Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phân tích tình hình tài chính của trung tâm khoa học lâm nghiệp bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ LỆ HẰNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ LỆ HẰNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 31 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ THỊ HƯƠNG LAN



HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Hồ Thị Hương Lan - Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công
bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích,
đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Thị Lệ Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công
chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô giáo, Tiến
sĩ Hồ Thị Hương Lan - Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc

Trung Bộ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận
văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn đã góp ý giúp tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Lê Thị Lệ Hằng

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ LỆ HẰNG
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế.

Mã số: 8 31 01 10

Niên khóa: 2017 - 2019
Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ THỊ HƯƠNG LAN
Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Trung tâm
Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2018, nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của đơn vị nghiên cứu trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính tại Trung
tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016 - 2018.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Luận văn đã ứng dụng phần mềm
Excel xử lý dữ liệu. Việc phân tích số liệu trong luận văn được tiến hành thông qua sử

dụng một số phương pháp sau: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích
kinh tế.
3. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu: Tác giả đã làm rõ được tình hình tài chính của Trung
tâm Khoa học Lâm nghiệp bắc Trung Bộ. Về cơ sở khoa học, tác giả đã tổng hợp
những nội dung cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp, bao gồm những nội
dung cơ bản như sau: Khái niệm phân tích tài chính, ý nghĩa, mục tiêu của phân tích
tài chính, nội dung phân tích tài chính, phương pháp phân tích tài chính.
Tác giả đã đánh giá tổng quát và toàn diện tình hình tài chính chung của
Trung tâm thông qua những nội dung phân tích về biến động tài sản – nguồn vốn;
tình hình kết quả kinh doanh; khả năng thanh toán; cơ cấu vốn; hiệu quả sử dụng
vốn và các chỉ tiêu sinh lời. Thông qua những phân tích trên tác giả đã có những
nhận xét quan trọng về tình hình hoạt động của Trung tâm xét trên phương diện tài
chính.
Về những đóng góp khoa học của luận văn cho thực tiễn, tác giả đã đánh giá
được thực trạng cơ bản tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp
Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính như
sau: Đổi mới quản trị Trung tâm; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đào tạo cán bộ; Giải
pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật; Giải pháp về tài
chính; Giải pháp về hợp tác quốc tế.
Kết luận: Nhìn chung tình hình tài chính của Trung tâm tương đối tốt. Tình
hình sử dụng vốn có hiệu quả. Đem lại lợi nhuận khá lớn và đều đặn cho Trung tâm
trong thời gian qua.
iii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Lê Thị Lệ Hằng
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế. ................................................................................
............................................................................. Niên khóa: 2017 - 2019

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Hương Lan
Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM KHOA
HỌC LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực sự đứng vững trong cơ chế mới và đạt được mục tiêu “Lấy ngắn nuôi dài, lấy
hiệu quả trong hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ để đầu tư vào công
tác nghiên cứu khoa học”. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học tự
trang trải một phần kinh phí chi thường xuyên nên trong quá trình hoạt
động Trung tâm vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vừa hoạt động
sản xuất kinh doanh để tạo nguồn thúc đẩy công tác nghiên cứu. Chính
vì vậy Trung tâm phải chú trọng để nâng cao hiệu quả tài chính, nhằm
mục đích phát huy tính tự chủ của đơn vị.
Để đáp ứng được nhu cầu đó, công việc phân tích tình hình tài chính ngày càng trở
nên quan trọng. Tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp các nhà quản trị
thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh
doanh của Đơn vị cũng như xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố, thông tin, từ đó đánh giá tiềm năng hiệu quả sản xuất
kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của đơn vị,
giúp các nhà quản trị đưa ra những giải pháp hữu hiệu, kịp thời, chính
xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra, thu thập số liệu;
phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu nhằm giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Tác giả đã làm rõ được tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học
Lâm nghiệp bắc Trung Bộ. Về cơ sở khoa học, tác giả đã
tổng hợp những nội dung cơ bản về phân tích tài chính

doanh nghiệp, bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Khái niệm phân tích tài chính, ý nghĩa, mục tiêu của phân
iv


