Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen HLA của các đơn vị máu dây rốn tại ngân hàng máu dây rốn cộng đồng viện HH TM trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 106 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, ghép tế bào gốc vẫn là
phương pháp điều trị hiện đại, triệt để nhất đối với các bệnh lý cơ quan tạo máu và
một số bệnh lý khác đặc biệt là nhóm bệnh ác tính. Theo báo cáo của Tổ chức y tế
thế giới (WHO), trung bình mỗi năm có khoảng 50.000 ca ghép TBG được thực
hiện trên toàn thế giới và con số này đang tăng lên nhanh chóng [1].
Nguồn tế bào gốc sử dụng cho ghép chủ yếu được lấy từ máu ngoại vi,
tủy xương và máu dây rốn. Trong đó, nguồn TBG từ máu dây rốn đang ngày
càng được sử dụng phổ biến hơn. Ở Nhật Bản, 50% các trường hợp ghép
không cùng huyết thống được ghép bằng MDR. Kết quả của các nghiên cứu
có so sánh đã chỉ ra rằng: ghép TBG máu dây rốn có thể thực hiện ở bệnh
nhân người lớn nếu đơn vị máu dây rốn có đủ số lượng TBG [2]. TBG máu
dây rốn có rất nhiều ưu điểm như: sẵn có, thu thập dễ dàng mà không ảnh
hưởng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi, yêu cầu hòa hợp về HLA không quá
cao và tỷ lệ nhiễm Cytomegalo virus thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ tìm thấy sự hòa
hợp HLA ở những mẫu máu dây rốn của người cho cùng huyết thồng chỉ là
25 - 30%, vì vậy, 75% còn lại phụ thuộc vào việc tìm kiếm mẫu máu dây rốn
phù hợp từ ngân hàng máu dây rốn cộng đồng.
Trong các tiêu chuẩn lựa chọn một đơn vị máu dây rốn phù hợp, tiêu
chuẩn hòa hợp HLA giữa bệnh nhân và người cho là một trong những điều
kiện quan trọng nhất, quyết định tới sự thành công của ca ghép. Điều này dẫn
đến sự ra đời và phát triển của kỹ thuật xét nghiệm định type HLA. Từ kỹ
thuật đơn giản đầu tiên là kỹ thuật vi độc tế bào phụ thuộc bổ thể ra đời từ
những năm 1980 [3] với độ nhạy và độ đặc hiệu chưa cao, đến nay đã có thêm
rất nhiều kỹ thuật mới sử dụng tới công nghệ di truyền phân tử. Đặc biệt là kỹ
thuật PCR sử dụng đầu dò đặc hiệu - SSO, đã giúp cải thiện đáng kể tính chính



2

xác cũng như cho kết quả định nhóm HLA ở độ phân giải cao hơn so với kỹ
thuật PCR - sử dụng đoạn mồi đặc hiệu SSP [4] hay còn gọi là HLA độ phân
giải thấp. Các đơn vị máu dây rốn được lưu trữ tại Ngân hàng máu dây rốn của
Viện HH - TM TW có ưu điểm vượt trội hơn so với các ngân hàng khác đó là
đều được xét nghiệm HLA độ phân giải cao, nhờ thế bước đầu đã mang lại hiệu
quả rất đáng khích lệ thể hiện khả năng tìm kiếm rất cao (97,8%) [5]. Để tìm
hiểu vai trò của xét nghiệm HLA đối với việc tìm kiếm nguồn TBG, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen HLA của các đơn vị
máu dây rốn tại ngân hàng máu dây rốn cộng đồng Viện HH - TM Trung
ương” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm kiểu gen HLA của các đơn vị máu dây rốn tại Ngân
hàng máu dây rốn cộng đồng Viện Huyết học - Truyền máu TW.
2. Bước đầu đánh giá khả năng tìm kiếm đơn vị máu dây rốn cho bệnh
nhân có nhu cầu ghép máu dây rốn tại Viện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TẾ BÀO GỐC TRONG QUÁ TRÌNH SINH MÁU

1.1.1. Khái niệm tế bào gốc
Danh từ tế bào gốc (Stem cells) có từ trên 60 năm nay, kể từ khi nghiên
cứu thành công tạo colony tế bào lách (CFU - S) trong nghiên cứu sinh máu ở
chuột (1950). Từ đó đến nay, dựa trên các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, người
ta đã phân lập và biết được quá trình phát triển của cơ thể người và động vật
bắt đầu từ tế bào gốc “trùm” (gangleader - stem cells) hay còn gọi là tế bào

gốc nguyên thủy (primitive stem cells), hay tế bào gốc toàn năng (Totipotent
stem cells = TSC).
Tế bào gốc là tế bào có khả năng sinh sản, tự tái sinh và biệt hóa thành
các tế bào gốc kế cận, rồi phát triển thành TBG có chức năng riêng, cuối cùng
trở thành tế bào trưởng thành của toàn cơ thể người và động vật [6], [7].
1.1.2. Tế bào gốc sinh máu
Các tế bào gốc sinh máu được định nghĩa dựa trên ba đặc trưng cơ bản,
đó là khả năng tự tái tạo, khả năng biệt hóa đa dòng và khả năng phục hồi hệ
tạo máu. Ngoài ra còn một số đặc điểm khác như khả năng di chuyển từ tủy ra
máu, tính mềm dẻo trong biệt hóa và chết theo chương trình [8].
 Khả năng tự tái tạo.
Bằng chứng rõ ràng nhất về khả năng tự tái tạo của các TBG là việc
cung cấp liên tục các tế bào máu trong suốt cuộc đời của một cá thể. Khả
năng này liên quan chặt chẽ với hoạt tính của enzym tổng hợp chuỗi có khả
năng tổng hợp chuỗi DNA mới. Ở người, thời gian tổng hợp chuỗi DNA rất
ngắn trong quá trình phân bào của TBG, đặc biệt khi tác động mạnh như trong
quá trình ghép.


