BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐINH THỊ TUYẾT LAN
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG
CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA CERENEED
CAPS TRÊN THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐINH THỊ TUYẾT LAN
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG
CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA CERENEED
CAPS TRÊN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Dược lý
Mã số: 60720120
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thanh Tùng
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu từ Thầy Cô giáo, các đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè. Bằng tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành nhất, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Trần Thanh Tùng, Phó trưởng Bộ môn Dược lý,
Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, tận tình
chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi từ những ngày đầu làm luận văn. Thầy là
người đã truyền cho tôi niềm hứng thú, đam mê nghiên cứu khoa học, sự vui
vẻ, lạc quan. Thầy cũng luôn khích lệ, động viên tôi những lúc tôi gặp khó
khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông,
PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh, PGS.TS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, TS.
Phạm Thị Vân Anh, những người thầy,người cô đã luôn tận tình dậy dỗ, chỉ
bảo, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong học tập và
trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy Cô giáo, các đồng nghiệp,
các học viên nội trú và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược lý, Trường
Đại học Y Hà Nội đã luôn gần gũi, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu tại Bộ môn.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào
tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn
bè, những người đã luôn ở bên cạnh động viên, ủng hộ, giúp đỡ cho tôi trong
học tập, cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2016
Học viên
Đinh Thị Tuyết Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Thị Tuyết Lan, học viên cao học khóa 23 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Dược lý, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Thanh Tùng
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Đinh Thị Tuyết Lan
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAT
: Active avoidance test (thử nghiệm né tránh chủ động)
Ach
: Acetylcholin
AchE
: Acetycholinesterase
AD
: Alzheimer’s disease (Bệnh Alzheimer)
ALT
: Alanin aminotransferase
APOE
: Apolipoprotein E
APP
: Amyloid precursor protein (Protein tiền thân amyloid)
AST
: Aspartat aminotransferase
Aβ
: Amyloid β
CKDL
: Cao khô dược liệu
ĐNTT
: Đa nhân trung tính
EGB
: Extract Gingko biloba (cao Bạch quả)
FDA
: Food and Drug Administration
(cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ)
HPTƯT
: Huyết phủ trục ứ thang
LD50
: Lethal dose 50 (liều chết 50%)
MWM
: Morris water maze (mê cung nước Morris)
MTM
: Multiple T maze (mê cung nhiều chữ T)
NMDA
: N-Methyl-D-Aspartat
NST
: Nhiễm sắc thể
PAT
: Passive avoidance test (thử nghiệm né tránh thụ động)
SGTN
: Suy giảm trí nhớ
SSTT
: Sa sút trí tuệ
TNFα
: Tumor necrosis factor α (yếu tố hoại tử u - α)
WHO
: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Sơ lược về trí nhớ ................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm trí nhớ ........................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại trí nhớ ............................................................................................. 3
1.2. Hội chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer .......................................... 4
1.2.1. Khái niệm sa sút trí tuệ................................................................................... 4
1.2.2. Dịch tễ học...................................................................................................... 5
1.2.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ .................................................................... 5
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng bệnh Alzheimer ......................................................... 6
1.2.5. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer.......................................................... 7
1.2.6. Những bất thường về các chất dẫn truyền thần kinh trong bệnh
Alzheimer ..................................................................................................... 9
1.2.7. Thuốc điều trị bệnh Alzheimer .................................................................... 10
1.3. Các mô hình dược lý thực nghiệm ...................................................... 11
1.3.1. Mô hình gây suy giảm trí nhớ...................................................................... 11
1.3.2. Mô hình đánh giá khả năng học tập và trí nhớ............................................ 13
1.4. Dược liệu có tác dụng cải thiện trí nhớ ............................................... 15
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 15
1.4.2. Nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................... 16
1.5. Tổng quan về Cereneed-caps .............................................................. 17
1.5.1. Thành phần thuốc......................................................................................... 17
1.5.2. Xuất xứ bài thuốc ......................................................................................... 17
1.5.3. Tác dụng ....................................................................................................... 17
1.5.4. Giới thiệu các vị dược liệu trong thành phần bài thuốc .............................. 17
1.5.5. Các nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ và độc tính của các dược liệu có
trong Cereneed-caps.................................................................................... 22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Chất liệu nghiên cứu........................................................................... 27
2.1.1. Thuốc nghiên cứu......................................................................................... 27
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ..................................................................................... 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29
2.3.1. Nghiên cứu độc tính ..................................................................................... 30
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ ......................................................... 31
2.4. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 38
2.5. Phân tích và xử lý số liệu.................................................................... 38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 39
3.1. Nghiên cứu độc tính ........................................................................... 39
