Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp văn xá đông tại xã hương văn, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.84 KB, 54 trang )

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức để phát huy sức mạnh của tập thể, của từng xã viên tham gia
HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã
hội của đất nước [8;23].
HTX Việt Nam hình thành sau khi miền Bắc được giải phóng (1957 -
1958). Đến nay cả nước có hơn 8.500 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) với
tổng xã viên hơn 6,9 triệu hộ trong đó có 6,5 triệu hộ nông dân. Bình quân
một HTX nông nghiệp có 1.079 xã viên và hộ xã viên. Nhiều HTX đã tham
gia cung ứng dịch vụ thiết yếu cho xã viên, cụ thể có 72% số HTX làm dịch
vụ thuỷ lợi, 43% cung ứng vật tư, 56% làm dịch vụ điện, 38% làm dịch vụ
khoa học - kỹ thuật, 15% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Một số HTX đã mở
rộng các loại hình dịch vụ gắn với việc đáp ứng các nhu cầu sản xuất của các
hộ xã viên như dịch vụ tín dụng nội bộ (15,1% HTXNN), dịch vụ tư vấn
thông tin cũng như các dịch vụ phục vụ đời sống, văn hoá, môi trường, nước
sạch, dạy nghề, hiếu hỉ, [3].
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển, đã xuất hiện nhiều HTX điển
hình, có tác động thiết thực đến phát triển kinh tế của các hộ thành viên, tạo
động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và xây dựng nông
thôn mới như HTX Bình Tây (Tiền Giang), HTX Duy Sơn II (Quảng Nam),
HTXNN Thiệu Hưng (Thanh Hoá), HTX Anh Đào (Lâm Đồng), HTXNN
Phú Nham (Yên Bái),
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít,
khả năng cạnh tranh thấp, chậm đổi mới, năng lực nội tại của các HTX còn
yếu; đội ngũ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, lại không ổn định làm việc
lâu dài trong HTX. Chính những khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng hoạt động của HTX ở Việt Nam: Số lượng HTX khá giỏi tăng
chưa nhiều, nhiều HTX hoạt động cầm chừng và yếu kém đi; không ít các


HTX mới làm được dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống khâu chế biến, tiêu thụ sản
1
phẩm, cung cấp tín dụng cho xã viên, chưa mạnh dạn thực hiện liên doanh,
liên kết để mở thêm nhiều ngành nghề mới [3].
Hợp tác xã tại Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, có xu hướng phát
triển về mặt số lượng, năm 2000 có 209 HTX. Đến nay, toàn tỉnh có 343 tổ
hợp tác, 293 HTX, trong đó 162 HTX nông nghiệp, 15 HTX công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, 17 HTX giao thông, 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn, 5
HTX xây dựng, 38 HTX thủy sản, 7 quỹ tín dụng nhân dân, 2 HTX thương
mại - dịch vụ. Nhìn chung, các HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng có
hiệu quả, các dịch vụ phục vụ xã viên được mở rộng hơn; vai trò của cán bộ
quản lý, điều hành HTX ngày càng tăng. Trong nông nghiệp, vai trò HTX thể
hiện rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, việc ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và huy động
đóng góp của nhân dân để hoàn thành các chương trình kiên cố kênh mương,
bê tông hóa đường giao thông nông thôn, [7]. Mặc dù vậy các HTX tại
Thừa thiên Huế vẫn mắc những trở ngại và khó khăn chung của HTX cả nước
như: nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít, đội ngũ HTX còn yếu, khả
năng cạnh tranh thấp, đội ngũ cán bộ HTX còn yếu, [5]. Nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của HTX việc đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX nông
nghiệp có vai trò rất quan trọng, cho nên tôi đã thực hiện đề tài "Đánh giá
hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp Văn Xá Đông tại xã
Hương Văn, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế"
1.2. Mục tiêu của đề tài
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động của hợp tác xã Văn Xá Đông, xã Hương
Văn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã Văn Xá Đông, xã Hương
Văn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Tìm hiểu vai trò của hợp tác xã Văn Xá Đông, xã Hương Văn, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với sinh kế của xã viên.

2
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hợp tác xã và thực trạng phát triển của hợp tác xã
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về HTX của các tác giả trên thế giới và
Việt Nam, theo Đại hội liên minh hợp tác xã Quốc Tế lần thứ 31 họp tại
Manchester (Anh) ngày 19-23/09/1995: “Hợp tác xã là những hiệp hội tự chủ
của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng nguyện vọng và
nhu cầu chung của họ về văn hóa, xã hội, kinh tế thông qua một tổ chức do
chính các thành viên cùng làm chủ và kiểm tra theo nguyên tắc dân chủ”
[10;4-5].
Theo tổ chức lao động Quốc Tế - ILO: “HTX là sự liên kết của những
người gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết lại trên
cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển
giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn
đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cách sử dụng các chức
năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh
thần chung” [10;4-5].
Theo luật HTX của Việt Nam năm 1996: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của
tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của đất nước” [8;23].
Tuy nhiên, các định nghĩa về HTX của Đại hội liên minh hợp tác xã
Quốc Tế lần thứ 31 họp tại Manchester (Anh) ngày 19-23/09/1995; Tổ chức
lao động Quốc Tế - ILO; Luật HTX của Việt Nam năm 1996 không còn phù
hợp với bối cảnh HTX Việt Nam hiện nay. Luật Hợp tác xã sữa đổi năm 2003
được ban hành năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004 là phù hợp vì
đã giúp cho việc tổ chức lại và khuyến khích thành lập mới hợp tác xã trên

toàn quốc. Luật Hợp tác xã năm 2003 cùng các văn bản hướng dẫn đã thể chế
hóa một bước quan điểm mới của Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về phát triển
3
kinh tế tập thể, theo đó hợp tác xã được thành lập dựa trên sở hữu của các xã
viên và sở hữu tập thể, liên kết giữa những người lao động, các hộ sản xuất,
kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hoạt động theo
nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phân định rõ hơn chức năng quản lý
của ban quản trị và chức năng điều hành của chủ nhiệm hợp tác xã; tiếp tục
đơn giản hóa và minh bạch hóa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh; hợp
tác xã mở rộng đối tượng là các pháp nhân, cán bộ công chức có thể tham gia
hợp tác xã.
Định nghĩa Luật HTX sửa đổi năm 2003: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên), có nhu
cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh
tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước” [8;23].
2.1.2. Phát triển HTX ở một số nước trên thế giới và quá trình phát triển
HTX ở Việt Nam
2.1.2.1. Phát triển HTX ở một số nước trên thế giới
Phát triển HTX ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, tổ chức HTX được ra đời từ lâu và chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế của nước này, trong đó, liên minh HTX Quốc gia Ấn Độ
(NUCI) là tổ chức cao nhất, đại diện cho toàn bộ HTX ở Ấn Độ. NCUI có
212 thành viên, gồm 17 liên đoàn HTX chuyên ngành cấp quốc gia, 171 liên
đoàn HTX thuộc các bang và 24 liên hiệp HTX đa chức năng cấp quốc gia.
Mục tiêu chính của NCUI là hỗ trợ và phát triển phong trào HTX ở Ấn Độ,
giáo dục và hướng dẫn nông dân cùng nhau xây dựng và phát triển HTX.
Nhiệm vụ quan trọng của NCUI là công tác đào tạo với hệ thống đào tạo 3
cấp: Viện đào tạo quốc gia có nhiệm vụ đào tạo và cấp bằng cao đẳng về quản

