Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------

LÊ THỊ CẨM NHUNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN
TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

Đà Nẵng - Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................3
5. Kết cấu của luận văn..............................................................................4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN .. 10

1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN.........................10
1.1.1. Khái niệm kinh tế tƣ nhân.............................................................10
1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế tƣ nhân.............................................13
1.1.3. Đặc điểm của kinh tế tƣ nhân........................................................13


1.1.4. Ƣu điểm và nhƣợc điểm kinh tế tƣ nhân......................................16
1.1.5. Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 19

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KTTN.............21
1.2.1. Sự phát triển số lƣợng doanh nghiệp.............................................21
1.2.2. Gia tăng các nguồn lực trong kinh tế tƣ nhân............................... 22
1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh..........................................28
1.2.4. Các liên kết sản xuất......................................................................30
1.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ...........................................................30
1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh............................................ 32
1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN .. 35

1.3.1. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên.............................................. 35
1.3.2. Về điều kiện xã hội........................................................................ 36
1.3.3. Về điều kiện kinh tế....................................................................... 37


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ..........................................41
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ..................................................................... 41
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.......................................................... 41
2.1.2. Về đặc điểm xã hội........................................................................ 44
2.1.3. Về tăng trƣởng kinh tế...................................................................44
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
TỈNH QUẢNG TRỊ.........................................................................................45
2.2.1. Sự phát triển số lƣợng các doanh nghiệp...................................... 45
2.2.2. Thực trạng về các nguồn lực trong phát triển KTTN....................47
2.2.3. Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh..............57

2.2.4. Thực trạng về các mối liên kết của các doanh nghiệp...................61
2.2.5. Thực trạng về thị trƣờng tiêu thụ...................................................63
2.2.6. Kết quả sản xuất của các doanh nghiệp......................................... 65
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KTTN TẠI THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ..................................................................... 68
2.3.1. Thành công.....................................................................................68
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 69
2.3.3. Nguyên nhân các hạn chế.............................................................. 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................75
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ........................76
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP................................................. 76
3.1.1. Xu hƣớng phát triển của KTTN.................................................... 76
3.1.2. Tác động của hội nhập đến KTTN.................................................78


3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển KTTN thành phố Đông Hà thời gian tới80

3.1.4. Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp......83
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRONG THỜI
GIAN ĐẾN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ..............................84
3.2.1. Phát triển số lƣợng các doanh nghiệp............................................84
3.2.2. Tăng cƣờng các yếu tố nguồn lực................................................. 89
3.2.3. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh.......................94
3.2.4. Tăng cƣờng các hình thức liên kết................................................ 95
3.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ...........................................................96
3.2.6. Tăng kết quả sản xuất kinh doanh..................................................97
KẾT LUẬN.................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bq

Bình quân

C.ty

Công ty

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

DT

Doanh thu

ĐVT


Đơn vị tính

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

KTTN

Kinh tế tƣ nhân

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Bảng số lƣợng cơ sở sản xuất kinh doanh


46

2.2.

Bảng tình hình nguồn nhân lực DN KTTN thành phố
Đông Hà

49

2.3.

Bảng trình độ đào tạo của giám đốc các DN khu vực
KTTN

51

2.4.

Bảng lợi thế về mặt bằng của cơ sở sxkd

52

2.5.

Bảng phƣơng tiện bảo quản, vận chuyển hàng hóa các DN

54

2.6.


Bảng vốn CSH bình quân 1 doanh nghiệp qua các năm

54

2.7.

Bảng trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị các DN

58

2.8.

Bảng doanh nghiệp KTTN theo loại hình doanh nghiệp

58

2.9.

Bảng doanh nghiệp KTTN theo nghành nghệ KD

61

2.10.

Bảng thực trạng về tham gia hiệp hội của DN năm 2015

62

2.11.


Bảng lợi nhuận sau thuế bình quân của một DN

63

2.12.

Bảng doanh thu bình quân của 1 DN

66

2.13.

Bảng tiền lƣơng 1 tháng bình quân của 1 lao động qua các
năm

69


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Biểu đồ tốc độ phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất kinh

doanh các năm tại thành phố Đông Hà giai đoạn 2011 – 2015

47

2.2.

Biểu đồ cơ cấu lao động các ngành nghề tại thành phố
Đông Hà giai đoạn 2011 – 2015

50

2.3.

Biểu đồ tỷ lệ mức thuận lợi của mặt bằng kinh doanh
thành phố Đông Hà năm 2015

53

2.4.

Biểu đổ tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2015 của các doanh
nghiệp thành phố Đông Hà

55

2.5.

