Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp du lịch dịch vụ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỒ THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỒ THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

N ƣờ

ƣớn

n



o



GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 4
5. Bố cục đề tài ...................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................... 9

1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ..... 9
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp ................................................ 9
1.1.2. Cấu trúc vốn doanh nghiệp ......................................................... 10
1.1.3. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp ................................................ 17
1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 21
1.2.1. Ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu21
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hƣởng của cấu
trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp .......................................... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU
TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM ....................................... 29
2.1. GIỚI THIỆU CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH DỊCH VỤ . 29
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò ngành Du lịch dịch vụ .............. 29
2.1.2. Chính sách phát triển ngành Du lịch dịch vụ.............................. 33


2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành Du lịch dịch vụ tại Việt Nam ............................................................... 39
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM ............................................................................ 41
2.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 41
2.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................... 45
2.2.3. Kiểm định lựa chọn mô hình và kiểm định giả thiết của mô hình 49
2.2.4. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 53
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CẤU
TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM ....................................... 54
3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH............... 54
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc vốn ................................................................ 54
3.1.2. Đặc điểm hiệu quả tài chính ....................................................... 55
3.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƢƠNG QUAN .................................................... 56
3.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................................................... 57
3.3.1. Kết quả hồi quy biến ROE và các biến độc lập ......................... 57
3.3.2. Kết quả kiểm định Hausman...................................................... 58
3.4. KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT ........................................................................ 60
3.4.1. Kiểm định giả thiết không có đa cộng tuyến .............................. 60
3.4.2. Kiểm đinh giả thiết không có phƣơng sai sai số thay đổi........... 61
3.4.3. Kiểm định giả thiết không có tự tƣơng quan .............................. 62
3.4.4. Mô hình FEM sau khi khắc phục khuyết tật............................... 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 65


CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................... 66
4.1. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH DỊCH VỤ ................. 66
4.2. ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC .................................... 777
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.............................................................................. 833
KẾT LUẬN ................................................................................................... 844
1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 844
2. Hạn chế .......................................................................................... 844
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

P/E

Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

LNTT

Lợi nhuận trƣớc thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LV

Chi phí lãi vay

N


Nợ phải trả

TS

Tài sản trong bảng cân đối kế toán

T

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

r

Chi phí sử dụng vốn vay bình quân

VCSH

Vốn chủ sở hữu

RE

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

ĐBTC

Đòn bẩy tài chính

FEM

Mô hình ảnh hƣởng cố định


REM

Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên

ROI

Tỷ suất thu nhập trên vốn đầu tƣ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu
2.1.

Thống kê tổng thu nhập ngành Du lịch dịch vụ giai đoạn
2013-2016

Trang

40

2.2. Tóm tắt cách tính và kì vọng về dấu của các biến

46

3.1. Thống kê mô tả biến cấu trúc vốn


54

3.2.

Thống kê mô tả biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE)

3.3. Ma trận hệ số tƣơng quan các biến trong mô hình
3.4.

Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp

3.5. Kiểm định Hausman Test
3.6.

3.7.

Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp sau khi khắc phục khuyết tật
Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp

55
56
57
59
62

63



1

MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Hiệu quả tài chính là vấn đề cơ bản trong sản xuất kinh doanh của một
hình thái kinh tế xã hội. Nó phản ánh lợi nhuận đạt đƣợc khi sử dụng vốn tài
trợ của các doanh nghiệp và đƣợc thể hiện qua việc huy động, sử dụng, quản
lý vốn trong doanh nghiệp. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đều đặt mục
tiêu sinh lời, lợi ích kinh tế, hay nói cách khác, là hiệu quả tài chính lên hàng
đầu, nhằm khẳng định giá trị doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh hiện
nay.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kì hội nhập quốc tế,
các doanh nghiệp Việt Nam cần có một cấu trúc vốn phù hợp. Cấu trúc vốn
của một doanh nghiệp nên nhƣ thế nào là hợp lý luôn là câu hỏi đƣợc đặt ra
không chỉ với nhà điều hành của doanh nghiệp mà còn ở các nhà đầu tƣ vốn.
Cấu trúc vốn phù hợp có vai trò quan trọng với doanh nghiệp bởi nhu cầu tối
đa hóa lợi ích thu đƣợc từ các cá nhân, tổ chức liên quan và hoạt động của
doanh nghiệp; một quyết định cụ thể về cấu trúc vốn ảnh hƣởng đến sự tồn tại
của doanh nghiệp, thể hiện năng lực kinh doanh, khẳng định vai trò công tác
quản trị tài chính của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tác động của cấu trúc vốn ảnh
hƣởng đến hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có những nét đặc thù
riêng trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong quản trị nguồn vốn, nên
mức độ tác động cũng khác nhau. Trong nền kinh tế có chiều hƣớng phát triển
nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc tiếp xúc với nhiều cơ hội mở

