Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Tác động công trình ngăn mặn giữ ngọt thảo long đến nuôi trồng thủy sản tại xã phú thanh, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.54 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CÔNG TRÌNH NGĂN MẶN GIỮ NGỌT
THẢO LONG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI XÃ PHÚ THANH, HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: SV2017 – 01 – 20

Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Phan Thị Hồng Nhung

Huế, 01/2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CÔNG TRÌNH NGĂN MẶN GIỮ NGỌT


THẢO LONG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI XÃ PHÚ THANH, HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: SV2017 – 01 – 20

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
(ký, họ tên)

Chủ nhiệm đềtài
(ký, họtên)

Huế, 01/2018


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
1. Phan Thị Hồng Nhung
2. Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
3. Đỗ Thị Thùy Linh

i


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2
3.Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài ................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNGMÔI

TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................................................4
1.1Cơ sở lý luận...............................................................................................................4
1.1.1Khái niệm về đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội.................................4
1.1.2Vai trò của đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội.....................................4
1.1.3Nội dung đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội .......................................5
1.1.4Lý luận về nuôi trồng thủy sản ................................................................................6
1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả .............................................................8
1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................8
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÔNG TRÌNH NGĂN MẶN GIỮ NGỌT THẢO LONG ĐẾN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TẠI XÃ PHÚ THANH, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ....................................................................................................12
2.1 Tổng quan về xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................12
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................12
2.1.1.1 Vị trí địa lí ........................................................................................................12
2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng.........................................................................................12
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết ................................................................................12
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................13
2.1.2.1 Dân số và lao động ............................................................................................13
2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Thanh ....................................................14
2.1.2.3 Các loại cây trồng vật nuôi của xã Phú Thanh ..................................................14
2.1.2.4 Cơ cấu kinh tế của xã Phú Thanh ......................................................................15
2.1.2Đặc điểm về công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long........................................17
2.2 Phân tích tác động môi trường của công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đến
nuôi trồng thủy sản ........................................................................................................18
2.3.Phân tích tác động kinh tế - xã hội của công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long
đến nuôi trồng thủy sản .................................................................................................19
2.3.1Năng lực sản xuất của hộ điều tra .........................................................................19
2.3.2Tình hình sử dụng vốn vay....................................................................................20
2.3.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản......................21

ii


2.3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra.21
2.4Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................23
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN CỦA XÃ PHÚ THANH, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ....................................................................................................25
3.1 Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản..............................................................25
3.2 Một số giải pháp chủ yếu cho hộ nuôi.....................................................................25
3.2.1 Giải pháp chung....................................................................................................25
3.2.2 Giải pháp cụ thể....................................................................................................26
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................28
3.1 Kết luận....................................................................................................................28
3.2 Kiến nghị .................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................30

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................14
Bảng 2 Tình hình các loại cây trồng vật nuôi................................................................14
Bảng 3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội..................................................16
Bảng 4 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi trồng thủy sản ..........................19
Bảng 5 Tình hình sử dụng đất đai của hộ nuôi trồng thủy sản......................................20
Bảng 7 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản ..................21
Bảng 8 Chi phí của hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra...............................21
Bảng 9 Kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản .............................................................22

Bảng 10 Hiệu quả hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ..............................................23

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế xã Phú Thanh năm 2008 ......................................................15
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế xã Phú Thanh năm 2016 ......................................................15

v


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài:“Tác động công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đến nuôi
trồng thủy sản tại xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
1.2. Mã số đề tài: SV2017 – 01 – 20
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Phan Thị Hồng Nhung
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện: Từ Tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Hệ thống cơ sở lý luận về tác động môi trường của các công trình cơ sở hạ tầng.
- Đánh giá tác động môi trường, kinh tế- xã hội của công trình ngăn mặn giữu
ngọt Thảo Long.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành cho công trình ngăn mặn giữ
ngọt Thảo Long.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long tác động đến nuôi trồng
thủy sản.
- Lý luận nuôi trồng thủy sản.
- Rút ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100
từ)
Đề tài: “Tác động công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đến nuôi trồng thủy
sản tại xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” là một đề tài khá mới
mẻ, trước đến nay chưa từng được nghiên cứu. Xét thấy mức độ cần thiết, quan trọng
trong thực tiễn, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của xã Phú Thanh nói riêng và
tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Chúng tôi tiến hành thực hiện quá trình điều tra, phân
tích sự ảnh hưởng về tác động của công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đến hiệu
quả kinh tế về nuôi trồng thủy sản. Qua đó, hộ nuôi trồng thủy sản cũng như chính
quyền xã cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi phương
vi


pháp nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao năng suất.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các
nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)
- Đánh giá được tình hình nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra, qua đó phân tích,
xử lý số liệu để có kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản của
hộ
- Phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra trước khi chưa có công
trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long và sau khi có công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo
Long khác nhau như thế nào? Chính vì vậy, rút ra được những nhận xét, so sánh kết
quả, hiệu quả kinh tế nhằm tìm ra được giải pháp cho hộ nông dân cũng như chính