Biểu đồ cơ cấu kinh tế của thành phố Đông Hà giai đoạn
2011 – 2015


61

2.6.

Biểu đồ lợi nhuận sau thuế bình quân của 1 doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2011 -2015

64

2.7.

Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng doanh thu các ngành nghề trên
địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2011 -2015

67


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nƣớc ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với
mục tiêu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020. Thực hiện phát
triển kinh tế nhiều thành phần , kinh tế Nhà nƣớc làm chủ đạo có sự điều tiết
của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chu nghĩa. Tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế ngoài quóc doanh có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự phát
triển chung của đất nƣớc
Qua một thời gian thực hiện, với chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, Nhà
nƣớc, nền kinh tế nƣớc ta có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Thu hút rất nhiều nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài vào làm ăn, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong

nƣớc. Với chủ trƣơng phát triển đa dạng hóa nền kinh tế và các thành phần
kinh tế, đất nƣớc thay đổi đi lên từng ngày. Từ thành thị tới nông thôn, các
nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra. Các khu đô thị mới,
các công trình phúc lợi đƣợc hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm
đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phƣơng.
Kinh tế phát triển, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng phát triển theo.
Đặc biệt, các nhà máy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân là nơi thu
hút một lực lƣợng lớn lao động của đấ nƣớc
Kinh tế tƣ nhân đƣợc xác định là một giai đoạn phát triển cao của kinh
tế hàng hóa. Chƣa có một nƣớc nào thành công trong phát triển nền kinh tế
thị trƣờng lại thiếu khu vực kinh tế tƣ nhân. Kinh tế tƣ nhân nhƣ là một động
lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
Đảng và nhà nƣớc đã không ngừng nghiên cứu đƣa ra các chủ trƣơng, hoàn
thiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó có chính sách đối với sự phát


2

triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần
kinh tế tƣ nhân không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của
nền kinh tế đất nƣớc. Để có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những
chiến lƣợc và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển khối tƣ nhân, thành phố
Đông Hà cũng cần có những giải pháp thiết thực để tạo môi trƣờng thuận lợi
cho các doanh nghiệp này phát triển.
Trƣớc đây khi chƣa có chính sác khuyến khích sự phát triển đối với kinh
tế tƣ nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân, chỉ có loại
hình kinh tế tập thể, kinh tế nhà nƣớc tồn tại. Một lƣợng lớn nguồn lực đã bị
lãng phí, không đƣợc huy động vào sản xuất kinh doanh.
Từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khu

vực KTTN đƣợc tạo điều kiện phát triển song hành cùng nhiều khu vực kinh
tế khác. Thực tế đã khẳng định vai trò, cũng nhƣ đóng góp lớn của KTTN vào
sự phát triển chung của cả nƣớc, của thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị nói
riêng. Hiện nay, khi nƣớc ta đã gia nhập WTO, hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới, đứng trƣớc nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế đất
nƣớc, trong đó có sự tác động tới khu vực kinh tế tƣ nhân
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng nhƣ tác động của
KTTN tới sự phát triển kinh tế là rất cần, từ đó kịp thời có các giải pháo phát
huy những mật mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ chế thức
đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế
địa phƣơng và cả nƣớc. Với ý nghĩa lý luận và mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của thành phố Đông Hà nói chung và phát triển khối tƣ nhân trên địa bàn
thành phố nói riêng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế
tƣ nhân trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tƣ nhân và
phát triển kinh tế tƣ nhân.
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế tƣ nhân, nguyên nhân của các mặt
hạn chế ảnh hƣởng đến sự phát triển thành phần kinh tế này tại thành phố
Đông Hà trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn thành phố Đông Hà
trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề về phát triển kinh tế tƣ nhân của
thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu :

Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản
của phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
thông qua các loại hình doanh nghiệp của thành phần KTTN gồm: doanh
nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. (Kinh tế cá thể, hộ gia đình
cũng thuộc khu vực KTTN tuy nhiên do giới hạn về số liệu nên đề tài giới hạn
phạm vi nghiên cứu chỉ bao gồm 3 loại hình doanh nghiệp trên).
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung trên địa bàn thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển KTTT giai đoạn 2011 2015. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp

sau:
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống
- Phƣơng pháp thống kê mô tả


