Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

ây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 137 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

SVTH: LÊ THỊ HỒNG HOA
MSSV: 0150020113
CBHD: ThS. NGUYỄN THANH NGÂN

TP.HCM, 12/2016


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được rất nhiều sự động viên, hỗ trợ và giúp đỡ hết sức to lớn của gia đình, thầy cô và
các bạn cùng khóa. Em vô cùng cảm kích trước sự hỗ trợ này. Bằng tất cả lòng biết ơn
của mình, em xin được gửi lời tri ân chân thành nhất đến với mọi người thông qua trang
đầu của luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường. Thầy cô đã tạo điều kiện rất nhiều cho em để em được tiếp cận không chỉ những


bài học trên lớp mà còn ngay trong thực tế, đề tài luận văn này cũng chính là cơ sở, bước
đệm để cho em tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về những vấn đề môi trường còn tồn đọng và
đang còn gặp khó khăn trong quá trình giải quyết. Qua đề tài này em hi vọng rằng đề tài
sẽ góp một phần nhỏ trong công cuộc cải thiện môi trường của thành phố Long Xuyên
và làm cho môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp” theo đúng nghĩa và đảm bảo cho môi trường
phát triển một cách bền vững.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Th.S Nguyễn Thanh
Ngân người đã giúp đỡ cũng như hướng dẫn tận tình và truyền thụ những kiến thức
chuyên môn cũng như kiến thức thực tế cho em trong suốt thời gian làm luận văn để em
có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Anh/Chị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An
Giang và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang đã giúp đỡ cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em tiếp cận được với những vấn đề liên quan đến đề tài này
cũng như là hỗ trợ và cung cấp cấp tài liệu để em hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng bạn bè đã luôn ở bên cạnh động
viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tp.HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hồng Hoa

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Lê Thị Hồng Hoa, sinh viên khoa Môi Trường, ngành Công Nghệ Kỹ
Thuật Môi Trường, chuyên ngành Quản Lý Môi Trường, khóa học 2012-2016, mã số
sinh viên 0150020113. Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Xây dựng cơ sở dữ liệu
không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long Xuyên”
là công trình nghiên cứu thật sự của bản thân em trong suốt thời gian qua dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy Thạc sĩ Nguyễn Thanh Ngân.
Những dữ liệu, hình ảnh, số liệu và thông tin tham khảo trong luận văn này được
thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, được công bố rộng rãi và
được em trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Các bản đồ, đồ thị, số liệu tính toán và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ của bất cứ người nào. Em xin lấy danh
dự và uy tín của bản thân để bảo đảm cho lời cam đoan này.
Tp.HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hồng Hoa

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.


TÓM TẮT
Lượng chất thải rắn phát sinh của thành phố Long Xuyên khoảng 173 tấn/ngày,
công ty Môi trường Đô thị An Giang đã huy động tám xe thu gom chạy 28 tuyến/ ngày
cùng với 100 xe đẩy tay và hơn 100 công nhân của công ty Môi trường Đô thị và ban tự
quản khóm ấp nhưng tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ đạt gần 70%, với mục tiêu
nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn sinh hoạt lên 100% của công ty Môi trường Đô
thị An Giang thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý là vô cùng
cần thiết.
Luận văn xây dựng cơ sở dữ liệu không gian này tác giả tập trung vào khảo sát hệ
thống quản lý, hệ thống thu gom-vận chuyển trên cơ sở khảo sát hiện tại kết hợp với
máy GPS xác định vị trí các đối tượng cần quản lý và điều kiện thực tế sẵn có trên địa
bàn luận văn này đã đạt làm được một số vấn đề sau:
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn cho thành phố Long
Xuyên gồm có năm bộ dữ liệu đó là: bộ hành chính, bộ địa hình, bộ cơ sở hạ tầng, bộ
môi trường và tài nguyên đất và cuối cùng là bộ chất thải rắn.
- Tiến hành thực nghiệm mô phỏng hệ thống thu gom-vận chuyển hiện tại lên bản
đồ.
- Áp dụng chức năng phân tích trong ArcGIS để vạch lại tuyến thu gom để chọn
ra các tuyến thu gom tối ưu về đoạn đường và thời gian (đề xuất năm xe thu gom) đồng
thời bố trí thùng Composit sao cho hợp lý (300 thùng).
- Kết hợp tính toán phân bố lại số xe đẩy tay, số công nhân cần cho một tuyến thu
gom, bố trí số xe đẩy tay cho từng xã, phường.
- Biểu diễn các đối tượng cần quản lý dưới dạng bản đồ giúp người xem có cái
nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống bên cạnh đó giúp các nhà quản lý có thể dễ dàng
nhận thấy được sự thay đổi theo dõi về chất thải phát sinh, những sai sót trong quá trình
quản lý để đưa ra các đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.
Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp đó là giải pháp kỹ thuật, giải
pháp xử lý và giải pháp quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Qua bài luận
văn này tác giả mong muốn có thể giúp cho thành phố Long Xuyên có thể cải thiện được
tỉ lệ thu gom góp phần thúc đẩy thành phố ngày càng phát triển.


SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

ABSTRACT
The amount of solid waste arising in Long Xuyen city is about 173 tons/day. The
urban environmental company of An Giang Province has eight trucks running 28 routes
in day with 100 small collector vehicles and more than 100 workers included in the
urban environmental company of An Giang Province and self-management board, but
the collecting rate was only 70%, with the goal of improving the effect of collecting
domestic solid waste up to 100% of the urban environmental company of An Giang
Province then the application of information technology on management process is
essential.
This thesis has built a geodatabase which focuses on surveying the management
system basis on the current survey combined with a GPS to determine the objects which
is in need of managing and realistic available condition on this thesis has gained some
following problems:
- Conducting of the geodatabase on the management of solid waste for Long
Xuyen city consists of five sets of data which are: the administrative boundary, the
terrain, the infrastructure, the environment and land resources and finally the solid
waste.
- Conducting simulation collection system-current transport up the map.
- Applying network analysis functions of ArcGIS Desktop in order to make new

collection routes to pick out the optimal collection of road segments and time (proposing
five collection routes) simultaneously arranging composit barrels that make reasonable
(300 barrels).
- Combining calculations redistribution of small collector vehicles, the number of
workers needed for a collection route, small collector vehicles layout for each commune
and ward.
- Build maps for supporting people see the overview of the entire system. Besides,
helping managers can easily perceive the change in tracking on the waste arising, the
flaws in the process managed to put off the proposed appropriate management solutions.
Besides, the author has proposed three groups of solutions that are technical
solutions, processing solutions and management solutions to improve the efficiency of
management. Through this essay, the author desires to can help to Long Xuyen city can
improve the ratio of collectors contributed to promoting the growing city.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

v


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Thanh Ngân


SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên phản biện

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

vii


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát hộ gia đình về chất thải rắn sinh hoạt .................................34
Bảng 2.1 Bảng thuộc tính ranh giới huyện dạng đường ................................................39
Bảng 2.2 Bảng thuộc tính ranh giới huyện dạng vùng ..................................................40