3.1.1. Độc tính cấp.................................................................................................. 39
3.1.2. Độc tính bán trường diễn ............................................................................. 39
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ của Cereneed-caps ...... 50
3.2.1. Mô hình mê cung nước Morris.................................................................... 50
3.2.2. Mô hình mê cung nhiều chữ T .................................................................... 54
3.2.3. Mô hình trục quay Rotarod.......................................................................... 58
3.2.4. Mô hình né tránh chủ động .......................................................................... 59
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 61
4.1. Độc tính.............................................................................................. 61
4.1.1. Độc tính cấp.................................................................................................. 61
4.1.2. Độc tính bán trường diễn ............................................................................. 62
4.2. Tác dụng cải thiện trí nhớ ................................................................... 68
4.2.1. Mô hình gây suy giảm khả năng học tập và trí nhớ trên chuột cống trắng
và chuột nhắt trắng bằng scopolamin ......................................................... 68
4.2.2. Lựa chọn chứng dương................................................................................ 71
4.2.3. Các mô hình thực nghiệm đánh giá khả năng học tập, trí nhớ và sự biến
đổi các chỉ số nghiên cứu của các lô chuột dùng thuốc thử....................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến chức năng tạo máu của chuột..... 41
Bảng 3.2.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến công thức bạch cầu trong
máu chuột ........................................................................... 42
Bảng 3.3.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến chức năng gan của chuột ... 44
Bảng 3.4.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến thời gian chuột tìm thấy bến đỗ ... 50
Bảng 3.5.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến thời gian chuột tìm thấy
khoang đích .............................................................................. 54
Bảng 3.6.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến thời gian trễ của chuột ....... 59
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến thể trọng chuột .............. 40
Biểu đồ 3.2.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến hoạt độ AST trong máu chuột . 43
Biểu đồ 3.3.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến hoạt độ ALT trong máu chuột . 43
Biểu đồ 3.4.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến nồng độ creatinin trong
máu chuột ............................................................................. 45
Biểu đồ 3.5.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến quãng đường chuột tìm
thấy bến đỗ ........................................................................... 52
Biểu đồ 3.6.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến tỉ lệ phần trăm thời gian
chuột bơi trong 1/4 bể trước đó đặt bến đỗ ........................... 53
Biểu đồ 3.7.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến quãng đường tìm thấy
khoang đích .......................................................................... 55
Biểu đồ 3.8.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến thời gian tìm thấy khoang
đích trong ngày 8 .................................................................. 56
Biểu đồ 3.9.
Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến quãng đường tìm thấy
khoang đích trong ngày 8 ..................................................... 57
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến thời gian chuột ở trên trục
quay ...................................................................................... 58
Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của Cereneed-caps đến số lần chuột né tránh thành
công ...................................................................................... 60
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu não người bình thường và bệnh nhân Alzheimer..8
Hình 1.2. Cơ chế của thuốc ức chế Acetycholinesterase................................. 11
Hình 2.1. Mê cung nước Morris........................................................................ 32
Hình 2.2. Mê cung nhiều chữ T ....................................................................... 34
Hình 2.3. Mô hình trục quay Rotarod ............................................................... 35
Hình 2.4. Mô hình né tránh chủ động ............................................................... 37
Ảnh 3.1. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột số 9) ............................ 46
Ảnh 3.2. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột số 41) sau 4 tuần uống
thuốc thử ............................................................................................ 47
Ảnh 3.3. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (chuột số 54) sau 4 tuần uống
thuốc thử ............................................................................................ 47
Ảnh 3.4. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột số 1) ........................... 48
Ảnh 3.5. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 (chuột số 36) sau 4 tuần uống
thuốc thử ............................................................................................ 49
Ảnh 3.6. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột số 48) sau 4 tuần uống
thuốc thử ............................................................................................ 49
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thiết kế mô hình nghiên cứu .............................................. 29
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình MWM 33
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình MTM .. 35
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình Rotarod ..... 36
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình AAT ... 38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng sa sút trí tuệ (SSTT) nói chung và bệnh Alzheimer (AD) nói
riêng hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của những nhà lão khoa trên
toàn thế giới cũng như ở nước ta, khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số
người mắc bệnh ngày càng nhiều [1]. Trung bình cứ sau khoảng 5 năm tỷ lệ
SSTT lại tăng gấp đôi trong quần thể người từ 60 tuổi trở lên [2]. Trên thế
giới có khoảng 47,5 triệu người mắc SSTT và có 7,7 triệu ca mắc mới mỗi
năm. Dự báo đến năm 2030 số bệnh nhân SSTT lên tới 75,6 triệu và con số
này sẽ tăng lên gấp 3 vào năm 2050 tức khoảng 135,5 triệu người [3].