4

- Phƣớng pháp phân tích so sánh
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát
- Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp trong luận văn đƣợc thu thập chủ yếu từ
Niên giám thống kê thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
Số liệu sơ cấp: Để thu thập đƣợc số liệu sơ cấp, tác giả luận văn đã thiết
kế bảng câu hỏi phục vụ điều tra khảo sát (Phụ lục). Với phƣơng pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên sau khi lập ra danh sách các doanh nghiệp tƣ nhân có trên địa
bàn thành phố Đông Hà. Với hơn 800 doanh nghiệp khu vực tƣ nhân năm
2015, tác giả sẽ chọn ra các doanh nghiệp ngẫu nhiên để điều tra thu thập để
200 phiếu điều tra tức có 200 doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc khảo sát. Từ những

thông tin thu đƣợc, tác giả sẽ sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả, so sánh,
… để phân tích dữ liệu phục vụ bài viết luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận phát triển kinh tế tƣ nhân
Chƣơng 2. Thực trạng phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Chƣơng 3. Giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
-

MPDF, 1997: Khu vực kinh tế tƣ nhân mới nổi lên và sự nghiệp công

nghiệp hoá ở Việt Nam. Dựa trên đánh giá các tài liệu thứ cấp và các cuộc
phỏng vấn sâu với khoảng 50 công ty tƣ nhân trong mùa hè 1996, Công ty
James Riedel đi thay mặt cho chƣơng trình phát triển dự án Mêkong (MPDF)
để soạn thảo báo cáo này. Là nơi quy tụ nhiều nhà tài trợ và do công ty tài


5

chính quốc tế quẩn lý, chƣớng trình phát triển dự án Mekong đƣợc ra đời
nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực tƣ nhân ở ba nƣớc Việt Nam, Lào và
Campuchia. Trình bày tầm quan trọng của các doanh nghiệp tƣ nhân vừa và
nhỏ, quy mô và cơ cấu khu vực kinh tế tƣ nhân mới nổi lên và sự nghiệp công
nghiệp hóa ở Việt Nam. Những vấn đề các công ty tƣ nhân phải đối mặt.
- TS. Trần Tiến Cƣờng, Hà Nội 2011 “Đổi mới tƣ duy về vai trò, vị trí
doanh nghiệp nhà nƣớc trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa

ở nƣớc ta”. Đề tài nêu rõ trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở nƣớc ta, vai trò, vị trí DNNN gắn liền với vai trò của KTNN
và phụ thuộc vào vai trò KTNN trong kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
Các kỳ đại hội Đảng trƣớc đây cũng nhƣ Đại hội XI vừa qua tiếp tục khẳng
định KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đây là một chủ trƣơng nhất
quán của Đảng. Điểm xuất phát và cũng là điểm tựa của việc định vị lại vai
trò, vị trí của DNNN, nhƣ trên đã nêu, đó là nhận thức mới về vai trò chủ đạo
của KTNN mà hồn cốt của nó là nhận thức đúng đắn về tính chủ đạo và đặc
điểm của tính chủ đạo của KTNN.
- TS. Đỗ Quang Vinh với đề tài “Phát triển kinh tế tƣ nhân ở các tỉnh
miền núi Tây Bắc nƣớc ta hiện này”, Hà Nội 2005. Trên cơ sở khái quát
những vấn đề lý luận vè KTTN và phân tích đánh giá thực trạng phát triển
khu vực KTTN ở các tỉnh miền núi Tây bác, rút ra những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp
cơ bản để phát triển KTTN phù hợp với đặc điểm vùng. Đề tài làm rõ những
đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Tây bắc ảnh
hƣởng đến phát triển KTTN của vùng, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải
pháp chủ yếu để phát triển KTTN phù hợp với đặc điểm của vùng.
-

Nguyễn Đình Luận, phát triển & Hội nhập số 25(35) - Tháng 11-

12/2015: “Vai trò của kinh tế tƣ nhân với tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam”.


6

Với một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển, không còn dừng
lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ƣu tiên thành phần kinh tế nào mà cần
nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh tế riêng,

dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tƣ liệu sản xuất. Vì vậy, điều quan
trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng
chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng và phát
triển kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp
cho nền kinh tế nƣớc nhà ngày càng vững mạnh. Vấn đề hiện nay, không còn
dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ƣu tiên thành phần kinh tế nào
mà cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh
tế riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tƣ liệu sản xuất. Đề tài
nêu rõ đƣợc điều quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần
kinh tế và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình
tăng trƣởng và phát triển kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào
kinh tế quốc tế giúp cho nền kinh tế nƣớc nhà ngày càng vững mạnh mẽ.
- Phạm Minh Chính – Vƣơng Quân Hoàng : “Kinh tế Việt Nam : Thăng
trầm và đột phá”, Hà Nội 2009. Đề tài làm nổi bật đƣợc tầm quan trọng cũng
nhƣ đóng góp của kinh tế tƣ nhân vào nền tăng trƣởng kinh tế, bên cạnh đó
còn làm rõ đƣợc thực trạng phát triển của KTTN tại Việt Nam. Cụ thể, Việt
Nam có khu vực doanh nghiệp tƣ nhân chƣa đủ mạnh. Vấn đề không chỉ phụ
thuộc vào chính phủ tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân phát triển, mà còn lệ
thuộc vào chính mong muốn và nỗ lực phát triển của các doanh nhân Việt
Nam
-

TS. Vũ Tiến Lộc bài viết: “Kinh tế tƣ nhân phải là đầu kéo đoàn tàu

của kinh tế thị trƣờng”, Hà Nội 2015. Quá trình phát triển số lƣợng doanh
nghiệp phải gắn với nâng cao chất lƣợng doanh nghiệp thành lập mới trong
nền kinh tế. Một trong những yêu cầu quan trọng trong thời gian tới là phải


7


làm thế nào để nâng cao đƣợc năng lực của khu vực kinh tế tƣ nhân để tham
gia vào các chuỗi giá trị. Giải pháp đƣợc đƣa ra ở đây là cần nâng cao đƣợc
chất lƣợng của công tác dạy nghề, tái cấu trúc lại công tác dạy nghề, tăng
cƣờng sự đầu tƣ của khu vực kinh tế tƣ nhân và hợp tác quốc tế để làm sao
để hệ thống dạy nghề đạt đƣợc chuẩn mực quốc tế. Thị trƣờng là cơ chế vận
hạnh của nền kinh tế Việt Nam nhƣ con tàu cao tốc, thì đƣờng ray chính là
kinh tế thị trƣờng, còn đầu máy chính là kinh tế tƣ nhân cũng là động lực
kinh tế
- GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS Nguyễn Quốc Tế và TS Lƣơng
Minh Cừ (2003), Sở hữu tƣ nhân và kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Sách tham khảo, NXB Tổng
hợp, TP Hồ Chí Minh. Công trình nêu lên các yếu tố khách quan của KTTN,
nhấn mạnh vai trò của Sở hữu tƣ nhân và kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam
- Công trình “Phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả TS. Nguyễn Minh Tuấn
năm 2011, TP.Hồ Chí Minh là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát
triển kinh tế tƣ nhân. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về
phát triển kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Công trình đánh giá đƣợc thực trạng phát triển, cũng nhƣ tác động của kinh
tế tƣ nhân tới sự phát triển kinh tế và đƣa ra đƣợc các giải pháp phát huy
những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, đƣa ra các cơ chế thúc
đẩy khuv ực kinh tế tƣ nhân tiếp tục phát triẻn, đóng góp nhiều hơn nữa cho
kinh tế cả nƣớc
-

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII, 2016 - Hà Nội. Nghị

quyết Đại hội XII đã có một một bƣớc phát triển mới về nhìn nhận vai trò của
kinh tế tƣ nhân và đƣợc đông đảo dƣ luận trong và ngoài nƣớc đánh giá cao.

Đó là sự xác nhận “kinh tế tƣ nhân là động lực quan trọng ” và “ tạo mọi điều


8

kiện thuận lợi phát triển mạnh các doanh nghiệp trong khu vực KTTN đẻ tạo
động lực nâng cao nâng lực cạnh tranh của nền kinh tế” trong sự phát triển
của đất nƣớc. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng đó không chỉ là một sự xác
nhận vai trò mới của kinh tế tƣ nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để
thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới.
- Trong bài viết:” Giải pháp trọng yếu để kinh tế tƣ nhân bứt phá” của
Tạp chí tài chính – kinh tế, 2016 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực
kinh tế tƣ nhân trong việc đảm bảo phúc lợi và thu nhập cho ngƣời lao động
cả nƣớc, cũng chính là chìa khóa để mở đƣờng dịch chuyển lên vị trí cao hơn
trong chuỗi giá tri các nƣớc công nghiệp hóa sớm Đông Á. Bên cạnh đó, bài
viết đã thể hiện đƣợc thành phần kinh tế tƣ nhân đƣợc đánh giá là động lực
cơ bản để kinh tế Việt Nam bứt phá mạnh mẽ trong tƣơng lại và có những
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với thành phần kinh tế tƣ nhân
Việt Nam.
- Nguyễn Trần Bạt, Với cuốn sách “ Cải cách và phát triển”, 2008 đã
nhấn mạnh rằng ”Mở rộng không gian tự do cho kinh tế tƣ nhân là giải pháp
hữu hiệu giúp cho mỗi quốc gia không bị tụt hậu trên đƣờng đua phát triển.”
Tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế tƣ nhân và các giá trị
chân chính của nó. Chỉ rõ rằng, kinh tế tƣ nhân là “ Phƣơng tiện hiệu quả
nhất để phát triển kinh tế”, kinh tế tƣ nhân có sự tƣơng thích rất cao với kinh
tế thị trƣờng, đặc biệt là khi tính chất mở của thị trƣờng ngày càng tăng, sự
hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và
tự chủ trong hoạt động kinh doanh, điều này vốn là nhƣợc điểm của kinh tế
nhà nƣớc.
Những bài viết này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong phát triển

