Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

KẾT QUẢ điều TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG cột SỐNG cổ THẤP TRẬT cài DIỆN KHỚP KHÔNG LIỆT, LIỆT tủy KHÔNG HOÀN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 90 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

INH TH HNG

KếT QUả ĐIềU TRị PHẫU THUậT
CHấN THƯƠNG CộT SốNG Cổ THấP TRậT CàI
DIệN KHớp
không liệt, liệt tủy không hoàn toàn

LUN VN THC S Y HC

H NI - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

INH TH HNG

KếT QUả ĐIềU TRị PHẫU THUậT
CHấN THƯƠNG CộT SốNG Cổ THấP TRậT CàI
DIệN KHớp
không liệt, liệt tủy không hoàn toàn
Chuyờn ngnh: Ngoi khoa


Mó s: 60720123

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS. inh Ngc Sn
TS. Nguyn Hong Long

H NI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn, em đã nhận được rất nhiều sư
quan tâm giúp đỡ từ phía nhà trường, bệnh viện, gia đình và bạn bè. Nhân dịp
này em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, phòng Đào tạo sau đại học
và Bộ môn Ngoại cùng toàn thể các thầy cô giáo đã quan tâm, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, TS. Nguyễn Lê Bảo Tiến và tập thể khoa
Phẫu thuật cột sống – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành khoá luận này.
TS. Đinh Ngọc Sơn và TS. Nguyễn Hoàng Long – 2 người thầy đã
trưc tiếp hướng dẫn, dìu dắt, tận tình quan tâm và chỉ bảo cho em trong thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương đã dành cho em những y
kiến vô cùng quy báu để em có thể hoàn thiện khoá luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người
đã luôn đồng hành và động viên em trong suốt những chặng đường vừa qua.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Học viên

Đinh Thế Hưng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đinh Thế Hưng, học viên Bác sỹ Nội trú khóa 40, chuyên ngành
Ngoại khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trưc tiếp thưc hiện dưới sư hướng
dẫn của TS. Đinh Ngọc Sơn và TS. Nguyễn Hoàng Long.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thưc và khách quan, đã được sư xác nhận và chấp thuận của cơ
sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Đinh Thế Hưng



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSC

: Cột sống cổ

BN

: Bệnh nhân

DC

: Dây chằng

DCLG

: Dây chằng liên gai

DCV

: Dây chằng vàng

DCDT

: Dây chằng dọc trước

DCDS

: Dây chằng dọc sau


DCBK

: Dây chằng bao khớp

ASIA

: American Spinal Injury Association

AIS

: ASIA Impairment Scale

CT

: Computed tomography

MRI

: Magnetic Resonance Imaging

KHX

: Kết hợp xương

BA

: Bệnh án

PHCN


: Phục hồi chức năng

TCDK

: Trật cài diện khớp


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống cổ (CSC) thấp trật cài diện khớp là một chấn
thương mất vững cột sống cổ nghiêm trọng, gây tử vong hay tàn phế với tỉ lệ
cao do tổn thương tủy cổ. Tổn thương này gây ra gánh nặng cho gia đình và
xã hội, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như nước ta - có đến 71% số
bệnh nhân (BN) bị chấn thương CSC thấp thuộc độ tuổi lao động [1].
Tại Bắc Mỹ năm 2008 có 300.000 trường hợp chấn thương cột sống cổ
và số bệnh nhân chấn thương mới mỗi năm là 20.000 trường hợp. Số tiền
nước Mỹ phải chi trả khoảng 9,7 tỷ USD hàng năm [2]. Trong đó trật cài diện
khớp chỉ chiếm 5 đến 10% nhưng hậu quả của nó lại vô cùng nghiêm trọng.
Khoảng 37% trật cài diện khớp một bên và 90% trật cài diện khớp 2 bên được
chẩn đoán là tổn thương tủy khi nhập viện [3].