SSTT và AD thực sự là một thảm họa đối với người cao tuổi. Bệnh gây
suy giảm trí nhớ và nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau, kèm theo những rối
loạn về hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động hàng
ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [1]. Đây là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phụ thuộc của người cao tuổi [3].
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi AD mà chỉ có thể
giúp làm chậm tiến triển và giảm một số triệu chứng của bệnh bao gồm: thuốc ức
chế Acetycholinesterase, thuốc kháng N-methyl-D-Aspartat…[4]. Hơn nữa, đó
chủ yếu là các thuốc tân dược, giá thành tương đối cao và có nhiều tác dụng
không mong muốn. Do đó, vấn đề phát triển thuốc mới có hiệu quả điều trị,
an toàn với giá thành hợp lý là một nhu cầu rất cần thiết.
Việc sử dụng dược liệu để cải thiện trí nhớ đã được Y học cổ truyền áp
dụng từ ngàn đời nay. Năm 2012, Lin Z. và cộng sự đã tiến hành một cuộc
khảo sát về ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị SSTT, trong đó nghiên
cứu đã lấy nguồn tài liệu tham khảo từ 27 y văn cổ xưa trong lịch sử y học cổ
truyền trong 10 thế kỷ qua. Kết quả cho thấy có tới 139 vị dược liệu có trong
236 bài thuốc được sử dụng để cải thiện trí nhớ [5]. Như vậy, dược liệu có
2
nguồn gốc từ y học cổ truyền chính là nguồn tài nguyên phong phú và có giá
trị để phát triển nguồn thuốc điều trị SSTT nói chung và AD nói riêng.
Cereneed-caps là một chế phẩm được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ
phương “Huyết phủ trục ứ thang” (HPTƯT) có gia giảm với thành phần gồm
10 vị dược liệu: Hồng hoa, Xích thược, Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa,
Chỉ xác, Sài hồ, Ngưu tất, Cam thảo, Bạch quả [6]. Trong đó một số vị dược
liệu đã được chứng minh có tác dụng cải thiện trí nhớ trên thực nghiệm và
trên bệnh nhân sa sút trí tuệ [7], [8], [9]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
nghiên cứu nào về tính an toàn và hiệu quả trên trí nhớ khi phối hợp 10 vị
dược liệu này với nhau. Để đánh giá tính an toàn và hiệu quả cải thiện trí nhớ
của chế phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu độc tính
và tác dụng cải thiện trí nhớ của Cereneed-caps trên thực nghiệm” với 2
mục tiêu sau:
1.
Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của Cereneed-caps
trên động vật thực nghiệm.
2.
Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của Cereneed-caps trên động vật
thực nghiệm bị gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc về trí nhớ
1.1.1. Khái niệm trí nhớ
Trí nhớ là khả năng lưu trữ thông tin từ môi trường bên ngoài tác động
vào cơ thể, cũng như những phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện lại những
thông tin lưu giữ hoặc những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực
ý thức hoặc tập tính [10].
Bản chất của trí nhớ là quá trình hoạt động thần kinh lặp lại trên một
mạch tế bào thần kinh. Mạch tế bào này lúc đầu truyền các xung động cảm giác
từ ngoài vào trung tâm thần kinh (dẫn truyền hướng tâm), sau đó trở thành con
đường mòn dấu vết nhớ (memory traces). Khi ta nghĩ tới thì có thể hoạt hóa
con đường mòn đó và có thể nhớ lại được. Trí nhớ liên quan đến quá trình học
tập, nhờ đó mà chúng ta có được kỹ năng học tập, kỹ năng lao động và tiếp
thu được các kiến thức khoa học.
Như vậy trí nhớ gồm 3 quá trình: mã hóa (encoding), lưu giữ (storing) và
tái hiện (retrieving) thông tin. Suy giảm trí nhớ (SGTN) có thể do rối loạn một,
hai, hay ba quá trình trên [10], [11].