tích tài chính, nội dung phân tích tài chính, phương pháp
phân tích tài chính.
Tác giả đã đánh giá tổng quát và toàn diện tình hình tài chính chung
của Trung tâm thông qua những nội dung phân tích về
biến động tài sản – nguồn vốn; tình hình kết quả kinh
doanh; khả năng thanh toán; cơ cấu vốn; hiệu quả sử
dụng vốn và các chỉ tiêu sinh lời. Thông qua những phân
tích trên tác giả đã có những nhận xét quan trọng về tình
hình hoạt động của Trung tâm xét trên phương diện tài
chính.
Về những đóng góp khoa học của luận văn cho thực tiễn, tác giả đã đánh giá
được thực trạng cơ bản tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp
Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính như
sau: Đổi mới quản trị Trung tâm; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đào tạo cán bộ; Giải
pháp về khoa học công nghệ; Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật; Giải pháp về tài
chính; Giải pháp về hợp tác quốc tế.

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa

Ký Hiệu
CBCNV


Cán bộ công nhân viên

KHTC

Kế hoạch tài chính

NVSXKD

Nguồn vốn sản xuất kinh doanh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCHC

Tổ chức hành chính

TNLN

Thực nghiệm lâm nghiệp

KHLN

Khoa học lâm nghiệp

vi



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................... viiv
Mục lục ................................................................................................................... viiv
Danh mục các bảng ............................................................................................... xviii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ................................................................................ xiiix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................111
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................323
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...............................................................655
1.1. Những lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................65
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp....................................................65
1.1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp .............................76
1.1.2.1 Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp ................................876
1.1.2.2 Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư ....................................................87
1.1.2.4 Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp .98
1.1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ....................................109
1.1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ...............................1110
1.1.3.2 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn doanh nghiệp ..............................................................................................141312
1.1.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp .............161514
1.1.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .....................................1615
1.1.3.5 Phân tích tình hình luân chuyển hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp ..171615
1.1.3.6 Phân tích tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp ..............................................1716

1.1.3.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ................191818
1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ..........................................212019
1.1.5 Hệ thống thông tin sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp ...............222120
vii


1.2

Một số vấn đề thực tiễn ...........................................................................252423

1.2.1 Giới thiệu những điểm chính về Công ty An Thái...................................252424
1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty An Thái .........................................262524
1.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2016-2018. ........272625
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ..........................................302927
2.1 Giới thiệu về Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ .................302927
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................302927
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ...............................................................................313028
2.1.3 Tổ chức quản lý của Trung tâm ...............................................................333230
2.1.4 Các nguồn lực sản xuất kinh doanh của Trung tâm .................................353432
2.1.4.1 Đặc điểm đất đai, tài nguyên rừng của Trung tâm ................................353432
2.1.4.2. Cơ sở vật chất của Trung tâm ..............................................................363533
2.1.4.3 Lực lượng lao động ...............................................................................373634
2.1.4.4 Nguồn vốn của Trung tâm.....................................................................373634
2.1.4.5 Sản phẩm và thị trường của Trung tâm .................................................393836
2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung
bộ giai đoạn 2016-2018 .....................................................................................454438
2.2.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm .......................................454438
2.2.1.1 Hoạt động sản xuất cây giống ...............................................................454438
2.2.1.2 Hoạt động kinh doanh gỗ nguyên liệu ..................................................454439

2.2.1.3 Hoạt động đầu tư trồng rừng nguyên liệu của trung tâm ......................454439
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ..........494839
2.2.2.1 Phân tích biến động về tài sản, nguồn vốn của Trung tâm ...................494840
2.2.2.2 Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh ................................555345
2.2.2.3. Tình hình khả năng thanh toán của Trung tâm ....................................595748
2.2.2.4. Tình hình cơ cấu vốn của Trung tâm ...................................................636052
2.2.2.5. Tình hình sử dụng vốn của Trung tâm .................................................656254
2.2.2.6 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời ...............................................................736962
2.2.2.7 Phân tích tình hình tài chính bằng sơ đồ DUPONT ..............................777265
2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Trung tâm trong
giai đoạn 2016-2018 ..........................................................................................797467

viii


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP BẮC TRUNG BỘ ................817669
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Trung tâm ........................................817669
3.1.1. Định hướng về hoàn thiện cơ cấu tổ chức...............................................817669
3.1.2. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học ...........................................817669
3.1.3. Định hướng về dịch vụ khoa học công nghệ...........................................837871
3.1.4.Định hướng Chiến lược cạnh tranh ..........................................................837871
3.1.5. Mục tiêu phát triển của Trung tâm ..........................................................847972
3.2. Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Trung tâm ..............868174
3.2.1. Đổi mới quản trị Trung tâm ....................................................................868174
3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đào tạo cán bộ ..........................................868174
3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ...........................................................878275
3.2.4. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật .......................................................888376
3.2.5.Giải pháp về tài chính ............................................................................898477
3.2.5.1.Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Trung tâm .......................908578