kinh tế tƣ nhân ở Việt nam cũng nhƣ ở tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu sâu và cập nhật về thực trạng phát triển kinh tế tƣ nhân ở Quảng


9

Trị một cách có hệ thống cùng với những so sánh và bài học kinh nghiệm từ
các khu vực kinh tế khác vẫn luôn luôn cần thiết và mang tính thời sự đối với
phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.


10

CHƢƠNG 1

CƠ SƠ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN
1.1 . KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN
1.1.1 . Khái niệm kinh tế tƣ nhân
KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tƣ nhân về
toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) đƣợc đƣa vào sản xuất
kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự
chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô,
phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh trƣớc pháp luật của Nhà nƣớc.
Khu vực kinh tế tƣ nhân: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị đƣợc
tổ chức dựa trên sở hữu tƣ nhân. Hiện nay ở các quốc gia có rất nhiều cách
hiểu khác nhau về kinh tế tƣ nhân. Ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt
động kinh tế không thuộc khu vực kinh tế nhà nƣớc thì đều đƣợc coi là khu
vực kinh tế tƣ nhân. Các công ty tƣ nhân hay các hợp tác xã, các công ty hợp

danh của một ngóm ngƣời hay các công ty cổ phần xuyên quốc gia cũng đều
có đặc điểm chung là những đơn vị sản xuất kinh doanh không phải của Nhà
nƣớc, các quyết định hoạt động cho các doanh nghiệp luôn do cá nhân, hay
đại diện của một nhóm cá nhân đề ra. Việc nhìn nhận này không chỉ thấy hết
tiềm lực KTTN của một quốc gia, mà cò là cơ sở cho phƣơng thức quản lý
thống nhất, bình đẳng đối với các loại hình sản xuất kinh doanh trong xã hội.
Ở Việt Nam có những cách hiểu khác nhau về phạm vi của kinh tế tƣ
nhân:
Cách hiểu thứ nhất: Khu vực kinh tế tƣ nhân gồm các DNTN trong nƣớc
và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới dạng liên doanh hay 100%
vốn nƣớc ngoài. Các DNTN trong nƣớc bao hàm cả hợp tác xã nông nghiệp


11

và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Việc hiểu khu vực KTTN theo nghĩa
rộng nhƣ vậy tạo cơ sở đánh giá hết tiềm năng của KTTN đối với phát triển
kinh tế Việt Nam, song lại gặp khó khăn trong thống kê, khi muốn tách bạch
phần góp vốn của Nhà nƣớc trong các công ty cổ phần, cũng nhƣ trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hơn nữa, theo các phân biệt này,
việc phân tích đôi khi sẽ gặp khó khăn, bởi không phải tất cả các bộ phận
trong khu vực KTTN đều đƣợc Nhà nƣớc đối xử nhƣ nhau. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhìn chung luôn nhận đƣợc những điều
kiện thuận lợi hơn các DNTN trong nƣớc, cũng nhƣ công ty trách nhiệm hữu
hạn, hộ kinh doanh cá thể.
Cách hiểu thứ hai: Khu vực KTTN cũng có thể đƣợc hiểu là khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh. Cách nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành
ba khu vực kinh tế : Khu vực kinh tế quốc doanh, khu vƣc kinh tế ngoài quốc
doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Một số chuyên gia cho
rằng việc đƣa khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ra khỏi khu vực