1.1.2. Phân loại trí nhớ
Có nhiều cách phân loại trí nhớ, dưới đây là một số cách phân loại:
* Phân loại theo cách hình thành trí nhớ
- Trí nhớ hình tượng: hình thành trên cơ sở tiếp thu kích thích thông qua các
giác quan như: thị giác, thính giác, khứu giác…
- Trí nhớ vận động: hình thành trên cơ sở thực hiện các động tác cụ thể như:
đánh đàn, điều khiển máy… Nhờ có trí nhớ vận động mà hình thành các
kỹ năng, kỹ xảo.
- Trí nhớ cảm xúc: hình thành khi cơ thể bị tác động bởi các kích thích gây
ra cảm xúc như: vui, buồn…
4
- Trí nhớ ngôn ngữ - logic: Loại trí nhớ này chỉ có ở người, được hình thành
thông qua các tín hiệu kích thích là những từ, những câu nói, những câu
viết với nội dung chứa đựng trong đó.
* Phân loại theo thông tin: trí nhớ lời nói, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ số…
* Phân loại theo thời gian tồn tại của trí nhớ trong não
- Trí nhớ tức thời (trí nhớ cảm giác): thời gian tồn tại của trí nhớ từ vài giây
đến vài phút (nhớ số điện thoại...)
- Trí nhớ ngắn hạn: Thời gian tồn tại trí nhớ từ vài ngày đến vài tuần (thuộc
một số công thức hóa học phức tạp, đề thi…).
- Trí nhớ dài hạn: Thời gian tồn tại trí nhớ trong vài năm hoặc suốt đời
(thuộc một bài ca dao…) [10].
1.2. Hội chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
1.2.1. Khái niệm sa sút trí tuệ
Hội chứng SSTT là thuật ngữ chung chỉ sự suy giảm khả năng nhận thức
nghiêm trọng đủ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân [3].
Đây là trạng thái suy giảm nhận thức xảy đến trên những người mà tình trạng tri
giác vẫn bình thường và không bị các bệnh vốn có thể gây suy giảm nhận thức
(ví dụ như sảng, trầm cảm). Tình trạng suy giảm nhận thức mang tính chất nặng
dần với biểu hiện nổi bật và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm về trí nhớ [2].
Suy giảm trí nhớ là tiêu chí hàng đầu trong các tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT.
SSTT là một trong những trạng thái bệnh lý đáng sợ nhất của tuổi già,
là nguyên nhân chủ yếu gây ra tàn tật và tử vong ở người cao tuổi. Cần phân
biệt SSTT và quên lành tính do tuổi. Quên lành tính do tuổi là tình trạng giảm
trí nhớ do tuổi cao, là kết quả của tiến trình hoạt động thần kinh chậm dần do
tuổi. Khởi đầu của quên lành tính là tình trạng khó nhớ thông tin mới và chậm
nhớ lại thông tin cũ do suy giảm khả năng tập trung và chú ý. Tuy nhiên, khi
cho bệnh nhân thời gian và có biện pháp động viên thì việc sinh hoạt hàng
ngày của họ vẫn bình thường [2].
5
Có nhiều thể SSTT như: Bệnh Alzheimer (AD), SSTT do nguyên nhân
mạch máu, SSTT thuỳ trán-thái dương, SSTT thể Lewy... Trong đó, AD chiếm
tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây SSTT (60 - 80%). AD được phát hiện
bởi nhà tâm thần học người Đức Alois Alzheimer vào năm 1901 [2], [12].
1.2.2. Dịch tễ học
* Trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới
có khoảng 47,5 triệu người mắc SSTT và có 7,7 triệu ca mắc mới mỗi năm [3].
Tỷ lệ mới mắc SSTT cũng tăng rõ rệt và khác nhau giữa các độ tuổi
nghiên cứu, vào khoảng 0,5-1% ở nhóm tuổi 64-69, 1-2% ở nhóm tuổi 70-74,
1,5-3% ở nhóm 75-79 và 4-6% ở nhóm 80-84 [1].
* Trong nước
Tại Việt Nam theo số liệu công bố của Nguyễn Kim Việt năm 2005 thì
số người cao tuổi mắc SSTT là 7,9% [13].
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa tại huyện Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà
Nội) năm 2005 - 2006 cho thấy tỷ lệ hiện mắc SSTT ở người cao tuổi (≥ 60
tuổi) sống tại cộng đồng là 4,5% [14].
1.2.3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thương không ngừng của tế bào
não trong AD vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định
được các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tiến triển AD.