3.2.5.2. Giải pháp nâng cao năng lực tuần hoàn vốn của Trung tâm ................918679
3.2.5.3. Giải pháp nâng cao năng lực sinh lợi của Trung tâm ..........................928780
3.2.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế ...................................................................938881
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................959083
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................959083
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................979285
2.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................979285
2.2. Đối với Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ .........................979285
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................999487
PHỤ LỤC .......................................................................................................1009588
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Diện tích đất được giao sử dụng tại các đơn vị trực thuộc..............3534

Bảng 2.2:

Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm của
trung tâm..........................................................................................3635


Bảng 2.3:

Đặc điểm TSCĐ của Trung tâm ......................................................3635

Bảng 2.4:

Đặc điểm lực lượng lao động của trung tâm ...................................3736

Bảng 2.5:

Kết cấu nguồn vốn SXKD của Trung tâm ......................................3837

Bảng 2.6:

Kết cấu vốn đầu tư tài chính của trung tâm.....................................3938

Bảng 2.7:

Nguồn vốn được phân bổ cho các hoạt động Khoa học công nghệ 4645

Bảng 2.8:

Doanh Thu từ các khoạt động Khoa học công nghệ .......................4847

Bảng 2.9:

Chi Phí cho các hoạt động Khoa học công nghệ .............................4847

Bảng 2.10:


Tình hình tài sản của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ...................5049

Bảng 2.11:

Tình hình nguồn vốn của Trung tâm giai đoạn 2016 – 2018 ..........5452

Bảng 2.12:

Kết quả kinh doanh của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ...............5654

Bảng 2.13:

Tình hình TSLĐ và nợ ngắn hạn của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018 ........................................................................5957

Bảng 2.14:

Tình hình khoản phải thu và phải trả của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018 ........................................................................6158

Bảng 2.15:

Khả năng thanh toán nhanh của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ..6259

Bảng 2.16:

Cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .................6460

Bảng 2.17:


Tình hình vốn lưu chuyển của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .....6561

Bảng 2.18:

Vòng quay vốn cố định của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .........6662

Bảng 2.19:

Tình hình vòng quay lưu động của Trung tâm giai đoạn 2016-2018
.........................................................................................................6864

Bảng 2.20:

Tình hình vòng quay của các khoản phải thu của Trung tâm giai đoạn
2016-2018 ........................................................................................6965

Bảng 2.21:

Tình hình vòng quay hàng tồn kho của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018 ........................................................................7066

Bảng 2.22:

Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Trung tâm ............................7268

x


Bảng 2.23:


Tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời của Trung tâm giai đoạn 2016-2018
.........................................................................................................7570

Bảng 2.24:

Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018 ........................................................................7772

Bảng 2.1:

Diện tích đất được giao sử dụng tại các đơn vị trực thuộc..................32

Bảng 2.2:

Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm của
trung tâm..............................................................................................33

Bảng 2.3:

Đặc điểm TSCĐ của Trung tâm ..........................................................33

Bảng 2.4:

Đặc điểm lực lượng lao động của trung tâm .......................................34

Bảng 2.5:

Kết cấu nguồn vốn SXKD của Trung tâm ..........................................35

Bảng 2.6:


Kết cấu vốn đầu tư tài chính của trung tâm.........................................36

Bảng 2.7:

Tình hình tài sản của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .......................40

Bảng 2.8:

Tình hình nguồn vốn của Trung tâm giai đoạn 2016 – 2018 ..............44

Bảng 2.9:

Kết quả kinh doanh của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ...................45

Bảng 2.10:

Tình hình TSLĐ và nợ ngắn hạn của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018 ............................................................................49

Bảng 2.11:

Tình hình khoản phải thu và phải trả của Trung tâm giai đoạn 20162018 .....................................................................................................50

Bảng 2.12:

Khả năng thanh toán nhanh của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ......51

Bảng 2.13:


Cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .....................53

Bảng 2.14:

