Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

ĐẶC điểm tật KHÚC xạ của SINH VIÊN từ năm THỨ 1 đến năm THỨ 3 TRƯỜNG đại học y hà nội và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.42 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ HỒNG

ĐẶC ĐIỂM TẬT KHÚC XẠ CỦA SINH VIÊN TỪ
NĂM THỨ 1 ĐẾN NĂM THỨ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ HỒNG
ĐẶC ĐIỂM TẬT KHÚC XẠ CỦA SINH VIÊN TỪ
NĂM THỨ 1 ĐẾN NĂM THỨ 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2011 - 2017


Người hướng dẫn khoa học:
Ths.Bs Phan Thị Minh Ngọc

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ths.Bs Phan Thị Minh Ngọc - Giảng viên Bộ môn Sinh lí học Trường
Đại học Y Hà Nội, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình từ những bước đầu
trong quá trình nghiên cứu khoa học, đồng thời luôn nhiệt tình hướng dẫn,
động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiên thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
TS. Lê Đình Tùng - Trưởng Bộ môn Sinh lí học Trường Đại học Y Hà
Nội cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ,
động viên, cho tôi những đóng góp quý báu trong nghiên cứu.
PGS.TS. Phạm Trọng Văn - Trưởng Bộ Môn Mắt Trường Đại học Y Hà
và các thầy cô Bộ môn Mắt, Bộ môn Khúc xạ nhãn khoa cùng các Bác sĩ tại
Trung tâm thị giác, Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học Trường
Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng kính yêu sâu sắc đến bố mẹ, những người thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn ở bên hỗ trợ, cổ vũ và động viên tôi hoàn thành được
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Phạm Thị Hồng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi do
Ths.Bs Phan Thị Minh Ngọc hướng dẫn. Những số liệu, kết quả trong khóa
luận là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì nghiên cứu nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả khóa luận

Phạm Thị Hồng

MỤC LỤC


PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
D

: Đi - ốp

ĐCTĐ

: Độ cầu tương đương

THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

TKX

: Tật khúc xạ

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

Y1

: Sinh viên năm thứ 1 Trường Đại học Y Hà Nội

Y2

: Sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Y Hà Nội

Y3

: Sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Y Hà Nội


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đôi mắt là tác phẩm hoàn thiện mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Bảo vệ và nuôi dưỡng đôi mắt khỏe đẹp mỗi ngày sẽ giúp mọi người thực sự
có cuộc sống trọn vẹn hơn với bản thân, cống hiến nhiều hơn cho gia đình và
xã hội.
Khi đất nước đi vào nền kinh tế thị trường cùng với việc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nhu cầu xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao nên
mọi người không ngừng học tập nâng cao kiến thức. Xã hội ngày càng phát
triển thì các phương tiện thông tin giải trí ngày càng được tận dụng nhằm tiếp
cận với thế giới bên ngoài: tivi, máy tính, điện thoại…, đòi hỏi mắt sử dụng
liên tục nhiều giờ đã làm cho tần suất tật khúc xạ ngày càng gia tăng, nhất là
tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường.
Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Đây là vấn đề sức khỏe
được quan tâm tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Hiện nay ước
tính có khoảng 333 triệu người trên Thế giới bị mù hoặc khuyết tật về thị giác.
Gần một nửa trong số này, tức là khoảng 154 triệu người đang bị tật khúc xạ
nhưng chưa được điều trị, trong đó có hơn 13 triệu là trẻ em [1]. Tật khúc xạ
nếu không được khám phát hiện và can thiệp kịp thời, thị lực kém sẽ làm
giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất, tinh thần của học sinh,
ngoài ra có thể gây nhược thị [1].
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là
ở lứa tuổi học sinh, nhất là học sinh ở các thành thị. Theo PGS.TS. Đỗ Như
Hơn tỷ lệ tật khúc xạ học đường ở nước ta hiện nay chiếm khoảng từ 40-50%
ở học sinh thành phố và từ 10-15% ở học sinh nông thôn [1].

