Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN MT Tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 5 trang )

Đề tài: “Phương pháp dạy xem tranh ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh”
PHƯƠNG PHÁP DẠY XEM TRANH Ở TIỂU HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Mĩ thuật là một trong những môn học nghệ thuật. Học Mĩ thuật học sinh cần
được tiếp xúc với cái đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật; thông qua đó HS
tập tạo ra cái đẹp bằng những gì mà các em cảm nhận được, và sự suy nghĩ, tìm tòi,
sáng tạo của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp HS vận dụng được những
hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
- Với học sinh tiểu học để các em có những suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo khi thực
hành là điều vô cùng khó. Bởi cái nhìn, cái cảm nhận của các em với thiên nhiên, với
các tác phẩm nghệ thuật còn ở mức độ đơn giản, vì vậy nhiệm vụ của giáo viên Mĩ
thuật là phải định hướng, giúp HS có những cảm nhận sâu sắc, độc đáo để tạo tiền đề
cho việc phát triển năng khiếu thẩm mỹ, óc sáng tạo cho HS. Muốn làm tốt điều đó,
người giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy- học, đặc biệt chú trọng
đến việc tổ chức có hiệu quả các tiết dạy đối với phân môn xem tranh bằng phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động hoạt động của học sinh.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
Thời gian qua, việc giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học nói chung vẫn còn tình trạng:
giáo viên thông báo kiến thức một cách chung chung ( như ở sách GK ), chưa chú ý
đến yếu tố thẩm mỹ của bài học, chưa quan tâm móc nối, liên hệ với những gì liên
quan để mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh.
Qua kết quả học tập môn Mĩ thuật những năm học trước tôi nhận thấy mức độ
cảm nhận và việc hoàn thành các sản phẩm đạt mức độ sau:
Khối / Trường A+ A B
Khối 1 32,6 % 67,4 % 0
Khối2 36,1 % 63,9 % 0
Khối 3 35,5 % 64,5 % 0
Khối 4 35,4 % 64,6 % 0
Khối 5 35,1 % 64,9 % 0


Trường 35,0 % 65,0 % 0
Tỉ lệ các sản phẩm có sự sáng tạo độc đáo chỉ đạt tỉ lệ: 29,1 %
Học sinh học Mĩ thuật chưa thật thoải mái, các em vẽ thường gò bó công thức,
đôi lúc còn rập khuôn, sự suy nghĩ tìm tòi chưa được giải phóng, hiện tượng bắt chước,
lặp lại từ cách vẽ nét, vẽ màu, cách tìm chủ đề cho đề tài vẫn còn chung chung, đơn
điệu… là phổ biến. Trái lại HS tiểu học thích học mĩ thuật là thích vẽ, thích xem tranh.
Sáng kiến kinh nghiệm: GV Mĩ thuật: Nguyễn Đức Lợi. Năm học: 2008- 2009
1
Đề tài: “Phương pháp dạy xem tranh ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh”
Phải chăng tính tích cực của HS chưa được đánh thức. Vì thế sự suy nghĩ, tìm tòi
của các em chưa được khởi động.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
Để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở tiểu học hiện nay, đáp ứng với
nhu cầu dạy và học theo SGK và phục vụ cho việc đổi mới về phương pháp dạy học.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm phục vụ cho phân môn xem tranh ở bậc tiểu học theo
hướng sau:
1/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
a/ Đối với giáo viên: để phục vụ cho việc giảng dạy phân môn xem tranh ở bậc
tiểu học theo phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo, người giáo viên cần chuẩn
bị tốt một số công việc như sau:
* Phân thời gian giảng dạy trên lớp: thời lượng được chia thành 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn khởi động bố trí thời gian chơi trò chơi: từ 5 – 10 phút.
+ Giai đoạn hoạt động dạy học: bố trí xem tranh 20 phút.
+ Giai đoạn tổng kết: 7 phút.
+ Dặn dò: 2 phút.
* Sưu tầm tranh phiên bản của thiếu nhi ở lứa tuổi HS tiểu học và một số tranh vẽ
của một số hoạ sĩ trong và ngoài nước có khổ lớn, tranh có nội dung gắn liền với bài
học và gần gũi với bài học; tranh vẽ của HS về các đề tài như: tranh phong cảnh, tranh
chân dung, tranh sinh hoạt, tranh vẽ con vật …Tất cả các loại tranh vẽ có kích thước