quyền xã tạo điều kiện phát triển kinh tế.
5. Các sản phẩm của đề tài (nếu có)
6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp về mặt kinh tế - xã hội của xã Phú Thanh nói
riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Công trình đập Thảo Long có tác dụng
ngăn mặn giữ ngọt, chống hạn và nuôi trồng thủy sản, lưu trữ nguồn nước phục vụ
tưới cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt; phục vụ quá trình điều
tiết, xả lũ cho các công trình trên lưu vực sông Hương. Từ khi đưa vào sử dụng, công
trình đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc ngăn mặn giữ ngọt, đảm bảo
nguồn nước để phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp,…Tuy nhiên, việc giữ
ngọt đã làm cho nuôi trồng thủy sản của hộ nông dân ở xã Phú Thanh gặp nhiều khó
khăn, vì nước ngọt quá nhiều, nước mặn lại bị hạn chế, những năm gần đây người dân
nuôi trồng thủy sản bị lỗ. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra giải
pháp cho hộ nông dân cũng như chính quyền xã để có phương án tiến hành hiệu quả về
mặt kinh tế hơn nữa.

Ngày ……. tháng ….. năm 20….

Ngày ……. tháng ….. năm 20….

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự quy hoạch phát triển không ngừng của các ngành trong xã hội như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch - dịch vụ, đô thị hoá... nhằm đáp
ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức đến công tác
bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên sinh
vật, thay đổi khí hậu toàn cầu,... ngày càng nghiêm trọng. Để quản lý môi trường được
thắt chặt hơn, đánh giá tác động môi trường đã được đưa vào trong khuôn khổ Luật
Chính sách Môi trường Quốc gia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan toả ra nhiều nước khác
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Như vậy, đánh giá tác động môi trường là một
công cụ để quản lý môi trường và quản lý các hoạt động phát triển bền vững.
Nuôi trồng thủy sản đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn các
huyện, xã nói riêng đã từng là một hiện tượng, nó chính là một công cụ xóa đói giảm
nghèo “ siêu tốc” một nghề “siêu lợi nhuận”, nó đã thực sự bùng nỗ và mang lại
những kết quả đáng ghi nhận vào những năm 2002 trở về trước. Thế nhưng theo thời
gian, nuôi trồng thủy sản cũng chính là nhân tố cốt lõi khiến rất nhiều hộ nuôi phải
rơi vào cảnh khó khăn, nợ nần. Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân chính dẫn đến điều này
xuất phát từ đâu? Việc bùng nổ quá mức về nuôi trồng thủy sản đã khiến môi trường
nước ngày càng trở nên ô nhiễm, mà tác nhân chính xuất phát từ thức ăn dư thừa, dư
lượng thuốc hóa học, nguồn nước xã thải của các hồ nuôi, đặc biệt hơn đối với các hộ
nuôi chắn sáo và lưới làm cho vấn đề nhiễm ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, tác
động của biến đổi khí hậu đang ngày một ảnh hưởng trực tiếp đến vùng phá Tam
Giang – Cầu Hai (huyện Phú Vang). Rõ nét nhất là hiện tượng nước biển dâng và sạt
lở đất. Địa hình các xã trên địa bàn huyện Phú Vang khá phức tạp. Một bên là biển,
một bên là phá, khoảng cách có đoạn chưa đầy 1km, do đó dọc hai bên bờ biển đang
chịu ảnh hưởng của sạt lở và nước biển dâng. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hệ
sinh thái cũng thay đổi theo thời gian. Lường trước điều này, ngay từ năm 2001, tỉnh
Thừa Thiên - Huế đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai
xây dựng công trình đập ngăn mặn Thảo Long tại xã Phú Thanh, đây là công trình
thuỷ lợi trọng điểm ở Thừa Thiên - Huế. Nhiệm vụ chính của đập là ngăn mặn, giữ
ngọt cho hệ thống sông Hương, sông Bồ; đảm bảo cung cấp nước đủ tiêu chuẩn cho

mọi nhu cầu kinh tế, dân sinh trong tỉnh; tăng cường chống lũ cho hồ Tả Trạch, góp
phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch ở sông Hương và vùng đầm
phá. Ngoài ra, công trình còn đảm bảo giao thông thủy tải trọng thuyền 50T và giao
thông bộ xe 13T, nhờ vậy, sự lưu thông của người dân ở huyện Phú Vang cũng trở
nên dễ dàng hơn. Nhưng bên cạnh đó, công trình cũng tồn tại những bất cập điển
hình như việc thoát nước lũ chậm, gây ngập úng trong thời gian dài gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây. Sự ô nhiễm môi
trường, rác thải, xác động vật, thực vật đổ về làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về

1


ngoài da, đường ruột... là vấn đề gây nhức nhối cho người dân và chính quyền của
huyện. Chính vì lý do đó, nhóm thực hiện nghiên cứu về phân tích tác động của công
trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đến nuôi trồng thủy sản ở xã Phú Thanh, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tìm ra định hướng và giải pháp cho người dân
cũng như chính quyền địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Hệ thống cơ sở lý luận về tác động môi trường của các công trình cơ sở hạ
tầng.
- Đánh giá tác động môi trường, kinh tế- xã hội của công trình ngăn mặn giữu
ngọt Thảo Long.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành cho công trình ngăn mặn giữ
ngọt Thảo Long.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long tác động đến nuôi trồng
thủy sản.
- Lý luận nuôi trồng thủy sản.
- Rút ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về đánh giá tác động
môi trường, kinh tế - xã hội của công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đến nuôi
trồng thủy sản tại xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Đối tượng khảo sát: hộ gia đình sống bên trong đập Thảo Long tại xã Phú
Thanh huyện Phú Vang
 Phạm vi nghiên cứu:
- Sử dụng số liệu thứ cấp 2009 (trước) - 2016 (sau)
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2009 đến năm 2016.
- Phạm vi về không gian: Tại địa bàn xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế..