Nguyên nhân gây chấn thương cột sống cổ trật cài diện khớp là do chấn
thương quá cúi cột sống cổ dẫn đến một hoặc cả hai diện khớp trên của đốt
sống phía dưới bị trật ra sau và phủ lên diện khớp dưới của đốt sống phía
trên. Hậu quả là ống sống bị thu hẹp, tủy sống bị chèn ép gây tổn thương
thần kinh, dẫn tới liệt tủy có thể hoàn toàn hay không hoàn toàn, nặng nhất
là gây tử vong.
Thế kỷ qua, ngành phẫu thuật cột sống có nhiều tiến bộ nhờ vào sư tiến
bộ của công nghệ, kỹ thuật và hiểu biết về giải phẫu học, sinh bệnh học cột
sống. Càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được công
bố. Các tác giả chứng minh rằng: đối với chấn thương cột sống cổ có trật cài
diện khớp, điều trị phẫu thuật là chỉ định tuyệt đối [4]. Hiện nay có rất nhiều
chiến lược nắn trật cài diện khớp khác nhau như phẫu thuật đường trước đơn
thuần, đường sau đơn thuần, đường trước sau, đường sau trước hay đường
trước sau trước. Mỗi cách tiếp cận có một mức độ phức tạp khác nhau nhưng


9

mục tiêu chung là nắn trật, làm vững cột sống và giải phóng chèn ép tủy làm
giảm các biến chứng, di chứng do liệt tủy và tạo điều kiện phục hồi tối đa.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về chấn thương
cột sống cổ thấp nhưng nghiên cứu riêng về chấn thương cột sống cổ thấp trật
cài diện khớp còn ít và chưa toàn diện. Vì vậy để góp phần cho các bác sĩ lâm
sàng có thêm cơ sở cho quá trình điều trị, lưa chọn phương pháp nắn trật phù
hợp chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kết quả điều trị phẫu thuật chấn
thương cột sống cổ thấp trật cài diện khớp không liệt, liệt tủy không hoàn
toàn” với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột

sống cổ thấp trật cài diện khớp không liệt, liệt tủy không hoàn toàn tại

2.

bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 15/3/2016 đến 15/3/2017.
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật trong chấn thương cột sống cổ
thấp trật cài diện khớp không liệt, liệt tủy không hoàn toàn tại bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức từ 15/3/2016 đến 15/3/2017.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống cổ
Cột sống cổ gồm 7 đốt nối từ lỗ chẩm đến đốt sống ngưc 1. Có một số
tác giả coi hộp sọ là đốt sống cổ 0 (C0), được chia làm 2 đoạn do cấu trúc và
chức năng khác nhau [5]:
-

Các đốt sống cổ cao: gồm đốt đội (C1) và đốt trục (C2).
Các đốt sống cổ thấp: Từ đốt sống cổ 3 (C3) đến đốt sống cổ 7 (C7).

Hình 1.1- A: Hình cột sống cổ thấp Hình 1.1- B: Đốt sống cổ thấp
Hình 1.1-B: 1-Thân đốt, 2- Lỗ ngang, 3- Cuống cung, 4- Mỏm ngang, 5- Bản
sống, 6- Mỏm gai, 7- Ống sống, 8- Diện khớp, 9- Củ sau, 10- Củ trước.
Nguồn: Daffner (1992), Semin roentgrnol [6].
Đặc điểm về cấu trúc của các đốt sống cổ thấp: phía trước là thân đốt
và đĩa đệm, chịu đưng hầu hết các lưc nén ép dọc trục. Phía sau gồm bản
sống, mỏm khớp, mỏm gai, các cơ và dây chằng hạn chế sư vận động quá

mức của cột sống, chủ yếu chống lưc căng.


11

1.1.1. Xương, khớp, đĩa đệm


Xương
Thân đốt sống cổ thấp: Độ lớn của đốt sống gia tăng từ trên xuống

dưới, sư tăng dần độ lớn có liên quan đến khả năng chịu lưc của thân đốt [7].
Đốt sống C3 - C7 có chiều ngang: 17 - 22 milimét (mm), chiều sâu: 15 - 17,7
mm.
Mỏm nhú của các đốt sống cổ thấp nhô lên ở bờ sau trên của mỗi thân
đốt. Mỏm nhú khớp với bờ sau dưới của thân sống trên tạo thành khớp
Luschka. Mỏm nhú có tác dụng chống nghiêng bên quá mức, phối hợp động
tác với mỏm khớp làm cho cổ xoay khi nghiêng bên, nếu quá mức làm trật 1
mấu khớp [8].


Bản sống, ống sống
Bản sống là nơi vững chắc để dây chằng và các cơ bám vào, các lưc tác

động thông qua bản sống, mỏm gai sẽ làm chuyển động cột sống. Bản sống
cứng chắc nên nhiều tác giả dùng bản sống làm chỗ kết hợp xương.
Ống sống cổ thấp hẹp hơn ống sống cổ cao.
C3 - C7: rộng: 23 - 24,5 mm, sâu: 15 - 18,5 mm.