* Tuổi
Tuổi càng cao tỷ lệ hiện mắc SSTT càng nhiều, trung bình cứ sau
khoảng 5 năm tỷ lệ lại tăng gấp đôi ở quần thể người trên 60 tuổi, bắt đầu từ
1% ở độ tuổi 60, đạt đỉnh cao trên 30% ở độ tuổi trên 85 [1].
* Di truyền
Các nhà khoa học đã khám phá ra một số gen hiếm gặp, mà cá thể
mang gen đó gần như chắc chắn sẽ mắc AD. Các gen này chỉ được tìm thấy
6
trong vài trăm gia đình đa thế hệ trên toàn thế giới và giải thích cho chưa đến
5% tổng số các trường hợp mắc AD [12], [15].
Một tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp mắc AD (5%) có kiểu di truyền trội
qua nhiễm sắc thể (NST). Có tới 75% các trường hợp mắc AD có tính chất gia
đình thường khởi phát sớm, có đột biến các NST 1, 14 và 21. Đột biến gen
này gây sản xuất quá mức Amyloid β - tham gia vào cơ chế bệnh sinh AD.
Alen ε4 của apolipoprotein E (APOE) là yếu tố di truyền rõ nhất. APOE là
một protein vận chuyển lipid được mã hóa trên NST 19 và nó cũng gắn với
Aβ lưu hành trong máu. Các alen khác của gen APOE, ít gây nguy cơ bị AD
và thậm chí có thể có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh này [1].
* Các yếu tố nguy cơ khác: môi trường, bệnh lý não, tim…[12], [15].
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng bệnh Alzheimer
* Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Có thể phát
hiện giảm trí nhớ bằng các trắc nghiệm thần kinh tâm lý ngay ở cả giai đoạn
tiền lâm sàng. Giảm trí nhớ điển hình khi khởi phát là khó học thông tin mới,
nhưng thông tin cũ ít bị ảnh hưởng. Giảm trí nhớ trong AD thường được mô
tả là giảm trí nhớ gần. Trí nhớ gần bị suy giảm do thông tin mới không được
lưu trữ một cách đầy đủ để sau đó có thể nhớ lại. Hậu quả là bệnh nhân lúc
đầu khó nhớ các sự kiện mới xảy ra.
Suy giảm trí nhớ điển hình thay đổi theo thời gian. Ở giai đoạn nhẹ và
trung bình, khả năng nhớ lại thông tin học được trước khi khởi phát suy giảm
trí nhớ, thường ít bị thay đổi. Trong giai đoạn muộn, bệnh nhân không thể
nhớ được các thông tin mà trước đó họ rất nhớ.
* Rối loạn định hướng
Mặc dù định hướng được coi là một lĩnh vực nhận thức tách biệt khỏi
trí nhớ, nhưng thực ra định hướng về thời gian và không gian là một loại trí
nhớ đặc biệt. Quá trình liên tục cập nhật trí nhớ với các thông tin về sự thay
đổi thời gian và địa điểm rất cần thiết để duy trì sự định hướng.
7
* Rối loạn ngôn ngữ
Giảm ngôn ngữ là triệu chứng nổi bật trong bệnh cảnh lâm sàng của
AD. Bệnh nhân thường khó tìm từ trong khi nói, sau đó gián đoạn và nói
không lưu loát. Ngôn ngữ thường trở nên không rõ ràng, mất chính xác do
bệnh nhân thay các từ rõ nghĩa bằng các từ chung chung hoặc có nghĩa rộng.
* Mất dùng động tác
Gần như tất cả bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn nặng đều có mất dùng
động tác. Hay gặp nhất là mất dùng động tác ý vận, bệnh nhân không có khả
năng chuyển một ý định thành động tác có định hướng không gian chính xác.
Điều này làm bệnh nhân khó thực hiện các động tác như: cài khuy áo hay sử
dụng dụng cụ ăn uống…
* Rối loạn chức năng thị giác cao cấp
Thường gặp rối loạn xử lý hình ảnh cao cấp. Các rối loạn về xử lý hình
ảnh chia làm ba loại chính: giảm nhận biết (giảm nhận biết là không có khả
năng nhận biết các vật quen thuộc), giảm khả năng xử lý trong không gian và
giảm sự chú ý thị giác.
* Rối loạn chức năng điều hành
Chức năng điều hành bao gồm khả năng suy luận, giải quyết vấn đề, lên
kế hoạch và tổng hợp ý nghĩ. Suy giảm chức năng điều hành biểu hiện bằng
không có khả năng quản lý các nhiệm vụ phức tạp như chi tiêu gia đình, chuẩn bị
bữa ăn… Sự xuất hiện của rối loạn chức năng điều hành dự đoán sự chuyển từ
suy giảm nhận thức lành tính do tuổi già sang giai đoạn sớm của SSTT.