Tình hình vốn lưu chuyển của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .........54

Bảng 2.15:

Vòng quay vốn cố định của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .............55

Bảng 2.16:

Tình hình vòng quay lưu động của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 .56

Bảng 2.17:

Tình hình vòng quay của các khoản phải thu của Trung tâm giai đoạn
2016-2018 ............................................................................................58

Bảng 2.18:

Tình hình vòng quay hàng tồn kho của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018. ...........................................................................59

Bảng 2.20:

Tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 ..63

Bảng 2.21:


Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của Trung tâm
giai đoạn 2016-2018 ............................................................................65
xi


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm ....................................31

Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm và Công ty Vinafor
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ..........................................................48
Biểu đồ 2.2: Khả năng thanh toán nhánh của Trung tâm và Công ty Vinafor Quảng
Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................................51
Biểu đồ 2.3: Tình hình vòng quay vốn cố định của Trung tâm và Vinafor Quảng Trị
giai đoạn 2016-2018 ............................................................................55
Biểu đồ 2.4: Tình hình vòng quay vốn lưu động của Trung tâm và Vinafor Quảng
Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................................57
Biểu đồ 2.5: Tình hình vòng quay hàng tồn kho của Trung tâm và Vinafor Quảng
Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................................60
Biểu đồ 2.6: Tình hình vòng quay tổng tài sản của Trung tâm và Vinafor Quảng Trị
giai đoạn 2016-2018 ............................................................................61
Biểu đồ 2.7: Tình hình khả năng sinh lời của Trung tâm và Vinafor Quảng Trị giai
đoạn 2016-2018 ......................................................................................... 64Hình 2.1:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm ................................3433
Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm và Công ty Vinafor
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................5856
Biểu đồ 2.2: Khả năng thanh toán nhanh của Trung tâm và Công ty Vinafor
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................6259
Biểu đồ 2.3: Tình hình vòng quay vốn cố định của Trung tâm và Vinafor

Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................6763
Biểu đồ 2.4: Tình hình vòng quay vốn lưu động của Trung tâm và Vinafor
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................6965
Biểu đồ 2.5: Tình hình vòng quay hàng tồn kho của Trung tâm và Vinafor
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................7167
Biểu đồ 2.6: Tình hình vòng quay tổng tài sản của Trung tâm và Vinafor
Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 ......................................................7368
Biểu đồ 2.7: Tình hình khả năng sinh lời của Trung tâm và Vinafor Quảng Trị
xii


giai đoạn 2016-2018 ........................................................................7671

xiii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Bắc Trung Bộ là Tổ chức khoa học công
nghệ công lập trực thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Trung tâm được
thành lập theo Quyết định số 70/TCCB ngày 07/02/1990 của Bộ trưởng Bộ Lâm
nghiệp nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sáp nhập giữa hai
đơn vị Xí nghiệp Lâm nghiệp Đường 9 và Trạm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh
khu 4. Ngày 29/08/2012 Trung tâm được nâng cấp và đổi tên thành Trung tâm Khoa
học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Gần 30 năm hình thành phát triển của đơn vị, Trung
tâm đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động
Dịch vụ khoa học công nghệ. Trung tâm đã thực hiện thay đổi theo cơ chế tài chính
của Nhà nước như: Quyết định số: 3378/QĐ/BNN –TCCB ngày 13/11/2007 Trung
tâm chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp có thu chuyển thành Tổ chức Khoa học công
nghệ công lập tự trang trải một phần kinh phí theo Nghị định 115/ NĐ-CP ngày

05/09/2005 của Chính phủ. Năm 2016 đến nay Trung tâm tiếp tục thực hiện theo
Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công
nghệ công lập.
Để thực sự đứng vững trong cơ chế mới và đạt được mục tiêu “Lấy ngắn
nuôi dài, lấy hiệu quả trong hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ để đầu tư vào
công tác nghiên cứu khoa học”. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp khoa học tự trang
trải một phần kinh phí chi thường xuyên nên trong quá trình hoạt động Trung tâm
vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vừa hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo
nguồn thúc đẩy công tác nghiên cứu. Chính vì vậy Trung tâm phải chú trọng để
nâng cao hiệu quả tài chính, nhằm mục đích phát huy tính tự chủ của đơn vị.
Để đáp ứng được nhu cầu đó, công việc phân tích tình hình tài chính ngày
càng trở nên quan trọng. Tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp các nhà quản trị thấy
rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của Đơn vị
cũng như xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, thông tin, từ

