Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại KCN giao long, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 115 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại KCN Giao Long, tỉnh Bến Tre

LỜI CẢM ƠN
Nhờ những kiến thức quý báu mà quý Thầy, Cô khoa Môi trường đã truyền đạt
trong thời gian học tập tại trường Đại học Tài nguyên và môi trường TPHCM, cùng với
sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn T.S Nguyễn Lữ Phương, em đã hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp.
Lời đầu tiên cho phép em bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô ở Khoa
Môi trường – Trường đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM đã tận tình giảng dạy
vốn kiến thức cơ sở và chuyên ngành cho chúng em trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Lữ Phương đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, cảm ơn thầy Nguyễn
Thanh Ngân đã hỗ trợ trong việc thu thập dữ liệu, hiệu chỉnh mô hình. Những kiến thức
mà các quý Thầy, Cô đã truyền đạt không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu hiện
tại, mà còn là hành trang để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Phước, chị Diệp – Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, chị Thảo – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Bến Tre cùng các Anh, Chị làm việc tại Phòng Kiểm soát ô nhiễm không khí – Viện
Nhiệt đới môi trường và Ban lãnh đạo tại các nhà máy, cơ sở sản xuất đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em thu thập những thông tin cần thiết để có thể hoàn thành luận văn.
Nếu không có sự hướng dẫn, giúp đỡ của các Thầy, Cô ở nhà trường, cùng với
Ban lãnh đạo và các Anh, Chị tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, Ban Quản
lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre và các Anh, Chị tại Viện Nhiệt đới môi trường thì
em khó có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do thời gian có
hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các Thầy, Cô để luận văn
này được hoàn thiện hơn.
Và một lời cảm ơn chân thành nữa xin gửi tới gia đình, bạn bè đã luôn hỗ trợ
trong việc thu thập thông tin, tìm kiếm tài liệu và trao đổi kiến thức.
Cuối cùng, em xin kính chúc mọi người được dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều


thành công.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

i


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này đã áp dụng công thức của WHO để tính toán tải lượng chất ô nhiễm
trong khí thải của các nguồn điểm (các ống khói cao) tại Khu công nghiệp Giao Long,
tỉnh Bến Tre. Số liệu tính toán kết hợp cùng dữ liệu khí tượng thu thập được, tạo thành
dữ liệu đầu vào cho mô hình lan truyền chất ô nhiễm AERMOD View (một giao diện
cho các mô hình ISCST3, AERMOD và ISC-PRIME US). AERMOD View được sử
dụng cho một vùng rộng lớn (trên 50km) để đánh giá nồng độ ô nhiễm và lắng đọng từ
nhiều nguồn. Trong luận văn này, mô hình AERMOD View được áp dụng để đánh giá
nồng độ các chất TPS (tổng bụi lơ lửng), SO2 (Sunfur dioxide), NOx, CO (Cacbon
monoxide) trong phạm vi Khu công nghiệp Giao Long và khu vực lân cận. Luận văn
nghiên cứu tác động của các nguồn thải trong phạm vi lưới tính toán 20 km x 20 km,
nguồn thải là các nguồn điểm – ống khói của các nhà máy hoạt động tại Khu công nghiệp
Giao Long.
Mục đích chính của nghiên cứu là đánh giá diễn biến sự phân bố nồng độ các chất
ô nhiễm trong không khí khu vực nghiên cứu trong các năm 2015 và 2016 qua kết quả
chạy mô hình AERMOD View. Theo kết quả mô phỏng, các thông số ô nhiễm trong
không khí đều chưa vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh), cho thấy các nguồn điểm trong nghiên cứu chưa

tác động lớn đến chất lượng không khí khu vực. Tuy nhiên, các Nhà máy sản xuất cần
duy trì tốt các biện pháp quản lý khí thải hiện tại, luận văn cũng đề xuất một số biện pháp
góp phần quản lý chặt chẽ khí thải đầu ra, đảm bảo chất lượng môi trường không khí.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

ii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

ABSTRACT
This thesis has applied the WHO formula to calculate the amount of pollutant loads
in the exhaust of the point source (the High Chimneys) in an industrial Affairs Long, Ben
Tre province. The calculated data and meteorological data collected, forms the input data
for the model spread pollutants AERMOD View (an interface for the ISCST3 model,
AERMOD and ISC-PRIME US). AERMOD View is used for a large (over 50) to assess
the pollution concentrations and deposition from many sources. In this essay, AERMOD
Model View are applied to assess concentrations of these substances TPS (General dust
hovering), SO2 (Sunfur dioxide), NOx, CO (carbon monoxide) in the scope of Long
Industrial Park and surrounding areas. The thesis studies the impact of effluents in the
grid range calculating 10 km x 10 km, is the point source effluents-chimneys of the
factories operating in the Communication industry.
The main purpose of the study is to assess the concentration distribution of
pollutants in the air the research areas in the year 2015 and 2016 through the results of
running the model AERMOD View. According to the simulation results, the pollution in
the air are not yet beyond NRT 05:2013/MONRE (National technical regulation on
ambient air quality), shows the point source in research are not a major impact on regional

air quality. However, the manufacturer should maintain good management measures of
current emissions, the essay also proposes a number of measures contributing to tight
emissions output, to ensure the quality of the air environment.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

iii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày …, tháng …, năm 2016
Giảng viên hướng dẫn

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

iv


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TPHCM, ngày …, tháng …, năm 2016
Giảng viên phản biện

