Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Nghiên cứu độc tính và tác dụng lên huyết áp của geraniin trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 102 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Tỷ lệ
người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa [1].
Phân tích tình trạng sức khỏe trên thế giới năm 2012, ước tính tỷ lệ tăng huyết
áp ở nam là 29,2% và 24,8% ở nữ [2]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của
bệnh lý động mạch vành, thiếu máu cơ tim cũng như đột quỵ. Trên thế giới, tăng
huyết áp ước tính gây ra 7,5 triệu trường hợp tử vong mỗi năm, chiếm khoảng
12,8% trong tổng số trường hợp [3].
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Son P T và cộng sự năm 2012, tỷ lệ người mắc
tăng huyết áp lên tới 25,1% [4].
Để điều trị tăng huyết áp, bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp
lý, các thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến là thuốc hóa dược. Bệnh nhân phải sử
dụng thuốc hàng ngày và suốt đời để kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, các thuốc hóa
dược thường có giá thành cao cùng với nhiều tác dụng không mong muốn. Xu hướng
hiện nay là sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, có thể hỗ trợ điều chỉnh huyết áp về
mức an toàn trong thời gian dài, không quá tốn kém và ít gây tác dụng phụ.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về các cây thuốc cổ truyền như
Geranium thunbergii, Phyllanthus amarus,… Geraniin được phát hiện là hoạt chất
có nhiều hoạt tính sinh học đáng chú ý, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị tăng
huyết áp [5]. Tuy nhiên, hàm lượng Geraniin trong các cây thuốc này thấp, hơn nữa,
chi phí trồng trọt, thu hái và chế biến các cây thuốc đẩy giá thành quá trình phân lập
Geraniin lên khá cao. Điều đáng lưu ý là vỏ quả chôm chôm, nguồn phế thải của
công nghiệp chế biến hoa quả lại rất giàu Geraniin [6]. Vì vậy, có thể đây là nguồn
nguyên liệu sẵn có, hứa hẹn giảm giá thành sản phẩm Geraniin phân lập từ tự nhiên.
Theo các nghiên cứu gần đây, Geraniin được biết đến là một chất chống oxi
hóa mạnh [7], [8], có tác dụng bảo vệ gan [9], hạ glucose huyết [10], chống viêm
[11] và kháng virus [12]. Theo nghiên cứu của Ueno và cộng sự, Geraniin từ cây



2

Phyllanthus niruri có hoạt tính ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) [13]. Hiện
nay, trong số các nhóm thuốc điều trị huyết áp, nhóm ức chế enzym chuyển
angiotensin là nhóm có hiệu quả cao, thường được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp
trong điều trị tăng huyết áp.
Từ nguồn nguyên liệu vỏ chôm chôm phế thải rất dồi dào ở Việt Nam, phòng
Thí nghiệm trọng điểm công nghệ hóa dầu đã chiết xuất được hoạt chất Geraniin. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính và tác dụng lên huyết áp của
Geraniin trên thực nghiệm“ với 2 mục tiêu sau:

1. Xác định độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của Geraniin.
2. Đánh giá tác dụng của Geraniin trên huyết áp động vật thực nghiệm.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về huyết áp và tăng huyết áp
1.1.1. Tổng quan về huyết áp
1.1.1.1. Định nghĩa
Máu chảy trong động mạch có một áp suất nhất định gọi là huyết áp. Trong đó,
máu trong động mạch có một áp lực có xu hướng đẩy thành động mạch giãn ra,
thành động mạch lại có một sức ép ngược trở lại. Sức đẩy của máu gọi là huyết áp,
sức ép của thành động mạch gọi là thành áp. Hai lực này cân bằng nhau [14].
1.1 1.2. Các loại huyết áp động mạch:
- Huyết áp tâm thu : còn gọi là huyết áp tâm thu, đo được ở thời kỳ tâm thu.
Giá trị bình thường của huyết áp tâm thu là: từ 90 đến dưới 140 mmHg.

- Huyết áp tâm trương (còn gọi là huyết áp tâm trương, ứng với thời kỳ tâm trương.
Giá trị bình thường của huyết áp tâm trương là: từ 60 đến dưới 90 mmHg.
- Huyết áp hiệu số (: là mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương.
Giá trị bình thường là 40 mmHg, đây là điều kiện cho máu lưu thông trong động
mạch. Nếu giá trị này giảm gọi là “huyết áp kẹt”, cho thấy tim còn ít hiệu lực bơm
máu, làm cho tuần hoàn bị giảm hoặc ứ trệ.
- Huyết áp trung bình): là trị số áp suất trung bình được tạo ra trong suốt một
chu kỳ tim. Huyết áp trung bình thể hiện hiệu lực làm việc thực sự của tim và đây
chính là lực đẩy máu qua hệ thống tuần hoàn.
Công thức tính huyết áp trung bình:
=
1.1.2. Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.2.1 Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg [15].
1.1.2.2. Phân loại tăng huyết áp


4

 Dựa trên trạng thái huyết áp:
 Phân độ tăng huyết áp theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y
Tế (2017) , Phân hội tăng huyết áp Việt Nam (2015) , Hiệp hội tăng huyết áp Châu
Âu (ESC) (2013) .
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp [15], [16], [17]
Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm thu
(mmHg)


Huyết áp tâm
trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu
Huyết áp bình thường
Tiền tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ 1
Tăng huyết áp độ 2
Tăng huyết áp độ 3

< 120
120 – 129
130 – 139
140 – 159
160 – 179
≥ 180


và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc

< 80
80 – 84
85 – 89
90 – 99
100-109
≥ 110


Tăng huyết áp tâm thu
đơn độc

≥ 140



< 90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng phân độ thì chọn
mức cao hơn để xếp loại.