2


3. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài
Thời gian
(từ ngày- đến
ngày)
15/11/2016 đến
30/12/2016

02/2017 đến
05/2017

06/2017 đến
08/2017
09/2017 đến
11/2017


Nội dung công việc
- Hoàn thành bản thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học
- Nộp giấy giới thiệu tại cơ sở nghiên cứu
- Tìm hiểu thông tin chung của Ủy ban nhân dân xã Phú Thanh
- Nghiên cứu về tình hình nuôi trồng thủy sản của xã Phú Thanh
- Nhận giấy giới thiệu của xã phục vụ cho công tác điều tra
- Viết báo cáo chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng, thiết kế bảng hỏi
- Phỏng vấn sâu, điều tra hộ, hoàn thành bảng hỏi
- Quan sát thực tế các hồ nuôi của hộ điều tra
- Thu thập số liệu thứ cấp tại xã Phú Thanh
- Xử lý số liệu
- Tìm kiếm tài liệu, lấy thông tin phục vụ cho bài báo cáo
- Hoàn thiện bài báo cáo
- Cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và anh chị cán bộ xã đã
giúp đỡ trong những buổi hướng dẫn vừa qua

3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội
 Đánh giá tác động môi trường
Luật BVMT 2005 đã định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình
phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học,
kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các

giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”.
“Ðánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ
môi trường”.
 Đánh giá tác động xã hội
“Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về
mặt xã hội của một hành động đối với cuộc sống thường ngày của con người hay cộng
đồng. Và cũng có thể định nghĩa là đánh giá tác động chuyên ngành liên quan đến
đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật tự xã hội. Đặc biệt là
những thay đổi mà việc phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội, trong cộng đồng
(dân số, cấu trúc,…), trong chất lượng và lối sống, ngôn ngữ, tập quán.” (Theo Bộ Lao
động - Thương binh và xã hội).
 Đánh giá tác động kinh tế
“Đánh giá tác động xã hội là nhằm đánh giá hiệu quả mà dự án đem lại đối với
toàn bộ nền kinh tế và lượng hóa bằng tiền giá trị các kết quả của dự án đối với mọi
thành viên trong xã hội nói chung” (Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)
1.1.2 Vai trò của đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội
Đánh giá tác độ ng môi trư ờ ng
- Là công cụ để quy hoạch phát triển: cung cấp các thông tin về tác động môi
trường của dự án, chính sách cho các cơ quan ra quyết định
- Là công cụ để quản lý các hoạt động phát triển.
- Là công cụ để thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4


Đánh giá tác độ ng kinh tế
- Là công cụ cung cấp thông tin giúp cho người ra quyết định trong việc lựa chọn

dự án.
- Giúp cho việc thực hiện dự án đạt hiệu quả và khả thi hơn.
Đánh giá tác độ ng xã hôi
- Cung cấp những thông tin cơ cở để thiết kế các chiến lược mang tính xã hội của
dự án.
- Là công cụ giúp hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào
bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.3 Nội dung đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội
 Đánh giá kinh tế
- Phân tích Chi phí - Lợi ích là ước lượng và tính tổng giá trị bằng tiền tương
đương đối với những lợi ích và chi phí của cộng đồng từ các dự án nhằm xác định xem
chúng có đáng để đầu tư hay không. Các dự án này có thể là xây dựng đập ngăn nước
mặn hay đường cao tốc, hay có thể là các chương trình đào tạo và các hệ thống chăm
sóc sức khoẻ.
-Phân tích chi phí - lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định đưa ra
những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm
giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
- Phương pháp Chi phí – Lợi ích là:
+ Một công cụ đánh giá các chương trình, dự án.
+ Xem xét đến tất cả các chi phí và lợi ích.
+ Quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế (chương trình hay dự án có đem lại
phúc lợi cho xã hội hay không).
+ Xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung.
- Phương pháp Chi phí – Lợi ích sẽ làm phép so sánh những lợi ích thu về do các
hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra.
 Đánh giá tác động môi trường
Những hoạt động của dự án tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi
hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định

lựa chọn được phương án khả thi và tối ưu nhất.
 Các bước tiến hành đánh giá tác động môi trường
Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.
Bước 2: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường,
kinh tế - xã hội.
Bước 3: Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