KTTN trong nƣớc sẽ không đánh giá đƣợc đúng tiềm năng, cũng nhƣ vai trò
của khu vực này cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt tron điều kiện
kinh tế mở, từng bƣớc hội nhập sâu vào nền kinh tế hiện nay.
Cách hiểu thứ ba: Khu vực KTTN bao gồm các loại hình DNTN trong
nƣớc, nhƣng không bao hàm hộ kinh doanh cá thể. Các hiểu này bộc lộ nhiều
hạn chế. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Việt Nam thƣờng theo cách phân
loại này.
Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX: Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế. Trong nền
kinh tế của nƣớc ta theo quan niệm lúc đó có 6 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà
nƣớc; Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, tiểu chủ; Kinh tế tƣ bản tƣ nhân; Kinh tế
tƣ bản nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong Nghị Quyết Hội


12

nghị lần thứ năm của Ban Chấp Hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã chỉ rõ:”…
KTTN gốm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân hoạt động dƣới
hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân…”.Hộ
kinh doanh cá thể là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa
trên sở hữu tƣ nhân nhỏ về tƣ liệu sản xuất. Hình thức này chủ yếu sử dụng lao
động trong gia đình, việc sử dụng lao động thuw không thƣờng xuyên. Hộ kinh
doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là chủ
thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của
mình. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là doanh nghiệp tƣ
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các loại
doanh nghiệp này là hình thƣớc tồn tại của thành phần kinh tế tƣ bản tƣ nhân,
dựa trên sở hữu tƣ nhân lớn về tƣ liệu sản xuất.

Theo quan niệm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: Việc

hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế. Đảng ta xác
định có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, KTTN (cá
thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân), kinh tế tƣ bản nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài.KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân, đƣợc xác
định có vai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế.
Từ những ý kiến trên có thể thấy rằng, quan niệm về KTTN ở nƣớc ta chƣa
thống nhất và đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tiêu thức phân loại chƣa rõ
ràng và thiếu nhất quán: Nếu lấy tiêu thức sở hữu làm cơ sở để phân loại thì tại
sao lại có sự khác biệt giữa tƣ nhân với cá thể. Nếu tính đến tiêu thức có bóc lột
ngƣời lao động để phân biệt giữa tƣ nhân và cá thể thì không ai dám chắc các cơ
sở cá thể có hàng chục lao động là không có bóc lột. Hơn nữa trên thực tế, khó
có thể xác định một cách chính xác khu vực KTTN do hiện tƣợng tƣ nhân núp
bóng quốc doanh, mƣợn tên quốc doanh xây dựng các sân sau bên cạnh các
doanh nghiệp Nhà nƣớc, trốn tránh đăng ký kinh doanh, tƣ


13

nhân đội lốt tập thể dƣới dạng các tổ hợp và đội lốt hộ kinh doanh gia đình....
Trên thế giới, trƣớc khi hình thành khu vực kinh tế Nhà nƣớc, KTTN
giữ vị trí độc tôn trên thị trƣờng và thƣờng đồng nhất với kinh tế thị trƣờng.
Chính vì vậy, nói đến kinh tế thị trƣờng bao giờ cũng nói đến KTTN và trong
các tài liệu, sách báo thƣờng chỉ đề cập tới bản chất của KTTN đó là sở hữu
tƣ nhân. Khu vực kinh tế nhà nƣớc do nhà nƣớc sở hữu (hoặc có CP khống
chế) nên nhà nƣớc có thể chi phối và kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Khu vực KTTN là phần còn lại, ngoài khu vực
Nhà nƣớc. Sự phân chia nhƣ vậy chủ yếu dựa trên tiêu chí sở hữu tƣ liệu sản
xuất hoặc vốn. Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện nay, sự đan xen sở hữu giữa
khu vực kinh tế nhà nƣớc và khu vực KTTN hiện nay làm cho sự phân loại
thêm phức tạp.

1.1.2 . Khái niệm phát triển kinh tế tƣ nhân
Là quá trình tăng lên về quy mô và có sự thay đổi về cơ cấu dẫn tới tăng lên
cả về chất và lƣợng của khu vực kinh tế tƣ nhân. Tăng lên về số lƣợng nghĩa là
ở đó có sự tăng trƣởng về số lƣợng các doanh nghiêp, quy mô doanh nghiệp
đƣợc mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản xuất kinh doanh đƣợc mở rộng,
máy móc thiết bị đƣợc đầu tƣ. Tăng lên về chất là tăng về hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp, trình độ quản lý đƣợc nâng lên, trình độ sản xuất kinh
doanh phát triển lên một bƣớc mới, thị trƣờng không ngừng đƣợc mở rộng, giá
trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN ngày càng tăng lên. Thay đổi về
cơ cấu trong lao động, cơ cấu ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn...