rộng thị trƣờng, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, hƣởng các ƣu đãi
thƣơng mại, tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại… Tuy nhiên, hội nhập đem
đến những cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải
nắm bắt, thích ứng nhanh với thị trƣờng; do đó, công tác quản trị đƣợc chú


2
trọng nhất. Trong quản trị doanh nghiệp, yếu tố cốt lõi quyết định thành công
của doanh nghiệp là quản trị vốn. Một nghiên cứu của ngân hàng Mỹ cho thấy
82% số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí phá sản bắt nguồn
từ việc quản lý vốn yếu kém. Do đó, có thể nói, quản trị vốn đƣợc xem nhƣ
nút thắt lớn mà nhiều công ty vƣớng phải khi gia nhập thị trƣờng toàn cầu với
nhiều thách thức khắt khe. Nhƣ vậy, hoạch định một cấu trúc vốn phù hợp là
yếu tố quan trọng làm nên hiệu quả tài chính.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực, ngành Du lịch dịch vụ cũng có những bƣớc tiến vƣợt bậc
trong giai đoạn hội nhập khi việc giao lƣu văn hóa trở thành nhu cầu tất yếu
của con ngƣời. Tờ TTR Weekly, một trang thông tin chuyên ngành du lịch về
ASEAN đƣa tin cho biết, ngành du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đạt doanh thu
hàng năm lên đến 35 tỷ USD vào năm 2020. Qua đó, cơ hội, tiềm năng của
các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt Nam là rất lớn, đòi hỏi nhà quản trị
phải đƣa ra những chiến lƣợc nhằm kiểm soát rủi ro, duy trì sự ổn định và
phát triển của doanh nghiệp trƣớc nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả kinh
doanh, hiệu quả tài chính. Và một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả
tài chính của ngành chính là cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Để tối đa hóa lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt
Nam cần xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với điều kiện hoạt động của mình.
Bởi, một sự thay đổi về tỷ lệ vay nợ khiến chi phí sử dụng vốn bình quân của
doanh nghiệp thay đổi, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thay đổi. Để nghiên cứu cụ
thể chiều hƣớng tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh

nghiệp nhƣ thế nào, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc
vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt
Nam”. Qua đó, doanh nghiệp ngành Du lịch dịch vụ tại Việt Nam có thể thực
hiện những chính sách phù hợp, kịp thời trong hoạt động kinh doanh của


3
mình nhằm tránh rủi ro phá sản, nâng cao hiệu quả tài chính, đồng thời góp
phần tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, phát triển thị trƣờng chứng
khoán, mang đến thị trƣờng Du lịch dịch vụ tốt cho khách thập phƣơng.
2. Mụ t êu n

ên ứu

Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết và hệ thống hóa các kết quả nghiên
cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính, xác
định mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính. Dựa
trên mô hình đã xây dựng, vận dụng để nhận diện, đánh giá cấu trúc vốn có
ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ Việt
Nam hay không và ảnh hƣởng theo chiều hƣớng nhƣ thế nào.
Từ kết quả nghiên cứu, rút ra một số kết luận có cơ sở khoa học và hàm
ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp Du
lịch dịch vụ tại Việt Nam và các chủ thể có liên quan.
3. Đố tƣợn và p ạm v n

ên ứu

Nghiên cứu này tập trung xác định tác động của cấu trúc vốn đến hiệu
quả tài chính thông qua báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán của 50
doanh nghiệp Du lịch dịch vụ đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt

Nam trong giai đoạn 4 năm từ năm 2013 đến năm 2016. Với tổng thể nghiên
cứu bao gồm khoảng 1,600 doanh nghiệp trong ngành và chỉ 87 doanh nghiệp
đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.
Nghiên cứu tập trung khai thác dữ liệu của các công ty ngành Du lịch
dịch vụ có các hoạt động sau: dịch vụ hàng không, vận tải hành khách, khách
sạn, dịch vụ lƣu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, nghệ thuật, giải trí, quảng bá,
tổ chức sự kiện, tour du lịch… Các hoạt động dịch vụ này chủ yếu là những
dịch vụ thiết yếu phục vụ du lịch.