4

 Khả năng biệt hóa đa dòng.
Tế bào gốc sinh máu có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào máu,
đầu tiên là tạo ra các tế bào định hướng dòng tủy và dòng lympho. Sau đó, các
tế bào định hướng dòng lympho sẽ tiếp tục phân chia và biệt hóa thành các
dòng lympho T, B và NK. Các tế bào gốc định hướng dòng tủy sẽ phân chia
và biệt hóa thành các tế bào đầu dòng bạch cầu hạt, dòng mono, dòng mẫu
tiểu cầu, dòng hồng cầu.
 Khả năng hồi phục hệ sinh máu.
Các tài liệu sớm nhất đã công bố về khả năng phục hồi hệ sinh máu của

TBG dựa trên thực nghiệm ghép trên chuột sau khi chiếu xạ liều chí tử.
Tương tự như vậy, các tế bào gốc ở người cũng đặc trưng bởi đặc tính quay
trở lại tủy xương, tái tạo mô sinh máu. Sau khi trở lại, cư trú tại tủy xương,
các tế bào gốc sinh máu tăng sinh, biệt hóa, đáp ứng với những tín hiệu kích
thích từ môi trường đệm gian bào.
1.1.3. Vị trí sinh máu
Sinh máu ở người là đỉnh cao của sự tiến hóa, quá trình sinh sản các tế
bào máu đạt tới mức hoàn thiện nhất với một cơ chế điều hòa tinh tế nhất. Có
thể chia sinh máu ở người thành 3 thời kỳ chính là: sinh máu trong thời kỳ
phôi thai, sinh máu thời kỳ sơ sinh và trẻ em, cuối cùng là sinh máu người
trưởng thành.
Ngay từ tuần thứ 8 của phôi, sinh máu đã bắt đầu được hình thành bởi
các tiểu đảo Woll - Pander, gọi là sinh máu trung bì phôi. Từ tuần thứ 4 trở đi,
sinh máu được thực hiện tại trung mô trong phôi mà rõ nhất ở gan và lách.
Đến tháng thứ 3 thì tủy xương, hạch, tuyến ức cũng bắt đầu quá trình sinh
máu. Sinh máu thời kỳ phôi thai là quá trình biệt hóa không ngừng và rất
mạnh mẽ. Lúc đầu ở đâu có một mảnh trung mô thì ở đó có sinh máu nhưng
dần khu trú hẳn về tủy xương, lách và hạch lympho. Các dòng tế bào máu


5

cũng dần được hoàn thiện về số lượng, hình thái, chức năng và cả tính kháng
nguyên bề mặt. Sau khi trẻ em ra đời, sinh máu khu trú dần ở 3 cơ quan chính,
trong đó tủy xương giữ vai trò chủ yếu [9].
1.1.4. Tạo nguồn tế bào gốc sinh máu
 Các nguồn tế bào gốc sinh máu
 Nguồn tế bào gốc từ tủy xương
Nguồn cung cấp tế bào định hướng sinh máu được sử dụng cho ghép
đầu tiên là từ tủy xương người cho. Trong hơn 20 năm qua, nguồn cung cấp

chính tế bào gốc cho ghép là tủy xương. Tế bào CD34+ trong tủy xương
chiếm khoảng 1/100 đến 1/1000 tế bào có nhân trong tủy [10].
Nguồn tế bào gốc từ tủy xương được sử dụng cho ghép đồng loài
nhất là các trường hợp không thể huy động TBG ra máu; có thể thu thập từ
tủy của người cho hòa hợp toàn bộ hoặc một phần, có hoặc không có liên
hệ huyết thống.
Quá trình thu nhận tế bào gốc từ tủy xương đối với các trường hợp
ghép tự thân hay ghép đồng loại tương tự như nhau và thực hiện trong phòng
mổ vô khuẩn. Chọc hút dịch tủy xương ở xương chậu (gai chậu sau trên), hút
nhiều lần, mỗi lần 3 - 5 ml với tỷ lệ 10 - 15 ml/kg cân nặng người cho. Liều
thông thường là 2 x 10^8 tế bào có nhân/kg cân nặng của người nhận. Thể
tích tủy tối đa có thể thu là 1500 ml.


Nguồn tế bào gốc từ máu ngoại vi

Đây là nguồn TBG định hướng sinh máu từ tủy xương, được huy động ra
máu ngoại vi bằng cách sử dụng những yếu tố kích thích tăng trưởng, thường
sử dụng G - CSF có kèm hoặc không kèm hóa trị liệu [11], [12]. Số lượng
CD34+ tăng lên từ ngày thứ ba và đạt cao nhất vào ngày thứ năm và thứ sáu
[12]. Khi số lượng CD34+ lớn hơn hoặc bằng 10 tế bào/microlit máu thì có
thể thu được khoảng 1 x 106 tế bào CD34/kg cân nặng của người cho. Một số


6

nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa số lượng TBG thu nhận được với
thể tích máu lấy ra. Với thể tích máu lớn, có thể nhận được tỷ lệ tế bào
CD34+ nhiều hơn từ 2,5 đến 3 lần so với tỷ lệ này trong máu tại thời điểm bắt
đầu xử lý [10], [11].

Thời gian mọc mảnh ghép có liên quan chặt chẽ với số lượng tế bào
CD34+ và TBCN thu nhận được, thường phải đảm bảo từ 1x106 đến hơn
5x106 TBCN/kg trọng lượng người nhận.
Các tế bào gốc ra máu sẽ được thu thập bằng máy gạn tách tế bào. Hiện
nay đây là nguồn chính sử dụng cho ghép đồng loài. Các nghiên cứu lâm sàng
so sánh khi sử dụng TBG máu ngoại vi với sử dụng TBG từ tủy cho thấy: kết
quả mọc ghép sớm hơn, khả năng hồi phục miễn dịch nhanh hơn, tỷ lệ tử
vong liên quan đến biến chứng ghép thấp hơn, nguy cơ xuất hiện bệnh ghép
chống chủ cấp tương đương ở cả hai nhóm nhưng bệnh ghép chống chủ mạn
lại gặp nhiều hơn ở bệnh nhân ghép TBG máu ngoại vi huy động [13]. Bên
cạnh đó, tại các nước đang phát triển như ở Việt Nam, khó khăn đặt ra với
những bệnh nhân không có người cho cùng huyết thống, khi mà ngân hàng
TBG từ người cho không cùng huyết thống chưa được thành lập, cơ hội được
ghép TBG gần như đóng lại. Vì vậy, nhu cầu đặt ra là cần phải có một nguồn
TBG mới, vẫn đảm bảo hiệu quả mà lại phù hợp với điều kiện của đất nước.
 Nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn
Năm 1989, lần đầu tiên Gluckman và Broxmeyer đã tiến hành ghép thành
công tế bào gốc MDR cho bệnh nhi Fanconi, và đến nay hàng nghìn trường hợp
bệnh nhân bị bệnh máu ác tính và không ác tính đã được điều trị bằng ghép
MDR [14], [15].
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, MDR đã và đang trở thành nguồn quan
trọng cung cấp TBG cho ghép đồng loài. Một số ưu điểm vượt trội hơn so với
các nguồn TBG từ người trưởng thành như: yêu cầu hòa hợp HLA thấp hơn