Các đề tài, báo cáo chỉ khảo sát tật khúc xạ chung do nhiều lứa tuổi, tật
khúc xạ của lứa tuổi học đường chứ không có nhiều nghiên cứu cho lứa tuổi


11

sinh viên đại học chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm
tật khúc xạ của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 Trường Đại học Y
Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng” với hai mục tiêu:
1. Mô

tả các loại tật khúc xạ của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 đến

khám tại Trung tâm thị giác, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến các loại tật khúc xạ ở nhóm đối
tượng trên.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, sinh lí hệ thống quang học của mắt
1.1.1. Giải phẫu hệ thống quang học của mắt

Hình 1.1. Cấu trúc của nhãn cầu
Giác mạc là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu, có hình
chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Công suất khúc xạ của giác
mạc là 43,05 đi ốp (D). Chiết xuất là 1,376 [2],[3].
Thể thuỷ tinh là một thấu kính hội tụ trong suốt có cấu trúc không đồng

nhất, phần nhân có chỉ số khúc xạ cao hơn lớp vỏ, công suất khúc xạ của nhân
thể thủy tinh là 5,958D. Độ cong mặt sau thể thủy tinh cao hơn mặt trước với
tổng công suất khúc xạ của hai mặt là 13,33D [2],[3].
Thủy dịch và dịch kính có chỉ số chiết suất thấp 1,336 và gần tương
đương với chiết suất của giác mạc (1,376) và thể thủy tinh (1,368) nên tia
sáng thay đổi không đáng kể khi đi qua hai môi trường này [3].


13

Toàn bộ quang hệ có công suất trung bình là 58,64D. Trong đó giác mạc
chiếm 2/3 công suất của mắt.
1.1.2. Sinh lí hệ thống quang học của mắt
1.1.2.1. Sinh lí tạo ảnh trên võng mạc

Hình 1.2. Sinh lí tạo ảnh trên võng mạc
Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ
trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ
ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó
được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình
ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để nhìn thấy một vật
nào đó.
1.1.2.2. Sinh lí điều tiết
Điều tiết là cơ chế mà mắt thay đổi công suất khúc xạ bằng cách thay đổi
hình dạng của thể thủy tinh. Trong khi điều tiết tiêu điểm đi về phía trước ở
bên trong của mắt.
Lực điều tiết xuất hiện khi cơ thể mi co, các dây Zinn chùng lại, sức
căng hướng ra ngoài của thể thủy tinh giảm đi và thể thủy tinh trở nên tròn
hơn. Do đó tăng độ cong (chủ yếu mặt trước) của thể thủy tinh nên khúc xạ



14

của thể thủy tinh tăng lên. Khi thể thủy tinh mất đi sự đàn hồi do lão hóa đáp
ứng điều tiết khúc xạ giảm đi mặc dù mức co cơ thể mi không thay đổi [4].
1.1.2.3. Các yếu tố quyết định khúc xạ quang hệ mắt
 Giác mạc:
Công suất khúc xạ của giác mạc cao, chiếm 2/3 công suất của cả nhãn cầu.
Bán kính cong của giác mạc thay đổi 1mm thì công suất khúc xạ có thể
thay đổi 6D [5],[6]. Độ cong mặt sau của giác mạc cũng không đồng đều thay
đổi theo từng người và từng tuổi. Tuổi càng cao thì loạn thị mặt sau giác mạc
càng cao và cần phải chỉnh kính.
 Thể thủy tinh:
Thể thủy tinh là một thấu kính hai mặt lồi với bán kính cong khác nhau.
Công suất thể thủy tinh tăng dần theo tuổi, ở trẻ sơ sinh thể thủy tinh gần như
là một quả cầu tròn nên công suất hội tụ rất cao có thể đến 42D, sau đó giảm
dần đến tuổi trưởng thành còn 16D đến 20D [4],[7].
Kích thước thể thủy tinh thay đổi tùy theo tình trạng khúc xạ của mắt do
cơ chế điều tiết. Khi điều tiết tối đa, bề dày thể thủy tinh tăng thêm 0,28mm,
bán kính cong mặt trước thể thủy tinh giảm còn 5,33mm làm cho công suất
thể thủy tinh tăng lên khoảng 14D.
 Trục nhãn cầu:
Theo một số nghiên cứu độ dài trục nhãn cầu trung bình khoảng 23,5mm
đến 24,5mm [4].
Độ dài trục nhãn cầu ảnh hưởng nhiều đến tình trạng khúc xạ của mắt,
khi độ dài trục nhãn cầu thay đổi 1mm sẽ làm thay đổi công suất khúc xạ của
mắt khoảng 3D. Mắt cận thị có trục nhãn cầu dài hơn và mắt viễn thị có trục
nhãn cầu ngắn hơn mắt chính thị [4],[6],[8].