 Phân loại tăng huyết áp theo Ủy ban Quốc Gia (Hoa Kỳ) lần thứ 8 (JNC) 8 (2014)
Phân loại tăng huyết áp theo JNC 8 không có sự khác biệt so với phân loại
trước đó - JNC 7 [18], [19].
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo JNC cho người lớn
Phân độ huyết áp
Bình thường
Tiền tăng huyết áp
Độ 1
Độ 2

Huyết áp tâm thu
(mmHg)
<120
120 – 139
140 – 159
≥ 160


Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Và < 180
Và/ hoặc 80 – 89
Và/ hoặc 90 – 99
Và/ hoặc ≥ 100

 Phân loại tăng HA theo nguyên nhân gây bệnh
 Tăng huyết áp nguyên phát:
Chiếm 90 – 95% các trường hợp, là loại tăng huyết áp do rất nhiều nguyên
nhân và cơ chế gây ra, song y học ngày nay vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân


5

chính nên còn được gọi là tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp triệu chứng.
Nguyên nhân có thể là do thói quen sống và yếu tố gen không đặc trưng [20].

 Tăng huyết áp thứ phát:
Chiếm 5 – 10% các trường hợp, là hiện tượng huyết áp tăng cao do nguyên
nhân có thể được xác định được:
- Xơ cứng động mạch, hoặc xơ vữa động mạch
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính, hẹp động mạch thận
- U tủy thượng thận, hội chứng Conn, hội chứng Cushing’s
- Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm không steroid, corticoid,…)
- Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, yếu tố tâm thần,…[16].
1.1.2.3. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới:
Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong cộng đồng và là nguyên
nhân chính gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Báo cáo của Tổ chức Y Tế

thế giới cho thấy vấn đề liên quan đến tăng huyết áp chiếm 13% các ca tử vong và
3,7% trường hợp giảm tuổi thọ [21]. Tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế giới ở độ tuổi
từ 25 trở lên xấp xỉ 40% tổng số người ở năm 2008, tức là ước tính khoảng 1 tỷ
người và tiên lượng rằng số liệu này sẽ tăng lên trên 1,5 tỷ người (60%) mắc vào
năm 2025 [22].
Tại Hoa Kỳ, xấp xỉ 67 triệu người trưởng thành (31%) – tức là cứ 3 người thì
có 1 người mắc tăng huyết áp [23]. Căn bệnh này cũng tiêu tốn chi phí điều trị lên
tới 47,5 tỷ đô mỗi năm [24].
Tỷ lệ tăng huyết áp của các quốc gia châu Á ở ngưỡng trung bình, từ 13,2%
ở Hàn Quốc đến 34,3% ở Mông Cổ. Tỷ lệ này cũng tăng lên theo tuổi [25]. Ở
Trung Quốc, tỷ lệ mắc tăng huyết áp là 39%, trong đó 59,4% người mắc ở độ tuổi từ
60 trở lên [26] . Cùng với sự tăng tuổi thọ của dân số, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp
và bệnh lý tim mạch liên quan ở Châu Á sẽ còn tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam:
Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo thống kê của
GS. Đặng Văn Chung năm 1960, tần suất tăng huyết áp ở người lớn phía Bắc Việt
Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992), theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ


6

Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng
trung bình 0,33%. 10 năm sau (2002), theo điều tra dịch tễ học tăng huyết áp và các
yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam, ở người từ 25 tuổi trở lên, tần suất tăng
huyết áp đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi năm tăng 0,46%. Như vậy, tốc độ gia
tăng tỷ lệ bệnh trong cộng đồng ngày càng tăng cao.
Tỷ lệ tăng huyết áp ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn
(12,3%). Với dân số khoảng 84 triệu người (2007), Việt Nam ước tính có khoảng
6,85 triệu người tăng huyết áp. Nếu không có các biện pháp dự phòng và quản lý
hữu hiệu thì đến năm 2025 số lượng người mắc là khoảng 10 triệu người [27].

1.1.2.4. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp
Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim, sức cản ngoại vi và tuân theo công thức:
Huyết áp = Cung lượng tim x Sức cản ngoại vi
Tăng huyết áp là do tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc
tăng cả hai yếu tố đó, vượt khả năng điều chỉnh của cơ thể.

Hình 1.1. Cơ chế gây tăng huyết áp [28]
Các cơ chế gây tăng huyết áp vô căn:

 Vai trò của hệ renin – angiotensin – aldosteron (RAA)


7

Trong tăng huyết áp vô căn luôn có tình trạng tăng hoạt của hệ thống renin –
angiotensin.
Hệ thống renin – angiotensin có vai trò chính trong điều hòa huyết áp và cân
bằng natri. Hệ thống này tham gia vào cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp vô căn
qua 2 cơ chế: vừa tăng cung lượng tim vừa gây co mạch.
Renin tự bản thân không làm co mạch, mà tác dụng như một enzym xúc tác
trên một protein của huyết tương, có cấu trúc giống phân tử globulin, đó là
angiotensinogen. Renin tác dụng lên cơ chất là angiotensinogen để giải phóng ra
angiotensin I có tác dụng co mạch nhẹ, không đáng kể. Chất này chỉ tồn tại vài giây
rồi được chuyển thành angiotensin II tại các mạch máu của phổi, dưới sự xúc tác
của enzym chuyển angiotensin Angiotensin Converting Enzym (ACE), nằm trong
mô và mạch máu ở phổi. Angiotensin II là chất có tác dụng co thắt tiểu động mạch
làm tăng sức cản ngoại vi, co tĩnh mạch làm tăng cung lượng tim; tác động lên thận
làm giảm bài xuất muối và nước. Angiotensin II gây giữ muối và nước thông qua hai
cơ chế: cơ chế thứ nhất là gây co mạch thận làm lưu lượng máu qua thận giảm, giảm
dịch lọc và tăng tái hấp thu ở các phần khác của ống sinh niệu; cơ chế thứ hai là vỏ

tuyến thượng thận tăng tiết aldosteron có tác dụng làm tăng tái hấp thu muối và nước ở
các ống sinh niệu; trong đó, cơ chế thứ nhất mạnh gấp 3 – 4 lần cơ chế thứ hai [29].