Bảng 2.3 Bảng thuộc tính ranh giới xã dạng đường ...................................................... 41
Bảng 2.4 Bảng thuộc tính ranh giới xã dạng vùng ........................................................ 42
Bảng 2.5 Bảng thuộc tính của ủy ban nhân dân dạng điểm ..........................................43
Bảng 2.6 Bảng thuộc tính đường đẳng cao ...................................................................44
Bảng 2.7 Bảng thuộc tính điểm độ cao..........................................................................45
Bảng 2.8 Bảng thuộc tính sông một nét dạng đường ....................................................47
Bảng 2.9 Bảng thuộc tính sông hai nét dạng vùng ........................................................ 48
Bảng 2.10 Bảng thuộc tính đường giao thông ............................................................... 50
Bảng 2.11 Bảng thuộc tính vị trí cầu, phà dạng điểm ...................................................51
Bảng 2.12 Bảng thuộc tính vị trí trường học dạng điểm ...............................................53
Bảng 2.13 Bảng thuộc tính vị trí các cơ sở y tế dạng điểm ...........................................54
Bảng 2.14 Bảng thuộc tính về sử dụng đất dạng vùng ..................................................57
Bảng 2.15 Bảng thuộc tính chất thải rắn phát sinh ở các xã, phường ........................... 59
Bảng 2.16 Bảng thuộc tính về vị trí bãi chôn lấp .......................................................... 60
Bảng 2.17 Bảng thuộc tính các thùng rác dạng điểm ....................................................61
Bảng 2.18 Bảng thuộc tính tuyến thu gom dạng đường ................................................62
Bảng 2.19 Bảng thuộc tính vị trí các trạm trung chuyển dạng điểm ............................. 63
Bảng 2.20 Bảng thuộc tính vị trí điểm khảo sát nhà dân dạng vùng ............................. 64
Bảng 2.21 Bảng thuộc tính vị trí cơ quan quản lý dạng vùng .......................................66
Bảng 2.22 Bảng thuộc tinh phân tích mạng lưới dạng đường .......................................75
Bảng 2.23 Bảng thuộc tính của trạm trung chuyển xe số một dạng điểm ..................... 76
Bảng 2.24 Bảng thuộc tính của tuyến đường đi của xe số một .....................................76
Bảng 2.25 Bảng thuộc tính của trạm trung chuyển xe số hai dạng điểm ...................... 76
Bảng 2.26 Bảng thuộc tính của tuyến đường đi của xe số hai ......................................76
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

viii



Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

Bảng 2.27 Bảng thuộc tính của trạm trung chuyển xe số ba dạng điểm ....................... 77
Bảng 2.28 Bảng thuộc tính của tuyến đường đi của xe số ba .......................................77
Bảng 2.29 Bảng thuộc tính của trạm trung chuyển xe số bốn dạng điểm ..................... 77
Bảng 2.30 Bảng thuộc tính của tuyến đường đi của xe số bốn .....................................77
Bảng 2.31 Bảng thuộc tính trạm trung chuyển xe số năm dạng điểm ........................... 77
Bảng 2.32 Bảng thuộc tính của tuyến đường đi của xe số năm ....................................78
Bảng 2.33 Bố trí số xe thu gom trên các phường .......................................................... 80

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

ix


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các thành phần của GIS ...................................................................................4
Hình 1.2 Bản đồ thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang ...............................................11
Hình 1.3 Biểu đồ lượng chất thải rắn phát sinh qua các năm ở thành phố Long Xuyên
năm 2016 ....................................................................................................................... 15
Hình 1.4 Sơ đồ tính cân bằng vật chất ...........................................................................17
Hình 1.6 Thành phần chất thải rắn tại bãi rác Bình Đức năm 2016 .............................. 26
Hình 1.7 Sơ đồ hệ thống quản lí của thành phố Long Xuyên .......................................29

Hình 1.8 Sơ đồ hệ thống quản lí công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị An Giang..29
Hình 1.9 Sơ đồ quy trình thực hiện ...............................................................................30
Hình 2.1 Sơ đồ thu gom vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố Long Xuyên ..........32
Hình 2.2 Hình các câu hỏi chủ yếu trong phiếu khảo sát được biểu diễn thành dạng biểu
đồ ...................................................................................................................................34
Hình 2.3 Cấu trúc bộ cơ sở dữ liệu ................................................................................37
Hình 2.4 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra mỗi ngày trên các phường theo dân
số ....................................................................................................................................66
Hình 2.5 Bản đồ các trạm trung chuyển ........................................................................67
Hình 2.6 Tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm hẹn và điểm dọc tuyến hiện
đang hoạt động...............................................................................................................68
Hình 2.7 Sự phân bố thùng rác công cộng ....................................................................69
Hình 2.8 Sự phân bố các điểm khảo sát ........................................................................70
Hình 2.9 Hệ thống quản lý tại các phường nội thành ....................................................71
Hình 2.10 Các con đường đựơc chọn theo điều kiện ....................................................74
Hình 2.11 Tuyến thu gom tối ưu về đoạn đường và thời gian của năm xe đề xuất ......78
Hình 2.12 Biểu đồ thời gian và vận tốc của năm xe thu gom được đề xuất .................79
Hình 2.13 Bố trí thùng rác công cộng gợi ý ..................................................................82

