toán t

2.13


Dự toán c

3.1

Các loại d

3.2

Dự toán g

3.3

Dự toán c

3.4

Dự toán c

3.5

Dự toán l


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
1.1
1.2
1.3
1.4

1.5
2.1
2.2
2.3
2.4.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Xây dựng dự toán ngân sách là một công cụ khá phổ biến mà các doanh
nghiệp đều vận dụng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất. Việc lập dự
toán là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lƣợc trong từng kỳ hoạt động trong
ngắn hạn. Mục đích chủ yếu của lập dự toán là hỗ trợ nhà quản trị trong việc
hoạch định và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Mặt khác lập dự toán giúp cho nhà quản trị dự đoán trƣớc các vấn đề, giải
thích những khoản chênh lệch giữa thực tế so với dự toán đồng thời tổ chức
đánh giá điểm mạnh để củng cố, phát huy, điểm yếu để khắc phục, cải tiến
cách thức quản lý nhằm đề phòng, hạn chế những rủi ro bất định có thể xảy ra
và khuyến khích các nhà quản trị các cấp và nhân viên trong doanh nghiệp cố
gắng để thực hiện các chỉ tiêu dự toán đã đề ra.
Tại công ty Cổ phần Dƣợc Danapha, đã áp dụng từng phần công tác kế
toán quản trị, trong đó việc lập dự toán đƣợc thực hiện vào quý IV hàng năm.
Tuy nhiên công tác lập dự toán ở công ty hiện nay chƣa đầy đủ, công tác lập
dự toán ở khối quản lý còn chung chung, do đó việc phân bổ các nguồn tài
chính cho các mục tiêu cụ thể chƣa hoàn chỉnh, việc đánh giá hoạt động của
các phòng ban chƣa đƣợc đặt ra một cách cụ thể.
Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn tại công ty cũng nhƣ các khoảng trống
nghiên cứu về lập dự toán trong thực tiễn, tác giả đã quyết định chọn đề tài “

Hoàn thiện công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý luận về lập dự toán, luận văn hƣớng đến nghiên
cứu, đánh giá thực trạng công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc
Danapha. Thông qua việc đánh giá những mặt còn hạn chế trong công tác lập


2

dự toán, đề tài đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng lập dự
toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để giải quyết đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần phải trả lời
câu hỏi sau:
- Công tác lập dự toán hiện nay ở công ty đã đáp ứng đƣợc yêu cầu quản
lý chƣa?
- Những yêu cầu nào đặt ra đối với công tác lập dự toán trong thời gian
tới?
4.

Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu



Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những nội

dung về lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha. Công tác lập dự
toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha bao gồm các vấn đề xung quanh quy
trình lập dự toán, nội dung lập dự toán, báo cáo dự toán nhằm cung cấp thông

tin hữu ích cho Nhà quản trị ra quyết định phù hợp và đúng đắn.


Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiên nghiên cứu tại Công ty

Cổ phần Dƣợc Danapha bao gồm tất cả các phòng ban tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh. Số liệu minh họa nghiên cứu trong năm 2016
5. P ƣơn p áp n
-

ên ứu

Đề tài dựa trên phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý cấp

cao ( Ban lãnh đạo, Giám đốc tài chính ) và cấp trung (trƣởng phòng) nhằm
tìm hiểu công tác lập dự toán tại các phòng ban và của công ty.
-

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phƣơng pháp quan sát việc tổ chức quản

lý, thực hiện dự toán của các phòng ban
-

Từ những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp và hệ

thống lại để đánh giá thực trạng về công tác lập dự toán và hiệu quả hoạt động
của Công ty cổ phần dƣợc Danapha


3


6. Ý n ĩ

o

ọc và thực tiễn của luận văn

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đã có những đóng góp về
mặt khoa học và thực tiễn:
-

Về khoa học: Luận văn giúp củng cố lý thuyết về kế toán quản trị, đặc

biệt là lập dự toán trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói
riêng.
-

