Tải bản đầy đủ (.docx) (202 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN tới VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH dục dưới ở PHỤ nữ 18 49 TUỔI có CHỒNG tại HAI CÔNG TY MAYTỈNH NGHỆ AN và HIỆU QUẢ CAN THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
-----------------*-------------------

BÙI ĐÌNH LONG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TỚI VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI
Ở PHỤ NỮ 18 - 49 TUỔI CÓ CHỒNG TẠI
HAI CÔNG TY MAY TỈNH NGHỆ AN
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
Mã số
: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Trần Hiển
2. GS.TS. Nguyễn Viết Tiến
HÀ NỘI – 2017


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên
cứu thực hiện tại 2 công ty may Nam Sung VINA và Minh Anh- Kim Liên tại


tỉnh Nghệ giai đoạn 2014-2016. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án
là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu
nào khác.
Tác giả luận án

Bùi Đình Long


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo
Sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương luôn tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Trần
Hiển và GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, những người thầy có nhiều kiến thức, kinh
nghiệm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc hai công ty may Nam Sung
VINA và Minh Anh-Kim Liên, phòng y tế đã cho phép tôi được tiến hành
nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nữ công nhân may đã nhiệt tình
tham gia và cung cấp các thông tin đầy đủ và trung thực cho nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Tỉnh Nghệ An, huyện uỷ Nam Đàn
đã tạo điều kiện, quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận án này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, vợ, con, các cháu, anh chị em và
những người thân trong gia đình đó hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để đạt
được kết quả khoá học và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án


Bùi Đình Long

MỤC LỤ


3

Lời cam đoan....................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt...............................................................................v
Danh mục biểu đồ...........................................................................................ix
Danh mục sơ đồ..............................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................4
1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới....................................4
1.1.1. Định nghĩa......................................................................................4
1.1.2. Tác nhân gây bệnh...........................................................................5
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận sinh dục dưới và cơ chế bệnh sinh. .6
1.1.4. Đường lây truyền............................................................................9
1.1.5. Các viêm nhiễm đường sinh dục dưới............................................9
1.1.6. Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới.................13
1.2. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới...........17
1.2.1. Nhóm yếu tố đặc trưng cá nhân.....................................................20
1.2.2. Kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới..........26
1.2.3. Các yếu tố về sinh thái, kinh tế xã hội, hệ thống y tế và viêm
nhiễm đường sinh dưới................................................................30
1.3. Mô hình can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới.....33
1.4. Tình hình sử dụng lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An.....38
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................40

2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................40
2.1.1. Nghiên cứu định lượng..................................................................40
2.1.2. Nghiên cứu định tính.....................................................................40
2.2. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................40
2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................41
2.4. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................41


4

2.4.1. Nghiên cứu định lượng.................................................................41
2.4.2. Nghiên cứu định tính.....................................................................41
2.5. Cỡ mẫu.................................................................................................42
2.5.1. Nghiên cứu định lượng..................................................................42
2.5.2. Nghiên cứu định tính.....................................................................43
2.6. Chọn mẫu.............................................................................................43
2.6.1. Mục tiêu 1......................................................................................43
2.6.2. Mục tiêu 2......................................................................................43
2.7. Các biến số nghiên cứu.........................................................................45
2.7.1. Nghiên cứu định lượng..................................................................45
2.7.2. Nghiên cứu định tính.....................................................................48
2.8. Công cụ nghiên cứu..............................................................................49
2.8.1. Nghiên cứu định lượng.................................................................49
2.8.2. Nghiên cứu định tính.....................................................................49
2.9. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................49
2.9.1. Chuẩn bị thu thập số liệu...............................................................49
2.9.2. Phỏng vấn......................................................................................50
2.9.3. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.....................................................50
2.9.4. Khám phụ khoa..............................................................................50
2.9.5. Xét nghiệm....................................................................................51

2.10. Các hoạt động can thiệp.....................................................................55
2.10.1. Khám và điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ:...............................56
2.10.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe..................................................56
2.10.3. Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại công
ty can thiệp..................................................................................58
2.10.4. Đánh giá biện pháp can thiệp......................................................59
2.11. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................59
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................62
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.........................................62
3.1.1. Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu..................................62


5

3.1.2. Một số đặc trưng về kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu...63
3.1.3. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình......................................65
3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới. 67
3.2.1. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới................................67
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng viêm nhiễm đường sinh
dục dưới.......................................................................................76
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới. .83
3.3.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp.....................................83
3.3.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức.........................................................84
3.3.3. Hiệu quả nâng cao thực hành........................................................86
3.3.4. Hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới.......87
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................90
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD.........................90
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................90
4.1.2. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới...............................93