7

(tối thiểu 4/6 allele HLA - A, - B, - DR ở độ phân giải cao), quá trình thu thập
không ảnh hưởng đến sức khỏe của người hiến, đồng thời được lưu giữ sẵn
sàng trong ngân hàng nên thời gian cung cấp được rút ngắn, các biến chứng

liên quan đến ghép chống chủ cũng giảm hơn so với TBG từ người hiến
trưởng thành [80]. Trong MDR rất giàu tế bào định hướng sinh máu ở giai
đoạn sớm và giai đoạn đa dòng (early and committed progenitor - cell), số
lượng tế bào CD34+ từ 1/100 đến 1/10000 TBCN, khả năng sinh sản gấp 2
lần TBG tủy và máu ngoại vi người trưởng thành [16]. Cho đến nay, đã có
hơn 4,3 triệu đơn vị máu dây rốn lưu trữ dịch vụ và hơn 600.000 đơn vị TBG
máu dây rốn được lưu trữ cộng đồng trên toàn thế giới, qua đó hơn 30.000 ca
ghép TBG bằng nguồn này đã được thực hiện thành công [81]. Tuy vậy, nó có
nhược điểm là lượng TBG thu được nhỏ, liều TBG chỉ đủ ghép cho trẻ em
dưới 30kg. Giải quyết nhược điểm này, gần đây một số tác giả đã dùng liều tế
bào gốc “pool” của 2 mẫu máu cuống rốn có gen HLA tương đồng [17], do đó
có thể dùng cho cả người trưởng thành. Tuy nhiên phương pháp này cũng có
ưu điểm và nhược điểm. Sử dụng 2 đơn vị không phù hợp không hoàn toàn
HLA có nguy cơ bệnh ghép chống chủ độ II cao hơn, nhưng tử vong do ghép
hay GVHD mạn thì không cao hơn và hiệu ứng mảnh ghép chống leucemi thì
trội hơn [99].
Muốn làm được điều này cần có một lượng lớn máu dây rốn để lựa
chọn. Đây là mục tiêu của việc xây dựng ngân hàng máu dây rốn. Xu hướng
hiện tại của các nghiên cứu về tế bào gốc trong máu dây rốn tập trung vào các
vấn đề:
Tính an toàn và hiệu quả của ghép tế bào từ máu dây rốn.
Khả năng sử dụng TBG máu dây rốn ghép cho người lớn.
Mở rộng phạm vi ghép không hòa hợp HLA nhưng vẫn duy trì an toàn
và hiệu quả mọc mảnh ghép.


8

Các nghiên cứu lâm sàng ở những trẻ nhận tế bào gốc MDR từ người
cho không có liên quan huyết thống cho thấy nguy cơ xuất hiện GVHD thấp

hơn so với ghép TBG từ tủy xương [18], [19]. Điều này phù hợp với số lượng
thấp của T lympho trưởng thành ở máu dây rốn. Thời gian phục hồi các dòng
tế bào sinh máu cũng có khác nhau, đối với ghép TBG từ máu dây rốn, dòng
bạch cầu hạt hồi phục sau 26 đến 27 ngày, dòng tiểu cầu sau 60 ngày, trong
khi đó nếu ghép TBG tủy xương thì thời gian phục hồi bạch cầu hạt và tiểu
cầu lần lượt là 18 đến 19 ngày và 29 ngày [20].
Ngoài việc đó là một nguồn tế bào gốc quan trọng có thể thay thế tế
bào gốc tủy xương và máu ngoại vi, TBG máu dây rốn được cả thực nghiệm
và lâm sàng chứng minh có khả năng phục hồi các mô bị tổn thương và là
nguồn dồi dào cho kỹ thuật Tế bào trị liệu, như tế bào gốc trung mô
(Mesenchymal Stem cell: MSC) hay các tế bào gốc đa năng cảm ứng
(induced pluripotential stem cell: iPS) và tế bào Muse (Multilineage
differentiating stress enduring) có thể tách từ đơn vị máu dây rốn. Các loại tế
bào này có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô và tạo được cải thiện lâm
sàng trên nhiều bệnh mà ngày nay y học chưa có phương pháp điều trị. Ngoài
ra các TBG trung mô còn có chức năng điều hòa miễn dịch cho phép tái tạo
mô bị hư hại, nhưng cơ chế của các hiện tượng này chưa được biết rõ rang
[96], [97], [98].
1.1.5. Xử lí và bảo quản khối tế bào gốc
 Sau khi mẫu TBG được thu thập, sẽ được chuyển về ngân hàng TBG,
tại đây sẽ tiến hành quá trình xử lý TBG nhằm mục đích có được khối TBG
tinh sạch nhất, loại bỏ những thành phần không cần thiết như huyết tương,
hồng cầu... [21], [22].


9

 Sau khi trải qua quy trình xử lý, các đơn vị TBG này tiếp tục được trộn
với dung dịch bảo quản để có thể bảo vệ tế bào trong môi trường đông lạnh.
Loại chất bảo quản hiệu quả nhất hiện nay đó là dung dịch Dimethyl

sulfoxide (DMSO) và được pha để đạt nồng độ 10% trong túi sản phẩm cuối.
Chất bảo quản này có tác dụng làm ổn định màng tế bào, tránh tổn thương tế
bào bởi các tinh thể hình thành trong quá trình hạ nhiệt độ và lưu trữ dài hạn
trong hệ thống nitơ lỏng ở nhiệt độ - 1500C đến - 1960C. Sau khi thêm dung
dịch bảo quản, các đơn vị TBG được làm lạnh theo chương trình hạ nhiệt độ
của máy tự động.
1.1.6. Đánh giá và kiểm tra chất lượng khối TBG sau bảo quản
 Đếm số lượng tế bào có nhân.
Mọi chế phẩm tế bào gốc cần được xác định số lượng tế bào, số lượng
tế bào đơn nhân. Số lượng này kết hợp với các xét nghiệm khác, xác định số
lần thu hoạch cần thiết để có đủ lượng tế bào đảm bảo cho mọc mảnh ghép.
Ngoài ra, các thông số này cũng giúp tính toán tỷ lệ tế bào còn lại sau xử lý và
cung cấp dữ liệu cho quá trình kiểm soát chất lượng của các bước xử lý và
bảo quản sản phẩm.
 Đếm tỷ lệ tế bào sống chết bằng phương pháp nhuộm Xanh Trypan
Nguyên lý của kỹ thuật là do sự tổn thương màng tế bào của các tế bào
bị chết dẫn đến chất nhuộm đi qua màng và nhuộm màu tế bào. Ngược lại,
các tế bào sống với sự toàn vẹn màng tế bào không cho chất nhuộm đi qua, do
đó các tế bào sống sẽ không bắt màu [23]. Xét nghiệm này đơn giản, ít tốn
kém và cho kết quả nhanh trong vòng vài phút nhưng nó chỉ xác định dược tỷ
lệ sống chết chung, chứ không phải của riêng tế bào gốc.
 Nuôi cấy tạo cụm tế bào tạo máu.