Mỏm gai
Mỏm gai là thành phần sau cùng của xương sống, nó hướng ra sau và

xuống dưới. Từ C3 - C6, mỏm gai thường chẻ đôi ở đỉnh. Mỏm gai là nơi
bám của dây chằng trên gai, liên gai, chúng có tác dụng chống gập quá mức
rất hữu hiệu nhờ tay đòn dài. Dưa vào lợi thế cơ học này mà mỏm gai được
chọn làm nơi kết hợp xương hiệu quả.


Mỏm khớp
Mỏm khớp thuộc loại khớp lồi, có bao hoạt dịch, bao khớp lỏng lẻo

nhưng chắc chắn, mặt khớp nằm trong mặt phẳng trán, hướng từ trên xuống từ


12

trước ra sau và đối diện với trục xoay (H 1.2A). Bình thường, mỏm khớp cột
sống cổ thấp không chịu lưc nén ép dọc trục trừ khi ngửa cổ (H1.2B).

Hình 1.2A: Mặt khớp nằm trong mặt phẳng trán.
1.2B: Mỏm khớp chịu lực khi CS ngửa.
Nguồn: White & Panjabi (1990),Clinical orthopeadics [9].
Khi ngửa cổ, mỏm khớp có tác dụng chống trượt ra trước và hạn chế
gập, duỗi, xoay, nghiêng bên. Khi cúi cổ, khả năng này không còn. Sư chuyển
động của cột sống được quyết định bởi hướng của mặt khớp. Mỏm khớp là
nơi kết hợp xương chắc.


Đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, gồm một nhân nhầy ở giữa và 15 - 16

vòng xơ bao chung quanh, nhiệm vụ của chúng là nâng đỡ, giữ vững cột sống
và hấp thu lưc, chống lại cử động quá mức, chống lại các lưc ép dọc trục.
Nhưng nhiệm vụ này sẽ giảm theo tuổi. Đĩa đệm được lót bởi 2 tấm sụn trên
và dưới, có tác dụng chịu lưc nén và ngăn ngừa sư thoát nhân đĩa đệm vào
thân đốt sống.
1.1.2. Dây chằng và cơ cổ


Dây chằng
Các dây chằng (DC) giữ vững cột sống bao gồm: DC liên gai, DC vàng,

DC bao khớp, DC dọc sau và DC dọc trước [9], (H1.3). Độ vững chắc của các


13

DC thay đổi tùy loại DC và tùy vùng cột sống. Sức mạnh của DC dưa vào độ lớn
của nó và cánh tay đòn dài hay ngắn nơi chúng bám vào [8].

Hình 1.3: Đĩa đệm và các dây chằng CSC
1-Màng mái (lá trước của d/c dọc sau), 2- Vành xơ của đĩa đệm, 3- Nhân nhầy,
4- Dây chằng dọc trước, 5- Dây chằng vàng, 6- Dây chằng liên gai.
Nguồn: Howard S. An (1994), Surgery of the cervical spine.
Cánh tay đòn là khoảng cách từ nơi bám của DC đến trục xoay. Trục
xoay ở trước DC dọc sau vài mm (H1.4).

Hình 1.4: Tay đòn của các dây chằng từ Biểu đồ 1.1: Độ dài tay đòn (inches)
nơi bám đến trục xoay. của các dây chằng.

Nguồn: Panjabi and White (1990), Clinical orthopeadics[9].


14

Một dây chằng dù khỏe nhưng có tay đòn ngắn thì khả năng chống lưc
căng không mạnh do mô men nhỏ, không bằng một dây chằng tuy yếu mà tay
đòn dài. Đó là một “lợi thế cơ học” của cái sau lớn hơn cái trước. Điều này đã
được chứng minh bằng công thức: M= F x D (M: mômen; F: lưc; D: tay đòn)
Dây chằng liên gai yếu nhưng nhờ có tay đòn dài nhất = 2 inches (Biểu
đồ 1.1), nên sức chịu lưc căng khá tốt.


Các cơ cổ
Muốn vận động thân mình, các cơ tác động lên cột sống trưc tiếp hoặc

gián tiếp. Với đặc điểm cấu trúc và vị trí cơ thể học, các cơ có chức năng khác
nhau.
-

Cơ dưng sống bám từ xương chẩm đến xương cùng. Chức năng: làm
duỗi và nghiêng cột sống.