5


Bước 4: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường của dự án như: khí thải,
nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn,… xác định các loại chất thải phát sinh trong quá
trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu
thập,…
Bước 5: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên
đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực
hiện dự án.
Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi
trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
 Đánh giá tác động xã hội
- Đánh giá tác động xã hội nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực của sự
thay đổi có thể chấp nhận bởi đa số người dân, là những người dự kiện sẽ được hưởng
lợi từ dự án và khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra đối với
dự án.
- Những vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá tác động xã hội: xóa đói, nghèo;
đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi, bảo đảm môi trường bền vững,
tăng cường quan hệ đối tác, cơ sở hạ tầng vững chắc...
Nguyên tắc đánh giá tác động xã hội
- Phân tích các tác động đến cộng đồng và các nhân một cách cân bằng: xác định
một cách rõ ràng những cá nhân và tập thể được hưởng lợi, những các nhân và tập thể

chịu thiệt thòi và những cá nhân tập thể bị tổn thương nhất khi triển khai dự án.
- Đánh giá có trọng tâm: tập trung vào đánh giá những vấn đề quan trọng nhất.
- Xác định các phương pháp, các giả thiết và cách định nghĩa về ý nghĩa của các
tác động: trình bày cách đánh giá tác động xã hội, các giả thiết được sử dụng và cách
xác định nghĩa của các tác động.
- Đưa đánh giá tác động xã hội vào thực tiễn.
- Xác định nguồn gốc của số liệu: sử dụng các tài liệu, các bản báo cáo của vùng,
khu vực bị tác động.
- Khắc phục những thiếu sót của số liệu: đánh giá các hạn chế của số liệu.
1.1.4 Lý luận về nuôi trồng thủy sản
Ở các tỉnh nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, nuôi trồng thủy sản đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh và tạo thu nhập cho người
dân. Nuôi trồng thủy sản giữ được một ví trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông
nghiệp và cũng là một công cụ giúp cho người dân xóa đói nghèo với những khoản lợi
nhuận lớn vào những năm 2010 trở về trước. Theo thời gian trôi qua, khi có sự xuất
hiện của đập ngăn mặn giữu ngọt Thảo Long rất nhiều hộ rơi vào tình trạng thua lỗ,
khó khăn. Vậy nguyên nhân từ đâu làm cho kết quả nuôi trồng thủy sản bị giảm sút
như vậy? Vì theo những gì nhóm điều tra, thì đôií tượng nuôi được hộ lựa chọn là
những con giống mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, chúng cũng là sản phẩm được

6


người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng nhiều. Cùng với kỹ thuật và chăm sóc rất nghiêm
ngặt. Việc ngăn dòng nước mặn khiên cho hộ không cung cấp đủ nguồn nước mặn cho
cá, vì đây là loại các nước lợ. Đó cũng chính là tác nhân chính làm cho kết quả nuôi
trồng thủy sản ngày càng giảm sút và dẫn đến thua lỗ.
Xã Phú Thanh là một xã còn nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngành nuôi trồng
thủy sản là nghề truyền thống và có từ rất lâu, đó cũng là cơ sở cho việc phát triển
nghề nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Đối tượng nuôi trồng thủy sản hằng năm của

hộ là cá đối, các nâu, cua,…đã mang lại kết quả rất tốt trong những năm trước, nhưng
sau đó do nguồn nước mặn không đủ cung cấp cho đối tượng nuôi làm cho các hộ nuôi
rơi vào rình trạng khó khăn, thua lỗ.
Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sản là vấn đề quan trọng
trong nuôi trồng thủy sản vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và
phát triển riêng. Quá trình sinh trưởng và phát triển đó lại phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên, mà mỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau. Chính những
điều này nên những quy định của hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối phức tạp
hơn so với các hoạt động sản xuất vật chất khác. Hoạt động nuôi xen ghép cũng là một
trong những mãng thuộc nuôi trồng thủy sản. Do đó, muốn nghiên cứu về hoạt động
nuôi xen ghép thì trước tiên ta phải tìm hiểu các đặc điểm của nó, cụthể:
- Giống là khâu then chốt, quyết định thành bại của hình thức nuôi này:
Từ thực tế sản xuất, cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng chủ
lực bao gồm: tôm sú -cá kình -cua. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thểcủa từng địa
phương có thể xen thêm các đối tượng khác như: cá dìa, cá nâu, cá đối, cá rô phi,
rong câu, tôm đất
Khi thả nuôi cá kình, cần chú ý: để tránh gây sốc cho cá kình, cần thuần hóa
(bằng cách hạ độ mặn) trước khi thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp. Đồng thời, ta cần
phải nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kình, mùa vụ xuất hiện giống, làm cơ sở
cho công tác chuyển đổi.
- Hoàn thiện quy trình kỹthuật nuôi:
Trước đây, chỉ nuôi tôm sú năng suất từ 2 - 3 tấn/ha thì yêu cầu kỹthuật đặt ra
khá chặt chẽ và chi phí cho việc xử lý ao hồ cũng không dưới 10 triệu đồng/ha. Ngày
nay, khi mọi việc đã thayđổi, người dân có xu hướng thả thưa và nuôi hỗn hợp nhiều
đối tượng thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật cần điều chỉnh để sát với tình hình thực
tế:
+ Đối với những ao hồ quá sâu, không có khả năng phơi đáy và khi bơm tát có
thể làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng sáo để thấy (bắt) hoặc lưới kéo bớt cá tạp rồi
thảthẳng tôm sú 45 ngày tuổi, cá kình, cua với mật độthưa.
+ Đối với những ao hồcó diện tích lớn (từ2 ha trởlên) không có kinh phí đểxử lý

ao hồ thì nên áp dụng hình thức nuôi quảng canh cải tiến bằng cách: xử lý 1/3 diện tích
ao, ương tôm P15 đủ nhu cầu của gia đình. Sau 45 ngày bung tôm ra phần diện tích
còn lại với mật độ2 con tôm/m2 + 0,5 con cá kình/m2 + 30 kg cua giống/ha.
7