10

Các tế bào gốc được nuôi cấy trong điều kiện có đủ các chất dinh
dưỡng và các chất kích thích, chúng sẽ tăng sinh và biệt hóa thành các đơn vị
tế bào trưởng thành [23]. Phương pháp này không chỉ xác định được tế bào
sống mà còn đánh giá được hiệu lực tế bào gốc, đánh giá được khả năng tăng

sinh và biệt hóa của tế bào gốc. Tuy nhiên có một số nhược điểm là tốn kém,
mất nhiều thời gian để đánh giá (7 - 14 ngày), do đó không cung cấp kịp thời
cho các nhà lâm sàng, phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đọc, không
đánh giá được khả năng tái định cư của tế bào gốc. Phương pháp này chủ yếu
được sử dụng trong nghiên cứu TBG.
 Kỹ thuật xác định tế bào CD34+ sống bằng kỹ thuật đếm tế bào
dòng chảy (Flowcytometry).
Nguyên lý của kỹ thuật là xác định số lượng tế bào CD34+ sống dựa
vào 7AAD (7 amino actinnomycin) hay chất nhuộm màu nhân và các kháng
thể đơn dòng gắn huỳnh quang CD45 - FITC/CD34 - PE.7AAD chỉ nhuộm
được nhân trong trường hợp màng tế bào không còn nguyên vẹn hay những tế
bào chết [24]. Xét nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, cho kết quả chính xác
nhưng cũng tốn kém và đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại [25].
1.2. KHÁNG NGUYÊN HỆ BẠCH CẦU

1.2.1. Nguồn gốc, danh pháp
 Nguồn gốc
HLA (Human Leucocyte Antigen) là tên gọi tắt quốc tế của kháng nguyên
bạch cầu người. Nó là một protein hết sức đa dạng được bạch cầu sản xuất
dưới dạng peptid trong bào tương, lắp ráp, rồi đưa ra gắn vào bên ngoài màng.
Thoạt đầu, việc tìm hiểu về HLA nhằm mục đích khắc phục hiện tượng bong
mảnh ghép.
Ghép mô hay cơ quan của người này cho người khác sẽ thất bại nếu
không phù hợp nhóm hồng cầu ABO, nhưng dù phù hợp ABO tỷ lệ thất bại


11

vẫn rất cao. Điều này được dự đoán: do không phù hợp kháng nguyên của
những tế bào khác nữa (ngoài hồng cầu). Thuận tiện nhất là lấy bạch cầu để

nghiên cứu. Nguồn kháng thể chống kháng nguyên bạch cầu dễ kiếm nhất là
từ huyết thanh những người được truyền máu nhiều lần và những phụ nữ có
thai nhiều lần. Dùng các loại huyết thanh này làm thuốc thử, nhiều phòng thí
nghiệm đã phát hiện trên bề mặt bạch cầu có rất nhiều kháng nguyên khác
nhau và chỉ sau ít năm đã phải có các hội nghị quốc tế để thống nhất cách
phân loại và tên gọi các HLA. Tuy nhiên HLA không chỉ có ở bạch cầu mà
còn có ở nhiều loại tế bào khác và đó là lý do mà HLA còn được gọi là phức
hệ hòa hợp mô chủ yếu (MHC).

 Danh pháp
Theo Marsh SG và cộng sự (2010) danh pháp HLA như sau [26] :
Tên gen + dấu * + mã số allele + dấu: + mã số protein HLA riêng + dấu:
+ mã số ADN tương ứng trong vùng mã hóa + dấu : + mã số ADN ngoài vùng
mã hóa + hậu tố.
- Hậu tố N: allele không được biểu hiện (Null);
- Hậu tố L: allele của protein biểu hiện ở bề mặt tế bào thấp hơn bình
thường (Low);
- Hậu tố S: allele của protein tan nhanh nhưng không biểu hiện trên bề
mặt tế bào (Secret);
- Hậu tố C: allele của protein ở trong tế bào chất chứ không ở bề mặt tế
bào (Cytoplasm);
- Hậu tố A: khi nghi ngờ protein có được biểu hiện không (Aberrant);


12

- Hậu tố Q: allele có đột biến trước đó đã được chứng minh là có ảnh
hưởng đến việc biểu hiện trên tế bào nhưng chưa được xác nhận vị trí và vẫn
còn nghi vấn (Questionable).
Mỗi chữ số sau dấu “:” thể hiện một nhóm protein của allele HLA đó và

mức độ quan trọng của nó càng giảm dần khi càng ở xa chữ số đầu tiên. Kết
quả xét nghiệm HLA càng nhiều chữ số thì thể hiện độ chi tiết hay độ phân
giải của kháng nguyên HLA càng cao, đi sâu đến các loại protein phụ trên bề
mặt kháng nguyên và đôi khi chỉ là đôi khi chỉ là sự khác biệt về mặt cấu trúc
ADN nhưng không mã hóa cho một cấu trúc protein cụ thể nào.

Hình 1.1. Cấu trúc tên HLA [26]
Ví dụ: Allele HLA-A*11:01 là: locus HLA-A, họ allele 11, allele 01.
1.2.2. Cấu trúc hệ kháng nguyên bạch cầu.
 Cấu trúc hệ gen HLA.
 Phức hợp gen sản xuất HLA/MHC nằm ở cánh ngắn của NST số 6, ban
đầu gồm 4 cụm chính với tên gọi khá đơn giản: A, B, C, D; sau phát hiện
thêm các cụm khác E, F, G do vậy các cụm đầu tiên được gọi là kinh điển,
còn các cụm sau được gọi là không kinh điển và đúng là chúng cũng ít quan
trọng hơn.


13

 D lại không phải là một cụm mà là 3 cụm riêng rẽ: DP, DQ và DR. Càng
chi tiết thêm khi trong D lại phát hiện thêm DO, DX, DZ (được coi là không kinh
điển). Từ đó các cụm gen được chia thành lớp class: I và II.
 Như vậy, các cụm gen (các loci) A, B, C, E, F,G họp thành MHC (hay
HLA) lớp I, còn các cụm DP, DQ, DR (cả O, X, Z) thuộc MHC lớp II. Nằm
giữa lớp I và II lại phát hiện một cụm khổng lồ không kém: nó mang tên lớp
III (là lớp gồm các gen sản xuất một số thành phần bổ thể và cytokin: C2, C4,
Bf, TNFα, TNFβ,…). Mỗi loci lại có các dưới nhóm (subloci): A1, B1, B2...
các dưới nhóm có các cấu trúc gen.