 Vai trò của hệ thần kinh – sự kích hoạt quá ngưỡng của hệ thần kinh giao cảm:
Hệ thống thần kinh giao cảm đóng vai trò quan trọng trong tăng huyết áp vô
căn thông qua việc tăng nồng độ các catecholamin, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ tuổi.
Vai trò của stress đối với cơ thể: kích thích trực tiếp hệ thống thần kinh giao
cảm. Tiết catecholamin làm tăng sức co bóp của tim, tăng tần số tim, tức là làm tăng
cung lượng tim. Ngoài ra, catecholamin còn làm co hệ tĩnh mạch ngoại vi, do đó
cũng làm tăng cung lượng tim, từ đó gây tăng huyết áp [29].

 Vai trò của natri:
Lượng natri đưa vào cơ thể vượt khả năng đào thải là nguyên nhân làm tăng
thể tích tiền gánh của tuần hoàn, dẫn đến tăng cung lượng tim. Những dân tộc


8

không có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ mắc tăng huyết áp thấp và chỉ có tăng huyết áp
do tuổi tác.
Một số nghiên cứu cho thấy nhóm người tiêu thụ hạn chế lượng Na + trung
bình trong thời kỳ từ 18 tháng đến 5 năm có số đo huyết áp thấp hơn và trong
tương lai tỷ lệ mắc tăng huyết áp cũng thấp hơn so với nhóm người tiêu thụ Na +
không hạn chế. Khi những bệnh nhân tăng huyết áp hạn chế lượng muối ăn, huyết
áp của họ cũng giảm [29].
Ngoài ra, cơ chế gây tăng huyết áp còn liên quan đến:
- Thay đổi màng tế bào
- Phì đại thành mạch
- Yếu tố từ nội mạc mạch máu, thông qua tác động của nitric oxyd (NO) và
các yếu tố co mạch, trước hết là endothelin.

- Yếu tố béo phì và kháng insulin.
1.1.2.5. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp:
- Ăn quá mặn, uống rượu, hút thuốc.
- Béo mập: khi thể trọng lớn hơn thể trọng lý tưởng 30% trở lên.
- Bệnh tiểu đường
- Tuổi: tăng huyết áp dễ xảy ra sau tuổi 35.
- Giới: nam giới dễ tăng huyết áp hơn nữ giới và nữ giới sau khi mãn kinh tỷ
lệ tăng huyết áp tăng.
- Lối sống thiếu vận động: dễ gây béo mập, có thể dẫn đến tăng huyết áp [15].
1.1.2. 6. Triệu chứng và hậu quả của tăng huyết áp:

 Triệu chứng
Tăng huyết áp thường không có triệu chứng điển hình, mà bệnh thường được
phát hiện khi thăm khám các vấn đề sức khỏe không liên quan khác. Các triệu của
tăng huyết áp được ghi nhận là: đau đầu (đặc biệt là phía sau đầu và thường vào
buổi sáng), chóng mặt, ù tai (tiếng ù hoặc rít trong tai), ngất xỉu [30].

 Hậu quả:


9

Hay gặp nhất là biến chứng tim mạch: phì đại thất trái, cuối cùng là suy tim
trái với các hậu quả của nó (hở van động mạch chủ cơ năng, loạn nhịp tim, thiếu
máu não, thiếu máu mạch vành, suy tim phải, phù phổi,…)
Tăng huyết áp tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển, có thể dẫn đến
vỡ mạch, gây xuất huyết, nhồi máu và các tai biến cấp tính khác [29].
Biến chứng quan trọng nhất của tăng huyết áp quan trọng nhất là các bệnh lý
về tim mạch. Hiệp hội Tim Mạch Châu Âu (ESC) năm 2013 chỉ ra mối liên quan
của mức độ tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ và một số bệnh lý đặc biệt với nguy

cơ mắc bệnh lý tim mạch [31].
1.1.2.7. Điều trị tăng huyết áp

 Nguyên tắc điều trị:
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
hàng ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
mạch”, kết hợp sử dụng thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý và điều trị các yếu tố
nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có). “ Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90
mmHg. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là <
130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ
điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ trường hợp cấp cứu [15].
Theo JNC 8 năm 2014, mục tiêu có sự thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi bệnh
nhân và bệnh lý kèm theo [19]:

• Ở những bệnh nhân 60 tuổi trở lên không có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn
tính, mức huyết áp mục tiêu là: dưới 150/90 mmHg.

• Ở những bệnh nhân 18 – 59 tuổi không có bệnh đi kèm, và ở những bệnh nhân 60
tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận mãn tính hoặc cả hai, mức huyết áp
mục tiêu mới là: dưới 140/90 mmHg.
Mục tiêu điều trị này khác so với JNC 7 khi mức huyết áp mục tiêu của mỗi
nhóm tăng lên đến 10mmHg so với JNC 7 [18] .

 Các biện pháp điều trị:


10


 Biện pháp không dùng thuốc:
Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: giảm ăn mặn (<6g
muối mỗi ngày), tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều
cholesterol và acid béo no.
Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc.
Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ
thể từ 18,5 đến 22,9 kg/m2, cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam giới và
dưới 80 cm ở nữ.
Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp
lý [15].

 Biện pháp dùng thuốc [28]:
Bảng 1.3: Các nhóm thuốc hạ huyết áp dùng trên lâm sàng [28].
Nhóm thuốc

Tên thuốc

- Nhóm thiazid
- Thuốc lợi niệu quai
- Tác dụng trung ương: methyldopa, clonidin,…
- Thuốc liệt hạch: trimethaphan,…
2. Thuốc hủy giao cảm
- Thuốc phong tỏa nơ-ron: guanethidin, reserpin,…
- Thuốc chẹn β: propranolol, metoprolol,…
- Thuốc hủy α: prazosin, phenoxybenzamin,…
- Giãn động mạch: hydralazin, minoxidil, diazoxid,…
3. Thuốc giãn mạch trực tiếp

- Giãn động mạch và tĩnh mạch: nitroprussid,…
4. Thuốc chẹn kênh calci - Nifedipin, felodipin, nicardipin, amlodipin,…
- Thuốc ức chế enzym chuyển: Captopril, enalapril,
ramipril,…
5. Thuốc ức chế hệ
- Thuốc đối kháng tại thụ thểangiotensin II: Losartan,
renin-angiotensin
Irbesartan,…
- Thuốc ức chế renin: Aliskiren
Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không có
1. Thuốc lợi niệu

kết quả hoặc khi mức huyết áp tăng đáng kể.
Các thuốc hạ huyết áp có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp.