vừa phải không nhỏ quá.
* Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trên phiếu: GV nghiên cứu nội dung bài dạy trước ở
nhà và chọn ra một số câu hỏi để ghi lên khổ giấy nhỏ. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo
ngắn gọn dể hiểu, phù hợp với nội dung của bức tranh, phù hợp với đối tượng giảng
dạy. Số lượng câu hỏi vừa phải, tuỳ thuộc số nhóm để ra câu hỏi.
Khi giao nhiệm vụ, các nhóm phải có nội dung câu hỏi giống nhau, số lượng câu
phải bằng nhau tránh tình trạng khác nội dung, khác câu hỏi.
* Chuẩn bị giấy khổ A4, bút viết nét to màu đen hoặc xanh, cùng một số ĐDDH
khác như: màu, phấn màu…
b/ Đối với học sinh: để giảng dạy tốt GV yêu cầu HS ở nhà phải làm trước một
số công việc như sau: sưu tầm một số tranh và xem một số tranh có liên quan đến nội
dung của bài học.
2/ Hoạt động dạy học:
a/ Khởi động:
Vào đầu giờ học, để tạo hứng thú cho HS tích cực hoạt động GV có thể tổ chức
trò chơi giúp các em có tinh thần sảng khoái trước khi bước vào bài mới, không những
như vậy mà trò chơi còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông
qua trò chơi. Vì vậy mà GV chọn một trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy, đồng thời
Sáng kiến kinh nghiệm: GV Mĩ thuật: Nguyễn Đức Lợi. Năm học: 2008- 2009
2
Đề tài: “Phương pháp dạy xem tranh ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh”
phù hợp với đối tượng giảng dạy. Trò chơi không chiếm quá nhiều thời gian, nhưng
đảm bảo vui nhộn để giúp HS thư giãn, thoải mái để học những giờ học sau.
Ví dụ: khi dạy bài “ Tiếng đàn bầu ” ( tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt ) chúng ta
cho các em chơi kể tên một số nhạc cụ dân tộc mình, hay trò chơi hát nhạc theo nhóm,
trò chơi dùng miệng để nhái một số âm thanh nhạc cụ, trò chơi ghép hình các loại nhạc
cụ dân tộc. Hình thức tổ chức trò chơi này có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân.
Trong quá trình chọn trò chơi GV không nên chọn những trò chơi ở ngoài lớp
học. Vì thế sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian của những tiết học sau và đồng thời không

có thời gian để hoàn thành trách nhiệm với tiết dạy.
b/ Hoạt động 1: Chia nhóm
Giáo viên hướng dẫn HS chia nhóm bằng một trong hai cách: nhóm ngẫu nhiên
hay nhóm cố định. Mỗi nhóm được chia làm 5 -7 em vị trí ngồi được bố trí như sau:
hai bàn HS ngồi quay mặt với nhau tạo thành một nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm cử một nhóm trưởng và thư ký của nhóm.
- Giáo viên phát giấy cho từng nhóm để nhóm ghi những lời thảo luận lên giấy
của mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tự đặt tên cho nhóm của mình. Tên nhóm có thể
lấy tên của các danh hoạ hay tên các loài hoa, cũng có thể tên các con vật …
- Sau khi đặt tên GV hướng dẫn HS ghi ( vẽ ) biểu tượng của nhóm mình lên góc
giấy có khổ A4.
c/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Ở hoạt động này người GV phải treo tranh mẫu lên bảng đen. Hướng dẫn HS mở
SGK ra ( Vở tập vẽ ) theo số trang và tên bài dạy.
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho từng nhóm, nhóm trưởng ( thư ký ) đại diện
nhận phiếu cho nhóm mình. Giáo viên điều khiển các nhóm thảo luận theo phiếu bài
tập, yêu cầu thư ký ghi ý kiến thảo luận sau khi nhóm đã thống nhất.
- Nhóm trưởng điều hành thảo luận nhóm, thư ký đọc từng câu cho bạn thảo luận
- Học sinh mở SGK ( Vở tập vẽ ) ở bài học, vừa quan sát tranh vừa thảo luận.
Trong quá trình thảo luận GV theo dõi từng nhóm để nhắc nhở HS mỗi em phải suy
nghĩ và đóng góp ít nhất một ý kiến của mình. Như vậy HS nào cũng có tinh thần học
tập tốt hơn.
- Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép ý kiến lên tờ giấy.
d/ Hoạt động 3: Các nhóm trình bày ý kiến
Ở hoạt động này GV điều khiển từng nhóm lên trình ý kiến của nhóm.
- Cử nhóm trưởng lên trình bày và dán kết quả lên bảng đen.
- Sau mỗi nhóm trình bày, GV yêu cầu các nhóm bổ sung ý kiến cho nhóm đó,
sau khi nhóm đó trình bày xong.
- Các nhóm lần lượt theo lời giới thiệu của GV để lên trình bày.