-

Cơ ngang gai bám từ mỏm ngang sang mỏm gai; làm xoay cột sống.

-

Các cơ xoay ngắn, xoay dài bám trưc tiếp vào bản sống của đốt sống

trên đến mỏm ngang đốt sống dưới, tác động làm xoay từng đốt sống.

-

Cơ ức - đòn - chũm tác động gián tiếp làm gập cột sống, nhưng nếu co
một cơ thì làm đầu nghiêng và xoay. Cơ ức - đòn - chũm làm gập cột
sống rất mạnh nhờ cơ to và tay đòn dài (tính từ thành trước cổ đến trục
xoay).
Do vậy, việc tập luyện phục hồi chức năng làm cho các cơ mạnh mẽ là

điều rất quan trọng. Nhưng không thể co cơ lâu dài vì sẽ gây đau cơ mãn tính.
1.1.3. Tủy sống và mạch máu tủy


Tủy sống
Tủy cổ bắt đầu từ đốt sống đội (C1) đến đốt sống ngưc 1. Phình tủy cổ

chứa các tế bào thần kinh vận động chi trên. Mặt ngoài: tủy sống chia ra thành
2 nửa phải - trái. Mỗi nửa có 3 thừng trước, sau và bên. Cấu trúc bên trong
gồm: chất xám, chất trắng và ống tủy trung tâm (H1.5).


15

-

Chất xám: gồm 3 cột (trước, sau và bên) xếp thành hình chữ H. Ở CSC không
có sừng bên mà chỉ có sừng trước chứa thần kinh vận động và sừng sau chứa
thần kinh cảm giác.


-

Chất trắng: nằm bao quanh chất xám, có 3 thừng (trước, bên và sau). Chất
trắng được tạo nên bởi các bó sợi dẫn truyền thần kinh có bao myelin.

Hình1.5: Tủy và màng tủy
1-khoang ngoài màng cứng, 2-khoang dưới màng cứng, 3-khoang dưới nhện,
4-thân đốt sống, 5-hạch rễ lưng, 6-mỏm khớp, 7-màng não tủy, 8-màng cứng,
9-màng nhện, 10-màng nuôi, 11-chất trắng, 12-thừng sau, 13-thừng trước,
14-thừng bên, 15-thần kinh gai, 16-rễ lưng, 17-rễ bụng (trước), 18-khe giữa
trước, 19-ống tủy trung tâm, 20-chất xám, 21-sừng bên, 22-sừng trước, 23sừng sau, 24-chất trung gian trung tâm, 25-rãnh giữa sau.


16

Nguồn: Pearson Education, inc.. publishing as Benjamin Cummings (2006)
Đường dẫn truyền vỏ tủy được sắp xếp hướng thân sao cho đường dẫn
truyền vận động bàn tay nằm ở trong cùng, dẫn truyền vận động bàn chân ở
ngoài cùng. Điều này giải thích tại sao khi có chèn ép tủy cổ từ ngoài vào thì
chân bị ảnh hưởng trước tay, hoặc chèn ép từ trong ra thì tay ảnh hưởng nặng
hơn chân.


Mạch máu tủy sống

Hình 1.6: Mạch máu nuôi rễ và tủy sống cổ
Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (1997), Atlas Giải phẫu người [10].
Quan sát (H 1.6) cho thấy 2/3 tủy trước được nuôi bởi động mạch gai
trước thông qua nhánh trong và nhánh ngoài, 1/3 tủy sau được nuôi bởi động
mạch gai sau bên thông qua nhánh ngang.

Mỗi rễ thần kinh được nuôi bởi một cặp động mạch rễ trước và sau.
Động mạch rễ sau nhận máu từ nhánh động mạch lỗ liên sống của động
mạch tủy.