1.1.3 . Đặc điểm của kinh tế tƣ nhân
Về hình thức sở hữu: KTTN tồn tại và phát triển dựa trên quan hệ sở hữu tƣ
nhân về tƣ liệu sản xuất và vốn cũng nhƣ tất cả của cải vật chất đƣợc tạo ra nhờ
tƣ liệu sản xuất và vốn ấy. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, sở hữu tƣ
nhân đã trải qua các trình độ phát triển từ thấp đến cao. Trình độ thấp


14

là sở hữu tƣ nhân nhỏ, đây là sở hữu của những ngƣời lao động tự do sản
xuất ra sản phẩm từ lao động của mình và các thành viên trong gia đình là
chính. Trình độ cao là sở hữu tƣ nhân lớn. Tuy nó đƣợc phát triển từ sở hữu
tƣ nhân nhỏ, nhƣng khi đã đƣợc hình thành thì nó lại là cơ sở làm nảy sinh
quan hệ kinh tế mới, đó là quan hệ giữa chủ sở hữu với ngƣời làm thuê.
Những trình độ khác nhau của sở hữu tƣ nhân là những hình thức sở hữu đặc
trƣng của các phƣơng thức sản xuất trong lịch sử. Sở hữu tƣ nhân của chủ nô
đặc trƣng cho phƣơng thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, sở hữu tƣ nhân của địa
chủ và phƣơng hội đặc trƣng cho phƣơng thức sản xuất phong kiến, sở hữu
tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa đặc trƣng cho phƣơng thức sản xuất TBCN.

Mặc dù sở hữu tƣ nhân đã tồn tại và phát triển trong các giai đoạn lịch
sử khác nhau về cả phƣơng thức sản xuất và chế độ chính trị, nhƣng chúng
đều có đặc điểm chung là tồn tại và phát triển khách quan dựa trên quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lƣợng sản xuất, chứ
không phải theo ý muốn chủ quan của bất cứ một ngƣời hay một tổ chức nào.
Về hình thức tổ chức, quản lý: Trong thời kỳ kinh tế tự cung, tự cấp,
KTTN tồn tại dƣới hình thức tổ chức hộ sản xuất, còn trong kinh tế thị
trƣờng, hoạt động kinh tế của tƣ nhân đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức
khác nhau. Dƣới đây là các hình thức tổ chức, quản lý chủ yếu của KTTN
trong kinh tế thị trƣờng:
- Doanh nghiệp một chủ: Đây là hình thức truyền thống và phổ biến của
KTTN. Nó do một cá nhân nắm quyền sở hữu. Hình thức này đặc biệt thích
hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ, không đòi hỏi vốn lớn và
công nghệ phức tạp. Ƣu thế của loại hình doanh nghiệp này là:
Chủ doanh nghiệp đƣợc toàn quyền thu lợi nhuận tại doanh nghiệp, qua
đó kích thích ngƣời có vốn vừa và nhỏ ham muốn kinh doanh tham gia
thƣơng trƣờng.


15

Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp thƣờng là vô hạn gắn liền với tài
sản và uy tín, thân nhân của cá nhân ngƣời chủ, điều này làm cho doanh
nghiệp dễ hoạt động (đƣợc bạn hàng tin cậy trong làm ăn) dù số vốn đầu tƣ
có thể rất nhỏ.
Về tâm lý, chủ doanh nghiệp có đƣợc cảm giác hài lòng khi tự mình làm
chủ doanh nghiệp, nó kích thích ngƣời có vốn tự khẳng định mình trong hoạt
động kinh tế.
Quản lý doanh nghiệp do một ngƣời, cá nhân chủ sở hữu, trực tiếp quyết
định. Điều này làm cho doanh nghiệp có ƣu thế trong xử lý các tình huống,

linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp một chủ còn có
những bất lợi nhƣ trách nhiệm pháp lý về tài chính doanh nghiệp là vô hạn
nên dễ gây tâm lý nặng nề khi chủ doanh nghiệp đầu tƣ dài hạn, đổi mới công
nghệ thƣờng gặp khó khăn, vì không có ngƣời chia sẻ trách nhiệm trong quản
lý nên các quyết định lớn thƣờng có độ rủi ro cao.
- Doanh nghiệp nhiều chủ (sở hữu nhóm): Đây là doanh nghiệp mà sở hữu
gồm ít nhất là hai chủ. Họ ký kết với nhau một hợp đồng sở hữu nhóm để xác lập
doanh nghiệp. Ƣu thế của loại doanh nghiệp này là huy động đƣợc nhiều vốn
ban đầu, các thành viên tích cực cao vì cùng tham gia điều hành doanh nghiệp.
Song nó cũng có những bất lợi nhƣ tất cả các thành viên đều phải chịu trách
nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp, tính bền vững của doanh
nghiệp không cao vì có thể xảy ra bất đồng giữa các thành viên...
- Công ty: Đây là một thực thể kinh doanh tồn tại độc lập với các chủ sở
hữu của nó. Lợi thế của hình thức này là các chủ sở hữu chỉ phải chịu trách
nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp vào công ty; công ty thƣờng có khả năng tồn
tại và phát triển lâu dài không phụ thuộc vào những biến đổi gắn với cuộc đời
các chủ sở hữu, quyền sở hữu công ty sẵn sàng chuyển nhƣợng; dễ huy động
đƣợc nguồn vốn lớn thông qua phát hành các loại chứng khoán. Song nó