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp Công ty hoàn

thiện công tác lập dự toán và qua đó có những đóng góp cho việc ra quyết
định, điều hành của ngƣời quản lý.
7. Bố cụ đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lập dự toán trong doanh nghiệp




Chƣơng 2: Thực trạng công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần

Dƣợc Danapha


Chƣơng 3: Hoàn thiện công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần

Dƣợc Danapha
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ngày nay, với xu hƣớng phát triển hội nhập, nhu cầu về thông tin để
kiểm soát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệp
vận dụng công tác lập dự toán để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Dự
toán tổng thể là công cụ quản lý khá phổ biến, do đó để công tác lập dự toán
hiệu quả công ty cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác lập dự toán
về kỳ lập dự toán, mô hình lập dự toán, quy trình lập dự toán và hệ thống báo
cáo dự toán phù hợp với đơn vị mình. Tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha,
công tác lập dự toán đƣợc áp dụng và quan tâm đúng mức. Mặc dù công tác
lập dự toán ở công ty còn bộc lộ nhiều nhƣợc điểm nhƣng nội dung nghiên


4

cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn đối với công ty.
Hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về lập dự toán tại doanh
nghiệp nhƣ là Luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự toán tại Viễn thông
Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Thị Cúc (2011), Luận văn thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, Đại học Đà Nẵng [1]. Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận
cơ bản về lập dự toán trong doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tác lập dự toán
tổng thể tại Viễn thông Quảng Nam, qua đó đánh giá ƣu, nhƣợc điểm và đƣa
ra các giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán tại đơn vị. Ngoài giải pháp

hoàn thiện mô hình lập dự toán, quy trình lập dự toán và các báo cáo dự toán
liên quan thì đề tài còn đƣa ra đƣợc giải pháp hoàn thiện hệ thống đánh giá
trách nhiệm cho các cấp quản lý trong việc lập dự toán tại đơn vị. Tuy nhiên
trong các báo cáo dự toán mà tác giả đƣa ra trong phần giải pháp thực hiện số
liệu còn chung chung, chƣa cụ thể theo từng tháng, quý, gây khó khăn cho
ngƣời sử dụng thông tin và trong chƣơng 2 luận văn chƣa đề câp đến kỳ lập
dự toán tại Viễn thông Quảng Nam.
Năm 2008, đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ý Nguyên Hân
“Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty phân bón Miền Nam”, ngƣời
hƣớng dẫn khoa học TS. Huỳnh Đức Lộng, Trƣờng Đại Học Kinh Tế
TP.HCM [3]. Nội dung đề tài đã đề cập đến vấn đề ngân sách của doanh
nghiệp ở những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, đƣa ra các giải
pháp hoàn thiện và đề xuất phƣơng hƣớng ứng dụng dự toán ngân sách trong
doanh nghiệp sản xuất phân bón. Tuy nhiên, môi trƣờng dự toán không thuận
lợi có nhiều cản trở cho công tác lập dự toán. Công ty có nhiều cơ sở trực
thuộc, có sự phân cấp cao trong công tác quản lý nên khi sử dụng mô hình lập
dự toán theo mô hình thông tin phản hồi làm tốn nhiều chi phí, không đảm
bảo tính kịp thời của dự toán. Mặt khác, đề tài chƣa phân tích hết hệ thống dự
toán ngân sách của doanh nghiệp để có thể đánh giá đƣợc năng lực sản