Với những ao hồ có khả năng xử lý, cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tối đa đầu
vàokhông cần thiết, chú trọng nhiều đến việc dùng vôi và đúc rút kinh nghiệm của
gia đình và địa phương để lựa chọn cách nuôi phù hợp với tài chính và quản lý của
gia đình
1.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Sản lượng thủy sản (Q): là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được trong
một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm)
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi được
trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm)
GO = ∑Qi * Pi (i=1, 2, …,)
Qi: Số lượng sản phẩm i
Pi: Giá sản phẩm i
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất bằng tiền mà chủ thể phải bỏ
ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm
Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi trồng của
hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu phản
ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi, là cơ sở để
thực hiện tái sản xuất mởrộng, cải thiện đời sống người nuôi.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - khấu hao TSCĐ - lãi vay - thuế, phí, lệ phí
 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị chi

phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ
nhất định.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
- Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI/IC): Cho biết một đồng chi phí
trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi.
1.2 Cơ sở thực tiễn
 Cống đập Ba Lai:
- Dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre (còn gọi là dự án Ba Lai) được Chính phủ phê
duyệt dự án tiền khả thi năm 2000. Đập Ba Lai là một trong 9 hạng mục của dự án
ngọt hóa Bắc Bến Tre, và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất đồng bằng
Sông Cửu Long. Dự án đầu tư xây dựng sẽ phục vụ cho 4 huyện Giồng Trôm, Ba Tri,
Châu Thành, Bình Đại và thị xã Bến Tre. Mục tiêu của dự án là ngăn mặn, giữ ngọt,
tạo nguồn ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất cho 115.000 ha đất tự nhiên,
8


88.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và phục vụ sinh hoạt cho gần 1 triệu
dân sống trong vùng dự án. Kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ và cải tạo môi
trường sinh thái vùng dự án.
- Năm 2000, Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư cống đập Ba Lai, cù lao An Hóa
nằm giữa sông Ba Lai và sông Tiền chạy qua hai huyện Bình Đại và Châu Thành được
quy hoạch là vùng ngọt hóa của dự án ngọt hóa bắc Bến Tre nhưng cống đập Ba Lai đã
không phát huy hiệu quả. Hơn 1.000 ha mía theo quy hoạch cung ứng nguyên liệu cho
Nhà máy Mía đường Bến Tre, đến gần cuối vụ đất bị nhiễm mặn phải đốn sớm nên
chữ đường thấp, bán không được giá. Đất trồng lúa nằm sâu trong nội đồng cũng bị
nhiễm mặn vụ ba, phải đầu tư cao nên thu hoạch chỉ đủ hoàn vốn. Trong chương trình
khuyến nông cây trồng của vùng ngọt hóa có cả cây xoài nhưng sau hai năm, rễ gặp
nước mặn chết khô.
- Cũng trong thời điểm này, nước mặn từ biển Đông lấn sâu vào sông Mỹ Tho

rồi từ đây, nước mặn lấn vào kênh Giao Hòa, chảy trở ngược xuống sông Ba Lai làm
cho một khu vực rộng phía thượng nguồn cống, đập Ba Lai bị nhiễm mặn. Theo dự
báo, nếu tình trạng này kéo dài, lòng sông Ba Lai càng ngày càng cạn dần sẽ dẫn đến
thiếu nước sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng vào mùa khô.
- Ngoài hạ thấp mực nước vào mùa khô, khi hệ thống cống Ba Lai đóng lại tạo ra
nhiều khu vực nước phèn tại những nơi giáp nước. Ở vùng giáp nước thuộc xã Phong
Nẫm, Phong Mỹ (huyện Giồng Trôm) nước trở màu xanh, rong rêu phát triển mạnh,
điều đó cho thấy hàm lượng phèn tụ lại rất cao.
- Rõ ràng việc xuất hiện những biến đổi môi trường trên là do dự án ngọt hóa
Bắc Bến Tre chưa thi công đồng bộ các công trình, chế độ vận hành cống Ba Lai chưa
hợp lý. Môi trường diễn biến bước đầu tuy tích cực cho sản xuất nông nghiệp, nhưng
nhiều mặt vẫn còn hạn chế, cần điều chỉnh và tiếp tục được đầu tư.
- Giáo sư Đào Công Tiến, (Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM) đã phát biểu: “Chống mặn cho đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết nhưng
phải tính đến hiệu quả của nó là nông dân được gì, hiệu quả kinh tế ra sao. Chúng ta đã
tiến hành đê bao khép kín, đẩy lũ ra sông để ngọt hóa đồng bằng sông Cửu Long là
đồng nghĩa với việc đương đầu với lũ sông. Sau lũ sông sẽ đến lũ biển. Chúng ta phải
chuẩn bị tư thế đương đầu với lũ biển, khi lũ biển dâng cao cống đập không đủ sức
ngăn chặn. Cần quan tâm đến quy luật tự nhiên sinh thái mặn, ngọt. Thích ứng với quy
luật đó là ngăn mặn cục bộ theo quy luật thủy triều thì mới mong đương đầu được với
lũ biển.”
 Dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau
- Kỹ sư Lương Ngọc Lân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Bạc Liêu, cho biết: Kể từ năm 1997, sau khi dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau
hoàn thành thì sản xuất trong vùng có sự chuyển biến tích cực, người dân chuyển từ
độc canh cây lúa sang sản xuất từ hai đến ba vụ lúa hoặc màu trong năm, năng suất,
chất lượng không ngừng nâng lên. Thế nhưng, riêng ở tỉnh Bạc Liêu có hàng nghìn ha
9