11

 Thuốc lợi tiểu:
Tất cả các thuốc làm tăng khối lượng nước tiểu theo cơ chế tăng thải trừ Na +
kèm theo là thải trừ nước lấy từ dịch ngoài tế bào.
Tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của thuốc đến nồng độ các ion trong nước tiểu
mà thuốc lợi tiểu chia làm 2 nhóm:

 Thuốc lợi tiểu làm giảm K+ máu: gồm 3 nhóm
 Thuốc phong tỏa carbonic anhydrase (CA):
Cơ chế: ở ống lượn gần, trong tế bào ống thận, CA có tác dụng làm giải phóng
ion H+ vào lòng ống thận, sau đó H+ sẽ trao đổi với Na+ được tái hấp thu. Khi CA bị
ức chế, lượng ion H+ bài xuất bị giảm nên Na+ không được tái hấp thu, thải trừ ra
nước tiểu dưới dạng bicarbonat, kéo theo nước nên có tác dụng lợi niệu. Mặt khác,

do sự bài xuất tranh chấp giữa H+ và K+, khi thiếu H+, K+ sẽ bị tăng thải trừ.
Tác dụng phụ: gây acid huyết do giảm dự trữ kiềm nên hiện nay ít dùng cho
mục đích lợi tiểu.

 Nhóm thiazid (benzothidiazid): Chlorothiazid, Hydrochlothiazid,…
Cơ chế:
- Ức chế tái hấp thu Na + và Cl- ở phần cuối nhánh lên quai Henle và phần đầu
ống lượn xa
- Tăng thải trừ K+: do ức chế enzym CA, giảm bài tiết H + nên tăng thải trừ K+
và do phản ứng bù trừ bài xuất K+ để kéo Na+ lại tại ống lượn xa.
Chỉ định điều trị: dùng đơn độc hoặc dùng chung với các thuốc hạ huyết áp
khác do có tác dụng hiệp đồng.

 Thuốc thuốc lợi niệu “quai”: Furosemid, Bumetanid,…
Cơ chế:
- Ức chế cơ chế đồng vận chuyển của 1Na +, 1 K+ và 2Cl- ở đoạn phình to của
nhánh lên quai Henle, vì vậy làm tăng thải trừ Na+, Cl- và K+
Tác dụng: nhanh, mạnh nên thường được sử dụng trong cấp cứu: cơn phù
nặng, phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp.


12

 Thuốc lợi niệu giữ K+: Spironolacton, Triamteren,…
Cơ chế:
- Thuốc đối lập với aldosteron: tranh chấp với aldosteron tại thụ thể ống lượn
xa nên làm giảm tái hấp thu Na+.
- Thuốc không đối lập với aldosteron: giảm tính thấm của ống lượn xa với
Na+, làm giảm bài xuất K+ và H+.
Tác dụng: Các thuốc này hầu như không dùng một mình vì tác dụng thải trừ

Na+ yếu và tai biến tăng kali máu thường bất lợi, thường dùng phối hợp với các
thuốc lợi niệu làm giảm kali máu.

 Thuốc chẹn kênh calci:
Bảng 1.4. Các thuốc chẹn kênh calci
Nhóm hóa học

Tác dụng đặc hiệu

Thế hệ 1

Dihydropyridin

Động mạch > tim

Nifedipin

Benzothiazepin

Động mạch = tim

Ditiazem

Phenyl alkyl amin

Tim > động mạch

Verapamil

Thế hệ 2

Felodipin
Nicardipin
Nimodipin
Amlodipin
Clentiazem
Gallopamid
Anipamil

* Cơ chế tác dụng: giãn cơ trơn, đặc biệt là thành mạch; giảm tạo xung tác,
giảm dẫn truyền, giảm co bóp cơ tim do chẹn kênh calci.
Cho tới nay, các thuốc chẹn kênh calci được coi là thuốc điều trị tăng huyết áp
tương đối an toàn và có hiệu quả. Trong các thuốc nhóm chẹn kênh calci thường dùng,
nifedipin có tác dụng chọn lọc nhất trên mạch và tác dụng ức chế tim yếu nhất.

 Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE):
Enzym chuyển angiotensin (ACE) hay bradykinase II là một peptidase có tác dụng:
- Chuyển angiotensin I (dạng không hoạt tính) thành angiotensin II là chất có
tác dụng co mạch và chống thải trừ Na+ qua thận.
- Làm mất hoạt tính của bradykinin, là chất gây giãn mạch và tăng thải Na +
qua thận.
Cơ chế: Thuốc ức chế eznym chuyển làm angiotensin I không chuyển thành


13

angiotensin II có hoạt tính và ngăn cản giáng hóa bradykinin, kết quả là làm giãn
mạch, tăng thải Na+ và hạ huyết áp.
Đặc điểm của thuốc tác dụng trên huyết áp: hạ huyết áp từ từ, êm dịu, kéo dài,
làm giảm sức cản ngoại biên nhưng không làm tăng nhịp tim, tránh được tác dụng
không mong muốn của thuốc hạ huyết áp khác là không gây tụt huyết áp tư thế

đứng, dùng được cho mọi lứa tuổi. Với các ưu điểm trên, thuốc ức chế enzym
chuyển angiotensin là nhóm thuốc thường được sử dụng trên lâm sàng để điều trị
tăng huyết áp.