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc gen hệ HLA

 Các loại lại có nhiều gen: cho tới nay người ta đã biết khoảng 160 gen,
các gen này tạo được kháng thể đặc hiệu để phát hiện. Dự đoán có khoảng
500 gen thuộc hệ HLA.
Bảng 1.1. Số gen HLA phát hiện được (2004)
+ Loci A có 28 gen

+ Loci DR có 18 gen


14

+ Loci B có 61 gen
+ Loci C có 10 gen
+ Loci D có 26 gen

+ Loci DP có 6 gen
+ Loci DQ có 9 gen

(Theo tài liệu WHO Workshop lần thứ 10, New York 1987 và bổ sung bởi Karen và
Lichtman 2006) [87].

 Cấu trúc phân tử của HLA
HLA lớp I (và cả lớp II) thuộc đại gia đình Ig nên cũng có chung 1 số
cấu trúc đại cương: gồm hai chuỗi peptid (thường gọi là α và β) liên kết với
nhau bằng các cầu nối S - S liên chuỗi. Trong mỗi chuỗi có một hay vài ba
cấu nối S - S nội chuỗi để tạo thành các vòng cung, nhưng mỗi vòng cung lại
cuộn lại thành một khối hình cầu, chắc đặc gọi là domain.
 HLA lớp I
 Chuỗi α (chuỗi nặng) có trọng lượng phân tử 43.000 Da gồm 246
acid amin, chia làm 3 phần:

- Phần ngoài màng tế bào (phần đặc hiệu): lại gồm 3 vùng nhỏ (α1, α2
và α3) với tận cùng là nhóm NH2.
- Phần xuyên màng (TM: trans - membranous): giúp MHC được neo
chặt vào màng tế bào.
- Phần trong bào tương: giữ nhiệm vụ truyền thông tin vào nội bào khi
có mảnh peptid KN được gắn vào phần đặc hiệu với tận cùng là nhóm
carboxyl (- COO -).
 Chuỗi β (chuỗi nhẹ): chỉ có một phần nằm trên bề mặt tế bào, có trọng
lượng phân tử khoảng 12.000 Da với khoảng 99 acid amin.
 Đáng chú ý là ở các phân tử MHC lớp I, hai chuỗi peptid không dài
tương đương mà chuỗi α lớn gấp ba lần chuỗi β. Các gen lớp I ở NST 6 chỉ
sản xuất chuỗi lớn α, còn chuỗi nhỏ β lại nhờ NST 15 sản xuất. Điều này tạo
nên tính đa dạng của HLA lớp I.
 HLA lớp II


15

Cấu trúc phân tử HLA lớp II cũng gồm 2 chuỗi peptid α và β. Khác với
HLA lớp I, hai chuỗi này có cấu trúc tương tự nhau, cùng có trọng lượng phân
tử 34.000 dalton với khoảng 85 - 88 acid amin, chia làm 3 phần : phần ngoài
màng tế bào (2 vùng nhỏ là α1 và α2 của chuỗi nặng và β1, β2 của chuỗi nhẹ),
phần xuyên màng và phần nằm trong bào tương.

Hình 1.3. Cấu trúc MHC lớp I và lớp II
 Vị trí gắn của peptid KN.
 Cả phân tử MHC I và II đồ sộ, chỉ để trình ra một peptid KN dài 8 - 10
acid amin. Nếu phân tử KN cũng đồ sộ thì phải được cắt thành các peptid mới
có thể được trình. Vị trí để peptid KN gắn vào do một phần của các đoạn α1
và α2 tạo nên. Nó là một rãnh với bề ngang và chiều dài cho phép đặt vào đó

1 peptid dài 10 acid amin. Đáy rãnh phẳng do chuỗi α trải qua trải lại để tạo
thành một lá nhưng lá vẫn có một số hố lõm và chính những hố này quy định


16

peptid nào có thể gắn khớp và neo vào rãnh mà không bị vênh và bong ra. Hai
bờ rãnh do chuỗi α cuộn lại như hình lò xo và bị bịt kín lại khiến peptid KN
nếu dài hơn 10 acid amin thì không thể nằm gọn trong rãnh của MHC I được.
 Tính đặc hiệu của rãnh đó là rãnh nào thì trình peptid KN ấy. So với
KT thì mức độ đặc hiệu của MHC khi trình bày peptid KN chỉ bằng 1/10 hay
1/100 nhưng vẫn cứ là đặc hiệu. Một rãnh có thể trình 10, 100 hay hơn nữa
các peptid khác nhau miễn là chúng hao hao giống nhau. Sự kiên kết có thể
lỏng hay chặt vì số điểm neo kết có thể từ 2 đến 5 hay 6 (nghĩa là ái tính khác
nhau). MHC nhận ra peptid từ một mặt còn TCR sẽ nhận ra peptid đó từ mặt
đối lập. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tế bào T chỉ nhận ra KN
khi nó được MHC trình cho.

Hình 1.4. Rãnh gắn peptid kháng nguyên (nhìn từ trên xuống)
1.2.3. Phân bố gen HLA trong cơ thể
Bảng 1.2. Một số đặc điểm và phân bố gen HLA trong cơ thể.
Antigen
Phân bố
trên các tế bào

Class I
HLA - A, B, C
Tất cả các tế bào có
nhân, nhưng chủ yếu là ở


Class II
HLA - DR, DQ, DP
Có ở tế bào mono, B
lympho, tế bào


17

tế bào T và B lympho,
bạch cầu hạt, tiểu cầu.
Cấu trúc
Chuỗi peptid lớn α
Chuỗi nhỏ β
Quan hệ phân tử
Lympho T (T.CD8) và tế
với các tế bào
bào B
1.2.4. Chức năng của HLA

dendritic, đại thực bào,
T lympho hoạt hóa.
Hai chuỗi α và β
tương đương nhau
Lympho CD4 (T.CD4)
và tế bào B.