đất hoang hóa do trũng, phèn mặn thuộc các huyện Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai
trồng lúa kém hiệu quả, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, hộ đói, hộ nghèo chiếm
khá lớn. Ðể phá vỡ "bế tắc" này, năm 2001, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định chuyển
đổi 75 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả khu vực này sang nuôi trồng thủy sản và kể
từ đó đến nay trong vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, gồm các tỉnh Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau... luôn xảy ra tranh chấp giữa hai vùng sinh thái mặn - ngọt, giữa người
nuôi tôm và người trồng lúa.
- Từ năm 2001 đến nay, khi Bạc Liêu cho chuyển đổi gần 80 nghìn ha đất trồng
lúa (hệ sinh thái ngọt) sang nuôi tôm (hệ sinh thái mặn) thì một phần diện tích trong
khu vực bán đảo Cà Mau (khu vực U Minh Hạ và U Minh Thượng) không còn nguồn
nước ngọt đổ về để trồng lúa nữa, bởi tỉnh Bạc Liêu đã đắp các đập chặn đứng nguồn
nước ngọt dẫn về Cà Mau theo kênh xáng Quản Lộ- Phụng Hiệp.
- Theo Chi cục trưởng Thủy lợi Bạc Liêu Lai Thanh Ẩn, sự bất cập trong vùng
bán đảo Cà Mau là không có hệ thống công trình bền vững để phân hai vùng sinh thái
ngọt - mặn riêng biệt. Do đó, mỗi khi tỉnh Bạc Liêu điều tiết nước mặn vào khu vực
chuyển đổi nuôi tôm phải bắt buộc đắp hàng loạt đập ngăn mặn ven kênh xáng Quản
Lộ - Phụng Hiệp để bảo đảm giữ ngọt cho vùng sản xuất lúa ổn định khoảng 80 nghìn
ha của Bạc Liêu. Do hệ thống đập ngăn mặn không bảo đảm nên luôn xảy ra xâm nhập
mặn khu vực sản xuất lúa trọng điểm của Bạc Liêu, đồng thời nước mặn xâm nhập
sang tỉnh Sóc Trăng. Chính đắp đập tạm nên khả năng kiểm soát nguồn nước không
chủ động, công trình không an toàn, thường xuyên xảy ra vỡ đập. Sự bất cập nữa là khi
đắp đập tạm, khu vực trong đập nguồn nước bị tù đọng, không lưu thông, môi trường ô
nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước lúc nào cũng đen ngòm, mùi hôi bốc lên, ảnh hưởng
rất lớn đến sinh hoạt, sản xuất của bà con.
- "Giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết tranh chấp mặn - ngọt trong vùng bán
đảo Cà Mau, cũng như bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt cho khu vực sản xuất lúa ổn định
của vùng, đồng thời bảo đảm đủ nước mặn phục vụ cho khu vực chuyển đổi của Bạc
Liêu, là cần sớm xây dựng hệ thống thủy lợi phân ranh mặn - ngọt dọc theo tuyến kênh
Quản Lộ- Phụng Hiệp" - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Hoàng
Bê khẳng định.

- Thế nhưng, chương trình ngọt hoá bán đảo Cà Mau đã để lại hệ thống cống ở
tất cả các con sông dọc theo quản lộ Phụng Hiệp và quốc lộ 63, cái thì đóng, cái thì mở
tuỳ tiện làm cho dòng nước không còn lưu thông như quy luật ngàn đời của nó. Bao
nhiêu chất thảy xuống sông đều bị ứ đọng, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, nhiều vùng
nuôi tôm liên tục bị phá sản, con sông Cà Mau nằm giữa lòng thành phố trở thành
dòng nước đen, mùi hôi bốc lên nồng nặc.
Qua 2 công trình cống đập Ba Lai và dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau, từ đó rút
ra được những kinh nghiệm thực tiễn cho công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long
tỉnh Thừa Thiên Huế:

10


Thứ nhất là khảo sát vị trí địa lý địa hình của địa phương nhằm chọn được vị trí
xây dựng phù hợp tránh tình trạng công trình xây dựng xong địa phương vẫn bị xâm
nhập măn.
Thứ hai là trước khi xây dựng cần có các chính sách di dời dân cư, thu hoạch hoa
màu, sản phầm nông nghiệp nhằm hạn chế những tổn thất kinh tế cho người dân.
Thứ ba, tránh ngăn xâm nhập mặn vùng này mà lại xâm ngập mặn vùng khác
Thứ tư, xây dựng đảm bảo kĩ thuật tránh tình trạng vừa mới xây dựng đã hư hỏng

11


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÔNG TRÌNH NGĂN MẶN GIỮ NGỌT THẢO LONG ĐẾN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TẠIXÃ PHÚ THANH, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
2.1 Tổng quan về xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí
Xã Phú Thanh có tổng diện tích 7,67 km2 phía Đông giáp thị trấn Thuận An, phía
Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp xã Phú Mậu, xã Phú Dương và xã Phú An,
phía Bắc giáp thị xã Hương Trà. Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh
Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền. Điểm cực Nam:
15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật,
huyện Nam Đông. Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản
Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57''
kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
- Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài
trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm
Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản.
- Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi
hệ thống sông ngòi, đồi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và
đường thủy. Diện tích tự nhiên 28.031,80 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha,
đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha. Mùa nắng gió TâyNam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ
tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy
sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
- Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven
biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
+ Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm
khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung
chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời
sống của nhân dân.

12



+ Mùa nắng gió Tây-Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng
bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong
các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Lao động là một trong những nhân tố quyết định đến quá trình sản xuất. Trong
quá trình phát triển kinh tế của một địa phương, của một quốc gia thì nguồn lao động
là một nhân tố đầu vào không thể thiếu. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, đào tạo
lao động và công ăn việc làm cho con người là vấn đề cấp bách.
 Tình hình dân số lao động xã Phú Thanh trước khi có công trình ngăn mặn
giữ ngọt Thảo Long
- Công tác dân số ngày càng được quan tâm: tổ chức 3 đợt chiến dịch truyền
thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kết quả
thực hiện hai biện pháp tránh thai chính đạt 145% kế hoạch năm; tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em và ngăn ngừa trẻ em lang thang. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên 1,25%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 23,0% (15 trường hợp sinh con thứ 3
trở lên trong tổng số 65 trường hợp sinh)
- Công tác lao động việc làm: tạo điều kiện giới thiệu việc làm cho 235 lao động
đi tìm kiếm việc làm. Mặc dù công tác xuất khẩu lao động thường xuyên được quan
tâm, tuyên truyền vận động. Song thanh niên trong độ tuổi lao động ở địa phương rời
khỏi địa phương vào làm ăn ở các tỉnh phía Nam hơn 70%. Vì vậy việc thực hiện xuất
khẩu lao động còn gặp nhiều khó
 Tình hình dân số lao động xã Phú Thanh khi có công trình ngăn mặn giữ
ngọt Thảo Long
- Công tác dân số kế hoạch gia đình năm 2015: tổng số sinh 54, tổng số tử 19, tỷ
lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,76% (vượt chỉ tiêu 1,1%), tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
12,9%. Công tác dân số, dụng cụ tử cung thực hiện 37/45 đạt 82,2%, đình sản chỉ tiêu
01, thực hiện 0 đạt 0%, bao cao su thực hiện 69/66 đạt 104%, thuốc tránh thai uống

thực hiện 66/60 đạt 110%, thuốc tránh thai cấy thực hiện 2/2 đạt 100%
- Công tác đào tạo nghê tổng số đã đào tạo được 74 lao động tham gia trong đó
lớp kĩ thuật trồng nấm 30 lao động, đan lát ghế nhựa 32 lao động, mộc 12 lao động.

13


2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Thanh
Bảng 1 Tình hình sử dụng đất đai
Chênh lệch
Đơn vị tính 2009
2016
Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
(+/-)
Đất nông nghiệp
Ha
445,93 460,37
14,44
103,24
Đất sản xuất nông nghiệp Ha
441,93 457,83
15,9
1,04
Đất trồng lúa
Ha
394,85 421,78
26,93
1,07
Đất trồng cây hàng năm

Ha
437,95 437,46
-0,49
0,99
Đất nuôi trồng thủy sản
Ha
4
2,54
-1,46
63,5
Đất phi nông nghiệp
Ha
313,04 298,02
-15,02
0,95
Đất chưa sử dụng
Ha
7,95
8,17
0,22
1,03
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Phú Thanh năm 2009 và 2016)
Nhận xét: Qua bảng tình hình sử dụng đất năm 2008 ta thấy đất nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn 58,15% trên tổng diện tích đất. Trong đó đất dùng cho sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu chiếm 99,1%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm một tỷ trọng nhỏ
chỉ chiếm 0,9%. Đất lâm nghiệp và đất khác hầu như không có. So với năm 2008 tổng
diện tích đất tự nhiên có sự thay đổi nhưng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng các loại
đất lại có sự thay đổi khá rõ, cụ thể: Đất nông nghiệp tăng từ 58,15% lên 59,73%, với
đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế 99,45 %. Từ những thay đổi trên ta thấy
được người dân xã Phú Thanh huyện Phú Vang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng

lúa. Đặc biệt là sau khi có công trình diện tích đất trồng lúa tăng lên rõ rệt. Ngược lại
sau khi có công trình diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự giảm mạnh từ 0,9% xuống
còn 0,55% cho thấy công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long gây ra nhiều khó khăn
trong sản xuất. Đất lâm nghiệp và các loại đất khác không thay đổi.
2.1.2.3 Các loại cây trồng vật nuôi của xã Phú Thanh
Bảng 2 Tình hình các loại cây trồng vật nuôi
Đơn vị tính
2009
2016
Chênh lệch