4
4. P ƣơn p áp n

ên ứu

Phƣơng pháp xác định, đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả
tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ Việt Nam đƣợc thực hiện
thông qua phƣơng pháp định lƣợng.
Thông qua việc thu thập thông tin, tính toán các chỉ số ROE, tỷ suất nợ,
tỷ suất nợ dài hạn, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp,
cấu trúc tài sản và khả năng thanh toán. Qua đó, dùng phƣơng pháp thống kê
mô tả để phân tích, đánh giá bao quát về thực trạng cấu trúc vốn và hiệu quả
tài chính trong quá khứ của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính dựa
trên các chỉ tiêu thu thập trên, sử dụng mô hình hồi quy có dạng tổng quát
sau:
Y = β1 + β2×X2 + β3×X3 + β4×X4 +….+ βn×Xn + ε.
Qua mô hình trên, kiểm định sự ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu
quả tài chính là thuận chiều hay nghịch chiều và tiến hành phân tích kết quả.

5. Bố cụ đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hƣởng của cấu trúc vốn
đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp Du lịch dịch vụ tại Việt Nam.
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách.


5

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của cấu trúc vốn đến
hiệu quả tài chính cho ra những kết quả khác nhau: thuận chiều hay ngƣợc
chiều.
Điểm bắt đầu cho tất cả các nghiên cứu hiện đại về cấu trúc vốn của
doanh nghiệp là lý thuyết M&M của Modigliani và Miller (1958 - 1963). Giả
định ban đầu khi chƣa xét đến tác động của thuế Thu nhập doanh nghiệp, lý
thuyết M&M cho rằng không có cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh nghiệp. Nghĩa
là, cấu trúc vốn không ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nghiên cứu sau của Modigliani và Miller (1963), khi xem xét lại điều
kiện thực tế của thị trƣờng với hiệu quả tài chính chịu ảnh hƣởng bởi thuế thu
nhập doanh nghiệp, M&M cho rằng việc tăng cƣờng sử dụng đòn bẩy tài
chính sẽ nâng cao giá trị doanh nghiệp. Do đó, cấu trúc vốn ảnh hƣởng thuận
chiều đến hiệu quả tài chính.
Abor (2005) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh
nghiệp của 22 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Ghana từ

năm 1998-2002 đã chỉ ra rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất nợ và
ROE.
Nghiên cứu của Weill (2007) về ảnh hƣởng của cấu trúc vốn lên hiệu
quả của doanh nghiệp, đã rút ra kết luận rằng cấu trúc vốn tác động thuận
chiều đến hiệu quả doanh nghiệp ở Tây Ban Nha và Italy.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) về các nhân tố
ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phƣơng
pháp phân tích đƣờng dẫn, quan sát 428 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam, cho thấy cấu trúc tài chính có quan hệ tỷ lệ thuận với
hiệu quả tài chính và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0.1%.


6
Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Phƣơng (2017) cho thấy cấu trúc vốn có
quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính trong tất cả các nhóm ngành của
ngành sản xuất. Có thể thấy, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sử dụng
nợ có hiệu quả, lợi ích thu đƣợc từ việc vay nợ có thể bù đắp cho các chi phí
phát sinh từ nợ.
Nghiên cứu của Skopljak (2012) với các doanh nghiệp trong ngành Tài
chính của Úc cho kết quả: ở mức độ nợ thấp tƣơng đối thì gia tăng tỉ lệ nợ sẽ
làm tăng kết quả kinh doanh, nhƣng ở mức độ nợ cao tƣơng đối thì gia tăng tỉ
lệ nợ lại làm giảm kết quả kinh doanh, nghĩa là tồn tại một cơ cấu vốn tối ƣu
nhất mà ở đó mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất.
Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và
hiệu quả tài chính là thuận chiều, cũng có những nghiên cứu khác cho kết quả
ngƣợc lại.
Nghiên cứu của Gleason và Mathur (2000) cho thấy cấu trúc vốn tỷ lệ
nghịch với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nên đòn bẩy tài chính cao sẽ
làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang và Song