 Thuốc đối kháng tại thụ thể AT1 của angiotensin II:
Các thuốc đối kháng tại thụ thể AT1 của angiotensin II như losartan,
valsartan, irbesartan, telmisartan… Đây là các thuốc khá mới trong điều trị tăng
huyết áp và suy tim. Các thuốc trong nhóm ức chế thụ thể AT1 – nơi tiếp nhận tác
dụng của angiotensin II gây co mạch, do đó làm hạn chế tác dụng của angiotensin
II, làm hạ huyết áp.
Tác dụng không mong muốn của các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II tương
tự thuốc ức chế enzym chuyển, song ưu điểm hơn là thuốc ít gây ho và phù mạch do
không làm ảnh hưởng đến chuyển hóa bradykinin, tác động không mong muốn lên
thận và kali máu ít hơn khi dùng ức chế enzym chuyển.

 Thuốc ức chế renin:
Thuốc mới trong điều trị tăng huyết áp, điển hình là Aliskiren. Thuốc ức chế
bước đầu tiên trong hoạt động của hệ renin-angiotensin, từ đó gây giảm huyết áp.
Thuốc có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các nhóm thuốc khác
trong điều trị tăng huyết áp [32].
* Nguyên tắc chọn thuốc khởi đầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2017) [15]:
- Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu
thiazid liều thấp, ức chế enzym chuyển, chẹn kênh calci loại tác dụng kéo dài, chẹn
beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
- Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh calci,
ức chế enzym chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn beta giao cảm).
- Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp.


14


* Hướng dẫn theo JNC 8, 4 nhóm thuốc hàng đầu được sử dụng là các nhóm:
thuốc lợi tiểu, chẹn kênh calci, ức chế enzym chuyển angiotensin và ức chế thụ thể
AT1 của angiotensin II [19].
Trong hướng dẫn của ESC 2013, ngoài 4 nhóm thuốc trên còn bao gồm thêm
nhóm chẹn β giao cảm [17].
1.2. Tổng quan về một số mô hình nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp trên thực nghiệm
1.2.1. Một số mô hình gây tăng huyết áp ở động vật thực nghiệm:
Tăng huyết áp là bệnh có cơ chế bệnh sinh phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố. Để nghiên cứu thuốc điều trị tăng huyết áp, trước hết phải gây được mô
hình tăng huyết áp trên thực nghiệm. Mục tiêu là xây dựng các mô hình có cơ chế
gần giống với cơ chế gây tăng huyết áp trên người, như là: tăng hoạt động hệ RAA,
stress, di truyền,. . . [33].
Trước đây, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm gây mô hình tăng huyết áp được
thực hiện trên chó, hiện nay thử nghiệm thường được thực hiện trên chuột. Ngoài ra,
một số động vật như thỏ, khỉ, lợn cũng được sử dụng trên thực nghiệm [34].
Bảng 1.5: Một số mô hình gây tăng huyết áp trên thực nghiệm [33]
Phân loại

Mô hình

Mô hình có sử dụng
phương pháp phẫu thuật

1. Phương pháp Goldblatt
2. Sử dụng lực nén bên ngoài
tác động lên nhu mô thận
3. Giảm khối lượng thận

Mô hình không sử dụng

phẫu thuật

1. Chuột tăng huyết áp bẩm
sinh
2. Gây tăng huyết áp do tâm lý
3. Chuột biến đổi gen

Sử dụng chất hóa học

1. Sử dụng corticoid
2. Angiotensin II

Phương pháp
- 2K1C
- 1K1C
- 2K2C
- Sử dụng giấy
-Phương pháp Grollman

- DOCA
- Fludrocortison
- Cortison acetat

Ngoài ra, còn một số mô hình gây tăng huyết áp của các tác giả khác nhưng ít
được áp dụng.
Một số mô hình thường được áp dụng trong các nghiên cứu trên thế giới


15


1.2.1.1. Mô hình gây tăng huyết áp có sử dụng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp Goldblatt:
Kết quả nghiên cứu của Goldblatt và cộng sự cho thấy rằng thắt một phần
động mạch thận ở chó sẽ gây tăng huyết áp, thí nghiệm này cũng đã được gây ra ở
thỏ, chuột [35], [36]. Cangiano J. L. và cộng sự gây mô hình tăng huyết áp trên
chuột cống bằng cách đưa một kẹp bạc đường kính 0,2 mm kẹp vào động mạch thận
trái [37].
Có 3 hình thức gây tăng huyết áp theo phương pháp của Goldblatt:
* Mô hình 2K1C (two kidney one clip)
Trong mô hình này, thực hiện thắt động mạch thận một bên, thận còn lại vẫn
hoạt động bình thường. Tuy nhiên, phương pháp thắt động mạch thận một bên
không gây giữ muối và nước ở động vật thí nghiệm vì vẫn có một bên thận hoạt
động bình thường. Vì vậy, trong giai đoạn đầu (khoảng 6 tuần sau phẫu thuật) tăng
huyết áp phụ thuộc vào hệ RAA. Sau 6 tuần phẫu thuật, angiotensin II tăng dẫn đến
tăng bài tiết aldosteron từ vỏ thượng thận gây giữ muối và nước, làm giảm bài tiết
renin. Từ giai đoạn này trở đi, tăng huyết áp phụ thuộc vào khối lượng tuần hoàn
[35] [38].
* Mô hình 1K1C (one kidney one clip)
Trong mô hình này, một bên thận được cắt bỏ và thắt động mạch thận của bên
thận còn lại. Huyết áp sẽ tăng lên trong vòng vài giờ do cơ chế tăng hoạt động của
hệ RAA. Ở giai đoạn muộn hơn, huyết áp tăng do sự giảm thải , gây giữ nước
nhanh. Từ đó, hoạt tính renin giảm do cơ chế điều hòa ngược, nên ở giai đoạn này,
tăng huyết áp sẽ phụ thuộc vào khối lượng tuần hoàn [35], [38].
* Mô hình 2K2C (two kidney two clip)
Mô hình 2K2C thực hiện thắt cả 2 động mạch thận gây thiếu máu cục bộ thận
làm tăng tiết renin dẫn đến tăng huyết áp [38].
Các mô hình sử dụng phương pháp phẫu thuật thường khó thực hiện, tỷ lệ
động vật chết trong quá trình thí nghiệm cao.