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

v


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT LUẬN VĂN TIẾNG ANH
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 6

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 7

3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 7

4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 7

5.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................................ 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHÔNG KHÍ ...................................................................... 9
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA .................................. 27
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 42

2.1. KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................. 42
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 46
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 48
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................... 56
3.1. TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG KHÍ THẢI CỦA CÁC NGUỒN ĐIỂM TẠI KCN
GIAO LONG, BẾN TRE .......................................................................................... 56

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

vi


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

3.2. MÔ HÌNH HÓA LAN TRUYỀN Ô NHIỄM TRONG KHÔNG KHÍ BẰNG
MÔ HÌNH AERMOD VIEW .................................................................................... 59
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI KCN GIAO LONG .................................................. 96
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 98
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 100
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 101

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

vii



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQLCKCN

Ban quản lý các khu công nghiệp

BT

Bến Tre

BV

Bệnh viện

BVMT

Bảo vệ môi trường



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin


ĐH

Đại học

ĐVHC

Đơn vị hành chính

EEA

Cơ quan môi trường châu Âu

IPCC

Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KCN

Khu công nghiệp

KVNC

Khu vực nghiên cứu

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QCVN 05:2013/BTNMT


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TG

Tiền Giang

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSP

Tổng bụi lơ lửng


TT

Trung tâm

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

1


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nguồn ô nhiễm công nghiệp tạo ra trong không khí .................................... 14
Bảng 1.2 Đặc trưng của một số thông số dung trong đánh giá ô nhiễm môi trường không
khí ................................................................................................................................. 14
Bảng 1.3 Tỷ lệ đô thị hóa của một số thành phố ở Việt Nam ...................................... 22
Bảng 1.4 Diễn biến đô thị hoá ở nước ta trong ¼ thế kỷ qua và dự báo đến 2020 ...... 23
Bảng 1.5 Diễn biến công nghiệp hóa............................................................................ 23
Bảng 1.6 Ước tính tải lượng một số thông số ô nhiễm không khí từ hoạt động công
nghiệp trên cả nước năm 2009...................................................................................... 24
Bảng 1.7 Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình .................................. 25
Bảng 1.8 Phân loại độ bền vững khí quyển theo Pasquill ............................................ 33
Bảng 2.1 Danh sách các doanh nghiệp tại KCN Giao Long ........................................ 43
Bảng 2.2 Kết quả giám sát chất lượng KKXQ tại KCN Giao Long tháng 10/2015 .... 45
Bảng 2.3 Danh sách các đối tượng nghiên cứu tại KCN Giao Long ........................... 47
Bảng 2.4 Hệ số phát thải với các loại nhiên liệu theo WHO........................................ 51

Bảng 2.5 Tình hình sử dụng nhiên liệu của các nguồn thải ......................................... 53
Bảng 2.6 Phân loại nhóm nhiên liệu ............................................................................. 54
Bảng 3.1 Tải lượng khí ô nhiễm phát thải từ các nguồn điểm tại KCN Giao Long, tỉnh
Bến Tre ......................................................................................................................... 56
Bảng 3.2 Tải lượng chất ô nhiễm sau khi qua hệ thống xử lý khí thải của các nguồn
điểm tại KCN Giao Long, tỉnh Bến Tre ....................................................................... 58
Bảng 3.3 Thống kê chế độ gió năm 2015 ..................................................................... 60
Bảng 3.4 Thống kê chế độ gió năm 2016 ..................................................................... 62
Bảng 3.5 Số liệu nguồn thải đầu vào cho mô hình ....................................................... 64
Bảng 3.6 Nồng độ các thông số ô nhiễm cao nhất trong 1h năm 2016 tại các điểm nhạy
cảm................................................................................................................................ 94
Bảng 3.7 So sánh kết quả giám sát chất lượng KKXQ tại KCN Giao Long tháng 10/2015
với kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm 2016 ........................................................... 96

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

2


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Thành phần không khí trong khí quyển........................................................... 9
Hình 1.2 Lịch sử ô nhiễm không khí. ........................................................................... 11
Hình 1.3 Nguồn gốc và tác động của các loại khí trong khí quyển.............................. 16
Hình 1.4 Khoảng 92% dân số trên thế giới đang sống trong làn không khí ô nhiễm. . 18
Hình 1.5 Bản đồ minh họa chất lượng không khí. ....................................................... 18

Hình 1.6 Bản đồ thể hiện mức độ ô nhiễm không khí tại Việt Nam do Forbes Việt Nam
minh họa. ...................................................................................................................... 20
Hình 1.7 Cấu trúc mô hình hóa môi trường. ................................................................ 28
Hình 1.8 Mối liên hệ giữa khoa học môi trường và các yếu tố khác. .......................... 29
Hình 1.9 Ý tưởng thể hiện vai trò các mô hình hóa môi trường trong QLMT. ........... 30
Hình 1.10 Sơ đồ chùm phân tán chất ô nhiễm không khí được sử dụng trong nhiều mô
hình phân tán không khí. .............................................................................................. 32
Hình 1.11 (a) Một số hiệu ứng từ phát thải do nguồn cao với những đám khói có hình
dáng khác nhau tại các thời điểm khác nhau. ............................................................... 34
Hình 1.12 Sơ đồ mô hình khuếch tán Gauss. ............................................................... 38
Hình 1.13 Các bước và nội dung thực hiện khi ứng dụng mô hình ............................. 39
Hình 2.1 Vị trí KCN Giao Long. .................................................................................. 42
Hình 2.2 Phạm vi nghiên cứu và lưới tính toán............................................................ 46
Hình 2.3 Sơ đồ các bước thực hiện luận văn. ............................................................... 49
Hình 2.4 Hệ thống mô phỏng quá trình dùng mô hình đánh giá chất lượng không khí.
...................................................................................................................................... 55
Hình 3.1 Hoa gió quý 1/2015. ...................................................................................... 59
Hình 3.2 Hoa gió quý 2/2015. ...................................................................................... 59
Hình 3.3 Hoa gió quý 3/2015. ...................................................................................... 59
Hình 3.4 Hoa gió quý 4/2015. ...................................................................................... 59
Hình 3.5 Hoa gió quý 1/2016. ...................................................................................... 61
Hình 3.6 Hoa gió quý 2/2016. ...................................................................................... 61
Hình 3.7 Hoa gió quý 3/2016. ...................................................................................... 61
SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