* Triệu chứng ngoài nhận thức
Thờ ơ, không thừa nhận bệnh, rối loạn tâm thần, kích động, hiện tượng
hoàng hôn (tình trạng gia tăng lú lẫn, hành vi kích động về chiều) [1], [16].
1.2.5. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer
AD là 1 bệnh lý tổn thương thoái hóa tế bào thần kinh. Bệnh đặc trưng
bởi việc mất dần nơron và synap thần kinh trong vỏ não và một số vùng dưới
vỏ. Đây là yếu tố chính gây sự tàn tật về mặt nhận thức. Sự mất mát này dẫn
8
đến chứng teo, thoái hóa các vùng não bị ảnh hưởng, bao gồm thuỳ thái
dương, thùy đỉnh và một phần của thùy trán, hồi hải mã. Hình ảnh bệnh học
cơ bản của AD là mảng viêm thần kinh (mảng Amyloid) và đám rối tơ thần
kinh (bao gồm các dạng photphoryl hóa của protein Tau - protein có vai trò
lắp ráp các vi ống giúp ổn định mạng lưới thần kinh). Đậm độ của nó tương
ứng với sự mất tế bào thần kinh. Sự mất synap lan tỏa dẫn đến mất các tín
hiệu acetylcholin, serotonin, norepinephrin lên vỏ não góp phần gây các triệu
chứng về nhận thức và hành vi [1], [17], [18].
Bệnh Alzheimer
Bình thƣờng
Hình 1.1. Hình ảnh giải phẫu não người bình thường
và bệnh nhân Alzheimer
Hiện nay chưa rõ cơ chế chính xác gây rối loạn và chết tế bào thần kinh
trong AD. Người ta cho rằng AD có thể do nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau
gây nên như: sự tồn tại mảng Amyloid β (Aβ), sự photphoryl hóa quá mức
protein Tau, stress oxy hóa, sự phá hủy myelin trong não do lão hóa, hoặc suy
giảm năng lượng sinh học là yếu tố khởi phát thác Aβ…[1], [18], [19]. Tuy
9
nhiên hầu hết các mô hình cơ chế bệnh sinh đều coi sự tích tụ mảng Aβ là
nguyên nhân chính gây bệnh.
Aβ là một peptid chứa các đoạn từ 39-43 axit amin, được phân giải từ 1
protein xuyên màng là protein tiền thân amyloid (amyloid precursor protein APP). Cả Aβ và APP đều là các sản phẩm protein thần kinh bình thường. Aβ
hoạt động như sự khởi phát hoạt hóa của các tế bào đệm nhỏ, gây sản xuất ra
nhiều cytokin gây viêm như yếu tố hoại tử u – α (TNF-α), gây độc cho tế bào, sự
hoạt hóa của các tế bào đệm nhỏ có thể góp phần vào chu kỳ tự lan rộng của tình
trạng viêm khu trú và sự hoạt động của các tế bào thần kinh. APP hoặc dẫn xuất
bình thường của nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong duy trì chức năng
của synap và sự khỏe mạnh của tế bào thần kinh. Trong AD hoặc có tăng sản
xuất Aβ, hoặc có giảm thanh thải Aβ, hoặc có sự phối hợp cả 2 yếu tố [1], [18].
1.2.6. Những bất thường về các chất dẫn truyền thần kinh trong bệnh Alzheimer
* Acetylcholin
Acetylcholin (Ach) là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan
trọng trong quá trình học tập và trí nhớ [20]. Mức độ giảm Cholinergic ở vỏ não
liên quan chặt chẽ với số lượng tế bào thần kinh bị mất trong các nhân xám ở vùng
nền não trước, là nơi sản xuất nhiều Ach ở vỏ não. Cholin Acetyltransferase chịu
trách nhiệm tổng hợp Ach và Acetycholinesterase (AchE) chịu trách nhiệm giáng
hóa Ach, cả hai đều cạn kiệt. Mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng tương ứng với
sự giảm các marker chuyển hóa Ach của vỏ não [1], [21].
* Monoamin
Thiếu hụt norepinephrin và serotonin cũng góp phần gây ra các triệu
chứng nhận thức cũng như không nhận thức, đặc biệt là các triệu chứng về khí
sắc và lo âu. Norepinephrin rất quan trọng với thức tỉnh, học tập và trí nhớ. Vị
trí chính sản xuất ra norepinephrin là liềm xanh trong cuống não, nơi bị mất tế
bào rất nhiều trong AD. Bệnh AD cũng phối hợp với giảm các marker về hoạt
tính của serotonin ở vỏ não và mất các tế bào sản xuất serotonin trong nhân
raphe ở cuống não [1].