15

 Độ sâu tiền phòng:
Độ sâu tiền phòng không ảnh hưởng nhiều đến công suất khúc xạ của
mắt cũng như giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục nhãn cầu. Nhưng nó cũng
góp phần vào sự ổn định công suất khúc xạ của nhãn cầu.
Độ sâu tiền phòng cũng thay đổi theo tình trạng khúc xạ của mắt và theo
tuổi: ở mắt viễn thị và người già, tiền phòng thường nông hơn so với mắt
chính thị và mắt cận thị.
1.2. Các tật khúc xạ của mắt
1.2.1. Đại cương
Định nghĩa tật khúc xạ: Mắt phải phát triển đến kích thước và hình dạng
đầy đủ để có thể nhìn được rõ ràng và dễ chịu. Khi một mắt không phát triển
được kích thước hoặc hình dạng đầy đủ, chúng ta nói rằng mắt có tật khúc xạ.
Có 3 tật khúc xạ là: cận thị, viễn thị và loạn thị.
Tật khúc xạ phụ thuộc vào: Độ vồng của giác mạc và/hoặc độ vồng của
thể thủy tinh và/hoặc độ dài của trục nhãn cầu.


16

1.2.2. Tật cận thị
1.2.2.1. Định nghĩa
Cận thị được định nghĩa là tình trạng khúc xạ mắt trong đó các tia sáng
song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ
không điều tiết.

Hình 1.3. Tật cận thị
1.2.2.2. Nguyên nhân
Trục nhãn cầu dài hơn bình thường. Loại này được gọi là cận thị do trục.

Giác mạc vồng quá và/hoặc thể thủy tinh vồng quá, do đó công suất khúc
xạ tăng lên. Loại này được gọi là cận thị do khúc xạ.
1.2.2.3. Triệu chứng
Nhìn xa mờ. Có thể thấy hoặc bệnh nhân cho biết họ nhìn tốt hơn khi
nheo mắt.


17

1.2.2.4. Phân loại cận thị
Có nhiều cách phân loại cận thị trong đó phân loại theo độ cận là cách
thường được áp dụng nhất.
Cận thị được chia làm 3 độ: Nhẹ (< -3.00D); Vừa (-3.00 đến -6.00D);
Nặng (> -6.00D).
1.2.2.5. Điều trị
Tật cận thị được điều chỉnh bằng kính cầu lõm (kính cầu trừ hay kính
phân kì) hoặc phẫu thuật.
1.2.3. Tật viễn thị
1.2.3.1. Định nghĩa
Viễn thị là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt hội tụ sau võng
mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết.