3


Luận văn tốt nghiệp

Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Hình 3.8 Hoa gió quý 4/2016. ...................................................................................... 61
Hình 3.9 Bản đồ phân bố nồng độ TSP 1h cao nhất năm 2015.................................... 65
Hình 3.10 Diễn biến giá trị TSP 1h cao nhất theo trục X năm 2015. ........................... 65
Hình 3.11 Bản đồ phân bố nồng độ TSP 1h cao nhất năm 2016.................................. 66
Hình 3.12 Diễn biến giá trị TSP 1h cao nhất theo trục X năm 2016. ........................... 66
Hình 3.13 Bản đồ phân bố giá trị TSP trung bình 24h cao nhất năm 2015. ................ 67
Hình 3.14 Diễn biến giá trị trung bình 24h TSP cao nhất theo trục X năm 2015. ....... 67
Hình 3.15 Bản đồ phân bố giá trị TSP trung bình 24h cao nhất năm 2016. ................ 68
Hình 3.16 Giá trị trung bình 24h TSP cao nhất theo trục X năm 2016. ....................... 68
Hình 3.17 Bản đồ phân bố giá trị TSP trung bình tháng cao nhất năm 2015. .............. 69
Hình 3.18 Diễn biến giá trị trung bình tháng TSP cao nhất theo trục X năm 2015. .... 69
Hình 3.19 Bản đồ phân bố giá trị TSP trung bình tháng cao nhất năm 2016. .............. 70
Hình 3.20 Diễn biến giá trị TSP trung bình tháng cao nhất theo trục X năm 2016. ... 70
Hình 3.21 Bản đồ phân bố giá trị SO2 1h cao nhất năm 2015. ..................................... 71
Hình 3.22 Diễn biến giá trị SO2 1h cao nhất theo trục X năm 2015. ........................... 71
Hình 3.23 Bản đồ phân bố giá trị SO2 1h cao nhất năm 2016. ..................................... 72
Hình 3.24 Diễn biến giá trị SO2 1h cao nhất theo trục X năm 2016. ........................... 72
Hình 3.25 Bản đồ phân bố giá trị SO2 trung bình 24h cao nhất năm 2015. ................. 73
Hình 3.26 Diễn biến giá trị trung bình 24h cao nhất của SO2 theo trục X năm 2015. . 73
Hình 3.27 Bản đồ phân bố giá trị SO2 trung bình 24h cao nhất năm 2016. ................. 74
Hình 3.28 Diễn biến giá trị trung bình 24h cao nhất của SO2 theo trục X năm 2016. . 74
Hình 3.29 Bản đồ phân bố giá trị trung bình tháng cao nhất của SO2 năm 2015......... 75
Hình 3.30 Diễn biến giá trị SO2 trung bình tháng cao nhất theo trục X năm 2015. ..... 75
Hình 3.31 Bản đồ phân bố giá trị SO2 trung bình tháng cao nhất năm 2016. .............. 76
Hình 3.32 Diễn biến giá trị SO2 trung bình tháng cao nhất theo trục X năm 2016. ..... 76
Hình 3.33 Bản đồ phân bố giá trị NOx 1h cao nhất năm 2015. .................................... 77
Hình 3.34 Diễn biến giá trị NOx 1h cao nhất theo trục X năm 2015. .......................... 77
Hình 3.35 Bản đồ phân bố giá trị NOx 1h cao nhất năm 2016. .................................... 78

Hình 3.36 Diễn biến giá trị NOx 1h cao nhất theo trục X năm 2016. .......................... 78
SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