5

xuất của doanh nghiệp và đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Đề tài
chƣa hoàn thiện các biểu mẫu Báo cáo dự toán riêng của công ty mà vẫn theo
biểu mẫu của Tổng công ty hóa chất Việt Nam.
Luận văn “Hoàn thiện công tác lập dự toán tại công ty cổ phần vật tư và
xây dựng Đắk Lắk” của tác giả Nguyễn Thị Huân (2016), Luận văn thạc sĩ Kế
toán, ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Hoàng Tùng, Trƣờng Đại Học
Kinh Tế Đà Nẵng [4]. Luận văn đã nêu đầy đủ về mặt lý luận cũng nhƣ thực

tiễn về quy trình, phƣơng pháp, nội dung công tác lập dự toán. Bên cạnh đó,
luận văn đã nêu rõ đƣợc đặc điểm sản phẩm và chi phí của ngành xây lắp và
đƣa ra các dự toán phù hợp với ngành xây lắp. Tuy nhiên trong phần đánh giá
thực trạng và hoàn thiện tại công ty, luận văn chƣa đƣa ra đƣợc một số dự
toán quan trọng nhƣ dự toán đầu tƣ, dự toán quỹ lƣơng hay dự toán dự toán
khấu hao. Bởi vì lập những dự toán này sẽ giúp đơn vị xác định lợi nhuận
đƣợc chính xác và hiệu quả.
Đề tài thạc sỹ của tác giả Trần Văn Thoại với luận văn “Hoạch định
ngân sách tại Công ty cổ phần đường Kon Tum” Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. Trƣơng Bá Thanh, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, thực hiện năm
2013 [10]. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác
hoạch định ngân sách tại Công ty cổ phần đƣờng Kon Tum, đƣa ra một số
giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách doanh nghiệp sản xuất
trong ngành mía đƣờng.
Luận văn “Công tác lập dự toán tại công ty TNHH một thành viên Cảng
Đà Nẵng” của tác giả Hoàng Thy Thơ (2014), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Đại học Đà Nẵng [9]. Tác giả đã hệ thống hóa và phát triển hoàn chỉnh
thêm những vấn đề cơ bản về dự toán từ đó có thể khẳng định đƣợc vai trò dự
toán rất quan trọng. Ngoài ra tác giả cũng đƣa ra mô hình, quy trình và hệ
thống dự toán phù hợp với đặc điểm và chức năng sản xuất của công ty. Bên


6

cạnh đó, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng lập dự toán của công ty, phân
tích những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại của công tác lập dự
toán. Từ đó tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các loại dự toán một
cách chi tiết về sản lƣợng và doanh thu.
Điểm chung của các luận văn trên là xác định đúng đối tƣợng nghiên
cứu và vận dụng phù hợp phƣơng pháp nghiên cứu. Hầu hết các đề tài đã khái

quát đƣợc cơ sở lý luận về lập dự toán doanh nghiệp một cách khoa học. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu đã đánh giá đƣợc thực trạng công tác lập dự toán tại
đơn vị và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên các nghiên cứu trên
chƣa có nghiên cứu nào nói về công tác lập dự toán tại công ty dƣợc. Do đó,
việc nghiên cứu về công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha
của tác giả là điều hoàn toàn hợp lý. Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của công
tác lập dự toán của các nghiên cứu trên là nền tảng để tác giả có cơ sở vận
dụng vào thực tế công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dƣợc Danapha.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ TOÁN VÀ LẬP DỰ TOÁN
1.1.1. K á n ệm về

ự toán & lập ự toán

- Khái niệm về dự toán
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà có nhiều định nghĩa khác nhau về dự
toán. Một trong những định nghĩa phổ biến của dự toán là: Dự toán chính là
một sự tính toán, dự tính hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời
gian xác định trong tƣơng lai. Dự toán không chỉ đề xuất các công việc cần
phải thực hiện, mà còn chỉ rõ cách để thực hiện các công việc đó.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang [5,tr.163], dự toán là những dự kiến,
những phối hợp chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ và đƣợc biểu hiện bằng một hệ thống chỉ tiêu dƣới

dạng số lƣợng và giá trị.
Theo PGS.TS Trƣơng Bá Thanh (2008), dự toán là việc ƣớc tính toàn bộ
thu nhập, chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ để đạt đƣợc một mục
tiêu nhất định. Theo nghĩa rộng dự toán đƣợc hiểu là dự kiến các công việc,
nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu trong một tổ chức.
Từ những khái niệm trên, dự toán đƣợc hiểu là việc dự tính bằng tiền
tình hình hoạt động của doanh nghiệp với các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc
mục tiêu của tổ chức trong một thời kỳ. Lập dự toán là những tính toán, dự
kiến một cách toàn diện mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt
đƣợc trong kỳ hoạt động.
1.1.2. P ân loạ