1


đó đánh giá tiềm năng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng
trong tương lai của đơn vị, giúp các nhà quản trị đưa ra những giải pháp hữu hiệu,
kịp thời, chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với
đơn vị nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp
Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2018, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải
thiện tình hình tài chính của đơn vị nghiên cứu trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phân tích
hoạt động tài chính trong tổ chức khoa học công nghệ công lập.
- Phân tích hoạt động tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc
Trung Bộ giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Trung tâm
Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính tại Trung tâm Khoa học Lâm
nghiệp Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016 - 2018.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu Báo cáo tài chính của
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ từ đó đưa ra đánh giá về tình hình
tài chính của Trung tâm.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tổ chức các hoạt động của
Trung tâm và tại các đơn vị liên doanh với Trung tâm.
- Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài thu thập và phân tích tài liệu, số liệu về tình
hình tài chính của Trung tâm trong thời gian 3 năm gần đây (2016-2018).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thu thập dữ liệu
Đề tài tiến hành thu thập các số liệu về liên quan đến hoạt động kinh doanh
và hoạt động tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ và số
liệu của Công ty Vinafor Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 để thực hiện phân tích các
chỉ tiêu hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu tài chính cũng như so sánh các chỉ tiêu này
giữa hai đơn vị. Công ty VinaFor Quảng Trị là một công ty cổ phần với 4 lĩnh vực

hoạt động trọng tâm, bao gồm lĩnh vực lâm nghiệp (chăm sóc, quản lý và khai thác
rừng, giống lâm nghiệp), Chế biến gỗ (các loại ván nhân tạo, sản xuất đồ mộc), đầu
tư, Kinh doanh thương mại và dịch vụ (Dịch vụ thuê văn phòng, Kinh doanh khách
sạn, Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ). Trong bài luận văn này, tác giả tập trung
nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ của Vinafor
Quảng Trị để đưa ra những so sánh về chiến lược và phương pháp kinh doanh giữa
công ty Vinafor và Trung tâm trong cùng một lĩnh vực.
4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
Luận văn đã ứng dụng phần mềm Excel xử lý dữ liệu. Việc phân tích số liệu
trong luận văn được tiến hành thông qua sử dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp so sánh

3


Đây là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ
tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế,
đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So
sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
+ Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu
tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng
số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để
quan sát, phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra
các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
+ Tốc độ phát triển bình quân: Được tính bằng công thức
Tốc độ PTBQ = (Yn/Y1)^(1-n)-1
Trong đó Yn là giá trị năm cuối, Y1 là giá trị năm gốc, n là khoảng cách thời
gian của thời kỳ tính toán.
Nghiên cứu này tiến hành đánh giá các chỉ tiêu kết quả hoạt động SXKD và tài

chính thông qua phân tích so sánh biến động các chỉ tiêu theo thời gian cả về tuyệt đối
lẫn tương đối, xem xét tốc độ phát triển bình quân đối với một số chỉ tiêu. Đặc biệt
hơn, nghiên cứu tiến hành xem xét tình hình tài chính của Trung tâm trong quan hệ so
sánh với một đơn vị kinh doanh tương tự để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội
dung phân tích trong luận văn.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: từ các số liệu thu thập được tiến
hành tổng hợp để phân tích có hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến kết
quả hoạt động SXKD cũng như tài chính của đơn vị nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận & kiến nghị, phần nội dung nghiên cứu của
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phân tích tình hình tài
chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp
Bắc Trung Bộ

4


Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Trung tâm
Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ.

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ CÔNG LẬP
1.1. Những lý luận chung về phân tích tài chính của tổ chức khoa học công
nghệ công lập

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập
Tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập là một khâu trong hệ
thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn
liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển
của tài chính các tổ chức khoa học công nghệ công lập cũng phụ thuộc vào tính chất
và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính các tổ chức khoa học công nghệ công
lập được đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập phản ánh những
luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận
động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội bộ đơn vị để tiến
hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa các tổ chức khoa học công
nghệ công lập với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế cho Nhà nước hoặc tài
trợ tài chính; giữa đơn vị với thị trường: thị trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức
lao động, thị trường tài chính...trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào)
cũng như bán hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính các tổ chức khoa học công nghệ
công lập không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình
kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài
chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của đơn vị và ngược lại. Sự
chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức
giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh
doanh của đơn vị.