4


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Hình 3.37 Bản đồ phân bố giá trị NOx trung bình 24h cao nhất năm 2015. ................ 79
Hình 3.38 Diễn biến giá trị NOx trung bình 24h cao nhất theo trục X năm 2015. ....... 79
Hình 3.39 Bản đồ phân bố giá trị NOx trung bình 24h cao nhất năm 2016. ................ 80
Hình 3.40 Diễn biến giá trị NOx trung bình 24h cao nhất theo trục X năm 2016. ....... 80
Hình 3.41 Bản đồ phân bố giá trị NOx trung bình tháng cao nhất năm 2015. ............. 81
Hình 3.42 Diễn biến giá trị NOx trung bình tháng cao nhất theo trục X năm 2015. ... 81
Hình 3.43 Bản đồ phân bố giá trị NOx trung bình tháng cao nhất năm 2016. ............. 82
Hình 3.44 Diễn biến giá trị NOx trung bình tháng cao nhất theo trục X năm 2016. ... 82
Hình 3.45 Bản đồ phân bố giá trị CO 1h cao nhất năm 2015. ..................................... 83
Hình 3.46 Diễn biến giá trị CO 1h cao nhất theo trục X năm 2015. ............................ 83
Hình 3.47 Bản đồ phân bố giá trị CO 1h cao nhất năm 2016. ..................................... 84
Hình 3.48 Diễn biến giá trị CO 1h cao nhất trục X năm 2016. .................................... 84
Hình 3.49 Bản đồ phân bố giá trị CO trung bình 24h cao nhất năm 2015. .................. 85
Hình 3.50 Diễn biến giá trị CO trung bình 24h cao nhất trục X năm 2015. ................ 85
Hình 3.51 Bản đồ phân bố giá trị CO trung bình 24h cao nhất năm 2016. .................. 86
Hình 3.52 Diễn biến giá trị CO trung bình 24h cao nhất trục X năm 2016. ................ 86
Hình 3.53 Bản đồ phân bố giá trị CO trung bình tháng cao nhất năm 2015. ............... 87
Hình 3.54 Diễn biến giá trị CO trung bình tháng cao nhất trục X năm 2015. ............. 87
Hình 3.55 Bản đồ phân bố giá trị CO trung bình tháng cao nhất năm 2016. ............... 88
Hình 3.56 Diễn biến giá trị CO trung bình tháng cao nhất trục X năm 2016. ............. 88

Hình 3.57 Biểu đồ thể hiện diễn biến nồng độ chất ô nhiễm qua các năm 2015 – 2016.
...................................................................................................................................... 89
Hình 3.59 Nồng độ SO2 cao nhất theo giờ năm 2015 - 2016. ...................................... 90
Hình 3.58 Nồng độ TSP cao nhất theo giờ năm 2015 - 2016. ..................................... 90
Hình 3.61 Nồng độ NOx cao nhất theo giờ năm 2015 - 2016. ..................................... 90
Hình 3.60 Nồng độ CO cao nhất theo giờ năm 2015 - 2016 ........................................ 90
Hình 3.62 Các điểm nhạy cảm chịu tác động trực tiếp từ các nguồn điểm tại KCN Giao
Long. ............................................................................................................................. 92
Hình 3.63 Biểu đồ thể hiện nồng độ chất ô nhiễm tại các điểm nhạy cảm. ................. 93

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

5


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

MỞ ĐẦU

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre ô nhiễm môi trường
không khí đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bến Tre tuy không
nằm trong danh sách các tỉnh thành có nồng độ ô nhiễm không khí cao, tuy nhiên với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo
theo việc nồng độ chất ô nhiễm trong không khí diễn biến theo chiều hướng gia tăng,

gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày càng phát triển với các dự án
triển khai xây dựng mới và mở rộng diện tích các khu công nghiệp hiện tại (dự án xây
dựng KCN Phú Thuận, huyện Bình Đại đã được xúc tiến cùng dự án mở rộng KCN
Giao Long và KCN An Hiệp, huyện Châu Thành giai đoạn 2) sẽ là một trong những
nguyên nhân tác động đáng kể tới chất lượng môi trường khu vực. Việc mở rộng diện
tích đất công nghiệp đồng nghĩa với việc gia tăng diện tích bê tông hóa do xây dựng các
cơ sở hạ tầng, làm giảm diện tích tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng điều hòa không
khí. Nhưng yếu tố chính tác động đáng kể tới môi trường không khí tại các khu công
nghiệp là việc phát thải từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy đã thải các chất ô
nhiễm, khói bụi vào môi trường không khí.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành để đánh giá mức độ ô nhiễm
do khí thải công nghiệp và các hoạt động đô thị hóa, tuy nhiên vấn đề chất lượng không
khí tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và tại KCN Giao Long
nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Bằng chứng là công tác thanh kiểm tra
hiện tại hầu hết chú trọng vào khâu xử lý nước thải và chất thải nguy hại. Các thông tin
về các nguồn công nghiệp phát thải khí ô nhiễm tại KCN Giao Long vẫn chưa được
thống kê một cách đầy đủ, chưa chú trọng công tác tính toán quản lý lượng khí ô nhiễm
phát sinh.
Trước tình hình hiện tại, để xác định cụ thể các đối tượng phát thải khí ô nhiễm
tại KCN tác động của chúng đến chất lượng môi trường không khí như thế nào, đưa ra
biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí đến mức thấp nhất,
nghiên cứu “Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại KCN
Giao Long, tỉnh Bến Tre” cần được triển khai ngay từ bây giờ trước khi những tác động
âm thầm của ô nhiễm không khí trở nên đáng ngại.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

6



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm tại các nguồn điểm tại KCN Giao
Long, Bến Tre, tạo cơ sở để đưa ra những đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tại
khu vực nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hình thành cơ sở dữ liệu thông tin về hiện trạng phát thải khí ô nhiễm của các
nguồn điểm tại KCN Giao Long, Bến Tre bao gồm cơ sở dữ liệu khí tượng và cơ sở dữ
liệu ô nhiễm.
- Đánh giá tác động của các nguồn điểm công nghiệp đến chất lượng môi trường
không khí từ đó đưa ra các biện pháp quản lý chất lượng môi trường tại KCN Giao
Long.
3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng. Thu thập các số liệu khí tượng tại
tỉnh Bến Tre và xử lý dữ liệu đầu vào cho mô hình.
Nội dung 2: Thu thập và tính toán xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải ô nhiễm trong
khí thải của các nhà máy sản xuất tại KCN Giao Long.
Nội dung 3: Vận dụng phương pháp mô hình hóa môi trường trong việc mô phỏng
lan truyền ô nhiễm trong không khí của các nguồn điểm tại KCN Giao Long, tỉnh Bến
Tre.
Nội dung 4: Đánh giá tác động của các nguồn điểm công nghiệp đến chất lượng
môi trường không khí tại KCN Giao Long, Bến Tre và khu vực lân cận.