17

1.2. Cơ chế chấn thương
Cơ chế chấn thương vùng cột sống cổ thấp được nhiều tác giả đề cập đến.
Hodsworth là người đầu tiên phân loại tổn thương cột sống cổ thành 2 cột
trụ: cột trụ trước và cột trụ sau.
• Cột trụ trước gồm dây chằng dọc trước, thân đốt sống, đĩa đệm, dây
chằng dọc sau.
• Cột trụ sau gồm chân cuống sống, mảnh sống, gai sau, dây chằng khớp,
dây chằng liên gai.
Allen Ferguson và cộng sư phân loại chi tiết các thương tổn cột sống theo
cơ chế chấn thương, ưu điểm của cách phân loại này là phân tích được hướng
lưc và vị trí cổ lúc chấn thương cũng như phân tích chi tiết về đĩa đệm, mức
độ nặng nhẹ của thương tổn thần kinh [11]. Bao gồm:
• Tổn thương ép gập
• Tổn thương ép thẳng trục
• Tổn thương gập giãn
• Tổn thương ép ưỡn
Trong các cơ chế trên cơ chế tổn thương gập giãn hay gặp nhất và là cơ
chế chính gây nên trật cài diện khớp. Lưc kéo giãn ở tư thế gây gập gây tổn
thương dây chằng hoặc xương. Đốt sống trên đoạn tổn thương bị di lệch ra
trước gây nên tổn thương các cấu trúc trong đó có trật khớp 1 hay 2 bên.
Bên cạnh đó trật khớp 1 bên còn do cơ chế gập xoay. Theo nghiên cứu
của Ernst Sim và cộng sư, trật khớp một bên được tạo ra với một lưc xoay có
y nghĩa 10.2 ± 2.7Nm. Sau khi cài, phạm vi của chuyển động cột sống cổ đã

giảm đáng kể so với bình thường (p < 0.05) [12].
Trật khớp một bên không có gãy xương có thể được tạo ra với một lưc
tác động vừa phải và lưc xoay được thêm vào trong khi bề mặt diện khớp bị


18

phân cách. Tuy nhiên, sư chuyển động trở nên không ổn định sau khi trật
khớp một bên.
Một số tác giả đã cho rằng trật khớp một bên nguyên phát do cúi với một
thành phần quay nhỏ hoặc nghiêng bên. Những người khác thì cho rằng trật
khớp nguyên phát do sư quay với một thành phần nhỏ cúi. Vậy liệu cúi hay quay
là phần quan trọng hơn trong trật khớp một bên vẫn chưa rõ ràng. [12].
1.3. Sinh bệnh học trong chấn thương tủy cổ
Những kiến thức chung và cơ bản về sinh bệnh học rất có giá trị trong
việc lưa chọn phương pháp điều trị cũng như trong cấp cứu chấn thương tủy
và đặc biệt là thương tổn tủy cổ. Đa số các trường hợp tủy sống bị tổn thương
là do đụng dập hoặc do chèn ép, một số ít do thương tổn cắt ngang hoàn toàn.
Chấn thương ở mức độ phân tử mà kết quả là thiếu máu, thiếu oxy tế bào dẫn
tới thoái hóa mô thứ phát [13].
Đối với sinh bệnh học của chấn thương tủy, một trong những điều quan
trọng là quan sát trên thưc nghiệm cũng như trên thưc tế lâm sàng trong vài
ngày chấn thương là thương tổn tủy tiên phát và thứ phát. Hầu hết các tác giả
làm thưc nghiệm đều cho rằng tiến trình gây chấn thương tủy đều bao gồm có
chế nguyên phát và thứ phát.
1.3.1.Cơ chế tiên phát của chấn thương tủy
Cột sống được coi là linh hoạt về chức năng nhưng lại yếu về cấu trúc,
đặc biệt là vùng cổ (bản lề cổ - chẩm và cổ - ngưc). Khi xảy ra chấn thương
vùng này dễ bị tổn thương nhất. Cơ chế tiên phát là cơ chế phổ biến nhất, sư
phối hợp giữa va đập và chèn ép xảy ra trong nhiều cơ chế chấn thương khác

nhau: vỡ vụn thân đốt sống, gãy trật, vết thương xuyên hay rách vỡ đĩa đệm.
1.3.2. Cơ chế thứ phát
Năm 1911, Allen gây chấn thương tủy chó bằng cách làm rơi một vật có
trong lượng và nhận thấy rằng chức năng tủy được cải thiện khi lấy đi máu tụ


19

ở trung tâm tủy. Theo ông, yếu tố gây độc cho tủy là tổ chức tủy hoại tử chảy
máu, chất này sẽ gây tổn thương thêm. Sau này, Nemecek gọi là quá trình
hoại tử [14]. Các tác giả đã khám phá ra nhiều tiến trình sinh bệnh học của
chấn thương tủy với các lập luận giống nhau như cách giải thích quá trình
thương tổn trong chấn thương sọ não, thiếu máu não, chảy máu màng mềm.
Ảnh hưởng của thương tổn tủy cấp tính lên các cơ quan trong toàn bộ cơ thể
(sốc do yếu tố thần kinh).
• Tim mạch: nhịp tim lúc đầu tăng, sau chậm dần kéo dài
• Huyết áp: Tăng lúc đầu sau đó hạ kéo dài
• Sức cản ngoại vi: giảm do giảm trương lưc mạch
• Catecholamin: tăng, sau đó giảm
Chấn thương tủy là một trong những nguyên nhân gây sốc do yếu tố thần
kinh, tổn thương hoàn toàn gây nên những biến loạn có tính chất hệ thống
gồm một loạt các cơ quan như nhịp tim chậm, huyết áp hạ kéo dài nhiều ngày,
nhiều tháng. Sốc do yếu tố thần kinh do sư phối hợp giữa rối loạn trương lưc
giao cảm và các rối loạn thứ phát ở tim.