(2002), Braduri (2002) ở các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu
quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ.
Nghiên cứu của R. Zeitun và Tian (2007) sử dụng dữ liệu của 167 công
ty từ năm 1989 đến 2003, đã chứng minh cấu trúc vốn của doanh nghiệp có
tác động tiêu cực đến các chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Majumdar và Chhibber (1997) cùng với Rao, M-Yahyaee và Syed
(2007) nghiên cứu mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và hiệu
quả hoạt động, chỉ ra tính thanh khoản, số năm hoạt động và cƣờng độ vốn
ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động.


7

Nghiên cứu của Ong Tze San và Teh Boon Heng Dr (2011) về 49
doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng ở Malaysia trong giai đoạn từ
năm 2005 đến 2008 cho thấy: tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tỷ lệ
nghịch đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần.
Nghiên cứu của Hasan, Ahsan, Rahaman và Alam (2014) cho biết cấu
trúc vốn ảnh hƣởng ngƣợc chiều lên khả năng sinh lời trên tổng tài sản
(ROA).
Nghiên cứu của Odongo Kodongo và các cộng sự (2014) về mối quan
hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết tại
Kenya trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2011, cho thấy đòn bẩy tài chính có
tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết tại Kenya.
Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh, Lê Phƣơng Dung (2012) về cấu trúc
tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, dựa trên
dữ liệu của 31 doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy cấu trúc tài chính
tác động tỷ lệ nghịch đến ROE.
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) về ảnh hƣởng của cấu trúc

vốn lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy mối
quan hệ ngƣợc chiều giữa cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh với mức ý
nghĩa 1%.
Nghiên cứu của Phan Thanh Hiệp (2016) về ảnh hƣởng của cấu trúc
vốn đến kết quả kinh doanh của 95 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến 2013, cho thấy
mối quan hệ ngƣợc chiều giữa cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu trƣớc cho thấy sự không thống nhất trong xu
hƣớng tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính. Điều này cho thấy, sự
ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính phụ thuộc vào tỷ lệ nợ đối


8

với mỗi nhóm ngành nghiên cứu.
Mặt khác, một số nghiên cứu trƣớc đây sử dụng phần mềm Eview nên
chƣa kiểm định đƣợc các khuyết tật của mô hình nghiên cứu, nhằm đƣa ra mô
hình tối ƣu nhất.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của cấu trúc vốn
đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhƣ
các nhóm ngành Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đối với ngành Du lịch dịch
vụ, chƣa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Nghiên cứu này sử dụng phần
mềm STATA để đảm bảo việc lựa chọn mô hình tối ƣu nhất, khắc phục đƣợc
những hạn chế trong việc kiểm định khuyết tật mô hình, thông qua đó xác
định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính, đặc biệt là sự ảnh
hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp.


9
CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình
thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tƣ vào
tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Nhƣ vậy, tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính:
quyết định đầu tƣ, quyết định nguồn vốn, và quyết định phân phối lợi nhuận
nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Bản chất của tài chính doanh nghiệp: tài chính doanh nghiệp là hệ
thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn
liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để
phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh.
Chức năng của tài chính doanh nghiệp: tổ chức vốn (tạo vốn bảo đảm
thỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)
và luân chuyển vốn; phân phối thu nhập bằng tiền; giám đốc (kiểm tra).
Vai trò của tài chính doanh nghiệp: đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh
nghiệp hoạt động; huy động vốn với chi phí thấp nhất; sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài trợ; giám sát và hƣớng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp với
tình hình tài chính doanh nghiệp.
Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận sau thuế,
tối đa hóa lợi nhuận phân phối cho chủ sở hữu, tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp.