4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Đề tài nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp, có thể liệt kê một số phương
pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài dưới đây:
Nội dung 1: Xây cơ sở dữ liệu khí tượng. Thu thập các số liệu khí tượng tại tỉnh
Bến Tre và xử lý dữ liệu đầu vào cho mô hình.
Trong nội dung này, sẽ tiến hành thu thập thông tin khí tượng của KVNC, xử lý
dữ liệu thu thập được theo định dạng đầu vào của mô hình.
Nội dung 2: Thu thập và tính toán xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải ô nhiễm trong
khí thải của các nhà máy sản xuất tại KCN Giao Long.
Trong nội dung này phần thu thập thông tin được thực hiện theo các phương pháp
sau:
SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

7


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

a) Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu được áp dụng để thu được các số liệu
cần thiết cho nội dung nghiên cứu này. Các thông tin bao gồm:
- Các thông số kỹ thuật: chiều cao, đường kính ống khói; công suất hoạt động;..
- Các thông tin về nhiên liệu sử dụng: loại nhiên liệu sử dụng; mức tiêu thụ nhiên
liệu, loại hình đốt;
- Thời gian hoạt động, hiệu quả hệ thống xử lý khí thải.
b) Phương pháp sử dụng để kiểm tra, phân tích các số liệu:

- Kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy của nguồn số liệu;
- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học và kiểm tra thủ công để loại bỏ
các số liệu không hợp lý.
Có được những số liệu về nguồn thải sẽ tiến hành tính toán tải lượng ô nhiễm trong
khí thải của các nhà máy tại KCN Giao Long, Bến Tre.
Nội dung 3: Vận dụng phương pháp mô hình hóa môi trường trong việc mô phỏng
lan truyền ô nhiễm trong không khí của các nguồn điểm tại KCN Giao Long, tỉnh Bến
Tre.
Mô hình AERMOD View được áp dụng trong việc mô hình hóa mô phỏng lan
truyền ô nhiễm trong không khí. Dựa trên kết quả và bản đồ phân bố ô nhiễm, đánh giá
tác động của các thông số TSP, SO2, NOx, CO đến môi trường không khí KCN Giao
Long và khu vực lân cận.
Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả chất lượng không
khí tại KCN Giao Long, Bến Tre và khu vực lân cận.
Từ kết quả chất lượng không khí thu được, điều kiện của khu vực, đề xuất các biện
pháp thích hợp quản lý hiệu quả chất lượng môi trường.
5.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong báo cáo nghiên cứu này, nguồn điểm công nghiệp tại KCN Giao Long được
xem là tâm điểm được quan tâm tính toán
6.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Cấu trúc luận văn gồm 3 chương chính cùng với phần mở đầu, kết luận, kiến nghị
và tài liệu tham khảo.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh

GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

8


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHÔNG KHÍ
1.1.1. Một số khái niệm về môi trường không khí
Không khí là hỗn hợp nhiều loại chất khí và hơi nước bao quanh Trái Đất, không
màu không mùi, không vị. Trong đó, chứa 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác.
Thành phần phần trăm của không khí khô theo thể tích - ppmv: phần triệu theo thể
tích (theo NASA).
Chất khí

Thành phần

Nitơ

78%

Ôxy

21%

Agon


0,9340%

Điôxít cacbon 390 ppmv
(CO2)
Neon

18,18 ppmv

Hêli

5,24 ppmv

Mêtan

1,745 ppmv

Krypton

1,14 ppmv

Hiđrô

0,55 ppmv

Không khí ẩm thường có thêm
Hơi nước

Dao động mạnh;
thông
thường

khoảng 1%

Hình 1.1 Thành phần không khí trong khí quyển.
SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

9


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Nếu trong môi trường không khí có lẫn một số loại chất khác có gây ảnh hưởng
đến đời sống của con người, động vật và thực vật thì môi trường không khí đó bị coi là
ô nhiễm. Khi đó, ô nhiễm không khí được hiểu là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
Ô nhiễm môi trường không khí được xác định bằng sự biến đổi môi trường theo
hướng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộ sống của con người, của động vật, và thực
vật, mà sự ô nhiễm đó phần lớn do hoạt động của con người gây ra với quy mô, phương
thức và mật độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tác dụng, làm thay đổi mô hình, thành
phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi trường không khí.
Theo phương diện pháp lý, căn cứ và khái niệm về “ô nhiễm môi trường” được
quy đinh tại Khoản 8 – Điều 3 – Luật Bảo vệ môi trường năm 2015 thì “Ô nhiễm môi
trường không khí” được hiểu là sự thay đổi tính chất của môi trường không khí, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường không khí được quy định.
Ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc từ tự nhiên như núi lửa, lửa, đại dương,
bụi, phấn hoa, thực vật, vi sinh vật hoặc do chính các hoạt động của con người như sản
xuất hóa chất, hạt nhân, khai khoáng, nông nghiệp.
Một số trường hợp ô nhiễm không khí xuất hiện có nguồn gốc tự nhiên và nhân

tạo như nền nông nghiệp thương mại làm tăng khuếch tán khí cùng với quá trình phân
hủy chất thải hữu cơ và bụi hình thành từ những cánh đồng được cày xới hoặc khô.
Có nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí:
Tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô
nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế
giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích
nghi với các nguồn này.
Nhân tạo
Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là
quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx,
các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền
công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong
một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu
sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