lý kinh doanh HTX; viện đào tạo cấp bằng đào tạo và bằng trung cấp về quản
lý kinh doanh HTX; Trung tâm đào tạo cấp quận, huyện đào tạo cán bộ cơ sở,
đào tạo nghề. Do có các chính sách phân cấp đào tạo hợp lý nên Ấn Độ đã có
một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển
4
và mô hình HTX đã trở thành lực lượng vững mạnh tham gia hầu hết các hoạt
động của đất nước.
Là một nước nông nghiệp, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ phụ thuộc rất
nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp. Người nông dân coi HTX là phương
tiện để tiếp nhận tín dụng đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Khu
vực HTX có cơ sở hạ tầng rộng lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng,
chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ và xây dựng nhà ở
với tổng số vốn hoạt động khoảng 18,33 tỷ USD. Nhận rõ vai trò của các
HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX, thực hiện
nhiều dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản,
hàng tiêu dùng, lâm sản…đồng thời thực hiện các dự án phát triển những
vùng nông thôn còn lạc hậu [14].
Phát triển HTX ở Nhật Bản
Từ 1870-1890 ở Nhật đã xuất hiện các HTX sản xuất lụa và chè. Khác
với Đài Loan và Hàn Quốc, Nhật không ép buộc nông dân xây dựng một hệ
thống HTX từ trung ương xuống địa phương. Sau 20 năm phát triển, Liên
hiệp HTX toàn quốc mới ra đời.
Nét đặc trưng nổi bật của HTX nông nghiệp Nhật Bản là hình thức HTX
nông nghiệp đa chức năng về hoạt động kinh doanh. Theo ước tính sơ bộ số
lượng HTX trong năm 2000 có 570 HTX đa chức năng [14].
Phát triển HTX ở Hà Lan
Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Hà Lan rất phát triển, mỗi trang trại
thường tham gia nhiều hoạt động của nhiều HTX. Các HTX dịch vụ phục vụ
nông nghiệp ở Hà Lan ra đời cuối thế kỷ 19, khi kinh tế trang trại bắt đầu đi

vào sản xuất hàng hóa và phát triển cho đến ngày nay. HTX cung ứng đầu
tiên ra đời từ năm 1877, HTX sữa từ năm 1886, HTX tiêu thụ rau quả từ năm
1887 và năm 1896 hợp tác xã tín dụng nông nghiệp đầu tiên được thành lập
cùng với HTX chế biến củ cải đường và bột.
Đến thời kỳ 1939-1945, mạng lưới HTX dịch vụ phục vụ nông nghiệp và
nghề làm vườn ra đời theo hướng chuyên ngành theo từng loại sản phẩm và
phần lớn hộ nông dân thường tham gia vào 3 - 4 hợp tác xã.
5
Trong quá trình phát triển, các HTX trong nửa thế kỷ gần đây giảm
nhiều về số lượng, cụ thể: HTX tín dụng từ 1.322 cơ sở, HTX cung ứng từ
1.160 cơ sở thời gian 1949-1950 đã giảm xuống còn 935 cơ sở (tín dụng) và
107 cơ sở cung ứng. Việc giảm số lượng HTX, sát nhập HTX quy mô nhỏ
thành quy mô lớn để tập trung nguồn vốn và các điều kiện khác đã tạo năng
lực kinh doanh hiệu quả dịch vụ của HTX đối với nông dân, tạo ưu thế cạnh
tranh của HTX trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.
Vì vậy kim ngạch xuất khẩu nông sản có sự tham gia của các HTX
chiếm 25% khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan. Các HTX xuất khẩu
các mặt hàng chủ yếu: thịt bò, thịt gia cầm, sữa, trứng, rau quả, hoa tươi.
Riêng về hoa, Hà Lan chiếm 60% thị trường thế giới. Ngoài ra các HTX tham
gia nhập khẩu ngũ cốc và nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc [14].
2.1.2.2 Quá trình phát triển HTX ở Việt Nam
HTX nông nghiệp nước ta đã hình thành từ năm 1958 và phát triển cho
đến nay. Quá trình phát triển HTX ở nước ta từ năm 1958 đến nay được chia
làm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, 1958 - 1988 (trước khi có Nghị quyết 10
của Bộ Chính trị); giai đoạn 1989 – 1996 (trước khi Luật HTX có hiệu lực thi
hành); giai đoạn 1997 – đến nay ( thời kỳ triển khai Luật HTX).
Giai đoạn 1958 - 1988 (trước khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị)
Từ năm 1955 - 1958, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thực
hiện Chỉ thị Trung ương (5/1955) việc hình thành tổ đổi công đã trở thành
phong trào rộng khắp trong nông thôn. Năm 1955 toàn miền Bắc đã xây dựng

được gần 245.000 tổ đổi công, bao gồm cả tổ đổi công thường xuyên và tổ đổi
công theo việc, thu hút khoảng 66% tổng số nông hộ tham gia. Cũng trong
thời gian này, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa II
(8/1955) đã đề ra chủ trương thực hiện xây dựng 6 HTX nông nghiệp tại 6
tỉnh được chọn làm thí điểm trước, đó là: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Đến năm 1958, hầu hết các tỉnh đều tiến
hành xây dựng thí điểm HTX nông nghiệp, chủ yếu bằng cách chuyển đổi từ
tổ đổi công lên HTX. Trên toàn miền Bắc lúc này đã có 4.832 HTX với
126.082 hộ nông dân tham gia, chiếm 4,47% tổng số nông hộ.
6
Từ năm 1959 - 1960, đây được coi là giai đoạn thực hiện và hoàn thành
cơ bản phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp ở miền Bắc. Đặc điểm nổi
bật của giai đoạn này là hợp tác hóa với tốc độ nhanh trên toàn miền Bắc.
Thực tế quá trình hợp tác hóa đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện, quản lí dân
chủ, cùng có lợi. Kể từ Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương
(4/1959), hợp tác hóa gần như đồng nhất với tập thể hóa tư liệu sản xuất.
Từ năm 1961 - 1975, đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện, đưa HTX
nông nghiệp bậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô HTX theo mô hình tập thể
hóa. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là quá trình củng cố và mở rộng quy
mô HTX luôn mâu thuẫn, trái ngược với kết quả thu được trong sản xuất nông
nghiệp. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, trước hết là sản xuất
nông nghiệp ngày càng sa sút.
Từ năm 1976 - 1980, đây là giai đoạn tiếp tục mở rộng và củng cố HTX,
gắn với chủ trương xây dựng cấp huyện ở miền Bắc và thực hiện mô hình
HTX tập thể hóa ở miền Nam sau giải phóng, với mong muốn thúc đẩy nhanh
quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước thống nhất cùng đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1981 - 1988, đây là giai đoạn thực hiện Chỉ thị 100/CT/TW.
Trước thực trạng sa sút của sản xuất nông nghiệp và sự bất cập của mô hình
HTX nông nghiệp kiểu cũ, ở một số địa phương như Phú Thọ, Thái Nguyên,