16

1.2.1.2. Những mô hình không liên quan đến phẫu thuật

 Tăng huyết áp do tâm lý:
Hatton D. C. và cộng sự [39] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng căng
thẳng lên huyết áp, kết quả cho thấy gây căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình
trạng tăng huyết áp. Trong mô hình này, chuột được chia làm 2 nhóm, hàng ngày được
tiếp xúc với các yếu tố gây stress trong thời gian ngắn (20 phút) hoặc dài (120 phút).
Sau 2 tuần, kết quả thu được cho thấy chuột tiếp xúc với các yếu tố gây stress trong
120 phút có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn đáng kể so với nhóm chuột tiếp xúc với các
yếu tố gây stress trong 20 phút.
Với nhiều tác nhân gây stress như kích thích cảm xúc, kích thích điện, căng
thẳng tâm lý,…cũng cho kết quả tăng huyết áp tương tự [40].

 Tăng huyết áp do di truyền:
Năm 1963, Okamoto và Aoki giới thiệu mô hình thử nghiệm gây tăng huyết
áp mà không cần sự can thiệp sinh lý, sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Chuột được
gây tăng huyết áp bẩm sinh (SHR – spontaneous hypertensive rat) bằng phương
pháp di truyền giao phối cận huyết, theo cách này 100% chuột của thế hệ con cháu
đều tăng huyết áp tự nhiên [41].
Hiện nay mô hình này đã được áp dụng nhiều trên thế giới [42], [43].
1.2.1.3. Tăng huyết áp do chất hóa học

 Gây tăng huyết áp bằng corticoid:
Các glucocorticoid và mineralcorticoid thường được sử dụng để gây tăng
huyết áp. Các corticoid gây giữ natri và nước trong cơ thể, do đó nếu sử dụng liều
cao hoặc kéo dài sẽ gây tăng huyết áp.
Ba loại corticoid thường được dùng trong gây mô hình tăng huyết áp là:
deoxycorticosteron acetat (DOCA), fludrocortison và cortison acetat:

* Deoxycorticosteron acetat (DOCA):
Selye và các cộng sự là những người đầu tiên chứng minh deoxycorticosteron
acetat (DOCA) gây tăng huyết áp trên chuột [44]. DOCA gây giữ muối và nước,


17

dẫn đến tăng thể tích máu và gây tăng huyết áp. DOCA còn làm tăng tiết
vasopressin dẫn đến giữ nước và co mạch. Các mineralcorticoid như aldosteron và
glucocorticoid như cortison acetat cũng có thể gây tăng huyết áp loại này [36].
Để gây tăng huyết áp, chuột trọng lượng khoảng 100g cho ăn với chế độ ăn
nhiều muối và uống dung dịch natri clorid 2% tự do thay cho nước uống thông thường.
Sau khi đạt trọng lượng khoảng 250g, chuột được tiêm DOCA liều 10mg/kg hòa tan
trong dầu mè, hai lần/tuần trong 43 ngày [45].
Trong một mô hình khác, chuột được cắt một bên thận trước khi dùng DOCA
một tuần. Sau đó tiêm dưới da DOCA liều 25mg/kg/tuần trong vòng 5 tuần và theo
dõi huyết áp [37], [46].
Theo kết quả nghiên cứu của Rita C. A. Tostes Passaglia và cộng sự (2000),
sau 4 tuần tiêm DOCA với mức liều 30-50mg/kg/tuần, huyết áp chuột ở cả 2 giới
đều có sự tăng rõ rệt so với lô chứng, trong đó lô chuột đực tăng rõ rệt hơn so với lô
chuột cái [47].
Mới đây, năm 2015, Mohsen Imenshahidi và cộng sự cũng đã ứng dụng mô
hình DOCA gây tăng huyết áp trên chuột đực chủng Wistar. Kết quả cho thấy,
chuột được tiêm DOCA liều 40mg/kg/tuần trong vòng 4 tuần kết hợp uống NaCl
1% có thể gây tăng huyết áp rõ rệt so với lô chứng [48].
Như vậy, trong các nghiên cứu trên thế giới, DOCA là loại corticoid thường
được sử dụng để gây mô hình tăng huyết áp do hiệu quả cao, phương pháp tương
đối đơn giản và thời gian gây mô hình không quá dài.
* Fludrocortison:
Mới đây, trong nghiên cứu của Mohamed Fouad Shalaby và cộng sự năm

2016, chuột cống đực chủng Wistar uống NaCl 2% cho đến khi đạt cân nặng 250g
được uống fludrocortison với liều 10mg/kg trong vòng 3 tuần sẽ gây tăng huyết áp
tâm thu từ 110.50 ± 3.64 đến 145.16 ± 0.79 mmHg [49].
* Cortison acetat:
Abbie I. Knowlton và cộng sự tiến hành đánh giá tác dụng gây tăng huyết áp
trên chuột cống chủng Sprague-Dawley của cortison acetat liều 2,5mg/kg/ngày, so


18

sánh với tác dụng gây tăng huyết áp của DOCA liều 2,5mg/kg/ngày, trên nền chế độ
ăn hạn chế muối và chế độ ăn với hàm lượng muối cao trên động vật đã cắt bỏ tuyến
thượng thận và trên động vật bình thường. Kết quả thu được cho thấy mức huyết áp
tăng nhanh tương tự giữa hai nhóm dùng cortison acetat và DOCA khi cho động vật
ăn chế độ ăn nhiều muối [36].
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2015) đã ứng dụng mô hình gây tăng
huyết áp bằng cortison acetat, kết quả cho thấy: Sau 21 ngày tiêm dưới da cortison
acetat liều 2,5mg/kg/ngày và uống NaCl 1%, cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương đều tăng có ý nghĩa thống kê so với lô không tiêm cortison acetat: huyết áp
tâm thu tăng từ 85,3 lên đến 121,9 mmHg (tăng 42,9% so với lô chứng sinh học) và
huyết áp tâm trương tăng từ 74,6 đến 110,9 (tăng 48,7% so với lô chứng sinh học),
huyết áp trung bình tăng 46,9% so với lô chứng sinh học [50].