4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới..100
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới....106
4.2.1. Kết quả nâng cao kiến thức.........................................................107
4.2.2. Kết quả nâng cao thực hành.........................................................110
4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu........................116
4.4. Điểm mới của nghiên cứu...................................................................118
KẾT LUẬN..................................................................................................120
KIẾN NGHỊ.................................................................................................122
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ
BCS
BHYT
BHXH
BLTQĐTD
BPSD
BPTT
CBYT
CDC
CSHQ
CSSKSS
CTC
CT
DCTC

DN
ĐC
HPV
KCN
KHHGĐ
LTQĐTD
PNBD
SKSS
QHTD
TTGDSK
THCS
TCYTTG
UNFPA
UNICEF
VNĐSDD
XN

An toàn vệ sinh lao động
Bao cao su
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bộ phận sinh dục
Biện pháp tránh thai
Cán bộ y tế
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)
Chỉ số hiệu quả
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Cổ tử cung

Can thiệp
Dụng cụ tử cung
Doanh nghiệp
Đối chứng
Vi rút gây u nhú ở người (Human Papillomavius)
Khu công nghiệp
Kế hoạch hoá gia đình
Lây truyền qua đường tình dục
Phụ nữ bán dâm
Sức khỏe sinh sản
Quan hệ tình dục
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Trung học cơ sở
Tổ chức Y tế Thế giới
Quỹ dân số Liên Hiệp quốc
(United Nations Fund For Population Activities)
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc
(The United Nations Children's Fund)
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Xét nghiệm


7

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Căn nguyên của các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới...................5
Bảng 1.2. Sự thay đổi của pH âm đạo...............................................................8
Bảng 1.3. Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo.........................................................9
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán căn nguyên một viêm nhiễm đường sinh dục
dưới trong nghiên cứu.................................................................47

Bảng 2.2. Điểm đánh giá số lượng vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram theo
Nugent.........................................................................................54
Bảng 3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu.....................................................62
Bảng 3.2. Tình trạng kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu.......63
Bảng 3.3. Nguồn thông tin về viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng
nghiên cứu...................................................................................64
Bảng 3.4. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình của đối tượng nghiên cứu...65
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu......66
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhiều vị trí của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................68
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu.....................................69
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm các tác nhân theo các vị trí viêm nhiễm của đối tượng
nghiên cứu...................................................................................69
Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................70
Bảng 3.10. Các triệu chứng thực thể viêm nhiễm đường sinh dục dưới.........70
Bảng 3.11. Kiến thức về các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của
đối tượng nghiên cứu..................................................................71
Bảng 3.12. Kiến thức về lý do mắc các viêm nhiễm đường sinh dục dưới của
đối tượng nghiên cứu..................................................................72
Bảng 3.13. Kiến thức về các tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới
của đối tượng nghiên cứu............................................................72
Bảng 3.14. Kiến thức về cách dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của
đối tượng nghiên cứu..................................................................73
Bảng 3.15. Kiến thức về hậu quả viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................74


8


Bảng 3.16. Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................74
Bảng 3.17. Chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân ở
hai công ty nghiên cứu................................................................76
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và viêm nhiễm
đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu..........................79
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử sinh đẻ và viêm nhiễm đường sinh
dục dưới......................................................................................80
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức viêm nhiễm đường sinh dục dưới và
mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới........................................80
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới.......81
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiền sử sinh đẻ, kiến thức,
thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới..........................82
Bảng 3.23. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại công ty can thiệp...83
Bảng 3.24. Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số dấu hiệu của bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới.........................................................84
Bảng 3.25. Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số tác nhân gây viêm nhiễm
đường sinh dục dưới....................................................................84
Bảng 3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số biện pháp phòng chống
viêm nhiễm đường sinh dục dưới................................................85
Bảng 3.27. Hiệu quả quả nâng cao kiến thức về hậu quả của viêm nhiễm
đường sinh dục dưới....................................................................86
Bảng 3.28. Hiệu quả nâng cao thực hành về vệ sinh cá nhân phòng các bệnh
viêm nhiễm đường sinh dục dưới................................................86
Bảng 3.29. Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục
dưới tại âm hộ..............................................................................87
Bảng 3.30. Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục
dưới tại âm đạo............................................................................88
Bảng 3.31. Hiệu quả điều trị các triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục

dưới tại cổ tử cung.......................................................................89
Bảng 3.32. Hiệu quả điều trị các tác nhân gây bệnh.......................................89


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc ít nhất một VNĐSDD của đối tượng nghiên cứu.......67
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới theo các vị trí
viêm nhiễm của đối tượng nghiên cứu....................................67
Biểu đồ 3.3. Phân bố một số tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới
của đối tượng nghiên cứu........................................................68
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua của đối tượng
nghiên cứu...............................................................................75
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua theo các cơ sở y tế....75
Biểu đồ 3.6. Hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới...87

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu viêm nhiễm đường sinh dục dưới.....37
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp...............................................44