10


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông
dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ:
CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4. Cát bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu

xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao
thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai
bên đường.
Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng
nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung
quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,…
1.1.2. Lịch sử về ô nhiễm không khí

Hình 1.2 Lịch sử ô nhiễm không khí.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

11


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Trong quá trình tiến hoá của sự sống thì ô nhiễm không khí đã có từ thời Hy Lạp,
La Mã, khi con người tăng sử dụng lửa để luyện kim và nguồn năng lượng sử dụng chủ
yếu là gỗ.
Thời kỳ Trung cổ (thế kỷ thứ XII - XIII): ở Luân Đôn, than được dùng thay cho
gỗ, làm phát sinh bồ hóng, khói. King Edward I ban hành chính sách khuyến khích sử
dụng gỗ thay cho than; Shakespeare kết luận quan sát thấy ô nhiễm ở các thôn xóm.
Đến thời kỳ công nghiệp hóa, từ những năm đầu 1900, dấu hiệu rõ rệt nhất do
dùng than là hiện tượng "khói sương mù" và hàm lượng khí CO2 tích lũy trong nhiều
trong không khí do quá trình đun nước lấy hơi để chạy máy. Con người đã tạo ra CO2
vượt quá khả năng chứa của không khí.

Đến thời đại thông tin, thế kỷ thứ 20, thời đại văn minh, xe máy và máy nổ được
phát minh. Giai đoạn 1940-50, người ta quan sát thấy hiện tượng khói sương mù ở Los
Angeles. Khói sương mù tạo thành khi không khí lạnh và ứ đọng gần mặt đất, với độ
ẩm cao, lớp sương sẽ giữ các chất ô nhiễm và làm chúng không phân tán được trong
không khí. Ở Luân Đôn, khói sương mù đã làm chết 4000 người.Đến những năm 70,
người ta phát hiện CFC’s làm suy thoái ozone ở tầng bình lưu. Đến năm 1980, theo tính
toán, lượng CO2 nhiều gây sự nóng lên toàn cầu. Như vậy đến những năm 70, 80, ô
nhiễm không khí đã xuất hiện với quy mô toàn cầu. Mức độ ô nhiễm không khí hiện
nay còn tùy thuộc vào quy mô dân số, tiêu thụ tài nguyên và hiệu quả sử dụng tài nguyên.
1.1.3. Các chất gây ô nhiễm không khí
a.

Bụi và Sol khí

Bụi là chất ở dạng rắn hoặc lỏng, có kích thước nhỏ, phân tán ở diện rộng. Hàng
năm thế giới thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn bụi.
Sol khí là chất lơ lửng phân tán trong không khí với kích thước dạng keo (d < 1μ
m) và tương đối bền, khó lắng. Sol khí cũng là nguồn gốc tạo nên các nhân ngưng tụ
hình thành mây mưa.
Bụi, sol khí có thể được phân biệt dựa vào kích thước của chúng.
-

d < 0,3 μ m là những nhân ngưng tụ vận động như thể khí, xuất hiện nhờ quá
trình ngưng tụ, tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp thụ.

-

d = 0,3 – 3 μ m hình thành do quá trình kết hợp các hạt nhỏ, chuyển động theo
quy luật Brown, được tách khỏi không khí nhờ mưa. Thời gian lưu của chúng
trong không khí ngắn hơn thời gian hợp thành hạt lớn.


-

d > 3 μ m xuất hiện do phân tán cơ học của những hạt lớn và được thu hồi qua
quá trình lắng.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

12


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Tác hại chính của bụi và sol khí là khả năng tạo hợp chất với một số kim loại hiếm.
Bụi và sol khí còn được coi là phương tiện chứa kim loại nặng trong khí quyển. Một số
kim loại (Cd, Pb, Zn, Cu, Sb-Antrinomy) tích tụ dạng hạt nhỏ có d ≤ 2,5 μ m. Một số
kim loại khác (Fe, Mn, Cr) tích tụ ở dạng lớn hơn.
Bụi và sol khí gây ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là nguồn gốc gây nên sương
mù, cản trở phản xạ tia mặt trời, làm thay đổi pH trên mặt đất (tro bụi có tính kiềm);
tích tụ chất độc (kim loại nặng, hydrocacbon thơm ngưng tụ ...) trên cây cối; gây ăn
mòn da; làm hại mắt và cơ quan hô hấp.
b.

Các chất ở dạng khí

Các dạng khí gây ô nhiễm ở mức độ khác nhau, phổ biến là dioxide lưu huỳnh
(SO2), oxide nitơ (NOx); mono cxide cacbon (CO); dioxide cacbon (CO2); các kim loại
và chất hữu cơ; các nguyên tố ở dạng "vết". Các chất ô nhiễm chủ yếu và phổ biến như

sau:
-

SO2 (Dioxide lưu huỳnh, sulfurơ) là chất chủ yếu làm nhiễm bẩn không khí –
có hại cho quá trình hô hấp. Do tính acid, SO2 có hại cho đời sống của thủy
sinh vật cũng như các vật liệu khác. SO2 vượt quá mức thì hạn chế quang hợp,
gây mưa acid, là chất không màu, hơi cay, hơi nặng, bay là là mặt đất.