ự toán

a. Phân loại theo chức năng
-

Dự toán tổng thể là sự tính toán chỉ rõ cách thức huy động, sử dụng

vốn và các nguồn khác để thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Thông tin trên


8

dự toán là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận và từng cá
nhân trong bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tố chức và hoạch định
trong doanh nghiệp.
-

Dự toán hoạt động là dự toán phản ảnh mức thu nhập và chi phí đòi


hỏi để đạt mục tiêu lợi nhuận. Là dự toán liên quan đến các hoạt động của
doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể, các hoạt động kinh doanh nhƣ mua
hàng, sản xuất, bán hàng, quản lý và xác định kết quả kinh doanh. Trong đó,
dự toán tiêu thụ nhằm dự đoán tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
trong kỳ dự toán, đƣợc lập trên cơ sở dự báo tiêu thụ. Dự toán sản xuất đƣợc
áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, sau khi dự toán tiêu thụ đƣợc lập
xong thì dựa vào dự toán này để lập dự toán sản xuất. Dự toán sản xuất đƣợc
lập nhằm xác định số lƣợng sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng đủ yêu cầu tiêu
thụ trong kỳ và yêu cầu tồn kho cuối kỳ. Từ dự toán sản xuất sẽ lập các dự
toán nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp và dự toán chi phí
sản xuất chung.
Đối với các doanh nghiệp thƣơng mại, dự toán mua hàng đƣợc lập thay
cho dự toán sản xuất nhằm xác định lƣợng hàng hóa cần tiêu thụ trong kỳ và
số lƣợng hàng tồn kho cần thiết. Từ đó sẽ lập dự toán chi phí bán hàng, dự
toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh.
-

Dự toán tài chính là dự toán cho các hoạt động tài chính và đầu tƣ

nhƣ về cách thức huy động các nguồn tài chính doanh nghiệp. Dự toán tài
chính bao gồm các dự toán liên quan đến tiền tệ nhƣ: Dự toán tiền, Dự toán
vốn đầu tƣ, dự toán bảng cân đối kế toán... Trong đó, Dự toán tiền là lên kế
hoạch chi tiết việc thu, chi tiền. Dự toán vốn đầu tƣ là kế hoạch đầu tƣ thêm
các tài sản dài hạn và vốn trong doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Dự
toán bảng cân đối kế toán trình bày tổng quan tình hình tài sản và nguồn vốn
tại một thời điểm nhất định trong kỳ dự toán.


9


b. Phân loại theo theo mức độ hoạt động
-

Dự toán cố định là dự toán với các số liệu cố định, ứng với một mức

doanh thu dự kiến cho trƣớc nào đó. Dự toán cố định sẽ không có sự thay đổi
hay điều chỉnh gì bất kể sự thay đổi của điều kiện dự toán.
-