10


1.1.2. Cấu trúc vốn doanh nghiệp
a. Khái niệm
Cấu trúc vốn thƣờng đi kèm với thuật ngữ cấu trúc tài chính. Cả hai
thuật ngữ đều sử dụng để phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các khoản nợ và
vốn chủ sở hữu. Theo Bertoneche và Teulie: “Cấu trúc tài chính doanh nghiệp
là quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho quá trình tài trợ của
doanh nghiệp, còn cấu trúc vốn đƣợc hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ trung dài
hạn và vốn chủ sở hữu”. Nhƣ vậy, cấu trúc tài chính bao gồm cả cấu trúc vốn.
Theo Trần Ngọc Thơ, “Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lƣợng nợ ngắn
hạn thƣờng xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ƣu đãi và vốn cổ phần thƣờng đƣợc
dùng để tài trợ cho quyết định đầu tƣ của một doanh nghiệp. Ngƣợc lại, cấu
trúc tài chính là sự kết hợp nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ƣu đãi và
vốn cổ phần thƣờng đƣợc dùng để tài trợ cho quyết định đầu tƣ của một
doanh nghiệp”.
Theo Bùi Hữu Phƣớc (2009), “Cơ cấu vốn gồm nguồn vốn chủ sở hữu
và nợ trung, dài hạn thể hiện nguồn tài trợ thƣờng xuyên, doanh nghiệp có thể
an tâm sử dụng trong thời gian tƣơng đối dài không phải lo chi trả. Tuy nhiên,
nguồn tài trợ từ nợ tích lũy là nguồn tài trợ ngắn hạn nhƣng có thể xem nhƣ
nguồn thƣờng xuyên. Vì thế, cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm nguồn
vốn chủ sở hữu, nợ trung hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn thƣờng
xuyên”.
Ở Việt Nam, nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn tại các doanh nghiệp trong
ngành Du lịch dịch vụ mang tính chất thƣờng xuyên. Vì vậy, để phản ánh cấu
trúc vốn, luận văn sử dụng hai chỉ tiêu: chỉ tiêu tổng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn
và dài hạn) và chỉ tiêu nợ dài hạn để phản ánh tác động của tỷ suất nợ nói
chung và tỷ suất nợ dài hạn nói riêng đến suất sinh lời vốn chủ sở hữu.


11


b. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc vốn
 Chỉ tiêu tỷ suất nợ (hệ số nợ so với tài sản): đo lƣờng mức độ sử dụng
nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết: trong 1
đồng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đƣợc tài trợ từ nợ phải trả là bao
nhiêu. Tỷ số này đƣợc xác định:
Tỷ số nợ so với tài sản = Tổng nợ / Giá trị tổng tài sản
Nếu tỷ số bằng 1, chứng tỏ toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp
đƣợc hình thành từ nguồn vốn đi chiếm dụng. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, tài
sản hiện có của doanh nghiệp đƣợc tài trợ một phần từ nợ phải trả, phần còn
lại tài trợ từ vốn chủ sở hữu. Tỷ số này thấp nghĩa là khả năng tự chủ tài chính
và khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên lại không tận
dụng đƣợc lợi thế của đòn bẩy tài chính. Ngƣợc lại, tỷ số này quá cao nghĩa là
doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản, khiến khả năng tự
chủ tài chính thấp. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, số nợ phải trả mà doanh nghiệp đi
chiếm dụng một phần để tài trợ tài sản của doanh nghiệp, phần còn lại dùng
để bù lỗ.
 Chỉ tiêu tỷ suất nợ dài hạn (hệ số nợ dài hạn so với tài sản): đo lƣờng
mức độ sử dụng nợ dài hạn của doanh nghiệp để tài trợ cho tài sản. Chỉ tiêu
này cho biết: trong 1 đồng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đƣợc tài trợ
từ nợ dài hạn là bao nhiêu. Tỷ số này đƣợc xác định:
Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn / Giá trị tổng tài sản
Nếu tỷ số bằng 1, chứng tỏ toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp
đƣợc tài trợ bởi nợ dài hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1, tài sản hiện có của
doanh nghiệp đƣợc tài trợ một phần từ nợ dài hạn, phần còn lại tài trợ từ nợ
ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, số nợ dài hạn mà doanh
nghiệp đi chiếm dụng một phần để tài trợ tài sản của doanh nghiệp, phần còn
lại dùng để bù lỗ.