 HLA lớp I (class I) có chức năng hoạt động tế bào T lympho gây độc
(Tc), trực tiếp tham gia phản ứng trung gian tế bào, tiêu diệt tế bào đích có
kháng nguyên lạ đặc hiệu. Khi một virus xâm nhập vào tế bào, nó làm biến
đổi DNA của nhân tế bào đó, làm chúng sản xuất ra những protein lạ. HLA

lớp I sẽ làm nhiệm vụ trình diện KN protid lạ đó lên bề mặt tế bào và tế bào
Tc sẽ phá hủy tế bào mang virus đó.
 HLA lớp II tham gia hoạt hóa tế bào trình diện kháng nguyên. Các KN
phân tử lớn từ bên ngoài vào cơ thể, đại thực bào nuốt KN này, rồi phân KN
thành các mảnh nhỏ, các mảnh nhỏ KN sẽ chuyển lên màng tế bào. Thực bào
lúc này trở thành tế bào trình diện KN (APC) và sẽ tiếp tục chuyển KN cho tế
bào miễn dịch (T, B lymphocytes). HLA lớp II đóng vai trò quan trọng trong
hoạt hóa đại thực bào trình diện KN, đồng thời tạo ra các cytokin và khuếch
đại phản ứng miễn dịch của cơ thể.
 HLA lớp I và II hợp tác trong quá trình miễn dịch bao gồm cả trả lời
miễn dịch và phản ứng KN - KT của cả miễn dịch tế bào (HLA lớp I và TCD8), miễn dịch dịch thể (HLA lớp II với T-CD4 và B lympho). Thiếu kháng
nguyên HLA tế bào miễn dịch sẽ không nhận biết KN, do đó khi ghép cơ
quan, tổ chức, việc lựa chọn người cho tương đồng hệ HLA còn nhằm mục
đích giảm nhận biết KN lạ của tế bào miễn dịch thông qua hệ MHC.
1.2.5. Kỹ thuật định danh HLA và kháng thể kháng HLA
 Các kỹ thuật định nhóm HLA


18

Từ khi bắt đầu những ca ghép TBG đồng loài đầu tiên, người ta đã xác
định sự hòa hợp HLA cho người cho và người nhận [27]. Các kỹ thuật đã và
đang được sử dụng để định nhóm HLA bao gồm:
 Kỹ thuật vi độc tế bào phụ thuộc bổ thể (Complement dependent
cytotoxicity test - CDC).
Đây là kỹ thuật đầu tiên dành cho định nhóm HLA được thực hiện từ
những năm 1980 [28]. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý cơ bản của miễn dịch:
sử dụng kháng thể để xác định kháng nguyên trên bề mặt tế bào.
Kết quả của kỹ thuật này có thể cho biết tên của kháng nguyên biểu
hiện trên bề mặt tế bào. Tuy nhiên, hiện tại nó ít được sử dụng vì nhiều lí do,

trong đó quan trọng nhất là tính đặc hiệu không cao. Nguyên nhân là do mỗi
kháng nguyên HLA có rất nhiều epitop, đôi khi có thể dẫn đến phản ứng chéo
không đặc hiệu với các kháng thể khác khiến kết quả sai lầm.
 Kỹ thuật PCR sử dụng đoạn mồi đặc hiệu - SSP (sequence specific primer).
PCR - SSP là kỹ thuật dựa trên phản ứng PCR để khuếch đại đoạn gen
HLA sử dụng đoạn mồi đặc hiệu đã biết trước, sau đó sử dụng kỹ thuật điện di
trên gel để phát hiện các gen HLA đó [29].
Kỹ thuật này được ứng dụng khá rộng rãi trong các trường hợp xác
định hòa hợp ghép TBG tạo máu đồng loại với người cho cùng huyết
thống, ghép tạng. Tuy nhiên một hạn chế của kỹ thuật là số lượng allele
HLA phân tích không nhiều, do đó thường được sử dụng định nhóm HLA ở
độ phân giải thấp [29].
 Kỹ thuật PCR sử dụng đầu dò đặc hiệu - SSO (sequence specific oligo nucleotide).
Cùng với sự ra đời của kỹ thuật Luminex với khả năng xử lý số lượng
mẫu lớn, kỹ thuật PCR - SSO đã giúp cải thiện được đáng kể tính chính xác
cũng như cho kết quả định nhóm HLA ở độ phân giải tốt hơn so với kỹ thuật


19

PCR - SSP [30]. Về nguyên lý, kỹ thuật này gồm các bước: tách và ủ DNA
của mẫu với đoạn mồi đặc hiệu tương ứng với các gen HLA; khuếch đại
các gen này bằng PCR; lai sản phẩm PCR với các đoạn đầu dò DNA đặc hiệu
của các locus HLA ở độ phân giải cao đã biết và đồng thời mỗi loại hạt còn được
mã hóa riêng bằng màu laser; chạy mẫu và phân tích mẫu trên hệ thống
Luminex để xác định HLA của mẫu.
Nhờ công nghệ Xmap trên hệ thống Luminex, số lượng hạt nhựa có thể
mã hóa tối đa lên đến 100 loại khác nhau, đồng thời số lượng đầu dò ADN
gắn lên hạt rất nhiều nên kỹ thuật PCR - SSO đã giải quyết được khó khăn
của PCR - SSP, đó là phân tích được nhiều gen HLA hơn và độ phân giải

được nâng cao hơn. Thường kết quả định nhóm HLA của xét nghiệm này là
độ phân giải từ trung bình đến cao với mức chi tiết từ 4 chữ số trở lên (ví dụ:
A*02:03) so với độ phân giải thấp cho kết quả 2 chữ số của các xét nghiệm
khác như HLA - SSP (ví dụ A*02). Với kết quả độ phân giải ở mức trung
bình, xét nghiệm này là đủ để áp dụng cho việc tìm kiếm người cho có nguồn
tế bào gốc đòi hỏi mức độ hòa hợp vừa phải như máu dây rốn. Tuy nhiên, kỹ
thuật này cũng còn tiềm ẩn những hạn chế tương tự như kỹ thuật PCR - SSP,
đó là sử dụng những trình tự ADN của allele HLA đã biết để thiết kế ra các
thuốc thử đặc hiệu, vì vậy nếu gen HLA của bệnh nhân không nằm trong số
đầu dò đã biết của thuốc thử thì không thể xác định HLA được. Chính vì vậy,
nhu cầu của một kỹ thuật mới, hiện đại hơn và toàn diện hơn đã được đặt ra
với các nhà nghiên cứu về HLA.
 Kỹ thuật giải trình tự (SBT- sequencing based typing).
Giải trình tự gen có thể được sử dụng để xác định chính xác trình tự
DNA mã hóa cho phân tử HLA [30]. Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật này sẽ
là độ phân giải cao, đạt mức chi tiết 6 chữ số (VD A*02:03:01), giúp cho việc
đánh giá sự hòa hợp HLA giữa người cho và người nhận được chính xác hơn.