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh
phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có 330-390 triệu phụ
nữ mắc các bệnh VNĐSDD. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu phụ nữ
mắc bệnh [108]. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì
viêm âm đạo, chiếm đến 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ

khoa [65],[66]. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu về
VNĐSDD cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 25% đến 78,4% tùy theo vùng
miền [1], [13], [16].
VNĐSDD có thể gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời
sống, khả năng lao động của người phụ nữ [105]. Bệnh cũng có thể gây ra
những hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh,
ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây truyền vi rút gây suy giảm miễn dịch
mắc phải (HIV), vi rút gây u nhú ở người (HPV) [24], [33], [49]. Ở phụ nữ có
thai, viêm âm đạo, cổ tử cung (CTC) có thể gây sẩy thai, đẻ non, ối vỡ non,
nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh. Một trong 10 mục tiêu của Chiến lược
Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là "Giảm nhiễm
khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục" với chỉ
tiêu "Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và
30% vào năm 2020. Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020” [9]. Mục tiêu này đóng
góp vào việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ nói riêng và cho toàn bộ người
dân nói chung [10].
Một số yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD đã được đề cập tới như thói quen
vệ sinh sinh dục không hợp lý, hiểu biết về bệnh còn hạn chế, hành vi sức
khỏe của người phụ nữ, yếu tố môi trường và xã hội trong đó các điều kiện
đảm bảo cho vệ sinh như nước sạch, nhà tắm đã được nghiên cứu [1], [11],


2

[18]. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như chăm sóc y tế không thường xuyên,
tiền sử nạo hút thai cũng có mối liên quan đến VNĐSDD [8], [64].
Các nghiên cứu về mô hình phòng chống VNĐSDD trên thế giới đã cho
thấy truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) tại cộng đồng về phòng
chống VNĐSDD cho kết quả tích cực trong việc cải thiện các hành vi nguy cơ

trong nhóm được can thiệp [61], [78], [83]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác
giả Nông Thị Thu Trang và Phạm Thu Xanh cho rằng, huy động cộng đồng
tham gia phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ nông
thôn là mô hình dễ xây dựng, thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt [49], [54]. Một
số nghiên cứu khác được triển khai trên đối tượng có nguy cơ cao trên phụ nữ
bán dâm cũng khẳng định kết quả này [20], [35].
Nghệ An là tỉnh Bắc miền Trung, có địa hình rất đa dạng, khí hậu phức
tạp, nhiều mưa bão và gió Lào khô nóng. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Oanh
trên 2534 phụ nữ độ tuổi 18-45 ở 6 vùng sinh thái, cho thấy tỷ lệ viêm sinh
dục ở phụ nữ miền núi Nghệ An rất cao, chiếm đến 64,7% [50]. Trong những
năm gần đây, với sự phát triển của cơ chế thị trường, nhiều khu công nghiệp
đã hình thành và phát triển, thu hút hàng ngàn lao động đến từ khắp các vùng
quê Nghệ An, trong đó đa số là nữ, đặc biệt là các công ty may. Đời sống của
nữ công nhân ngành may nói chung và ở Nghệ An nói riêng còn gặp nhiều
khó khăn, nhất là trong điều kiện sống và làm việc còn nhiều khó khăn, phải
ngồi nhiều, thời gian làm việc theo ca liên tục trong ngày, công tác chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho họ còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu chưa
đề cập nhiều đến nhóm đối tượng này, nhất là nghiên cứu can thiệp phòng
chống VNĐSDD cho phụ nữ làm việc tại các công ty may mặc.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có


3

chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp” được tiến
hành với các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh
dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An
năm 2014.

2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống viêm
nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại một công ty
may tỉnh Nghệ An năm 2015.


4

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của TCYTTG, VNĐSDD là các viêm nhiễm tại cơ quan
sinh dục, bao gồm cả viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường tình dục
(LTQĐTD) và viêm nhiễm khác không lây qua quan hệ tình dục [106].
VNĐSDD là viêm nhiễm từ CTC trở xuống, bao gồm: viêm âm hộ, viêm
âm đạo, viêm CTC [106].
VNĐSDD thường gặp nhất sau sẩy thai, nạo phá thai và sinh đẻ hoặc do
các nguyên nhân khác. Có nhiều tác nhân gây bệnh gồm nấm, trùng roi,vi
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng… và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuận lợi khác.
Biểu hiện tình trạng viêm nhiễm trên lâm sàng khác nhau tùy từng loại tác
nhân gây bệnh [107].
Bệnh lý về VNĐSDD thường biểu hiện một hội chứng gồm các triệu
chứng là: ngứa, tiết dịch âm đạo, loét sùi, ra máu bất thường và đau bụng
dưới. Trong đó, tiết dịch âm đạo là triệu chứng quan trọng và phổ biến nhất có
giá trị trong chẩn đoán tác nhân gây bệnh khác nhau dựa vào tính chất: mùi,
màu sắc, số lượng, thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại [1], [53], [109].
Theo TCYTTG, VNĐSDD được phân loại như sau: (1) Theo cơ chế
bệnh sinh, gồm ba loại: nhiễm khuẩn nội sinh; nhiễm khuẩn do các can
thiệp y tế và các nhiễm khuẩn LTQĐTD; (2) Theo vị trí tổn thương gồm
tổn thương ở âm hộ, âm đạo và CTC; (3) Theo căn nguyên gây bệnh gồm

do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng; (4) Theo tế bào học bao gồm viêm
cấp và viêm mạn [106].