12

 Chỉ tiêu tỷ suất nợ so với vốn chủ sở hữu: cho biết cứ một đồng tài
sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tƣơng ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ
phải trả. Công thức nhƣ sau:
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số này thấp hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp hiện sử dụng nợ ít hơn là
sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Doanh nghiệp có khả năng tự
chủ tài chính và tiếp tục tăng khả năng vay nợ để phát triển kinh doanh,
nhƣng lại không tận dụng đƣợc lợi thế đòn bẩy tài chính. Ngƣợc lại, nếu tỷ số
này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn để tài trợ cho tài
sản. Tính tự chủ của doanh nghiệp giảm. Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng
ngƣng trệ và có nhiều khả năng không nhận đƣợc các khoản tín dụng từ bên
ngoài tài trợ.
 Chỉ tiêu tỷ suất nợ so với tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này phản ánh trong
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện có đƣợc hình thành từ nợ là bao nhiêu
phần trăm. Công thức tính nhƣ sau:
Tỷ số nợ so với nguồn vốn = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang mất dần tính tự
chủ về mặt tài chính.
c. Các lý thuyết cấu trúc vốn
- Lý thuyết cấu trúc tài chính tối ƣu:
Đây là quan điểm truyền thống về cấu trúc tài chính, cho rằng khi một
doanh nghiệp bắt đầu vay nợ và có những lợi ích từ việc vay nợ vƣợt trội hơn
những bất lợi. Chi phí sử dụng vốn vay thấp, kết hợp với lợi ích từ “lá chắn
thuế” giúp chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) giảm khi tăng vay nợ. Tuy
nhiên, khi hệ số nợ tăng lên, mức độ rủi ro cũng tăng tƣơng ứng khi đó chủ sở
hữu doanh nghiệp sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn, lãi suất vay vốn
cũng tăng theo từ đó làm tăng WACC. Do đó, quan điểm truyền thống cho


13

rằng khi tăng vay nợ đến một mức nào đó sẽ làm tăng WACC nên tồn tại một
cấu trúc tài chính tối ƣu mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp. Nhƣ vậy, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm tăng hiệu quả
tài chính, nhƣng đến một thời điểm nhất định, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm
giảm hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, quan điểm này chƣa đƣợc thuyết phục
do không có một lý thuyết cơ sở nào thể hiện chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng
lên bao nhiêu khi tăng hệ số nợ và chi phí sử dụng nợ sẽ tăng nhƣ thế nào khi
có nguy cơ vỡ nợ.
- Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn đƣợc
xem là lý thuyết hiện đại lý giải đƣợc quan hệ giữa giá trị công ty, chi phí sử
dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của công ty. Modigliani và Miller đƣa ra hai
mệnh đề và xem xét trong hai trƣờng hợp có thuế và không có thuế.
Trong trƣờng hợp không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và giá trị
công ty không vay nợ là nhƣ nhau, nghĩa là không có chi phí giao dịch, chi
phí phá sản và không có bất cân xứng thông tin. Do đó, giá trị công ty không
thay đổi khi cơ cấu vốn của công ty thay đổi. Ngoài ra, chi phí sử dụng vốn
trung bình không đổi trong khi chi phí sử dụng vốn cổ phần tăng lên khi công
ty gia tăng tỷ số nợ.
Trong trƣờng hợp có thuế, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty
không vay nợ cộng với hiện giá của của lá chắn thuế do sử dụng nợ. Nhƣ vậy,
việc sử dụng nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng giá trị công ty.
Điều này thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lý thuyết M&M chƣa xem xét tác động của một số chi phí
khác khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi
công ty gia tăng tỷ số nợ. Đó chính là tác động của chi phí khốn khó tài chính.