Hình 1.4. Tật viễn thị


18

1.2.3.2. Nguyên nhân
Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Dạng này được gọi là viễn thị do
trục.

Giác mạc và/hoặc thể thủy tinh dẹt quá, do đó công suất khúc xạ quá
yếu. Loại này được gọi là viễn thị do khúc xạ.
Không có thủy tinh thể: gặp trong trường hợp không có thủy tinh thể bẩm
sinh hoặc sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể không đặt thủy tinh thể nhân tạo.
1.2.3.3. Triệu chứng
Triệu chứng chính của viễn thị là nhìn mờ cả gần và xa. Để cố gắng nhìn
rõ vật, mắt viễn thị luôn phải điều tiết để ảnh rơi trên võng mạc. Do điều tiết
liên tục, mắt viễn thị thường hay bị mệt mỏi, nhức mắt, chảy nước mắt, hay
phải nheo mắt để nhìn, nháy mắt, dụi mắt, có thể kèm theo đau đầu, lác,…Cần
lưu ý là mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều
tiết nên cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
1.2.3.4. Phân loại
Viễn thị biểu hiện: độ viễn thị đo được khi khám lâm sàng mà không làm
liệt điều tiết.
Viễn thị ẩn: viễn thị được che lấp bởi điều tiết, chỉ thể hiện khi khám liệt
thể mi hoặc ở người già.
Viễn thị toàn phần: tổng của viễn thị biểu hiện và viễn thị ẩn.
1.2.3.5. Điều chỉnh kính
Tật viễn thị được điều chỉnh bằng kính cầu lồi (kính cầu cộng hay kính
hội tụ).


19

1.2.4. Tật loạn thị
1.2.4.1. Định nghĩa
Loạn thị là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt ở các kinh tuyến
khác nhau được hội tụ ở các khoảng khác nhau khi mắt ở trạng thái nghỉ
không điều tiết.


Hình 1.5. Tật loạn thị
1.2.4.2. Triệu chứng
Người bệnh không thể nhìn rõ vật, hình ảnh bị nhòe, méo hình và kèm
theo các triệu chứng của cận thị hoặc viễn thị tùy theo từng loại loạn thị.
Bệnh nhân có thể phàn nàn rằng mắt mỏi, nhức hoặc nhức đầu khi đọc sách
và nhìn gần.
1.2.4.3. Nguyên nhân
Loạn thị do độ cong của giác mạc không đều ở các kinh tuyến. Nguyên
nhân có thể do cấu tạo bẩm sinh của giác mạc, bệnh lí giác mạc (bệnh giác
mạc hình chóp, sẹo giác mạc do viêm, chấn thương…) hoặc các yếu tố cơ học
đè ép vào giác mạc (khối u mi mắt…).


20

Loạn thị cũng có thể do độ cong của thủy tinh thể không đều hoặc lệch
thủy tinh thể do chấn thương hoặc bệnh lí.
1.2.4.4. Phân loại
Loạn thị đều: kinh tuyến giác mạc có công suất cao nhất vuông góc với
kinh tuyến có công suất thấp nhất.
Loạn thị không đều: có hai kinh tuyến chính không vuông góc với nhau.
Thường do các bệnh lí ở mắt như tật khúc xạ giác mạc hình chóp, mộng thịt,
các tổn thương choán chỗ trong hốc mắt.
1.2.4.5. Điều chỉnh kính
Các loại loạn thị đều được điều chỉnh bằng kính trụ.
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực
có thể phòng tránh được [9].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương trong đó có Việt Nam, là nơi có nhiều trường hợp mắc bệnh về tật
khúc xạ chưa được điều trị nhất thế giới với xấp xỉ 62 triệu người [10].
Một nghiên cứu tại Singapore cho thấy tỉ lệ cận thị ở tân binh là 80%
[11]. Tỉ lệ cận thị tại Singapore có xu hướng tăng nhanh, tới 80 - 90% trong
những năm gần đây [12].
Penpimol Yingyong nghiên cứu 2340 trẻ 6 đến 12 tuổi ở Bangkok và
Nakhopathom thấy số mắt có thị lực kém có tỉ lệ là 12,7% và 5,7% và đặc
biệt tật khúc xạ chiếm 97,6% số mắt có thị lực kém [13].