16

có những bất lợi nhƣ thƣờng phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý
tài chính nên thƣờng không có bí mật hoạt động.
Ngoài ba hình thức chủ yếu trên, KTTN còn có thể tồn tại dƣới các hình
thức tổ chức, quản lý nhƣ doanh nghiệp nhóm hữu hạn (có một hoặc một
nhóm nhỏ chủ sở hữu tham gia chính cùng với một hoặc nhiều chủ sở hữu
tham gia phụ), liên doanh giữa các chủ tƣ nhân, uỷ quyền kinh doanh...
- Về hình thức phân phối: Trong KTTN hình thức này đƣợc thực hiện
dựa trên cơ sở sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất đồng thời là ngƣời lao

động, không có thuê mƣớn nhân công, thì phân phối sản phẩm đƣợc thực
hiện trực tiếp trong nội bộ gia đình. Đối với các cơ sở tƣ nhân mà chủ sở hữu
có sử dụng lao động làm thuê, thì phân phối sản phẩm căn cứ vào giá trị sức
lao động của lao động làm thuê để trả công cho họ, còn phần thặng dƣ thuộc
về ngƣời sở hữu. Đối với các công ty tƣ nhân có nhiều chủ đồng sở hữu, việc
phân phối kết quả sản xuất kinh doanh đƣợc dựa trên cơ sở vốn góp của mỗi
chủ có ở trong công ty. Tất nhiên, trong các chế độ xã hội khác nhau thì cơ
chế phân phối của kinh tế tƣ nhân có sự khác biệt nhất định. Trong nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta, hình thức phân phối trong KTTN
đƣợc dựa trên nguyên tắc vốn góp và các đóng góp của tƣ nhân vào kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Nó đƣợc tồn tại và phát triển cùng với các hình
thức phân phối khác, trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế là chủ yếu.
1.1.4 . Ƣu điểm và nhƣợc điểm kinh tế tƣ
nhân a. Ưu điểm
Sự phát triển của KTTN góp phần huy động ngày càng nhiều các nguồn
vốn của các tầng lớp nhân dân đầu tƣ vào sản xuất. Vốn đầu tƣ của khu vực
KTTN đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phƣơng.


17

Khu vực KTTN phát triển góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng
thu ngân sách cho Nhà nƣớc, mở rộng thị trƣờng, thúc đẩy việc thu hút
nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Để đánh giá đúng đƣợc sự phát triển của nó
một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận
doanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nƣớc đóng góp, nghĩa vụ về thuế của
doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) là một chỉ

tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của các hoạt động
sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định thƣờng là 1
năm. Mức độ đóng góp của khu vực KTTN xét về góc độ kinh tế đƣợc thể
hiện rõ nét nhất chính là tỷ lệ GDP của khu vực KTTN so với GDP của nền
kinh tế. Giá trị sản xuất cuối cùng đƣợc thể hiện bằng doanh thu. Một phần
doanh nghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tƣ, một phần khác doanh
nghiệp đóng góp cho Nhà nƣớc theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế. Tỷ lệ
đóng thuế cho Nhà nƣớc hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc
độ tài chính mà doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa
phƣơng. Doanh nghiệp đóng thuế càng nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả,
thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của KTTN trên địa bàn.
Ngoài các ƣu điểm qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ tiêu tài
chính ở trên sự phát triển của KTTN nói chung hay của các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế này nói riêng còn đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu về giải
quyết việc làm, thu hút lao động địa phƣơng vào làm việc, vấn đề nâng cao thu
nhập cho ngƣời lao động, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ
tầng cho địa phƣơng. Góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế tƣ nhân cung cấp cho xã hội
sản phẩm vật chất và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đời sống, nhu


×