14

Khi công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty tăng theo. Điều
này làm phát sinh chi phí khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi ích
của lá chắn thuế. Đến một thời điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ
vƣợt qua lợi ích của lá chắn thuế. Ở điểm đó, gọi là điểm cơ cấu vốn tối ƣu,
giá trị công ty đạt cực đại và chi phí sử dụng vốn trung bình đạt cực tiểu. Khi
công ty tiếp tục gia tăng sử dụng nợ, công ty sẽ vƣợt qua điểm tối ƣu, ở đó giá
trị công ty bắt đầu giảm và chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty bắt đầu
tăng. Lợi ích của lá chắn thuế không đủ bù đắp cho chi phí khốn khó về tài
chính. Do đó, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm tăng hiệu quả tài chính, nhƣng đến
một thời điểm nhất định khi chi phí khốn khó tài chính vƣợt qua lợi ích của lá
chắn thuế, việc tăng cơ cấu vốn sẽ làm giảm hiệu quả tài chính.
- Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Lý thuyết này đƣợc khởi xƣớng bởi Kraus và Litzenberger, đƣợc tiếp
cận theo quan điểm về sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích trong việc sử dụng
nợ. Lý thuyết này cho rằng nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định đƣợc
một cấu trúc vốn tối ƣu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Lợi ích từ nợ đó
là lợi ích từ lá chắn thuế nhờ lãi vay. Chi phí tiềm tàng từ việc sử dụng nợ là
chi phí kiệt quệ tài chính, bao gồm các chi phí nhƣ : chi phí trả cho luật sƣ
giải quyết phá sản, chi phí trả cho kế toán và nhân viên quản trị công ty trong
quá trình chờ phá sản, chi phí do mất khách hàng và nhà cung cấp hay chi phí
đại diện… Ở mức nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể và
giá trị hiện hữu của chi phí kiệt quệ tài chính cũng nhỏ nên việc vay nợ sẽ là
một lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vay nợ ngày càng
nhiều thì rủi ro phá sản sẽ ngày càng cao và làm sụt giảm giá trị doanh
nghiệp; đến một lúc nào đó giá trị của tấm chắn thuế bằng với giá trị của chi
phí kiệt quệ tài chính...Theo quan điểm này, nhà quản trị có thể tối ƣu cấu trúc
vốn của mình bằng cách gia tăng lƣợng nợ vay cho tới khi lợi ích biên từ tấm


15


chắn thuế cân bằng với chi phí biên của kiệt quệ tài chính.
Nhƣ vậy, lý thuyết này có bƣớc tiếp cận thực tế hơn so với lý thuyết
M&M khi xem xét cấu trúc vốn ở cả hai khía cạnh chi phí và lợi ích thay vì
chỉ tính toán đến lợi ích và giả thiết các chi phí là không tồn tại.
- Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết này đƣợc nghiên cứu bởi Myers và Majluf, chia nguồn tài trợ
thành nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận để lại) và nguồn vốn bên ngoài (nguồn vốn
vay và phát hành cổ phiếu mới) và giải thích trật tự ƣu tiên giữa các nguồn
vốn này khi các doanh nghiệp huy động vốn. Lý thuyết này dựa trên cơ sở bất
cân xứng thông tin giữa ngƣời quản lý và nhà đầu tƣ. So với nhà đầu tƣ bên
ngoài, ngƣời quản lý biết rõ hơn về giá trị thực và rủi ro của công ty, điều này
ảnh hƣởng đến quyết định tài trợ vốn từ nguồn vốn nội bộ hay nguồn vốn bên
ngoài. Các doanh nghiệp chỉ phát hành cổ phiếu khi cổ phiếu của họ đƣợc
định giá cao hơn so với giá trị thực. Vì vậy, khi doanh nghiệp công bố thông
tin phát hành thêm cổ phiếu, thị trƣờng sẽ đón nhận thông tin đó nhƣ một dấu
hiệu xấu về triển vọng của doanh nghiệp, nên giá cổ phiếu sẽ giảm. Để tránh
tình trạng thiệt hại do giá cổ phiếu giảm, doanh nghiệp thƣờng huy động thêm
vốn, nhà quản lý thƣờng tìm cách tài trợ các dự án mới bằng cách huy động
các nguồn vốn không bị thị trƣờng định giá thấp nhƣ nguồn vốn nội bộ hoặc
vốn vay. Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích lý do các doanh nghiệp có xu
hƣớng ƣu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ và nếu cần phải huy động thêm vốn
bên ngoài thì họ sẽ ƣu tiên sử dụng nguồn vốn vay trƣớc. Phát hành vốn cổ
phần mới thƣờng là phƣơng án cuối cùng khi doanh nghiệp đã sử dụng hết
khả năng vay nợ tức là khi xuất hiện mối đe dọa của chi phí khánh tận tài
chính của doanh nghiệp cho các chủ nợ hiện hữu cũng nhƣ các nhà quản lý.
Do đó, ba ƣu điểm lớn của thuyết trật tự phân hạng là: Một là, giải
thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhất thƣờng vay ít hơn.