5

1.1.2. Tác nhân gây bệnh
VNĐSDD có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng… gây nên
(Bảng 1.1) [106]. Các tổn thương đặc hiệu có thể chẩn đoán được qua triệu
chứng lâm sàng như viêm âm đạo do nấm hay Trichomonas. Tổn thương
không đặc hiệu thường do Gardnerella vaginalis, liên cầu tan huyết nhóm B,
D, trực khuẩn... khi khám lâm sàng ta có thể không thấy rõ những biểu hiện
lâm sàng đặc biệt do các vi khuẩn này gây nên.
Tác nhân thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo là do Candida, T.
vaginalis và Gardnerella vaginalis, còn viêm CTC thường do C.trachomatis và
lậu cầu. Vi rút Human papilloma gây bệnh u nhú thường thấy ở âm hộ, âm đạo,
tầng sinh môn, CTC. Nấm âm hộ và âm đạo là nguyên nhân gây viêm âm đạo
thường gặp, đứng thứ hai sau viêm âm đạo do vi khuẩn [1], [23], [54], [67].
Tác nhân gây bệnh VNĐSDD được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 1.1. Căn nguyên của các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới [106]
Căn nguyên

Bệnh/hội chứng

Vi khuẩn
Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm cổ tử
Neisseria gonorrhoeae

cung, viêm vòi trứng, viêm khớp cấp, viêm trực
tràng, viêm kết mạc.

Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn - viêm cổ tử

Chlamydia trachomatis
Mycoplasma hominis
Ureaplasma urealyticum
Treponema pallidum
Haemophilus ducreyi
Calymmatobacterium
granulomatis, Gardenerella
vaginalis

cung, viêm vòi trứng, viêm âm đạo, viêm kết
mạc, mắt hột, viêm phổi.
Viêm âm đạo, viêm niệu đạo (ở nam giới).
Viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm niệu đạo.
Giang mai.
Hạ cam.
Viêm âm đạo.


6

Căn nguyên
Streptococcus
agalasctiae
Vi rút
Herpes simplex virus
(HSV)
Human papilloma virus
(HPV)

Molluscum contagiosum
virus (MCV)
Căn nguyên khác
Candida albicans
Trichomonas vaginalis

Bệnh/hội chứng
Viêm âm đạo - viêm niệu đạo.

Viêm da, niêm mạc, đường sinh dục
Ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục và
sùi mào gà
Viêm da, màng nhầy, gây nên mụn cóc nước
Viêm âm đạo, viêm niệu đạo không đặc hiệu,
viêm qui đầu và bao qui đầu.
Viêm bao qui đầu, viêm âm đạo, niệu đạo, âm
hộ.

1.1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận sinh dục dưới và cơ chế bệnh sinh
Âm hộ được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở trong.
Phía trong, hai bên âm hộ có tuyến Bartholin và ở hai bên lỗ niệu đạo có
tuyến Skene. Do đó, ngoài bệnh lý của da, ở âm hộ còn có bệnh lý của các
tuyến và niêm mạc âm hộ, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến quan hệ tình
dục. Âm đạo là nơi tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục, là phần cuối của
đường sinh sản và là nơi dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Viêm
nhiễm ở âm đạo có liên quan đến sự thay đổi của môi trường âm đạo và các
tổn thương do sinh đẻ hay các thủ thuật y tế khác.
Bình thường dịch âm đạo mầu trắng, hơi quánh, gồm các tế bào âm đạo
bong ra, chất tiết từ tuyến vùng tiền đình, tuyến Skene, tuyến Bartholin và
dịch thấm từ âm đạo, dịch nhầy ở CTC. Trong dịch âm đạo có một số loại vi