Hải Phòng… đã xuất hiện “khoán hộ”, “khoán chui”. Các hiện tượng trên là
kết quả của sự tìm tòi sáng tạo của người lao động và một số cán bộ lãnh đạo
ở địa phương. Đó là kết quả đòi hỏi tất yếu của thực tiễn cuộc sống, là lôgic
tất yếu cho lối ra của cuộc khủng hoảng trầm trọng trong lĩnh vực nông
nghiệp, cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX.
Giai đoạn 1989 – 1996 (trước khi Luật HTX có hiệu lực thi hành)
Đây là giai đoạn của sự biến đổi của tổ chức kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp. Sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) các loại hình tổ
chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn cả nước đã có những biến
đổi sâu sắc: nhiều HTX quy mô lớn trên phạm vi toàn xã ở khu vực đồng bằng
sông Hồng, trung du, miền núi phía Bắc… đã diễn ra quá trình chia tách thành
các HTX có quy mô nhỏ hơn: thôn, xóm. Ngược lại, ở một số vùng của Nam
7
Bộ lại diễn ra quá trình nhập các HTX, tập đoàn sản xuất nhỏ để thuận tiện cho
việc tập trung nguồn lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ của xã viên.
Giai đoạn 1997 – đến nay ( thời kỳ triển khai Luật HTX)
Sau khi Luật HTX có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997, cùng với các nghị
quyết, văn bản hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo địa
phương đã ra nghị quyết và văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể. Tuy mức độ
có khác nhau ở mỗi nơi, song theo quy định chung, quá trình triển khai thực
hiện Luật HTX, thực hiện chuyển đổi, xây dựng HTX kiểu mới đều được thực
hiện với các bước chủ yếu sau: phổ biến và ban hành các văn bản thi hành
Luật HTX; thành lập ban chỉ đạo ở cấp tỉnh, huyện; tổ chức tuyên truyền, tập
huấn cho cán bộ và nông dân về Luật HTX và các văn bản có liên quan; tiến
hành thí điểm trước khi triển khai ra diện rộng.[1, 111-140]
2.1.2.3. Tình hình phát triển hợp tác xã ở ThYa Thiên Huế tY năm 2003
đến nay
Sau hơn 7 năm thực hiện Luật HTX (2003 - 2010) và Đề án phát triển
kinh tế tập thể của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2010, HTX ở tỉnh
Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến năm 2010,

toàn tỉnh có 158 HTX nông nghiệp (giảm 4 HTX so với năm 2003), trong đó
có 64 HTX xếp loại khá (chiếm 40,5%), 63 HTX xếp loại trung bình (chiếm
39,8%) và 31 HTX xếp loại kém (chiếm 19,6%). Kết quả doanh thu của các
HTX năm 2010 đạt 174.001 triệu đồng, trong đó tổng lãi 10.525 triệu đồng
với bình quân 1 HTX nông nghiệp lãi 72 triệu đồng. Sự phát triển của các mô
hình HTX đã thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh và bước
đầu thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong việc tiếp thu, hướng dẫn
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các
vùng nông thôn, miền núi góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng nông
thôn mới của Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện. Bên cạnh những kết quả
đạt được HTXNN vẫn còn mắc phải một số khó khăn như còn nặng về làm
dịch vụ mà chưa chú trọng đúng mức cho đầu tư trực tiếp vào phát triển sản
xuất, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh về nông sản, tạo vùng sản xuất
hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế,
8
chưa thật sự tạo được mối quan hệ gắn kết về kinh tế giữa HTXNN và các xã
viên, năng lực của Ban chủ nhiệm HTX chưa đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ
mới,… [6].
2.2. Hiệu quả hoạt động của HTX
2.2.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của HTX
HTX ở Vĩnh Phúc
Trong 5 năm qua, cùng với việc phát huy những ưu điểm của kinh tế tập
thể, hỗ trợ xã viên, người lao động, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề và tăng
cường hợp tác, tạo ra những mô hình sản xuất kinh doanh mới, góp phần quan
trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH của tỉnh.
Là một trong những HTX nông nghiệp điển hình trong phong trào
chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất, 5 năm qua HTX dịch vụ nông nghiệp Lạc Trung thực

sự là địa chỉ tin cậy của người dân xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc trong
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Chủ nhiệm HTX dịch vụ
nông nghiệp Lạc Trung,ông Nguyễn Văn Liễu cho biết: Trung Nguyên là xã
thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, hàng năm HTX đã tuyên truyền, vận động xã
viên dồn ghép ruộng đất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; mở rộng diện
tích các loại cây có giá trị kinh tế cao như đỗ, bí ngô, dưa bao tử, rau sạch;
quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung; sản xuất lúa giống, thâm canh
giống cây trồng. HTX Lạc Trung đã chủ động liên kết với Trung tâm khuyến
nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, Trung tâm Giống
cây trồng Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình; Viện giống Trung ương…để cung
ứng hàng chục tấn giống lúa lai, lúa thuần cho bà con nông dân. Ngoài ra,
HTX còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hàng trăm lớp tập huấn,
tham quan đầu bờ để hướng dẫn xã viên ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Cũng trong 5 năm qua, HTX đã tổ chức và chỉ đạo xây dựng vùng sản
xuất hàng hoá tập trung với diện tích 327 ha; mô hình trình diễn khuyến nông
9
với diện tích 227 ha; vùng sản xuất giống với diện tích 66 ha; vùng thử
nghiệm các giống mới diện tích 10 ha; mô hình chăn nuôi thủy sản, diện tích
7 ha; tổ chức 80 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 5.550
lượt người và nhiều hội nghị thăm quan đầu bờ đã góp phần đưa giá trị thu
nhập trên đất canh tác đạt từ 55 - 60 triệu đồng/ha.
Thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2005, HTX nông nghiệp chăn
nuôi chế biến rắn Thịnh Hưng (thôn 3, xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường) không chỉ
chăn nuôi rắn sinh sản, rắn thương phẩm, mà còn trở thành địa chỉ tin cậy
trong việc cung cấp vật tư, rắn giống, thu mua và chế biến các sản phẩm từ
rắn cho xã viên. Chủ nhiệm HTX Nguyễn Văn Thịnh cho biết: Vượt qua khó
khăn của những ngày đầu thành lập, bằng sự nỗ lực, cố gắng của các xã viên,
Ban quản trị HTX đã từng bước ổn định và phát triển. Từ 9 xã viên với tổng