 Sử dụng angiotensin II gây tăng huyết áp:
Fciwang và cộng sự (2015) đã sử dụng angiotensin II để gây tăng huyết áp
trên chuột cống giống Sprague-Dawley đực (220–250 g). Kết quả cho thấy sau 7
ngày liên tục truyền angiotensin II với mức liều 100 ng/kg/phút, huyết áp của chuột
tăng từ 108,0 ± 5,8mmHg lên đến 164,7 ± 6,2 mmHg [51].
Năm 2016, Collister JP và cộng sự đã truyền angiotensin II cho chuột Sprague
Dawley với mức liều 10 ng/kg/phút trong 10 ngày liên tục cũng gây tăng huyết với ở

mức 33 mmHg so với chuột trước khi tiêm angiotensin II [52].
Đây cũng là một trong số các mô hình gây tăng huyết áp thường được ứng
dụng trên thế giới những năm gần đây [51], [53].
Mặc dù mô hình gây tăng huyết áp bằng DOCA, fludrocortison và angiotensin
II được ứng dụng trong các nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây,
nhưng do giá thành đắt nên đã hạn chế việc ứng dụng các mô hình này ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2015), cũng gây mô hình
tăng huyết áp bằng cortison acetat, nhưng sử dụng phương pháp xâm lấn để đo
huyết áp chuột. Việc sử dụng thiopental để gây mê có thể gây ảnh hưởng đến huyết
áp của chuột [50].


19

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đo huyết áp đuôi chuột
không xâm lấn, với các ưu điểm nổi trội:

• Không phải gây mê chuột.
• Giảm nguy cơ chuột chết trong quá trình phẫu thuật.
• Đo được huyết áp ở nhiều thời điểm và so sánh được huyết áp trước – sau của cùng
một động vật thực nghiệm.
1.3. Tổng quan về cây chôm chôm (Nephelium lappaceum L. ) và hoạt chất
Geraniin
1.3.1. Tổng quan về cây và quả chôm chôm:
Chôm chôm, tên khoa học là Nephelium lappaceum L. , là loài cây vùng nhiệt
đới, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) [54]. Cây thường được phân bố ở nhiều nước:
Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippines, Việt Nam, Malaysia. Ở nước
ta, chôm chôm được trồng nhiều ở miền Nam, chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ, ít trồng ở
phía Bắc.
Cây chôm chôm là cây có kích thước trung bình. Lá kép 1-4 cặp lá chét. Hoa

thành chùy thường dài hơn lá, cây thường có hoa tháng 3, có quả tháng 5 đến tháng 7.
Theo kinh nghiệm dân gian, quả chôm chôm có nhiều tác dụng như: ngừa ung
thư, kích thích tế bào máu,… Thân và hạt chôm chôm làm thuốc để chữa một số căn
bệnh như huyết áp cao, tiểu đường… [55].
Quả chôm chôm hình tròn hoặc bầu dục, kích thước 3 – 6 cm, có một hạt. Vỏ
màu đỏ (hiếm khi có màu cam hoặc vàng), được bao quanh bởi các gai mềm, vì vậy
quả chôm chôm có tên gọi Rambuton, nghĩa là lông. Phần thịt quả màu trắng, hoặc
hồng rất nhạt, vị ngọt dịu, có tính acid nhẹ giống nho.
Hạt màu nâu, có một đường cơ bản màu trắng, mềm và chứa lượng chất béo
bão hòa và không bão hòa như nhau (chủ yếu là acid oleic và acid arachidonic), có
giá trị trong ngành công nghiệp, sử dụng trong nấu ăn và sản xuất xà phòng [56].


20

Hình 1.2. Hoa và lá chôm chôm (Nguồn: camnangcaytrong.com)

Hình 1.3. Hình ảnh quả chôm chôm (Nguồn: yhoccotruyenvn.com )


21

1.3.2. Vỏ quả chôm chôm
Trên thế giới, vỏ chôm chôm được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng làm hạ
huyết áp, giảm glucose huyết và khả năng chống oxy hóa. Trong những năm gần
đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh cho các tác dụng này.
Năm 2008, Uma Palanisamya và cộng sự tìm thấy trong vỏ chôm chôm có chứa
hợp chất phenolic có hoạt tính chống oxy hóa cao, hạn chế sự gây chết tế bào [57].
Có nhiều nghiên cứu làm rõ thêm mối liên quan giữa hợp chất phenolic với
khả năng chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư [54], [58].

Cùng với những báo cáo tác dụng trên khả năng chống oxy hóa, gần đây, vỏ
chôm chôm được nghiên cứu nhiều về tác dụng hạ glucose huyết.
Năm 2010, Uma Palanisamya và cộng sự đã nhận thấy tác dụng của rất nhiều
chất chất chống oxy hóa có hiệu quả có thể tái tạo chức năng tế bào beta tuyến tụy,
từ đó mở ra hướng nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết, điều trị bệnh đái tháo
đường từ những hoạt chất này. Trong số các hoạt chất đã được nghiên cứu có thành
phần của vỏ chôm chôm [56].
Mới đây, năm 2016, theo nghiên cứu của M. Muhtadi và cộng sự, thành phần
chiết xuất từ vỏ chôm chôm có khả năng làm hạ glucose huyết rõ ràng so với thuốc
chứng dương là glibenclamid trên mô hình chuột được gây đái tháo đường typ II
[59].
Các thành phần phenolic chính trong vỏ chôm chôm được chiết tách bao gồm
3 chất: Ellagic acid (EA), Corilagin và Geraniin, trong đó Geraniin là thành phần
chiếm tỷ lệ lớn nhất [7].
1.3.3. Hoạt chất Geraniin
Theo Thitilertdecha và cộng sự, Geraniin là thành phần chính trong vỏ chôm
chôm, chiếm 58,4% trong dịch chiết methanol [7]. Hợp chất Geraniin lần đầu tiên


22

được phân lập từ cây Geranium thunbergii năm 1977. Cho đến nay, cấu trúc của
hợp chất này đã được nghiên cứu chi tiết và đầy đủ bằng các phương pháp quang
phổ hiện đại và đặc biệt là bằng X-ray [60].