21

Mohamed Dirani khi nghiên cứu 3009 trẻ em Trung Quốc ở Singapore từ
6 tháng đến 72 tháng thấy cận thị hay gặp nhất chiếm 11% trong đó cận thị
nặng (≥ 6D) chiếm 0,2%, viễn thị chỉ có 1,4% và loạn thị là 8,6% [14].
Những học sinh có bố mẹ bị cận thị thì nguy cơ mắc tật khúc xạ cao hơn
so với các học sinh khác [15],[16].
Gob thấy rằng tỉ lệ tật khúc xạ trường tư cao hơn trường công lập một
cách có ý nghĩa (9,29% so với 4,23%)[17].
Yingyong nghiên cứu ảnh hưởng của gen với cận thị và kết luận trẻ
thường cận thị khi cha mẹ bị cận thị và trẻ cận thị sử dụng nhiều thời gian cho
các công việc gần hơn [13].
Theo Mohamed Dirani [14] không có sự khác nhau về giới mắc cận thị
nhưng một số nghiên cứu khác cho rằng cận thị hay gặp ở nữ nhiều hơn nam
như 60% so với 40% hay 63% so với 37% [18].
Điều tra của He. M ở Trung Quốc và Czepita D ở Phần Lan, tỉ lệ cận thị
ở thành phố cao hơn so với ở nông thôn [19],[20].
Yếu tố gia đình và môi trường nhất là cường độ nhìn gần nhiều đã được
cho là các yếu tố ảnh hưởng đến tật khúc xạ, đặc biệt nhìn gần nhiều được cho
là một trong những nguyên nhân gây cận thị tiến triển [21],[22],[23].

Rất nhiều nghiên cứu đều chứng minh được rằng tỉ lệ cận thị tăng dần
theo tuổi như 9,8% ở nhóm trẻ 7 tuổi tăng lên đạt 34,4% ở nhóm trẻ 15 tuổi,
thậm chí tốc độ tăng còn nhiều hơn như trong nghiên cứu của Mohamad
Khalaj là 14% ở trẻ 7 tuổi và tăng 55% khi trẻ 15 tuổi [24].
Tỷ lệ giữa các hình thái tật khúc xạ cũng khác nhau nếu nhóm nghiên cứu
có độ tuổi khác nhau, Mohammad Junaid khi nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 1
đến 5 tuổi thấy 58% là viễn thị, 36% là cận thị và loạn thị là 6% [18].


22

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực [25].
Một nghiên cứu tại quận Tân Bình, thành phố Hồ chí Minh của tác giả Lê
Minh Thông năm 2004 cho thấy tỉ lệ tật khúc xạ là 24,8%, trong đó cận thị là
19,43%, viễn thị là 5,36% [26].
Theo Trần Thị Yến, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh 29 trường trên 4
quận thành phố Hồ Chí Minh là 25,3%, trong đó cận thị chiếm 17,2% [27].
Nghiên cứu tật khúc xạ năm 2007 tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỉ lệ cận thị
ở học sinh tiểu học là 2,4%, trung học cơ sở là 5,9%, và trung học phổ thông
là 17% [28]. Một nghiên cứu tại một trường THCS tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ
cận thị là 50,5% [29]. Paudel và cộng sự (2014) đã khảo sát 2.238 học sinh
trung học cơ sở ở Vũng Tàu, trong đó có 20,4% là bị cận thị, 0,4% viễn thị và
0,7% loạn thị [30].
Điều tra của Bệnh viện mắt Hà Nội, Trung tâm mắt Nam Định tỉ lệ cận
thị ở thành phố cao gấp 3 lần ở nông thôn [31].
Hoàng Thị Lũy, khi điều tra cận thị ở học sinh thành phố Hồ Chí Minh
cho biết 45,5% trẻ em bị cận thị có bố hoặc mẹ bị cận thị [32].
Phạm Thị Hạnh thấy rằng tiền sử bố mẹ bị cận thị không chỉ làm tăng tỉ
lệ bị cận thị mà còn tăng tiến triển của cận thị [33].