Ảnh hưởng của các thương tổn mạch khu trú với vi tuần hoàn tủy.
Rách mao mạch và tĩnh mạch
Chảy máu,đặc biệt ở chất xám
Mất vi tuần hoàn: cơ học, tắc nghẽn, co thắt mạch
Mất điều hòa tư động

Trong tất cả cá nghiên cứu trên thưc nghiệm cũng như trên tổn thương tủy
ở người, một trong những tổn thương phổ biến nhất và nặng nề nhất là chảy
máu sớm và thường phát triển kéo dài ở trung tâm tủy, đặc biệt là chất xám,
chắc chắn có thương tổn trưc tiếp trên mao mạch, tĩnh mạch, tiểu động mạch
do lưc cơ học ban đầu, xoắn vặn tổ chức bởi va đập, chèn ép hay kéo dãn
hoặc rách. Việc giảm đáng kể tuần hoàn ngoại vi, gồm mao động mạch, tĩnh
mạch không chỉ ở chỗ tổn thương mà còn lan rộng lên trên, xuống dưới đốt
tổn thương. Hiện tượng thiếu máu tủy cũng thường thấy trên thưc nghiệm.
Ngoài các nguyên nhân cơ học trưc tiếp gây co thắt mạch, còn có các yếu tố


20

sinh hóa tiềm tàng như: ứ các chất dẫn truyền thần kinh (catecholamin,
noradrenalin, dopamin), tăng tiết độc tố tế bào (glutamat), rối loạn điện giải
màng tế bào (tăng natri và canxi trong tế bào, tăng kali ngoài tế bào), giảm
acid arachidonic.
Phù tủy: sau chấn thương tủy bao giờ cũng có phù tủy tiến triển tùy theo
mức độ. Người ta không thể phân biệt được là phù tủy nguyên phát hay thứ
phát sau một cơ chế chấn thương khác như thiếu máu tủy, nhiễm độc tế bào
hay do rối loạn hệ thống điện giải màng tế bào. Trong thưc nghiệm và lâm
sàng, người ta thường thấy hiện tượng phù tủy lan rộng ngoài vị trí tổn
thương. Sư tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh trong chấn thương tủy: trong giai
đoạn cấp tính tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh có thể do thay đổi sinh hóa, đặc

biệt là rối loạn cân bằng điện giải do hiện tượng khử cưc quá mức ở màng tế
bào là lí do của sốc tủy. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa mức độ thiếu máu
sau chấn thương và sư tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh [14].
1.3.3. Các thương tổn bệnh học của chấn thương tủy
Trung tâm tổn thương
Vùng trung tâm tủy ở vị trí thương tổn gồm chất xám và chất trắng liền



kề bị tổn thương nặng nề hơn vùng chất xám ngoại vi là do chất xám mềm và
nhiều mạch máu hơn [13]. Giai đoạn đầu, chấn thương nặng thường gây chảy
máu lấm chấm, nhất là ở chất xám, máu thường chảy từ các mao mạch, tiểu
tĩnh mạch, tiểu động mạch mà không phải là từ động mạch. Tại vùng thương
tổn, máu tiếp tục chảy trong 2 giờ đầu, hiếm khi hình thành máu cục gây
choán chỗ. Vùng trung tâm tủy bắt đầu hoại tử trong 12 – 24 giờ đầu và mất
đi hình dạng ban đầu, các điểm hoại tử chảy máu nhỏ hợp nhất. ranh giới
giữa chất xám và chất trắng bị xóa nhòa đi. Giai đoạn 24 giờ đầu được gọi
là giai đoạn nhuyễn tủy do thiếu máu, cũng trong giai đoạn này phù tủy tại


21

nhiều vị trí tổn thương và còn lan rộng về 2 phía tùy theo mức độ nặng của
thương tổn tủy.
• Mức độ đứt tủy:
Bunge đã phân loại thương tổn tủy thành 3 loại:
+ Dập tủy: Mức độ dập vừa phải, vẫn giữ được sư liên tục của tủy nhưng
gây máu tụ khu trú tại trung tâm tủy và sau này tiến triển thành nang.
+ Tủy bị bầm dập trong một khối chèn ép lớn, hầu hết cấu trúc thần kinh
bị phá hủy, màng nuôi bị thủng và mất tổ chức liên kết.