nguồn vốn hoạt động 1 tỷ đồng (năm 2005), đến nay HTX đã có hơn 30 xã
viên, 1 tổ sản xuất, chế biến rượu và các sản phẩm từ rắn, nâng tổng số vốn
hiện có lên 3,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để chủ động cung cấp rắn giống cho các
xã viên và các hộ chăn nuôi rắn ở các vùng lân cận, HTX đã tập trung đầu tư
nuôi 500 con rắn sinh sản, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho các xã viên nuôi
1.000 con. Năm 2006, HTX đã cung cấp cho thị trường 10.000 con rắn giống,
thu 200 triệu đồng; sản xuất 350 bình rượu rắn; 122kg cao rắn; sản xuất và
tiêu thụ được 3.000 chai rượu rắn. Kết quả, tổng doanh thu từ nuôi và sản xuất
sản phẩm từ rắn đạt 3,4 tỷ đồng (không kể rắn bố mẹ); thu nhập bình quân đạt
1 triệu đồng/người/tháng. Nhận thấy được hiệu quả của mô hình chăn nuôi
rắn, HTX tiếp tục đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng
cao trọng lượng rắn thương phẩm; bảo đảm rắn con sinh trưởng tốt…Năm
2009, HTX đã cung cấp cho thị trường 21.000 con rắn giống; tiêu thụ 9.700
rắn thương phẩm; sản xuất và tiêu thụ 117 kg cao rắn; 1.150 bình rượu rắn;
12.000 chai rượu rắn với lợi nhuận đạt hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay HTX đã và
đang thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học “nuôi rắn hổ mang chúa sinh
sản” và “chế biến thức ăn mới cho rắn hổ mang để tạo điều kiện chủ động
nguồn thức ăn và bảo vệ sinh thái môi trường”. Với những kết quả đã đạt
được, năm 2008 HTX được Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tặng “Cúp vàng
10
sản phẩm dịch vụ xuất sắc”; năm 2009 được tặng “Cúp vàng nông nghiệp”
[12].
HTX Ân Phú ở Bắc Ninh
HTX có 111 ha đất canh tác, với gần 600 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu tập
trung trong 3 đội sản xuất. Nhằm đẩy mạnh sản xuất, từ năm 2006 đến nay,
Ban quản trị HTX tập trung chỉ đạo xã viên đưa các giống lúa lai, lúa chất
lượng cao như: Syn 6, DTL, Nhị ưu…vào sản xuất. Trung bình mỗi vụ, diện
tích lúa lai, lúa hàng hóa đã chiếm tới gần 80%, năng suất bình quân cả năm
đạt từ 2,5 - 2,7 tạ/sào. Tuyên truyền vận động bà con thực hiện chuyển đổi
những diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả và tận dụng diện tích hồ,

đầm bỏ hoang nuôi trồng thủy sản kết hợp xây dựng trang trại VAC. Đến nay,
toàn thôn có 20 hộ chuyển đổi xây dựng thành công mô hình trang trại VAC
đạt giá trị kinh tế cao, cho thu nhập từ 80 -100 triệu đồng/năm.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con yên tâm phát triển sản xuất,
Ban quản trị HTX cùng các đội sản xuất chủ động lên kế hoạch cụ thể cho các
hoạt động dịch vụ hỗ trợ như: cung ứng giống, làm đất, thủy lợi nội đồng, dự
báo phòng trừ sâu bệnh…Đồng thời, thường xuyên phối hợp với cán bộ Trạm
Khuyến nông và Trạm BVTV huyện kiểm tra đồng ruộng theo dõi tình hình
sinh trưởng phát triển của lúa và đánh giá tình hình sâu bệnh, khi phát hiện có
sâu bệnh chỉ đạo nông dân bơm phun kịp thời không để dịch hại, sâu bệnh lây
lan ra diện rộng. Chủ động hợp đồng làm đất ở các khu đồng có diện tích lớn,
tập trung giảm chi phí so với các hộ làm cá thể từ 15.000 - 20.000
đồng/sào/vụ. Những cánh đồng có diện tích lớn từ 250 mẫu trở lên được làm
đất bằng máy lớn, giảm chi phí cho nông dân từ 200.000 - 300.000
đồng/mẫu/vụ. HTX cũng coi trọng công tác thủy lợi, để tạo điều kiện cho sản
xuất, hàng năm nạo vét từ 900 - 1.500 m
3
kênh mương, vớt và tiêu hủy từ
3.500 - 6.600 m
3
bèo nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất của sâu bệnh đối
với sản xuất. Ban quản trị HTX đã liên kết chặt chẽ với Trạm BVTV về công
tác dự báo phòng trừ sâu bệnh, hàng năm phối hợp mở từ 4 -5 lớp tập huấn
về phòng trừ sâu bệnh cho các hộ xã viên. Thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
nông dân, trung bình mở từ 5 -7 lớp/năm, từ đó đã góp phần nâng cao nhận
11
thức của nông dân trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất cho
năng suất cao.
Với những kết quả đã đạt được, năm 2010, HTX vinh dự được UBND

tỉnh tặng Bằng khen là HTX DVNN điển hình tiên tiến của tỉnh. Tuy nhiên
hoạt động của HTX vẫn gặp phải những khó khăn như: đồng ruộng manh
mún, nhỏ lẻ, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng xuống cấp, chưa hoàn
thiện gây khó khăn cho sản xuất. Ông Ngô Đức Thái, Chủ nhiệm HTX cho
biết: “Thời gian tới, HTX sẽ tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, chuyển
giao KHKT cho xã viên; vận động xã viên đưa những giống lúa lai, lúa chất
lượng cao vào sản xuất; đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, nhằm tạo
những vùng sản xuất lúa lai, lúa hàng hóa lớn, góp phần đẩy mạnh sản xuất,
nâng cao đời sống cho xã viên” [7].
HTX Duy Sơn II ở Quảng Nam
HTX Duy Sơn II (Quảng Nam) là HTX chủ yếu kinh doanh dịch vụ
nông nghiệp, HTX Duy Sơn II đã đầu tư nâng cấp gần 1,5 km kênh mương
cấp I, cấp II bằng bê tông kiên cố, đào trả lại tuyến mương Đồng Vườn cho
HTX Duy Sơn I, nạo vét, đào lại tuyến mương Rẩy Phú, trạm bơm Hoàng
Châu, Đìa Đợi, Đìa Đề, Đìa Khánh, Đìa Triều, Đìa Hóc Nghì tổng kinh phí
đầu tư gần 800 triệu đồng bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và vốn của
HTX, góp phần phục vụ cho công tác thủy lợi và chống hạn có hiệu quả.
Bằng những cơ chế phù hợp, kịp thời nên các xã viên đã thúc đẩy tiến độ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi có hiệu quả rõ rệt và hằng năm đều
vượt kế hoạch. Kinh phí đầu tư cho công tác này mỗi năm từ 20 đến 30 triệu
đồng. Số diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đã được HTX giảm dần theo
từng năm, thay vào đó là các vùng chuyển đổi sản xuất cây đậu phụng, mè,
ngô năng suất khá, doanh thu đạt hơn 50 triệu đồng/ ha. Được hỗ trợ của
HTX nên các loại giống lúa mới đã đưa vào sản xuất thí điểm xây dựng mô
hình và được nhân rộng như Nghi Hương 2380, theo cơ cấu của các phòng
ban chuyên môn ở huyện. Ngoài ra, HTX còn tổ chức cung ứng giống cho bà
con nông dân, hỗ trợ kinh phí vận chuyển, hỗ trợ đơn giá các loại giống lúa
lai, HTX trích kinh phí cho bà con mượn để có được bộ giống sản xuất tốt. Vì
12
vậy, dù diện tích sản xuất lúa giảm nhưng năng suất, sản lượng hằng năm ổn

