Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Hoàn thiện công tác tham dự thầu tại công ty CPXD bạch đằng giai đoạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 121 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, HỘP
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi đến
quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế Đầu tư, trường Đại học Kinh tế Quốc dân lời
cảm ơn chân thành. Kiến thức được các thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu chuyên đề mà còn là hành trang quý
báu để em bước vào đời một cách tự tin và vững chắc.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thương, người đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Chuyên đề
thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ
phần Xây dựng Bạch Đằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực
tiễn trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cũng như cung cấp các số liệu thực tế
để em hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập và thực hiện Chuyên đề khó tránh khỏi sai sót, kính
mong quý thầy cô, quý Công ty bỏ qua.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ
phần Xây dựng Bạch Đằng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong
công việc.
Trân trọng.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đào Thu Thảo



LỜI CAM ĐOAN
Tên em là Nguyễn Đào Thu Thảo, sinh viên lớp Kinh tế Đầu tư 57C, trường
Đại học Kinh tế Quốc dân. Em xin cam đoan:
1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công
ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng giai đoạn 2013 - 2017” được thực hiện với sự tìm
tòi nghiên cứu của bản thân em, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên – ThS. Nguyễn
Thị Thương và sự giúp đỡ của các anh chị Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng.
2. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn
của khóa trước.
Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà
trường và khoa Kinh tế Đầu tư.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đào Thu Thảo


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, HỘP
Bảng:

Biểu đồ:

Hình:
Hộp:


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần


HĐQT

: Hội đồng quản trị

GTVT

: Giao thông vận tải

BQLDA

: Ban quản lý gói thầu

CTCP

: Công ty cổ phần

HSDT

: Hồ sơ dự thầu

HSMT

: Hồ sơ mời thầu.

QLDA

: Quản lý gói thầu

UBND


: Ủy ban nhân dân

NLH

: Nhà lớp học

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

BQL

: Ban quản lý

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TM

: Thương mại

XD

: Xây dựng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


6

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn 2013 – 2017, Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững,
hội nhập và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân chính là động lực thúc đẩy nền kinh
tế vươn xa. Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa chiếm quy mô lớn,
chính là những nhân tố chính đóng góp vào nền kinh tế, giúp đất nước đạt được các
mục tiêu về kinh tế - xã hội. Mục tiêu của các doanh nghiệp tư nhân trong tương lai
chính là phát huy năng lực bản thân, tạo ra giá trị, đóng góp lợi ích cho nền kinh tế xã hội. Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng là một trong số đó. Công ty Cổ phần
Xây dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên. Thành lập từ năm 2000, Công
ty đã trải qua gần 20 năm hoạt động, trải qua nhiều biến động thị trường và đóng
góp đáng kể vào sự phát triển của Thủy Nguyên nói riêng và đất nước nói chung.
Trong thời kỳ mới, Công ty hướng tới nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân, mở
rộng thị trường, tận dụng ưu đãi của Nhà nước, vươn mình phát triển, xây dựng các
công trình phục vụ cho đất nước, mang lại lợi ích kinh tế cho mình.
Hoạt động xây dựng của Công ty trong giai đoạn mới luôn gắn với hoạt động
đấu thầu. Hướng tới mục tiêu đảm bảo sự công bằng, minh bạch, công khai, đạt
hiệu quả cao, Công ty đã tích cực tham gia các gói thầu xây dựng trên địa bàn. Việc
tham dự thầu đã góp phần giúp Công ty tăng thêm các công trình xây dựng, tạo
thêm doanh thu, lợi nhuận, góp phần phát triển, nâng cao năng lực bản thân của
Công ty. Hoạt động đấu thầu đã dần dần chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động
này, sau quá trình thực tập tại Công ty em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác

tham dự thầu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng” với mục đích thông qua
việc nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế khi thực tập tại Công ty, cùng với sự
hiểu biết về kiến thức liên quan đến hoạt động đấu thầu, đưa ra các ý kiến đánh giá
hoạt động tham dự thầu của Công ty và đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn
chế còn tồn tại và phát huy những thành tích đã đạt được, hoàn thiện và nâng cao
chất lượng công tác tham dự thầu của Công ty.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1:
Chương 2:

Thực trạng công tác tham dự thầu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch
Đằng giai đoạn 2013 - 2017
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty
Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng


7

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
1.1.1. Khái quát về Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng

Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng là một trong những Công ty hoạt
động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng, thông tin cụ thể như sau:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần xây dựng Bạch Đằng
- Tên giao dịch quốc tế: Bach Dang construction joint stock company
- Trụ sở chính: số 119 Phố Mới, Xã Tân Dương, Huyện Thuỷ Nguyên, Hải

Phòng
- Điện thoại: 02253874401
- Fax: 02253874401
- Email:
- Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng:



Số tài khoản: 2105211000275
Tại: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thủy
Nguyên

- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0203000029 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 18/12/2000, cấp lại lần 6 ngày
03/03/2014
- Ngày hoạt động: 18/12/2000
- Vốn điều lệ của Công ty: 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng)
- Phạm vi hợp đồng: Trên toàn quốc
- Người đại diện pháp luật của Công ty:





Họ và tên: Đào Văn Hòa
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Quốc tịch: Việt Nam
Loại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân số


030274741(Do Công an Hải Phòng cấp ngày 17/01/2005)
• Chỗ ở hiện tại: số 199 Phố Mới, Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng,
Việt Nam