+ Rách tủy do vết thương hở.
Tổn thương tủy trong đó hình thái tủy còn nguyên vẹn không có máu tụ
hay nang nước. Thương tổn lan rộng tới tận chất trắng, đặc biệt là phần lưng
của các bó tủy vỏ, các sợi trục bị đứt.
Dohrmann và cộng sư đã nghiên cứu trên kính hiển vi điện tử về tổn
thương sợi trục và bao myelin, thấy rằng sư thay đổi của thương tổn sợi trục
trong vòng 15 phút sau chấn thương và thấy được sư phù tủy, rách tủy trong
24 giờ sau. Sư thay đổi bao myelin cũng tiến triển nhanh trong vài giờ như
đứt bao myelin hay tách rời bap myelin ra khỏi sợi trục tạo khoảng trống
quanh sợi trục [15].
1.3.4. Rối loạn lâm sàng của chấn thương tủy cổ
Việc khám lâm sàng thần kinh có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán
chấn thương tủy cổ. Rối loạn sinh bệnh học của bất cứ loại tổn thương tủy nào
đều ảnh hưởng tới chức năng vận động, cảm giác và chức năng tư động. Mức
độ rối loạn tùy thuộc vào mức độ chấn thương tủy cũng như tiến triển của nó.
Trên lâm sàng các rối loạn này được thể hiện bởi 3 hội chứng:
* Hội chứng sốc tủy
Năm 1841, Marshall đưa ra thuật ngữ “Sốc tủy” để mô tả hội chứng mất
chức năng tủy tạm thời. Sau đó Mc Dowwalk, Koley, Goltz cũng đã đưa ra


22

nhiều cách giải thích khác nhau về cơ chế, thời gian kéo dài của sốc tủy. Các
tác giả đều mô tả các dấu hiệu lâm sàng như sau:
Tụt huyết áp nhưng hồi phục nhanh
Liệt hoàn toàn vận động, cảm giác
Phản xạ phục hồi đầu tiên là phản xạ hành hang
* Hội chứng tổn thương tủy không hoàn toàn
Biểu hiện triệu chứng đa dạng, phụ thuộc và tầng tủy bị tổn thương,

mức độ lan rộng của tổn thương. Năm 1973, Guttmann phân ra 2 loại tổn
thương chính:
- Tổn thương lan tỏa ảnh hưởng đến các đường dẫn truyền ly tâm và
hướng tâm nhưng không làm mất hoàn toàn chức năng tủy. Loại này thường
gặp trong cơ chế do tủy bị kéo dãn đột ngột
- Thương tổn cục bộ một phần của tủy gây mất chức năng không hoàn
toàn. Trên lâm sàng thường gặp chủ yếu các hội chứng sau:
+ Hội chứng tủy trung tâm: Rối loạn cơ tròn, liệt vận động chi trên nhiều
hơn chi dưới hoặc xu thế tập trung hai chi trên
+ Hội chứng tủy bên: (hội chứng Brown – Sequard): Liệt vận động cùng
bên, giảm hoặc mất cảm giác nông bên đối diện nhưng cảm giác sâu vẫn
còn. Đây là loại phục hồi tốt nhất.
+ Hội chứng tủy trước: Liệt hoàn toàn vận động, còn cảm giác do tổn
thương cột trước tủy
+ Hội chứng tủy sau: Hiếm gặp gồm mất cảm giác sâu và cảm giác bản
thể. Các chức năng khác của tủy bình thường.
* Hội chứng tủy cắt ngang
Guttmann đã mô tả hội chứng tủy cắt ngang hoàn toàn trong thương tổn
tủy cổ là:


23

- Trong giai đoạn sốc tủy: Bệnh nhân giảm hay mất cả hai hệ thống vận
động và tư động, mất phản xạ hành hang
- Giai đoạn sau:
Xuất hiện tăng phản xạ gân xương
Tụt huyết áp
Chướng bụng do liệt ruột cơ năng
Rối loạn cơ tròn