định và đạt mức từ 3.100 tấn đến 3.200 tấn.
Các chương trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt được triển
khai và duy trì như chương trình ICM, IBM, BUCAP giúp cho nông dân
nắm bắt được tiến bộ của khoa học kỹ thuật, áp dụng cho sản xuất một cách
có hệ thống và hiệu quả. Trong công tác phòng chống hạn vụ Hè Thu hằng
năm, HTX xem đây là một trong những công tác quan trọng đặc biệt. Vì vậy,
ngay từ vụ Đông Xuân HTX đã lập phương án phòng chống hạn, dành kinh
phí để đầu tư công tác này rất lớn. Đặc biệt năm 2005 thời tiết diễn biến hết
sức khắc nghiệt, hạn hán kéo dài và kinh phí HTX phải đầu tư cho công tác
này lên đến 95 triệu đồng, nhưng thiệt hại do hạn hán gây ra vẫn không tránh
khỏi. Đây là vấn đề trăn trở cho HTX và xã viên, nhưng nhiều năm qua chúng
ta chưa khắc phục được.
Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc được duy trì thường xuyên 2 lần/
năm, tỷ lệ tiêm đạt từ 95% trở lên, nhờ vậy trong những năm qua dịch bệnh
không phát sinh, tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tư phát triển đàn gia
súc, gia cầm, tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng được HTX chú
trọng phát triển và đã đạt được thành công nhất định. Các ngành nghề công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN), từng bước được sắp xếp lại, phù
hợp với qui mô sản xuất kinh doanh dịch vụ và phương thức quản lý mới của
HTX. Riêng đối với trạm thuỷ điện: Hằng năm nhà máy phát ổn định từ 2,2
đến 2,5 triệu KWh, doanh thu đạt từ 1,3 đến 1,4 tỷ đồng. Sản lượng điện
thương phẩm năm 2004 đạt trên 3,1KWh, doanh thu đạt : 2,19 tỷ đồng. Đến
2007, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 4 triệu KWh, tăng 30% so với
năm 2004. Doanh thu đạt trên 2 tỷ 896 triệu đồng. Tỷ lệ tổn thất điện năng ở
mạng điện hạ thế được giảm dần, hiện nay là 19%, mức tổn thất năm 2004 là
22%, giảm được 3%. Hệ thống máy móc thiết bị, mương bể áp lực, đường
dây trung hạ thế được bảo dưỡng, tu bổ sửa chữa hằng năm, nên trong những
năm qua không có sự cố lớn nào xảy ra, hệ thống điện được duy trì, kết nối
liên tục đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tăng doanh thu

ngành điện, Hằng năm đội ngũ quản lý, công nhân trạm thủy điện được đào
13
tạo, sát hạch liên tục, cập nhật những kiến thức mới về phương pháp quản lý,
thiết bị, dụng cụ luôn được đầu tư phục vụ cho ngành.
Tổng doanh thu các ngành CN - TTCN đầu nhiệm kỳ đạt từ 7,5 đến 8 tỷ
đồng/ năm. Nhưng trong quá trình sản xuất do điều kiện khách quan như đơn
giá thấp, số lượng khách hàng giảm, đặc biệt là tác động của thị trường thế
giới làm cho tình hình sản xuất chậm lại, doanh thu hằng năm giảm rõ rệt và
HTX đã thanh lý chuyển giao cho đơn vị khác quản lý xí nghiệp giày, công ty
may Văn Sơn, xí nghiệp mây tre được chuyển sang Công ty TNHH một thành
viên Văn Sơn để hoạt động. Thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước từ 350
triệu đồng đến 550 triệu đồng/ năm, trong 4 năm qua HTX đều hoàn thành
nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Ngoài ra, các khâu dịch vụ và phúc lợi xã hội khác cũng mang lại nguồn
thu cho các xã viên. HTX tổ chức thực hiện dịch vụ thủy lợi và cung ứng
nước sạch. Trong những năm qua thời tiết nắng hạn kéo dài và do đặc thù địa
hình của địa phương gây rất nhiều khó khăn cho việc làm dịch vụ của HTX.
Nhưng bằng những cố gắng của mình, HTX từng bước củng cố các khâu dịch
vụ được tốt hơn, đáp ứng được phần lớn yêu cầu của nhân dân. Giá thu các
dịch vụ tương đối thấp so với mặt bằng giá thị trường, tạo điều kiện cho hộ sử
dụng dịch vụ giao nộp được nhanh gọn. Hằng năm, HTX đều phân phối lãi cổ
phần cho xã viên theo giá trị vốn góp và ngày công, tổng số tiền phân phối lãi
từ 68 đến 70 triệu đồng, đảm bảo cao hơn lãi suất ngân hàng về tiền gửi.
Ngoài ra, HTX còn trích quỹ phúc lợi để lo bảo hiểm tự nguyện cho xã
viên toàn HTX, hỗ trợ ốm đau, thiệt hại do lũ lụt, hỗ trợ chi phí mai táng
500.000 đ/ xã viên không may qua đời, trích nộp bảo hiểm xã hội cho CB -
CNLĐ, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ công nhân được đi học các lớp dài,
ngắn hạn. Trong nhiệm kỳ qua có 6 cán bộ tốt nghiệp đại học, ngoài ra còn có
5 cán bộ hiện đang theo học tại đại học Đà Nẵng. Không thu thủy lợi phí đối
với diện tích ruộng để thờ phụng Liệt sỹ, đóng góp quỹ người nghèo, gia đình

chính sách gặp khó khăn, phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ
kinh phí cho các hoạt động của các ngành, đoàn thể ở xã.
Với những kết quả đó, HTX Duy Sơn II anh hùng tiếp tục vinh dự được
Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng 3. UBND tỉnh & Liên minh
14
HTX Việt Nam tặng Bằng khen HTX có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh tế tập thể từ năm
2005 - 2007. Liên Minh HTX tỉnh Quảng Nam công nhận HTX Duy Sơn II
đạt danh hiệu HTX điển hình tiên tiến năm 2005 - 2007 [9].
2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX
Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động bao gồm: Tiêu chí 1: Tiêu chí
về mức độ dân chủ và sự tham gia của xã viên vào xây dựng và thực hiện điều
lệ hợp tác xã. Được đánh giá từ mức 0 điểm đến mức 10 điểm. Mức điểm cao
hơn thể hiện mức độ dân chủ cao hơn và sự tham gia tích cực hơn của xã viên
trong việc xây dựng và thực hiện điều lệ hợp tác xã; Tiêu chí 2: Tiêu chí về
mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh đã được đề ra
trong Nghị quyết Đại hội xã viên. Được đánh giá từ mức 0 điểm đến mức 10
điểm. Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ cao hơn trong việc hoàn thành các
chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh; Tiêu chí 3: Tiêu chí về mức độ đáp
ứng nhu cầu của hoạt động kinh tế và đời sống của xã viên. Được đánh giá từ
mức 0 điểm đến mức 10 điểm. Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ cao hơn
trong việc đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế và đời sống của xã viên; Tiêu
chí 4: Tiêu chí về mức độ tin cậy của xã viên đối với hợp tác xã. Được đánh
giá từ mức 0 điểm đến mức 10 điểm. Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ tin
cậy cao hơn của xã viên đối với hợp tác xã; Tiêu chí 5: Tiêu chí về mức độ
phúc lợi chung của hợp tác xã tạo ra cho toàn thể xã viên. Được đánh giá từ
mức 0 điểm đến mức 5 điểm. Các phúc lợi chung bao gồm: Đóng góp xây
dựng công trình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, nhà thông tin, tổ chức
tham quan, du lịch, hoạt động văn hóa, giải trí, an dưỡng v.v…Mức điểm cao
hơn thể hiện mức độ đóng góp cao hơn của hợp tác xã trong việc xây dựng