Dự toán linh hoạt là dự toán cung cấp cho đơn vị khả năng tính toán ở

các mức doanh thu, chi phí khác nhau. Dự toán linh hoạt giúp các nhà quản lý
giải quyết các vấn đề không chắc chắn bằng cách xem trƣớc kết quả ở các
mức doanh thu, chi phí khác nhau. Các nhà quản lý thƣờng thích sử dụng dự
toán linh hoạt hơn dự toán cố định vì khi sử dụng dự toán linh hoạt nhà quản
lý có thể đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên sau khi kiểm soát
tác động ảnh hƣởng từ doanh số
c. Phân loại theo thời gian
- Dự toán ngắn hạn là dự toán phản ánh kế hoạch kinh doanh và kết quả
dự tính của một tổ chức trong một kỳ kế hoạch, kỳ kế hoạch này có thể là một
năm hay dƣới một năm, kỳ kế hoạch này thƣờng trùng với kỳ kế toán của
doanh nghiệp. Dự toán ngân sách ngắn hạn thƣờng liên quan đến việc mua
hàng, bán hàng, doanh thu, chi phí, bao nhiêu sản phẩm sẽ đƣợc tiêu thụ, mức
giá tiêu thụ, giá vốn tiêu thụ, các khoản tài chính cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp trong kỳ dự toán. Dự toán ngân sách ngắn hạn đƣợc lập hàng
năm, trƣớc khi kết thúc niên độ kế toán nhằm hoạch định kế hoạch kinh
doanh cho năm tiếp theo.
-


Dự toán dài hạn là dự toán đƣợc lập cho một khoảng thời gian dài có

thể là 2, 5, 7, 10 năm. Dự toán ngân sách dài hạn thƣờng liên quan đến việc
mua tài sản dài hạn nhƣ đất đai, nhà xƣởng, kênh phân phối, nghiên cứu và
phát triển và các hoạt động kinh doanh trên 1 năm. Đây là việc sắp xếp các
nguồn lực để thu đƣợc lợi nhuận dự kiến trong một thời gian dài. Đặc điểm
của loại dự toán này là rủi ro cao, thời gian từ lúc đƣa vốn vào hoạt động đến


10

lúc thu đƣợc lợi nhuận tƣơng đối dài. Dự toán dài hạn khuyến khích các nhà
quản lý chủ yếu sử dụng kiến thức chuyên môn để phán đoán các sự kiện xảy
ra trong tƣơng lai.
d/ Phân loại theo mức độ phân tích
Theo cách phân loại này thì dự toán chia làm hai loại: dự toán gốc và dự
toán cuốn chiếu ( Huỳnh Đức Lộng, 2013).
-

Dự toán gốc

Dự toán gốc là loại dự toán khi lập phải gạt bỏ hết những số liệu dự toán
đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh nhƣ mới bắt đầu.
Dự toán đƣợc lập dựa trên xem xét khả năng thu nhập, những khoản chi phí
phát sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp để lập các báo
cáo dự toán. Các báo cáo dự toán này sẽ không phụ thuộc vào số liệu của các
báo cáo dự toán cũ. Dự toán từ gốc không theo khuôn mẫu các báo cáo dự
toán cũ, vì thế nó đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính chủ động,
sáng tạo và tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lập dự toán.
-


Dự toán cuốn chiếu

Dự toán cuốn chiếu hay còn gọi là dự toán nối mạch. Theo phƣơng pháp
này thì bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo cáo dự toán cũ của doanh
nghiệp và điều chỉnh theo những thay đổi trong thực tế để lập các báo cáo dự
toán mới. Dự toán cuốn chiếu thƣờng đƣợc lập cho một năm tài chính và chia
thành những kế hoạch quý hay tháng. Trong trƣờng hợp có sự thay đổi mức
độ hoạt động hoặc có sự chênh lệch giữa báo cáo dự toán ngân sách cũ và số
liệu thực tế thì sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc sửa đổi dự toán cũ cho phù hợp
với tình hình thực tế rồi mới dùng làm cơ sở cho việc lập dự toán tháng tiếp
theo.