-

NOx (Oxide Nitơ): đáng lưu ý là NO và NO2, có tính acid như SO2, 70% NOx
trong không khí là sản phẩm của các phương tiện vận tải, hoặc do đốt nhiên
liệu nhiệt độ cao, do sấm sét oxy hóa nitơ không khí. Tính khó tan của chất
thải này, cùng với sự gia tăng các phương tiện vận tải giao thông đã làm tăng
ô nhiễm môi trường ở các thành phố.

-

CO (mono oxide cacbon) phát sinh nhiều từ khí thải xe hơi (80%) hoặc chính
xác hơn là các xe chạy bằng xăng tạo sản phẩm đốt không hoàn toàn. CO là
chất khí không màu, không mùi. Con người nhạy cảm với CO hơn động vật.
Hiện nay CO chiếm tỉ lệ gây ô nhiễm cao nhất.

-

CO2 (Dioxide Cacbon) là sản phẩm của quá trình đốt cháy, là một trong những
yếu tố tạo nên hiện tượng hiệu ứng "ô nhiễm". Các quá trình đốt cháy như
cháy rừng, sản xuất điện, trong công nghiệp, trong vận tải, trong xây dựng.

-


Chì (Pb) là sản phẩm điển hình của văn minh ôtô chạy xăng. Tetraethyl chì
được pha vào xăng làm tăng chỉ số octan. Pb được thải ra dưới dạng hạt nhỏ,
gây ảnh hưởng lên sự hô hấp, máu .v.v.. của con người. Ngày nay người ta sử
dụng xăng không pha chì.

-

Các chất hydrocacbon và các dung môi (gọi chung là chất hữu cơ bay hơi –
VOC).

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

13


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

-

Acid chlorhydric (HCl) góp phần làm tăng 10% acid trong nước mưa. Có
nguồn gốc là các cơ sở đốt rác đặc biệt là các chất dẻo PVC bị đốt cháy.

-

Sulfurhydro (H2S) là khí độc, không màu, mùi hôi thối như trứng ung, có nhiều
ở các bãi rác, cống rãnh, hầm lò.
Bảng 1.1 Nguồn ô nhiễm công nghiệp tạo ra trong không khí

(chưa qua hệ thống xử lý)
Tải lượng chất ô nhiễm (kg/tấn sản phẩm)
Nguồn ô nhiễm
Bụi

SOx

NOx

CO

H2S

Chế biến hải sản

4.00

-

-

-

0.05

Sản xuất rượu, bia

4.00

-


0.25

1.30

-

Sản xuất giấy

90.00

3.50

5.50

-

6.00

Sản xuất sơn

10.00

-

-

-

-


Đốt nhiên liệu, nhà máy điện, lò hơi

10.00

19.50

9.00

0,50

-

Xe ô tô chạy dầu (g/kg)

0.70

1.5-1.8

13.00

15-18

-

(Nguồn: USEPA, 1970)
Bảng 1.2 Đặc trưng của một số thông số dung trong đánh giá ô nhiễm môi trường
không khí
Thông
số


Đặc trưng

SO2

Là sản phẩm của quá trình đốt các nhiên liệu như than, dầu... Đây cũng là
chất góp phần gây lắng đọng axit. Thời gian tồn tại trong môi trường từ 20
phút đến 7 ngày.

CO

Phát tán vào môi trường do quá trình đốt không hoàn toàn các nhiên liệu
hữu cơ như than, dầu, gỗ củi... Thời gian lưu trong khí quyển có thể dao
động từ 1 tháng đến 2,7 năm.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

14


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Bảng 1.2 Đặc trưng của một số thông số dung trong đánh giá ô nhiễm môi trường
không khí (tiếp theo)
Thông
số

Đặc trưng


NOx

Là hỗn hợp của khí NO2 và NO có mặt đồng thời trong môi trường, phát
tán do quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao từ hoạt động giao thông, nhà
máy nhiệt điện, lò hơi công nghiệp… Đây cũng là một trong những nhân
tố gây ra lắng đọng axit, thường có thời gian tồn tại từ 3 – 5 ngày trong khí
quyển.

O3

Có hai loại khí ozôn, trong đó khí ozôn tầng bình lưu là loại khí giúp bảo
vệ bầu khí quyển; ngược lại, ozôn tầng mặt (tầng đối lưu) là loại khí ô
nhiễm thứ sinh, được hình thành từ phản ứng quang hóa giữa các hợp chất
NOx, VOCs, các hydrocarbon trong không khí. Thời gian tồn tại trong môi
trường từ 2 giờ - 3 ngày.
Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn và hạt lỏng có đường kính nhỏ cỡ vài
micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng
nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian. Bụi gồm các loại
sau:
- Bụi lơ lửng tổng số (TSP): là các hạt bụi có đường kính động học
≤100μm

Bụi

- Bụi PM10: là các hạt bụi có đường kính động học ≤10μm
- Bụi PM2,5: là các hạt bụi có đường kính động học ≤2,5μm
- Bụi PM1: là các hạt bụi có đường kính động học ≤1μm
Trong các loại bụi này thì bụi PM2.5 có khả năng đi sâu vào các phế nang
phổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp hơn cả.