Sáng kiến kinh nghiệm: GV Mĩ thuật: Nguyễn Đức Lợi. Năm học: 2008- 2009
3
Đề tài: “Phương pháp dạy xem tranh ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh”
* Kết luận: Sau khi các nhóm đã trình bày, từ tranh trên bảng đen GV chốt lại một số
ý như sau:
- Tên tranh, tên tác giả, giới thiệu sự nghiệp thân thế của tác giả. Phân tích nội
dung hình thức của tranh được thể hiện thông qua đường nét, bố cục, màu sắc.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Sau khi phân tích GV có thể hỏi một số HS, yêu cầu các em miêu tả lại nội
dung và hình thức của bức tranh và nói lên cảm xúc của mình.
Qua kết luận GV cần liên hệ với thực tiễn để giáo dục tính thẩm mỹ cho HS yêu
chuộng cái đẹp, cái lao động sáng tạo từ đó các em biết yêu quý cái đẹp và đồng thời
bảo vệ cái đẹp mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mình.
e. Hoạt động 4: Dặn dò
Giáo viên nhắc nhở HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau.
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sáng kiến dạy học phân môn xem tranh theo cách tổ chức dạy theo nhóm để phát
huy tính tích cực hoạt động sáng tạo của HS đã góp một phần trong việc đổi mới
phương pháp dạy học ở môn Mĩ thuật trong giai đoạn hiện nay, khi sử dụng phương
pháp này GV dạy xem tranh ở tiểu học sẽ sinh động hơn, dễ hiểu hơn so với phương
pháp truyền thống.
Hơn nữa sử dụng phương pháp này quá trình dạy học HS sẽ phát huy được tính
sáng tạo và chủ động làm việc trong giờ học. Đối với GV tiết dạy nhẹ nhàng hơn, thoải
mái hơn không bị khô cứng. Khi sử dụng phương pháp này GV cần chuẩn bị chu đáo ở
nhà trước những việc cần phải làm, tránh tình trạng chuẩn bị bài sơ sài làm ảnh hưởng
đến giờ học của các em. Khi lên lớp tiến hành đúng trình tự của các bước trong phương
pháp đã hướng dẫn.
Kết quả sau khi sử dụng phương pháp này:

Khối/Trường A+ % A % B %
Khối 1 41 56,1 32 43,9 0 0
Khối 2 42 44,6 52 55,4 0 0
Khối 3 47 47,9 51 52,1 0 0
Khối 4 46 48,9 48 51,1 0 0
Khối 5 55 46,6 63 53,4 0 0
Toàn trường 231 48,4 246 51,6 0 0
Tỉ lệ các sản phẩm có sự sáng tạo độc đáo: 56 %
Ý nghĩa quan trọng của đề tài SKKN: đề tài đóng góp một phần nhỏ trong việc
giúp GV tiểu học đáp ứng được việc dạy xem tranh ở tiểu học theo chương trình mới
Sáng kiến kinh nghiệm: GV Mĩ thuật: Nguyễn Đức Lợi. Năm học: 2008- 2009
4
Đề tài: “Phương pháp dạy xem tranh ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh”
hiện nay, từ đó tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng sáng tạo trong việc học môn
năng khiếu mĩ thuật. Đề tài tạo ra một dịp cho đồng nghiệp trao đổi về công tác chuyên
môn nhằm tìm ra những hướng đi thích hợp trong giáo dục môn mĩ thuật nói riêng và
các bộ môn khác nói chung.
Kiến nghị quan trọng nhất được rút ra từ kết quả nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu
trên cơ sở thực trạng của việc dạy học và học của bộ môn mĩ thuật trên nhiều địa
phương, đồng thời dựa trên cơ sở tài liệu phục vụ dạy mĩ thuật và tài liệu giáo dục, vì
vậy khi sử dụng GV cần có sự sưu tầm về tranh phiên bản có kích thước tương đối to
tiện cho việc dạy học.
Khi sử dụng phương pháp này lớp học không bố trí quá đông về số lượng HS
(không quá 35 em trên một lớp học)./.
Quảng Vinh, ngày 22 tháng 05 năm 2009
Nhận xét của Hội đồng khoa học Người viết
………………………………………
………………………………………
………………………………………

……………………………………… Nguyễn Đức Lợi
………………………………………
Sáng kiến kinh nghiệm: GV Mĩ thuật: Nguyễn Đức Lợi. Năm học: 2008- 2009
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×