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

x


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTR: Chất thải rắn.
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt.
CSDL: Cơ sở dữ liệu
BCL: Bãi chôn lấp.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
Geographic Information System (GIS): hệ thống thông tin địa lý.
MTĐT: Môi trường Đô thị.
PLRTN: Phân loại rác tại nguồn.
PTTH: Phổ thông trung học.
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
THCS: Trung học cơ sở.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
VS: Hàm lượng chất rắn bay hơi.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

xi


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................II
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... III
TÓM TẮT ................................................................................................................... IV
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................................. VI
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...............................................................VII

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ VIII
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... X
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. XI
MỤC LỤC ..................................................................................................................XII
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2
4. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................2
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................4
1.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) .......................................................... 4
1.1.1 Cơ sở khoa học của GIS ..................................................................................4
1.1.2 Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường ...........................................7
1.1.3 Vai trò của GIS trong công tác thu gom vận chuyển CTRSH tại các phường
nội thành thành phố Long Xuyên ..............................................................................8
1.1.4 Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý CTRSH ở Việt Nam và trên Thế
Giới ........................................................................................................................... 9
1.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .......................................11
1.2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu .......................................................................11
1.2.2 Nguồn gốc, thành phần ..................................................................................15

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

xii


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

1.2.3 Tốc độ phát sinh chất thải rắn [6] .................................................................16
1.2.4 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn ............................................................ 18
1.2.5 Các nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn ....................................19
1.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN ................................................................................20
1.3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long Xuyên .........20
1.3.2 Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long Xuyên .............24
1.3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH ............................................................. 26
1.3.4 Hệ thống quản lý ............................................................................................ 29
1.4 QUY TRÌNH THỰC HIỆN ...............................................................................30
1.4.1 Sơ đồ quy trình thực hiện ...............................................................................30
1.4.2 Thuyết minh quy trình ....................................................................................30
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................32
2.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH THU GOM-VẬN CHUYỂN CTR.....32
2.1.1 Hình thức thu gom-vận chuyển ......................................................................32
2.1.2 Kết quả phiếu khảo sát ..................................................................................32
2.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ..........................................................................36
2.2.1 Lớp dữ liệu nền .............................................................................................. 37
2.2.2 Lớp chất thải rắn sinh hoạt............................................................................58
2.3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ........................................................................................ 66
2.4 VẠCH LỘ TRÌNH THU GOM .........................................................................72
3.4.1 Nguyên tắc vạch tuyến ...................................................................................72
3.4.2 Các bước lập tuyến ........................................................................................ 72
3.4.3 Phương tiện và phương pháp vận chuyển ..................................................... 72
3.4.4 Chọn lọc các con đường thích hợp ................................................................ 73
3.4.5 Vạch tuyến thu gom tối ưu .............................................................................75
2.5 BỐ TRÍ SỐ LƯỢNG XE THU GOM................................................................ 79

2.6 BỐ TRÍ THÙNG COMPOSIT GỢI Ý .............................................................. 81
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................83
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

xiii


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

3.1 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ...................................................................................83
3.1.1 Phân loại chất thải rắn tại nguồn: ................................................................ 83
3.1.2 Ý thức cộng đồng: .......................................................................................... 84
3.2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ ............................................................................................ 86
3.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ...................................................................................... 86
3.3.1 Xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường:....................................................... 86
3.3.2 Công cụ kinh tế: ............................................................................................. 87
3.3.3 Công cụ pháp lý: ............................................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 90
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................90
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 92
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................................................ 92
TÀI LIỆU TIẾNG ANH .................................................................................................92
TÀI LIỆU INTERNET ...................................................................................................92
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................93
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................97
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................120

PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................122

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

xiv


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường nước ta vẫn bị xuống cấp nhanh có nơi có lúc đã đến lúc báo động,
đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh. Ở nhiều đô
thị, khu dân cư, không khí bị ô nhiễm nặng, khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của
chất thải ngày càng tăng, điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch không bảo
đảm. Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, gia tăng dân số...đã gây áp lực lớn cho công
tác bảo vệ môi trường, nhất là ở các đô thị. Công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị
và khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom chỉ
mới đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị công nghệ xử lý chất thải rắn chưa
được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện, còn phân tán, khép kín theo địa giới
hành chính, việc đầu tư, quản lý còn kém hiệu quả [7].
Theo số liệu thống kê của Công ty Môi trường Đô thị An Giang hiện toàn thành
phố mỗi ngày có đến 173 tấn rác thải sinh hoạt từ các hộ dân thải ra, đặc biệt vào các
dịp lễ, tết lượng rác thải tăng vọt lên đến 300 tấn/ngày [1]. Với lượng rác này, thành
phố phải triển khai tám xe chuyên dùng tải trọng từ 2,5 đến 8,5 tấn và gần 100 xe thu
gom tay cùng lực lượng công nhân của Ban Công trình đô thị thành phố và các Ban tự
quản khóm, ấp lên đến trên 100 người để thực hiện hoạt động thu gom rác, thế nhưng

cũng chỉ mới đảm bảo khoảng 70% lượng rác trên địa bàn [1]. Còn lại một số khu vực
vùng sâu, hẻm nhỏ xe thu gom không vào được nên chưa tập kết được lượng rác thải
này mà chủ yếu rác ở đây là do dân “tự xử” do đó cần có công tác quản lý và thu gom
thích hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.
Theo dự báo chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Long Xuyên năm 2014
đến năm 2020 sẽ tăng tới 150-329 tấn/ngày [7]. Trước diễn biến trên thành phố Long
Xuyên cần được tăng cường các thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và quy trình
xử lý các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố phù hợp, đặc biệt là các chất
thải độc hại, lây nhiễm cần được xử lý hữu hiệu, hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường thành
phố Xanh-Sạch-Đẹp góp phần thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế xã hội, từ đó nâng cao điều kiện sống của người dân thúc đẩy quá trình hội
nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh phát triển như Việt Nam hiện nay, việc từng bước ứng dụng GIS
vào hoạt động quy hoạch, quản lý và giám sát trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường,
giao thông, du lịch…là rất cần thiết. Nó giúp ta có được cái nhìn tổng thể cũng như
nhận biết rất nhanh, rõ ràng và chính xác những thay đổi của đối tượng theo không gian
và thời gian nhằm hổ trợ các nhà hoạch định ra quyết định sau cùng.
Nhận thấy được những lợi ích do các ứng dụng GIS đem lại, nhiều đơn vị đã bắt
đầu đưa GIS vào hoạt động của mình và xem như đó là một phần quan trọng không thể
thiếu. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ trong
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long Xuyên” để hỗ trợ cho công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhanh chóng và nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin địa lý GIS vào công tác quản lý môi trường để nâng cao hiệu quả quản
lý.
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

1



Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

Đề tài được thưc hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra các giải pháp quản lý
chất thải rắn thích hợp cho thành phố Long Xuyên nói riêng và Tỉnh An Giang nói
chung.
Nhưng do những hạn chế về dữ liệu và thời gian nên em chỉ tiến hành thí điểm
trên các phường nội thành của thành phố. Do vậy mà đề tài có thể đáp ứng được nhu
cầu hiện tại và phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Long Xuyên, một tỉnh đang
trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên đề tài có tính thực tiễn cao.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn bao gồm sáu mục tiêu chính sau:
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại thành phố Long Xuyên.
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn cho thành phố Long Xuyên.
Cung cấp địa điểm, thời gian, số tuyến, lượng CTR thu gom của các xe ép rác.
3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào một số điểm chính
sau:
- Khảo sát hệ thống thu gom-vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các phường nội
thành thành phố Long Xuyên.
- Có thể nghiên cứu sâu hơn để mở rộng mô hình cho toàn thành phố Long Xuyên
và các khu vực có đặc điểm về tuyến thu gom-vận chuyển gần giống với điều kiện của
thành phố Long Xuyên.
4. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm bảy nội dung:
- Tìm hiểu đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Long Xuyên.
- Khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại thành phố.
- Khảo sát và phân tích hiện trạng hệ thống thu gom-vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố Long Xuyên để tìm ra những bất cập trong công tác thu gom và vận