Bột vỏ chôm chôm khô
Ngâm, chiết bằng ethyl ete

Chất rắn


Ngâm, chiết bằng MeOH hoặc EtOH, cô quay dịch chiết, ngâm chiết bằng H20

Cặn MeOH/EtOH

GERANIIN

Cặn H20


23

Hình 1.4. Sơ đồ phân lập Geraniin từ vỏ chôm chôm

Hình 1.5.Công thức cấu tạo Geraniin:
(Nguồn: PubChem Public Medical Database)

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các tác dụng của Geraniin: tác dụng
hạ huyết áp, hạ glucose huyết, khả năng chống oxy hóa, bảo vệ gan,…
1.3.3.1. Nghiên cứu về tác dụng hạ huyết áp:
Trong chương trình sàng lọc tác dụng sinh học của các cây thuốc ở Paraguay,
Ueno và cộng sự đã nhận thấy Geraniin từ cây Phyllathus niruri có hoạt tính ức chế
enzym chuyển angiotensin (ACE). Cũng theo nghiên cứu này, Geraniin được đánh


24

giá có khả năng hạ huyết áp rất tốt [13].
Ở nghiên cứu khác, Geraniin đã được Lin và cộng sự phân lập từ dịch chiết
nước 70% aceton của Phyllathus urinaria (Diệp hạ châu). Bên cạnh hoạt tính chống
oxy hóa và ức chế enzym amin oxidase, Geraniin cũng thể hiện hoạt tính ức chế

enzym chuyển angiotensin (ACE). Chuột tăng huyết áp nguyên phát được uống
5mg Geraniin/kg. Sự thay đổi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được đo sau
24h, có so sánh với chứng dương là captopril (2mg/kg). Geraniin có tác dụng làm
hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khác biệt đáng kể so với lô không dùng
thuốc [61].
Xác định ảnh hưởng của Geraniin được phân lập từ lá Sapium sebiferum (cây
sòi)lên huyết áp được nghiên cứu trên chuột tăng huyết áp nguyên phát (SHR).
Tiêm Geraniin vào tĩnh mạch chuột đã làm giảm huyết áp động mạch trung bình
phụ thuộc vào liều lượng. Theo kết quả nghiên cứu này, khả năng hạ huyết áp của
Geraniin có thể là do gây giãn mạch trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc giảm sự
giải phóng noradrenalin [62].
Khả năng hạ huyết áp của Geraniin từ Sapium sebiferum cũng được Cheng và
Hsu công bố trong kết quả nghiên cứu của mình. Geraniin đã được thử nghiệm hoạt
tính hạ huyết áp trên chuột tăng huyết áp nguyên phát và chuột bình thường. Kết
quả cho thấy Geraniin có hoạt tính tương đương với các thuốc hạ huyết áp như
prazosin (chẹn thụ thể α), nifedipin (chẹn kênh calci). Liều gây chết LD50 của
Geraniin trên chuột cống được xác định là trên 100mg/kg. Các kết quả này cho thấy
Geraniin có thể được sử dụng làm thuốc hạ huyết áp an toàn và có hiệu quả tốt [62].
1.3.3.2. Nghiên cứu về tác dụng hạ glucose huyết:
Kết quả nghiên cứu của Palanisamy và cộng sự đã cho thấy khả năng sử dụng
dịch chiết chôm chôm N. lappaceum như tác nhân chống tăng glucose huyết hiệu
quả, cùng với khả năng chống oxy hóa cao. Geraniin có hoạt tính ức chế tăng


25

glucose huyết in vitro với cơ chế ức chế 3 enzym: α-glucosidase, α-amylase và aldol
reductase [63], [68].
Trong một nghiên cứu khác cũng của nhóm tác giả này, hoạt tính hạ glucose
huyết của Geraniin thể hiện ở mức cao hơn đáng kể so với chứng dương acarbose

(chất ức chế thủy phân carbohydrat). Vì vậy, Geraniin là hoạt chất tiềm năng để
phát triển thành thuốc chống tăng glucose huyết, ứng dụng trong điều trị đái tháo
đường [56].
Theo báo cáo của Kim JK và cộng sự năm 2012, Geraniin thể hiện hoạt tính
ức chế enzym α-glucosidase mạnh nhất trong các hợp chất phân lập được từ cây
Geranium thunbergii [64].

1.3.3.3. Tác dụng chống oxy hóa và ngừa ung thư
Gần đây, bên cạnh tác dụng hạ huyết áp và hạ glucose huyết, Geraniin cho
thấy có tác dụng chống oxy hóa cao [65], được đề xuất sử dụng như một chất ngăn
ngừa ung thư.
Ngoài ra, Geraniin còn được nhận thấy có hoạt tính kháng virus như HIV-1,
HSV và viêm gan B [9], [66].
Những nghiên cứu trên đã cho thấy Geraniin là một hợp chất với nhiều hoạt
tính sinh học đáng quan tâm, cần được phân lập và đánh giá ở quy mô sâu hơn. Điều
cần nhấn mạnh là các chất chuyển hóa của Geraniin sau khi hấp thu vào cơ thể là các
ellagitaniin và sản phẩm cuối cùng là acid galic, acid ellagic,…là những chất được cho
là an toàn, ít gây phản ứng phụ cho cơ thể [67].
Ở Việt Nam, từ những ứng dụng của vỏ, hạt chôm chôm trong kinh nghiệm
dân gian, những năm gần đây đã có một số nghiên cứu bước đầu về thành phần và
hoạt tính của vỏ, hạt chôm chôm.


×