7

khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn Doderlein. Dịch tiết sinh lý không có mùi,
không có bạch cầu đa nhân và không cần điều trị. Khi viêm nhiễm, dịch tiết ra
nhiều làm người phụ nữ khó chịu, đó là khí hư. Dịch âm đạo có chứa các phân
tử carbonhydrate (glucose, maltose), protein, ure, các inon K+, Na+, Cl-. Bình
thường, lượng acid lactic là 0,658-0,118mg/g dịch tiết âm đạo. Niêm mạc âm
đạo có khả năng tự bảo vệ để chống lại nhiễm trùng do môi trường âm đạo có
tính acid, pH âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn Doderlein kỵ khí có sẵn
trong âm đạo. Trực khuẩn Doderlein sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của
âm đạo để sinh ra a xít lactic khiến môi trường âm đạo có tính a xít. Nồng độ
glycogen dự trữ trong tế bào chịu ảnh hưởng của estrogen. Khi dậy thì, do
buồng trứng tăng chế tiết estrogen nên lượng a xít lactic của âm đạo tăng cao.
Độ pH a xít âm đạo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh,
vì vậy niêm mạc âm đạo được bảo vệ. Cho đến thời kỳ mạn kinh, lượng
estrogen giảm dần, các tế bào biểu mô âm đạo mất dần glycogen, độ pH của
môi trường âm đạo trở thành trung tính hoặc hơi kiềm giống như trước khi
dậy thì. Khi độ pH của âm đạo thay đổi hoặc trong điều kiện thuận lợi, các vi
sinh vật thường có trong âm đạo sẽ trở thành tác nhân gây bệnh.


8

Sự thay đổi pH có thể tóm tắt tại bảng sau:
Bảng 1.2. Sự thay đổi của pH âm đạo [2]
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở tuổi

pH âm đạo

3,8 - 4,2

hoạt động tình dục
Viêm âm đạo do:
- Vi khuẩn (Gardnerella vaginosis)

> 4,5

- Trùng roi (Trichomonas vaginalis)

6-7

- Nấm (Candida albicans)

≤4–5

Hệ vi sinh vật ở âm đạo rất phong phú, trong đó trực khuẩn Doderlein
chiếm khoảng 50 - 88%. Trực khuẩn Doderlein có tác dụng ức chế sự phát
triển của các vi sinh vật gây bệnh khác qua sự duy trì tính a xit của môi
trường âm đạo. Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật có trong âm đạo ở trạng
thái cân bằng động. Khi sự cân bằng này mất đi vì một lý do nào đó sẽ dẫn tới
tình trạng viêm nhiễm âm đạo [2].
Khi điều trị kháng sinh, corticosteroids, thuốc diệt nấm, diệt vi rút, tia
xạ, thụt rửa âm đạo không hợp vệ sinh, mắc các bệnh mạn tính, tiểu đường,
giảm miễn dịch, khối u âm đạo, các bệnh lý làm thay đổi nội tiết, sử dụng các
biện pháp tránh thai sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo và từ đó có nguy cơ
cao mắc VNĐSDD khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập [31].
CTC ngoài có cấu trúc biểu mô lát tầng, bệnh lý ở CTC giống như của
âm đạo. CTC trong có cấu trúc biểu mô tuyến, chịu ảnh hưởng của tình trạng
nội tiết nên bệnh lý giống như của nội mạc tử cung. Ống CTC là nơi ẩn náu

của vi khuẩn lậu và là điểm xuất phát của phần lớn các trường hợp viêm
đường sinh dục trên.


9

Tổng hợp tỷ lệ một số vi khuẩn có thể có trong âm đạo được trình bày tại
bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo [31]
Vi khuẩn
Tỷ lệ %
Trực khuẩn gram dương ái

Vi khuẩn
Tỷ lệ %
Trực khuẩn gram dương

khí

kỵ khí

- Lactobacilli
- Doptheroids

50 - 88
31 – 76

- Clostridoum
- Lactobacillus
- Eubacterium


1 - 18
10 - 45
7 – 36

Cầu khuẩn gram dương ái khí
- Streptococci nhóm D
- Streptococci nhóm B
- Staphylococcus
epidermidos
Trực khuẩn gram âm ái khí
- Escherechia coli
- Klebsiella pneumoniae
- Proteus mirabilis

Trực khuẩn gram âm kỵ khí
34

- Veillonella

5 - 22

10 – 15

41 – 94
9 - 28
4
4

1.1.4. Đường lây truyền

VNĐSDD chủ yếu được lây truyền từ người này sang người khác theo
phương thức quan hệ tình dục không an toàn hoặc không giữ vệ sinh cá nhân.
Sự lây truyền VNĐSDD còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh học và các
hành vi khác [22], [28], [109].
1.1.5. Các viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.1.5.1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ đơn thuần và tiên phát thường ít gặp mà thường là hậu quả
của viêm âm đạo sinh ra nhiều khí hư chảy xuống dính vào âm hộ gây tình
trạng ngứa ngáy phải gãi, dẫn đến trầy xước gây bội nhiễm làm cho âm hộ