20

Hiện nay, nó được đánh giá là hiện đại nhất, hiêu quả nhất trong việc xác định
HLA vì không phải phụ thuộc vào một lượng hạn chế gen HLA biết tên trước
đó. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đó là chi phí cao nên chỉ phù hợp cho những
trung tâm lớn có lượng mẫu xét nghiệm dồi dào, liên tục.
1.2.6. Kỹ thuật định danh kháng thể kháng HLA
 Trong ghép tế bào gốc tạo máu và ghép tạng, việc xuất hiện các
kháng thể trong cơ thể người nhận chống lại các kháng nguyên HLA của tế
bào người cho và ngược lại, tế bào người cho sinh ra kháng thể chống lại các
tế bào của người nhận là yếu tố quan trọng tiên lượng khả năng xuất hiện

bệnh ghép chống chủ và thải ghép. Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra
trước khi tiến hành một ca ghép tế bào gốc đồng loại là xác định sự tồn tại của
các kháng thể này để tiên lượng và có điều chỉnh phù hợp.
 Kỹ thuật đầu tiên được sử dụng để định danh kháng thể kháng HLA
là kỹ thuật vi độc tế bào (CDC) [4] và sau đó là kỹ thuật ELISA (Enzyme linked immune - sorbent assay) áp dụng từ năm 1993 [31]. Tuy nhiên độ nhạy
và độ đặc hiệu của các xét nghiệm này vẫn chưa cao.
 Hiện nay, kỹ thuật Luminex được coi là có độ nhạy hơn hẳn. Ngoài
ra độ đặc hiệu cũng được cải thiện rõ rệt và số lượng kháng thể có thể phát
hiện trong xét nghiệm cũng được tăng cao.
1.2.7. Ứng dụng của HLA trong lĩnh vực ghép
Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) có thể đại diện cho các kháng
nguyên của hầu hết các tế bào khác trong cơ thể. Do vậy khi ghép, yêu cầu phù
hợp HLA là điều kiện vô cùng quan trọng, giúp cho mảnh ghép tồn tại lâu dài.
Theo quy luật di truyền, xác suất để hai anh chị em có cùng bộ gen
HLA giống nhau hoàn toàn trong gia đình là khoảng 25% và gia đình càng
nhiều người cho thì càng dễ tìm được người hòa hợp. Tuy nhiên ngay cả khi
gia đình có 4 người cho thì vẫn không hoàn toàn chắc chắn tìm được người


21

phù hợp, đặc biệt khi gia đình bệnh nhân không có người cho TBG thì lúc đó
hoàn toàn phụ thuộc vào người cho không cùng huyết thống [37].
Nếu các allele HLA của người nhận và người hiến giống nhau hoàn
toàn là hoà hợp tổ chức 100%; nếu chỉ có 50% giống nhau được gọi là
haplotype. Tốt nhất là hoà hợp tổ chức 100%, tối thiểu là 50%; thấp hơn 50%
thường không được áp dụng. Thực tế ghép ở Việt Nam đã áp dụng nghiêm
ngặt các chỉ tiêu này [75], [76].

 Ghép tạng.

Năm 1954, ca ghép tạng đầu tiên đã được tiến hành để ghép thận cho một
cặp sinh đôi [88]. Từ đây vai trò của HLA đã dần dần được sáng tỏ với mức
độ áp dụng khác nhau tùy từng loại tạng được ghép.

 Ghép thận
Ghép thận là một trong những ghép tạng được triển khai rộng rãi.
Nhóm máu và kháng nguyên kháng bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc
ghép thận. Trong đó sự hòa hợp mô có ý nghĩa quan trọng đến thời gian sống
của bệnh nhân sau ghép. Các HLA có vai trò quan trọng trong việc ghép thận đó
là: HLA - A, HLA - B, HLA - DR, còn HLA - C và HLA - DQ ít có vai trò nên
ít đươc chú ý lựa chọn. Trong đó sự không phù hợp HLA - DR gây ảnh hưởng
lớn nhất đến kết quả ghép thận trong 3 tháng đầu sau ghép. Điều này có thể hiểu
được là do HLA - DR là kháng nguyên có trên bề mặt của tất cả các tế bào có
thẩm quyền miễn dịch, đóng vai trò nòng cốt trong việc loại trừ các yếu tố bên
ngoài. Sự không hòa hợp HLA - B có ảnh hưởng lâu dài đến kết quả sau ghép
thận. HLA - A ít có ảnh hưởng đến kết quả ghép thận hơn so với HLA - B và
HLA - DR, nên khi không hòa hợp HLA - A không ảnh hưởng nhiều đến kết
quả ghép thận [77].
 Ghép các tạng khác


22

Theo quan điểm của các tác giả về miễn dịch, ghép gan không yêu
cầu sự hòa hợp về HLA, do đó không cần xét nghiệm HLA để lựa chọn
người cho trước khi ghép gan mà yếu tố quan tâm nhiều hơn là sự tương
hợp về nhóm máu [88].
Trong ghép tim, vai trò của hòa hợp HLA còn nhiều tranh cãi. Trong một
số nghiên cứu tổng hợp với 34 báo cáo về ghép tim, tác giả D. Ansari (2014)
nhận thấy mức độ bất đồng về HLA - DR có mối liên quan với thời gian tồn tại

mảnh ghép cũng như khả năng thải ghép cấp, vì vậy cần cân nhắc đến yếu tố này
trong lựa chọn người hiến tim [88]. Tuy nhiên với sự tiến bộ của miễn dịch học
và sự ra đời của nhiều thuốc ức chế miễn dịch thế hệ mới, vấn đề hòa hợp về
HLA trong ghép tạng ngoài thận càng ít ảnh hưởng đến các kết quả ghép hơn.

 Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài
Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài là một phương pháp có giá trị cao
trong điều trị bệnh máu; với nhiều bệnh, ghép tế bào gốc đồng loài có thể chữa
khỏi được bệnh hay kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân.
Trong ghép tế bào gốc tạo máu, các tế bào máu cũng bao gồm các tế
bào của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các bạch cầu lympho, bạch cầu mono.
Những tế bào này quy định sự tương tác của mảnh ghép và vật chủ theo cả hai
chiểu. Các tế bào có mức độ tiếp xúc, phơi nhiễm về mặt miễn dịch càng
nhiều thì nguy cơ gây ra các tương tác càng lớn, dẫn đến các hiệu ứng như
ghép chống chủ (GVHD) do tế bào của mảnh ghép tấn công tế bào cơ thể
người nhận và thải ghép do cơ thể đào thải mảnh ghép. Điều này cũng được
tăng cường tùy theo mức độ bất đồng về HLA giữa hai cơ thể. Như đã nói ở
trên, hiện nay có hai loại nguồn TBG với đặc điểm miễn dịch khác nhau, đó là
nguồn người hiến trưởng thành và nguồn máu dây rốn.
 Ghép từ người hiến trưởng thành