8

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng

Năm 2001: Công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn 80 tỷ đồng được
hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đóng góp của các cổ đông.
Giai đoạn 2002 - 2006: Công ty đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển nên còn
gặp nhiều khó khăn, thách thức do hoạt động đấu thầu ở nước ta chưa thực sự phát
triển và phổ biến. Thời kỳ này, Công ty gặp trở ngại trong việc tìm kiếm các gói
thầu và rào cản chính sách thủ tục. Tuy nhiên, Công ty được coi là một trong những
doanh nghiệp tiên phong đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực đầu thầu xây dựng nên
áp lực cạnh tranh còn thấp, hầu hết các gói thầu mà Công ty dự thầu đều đạt kết quả
tốt.
Giai đoạn 2007 - 2009: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu (2007-2008) đã làm cho nền tài chính Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Chính vì
vậy, hoạt động huy động vốn của Công ty từ các ngân hàng gần như bị đóng băng.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì việc khó
khăn trong huy động vốn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động
của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2010 - 2011: Nền kinh tế vĩ mô đã dần ổn định, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cũng tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng
dần dần đi vào guồng. Nhờ vậy, nhu cầu xây dựng, mở rộng quy mô của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh cũng vì thế mà tăng lên. Với kinh nghiệm hoạt động
gần 10 năm trong lĩnh vực xây dựng nên Công ty đã tạo được sự tin tưởng về trình
độ chuyên môn kỹ thuật nên trong giai đoạn này, Công ty trúng được rất nhiều gói

thầu đấu thầu lớn. Số lượng công trình xây dựng mà doanh nghiệp tham gia nhiều
gấp 2 lần so với giai đoạn trước, góp phần tăng giá trị tài sản của Công ty, tăng quy
mô, tạo chỗ đứng vững chắc cho Công ty trên thị trường.
Năm 2012: Đây là năm mà các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp khó
khăn trong việc huy động vốn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến hoạt động
sản xuất kinh doanh thu hẹp, nhu cầu xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng giảm
mạnh. Chính điều này khiến tình hình phát triển của Công ty bị chậm lại. Số gói
thầu thầu mà Công ty có được thấp hơn hẳn so với năm 2011.
Giai đoạn 2013 - 2017: Sau khủng hoảng làm hoạt động của Công ty trì trệ,
Công ty đã nhanh chóng phục hồi và tạo đà phát triển nhanh và mạnh. Dựa trên
những lợi thế về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm hoạt động gần 20 năm, cùng
với sự phát triển nở rộ của hoạt động đấu thầu (Luật Đấu thầu 2013 được hoàn


9

thiện), Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng đã trở thành một trong những Công
ty xây dựng lớn của thành phố Hải Phòng.
Sau gần 20 năm xây dựng, hình thành và phát triển, Công ty cổ phần xây
dựng Bạch Đằng tự tin rằng Công ty có đội ngũ các kỹ sư giỏi, nhiều kinh nghiệm,
lực lượng công nhân chuyên nghiệp, tay nghề cao có bề dày kinh nghiệm thi công
rất nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ trong khu vực huyện Thủy Nguyên nói riêng
và toàn thành phố Hải Phòng nói chung. Cùng với đó là lực lượng thiết bị, phương
tiện kỹ thuật thi công đa dạng về chủng loại, hiện đại về tính năng, công nghệ thi
công tiên tiến đáp ứng yêu cầu thi công xây lắp các loại công trình có qui mô lớn,
tính chất và yêu cầu kỹ thuật cao. Công ty luôn đặt chất lượng, tiến độ và an toàn
trong xây dựng là ưu tiên hàng đầu, vì vậy thường xuyên giành được tín nhiệm cao
của các khách hàng. Trong tương lai, Công ty hy vọng có thể hợp tác với các khách
hàng không chỉ ở trong địa bàn thành phố mà là trên toàn quốc.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng

1.1.3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Giám đốc điều hành

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
Kế hoạch – Kỹ thuật

Đội thi công
công trình
GTVT và
thủy lợi

Phòng
Tài chính – Kế toán

Đội thi công
công trình
Công nghiệp
và dân dụng

Phòng
Kinh doanh – Nội chính


Đội quản lý
kho, bãi
Xưởng sản
xuất

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Đội xe,
máy, thiết
bị vận tải,
sửa chữa


10

Nguồn: Phòng Kinh doanh – Nội chính
Theo điều 134, Luật Doanh nghiệp 2014 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty
cổ phần quy định: “…Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và
các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt
buộc phải có Ban kiểm soát;…” nên trong cơ cấu tổ chức của Công ty không có
Ban kiểm soát.
1.3.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban trong Công ty

a. Chủ tịch Hội đồng Quản trị

a.1. Chức năng

Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người quản trị cao nhất trong Công ty, bảo vệ
lợi ích và tài sản của Công ty, đảm bảo việc đầu tư mang lại lợi lợi nhuận, đảm bảo
quyền lợi của các cổ đông trong Công ty.
a.2. Nhiệm vụ
- Chủ tịch HĐQT của Công ty quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển
trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, quy chế quản lý của Công ty. Các
vị trí chủ chốt trong Công ty cũng do chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương và lợi ích khác của
những người quản lý đó.
b. Giám đốc điều hành

b.1. Chức năng
Giám đốc điều hành là người trực tiếp nhận chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT về
các kế hoạch, chiến lược, từ đó phân tích thành các công việc cụ thể hơn để giao
nhiệm vụ cho các cấp dưới thực hiện.
b.2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của Giám đốc Công ty là quyết định các công việc thường ngày
của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Mọi
hoạt động của Công ty đều do Giám đốc Công ty phê duyệt và giám sát thực hiện.
- Quyết định lương, thưởng, phụ cấp cho toàn bộ nhân viên trong Công ty.
c. Phó giám đốc

c.1. Chức năng


11

Nhận chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành về các mảng chuyên môn liên

quan. Từ đó, thực hiện việc chỉ đạo và quản lý trực tiếp phòng ban chức năng phụ
trách.
c.2. Nhiệm vụ
- Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Công ty
theo sự phân công của Giám đốc.
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
d. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật

d.1. Chức năng
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật nhận chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành và
Phó giám đốc chuyên môn. Thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến việc xây
dựng kế hoạch hoạt động trong ngắn hạn, dài hạn, liên quan đến kỹ thuật, chuyên
môn dựa trên tình hình thực tế và định hướng chỉ đạo của cấp trên.
d.2. Nhiệm vụ
- Tham mưu cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty trong việc quản lý vận hành
Công ty, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư, thi công xây dựng.
- Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công ty
để báo cáo cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu.
- Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kế hoạch, kỹ thuật trong
Công ty như: Văn bản, thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu chuẩn,
quy chuẩn thay đổi hoặc mới ban hành…
- Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với
những gói thầu do Công ty ký hợp đồng.
- Tham mưu giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm các gói thầu và
quản lý các gói thầu xây dựng.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác kỹ thuật, công tác bảo hộ
lao động,...
e. Phòng Kinh doanh – Nội chính


e.1. Chức năng
Nhận chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành và Phó giám đốc chuyên môn
về mảng liên quan đến hoạt động xây dựng, tham dự thầu của Công ty, các vấn đề
liên quan đến nhân sự, công đoàn, chế độ lương thưởng,… Từ đó, giao nhiệm vụ
cho các phòng ban Kế toán, Nhân sự,... thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây được


12

coi như phòng tổng hợp của Công ty, nhận nhiệm vụ chuyển giao qua lại giữa ban
điều hành Công ty với các phòng ban khác và ngược lại.
e.2. Nhiệm vụ
- Quản lý con dấu – lưu trữ các công văn, tài liệu đi và đến. Mở sổ ghi chép
đăng ký thu phát công điện, công văn, giấy tờ, giấy giởi thiệu, tài liệu, bưu phẩm…
theo đúng nguyên tắc.
- Truyền đạt các chỉ thị - mệnh lệnh của ban lãnh đạo đến các đơn vị, phòng
ban.
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị văn phòng – nhà cửa hạ tầng thuộc bộ phận
văn phòng.
- Đảm nhận nhiệm vụ giao dịch với khách hàng và các ngân hàng. Đảm bảo
hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra thông suốt.
- Tham mưu đề xuất và báo cáo công tác cải cách hành chính theo quy định
của Công ty.
- Quản lý – lưu trữ hồ sơ – tài liệu về nghiệp vụ chuyên môn theo đúng quy
định.
- Thực hiện các nhiệm khác khi Giám đốc yêu cầu.
f.

Phòng Tài chính – Kế toán


f.1. Chức năng
Nhận chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc và các Phó tổng giám đốc về các vấn đề
liên quan đến tài chính, kế toán, liên quan đến việc cung ứng vốn, lưu chuyển tiền tệ
sao cho hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra nhịp nhàng.
f.2. Nhiệm vụ
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng Quy chế quản lý tài chính và Quy
chế chi tiêu nội bộ.
- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính, thống kê.
- Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu – chi hàng tháng, quý, năm
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cân đối nguồn thu, chi và điều
hoà sử dụng vốn trong toàn Công ty; tổng hợp công nợ phải thu – nợ phải trả và đề
xuất xử lý theo quy định.
- Xác định các chi phí, giá thành, tổng hợp và phân tích kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán
theo quy định.


13

- Thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho người lao động.
g. Đội thi công công trình GTVT và thủy lợi

g.1. Chức năng
Trực tiếp thực hiện công việc tại hiện trường các gói thầu liên quan đến giao
thông vận tải và thủy lợi. Chịu sự chỉ đạo và giám sát từ các phòng ban chức năng.
Đội trưởng đội thi công công công trình sẽ điều phối toàn bộ hoạt động tại hiện
trường.
g.2. Nhiệm vụ
- Thi công, lập quyết toàn các công trình, hạng mục công trình giao thông

vận tải và thủy lợi theo hợp đồng do Công ty giao, tham gia nghiệm thu công tác
thực hiện.
- Đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên vật liệu, công cụ phục vụ
cho công tác xây dựng công trình giao thông vận tả và thủy lợi.
- Nhận và phát bảo hộ lao động, dụng cụ lao động cho công nhân trong phạm
vi định mức.
- Đề xuất bổ sung hoặc giảm bớt lao động thuộc Đội.
- Các công tác liên quan và công tác khác khi được giao.
h. Đội thi công công trình Công nghiệp và dân dụng

h.1. Chức năng
Trực tiếp thực hiện công việc tại hiện trường các gói thầu liên quan đến xây
dựng nhà xưởng, các công trình công nghiệp và dân dụng. Chịu sự chỉ đạo và giám
sát từ các phòng ban chức năng. Đội trưởng đội thi công công công trình sẽ điều
phối toàn bộ hoạt động tại hiện trường.
h.2. Nhiệm vụ
- Thi công, lập quyết toàn các công trình, hạng mục công trình công nghiệp
và dân dụng theo hợp đồng do Công ty giao, tham gia nghiệm thu công tác thực
hiện.
- Đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên vật liệu, công cụ phục vụ
cho công tác xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
- Nhận và phát bảo hộ lao động, dụng cụ lao động cho công nhân trong phạm
vi định mức.
- Đề xuất bổ sung hoặc giảm bớt lao động thuộc Đội.
- Các công tác liên quan và công tác khác khi được giao.


14
i.


Đội quản lý kho bãi, xưởng sản xuất

i.1. Chức năng
Quản lý hệ thống kho bãi, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dùng cho hoạt
động sản xuất. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Kinh doanh – Nội chính và
phòng Kế toán – Tài chính, khi có chỉ đạo thì xuất kho cho các bên thi công để thực
hiện gói thầu.
i.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng nhân sự trong kho bãi, xưởng sản xuất để
đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các thiết bị của Công ty.
- Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị
để lập kế hoạch sửa chữa hàng năm.
- Tham gia nghiệm thu các thiết bị, công trình sau khi bảo dưỡng, sửa chữa,
tiểu tu, trung tu, đại tu…
- Trực tiếp tham gia giám sát sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ của Công ty, khắc
phục các sự cố…
- Thường xuyên vệ sinh thiết bị.
- Lập kế hoạch, nội dung đào tạo nhân viên phục vụ kho, công nhân vận
hành xe, máy móc, thiết bị.
- Bảo quản, quản lý, lưu giữ các tài liệu được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Công ty giao.
j.