11

1.1.3. Mụ đí và tầm qu n trọn ủ lập ự toán a. Mục
đích của lập dự toán:
Dự toán là công cụ quản lý giúp việc lập kế hoạch, kiểm soát các nguồn
tài chính của một tổ chức.
Dự toán giúp phát hiện sự trì trệ tiềm ẩn ở các khâu sản xuất kinh doanh
để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo sự phối hợp hoạt động nhịp
nhàng giữa các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Dự toán giúp hoạch định cụ thể các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh
nghiệp nhƣ: hoạch định về sản lƣợng tiêu thụ, số lƣợng sản xuất, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
-

Dự toán giúp nhà quản trị cụ thể hoá các mục tiêu của doanh nghiệp


bằng số liệu. Việc so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đã đề ra, nhà quản
trị dễ dàng thấy đƣợc bộ phận nào trong doanh nghiệp không hoàn thành chỉ
tiêu đề ra, từ đó tìm hiểu nguyên nhân vì sao hoạt động của bộ phận không
hiệu quả và có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
-

Các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp thƣờng có những quyền

hạn, năng lực riêng khác nhau. Quá trình lập dự toán đã tăng cƣờng sự hợp
tác, tham gia, trao đổi công việc giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Nhờ
đó dự toán đảm bảo hoạt động của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung
của toàn doanh nghiệp
-

Các bộ phận xem các chỉ tiêu trong dự toán là kim chỉ nam cho hoạt

động của các bộ phận. Vì vậy, dự toán thể hiện sự cam kết của một bộ phận
đối với mục tiêu đặt ra tƣơng ứng với dự toán đƣợc giao.
- Dự toán giúp nhà quản trị phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó
sẽ có những cơ sở phân tích, lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn trƣớc khi
chúng xảy ra để có những biện pháp đúng đắn khắc phục kịp thời


12

-

Dự toán tạo cơ sở cho việc giải trình trách nhiệm và tính minh bạch.


-

Dự toán ngân sách là căn cứ để khai thác các khả năng tiềm tàng về

nguồnlực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
b. Tầm quan trọng của lập dự toán
-

Dự toán không những giúp điều phối các hoạt động của nhà quản lý và

các bộ phận khác nhau, mà còn buộc nhà quản lý phải chuẩn bị cho những
thay đổi của môi trƣờng kinh doanh để đảm bảo tổ chức đạt đƣợc mục tiêu
mong muốn.
- Dự toán trở thành thƣớc đo để giám sát các hoạt động thực tế, vì vậy
dự toán là cách thức tin cậy để phân tích hiệu quả kinh doanh thực tế.
-

Dự toán là cách để tổ chức thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ

tiến triển và thích ứng của kế hoạch kinh doanh.
Để công tác lập dự toán phản ánh đúng tiềm năng thực tế của doanh
nghiệp, khi lập dự toán doanh nghiệp phải xem xét các thủ tục phù hợp nhằm
xác định đƣợc những công việc cần làm, chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp, thời gian thực hiện, độ bất ổn của môi trƣờng và tiềm năng kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.4. Lập ự toán v

ến lƣợ và

ến t uật


n

on

Quá trình dự thảo dự toán là một biện pháp ngắn hạn, là một phần của
chiến lƣợc kinh doanh tổng thể. Nó là một chiến thuật đƣợc sử dụng trong
việc triển khai các hoạt động mà các nhà quản trị cấp cao sẽ hạch định. Nó
đƣợc tích hợp trong kế hoạch kinh doanh và quá trình kiểm soát. Các nhà
quản lý cấp cao sẽ chọn những phƣơng án chiến lƣợc nào có tiềm năng lớn
nhất để đạt đƣợc mục tiêu và tạo ra những kế hoạch dài hạn nhằm thực thi
những chiến lƣợc này.
Chiến lƣợc kinh doanh là tầm nhìn mà doanh nghiệp muốn thực hiện
trong một khoảng thời gian ( khoảng ba đến năm năm). Chiến lƣợc kinh
doanh gồm việc thiết lập mục tiêu tổng thể và xác định lộ trình hành động. Vì