10

xung huyết, viêm tấy đỏ, ngứa, có khi còn lở loét, sùi, nguyên nhân thường do
nấm, trùng roi, vi khuẩn không đặc hiệu, lậu [21], [22].
1.1.5.2. Viêm âm hộ-âm đạo do Candida albicans
Hầu hết trường hợp nấm âm hộ, âm đạo là do nhiễm Candida albicans.
Triệu chứng của nhiễm nấm âm hộ, âm đạo gồm ngứa, đỏ âm hộ, đau khi
quan hệ tình dục, đau âm hộ và ra khí hư như bột (gặp khoảng 69% số trường
hợp), tăng nhiều trong những ngày trước kinh, kèm theo kích thích, có thể tiểu
khó hoặc tiểu buốt. Có biểu hiện đau khi giao hợp và cảm giác nóng rát trong
âm đạo. Khám thấy, âm hộ, âm đạo viêm đỏ, ở môi lớn, môi bé của âm hộ có
thể có khí hư trắng, niêm mạc âm đạo viêm đỏ dễ chảy máu, dịch âm đạo
trắng như bột hoặc như váng sữa bám vào, CTC có thể bình thường hoặc
viêm đỏ, phù nề. Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng, soi tươi khí hư thấy
sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm, pH < 4,5, xét nghiệm Sniff âm tính. Cấy nấm
được lựa chọn thực hiện trên những trường hợp nhiễm nấm tái phát hay triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác không rõ ràng, việc cấy nấm sẽ giúp ích
rất nhiều cho quá trình điều trị.
Viêm âm hộ - âm đạo do nấm Candida albicans thường hay gặp ở phụ

nữ đang mang thai, bị bệnh tiểu đường, bệnh lao, sau khi dùng thuốc kháng
sinh dài ngày (do rối loạn quần thể vi khuẩn thường trú trong âm đạo), những
phụ nữ đang dùng thuốc viên tránh thai, dùng các corticoid. Ngoài ra bệnh có
thể lây lan qua giao hợp, nước tắm, quần áo. Nấm dễ phát triển ở môi trường
ẩm ướt.
1.1.5.3. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn thường gọi là viêm âm đạo không đặc hiệu là
một hội chứng lâm sàng chủ yếu gây tiết dịch âm đạo có mùi hôi, có tới 1/2
phụ nữ bị bệnh không có triệu chứng. Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là
bệnh LTQĐTD mặc dù có liên quan đến việc bệnh nhân có nhiều bạn tình.


11

Hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm âm đạo khi có yếu tố thuận lợi
làm thay đổi vi khuẩn chí âm đạo, thay thế cho Lactobacillus vẫn sống cộng
sinh ở âm đạo là sự tăng sinh các vi khuẩn yếm khí như: Mobiluncus,
Gardnerella vaginalis và Mycoplasma hominis. Viêm âm đạo do vi khuẩn là
một nhiễm trùng cơ hội, nó có thế gây đẻ non ở phụ nữ có thai và có thể gây
viêm tiểu khung. Viêm âm đạo do vi khuẩn thường liên quan đến viêm nội
mạc tử cung và viêm tổ chức tế bào âm đạo sau khi làm một số thủ thuật như
sinh thiết nội mạc tử cung, cắt tử cung, thủ thuật chụp X quang tử cung-vòi
trứng, mổ lấy thai, nạo tử cung. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu ở
âm hộ, âm đạo, ra khí hư nhiều và có mùi hôi rất khó chịu. Chẩn đoán dựa
vào tiêu chuẩn Amsel, hoặc sử dụng phương pháp tính điểm của Nugent dựa
vào kết quả nhuộm gram khí hư âm đạo, có điểm từ 7-10 điểm [106].
1.1.5.4. Viêm âm hộ và âm đạo do Trichomonas vaginalis
Viêm âm đạo do nhiễm đơn bào Trichomonas vaginalis. Đây là bệnh
LTQĐTD. Người có quan hệ tình dục với nhiều người và với người bị nhiễm
T. vaginalis thuộc diện nguy cơ cao. Phụ nữ có thai tỷ lệ nhiễm T.vaginalis

cao hơn phụ nữ không có thai. Môi trường âm đạo kiềm tính, pH >4,5 là
môi trường thuận lợi cho T. vaginalis phát triển [31].
Triệu chứng lâm sàng bao gồm các triệu chứng ra khí hư nhiều, có màu
xanh, vàng, có bọt, mùi hôi và có khi kèm ngứa ngáy âm hộ, cảm giác đau
nóng âm đạo, giao hợp đau. Khi khám âm đạo thấy niêm mạc âm đạo viêm
đỏ, trên bề mặt có những điểm lấm tấm đỏ sậm (hình ảnh trái dâu tây) [31].
Chẩn đoán xác định khi soi tươi thấy trùng roi di động, hoặc có thế nuôi cấy,
hoặc nhuộm Gram hoặc bằng miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán.
1.1.5.5. Viêm cổ tử cung
Viêm CTC dễ gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ làm cho việc điều trị
khó khăn, CTC có thể bị viêm cấp tính do lậu cầu hay các vi khuẩn khác. Lộ