Đội xe, máy, thiết bị vận tải, sửa chữa

j.1. Chức năng
Cùng với đội quản lý kho bãi, đội xe, máy móc thiết bị cũng chịu trách
nhiệm cung cấp thiết bị, máy móc cần thiết cho đội thi công thực hiện hoạt động

xây dựng và kiêm thêm việc kiểm tra, sửa chữa máy móc nếu có trục trặc xảy ra.
j.2. Nhiệm vụ
- Trực tiếp vận hành xe, máy, thiết bị vận tải.
- Phối hợp với bên quản lý kho bãi, xưởng sản xuất để lên kế hoạch sử dụng
xe, máy, thiết bị cho hiệu quả.


15

- Phối hợp với các bê liên quan tiến hành kiểm tra, thay thế các xe, máy, thiết
bị vận tải đã cũ, lạc hậu. Tham vấn các thiết bị mới phù hợp với nhu cầu vận hành
của Công ty.
- Phối hợp với đội quản lý kho bãi, xưởng sản xuất để bảo dưỡng các máy
móc thiết bị định kỳ hàng năm.
- Hỗ trợ sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng các thiết bị ngay tại các công trình.
1.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Xây dựng Bạch

Đằng giai đoạn 2013 - 2017
1.1.4.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Mục tiêu của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng là trở thành một Công
ty có uy tín trong ngành xây dựng ở Hải Phòng và trên toàn quốc. Vì vậy, các sản
phẩm của Công ty khi đưa ra thị trường luôn có chất lượng cao, phù hợp với các
tiêu chuẩn được áp dụng và đáp ứng cao nhất yêu cầu của khách hàng. Để làm được
điều đó, Công ty phải tiếp tục giữ vững thương hiệu, đồng thời mở rộng và phát
triển đồng bộ các lĩnh vực hoạt động khác mà Công ty đang có ưu thế, tạo nền tảng
phát triển một cách ổn định, lâu dài và vững chắc, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Với chuyên môn, kinh nghiệm hiện có, doanh nghiệp có tham gia hoạt động
đa ngành nghề, nhưng chủ yếu tập trung vào xây dựng và các hoạt động liên quan

đến xây dựng. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty bao gồm:
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng công trình công ích
- Lắp đặt hệ thống điện
- Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng, nạo vét đường sông
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ công trình, công sở, cầu đường…
Trong số những lĩnh vực mà Công ty tham gia hoạt động thì hai lĩnh vực mà
doanh nghiệp tập trung tham gia là xây dựng nhà các loại và xây dựng các công
trình dân dụng. Do đây đều là những lĩnh vực có nhu cầu trên thị trường rất lớn, quy
mô các gói thầu thuộc các lĩnh vực này cũng ngày càng mở rộng, rào cản tham gia
đấu thầu tương đối ít. Các ngành nghề kinh doanh khác của Công ty cũng đều là
những ngành có mối quan hệ mật thiết đến hoạt động xây dựng của Công ty, góp


16

phần phụ trợ cho hoạt động chính của Công ty. Cùng với lợi thế về kinh nghiệm,
trang thiết bị và đội ngũ lao động có chuyên môn về hai lĩnh vực trên nên Công ty
thường tham gia dự thầu và đạt tỷ lệ trúng tương đối cao.
1.1.4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 -

2017
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2013 - 2017 đã
có những bước phát triển mạnh mẽ so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn này,
Công ty đẩy mạnh hoạt động tham dự thầu cả về số lượng lẫn quy mô gói thầu và
loại gói thầu. Nhờ vậy, doanh thu mà Công ty đạt được trong 5 năm gần nhất đều
đạt được những con số ấn tượng.

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng

m
Ch

tiê
u

2
0
1
3

2
0
1
4

7
7
.
Do
8
an
5
h
5
thu

,
4
2

5
8
.
5
4
3
,
7
7

7
7
.
Ch 2
i
7
phí 1
,
1
7

5
8
.
1
9

1
,
6
6

Lợ
i
nh
uậ

5 3
8 5
4 2
, ,

2
0
1
5

2
0
1
6

2
0
1
7


1
0
7
.
3
4
9
,
6
5
1
0
7
.
1
0
3
,
8
2
2
4
5
,

1
7
7
.
4

6
1
,
4
5
1
7
7
.
7
2
7
,
0
5
7
3
4
,

1
1
4
.
8
8
6
,
0
1

1
1
4
.
2
5
7
,
1
8
6
2
8
,


17

n
trư
ớc
thu
ế
Th
uế
Th
u
nh
ập
do

an
h
ng
hiệ
p
Lợ
i
nh
uậ
n
sau
thu
ế

2 1 8 3 8
4 0 2 9 3

1
4
6
,
0
6

7
7
,
4
6


1 1
5
4 3
4
6 6
,
, ,
0
8 5
8
8 6

4
3
8
,
1
8

2
7
4
,
6
4

1
9
1
,

7
4

5
8
7
,
5
2

5
4
6
,
2
6
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Tài chính của Công ty qua các năm