Pb

Có mặt trong thành phần khói xả từ động cơ của các phương tiện giao
thông (trường hợp nhiên liệu có pha chì). Ngoài ra có thể phát tán từ các
mỏ quặng và các nhà máy sản xuất pin, hóa chất, sơn… Thời gian lưu trong
khí quyển thường dao động từ 7,5 đến 11,5 ngày.
(Nguồn: Báo cáo chất lượng môi trường quốc gia năm 2013)

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

15


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

c.

Các ion

Dưới ảnh hưởng của các tia vũ trụ và các bức xạ ion hóa, các phân tử, nguyên tử
trong không khí tách ra thành các ion âm, còn gọi là ion nhẹ và các ion dương, là ion
nặng. Không khí sạch, ít bụi và hơi ẩm thì ion nhẹ nhiều. Tỉ lệ ion nhẹ / ion nặng biểu
thị mức độ nhiễm bẩn không khí.
Ở các thành phố, nơi tập trung đông dân, nhà máy, ô nhiễm nhiều nên lượng ion
nhẹ ít, chỉ khoảng 400 ion/ml. Ở nông thôn, hàm lượng ion nhẹ nhiều hơn, 2.000 ion/ml
không khí. Thiếu ion nhẹ sẽ bị mệt mỏi, buồn ngủ. Ion nhẹ có tác dụng chữa bệnh rất
tốt, với hàm lượng 20.000 ion/ml không khí sẽ có tác dụng tốt đến hệ thần kinh và các

bệnh huyết áp cao, hen suyễn, dị ứng và nội tiết.
d.

Các hạt nhỏ và các chất nguy hại khác

Phóng xạ có nguồn gốc từ tự nhiên (từ mặt đất, các lớp đá hoa cương) và từ nhân
tạo chủ yếu là từ các cơ sở sử dụng chất phóng xạ, nhà máy điện hạt nhân ...

Nguồn

Chất khí

Tác động

Máy sinh khí
Máy lạnh
Dung môi

CFC, Halogen

Làm suy giảm
ozôn, tầng bình
lưu

Nông nghiệp

N2O
CH4

Làm khí hậu toàn

cầu ấm lên

Công nghiệp và
hạ tầng đô thị

SO2,NOx

Axit hóa, mưa
axit

Bụi, CO, CH4, O3, Pb

Tích tụ ôzôn ở
tầng đối lưu và
giảm chất lượng
không khí

Giao thông vận
tải

Hình 1.3 Nguồn gốc và tác động của các loại khí trong khí quyển.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

16


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre


1.1.4. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và môi trường không khí
a.

Tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam và thế giới

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo một
nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực hiện và công
bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây. Bản báo cáo môi trường có tên gọi
“The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012 - do 2 trường Đại học
Yale và Columbia thực hiện, phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). EPI 2012
xếp hạng 132 quốc gia trên khắp thế giới dựa vào 22 nhân tố thuộc 10 hạng mục chính,
trong đó có ô nhiễm nước và không khí, thay đổi khí hậu, đa dạng sinh học và quản lý
rừng. Theo EPI 2012, Thuỵ Sĩ chiếm vị trí số 1 về đánh giá tổng thể môi trường. Quốc
gia châu Âu này dẫn đầu thế giới trong việc xử lý kiểm soát ô nhiễm và thách thức quản
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nước đứng trong top 5, sau Thuỵ Sĩ là Latvia, Na
Uy, Luxembourg và Costa Rica.
Việt Nam xếp thứ 79/132 trong đánh giá tổng thể môi trường. Tuy nhiên, về chỉ
số ô nhiễm không khí, Việt Nam xếp thứ 123. Về gánh nặng bệnh tật do môi trường,
Việt Nam đứng ở vị trí 77. Đối với chỉ số nguồn nước ảnh hưởng tới sức khoẻ, Việt
Nam được xếp ở vị trí 80. Iraq xếp cuối bảng về đánh giá tổng thể môi trường. Trung
Quốc xếp thứ 116, sau đó là Ấn Độ (125) và Nam Phi (128). Pháp, Anh, Italia, Thuỵ
Điển đều đứng trong top 10 về đánh giá tổng thể môi trường, trong khi Mỹ xếp vị trí
49. Theo công bố mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) vào ngày 27/9/2016 vừa
qua, Việt Nam nằm trong những nước chịu ảnh hưởng ô nhiễm không khí nặng nhất thế
giới.
Công bố của WHO dựa theo số liệu thống kê hơn 3000 địa điểm trên toàn cầu,
theo đó ngoại trừ Châu Mỹ thì tất cả các khu vực khác đều có môi trường không khí
không đạt chuẩn, ước tính khoảng 92% dân số trên thế giới đang sống trong trong làn
không khí ô nhiễm. Trong đó khu vực Đông Nam Á và phía Tây Thái Bình Dương có

mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao, và Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia là những
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

17


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải khí ô nhiễm của các nguồn điểm tại khu công nghiệp Giao Long, tỉnh Bến Tre

Hình 1.4 Khoảng 92% dân số trên thế giới đang sống trong làn không khí ô
nhiễm.
Từ bản đồ minh họa chất lượng không khí tại châu Á thể hiện qua chỉ số PM 2.5
cho thấy khu vực Đông Nam Á và phía Tây Thái Bình Dương có mức độ ô nhiễm không
khí đặc biệt cao.

Hình 1.5 Bản đồ minh họa chất lượng không khí.
(Nguồn: Đại học Yale)

SVTH: Huỳnh Hữu Hạnh
GVHD: T.S Nguyễn Lữ Phương

18


×