13

vậy đòi hỏi phải phân tích môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp bằng việc
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Cùng với việc xây dựng
chiến lƣợc dài hạn, doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn bằng
kế hoạch kinh doanh.
1.2. LẬP DỰ TOÁN TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP
Lập dự toán giúp các nhà quản trị thấy trƣớc đƣợc sự biến động tài
chính của doanh nghiệp, từ đó có thể tận dụng, khai thác những mặt mạnh của
doanh nghiệp hoặc đƣa ra các biện pháp khắc phục những tồn đọng. Vì vậy,
dự toán có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để đảm bảo dự toán có tính khả thi cao khi xây dựng dự toán cần dựa vào
những cơ sở khoa học sau:

-

Dựa vào kết quả hoạt động của kỳ trƣớc, năm trƣớc

-

Dựa vào các điều kiện dự kiến trong tƣơng lai nhƣ: các chính sách

kinh tế, biến động giá cả trên thị trƣờng , lạm phát, kế hoạch phát triển dài
hạn của doanh nghiệp.
-

Dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp nhƣ: quy mô hoạt

động, nguồn lực lao động, chất lƣợng lao động.
-

Dựa vào trình độ chuyên môn của ngƣời xây dựng dự toán.

-

Dựa vào hệ thống định mức chi phí. Định mức chi phí phải đƣợc xây

dựng một cách khoa học và phù hợp với thực tế.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là đa
dạng nên trình tự lập dự toán ở các doanh nghiệp cũng khác nhau, không theo
một trình tự cụ thể nào. Trình tự chung đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:


14


Dự toán tiêu thụ

Dự toán chi phí
bán hàng

Dự toán báo kết
quả kinh doanh

Dự toán
vốn


Sơ đồ 1.1. Trình tự xây dựng dự toán trong doanh nghiệp sản xuất
(Nguồn: PGS.TS Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình kế toán quản trị,
NXB
Giáo dục)


15

1.2.1. Dự toán t êu t ụ
Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể doanh nghiệp, vì dự
toán này sẽ xác lập mục tiêu của doanh nghiệp với thị trƣờng, với môi
trƣờng. Hơn nữa về mặt lý thuyết tất cả các dự toán khác của doanh nghiệp
đều dựa vào dự toán tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ chi phối đến các dự toán khác,
vì vậy nếu xây dựng không chính xác sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của dự
toán tổng thể doanh nghiệp. Dự toán tiêu thụ đƣợc lập dựa trên dự báo tiêu
thụ, mà cụ thể là dự kiến số lƣợng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá bán trong kỳ
kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Khi lập dự toán tiêu thụ, các nhà quản lý cần xem xét đến tình hình tiêu
thụ của các kỳ trƣớc, hay tính thời vụ sản phẩm trong các phƣơng pháp dự
báo, chính sách giá cả sản phẩm, và khả năng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng bởi tính thời vụ thì khi xây
dựng dự toán phải tính đầy đủ mức ảnh hƣởng này, và có phƣơng pháp tính
đến tính thời vụ trong các phƣơng pháp dự báo.
Ngoài ra, khi lập dự toán tiêu thụ cũng cần phải xem xét chính sách
quảng cáo, khuyến mãi của hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, hay thu nhập
của ngƣời tiêu dùng để từ đó có thể lập dự toán tiêu thụ cho từng vùng, miền
và cho từng loại sản phẩm. Nhƣ vậy, nó không những giúp đỡ cho nhà quản
trị trong việc tổ chức thực hiện mà còn cho phép đánh giá kết quả và thành
tích của các vùng khi so sánh kết quả thực hiện và mục tiêu đạt đƣợc.
Xu hƣớng phát triển kinh tế của ngành, lĩnh vực mà đơn vị hoạt động và
những dự kiến biến động về kinh tế, xã hội trong và ngoài nƣớc cũng là cơ sở
để bộ phận lập dự toán tiêu thụ cần quan tâm.
Dự toán doanh thu = Dự toán sản phẩm tiêu thụ X Đơn


×