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2013 - 2017, Công ty đạt được mức doanh
thu rất cao. Năm 2016, mức doanh thu đạt được mức cao nhất là hơn 177 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, năm 2014 có mức doanh thu thấp nhất nhưng chỉ sau 1 năm
mức doanh thu mà Công ty đạt được đã tăng lên gần như gấp đôi, đạt trên 100 tỷ
đồng vào năm 2015. Nguyên nhân là do các gói thầu mà Công ty thầu trong năm
2014 đa phần là các gói thầu lớn, có thời gian dài nên trong năm chưa hoàn thành
mang về doanh thu cho Công ty. Từ sau năm 2015, mức doanh thu của Công ty đều
đạt trên 100 tỷ, chứng tỏ đây là 1 bước phát triển mới của Công ty.
Do đặc điểm là một công ty xây dựng nên chi phí dành cho hoạt động sản
xuất kinh doanh là rất lớn. Chi phí mà Công ty bỏ ra để xây dựng chiếm đến 90%
tổng mức giá bán. Chính vì lý do này nên tuy mức doanh thu mà Công ty thu về qua
các năm đều rất cao nhưng lợi nhuận lại chỉ chiếm một phần nhỏ. Mức lợi nhuận

sau thuế mà Công ty thu được cao nhất trong giai đoạn này là 587,52 triệu đồng vào
năm 2016. Trước đó, năm 2015 tuy có doanh thu tương đối cao nhưng mức lợi
nhuận thu được chưa đạt đến 200 triệu đồng. Nhìn chung, mức lợi nhuận mà Công


18

ty thu về còn khá thấp nhưng cũng đang dần dần được cải thiện. Minh chứng là
trong giai đoạn 2013 - 2017, Công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận ngày càng cao.
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2013 - 2017, lợi
nhuận sau thuế của Công ty có nhiều biến động. Trong 3 năm từ 2013-2015, lợi
nhuận sau thuế của Công ty có xu hướng giảm xuống, đến năm 2015, mức lợi
nhuận mà Công ty đạt được chưa đầy 200 triệu đồng. Nhưng sang năm 2016, Công
ty có một bước nhảy vượt bậc về lợi nhuận thu được, mức lợi nhuận sau thuế trong
năm này đạt gần 600 triệu đồng, gần gấp 3 lần so với năm ngoái. Năm 2017, mức
lợi nhuận sau thuế thu được vẫn được duy trì trên 500 triệu đồng. Nguyên nhân là
do sang năm 2016 và 2017, các gói thầu dài hạn mà Công ty thực hiện từ các năm
trước đã được nghiệm thu, hoàn thành giúp Công ty nhận được doanh thu và một
phần do ở giai đoạn cuối của gói thầu thì chi phí hoàn thiện, chạy thử cũng ít tốn
kém hơn. Tuy nhiên, mức lợi nhuận mà Công ty hiện đang đạt được còn tương đối
thấp so với doanh thu đạt được.
1.1.5. Năng lực tham dự thầu của Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng
1.1.5.1. Năng lực tài chính

Yếu tố tài chính là một trong hai yếu tố quan trọng mà bên mời thầu sẽ xem
xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nhà thầu nên mỗi nhà thầu đều sẽ cố gắng hoàn
thiện năng lực tài chính của mình thật tốt trước khi tham dự mỗi gói thầu. Chính vì
vậy, Công ty đã đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính của chính mình ở nhiều

mặt. Năng lực tài chính của Công ty được thể hiện ở hai khía cạnh chủ yếu tình hình
tài chính của Công ty và các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính.
a. Tình hình tài chính của Công ty

Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng được thành lập dưới hình thức công ty cổ
phần với sự góp vốn ban đầu của 4 cổ đông với tổng mức vốn đầu tư là 80 tỷ đồng.
Chính vì vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập chủ yếu là từ
vốn chủ sở hữu. Hiện nay, nguồn vốn của Công ty đã được đa dạng thêm. Do hoạt
động lâu năm trên thị trường, được sự tin tưởng và xây dựng được mối quan hệ
vững chắc với các chủ thể tài chính khác trên thị trường nên tỷ lệ vốn vay đã ngày
càng tăng lên và chiếm tỷ trọng có phần nhỉnh hơn so với vốn chủ, đặc biệt là trong
giai đoạn 2013 - 2017.
Bảng 1.2: Năng lực tài chính của Công ty giai đoạn 2013 – 2017


19

Đơn vị: Triệu đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Năm


2013
2014
2015
2016
2017
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
127.432
133.949 168.097 259.470 251.714
Tổng nợ
46.933
53.305
87.468 178.375 170.689
Giá trị tài sản ròng
80.499
80.644
80.629 81.195 81.025
Tài sản ngắn hạn
71.265
71.264 102.687 194.606 194.572
Nợ ngắn hạn
46.933
46.933
87.348 178.275 127.865
Vốn lưu động
24.312
24.331
15.339 16.331 66.707
Doanh thu

77.855
58.544 107.349 177.461 114.886
Lợi nhuận sau thuế
438,18
274,64
191,74 587,52 546,26
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm

Từ bảng trên, có thể nhận thấy rằng Công ty hoạt động tương đối tốt trong
giai đoạn 2013 – 2017. Các giá trị tính toán được đều mang giá trị dương. Đầu tiên,
tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Tổng tài sản năm 2017
đạt trên 251 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2013. Còn về tình hình nợ của Công ty
cũng có chiều hướng tăng lên rõ rệt, mức tăng tổng nợ của Công ty sau 5 năm gần
như tăng gấp 3, đạt con số trên 170 tỷ đồng vào năm 2017. Vì cả tổng tài sản và
tổng nợ của Công ty cũng đều tăng lên đáng kể nên mức giá trị tài sản ròng của
Công ty luôn duy trì ở mức ổn định xấp xỉ 81 tỷ đồng. Giống như xu hướng tăng
của tổng tài sản và tổng nợ, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn cũng có cùng xu thế
đó. Tuy nhiên, vốn lưu động của Công ty có sự thay đổi thất thường. Từ năm 2013 –
2016, vốn lưu động của Công ty luôn giao động trong khoảng từ 15 tỷ đồng đến 25
tỷ đồng. Đây là mức vốn lưu động vừa đủ để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh
doanh của Công ty. Năm 2017, mức vốn lưu động của Công ty lại ở mức cao hơn
hẳn, trên 66 tỷ đồng. Tuy mức vốn lưu động càng cao càng đảm bảo sự an toàn cho
Công ty nhưng cũng thể hiện trong năm này, Công ty hoạt động chưa thực sự hết
khả năng, gây ra sự lãng phí. Về doanh thu và lợi nhuận của Công ty thu được trong
giai đoạn này, như đã nhận xét trong phần tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
ở trên, Công ty luôn tạo ra lợi nhuận qua các năm và các giá trị này đều có xu
hướng tăng trong giai đoạn này. Như vậy, có thể kết luận rằng, tình hình tài chính
của Công ty đang duy trì ở mức tốt và có khả năng tăng lên trong tương lai.
b. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty


Khả năng tài chính đáp ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty
được thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính tiêu biểu. Đặc biệt, với một Công ty
xây dựng thì việc huy động tiền và khả năng quay vòng vốn của Công ty khá quan
trọng.
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty


20

giai đoạn 2013 - 2017
ST
T
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1
3.2

Chỉ tiêu

2013

2014

2015


2016

2017

Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán
ngắn hạn
Khả năng thanh
toán lãi vay

1,518
-

1,317
-

1,176
17,369

1,092
-

1,102
255,077

Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
0,632
0,602
0,479


Hệ số tự tài trợ
0,313
0,322
Hệ số đòn bẩy tài
1,583
1,661
2,085
3,196
3,107
chính
Hệ số thích ứng dài
0,698
0,245
0,326
0,799
0,786
hạn
Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động
Hệ số vòng quay
0,606
0,436
0,628
0,683
0,456
vốn lưu động
Chu kỳ hàng tồn
208,742 262,339 224,458 242,641 422,810
kho
Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính của Công ty qua các năm


Từ số liệu tính toán ở bảng trên, có thể đánh giá được tiềm lực tài chính của
Công ty ở ba yếu tố.
- Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty
Hệ số thanh toán ngắn hạn đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn trong vòng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong
vòng 1 năm tới, hệ số này an toàn khi lớn hơn 1. Như vậy, trong giai đoạn 2013 2017, Công ty luôn có hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1, chứng tỏ Công ty có thể
đảm bảo thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này của Công ty
đang ngày càng giảm gần về 1, Công ty cần phải xem xét điều chỉnh các khoản nợ
ngắn hạn để luôn đảm bảo được tính an toàn trong thanh toán ngắn hạn.
Chỉ số thể hiện khả năng thanh toán lãi vay đánh giá mức độ lợi nhuận trước
khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm. Điều kiện để an toàn là hệ số này
tối thiểu bằng 2. Theo kết quả tính toán bẳng trên thì doanh nghiệp thực hiện hoạt
động vay dài hạn trong hai năm 2015 và 2017, với chỉ số khả năng thanh toán lãi
vay đều rất cao nên việc đảm bảo thanh toán các khoản vay dài hạn là chắc chắn và
tạo sự tin tưởng cho các ngân hàng khi đồng ý cho Công ty vay các khoản vay lớn,
trong dài hạn. Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng, nói chung Công ty có thể đảm
bảo được khả năng thanh toán của mình cả trong ngắn hạn và trong dài hạn, là một
trong các điều kiện tốt để đảm bảo có thể thực hiện hoạt động xây dựng liền mạch,
không bị ngưng trệ do không đảm bảo được khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khả


21

năng thanh toán nhanh của Công ty còn chưa cao, vì vậy, Công ty vẫn cần cân đối
lại các khoản vay trong ngắn hạn.
- Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính
Việc đánh giá nhóm chỉ tiêu này giúp đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của
Công ty, đánh giá được khả năng tự chủ về tài chính của Công ty cũng như khả
năng huy động vốn từ vay nợ. Về hệ số tài trợ của Công ty luôn đạt trên mức 0,2

chứng tỏ Công ty có thể tự chủ về tài chính và có khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn
chủ sở hữu. Hệ số của Công ty đang ngày càng giảm, Công ty cần phải cân đối lại
cơ cấu giữa vốn vay và vốn nợ, tránh để tình trạng vay quá nhiều, không đảm bảo
được tính tự chủ về tài chính.
Hệ số đòn bẩy tài chính của Công ty đang đạt mức tương đối cao, đây sẽ là
rào cản của Công ty trong việc đi vay tại các ngân hàng. Chỉ số này cao thể hiện
Công ty đang có mức vay cao, khả năng thanh toán cũng sẽ giảm đi, gây khó khăn
cho Công ty nếu muốn đi vay vốn tiếp.
Cuối cùng là hệ số thích ứng dài hạn, hệ số này cho biết khả năng doanh
nghiệp có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn, hệ số
này an toàn khi nhỏ hơn 1. Trong giai đoạn 2013 - 2017, Công ty luôn có hệ số
thích ứng dài hạn nhỏ hơn 1, đảm bảo Công ty có một nguồn vốn ổn định và có thể
duy trì hoạt động an toàn trong dài hạn. Như vậy, từ việc xem xét các nhóm chỉ tiêu
đòn bẩy tài chính có thể nhận thấy rằng Công ty đang có cơ cấu nguồn vốn chưa
thực sự hợp lý, nguồn vốn vay đang ngày càng tăng và cao hơn so với vốn chủ sở
hữu, ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về tài chính của Công ty. Tuy nhiên, trong dài
hạn thì Công ty có nguồn vốn ổn định, vững chắc và đảm bảo cho hoạt động của
Công ty.
- Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động
Đây cũng là nhóm chỉ tiêu hết sức quan trọng mà các nhà đầu tư sẽ xem xét
trong hồ sơ về năng lực tài chính của Công ty. Hệ số vòng quay vốn lưu động cho
biết tài sản ngắn hạn được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu, hệ số này
càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao. Công ty luôn có mức hệ số vòng
quay lưu động dao động trong khoảng từ 0,4 đến 0,6, đây là mức tương đối thấp.
Tuy nhiên, do là Công ty xây dựng nên các tài sản ngắn hạn thường được sử dụng
cho 1 đến 2 công trình xây dựng nên hệ số này luôn chỉ có thể duy trì được ở mức
thấp.
Chỉ số tiếp theo là chu kỳ hàng tồn kho của Công ty, cho biết hiệu quả của
doanh nghiệp trong việc quản lý hàng tồn kho, đánh giá tính thành khoản của hàng