10
* Glutamat và các chất dẫn truyền thần kinh khác
Còn nhiều tranh cãi về các bằng chứng liên quan đến sự biến đổi
glutamat ở não bệnh nhân AD. Glutamat là các chất dẫn truyền thần kinh
kích thích của vỏ não và các marker về hoạt tính của glutamat nói chung là
giảm, đặc biệt ở vỏ não thùy thái dương. Tuy nhiên có một số tác giả cho
thấy có sự giảm thanh thải glutamat tại synap trong giai đoạn nặng của bệnh.
Họ cho rằng glutamat còn lại tại synap gây kích thích quá mức và rối loạn
chức năng của các tế bào thần kinh hậu synap. Còn rất ít các dữ kiện về giả
thuyết này trên người. Chưa rõ vai trò của những thay đổi này trong hội
chứng lâm sàng.
Ngoài ra, còn các chất dẫn truyền thần kinh khác như axit γaminobutyric (GABA), somatostatin cũng bị suy giảm. Tuy nhiên, vai trò của
những thay đổi này trên các triệu chứng lâm sàng chưa rõ [1].
1.2.7. Thuốc điều trị bệnh Alzheimer
Cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi AD mà chỉ
có thể giúp làm giảm một số triệu chứng liên quan đến sự biến đổi của các
chất dẫn truyền thần kinh trong AD.
* Thuốc ức chế Acetylcholinesterase (cholinesterase inhibitors - ChEIs)
ChEIs có tác dụng cải thiện triệu chứng tốt nhất trong AD. ChEIs là thuốc
điều trị tốt đối với AD giai đoạn nhẹ đến vừa, ngoài ra thuốc vẫn có tác dụng ở
giai đoạn nặng. Hiện nay, các thuốc ChEIs được cơ quan quản lý dược phẩm và
thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép bao gồm: donepezil (Aricept), rivastigmin
(Exelon), galantamin (Razadyn). Đây đều là các thuốc ức chế có hồi phục, chọn
lọc enzym AchE – enzym thủy phân Ach, từ đó giúp ngăn ngừa sự giảm hàm
lượng Ach, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và
học tập.
Tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc là do tác dụng ức
chế AchE ở ngoại vi như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chậm nhịp tim...[1], [4].
11
Hình 1.2. Cơ chế của thuốc ức chế Acetycholinesterase [22]
* Thuốc kháng N-Methyl-D-Aspartat (NMDA)
Thuốc đối kháng receptor NMDA, giúp điều hòa hoạt động của
glutamat, làm chậm sự lắng đọng canxi trong tế bào thần kinh. Thuốc thuộc
nhóm này được FDA cấp phép dùng điều trị AD trong giai đoạn vừa và nặng
là memantin (Namenda). Một số nghiên cứu cho thấy memantin có thể sử
dụng an toàn khi phối hợp với ChEIs. Việc phối hợp giữa memantin và ChEIs
được cho là có thể làm chậm tiến triển của bệnh, hơn là dùng đơn độc [1], [4].
* Các thuốc khác
Ngoài ra, còn có các liệu pháp điều trị khác như: thuốc tăng cường hoạt
tính serotonin, tiền chất Ach, thuốc chống viêm, vitamin E... Tuy nhiên, các
liệu pháp này cho hiệu quả còn hạn chế [4].
1.3. Các mô hình dƣợc lý thực nghiệm
1.3.1. Mô hình gây suy giảm trí nhớ
Để nghiên cứu thuốc cải thiện trí nhớ thì trước tiên phải gây được mô
hình suy giảm trí nhớ. Đối tượng nghiên cứu thường được sử dụng là động vật
gặm nhấm như chuột cống [23], [24] và chuột nhắt [25], [26], [27]. Có nhiều
tác nhân được dùng để gây suy giảm trí nhớ được nghiên cứu và áp dụng
thành công trên động vật thực nghiệm.
12
* Scopolamin
Kể từ các báo cáo đầu tiên về sự suy giảm cholinergic trung ương liên
quan đến AD, người ta đã tìm ra mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và trí
nhớ ở bệnh nhân AD với tác dụng của các thuốc kháng cholinergic [28].