các công trình phúc lợi hoặc tổ chức các hoạt động phúc lợi chung của cộng
đồng xã viên; Tiêu chí 6: Tiêu chí về mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xã
viên và xây dựng cộng đồng hợp tác xã. Được đánh giá từ mức 0 điểm đến
mức 5 điểm, mức điểm cao hơn thể hiện mức độ đoàn kết, hợp tác cao hơn
giữa xã viên trong hợp tác xã [13].
15
2.3. Vai trò của HTX với sinh kế người dân
2.3.1. Khái niệm sinh kế
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử
dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực bao gồm
kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai (vốn tự nhiên),
tiết kiệm (vốn tài chính) và trang thiết bị (vốn vật chất), các nhóm hỗ trợ
chính thức hay các nhóm không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động
(vốn xã hội ) [11,5].
Một sinh kế có thể được miêu tả như sự tập hợp các nguồn lực và khả
năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà
họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được các mực tiêu và ước nguyện
của họ [11,5].
2.3.2. Vai trò của HTX với sinh kế người dân
2.3.2.1. Vai trò của HTX với sinh kế người dân trên thế giới
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hiện nay, phong trào HTX thế giới
thu hút trên 800 triệu thành viên, tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo cuộc
sống của 3 tỷ người. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, HTX đóng vai trò đặc
biệt quan trọng ở nhiều quốc gia với việc thu hút sự tham gia của đại bộ phận
nông dân, từ những người nông dân với 2,5 - 3 ha canh tác như ở Nhật, Hàn
Quốc, đến các chủ trang trại với quy mô bình quân 30 - 40 ha như ở Châu
Âu, Bắc Âu, Ở các nước này, HTX nông nghiệp đảm nhận phần lớn các
dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản. Với sự hỗ trợ của HTX, sản
xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm cao
hơn, nông dân cùng mua chung nguyên liệu đầu vào với giá rẻ hơn và bán

nông sản với giá cao hơn, ổn định hơn. Bên cạnh đó, HTX còn có trách nhiệm
chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần, an sinh xã hội của nông dân và thúc đẩy
sự phát triển của các cộng đồng nông thôn.
Ở Nhật Bản, 98% nông dân là thành viên của hơn 850 HTX nông nghiệp
đa chức năng. Ở khu vực nông thôn, các HTX nông nghiệp đa chức năng
cung cấp hầu hết các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cho nông dân như
cung cấp nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị nông nghiệp, xây dựng và tổ
16
chức thực hiện kế hoạch sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua, chế biến và
tiêu thụ nông sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, y tế, tổ
chức các cửa hàng bán lẻ, cung cấp đồ gia dụng, xây dựng nhà tang lễ, tổ
chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, các câu lạc bộ sinh hoạt cộng
đồng, Hệ thống các HTX nông nghiệp được tổ chức từ cấp cơ sở cho đến
các liên hiệp HTX cấp tỉnh và liên hiệp trung ương các HTX nông nghiệp
Nhật Bản, trong đó Liên minh HTX nông nghiệp Nhật Bản (JA Zenchu) là tổ
chức cấp cao nhất. Ngoài ra, còn có các liên đoàn HTX nông nghiệp chuyên
ngành với chức năng hỗ trợ các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động
kinh tế trong từng lĩnh vực hay chăm lo đến đời sống tinh thần của nông dân,
như Liên đoàn cung - tiêu quốc gia các HTX nông nghiệp, Liên đoàn bảo
hiểm tương hỗ quốc gia các HTX nông nghiệp, ngân hàng Trung ương các
HTX nông - lâm - ngư nghiệp, Liên đoàn phúc lợi quốc gia các HTX nông
nghiệp, Liên đoàn thông tin báo chí quốc gia các HTX nông nghiệp, các cơ sở
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ Liên minh HTX nông nghiệp Nhật Bản
còn có cả một hệ thống chăm sóc sức khoẻ và y tế riêng với 144 bệnh viện và
hàng trăm phòng khám chữa bệnh nhỏ, 37.000 giường bệnh, 39.000 bác sỹ, y
sỹ Nông dân Nhật Bản có mức thu nhập không kém người dân thành thị với
30% nông dân có thu nhập từ 1 - 2 triệu yên/năm, 7% từ 5 - 10 triệu yên/năm,
4,1% từ 10 - 20 triệu yên/năm, 2,6% hơn 20 triệu yên/năm.
Trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc hiện có 1.239 HTX nông nghiệp (bao gồm
các HTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc) và

hơn 88 HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút 100% nông
dân tham gia làm xã viên (2,4 triệu người). Tất cả các HTX này đều là thành
viên của Liên đoàn HTX nông nghiệp Hàn Quốc, tạo thành một hệ thống
thống nhất triển khai các dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế hoạch và
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế biến và
tiêu thụ nông sản cho đến cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Hệ
thống HTX nông nghiệp hiện có 4.600 các chợ và cửa hàng bán nông sản trên
cả nước giúp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với tổng doanh số đạt 37 ngàn
tỷ won/năm; 5.041 văn phòng, các điểm giao dịch phục vụ các hoạt động
ngân hàng trên toàn quốc với 36 triệu khách hàng, chiếm 67% dân số Hàn
17
Quốc. Dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn quốc gia, các HTX nông nghiệp được
xây dựng thành những trung tâm tài chính, văn hoá và phúc lợi của địa
phương, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông dân và người dân nông thôn.
Hiện nay, tại Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên (chiếm
đại bộ phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước Mỹ)
tạo ra giá trị sản lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở thành một
trong những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, các
HTX nông nghiệp có một hệ thống tín dụng nông nghiệp rất lớn, bao gồm 101
HTX tín dụng nông nghiệp với tổng tài sản khoảng 125 tỷ USD và tổng dư nợ
là 96 tỷ USD.
Tại Pháp, trong lĩnh vực nông nghiệp, trên toàn quốc có hơn 3.500 HTX
với 400.000 xã viên (chiếm 90% tổng số nông dân). Các HTX nông nghiệp
sản xuất hơn 95% sản phẩm rượu vang, 60% nông sản và chiếm 40% hoạt
động chế biến lương thực của nước Pháp.
Là một quốc gia nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế Thái Lan và trong việc nâng cao vị thế xã hội của người
nông dân. Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 4.137 HTX nông nghiệp với
5.950.809 xã viên nông dân. Các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động
kinh doanh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên, trong đó tập trung

chính vào 5 lĩnh vực: cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, gửi tiền tiết kiệm
và ký quỹ, bán hàng tiêu dùng và cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
với mức giá hợp lý, hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng và tìm kiếm thị trường đầu
ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ phát triển nông nghiệp thông qua các
hoạt động khuyến nông và dịch vụ.[4]
2.3.2.2. Vai trò của HTX với sinh kế của người dân tại Việt Nam
Ở Gia Lai
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể”, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và Nghị quyết XIII của
Đảng bộ tỉnh, cũng như các mục tiêu và định hướng do Đại hội lần thứ III
Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đề ra, trong 5 năm (2006 - 2010), hoạt động
kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX tại Gia Lai tiếp tục chuyển biến tích
18
cực. Trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 40 HTX, nâng tổng số toàn tỉnh hiện
nay có 162 HTX. Tổng vốn điều lệ của các HTX đến cuối năm 2010 là hơn
116 tỷ đồng. Các HTX có 630 cán bộ quản lý và 25.445 xã viên tham gia, giải
quyết việc làm thường xuyên cho 8.285 lao động tại địa phương. So với đầu
nhiệm kỳ, tăng 114 xã viên và vốn điều lệ tăng hơn 15%, doanh thu tăng
28,5%. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có gần 1.000 tổ hợp tác hoạt động trên các
lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, xây dựng
Các HTX tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động,
chú trọng việc mở rộng kết nạp xã viên mới, huy động thêm vốn góp của xã
viên, duy trì Đại hội xã viên định kỳ. Nhiều HTX nỗ lực đổi mới đội ngũ cán
bộ quản lý, điều hành, xác định rõ hơn định hướng hoạt động, tổ chức thêm
nhiều ngành nghề mới, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Số HTX
thành lập mới tiếp tục tăng, đa dạng về lĩnh vực hoạt động theo hướng tăng số
lượng HTX phi nông nghiệp. Năng lực nội tại của các HTX cũng như quan hệ
giữa xã viên với HTX được tăng cường, công tác đào tạo nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý HTX và đào tạo nghề cho người lao động được quan