Nhiều tác giả nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tật khúc xạ học
đường với các hoạt động nhìn gần (cường độ học tập, thời gian xem tivi, thời gian
chơi điện tử…) Hoàng Văn Tiến (2006) [34], Vũ Quang Dũng (2008) [35].
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng: Tật khúc xạ
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Trong số các loại
tật khúc xạ thì tật cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ tật cận thị tăng dần theo
tuổi, theo năm nghiên cứu. Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tật khúc
xạ như: tiền sử gia đình, giới tính, địa dư, các hoạt động nhìn gần (đọc sách
báo, sử dụng điện thoại, máy tính…)…


23

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: là các sinh viên Y1 - Y3 Trường Đại học Y Hà Nội
đến khám tại Trung tâm thị giác Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 17/10/2016
đến 5/12/2016.
Tiêu chuẩn loại trừ:
+
+

Những người từ chối tham gia nghiên cứu.
Những người mắc các bệnh ở mắt, đang điều trị các bệnh về mắt:
chắp, lẹo, đau mắt đỏ…

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Thời gian thực hiện từ 17/10/2016 đến 5/12/2016.
Địa điểm: Trung tâm thị giác Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: phòng 103 và
phòng 408, 409 tòa nhà A5, Trường Đại học Y Hà Nội.
Cỡ mẫu: mẫu thuận tiện, tất cả các sinh viên Y1 - Y3 đến khám trong
thời gian trên đều được đưa vào nghiên cứu.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện khám thị lực: thước đo khoảng cách đồng tử, bảng thị lực,
gọng kính, máy đo khúc xạ tự động, hộp thử kính, máy soi bóng đồng tử,
thuốc liệt điều tiết cyclogyl 1%.


24

Hình 2.6. Máy đo khúc xạ tự động

Hình 2.7. Hộp thử kính

H

Hình 2.8. Gọng kính

ình 2.9. Bảng thị lực
Phương tiện đánh giá các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ: bộ câu hỏi

(phụ lục).
2.2.3. Cách thức thực hiện
2.2.3.1. Sơ đồ các bước thực hiện
Tiếp đón
Phỏng vấn (sử dụng bộ câu hỏi có sẵn)
Đo khúc xạ tự động

Khám xác định tật khúc xạ
Nhập
liệu, phân tích số liệu
2.2.3.2. Triển khai thực
hiện
a. Đo khúc xạ tự động:


25

Bệnh nhân tì cằm lên giá đỡ, trán áp sát thanh ngang tỳ trán. Người đo
điều chỉnh giá đỡ cằm lên xuống sao cho khe mi ngang hàng với vạch đánh
dấu ở thân máy.
Yêu cầu bệnh nhân nhìn thẳng vào ống kính, không chớp mắt, không đảo mắt.
Điều chỉnh máy sao cho vùng ngắm trùng giữa tâm giác mạc và rõ nét.
Đo mỗi mắt ít nhất 3 lần để lựa chọn giá trị thích hợp. In kết quả ra giấy, kẹp
vào đơn kính của người khám.
b. Đo khoảng cách đồng tử:
Khoảng cách đồng tử là khoảng cách giữa tâm của 2 đồng tử. Nhưng khó
thấy được các tâm đồng tử bởi vì đồng tử màu đen, do đó ta có thể đo khoảng
cách đồng tử nhìn xa theo cách: Đo từ rìa ngoài của mắt phải đến rìa trong của
mắt trái.
c. Đo thị lực không kính:


Đo thị lực nhìn xa:

- Phương tiện: bảng thị lực bằng chữ tính theo phân số Snellen đã được
chỉnh kích thước các chữ cho phù hợp với khoảng cách 3m. Bảng thị lực được
dán lên tường, mép dưới của bảng cách 1m so với chân tường. Gọng kính phù

hợp với khoảng cách đồng tử của bệnh nhân.
- Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng trên ghế tựa, mắt ngang bằng với bảng thị lực.
- Các bước:
+

Bước 1: Đo thị lực mắt phải.

Che mắt trái bệnh nhân. Chỉ các chữ lớn nhất của dòng trên cùng. Lần
lượt di chuyển theo các dòng từ trên xuống dưới trong khi chỉ vào từng chữ
một cho đến khi bệnh nhân bắt đầu đọc nhầm lẫn hoặc không nhìn thấy.
Khuyến khích bệnh nhân cố gắng nhìn.
+

Bước 2: Đo thị lực mắt trái:


×