Scopolamin là alkaloid có cấu trúc gần giống với atropin. Cơ chế tác dụng của
scopolamin là tranh chấp đối kháng với Ach tại receptor M của hệ Muscarinic.
Tác dụng đối kháng này là không chọn lọc, trên các receptor M của cả hệ thần
kinh trung ương và ngoại vi. Thuốc làm mất tác dụng của Ach trên hệ thần kinh
trung ương từ đó gây suy giảm trí nhớ đặc biệt với liều cao [20], [29], [30].
Chuột được tiêm màng bụng scopolamin là một mô hình thực nghiệm thường
được sử dụng để đánh giá khả năng học tập và trí nhớ [31], [32], [26].
* Trimethyltin
Trimethyltin gây độc tế bào thần kinh do gây stress oxy hóa và hình
thành các gốc tự do, vấn đề này có thể được cải thiện bởi các chất chống oxy
hóa. Chất này có khả năng gây ra cái chết cấp tính có chọn lọc của các tế bào
thần kinh thuộc hồi hải mã, tiếp đến là sự suy giảm nhận thức. Trimethyltin
cũng làm tăng hoạt động của AchE bên trong lớp phân tử của hồi răng dẫn
đến làm giảm nồng độ Ach [33].
* Paraquat
Paraquat là tên thương mại của hợp chất N,N’- dimethyl– 4,4’-bipyridium
dichlorid, là một trong những chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Gần đây một số đề tài nghiên cứu đã dùng Paraquat làm chất gây thoái hóa tế
bào thần kinh để làm mô hình nghiên cứu về sự thoái hóa và chống thoái hóa
tế bào thần kinh [34].
* Carbon monoxid
Carbon monoxid cũng là một chất được dùng làm tác nhân gây mô hình
thoái hóa tế bào thần kinh được nhiều nhà khoa học ứng dụng. Do carbon
monoxid gây chết các tế bào thần kinh thuộc hồi hải mã và rối loạn chức năng
hệ cholinergic tại các tế bào thần kinh trong vỏ não phía trước, thể vân [35].
13
* Các tác nhân khác
Ngoài ra còn một số tác nhân gây mô hình suy giảm trí nhớ khác như:
Chuột biến đổi gen, gây thiếu máu não cục bộ [36], tiêm Aβ, sốc điện, axít
ibotenic, colchicin [37], ion kim loại nặng như sắt, nhôm, chì, đồng…[38].
1.3.2. Mô hình đánh giá khả năng học tập và trí nhớ
* Mê cung nước Morris – Morris water maze (MWM)
Đây là một thử nghiệm đánh giá khả năng học tập và trí nhớ không gian
trong môi trường nước. Chuột được đặt trong một bể bơi có hình tròn lớn và
nhiệm vụ của nó là tìm thấy bến đỗ để thoát khỏi nước. Có 3 chiến thuật cơ
bản để chuột thoát khỏi mê cung: ghi nhớ các động tác cơ bản để đến được
bến đỗ, sử dụng các dấu hiệu trực quan để tìm đến bến đỗ, sử dụng các tín
hiệu xa làm điểm tham chiếu để xác định vị trí nó đang bơi và vị trí bến đỗ.
Đặc biệt sự linh hoạt trong quá trình nhận thức của chuột còn có thể được
được đánh giá bằng cách sử dụng mô hình mê cung nước trong đó bến đỗ
được dấu đi, hoặc thay đổi vị trí xuất phát của chuột [32], [39], [40].
* Mê cung nhiều chữ T – Multiple T maze (MTM)
Đây là mô hình đánh giá khả năng học tập và trí nhớ không gian phức
tạp, được ghép bởi nhiều khúc hình chữ T, khá thách thức với chuột. Động
lực thôi thúc chuột học tập và ghi nhớ là thức ăn – phần thưởng trong khoang
đích. Trong nghiên cứu này, chuột học cách tìm ra khoang đích dựa trên trí
nhớ của chúng về các nhánh của mê cung chúng đã đi trước đây. Điều này đòi
hỏi chuột phải tạo ra một bản đồ nhận thức về mê cung trong quá trình khám
phá [27], [25].
* Mô hình đối xứng tỏa tròn (Radial Arm Maze)
Mô hình đánh giá khả năng học tập và trí nhớ không gian, cấu tạo gồm
8-17 nhánh bằng nhau tỏa ra từ một bến đỗ trung tâm. Chuột được hướng dẫn
bởi những tín hiệu không gian quanh phòng để có thể tìm được lượng thức ăn
hoặc nước trong các nhánh [32], [39].