tâm, đến nay cán bộ quản lý có trình độ trung cấp trở lên có 226 người (tăng
124 % so với năm 2006). Nhiều HTX đã chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô
và địa bàn hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh, sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của thị trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà
Về mặt xã hội, việc liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và giữa
HTX với các doanh nghiệp bước đầu có hiệu quả, góp phần tạo điều kiện cho
các HTX nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh và
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích thiết thực của HTX và xã
viên. Các HTX đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, hỗ trợ cho nông dân và xã
viên tổ chức sản xuất, góp phần gia tăng sản lượng nông sản hàng hoá; huy
động được các nguồn lực thúc đẩy ngành nghề phát triển sản xuất, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho xã viên và người lao động, đồng thời đã góp phần xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nhất là khu vực nông thôn, giải quyết nhiều vấn đề
xã hội, đoàn kết tương trợ nhau trong đời sống và giúp đỡ các hộ xã viên khó
khăn. Ngoài ra, các HTX trên địa bàn đã tham gia tích cực các hoạt động xã
19
hội, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ người nghèo Nhiều HTX đã thành lập tổ
chức công đoàn và tổ chức Đảng, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo
hiểm y tế cho cán bộ, nhân viên.
Hiện nay toàn tỉnh có 76 HTX nông nghiệp với 16.970 xã viên, vốn điều
lệ đăng ký gần 40 tỷ đồng và giải quyết 5.303 lao động tại địa phương. Ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ (thuỷ lợi, phân bón, bảo vệ thực
vật, thú y, làm đất, chăn nuôi gia súc ). Các HTX nông nghiệp đã thể hiện
vai trò trong việc hướng dẫn các hộ thành viên chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản
xuất hàng hoá. Khu vực nông thôn còn có 6 đơn vị quỹ tín dụng nhân dân
hoạt động với tổng nguồn vốn hơn 56 tỷ đồng, thu hút 5.950 thành viên,
100% đơn vị hoạt động có lãi, trở thành kênh huy động vốn và cho vay rất
hiệu quả, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, hạn chế

tình trạng cho vay nặng lãi và tạo cho người dân làm quen với dịch vụ tài
chính ngân hàng.
Bên cạnh đó còn có 38 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với 402
xã viên (giải quyết việc làm cho 375 lao động, vốn điều lệ đăng ký 14,8 tỷ
đồng), tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như chế biến nông lâm thủy sản,
hàng dân dụng, đan lát, dệt thổ cẩm, xây dựng các công trình hạ tầng nông
thôn, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng ,góp phần khôi phục và giữ gìn
các ngành nghề truyền thống của địa phương và tạo ra nhiều mặt hàng có giá
trị cao trong xuất khẩu như đan lát, mây tre, lá, nứa, dệt thổ cẩm, mộc dân
dụng, khắc, chạm trổ Nhiều HTX đã tham gia hội chợ triển lãm, bước đầu
tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh. Riêng lĩnh vực giao thông vận tải hiện
có 33 HTX với 1.950 xã viên và 2.118 lao động. Các xã viên cùng với HTX
góp vốn đổi mới phương tiện vận chuyển hiện đại, đa dạng các loại hình phục
vụ vận tải hành khách, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.[2]
20
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Để tìm hiểu tình hình của xã Hương Văn tôi đã tìm hiểu về điều kiện tự
nhiên và tình hình kinh tế - xã hội.
3.1.2.Thực trạng hoạt động của HTX Văn Xá Đông
Nội dung nghiên cứu hoạt động của HTX Văn Xá Đông gồm những nội
dung như sau: (1) Quá trình hình thành và phát triển của HTX; (2) Cơ cấu tổ
chức và đặc điểm xã viên của HTX Văn Xá Đông; (3) Thực trạng nguồn vốn
của HTX; (4) Thực trạng hoạt động các dịch vụ của HTX.
3.1.3. Hiệu quả hoạt động của HTX Văn Xá Đông
Các nội dung về hiệu quả hoạt động của HTX Văn Xá Đông được
nghiên cứu là: (1) Hiệu quả về kinh tế: Hiệu quả kinh tế của HTX được đánh
giá qua doanh thu; chất lượng các loại dịch vụ mà HTX đang thực hiện; tình
hình lãi lỗ; giá cả của HTX; (2) Hiệu quả về mặt xã hội: Được đánh giá về

phúc lợi xã hội của HTX ( quỹ trợ tang, quỹ khuyến học, )
3.1.4. Vai trò của HTX đối với sinh kế của xã viên
Để tìm hiểu vai trò của HTX đối với sinh kế của người dân đề tài tìm
hiểu các nội dung: (1) Lợi ích của xã viên khi sử dụng dịch vụ của HTX; (2)
Thu nhập của người trong HTX và ngoài HTX.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở xã Hương Văn, huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đây là xã có HTX nông nghiệp Văn Xá Đông, có các dịch
vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
21
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ: (1) các sách báo, báo cáo khoa học, tài
liệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên mạng internet liên quan đến đánh giá
hiệu quả hoạt động của HTX; (2) các báo cáo về tự nhiên - kinh tế xã hội năm
2009 - 2010; (3) các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX
qua các năm 2008, 2009, 2010. Nhằm thu thập các thông tin như: Điều kiện
tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Hương Văn; thực trạng hoạt động và hiệu quả
hoạt động của HTX Văn Xá Đông.
Phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu với các đối tượng
khác nhau nhằm thu thập các thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động của
HTX. Thứ nhất, phỏng vấn Phó chủ tịch xã để thu thập điều kiện kinh tế - xã
hội của địa phương, tình hình sử dụng đất, cơ sở hạ tầng của xã, đánh giá của
xã về hiệu quả hoạt động của HTX trên địa bàn. Thứ hai, phỏng vấn sâu chủ
tịch liên minh HTX để thu thập các thông tin về tình hình phát triển các HTX
trong tỉnh Thừa Thiên Huế, một số thuận lợi và khó khăn của HTX hiện nay,
vai trò của HTX trong nông nghiệp và nông thôn. Thứ ba, phỏng vấn sâu chủ
nhiệm HTX về các loại hình dịch vụ và hiệu quả cung ứng dịch vụ của HTX
cho người dân, những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong việc cung ứng