Phản xạ hành hang được phục hồi
Có thể có cương cứng dương vật liên tục
1.4. Triệu chứng lâm sàng






Toàn thân:
Huyết động
Hô hấp: tần số thở, kiểu thở
Nhiệt độ
Cơ năng:
Đau cổ
Cứng cổ, hạn chế vận động cột sống cổ
Nuốt vướng
Triệu chứng thưc thể:
- Khám vận động: đánh giá sức cơ theo thang điểm vận động của Hội

chấn thương tủy của Mỹ cho điểm từ 0- 5 điểm.
+ Không có co cơ khi vận động: 0 điểm
+ Co cơ nhưng không phát sinh động tác: 1 điểm
+ Vận động không có trọng lưc: 2 điểm
+ Vận động có trọng lưc: 3 điểm
+ Vận động chống lại lưc đối kháng: 4 điểm
+ Vận động bình thường: 5 điểm
- Khám cảm giác: Khám xác định ranh giới của rối loạn cảm giác để
ước lượng vị trí tổn thương, mức độ rối loạn được cho từ 0- 2 điểm.
+ Mất cảm giác hoàn toàn: 0 điểm

+ Giảm hoặc tăng cảm giác: 1 điểm


24

+ Cảm giác bình thường: 2 điểm
- Dưa vào khám vận động và cảm giác phân loại bệnh nhân theo phân
độ tổn thương thần kinh của Frankel (ASIA 1972) để đánh giá tổn thương
thần kinh [16].
Bảng 1.1: Phân độ tổn thương thần kinh của Frankel (ASIA 1972)
Frank

Mất hoàn toàn vận động cảm giác dưới tổn thương

el A
Frank

Mất hoàn toàn vận động, còn cảm giác dưới tổn thương

el B
Frank

Còn vận động, cảm giác nhưng vận động kém (cơ lưc chi

el C

2/5,3/5)

Frank


Cảm giác bình thường, vận động khá hơn nhưng còn yếu

el D

(cơ lưc 4/5)

Frank

Vận động cảm giác bình thường

el E
Hoặc phân loại tổn thương thần kinh trong chấn thương cột sống theo
ASIA được chia làm 5 mức độ (AIS: ASIA Impairment Scale) [17]:


25

Bảng 1.2: Phân độ tổn thương thần kinh theo ASIA
A – Liệt hoàn

Mất hoàn toàn vận động cảm giác dưới mức tổn

toàn

thương thần kinh, bao gồm cả phân đoạn S4 – S5

B – Liệt

Còn cảm giác, mất hoàn toàn vận động dưới mức


không hoàn

tổn thương thần kinh, bao gồm cả phân đoạn S4 –

toàn

S5

C – Liệt

Còn vận động dưới mức tổn thương thần kinh với

không hoàn

hơn một nửa số cơ dưới mức tổn thương thần kinh

toàn

có cơ lưc dưới 3

D – Liệt

Còn vận động dưới mức tổn thương thần kinh trong

không hoàn

đó ít nhất một nửa số cơ dưới mức tổn thương thần

toàn


kinh có cơ lưc từ 3 điểm trở lên

E



Bình

Chức năng vận động và cảm giác bình thường

thường
- Khám cơ tròn: cần chú y đến triệu chứng cương cứng dương vật liên
tục và phản xạ hành hang ở nam.
- Khám các dấu hiệu dinh dưỡng mà chủ yếu là loét.
Tất cả các dấu hiệu trên đều được khám nhiều lần và so sánh để đánh
giá khả năng hồi phục.
1.5. Cận lâm sàng
X-quang là phương tiện phổ biến, cần thiết và hữu dụng. Là phương
tiện chẩn đoán chính xác, rẻ tiền, nhanh chóng. Chụp X-quang thường qui
gồm hình thẳng, nghiêng, chếch 3/4 P và 3/4 T. Nếu các X-quang không thấy
tổn thương xương mà phần mềm phía trước CSC sưng, ta nghĩ đến tổn thương
DC dọc trước. Trường hợp này nên làm nghiệm pháp kéo giãn rồi chụp lại, đo
độ hở bất thường của khoảng liên đốt. Nếu X-quang không thấy tổn thương
mà lâm sàng có liệt tứ chi, chẩn đoán: chấn thương tủy sống cổ không thấy
bất thường trên X-quang. Trong một số ít trường hợp phải nhờ tới X-quang


×