23

Nguồn TBG từ người hiến trưởng thành cùng huyết thống hòa hợp
HLA hoàn toàn luôn là nguồn TBG được đánh giá là tối ưu nhất dành cho
ghép bởi đây là nguồn tế bào gốc dồi dào, có thể lấy được liều cao dẫn đến
mọc mảnh ghép nhanh và hạn chế được những hệ quả do bất đồng HLA như
ghép chống chủ hay thải ghép. Đối với mọi nguồn TBG, mức độ hòa hợp

HLA càng cao thì hiệu quả càng tốt. Một số nghiên cứu cho thấy kết quả ghép
từ nguồn người hiến không cùng huyết thống hòa hợp HLA hoàn toàn (hòa
hợp 10/10 locus HLA - A, - B, - C, - DR, - DQ ở độ phân giải cao) thì hiệu
quả cũng tương đương với ghép từ nguồn người hiến cùng huyết thống hòa
hợp hoàn toàn [90], [91]. Tuy nhiên, xác suất để tìm kiếm được người hiến
không cùng huyết thống hòa hợp HLA hoàn toàn là rất thấp và đòi hỏi phải có
hệ thống đăng ký khá lớn lên đến hàng triệu người tình nguyện hiến. Theo
hướng dẫn của Hội Ghép tủy và Miễn dịch Anh, yêu cầu về mức độ hòa hợp
HLA đối với nguồn TBG này tối thiểu là 8/10 locus HLA - A, - B, - C, - DR, DQ ở độ phân giải cao [78], [92]. Lý do chỉ được phép bất đồng tối đa 2 trong
10 locus HLA nói trên có thể vì nguồn TBG từ người hiến trưởng thành chứa
nhiều tế bào miễn dịch, đặc biệt là lympho T và có thể gây nguy cơ biến chứng
thải ghép hoặc ghép chống chủ khi chúng tương tác với các tế bào của bản thân
người nhận nếu số locus bất đồng quá nhiều.
Theo báo cáo của Chương trình Người hiến tủy Nhật Bản (JMDP), bất
đồng các locus HLA lớp I như HLA - A và - B liên quan nhiều tới ghép chống
chủ cấp mức độ nặng và giảm thời gian sống [93]. Báo cáo của các trung tâm
lớn tại Mỹ lại cho thấy sự hòa hợp các locus HLA lớp II giúp dự phòng ghép
chống chủ tốt hơn và thời gian sống dài hơn [94].

 Ghép từ máu dây rốn
Nguồn TBG máu dây rốn có một ưu điểm quan trọng là sự phơi nhiễm
với tác nhân miễn dịch hầu như chưa có, do đó nó có khả năng dung nạp tốt


24

hơn với tế bào của bệnh nhân và mức độ hòa hợp HLA cũng lỏng lẻo hơn.
Theo hướng dẫn lựa chọn nguồn TBG của Hội ghép tủy và Miễn dịch Anh,
yêu cầu hòa hợp HLA không hoàn toàn ở mức tối thiểu 4/6 locus HLA - A, B, - DR ở độ phân giải cao và mức độ hòa hợp càng cao thì tỷ lệ thành công
càng lớn [37], [38], [92]. Chính vì thế nên khả năng tìm kiếm được mẫu máu

dây rốn hòa hợp tối thiểu 4/6 cho bệnh nhân ghép lên rất cao tới 97,7% [32]
với trữ lượng đơn vị MDR cần thiết không nhiều như số lượng người trưởng
thành đăng ký hiến TBG. Và cũng theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, đều
thống nhất vai trò của các locus HLA - A, - B, - DR (DRB1), nếu có thể thì
hòa hợp thêm với HLA - DQB1 [33], [34], [35], [36] với hiệu quả của ghép.

(*HLA mm: HLA mismatch – số locus HLA bất đồng)

Hình 1.5. Mối liên quan giữa mức độ bất đồng HLA và hiệu quả ghép [95]
Khi lựa chọn nguồn TBG từ máu dây rốn, mức độ hòa hợp HLA cũng
có liên quan đến liều tế bào, cụ thể là những đơn vị MDR có mức độ hòa hợp
HLA càng thấp với bệnh nhân thì liều TBCN tính trên cân nặng càng phải
cao: liều ghép hòa hợp 4/6 cần ≥ 5 x 107 TB/kg; hòa hợp 5/6 cần ≥ 4x 107
TB/kg và hòa hợp 6/6 cần ≥ 3 x 107 TB/kg [92].


25

1.2.8. Một số ứng dụng lâm sàng khác của HLA.

 HLA và bệnh lý
Một số bệnh thường gặp ở người mang gen tương ứng, vì vậy HLA đã
được đưa vào nghiên cứu dịch tễ bệnh.
Tỷ lệ gặp HLA - B27 ở bệnh viêm cột sống dính khớp là 90% so với
40% ở người bình thường, DWI4, DW4 với bệnh thấp khớp là 40%, HLA B27 với hội chứng Reiter là 40%, DQW8 với bệnh đái tháo đường là 32% và
DR2 trong bệnh lupus ban đỏ là 3% [9].
 HLA và truyền máu
 Tiểu cầu không có HLA - C, D, chỉ có HLA - A, B và rất ít kháng nguyên
hệ ABO hồng cầu. Để giảm phản ứng miễn dịch đối với HLA, người ta chọn
người cho tiểu cầu là anh, chị em ruột trong gia đình. Truyền tiểu cầu không

có lựa chọn HLA có thể gây phản ứng miễn dịch muộn chống tiểu cầu làm
giảm tiểu cầu sau truyền máu (2 - 3 tháng sau truyền).
 Phản ứng truyền máu không gây tan máu: gây độc bạch cầu, làm giảm
bạch cầu do truyền máu không định nhóm kháng nguyên HLA.
 Bệnh phổi cấp sau truyền máu: do vai trò của kháng nguyên bạch cầu,
kháng nguyên này tạo ra kháng thể, phản ứng KN - KT (phức hợp miễn dịch)
lắng đọng ở mao mạch phổi gây bệnh phổi cấp.
 Bệnh ghép chống chủ sau truyền máu (GVHD) phụ thuộc nhiều yếu tố
trong đó có khả năng miễn dịch của người nhận và lympho sống có khả năng
miễn dịch của người cho máu.
1.2.9. Các nghiên cứu về tần suất HLA
 Tần suất HLA trong cộng đồng trên thế giới
Nghiên cứu của Gourraud và các cộng sự trên 7015 người Pháp. Đã
tìm thấy 114 allele HLA - A, 185 allele HLA - B. Trên quần thể này thì


×