12

tuyến CTC là khi biểu mô lát tầng phủ mặt ngoài CTC bị phá hủy (do viêm
nhiễm, chấn thương, sau sẩy, sau đẻ) làm cho biểu mô ở trong ống CTC xâm
lấn ra ngoài. Đây là tổn thương hay gặp nhất, chiếm 70% các tổn thương ở
CTC [2].
Viêm CTC do lậu cầu phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt hay gặp ở tuổi
trẻ, tỷ lệ mắc bệnh lậu cao nhất ở những cộng đồng có điều kiện kinh tế thấp.
Lậu có thể gây viêm CTC, viêm tuyến Bartholin, viêm âm hộ âm đạo, viêm
niệu đạo, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung, viêm họng ở người lớn, viêm
kết mạc ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ khi bị nhiễm lậu cầu, các triệu chứng lâm sàng
kín đáo, có thể không có triệu chứng. Thường ít gặp các dấu hiệu cấp tính của
viêm CTC, viêm niệu đạo với khí hư như mủ. Dấu hiệu đái khó nhiều khi kín
đáo. Triệu chứng thường gặp là ra khí hư vàng nên dễ nhầm với viêm do các
vi khuẩn thông thường. Đặt mỏ vịt thấy nhiều khí hư đặc như mủ, CTC đỏ, di
động đau, thường kèm theo viêm âm đạo. Chẩn đoán xác định dựa vào soi tươi,
nhuộm Gram thấy song cầu bắt màu Gram âm nằm trong tế bào hoặc nuôi cấy

trên môi trường chọn lọc Thayer Martin thấy có song cầu cà phê bắt màu Gram
(-). Bệnh nhân bị lậu cầu mạn tính, thì hình ảnh vi khuẩn trong tế bào bạch cầu
khó tìm được, do vậy khi nghi ngờ cần nuôi cấy, phân lập để xác định lậu bằng
hai phương pháp khác nhau [2].
Viêm CTC do Chlamydia, là một nhóm vi khuẩn bắt màu Gram âm, ký
sinh nội bào bắt buộc. Các chủng gây bệnh bao gồm C.psittasi, C.trachomatis
và C.pneumoniae. Chlamydia gây viêm CTC, viêm phần phụ và viêm niệu
đạo ở phụ nữ, viêm mào tinh hoàn, viêm khớp ở nam giới và gây viêm phổi,
viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng lâm sàng thường gặp như ra khí hư
như mủ, đái khó, ra máu [22]. Về chẩn đoán bằng xét nghiệm xác định
Chlamydia, cho đến nay, nuôi cấy tế bào vẫn là tiêu chuẩn vàng để phát hiện
Chlamydia, do nuôi cấy làm số vi khuẩn tăng lên nhiều, điều này đặc biệt


13

quan trọng trong trường hợp bệnh phẩm ít. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
phát hiện Chlamydia có độ đặc hiệu 74 - 90% và độ nhạy là 98 - 99%. Xét
nghiệm sắc ký miễn dịch, dùng kháng thể đơn dòng và đa dòng để xác định
Chlamydia trachomatis, phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, rẻ
tiền, cho kết quả nhanh, độ chính xác rất cao. Kỹ thuật miễn dịch gắn men
ELISA thích hợp trong điều tra với số lượng lớn các đối tượng [26].
1.1.5.6. Viêm nhiễm đường sinh dục dưới do những nguyên nhân khác
Các bệnh có loét sinh dục như: giang mai (Syphilis), hạ cam (Chancroid)
và hột xoài (Lymphogranuloma Venereum), herpes sinh dục (Genital Herpes).
Hiện nay bệnh giang mai hiếm gặp hơn nhưng bệnh herpes có xu hướng tăng
lên. Đối với herpes sinh dục hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có
các thuốc điều trị làm giảm các triệu chứng bệnh. Các bệnh có loét sinh dục này
thuộc nhóm bệnh có nguy cơ cao làm tăng lây truyền HIV từ 5 - 9 lần, thậm chí
hàng chục lần so với người không bị loét sinh dục [66].

1.1.6. Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.1.6.1. Trên thế giới
Đã có một số nghiên cứu khác nhau về tình hình nhiễm khuẩn đường
sinh sản nói chung và đường sinh dục dưới nói riêng trên thế giới. VNĐSDD
và các bệnh LTQĐTD là một vấn đề rất lớn đã và đang được quan tâm. Tuy
nhiên, nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc của mỗi quốc gia về các VNĐSDD
thường ít được báo cáo mà phổ biến là các nghiên cứu ở một số vùng của một
quốc gia và các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Ở một số nước phát
triển như ở Italia, theo Boselli nghiên cứu ở 1.644 phụ nữ, tỷ lệ VNĐSDD khá
cao, nấm âm hộ-âm đạo chiếm tỷ lệ 51,3%; viêm âm đạo do vi khuẩn là
19,9%, do Trichomonas vaginalis là 6,7% [64].
Ở Hoa Kỳ, nghiên cứu của Gavin và cộng sự về sức khỏe sinh sản và
tình dục từ 2002-2007, cho thấy riêng năm 2006, có khoảng 1 triệu người ở
tuổi vị thành niên và thanh niên tuổi từ 10-24 tuổi ở 33 bang đã bị lậu,