22

tồn kho. Đối với một doanh nghiệp xây dựng thì mức vòng quanh hàng tồn kho của
Công ty là tương đối hợp lý vì hàng tồn kho ở đây chủ yếu là các nguyên vật liệu
xây dựng nên cần phải được quay vòng nhanh để đảm bảo hoạt động xây dựng cũng
như chất lượng nguyên vật liệu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty mà
càng cao chứng tỏ Công ty xuất nguyên vật kiệu xây dựng để thực hiện công trình
nhiều, hoạt động xây dựng đang diễn ra hiệu quả. Như vậy, có thể thấy rằng Công ty
đang hoạt động có hiệu quả, khả năng đáp ứng cho hoạt động xây dựng tương đối
tốt, chủ đầu tư có thể yên tâm tin tưởng vào khả năng xây dựng và đảm bảo tiến độ
công trình của Công ty.
Đánh giá của sinh viên: Từ việc xem xét hai khía cạnh trên của Công ty có
thể đưa ra kết luận là Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng có tiềm lực tài chính mạnh,
có khả năng cạnh tranh cao với các Công ty xây dựng khác trong khu vực. Các chủ
đầu tư có thể tin tưởng vào khả năng huy động nguồn vốn để thực hiện hoạt động
xây dựng của Công ty, đảm bảo đúng yêu cầu tiến độ cũng như giá thành mà chủ
đầu tư mong muốn. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn đang có cơ cấu vốn chưa hợp lý,
nguồn vốn vay đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức vốn, dễ gây ảnh hưởng đến
khả năng tự chủ về tài chính của Công ty cũng như khả năng vay vốn từ các chủ thể
tài chính trong thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét, cân đối lại cơ cấu vốn
của mình để nâng cao năng lực khía cạnh tài chính để cạnh tranh với các Công ty
khác.
1.1.5.2. Năng lực nhân sự

Ở bất cứ Công ty nào thì nhân tố nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Mọi hoạt động trong Công ty đều cần phải có con người tham gia
vào dù ít dù nhiều. Đặc biệt ở các công ty xây dựng thì nhân lực được tách biệt
thành nhân sự hoạt động văn phòng và nhân sự hoạt động tại công trường. Vì vậy,
để có thể phát huy được năng lực về nguồn nhân lực và cạnh tranh với các Công ty

khác thì đòi hỏi Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng cần phải có kế hoạch, phương án
quản lý, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
a. Về số lượng nhân sự của Công ty

Nhân sự của Công ty được chia thành hai loại là công nhân kỹ thuật, chủ yếu
hoạt động ở các công trình xây dựng và cán bộ chuyên môn hoạt động ở khu vực
văn phòng. Hiện nay, Công ty đang có 455 lao động hoạt động thường xuyên tại
Công ty. Ngoài ra, Công ty có tuyển cả lao động thời vụ, hoạt động chủ yếu ở các
công trình vào những lúc trọng điểm mà số lượng lao động của Công ty không đủ
đáp ứng. Số lượng và trình độ của từng đối tượng được thể hiện ở các bảng dưới.


23

- Nhân lực phục vụ khối văn phòng
Bảng 1.4: Số lượng các cán bộ quản lý chuyên môn của Công ty
Danh mục nghề
nghiệp

STT
1
2
3
4
5
6
7

Cử nhân kinh tế
Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư điện
Kỹ sư giao thông
Trung cấp xây dựng
Kỹ sư máy
Nhân viên văn phòng

Số lượng
(Người)
01
02
02
02
03
01
04

Tuổi
Năm công tác
bình quân
(Năm)
(Năm)
43
20
33
10
38
15
35
12
30

8
36
13
30
10
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Dựa vào số liệu thống kê bảng trên, có thể nhận thấy rằng, số lượng cán bộ
quản lý chuyên môn của Công ty không nhiều, chỉ bao gồm 15 nhân viên, hoạt động
tại khối văn phòng. Tuy nhiên, các cán bộ quản lý của Công ty đều là những người
có kinh nghiệm lâu năm, số năm công tác đều xấp xỉ 10 năm công tác. Có thể nói
đây là một đội ngũ cốt cán, đã đi cùng với Công ty từ những ngày đầu tiên. Độ tuổi
của lớp lao động đều ở độ từ 30 đến 45, còn có thể công hiến tiếp tục cho Công ty
thêm 10 năm và đây là độ tuổi ổn định, ít nhảy việc, góp phần tạo sự ổn định về
nhân sự cho Công ty. Vì đặc thù là một doanh nghiệp xây dựng điển hình nên tất
yếu nhu cầu về công nhân kỹ thuật sẽ lớn hơn rất nhiều so với cán bộ quản lý
chuyên môn.

- Nhân lực phục vụ khối kỹ thuật
Bảng 1.5: Số lượng công nhân kỹ thuật của Công ty
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Ngành nghề chuyên
môn
Thợ nề
Thợ mộc
Thợ sắt
Thợ hàn
Thợ cơ khí
Thợ điện nước
Lao động phổ thông
Thợ sơn bả

Số lượng
(Người)
95
50
15
05
05
05
200
10

Thời gian
công tác
Trên 5 năm
Trên 5 năm
Trên 5 năm
Trên 5 năm
Trên 5 năm
Trên 5 năm

Trên 5 năm
Trên 5 năm

Ghi chú


24

9
10
11

Thợ nhôm kính
Thợ cốp pha
Lái xe các loại
chuyên chở vật liệu

05
25

Trên 5 năm
Trên 5 năm

25

Trên 5 năm
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Có thể thấy rằng đa số lao động của Công ty chủ yếu hoạt động ở khu vực
công trình xây dựng. Số cán bộ công nhân kỹ thuật Trong đó đa phần người lao