6


Từ những đặc trưng trên của tài chính các tổ chức khoa học công nghệ công
lập, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm tài chính của tổ chức khoa học công

nghệ công lập như sau:
“Tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập là hệ thống các
luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài
chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt
tới các mục tiêu kinh doanh của đơn vị.”
Phân tích tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập là quá trình
vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính
của đơn vị, giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với đơn vị nắm được
thực trạng tài chính và an ninh tài chính của đơn vị, dự đoán được chính xác tài
chính của đơn vị trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà đơn vị có
thể gặp phải; qua đó đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
Các chủ thể có lợi ích gắn với đơn vị và các đối tượng có liên quan đều
quan tâm đến hoạt động tài chính của đơn vị có nhu cầu sử dụng thông tin kinh
tế, tài chính của đơn vị. Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu
khác nhau. Các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của đơn vị bao gồm:
-

Các nhà quản lý của tổ chức khoa học công nghệ

-

Nhà đầu tư (kể cả các cổ đông hiện tại và tương lai)

-

Những nhà cung cấp tín dụng cho tổ chức khoa học công nghệ như:
Ngân hàng, tổ chức tài chính các đơn vị khác…

-


Những người hưởng lương trong đơn vị

-

Cơ quan quản lý Nhà nước

- Nhà phân tích tài chính …[3]
1.1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính của tổ chức khoa học công
nghệ công lập
Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định
với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác
nhau sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau. Cụ thể :

7


1.1.2.1 Phân tích tài chính đối với nhà quản lý của tổ chức khoa học công nghệ
công lập
Là người trực tiếp quản lý, điều hành đơn vị, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính
đơn vị, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân tích tài chính
của tổ chức khoa học công nghệ công lập đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những
mục tiêu sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh
nghiệp trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả
năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của đơn vị...;
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối
lợi nhuận... phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị
- Cung cấp thông tin cần thiết cho những dự đoán tài chính;
- Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong đơn vị.
Phân tích tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự đoán là nền

tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm
rõ các chính sách chung trong đơn vị.
1.1.2.2 Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho các tổ chức khoa học
công nghệ công lập quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là
những cổ đông, các cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp khác. Các đối tượng này
quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của đơn vị. Thu nhập của các nhà
đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu
ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của đơn vị. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường
quan tâm đến khả năng sinh lời của đơn vị. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Sức sinh
lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh lời vốn cổ phần.... của đơn vị là bao nhiêu?
Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào?
Các dự án đầu tư dài hạn của đơn vị dựa trên cơ sở nào? Tính trung thực, khách
quan của các báo cáo tài chính đã công khai.... Nếu họ không có kiến thức chuyên
sâu để đánh giá hoạt động tài chính của đơn vị thì nhà đầu tư phải dựa vào những

8


nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp cung cấp thông tin cần thiết cho các quyết
định của họ.
Như vậy, phân tích tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập đối
với nhà đầu tư là để đánh giá đơn vị và ước đoán khả năng sinh lời, phân tích rủi ro
trong kinh doanh...dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các
thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý đơn vị, đặt
hàng các nhà phân tích tài chính đơn vị...để làm rõ triển vọng phát triển của đơn vị
...nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất
1.1.2.3 Phân tích tài chính đối với các nhà cung cấp tín dụng
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho các tổ chức khoa học công
nghệ công lập vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh

doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập
của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích hoạt động tài chính đối với người
cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, phân tích đối
với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những nét
khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc
biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của đơn vị. Nói khác đi là khả năng
ứng phó của đơn vị khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà
cung cấp tín dụng dài hạn phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được
quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn
trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của đơn vị cũng như kiểm soát dòng
tiền của các dự án đầu tư của đơn vị.
1.1.2.4 Phân tích tài chính đối với những người hưởng lương trong tổ chức khoa
học công nghệ công lập
Người hưởng lương trong đơn vị là người lao động của đơn vị, có nguồn thu
nhập chính từ tiền lương được trả. Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao động
còn có một phần vốn góp nhất định trong các đơn vị liên doanh. Vì vậy, ngoài phần

9


×