%
Chỉ tiêu
Diện tích trồng lúa
Ha
394,85 421,78
26,93
10,68
DIện tích trồng cây khác
Ha
7
6,7
-0,3
0,96
Trâu
Con
51
44
-7
0,86


Con
520
510
-10
0,98
Lợn/heo
Con
497
484
-13
0,97

Con
5306
5268
-38
0,99
Vịt
Con
4657
4573
-84
0,98
Ngan/vịt xiêm/ ngỗng
Con
65
58
-7
0,89

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Phú Thanh năm 2009 và 2016)

14


Nhận xét: Về cây trồng, lúa là cây trồng chủ yếu chiếm 98,16%, các loại cây
trồng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1,84%. Về vật nuôi, vật nuôi của xã khá đa dạng phong
phú trong đó chiếm tỷ trọng lớn gồm gà 48,30%; vịt 41,97%, chiếm tỷ trọng thấp nhất
là trâu với 0,05% và ngan/vịt xiêm/ngỗng với 0,005%. Những vật nuôi có giá trị kinh
tế cao được các địa phương nuôi nhiều. Nhìn chung sau khi có công trình ngăn mặn
giữ ngọt Thảo Long diện tích trồng lúa tăng, nhờ có công trình mà guồn nước tưới tiêu
cho hoạt động trồng lúa đảm bảo, tuy nhiên số lượng vật nuôi lại giảm, những không
đáng kể, một số người dân giảm chăn nuôi để tập trung vào sản xuất lúa.
2.1.2.4 Cơ cấu kinh tế của xã Phú Thanh

16,7

15,5
67,8

Nông lâm ngư nghiệp

Công nghiệp xây dựng

Dich vụ

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế xã Phú Thanh năm 2008

22


21

Nông lâm ngư nghiệp

57

Công nghiệp xây dựng

Dịch vụ

Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế xã Phú Thanh năm 2016
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội xã Phú Thanh 2005-2010)

15


Nhận xét: Trong cơ cấu nền kinh tế của xã tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu
thế. Đến năm 2016 nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo tuy nhiên đã có
sự dịch chuyển cơ cấu ngành cụ thể: ngành công nghiệp xây dựng tăng 5,5% từ 15,5%
lên 21%, ngành dịch vụ tăng 5,3% từ 16,7% lên 22%, ngành nông lâm ngư nghiệp
giảm 10,8% từ 67,8% xuống còn 57%.
- Phú Vang có những chuyển biến tích cực, nhiều ngành duy trì được tốc độ tăng
trưởng. Đặc biệt là ngành công nghiệp và thủy sản. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các lĩnh vực văn hóa, xã
hội có bước phát triển, tình tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định,
đời sống nhân dân ngày một cải thiện.
- Phú Vang vẫn là huyện là nông-lâm-ngư nghiệp, nền kinh tế cũng như đời sống
nhân dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phải là ngành động lực lôi kéo ngành dịch vụ
và các ngành kinh tế khác phát triển, nhưng có đóng góp ngày càng lớn cho phát triển

kinh tế của huyện. Cơ cấu kinh tế vùng đầm phá, ven biển chuyển mạnh theo hướng
phát triển thủy sản.
 Kinh tế - xã hội xã Phú Thanh
Bảng 3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Đơn vị
Chênh
2009 2016
%
Chỉ tiêu
tính
lệch
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
%
11,6
15
3,4
129,31
-Nông nghiệp tăng
%
4,2
6
1,8
142,86
-Các ngành dịch vụ tăng
%
18,5
22
3,5
118,92
-Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

%
17,7
20
2,3
112,99
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng thêm
Tỷ đồng
3,5
8
4,5
288,57
Thu ngân sách xã
Tỷ đồng 1,967 3,868 1901 196,64
Chi ngân sách xã
Tỷ đồng 1,966 3,868 1902 196,74
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
%
12
7,63 -4,37 63,58
Giới thiệu việc làm mới và đào tạo nghề
Lao động 200
275
75
137,5
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2010 của UBND xã Phú Thanh)
Nhận xét: Năm 2009 tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa
phương trong tinh thần chủ động, phấn đấu vươn lên mặc dù điều kiện thời tiết diễn
biến cực kỳ phức tạp, khó lường của thiên tai dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã, sản
xuất gặp nhiều khó khăn, thách thức, giá cả tăng ảnh hưởng triều cường ngập úng giữa
vụ hè thu. Đó là giai đoạn lúa đang thu hoạch đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã

hội của người dân ở xã
- Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, giá cả một số vật tư, hàng hóa thiết
yếu tăng cao, thời tiết có những thay đối theo chiều hướng xấu đã ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế - xã hội của nhân dân trên địa bàn xã. Nhờ nổ lực phấn đấu khắc phục khó
16


×