16
Không phải vì họ có các tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu thấp mà vì họ không cần
nguồn tài trợ bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn phát
hành nợ vì họ không có nguồn vốn nội bộ đủ cho đầu tƣ vốn và vì tài trợ nợ
chỉ đứng sau lợi nhuận giữ lại trong trật tự phân hạng đối; Hai là, lý giải
những hành động quản trị, đó là các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao
với cơ hội đầu tƣ hạn chế sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ nợ mục tiêu thấp trong khi
các doanh nghiệp có cơ hội đầu tƣ lớn hơn các nguồn phát sinh nội bộ buộc
phải tăng tỷ lệ nợ; Ba là, dự báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanh
nghiệp ở giai đoạn phát triển bão hòa. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp tăng khi
các doanh nghiệp có thâm hụt tài chính và giảm khi có thặng dƣ tài chính.
Nhƣ vậy, Myers và Majluf (1984) cho rằng sẽ không có một cấu trúc
vốn tối ƣu với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuyết trật tự phân hạng không
giải thích đƣợc các khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành. Ví dụ, tỷ lệ nợ có
xu hƣớng thấp trong các ngành công nghệ cao, tăng trƣởng cao ngay cả khi
nhu cầu vốn bên ngoài rất lớn.
- Lý thuyết thời điểm thị trƣờng
Lý thuyết này đƣợc phát triển bởi Graham và Harvey (2001), nhận
đƣợc sự ủng hộ của các CFO trên toàn thế giới vì tính thống nhất và chắc
chắn của lý thuyết. Lý thuyết này cho rằng sự khác biệt giữa giá trị thị trƣờng
và giá trị công ty chính là yếu tố quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Theo đó, các nhà quản lý sẽ quan sát thị trƣờng vốn và lợi dụng sự bất cân
xứng thông tin sẽ chỉ phát hành cổ phiếu mới khi họ tin rằng cổ phiếu của họ
đƣợc định giá cao hơn bởi các nhà đầu tƣ. Ngƣợc lại, trong giai đoạn cổ phiếu
đƣợc định giá thấp, họ thƣờng lựa chọn hình thức vay nợ. Chính vì vậy,
Barclay và Smith (2005) cho rằng những công ty hoạt động có hiệu quả trong
khi giá cổ phiếu lại bị định giá dƣới giá trị thƣờng chọn phát hành nợ nhiều
hơn vốn chủ để tránh thiệt hại cho cổ đông hiện hành. Lý thuyết này cũng



17

khuyến khích các công ty linh hoạt trong việc phát hành cổ phần mới, có thể
hoãn phát hành nếu thị trƣờng định giá cổ phần của công ty quá thấp hoặc
cũng có thể phát hành đƣa vào quỹ tích lũy nếu thị trƣờng định giá cao cổ
phần của công ty. Do đó, khi giá cổ phiếu đƣợc định giá thấp, việc sử dụng nợ
sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.1.3. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp
a. Khái niệm
Hiệu quả tài chính là hiệu quả gắn liền với việc huy động hình thành
nên nguồn vốn và sử dụng, quản lý nguồn vốn để tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp.
Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp nhận đƣợc và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc lợi ích
kinh tế.
b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính doanh nghiệp
- Hiệu quả tài chính đo lƣờng qua giá trị kế toán: Để đo lƣờng hiệu quả
tài chính doanh nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là hệ số
đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Hệ số này là chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản
xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh giá trị lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt
đƣợc trong các kì kế toán đã qua. Tuy nhiên, nó không đƣa ra một góc nhìn
dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp bởi đó là thƣớc đo quá khứ và
ngắn hạn, theo Jenkins, Ambrosini & Collier (2011).
- Hiệu quả tài chính đo lƣờng qua giá trị thị trƣờng: tỷ số giá cổ phiếu
trên thu nhập (P/E) phản ánh nhà đầu tƣ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng
thu nhập của một cổ phiếu. Tỷ số này đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm nhiều,
chúng phản ánh đƣợc đánh giá của thị trƣờng cả về tiềm năng lợi nhuận của
doanh nghiệp trong tƣơng lai (phản ánh vào thị giá của cổ phiếu).



×