dịch vụ cho người dân mà HTX đang làm trong thời gian vừa qua. Thứ tư,
phỏng vấn sâu kế toán trưởng HTX để trao đổi về hiệu quả các loại hình dịch
vụ mà HTX đang thực hiện, số lượng hộ sử dụng dịch vụ của HTX, mức độ hài
lòng của các hộ sử dụng dịch vụ của HTX và tình hình tài chính của HTX.
Thảo luận nhóm: Đề tài thực hiện hai cuộc thảo luận nhóm với hai
nhóm đối tượng khác nhau. Đầu tiên thảo luận nhóm được tiến hành với 8 xã
viên HTX để thu thập các thông tin về: (1) các dịch vụ của HTX, (2) đánh giá
về các dịch vụ của HTX; (3) ảnh hưởng của HTX đến đời sống vật chất và
tinh thần của người dân; (4) hiệu quả hoạt động của HTX và mức độ hài lòng
của người dân về HTX; (5) những kiến nghị và giải pháp để phát triển HTX.
Sau đó, nghiên cứu cũng tiến hành thảo luận với 8 thành viên ngoài HTX
nhằm thu thập các thông tin về: (1) Các dịch vụ của HTX, (2) mức độ hài
22
lòng của người dân về các dịch vụ HTX, (3) ảnh hưởng của HTX đến đời
sống vật chất và tinh thần của người dân.
Để thu thập các thông tin này, đề tài sử dụng một số công cụ: (1) Liệt kê
và so sánh cặp đôi nhằm tìm hiểu các dịch vụ của HTX và đóng góp của các
dịch vụ vào doanh thu của HTX, hiệu quả của HTX; (2) biểu đồ veen nhằm
đánh giá ảnh hưởng của HTX tới xã viên và hộ không phải là xã viên; (3)
SWOT nhằm tìm những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ hội và thách thức
của HTX và đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho HTX.
Phỏng vấn hộ: Đề tài tiến hành phỏng vấn 60 hộ trong đó có 30 hộ là xã
viên của HTX, 30 hộ không phải là xã viên của HTX. Hộ được chọn ngẫu
nhiên có định hướng. Việc phỏng vấn hộ nhằm thu thập những thông tin về:
(1) Tình hình sử dụng các dịch vụ của HTX tại hộ; (2) Hiệu quả các hoạt
động dịch vụ của HTX; (3) Mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ
nông nghiệp của HTX; (4) So sánh được ảnh hưởng của HTX giữa hộ trong
HTX và ngoài HTX; (5) Ảnh hưởng của HTX tới sinh kế của người dân.
Ngoài ra, phương pháp quan sát cũng được sử dụng để xác minh các
thông tin cần thu thập.

3.3. Phương pháp xử lí thông tin
Tất cả các số liệu điều được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng các
phép tính trên phần mềm Excel và SPSS. Nghiên cứu này sử dụng hai phương
pháp phân tích, phương thức định tính kết hợp với phương thức định lượng
nhằm phân tích thực trạng hoạt động của HTX, hiệu quả hoạt động và ảnh
hưởng của HTX như thế nào tới sinh kế người dân.
23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hương Văn là xã nằm ở vị trí trung tâm của Huyện Hương Trà, dọc theo
quốc lộ 1A cách thành phố Huế 13km. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.372 ha
và được chia thành 7 thôn ( Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba, Giáp Tư, Giáp
Trung, Giáp Thượng, Bàu Đưng ).
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã Hương Văn năm 2010
Loại hình
Diện tích
(ha)
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.372 100
1. Đất nông nghiệp 728,5 53,1
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 577 79,2
- Đất trồng cây hàng năm 575,5 99,7
+ Đất trồng lúa 229,5 39,88
+ Đất trồng cây hàng năm khác 346 60,12
- Đất trồng cây lâu năm 1,5 0,3
1.2. Đất lâm nghiệp 147 20,18
- Đất rừng sản xuất 147 20,18
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 4,5 0,62
2. Đất phi nông nghiệp 616,1 44,91

2.1 Đất ở nông thôn 227 36,84
2.2 Đất phi nông nghiệp khác 389,1 63,16
3. Đất chưa sử dụng 27,4 2
(Nguồn: Số liệu thứ cấp UBND xã Hương Văn năm 2010)
Qua bảng 1 ta thấy đất của xã Hương Văn được chia làm 3 loại chính;
đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất tự nhiên sử
dụng cho nông nghiệp của xã Hương Văn là 728,5 ha chiếm 53,1% tổng diện
tích đất của toàn xã. Trong đó đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có tổng
24
diện tích 577 ha chủ yếu trồng lúa và các cây hoa màu khác như lạc, sắn diện
tích lúa tập trung nhiều nhất trên địa bàn do HTX Văn Xá Đông quản lý có
tổng diện tích lúa 2 vụ là 211,4 ha; đất lâm nghiệp 147 ha chiếm 20,8% đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp của xã Hương Văn là đất rừng sản xuất chủ yếu
là cao su và chàm; đất nuôi trồng thuỷ sản là 4,5 ha chiếm 0,62% diện tích đất
nông nghiệp chủ yếu là nuôi cá nước ngọt; sử dụng cho phi nông nghiệp của
xã Hương Văn có tổng diện tích 616,1 ha chiếm 44,1% tổng diện tích đất tự
nhiên của xã, được sử dụng để làm đất ở nông thôn và đất cho cơ sở hạ tầng
(trường học, trạm xã, UBND, giao thông ); đất chưa sử dụng là 27,4 ha
chiếm 2% đất tự nhiên toàn xã, đất chưa sử dụng của xã Hương Văn còn lại
tương đối thấp chủ yếu là diện tích sông, ao hồ và các hói trên địa bàn.
Hương Văn có khí hậu mang những đặc tính chung của khí hậu khu vực
Trung bộ, với chế độ nhiệt đới gió mùa. Khí hậu hằng năm phân thành hai
mùa tương đối rõ rệt. Mùa nóng hạn bắt đầu từ tháng 3 - 8 với nhiệt độ tương
đối cao, cao nhất là 41
0
C. Mùa nóng thường kéo dài trên 4 tháng do vậy thỉnh
thoảng đã gây ra sự thiếu hụt nước cho sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa kéo
dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Vào tháng 9, 10 có những đợt bão và áp
thấp nhiệt đới với cường độ mạnh kèm theo mưa lớn gây ra không ít những
khó khăn cho người dân và đặc biệt làm gián đoạn mùa vụ.

4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế, mặc dù có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển các
ngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động sản xuất
chính ở đây vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với tổng thu nhập từ ngành
nông nghiệp năm 2009 ước đạt 22 tỷ đồng chiếm 34,1% tổng thu nhập toàn
xã. Xã Hương Văn có 2 đơn vị HTX sản xuất nông nghiệp Văn Xá Tây và
Văn Xá Đông. 85% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng
lúa và trồng lạc, 15% ngành nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ. Trong đó trồng
trọt, cây trồng chủ lực của địa phương là lúa và lạc, với năng suất bình quân của
lúa đạt 54 tạ/ha, lạc trồng hai vụ/năm với năng suất bình quân đạt 22 tạ/ha. Đặc
biệt trên địa bàn xã có HTX sản xuất và cung cấp giống nên gần 100% nông dân
đã sử dụng giống lúa cấp 1 và đưa vào các giống mới như: sắn KM94, lạc L14…
nên năng suất đã được tăng lên và góp phần giúp ổn định đời sống của người
25

×