động là công nhân kỹ thuật đều có tay nghề trên 5 năm. Tuy nhiên, số lượng lao
động phổ thông còn tương đối lớn, 200 người. Với các công trình xây dựng của
Công ty nếu ở các khu vực xa, Công ty cần phải lo chỗ ăn ở, sinh hoạt cho công
nhân trong quá trình xây dựng, mà với lượng lao động phổ thông đông, tức cần
nhiều lao động cho một gói thầu thì chi phí sẽ đẩy lên cao.
Đánh giá của sinh viên: Có thể thấy rằng nguồn nhân lực của Công ty là
tương đối lớn so với các công ty xây dựng khác trong khu vực. Đặc biệt với lượng
công nhân lành nghề lớn giúp Công ty có thể thực hiện được nhiều công trình, khả
năng đáp ứng được các công trình lớn là tương đối cao. Tuy nhiên, nhân sự hoạt
động trong khối văn phòng của Công ty là tương đối thấp, chỉ có 15 người, không
đủ đáp ứng nếu Công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
b. Hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đến hoạt động sản xuất
kinh doanh nên Công ty đã có những kế hoạch chính sách để nâng cao chất lượng
của yếu tố này. Công ty đã đặt ra các kế hoạch lựa chọn và đào tạo nguồn nhân lực
ở hiện tại và trong tương lai.
Trong ngắn hạn, định hướng phát triển nguồn nhân lực của Công ty chủ yếu
tập trung vào phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật. Đây là đội ngũ lao động
đông, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của Công ty, là các công trình xây dựng.
Để nâng cao chất lượng nguồn lực này, Công ty đã có chính sách lựa chọn các công
nhân kỹ thuật có trình độ cao ngay từ ban đầu. Các công nhân kỹ thuật đều phải có
kinh nghiệm hoạt động trên 5 năm, trình độ lành nghề cao, có thể thích ứng luôn với
công trình. Đặc biệt, đội ngũ thợ nề, thợ mộc, thợ sơn bả,… là những người có
cường độ công việc nhiều nên không chỉ đảm bảo về trình độ, kinh nghiệm mà còn
phải đảm bảo sức khỏe để hoạt động xây dựng công trình diễn ra thông suốt, liền
mạch. Bên cạnh đó, để phù hợp cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
tham gia xây dựng nhiều công trình hơn thì nhu cầu về lao động công nhân kỹ thuật
cũng vì thế mà tăng lên. Trong khi đó, lượng lao động nhàn rỗi trên thị trường đáp
ứng được yêu cầu của Công ty tương đối ít nên Công ty cần phải chuyển hướng



25

sang cả đào tạo công nhân mới vào nghề bằng hình thức cầm tay chỉ việc. Với đội
ngũ lao động trình độ cao tương đối nhiều, Công ty có thể lồng ghép các công nhân
mới cùng làm việc để họ học hỏi và nâng cao trình độ của chính bản thân.
Trong dài hạn, Công ty cũng cần nâng cao chất lượng của cán bộ chuyên
môn bên cạnh công nhân kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ chuyên môn tuy chỉ chiếm tỷ lệ
ít trong Công ty nhưng lại đóng vai trò quan trọng là quản lý, điều hành hoạt động
của toàn Công ty nên chất lượng của nguồn nhân lực này cũng rất cần được nâng
cao để phát triển trong dài hạn. Hiện nay, lực lượng này đang có kinh nghiệm hoạt
động tương đối cao, đều trên 8 năm làm việc tại Công ty nên hiểu rất rõ về Công ty,
dễ dàng hơn trong việc đưa ra tham mưu hay quyết định cho ban lãnh đạo, giúp
Công ty phát triển. Tuy nhiên, các cán bộ chuyên môn của Công ty có trình độ dưới
đại học là chủ yếu, hầu hết là tốt nghiệp trung cấp tại các trường không chuyên. Đây
cũng sẽ là một trở ngại cho các cán bộ này trong xử lý công việc vì kiến thức được
đào tạo chưa thực sự chuyên sâu. Chính vì vậy, Công ty đã tiến hành nâng cao chất
lượng của những cán bộ chủ chốt này bằng cách gửi đi học tại các lớp đào tạo
chuyên sâu chuyên môn kỹ thuật tại các trường đại học uy tín. Các cán bộ đi học
đều được tài trợ một khoản kinh phí nhất định để tham gia học tập đào tạo. Họ có
thể tham gia các lớp học vào buổi tối hoặc ngày cuối tuần để có thể vẫn hoàn thành
tốt công việc tại Công ty. Bên cạnh đó, Công ty có thể nâng cao chất lượng đội ngũ
này bằng cách tuyển dụng các cử nhân tại các trường đại học để nâng cao chất
lượng lao động ngay từ ban đầu.
Để cho chất lượng hoạt động của công nhân Công ty đạt được hiệu quả cao
thì Công ty cũng đã có những chính sách đãi ngộ tốt cho công nhân. Mức lương
thưởng luôn được cân nhắc để công nhân cảm thấy hài lòng với cống hiến mà mình
bỏ ra. Công ty cũng tích cực tổ chức liên hoan gặp mặt, tặng quà vào mỗi dịp lễ tết.
Chính sự quan tâm tận tình của Công ty mà công nhân rất gắn bó với Công ty, minh

chứng là hầu hết công nhân đều có thâm niên công tác ở Công ty đều trên 5 năm.
Đánh giá của sinh viên: Bên cạnh việc tăng số lượng nguồn nhân lực, Công
ty đã có sự quan tâm, lưu ý đến cải thiện chất lượng lao động hiện có. Bằng những
chương trình đào tạo ngắn hạn và chính sách lương thưởng đãi ngộ tốt đã giúp
Công ty có thể xây dựng được đội ngũ lao động với chuyên môn cao và gắn bó với
Công ty. Tuy nhiên, hiện nay, Công ty mới chỉ tập trung vào phát triển đội ngũ công
nhân kỹ thuật là chủ yếu, khối nhân sự văn phòng còn tương đối mỏng, trình độ
chưa có sự cải thiện, nâng cao.


×