14

Chlamydia trachomatis hoặc giang mai [76].
Ở các quốc gia đang phát triển, có nhiều nghiên cứu đã được báo cáo với
tỷ lệ mắc cũng rất cao, theo Aggarwal và cộng sự nghiên cứu trên 2.325 phụ
nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng nông thôn Harryana, Ấn Độ có tới
61% có ít nhất một triệu chứng của VNĐSDD, viêm âm đạo là 32%, viêm
CTC là 21%, bệnh lý viêm khung chậu là 19%, xét nghiệm dịch âm đạo có
48% viêm âm đạo do vi khuẩn, 9% do trùng roi âm đạo và 0,8% do nấm C.
albicans [56].
Nghiên cứu của Oliveira và cộng sự (2007) ở phụ nữ trong độ tuổi từ 1249 tại vùng nông thôn phía Bắc Brazil cũng cho thấy tỷ lệ hiện mắc
Trichomoniasis là 4,1%, Gonorrhoeae là 1,2%. Tỷ lệ viêm âm đạo do vi
khuẩn và do nấm Candida lần lượt là 20% và 12,5%, các tác giả nhận thấy,
nhiễm khuẩn LTQĐTD phổ biến ở phụ nữ ở nông thôn Brazil [91].

Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang và cộng sự tại tỉnh An Huy trên
53.652 phụ nữ có chồng cho thấy, tỷ lệ mắc VNĐSDD là 58,1%, viêm âm
đạo do vi khuẩn và do T. vaginalis với tỷ lệ lần lượt là 41,7%, 12,0% và
4,5%. Có đến 20,4% mắc một lúc 2 bệnh VNĐSDD và 8,8% mắc ít nhất 3
bệnh VNĐSDD [110]. Nghiên cứu của Ahmadnia và cộng sự năm 2016 cho
thấy tỷ lệ VNĐSDD là 20,1%, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vi
khuẩn chiếm 8,5% [58].
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy thực trạng VNĐSDD rất cao, hầu
hết đều trên 50%, có vùng lên tới trên 60%. Các nguyên nhân và các loại
viêm nhiễm cũng rất khác nhau (viêm CTC, viêm âm đạo, viêm âm hộ-âm
đạo, viêm CTC-âm đạo).
1.1.6.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, VNĐSDD là một trong những bệnh rất hay gặp ở phụ nữ và
là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở độ tuổi hoạt động tình dục. Các bệnh


15

VNĐSDD là một vấn đề đang rất được quan tâm trong công tác chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Có khoảng từ 50-60% phụ nữ đến khám ở tuyến y tế cơ sở
có VNĐSDD [28].
Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở 380 phụ nữ từ 18- 49 tuổi ở nội thành
Hà Nội (2005) cũng nhận thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD rất cao 62,1%, trong đó
viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm chủ yếu 50,0%, do C. trachomatis là 45,8%,
nấm C. albicans là 31,8% và thấp nhất là T. vaginalis là 3,8% [17].
Năm 2006, Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành nghiên cứu tình hình
VNĐSDD ở 768 phụ nữ từ 15-49 tuổi tại một số xã tại huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa cũng cho thấy tỷ lệ VNĐSDD dưới khá cao, chiếm 47,9% [13].
Một số nghiên cứu trên phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi có chồng tại một
số vùng nông thôn cho kết quả là tỷ lệ VNĐSDD là 63,8%, trong đó viêm âm

đạo đơn thuần là 37,4%; viêm CTC đơn thuần và kết hợp viêm âm đạo là
17,9%; lộ tuyến CTC đơn thuần và kết hợp viêm âm đạo là 8,9% [17], [27],
[30]. Vi sinh vật gây bệnh hay gặp là tạp khuẩn 59,8%; nấm 23,3%;
Trichomonas 0,6%; Gardnerella 6,7% [1], [23], [54].
Tỷ lệ VNĐSDD của phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng tại 5 tỉnh phía Bắc là
43,1%. Trong đó viêm âm đạo là 44,2%; viêm CTC là 28,3%; viêm âm hộ là
3,2%. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn 64,8%; do nấm 19,8%; do
Trichomonas 1,9% và phối hợp 13,5% [34].
Nghiên cứu của Vũ Bá Hoè trên 800 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2008 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD là 62,9%,
VNĐSDD có viêm âm đạo là nhiều nhất, chiếm 90,8%; viêm CTC chiếm 88,9%,
do tạp khuẩn chiếm 42,0%, nấm chiếm 7,4 và trùng roi chiếm 4% [19].
Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, có 63,9% phụ
nữ từ 18-52 tuổi VNĐSDD, trong đó viêm âm hộ là 5,0%, viêm âm đạo đơn


×