chuyển để từ đó đưa ra hướng khắc phục.
- Thiết kế mô hình dữ liệu bao gồm: dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
- Ứng dụng chức năng phân tích mạng của ArcGis nhằm đề xuất lộ trình thu gom
tối ưu cho công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các phường nội thành thành phố
Long Xuyên và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.
- Tính toán bố trí xe thu gom và số công nhân cho các xã, phường.
- Đề xuất nhiều hướng đi tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình
thu gom và các giải pháp quản lý CTRSH nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng
cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại CTR tại nguồn và tái chế.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

2


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

Sáu phương pháp được tác giả sử dụng trong bài báo cáo bao gồm:
- Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp số liệu liên quan, tiến hành phân tích và
đánh giá.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa và phát huy thêm các nghiên cứu đã được báo cáo
trước đó.
- Phương pháp chuyên gia và hội thảo: tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn.
- Phương pháp ứng dụng GIS để tạo lập bản đồ.
- Phương pháp đánh giá bằng phiếu khảo sát.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài mang lại hai ý nghĩa chính là: ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài bước đầu nghiên cứu về ứng dụng của GIS vào công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thành phố Long Xuyên nên có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán
bộ quản lý tại thành phố Long Xuyên và các sinh viên khóa sau.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho các vùng
nội thành thành phố Long Xuyên.
- Giúp người quản lý có cái nhìn tổng thể về tình trạng phát sinh chất thải rắn.
- Giúp người quản lý nhận biết rất nhanh, rõ ràng và chính xác những thay đổi của
đối tượng theo không gian và thời gian.
- Tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
- Hạn chế được thời gian thống kê dữ liệu hằng ngày, hàng tháng, hàng năm.
- Mang lại lợi ích kinh tế cao: tiết kiệm được không gian lưu trữ tài liệu, giảm chi
phí thuê nhân công.
- Thu gom hiệu quả, triệt để lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày.
- Đề xuất nhiều hướng đi tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình
thu gom.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, góp phần cải
thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

3


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
1.1.1 Cơ sở khoa học của GIS
a. Định nghĩa [8]:
Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS, dưới đây
là một số định nghĩa của một vài tác giả:
Theo Dueker (1979): GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin với
cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong
không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. GIS
xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng, phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích
đặc biệt.
Theo Pavlidis (1982): GIS là một hệ thống có chức năng xử lý thông tin địa lý
nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Theo Burrough (1986): GIS là một hộp công cụ mạnh, dùng để lưu trữ, truy vấn
tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc
biệt.
Theo Calkins và Tomlinson (1977), Marble (1984) và Star and Ester (1990): GIS
là một hệ thống thông tin bao gồm một phụ hệ có khả năng biến đổi dữ liệu địa lý thành
những thông tin có ích.
Theo Gilbert H.Castle (1993): Hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL hay GIS) là
một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn,
có chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ
giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt
trái đất.
b. Thành phần của GIS [8]:
Một hệ GIS được hình thành bởi các thành phần chính sau:

Hình 1.1 Các thành phần của GIS

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

4


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

(Nguồn: ESRI, 2000)
 Con người:
Là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện các thao tác điều hành sự hoạt
động của hệ thống GIS. Người dùng GIS là những người sử dụng các phần mềm GIS
để giải quyết các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người
được đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia.
- Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn khác
nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu.
- Người xuất bản sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới nhiều định
dạng xuất khác nhau.
- Người phân tích giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí.
- Người xây dựng dữ liệu là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng các
cách khác nhau như vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập CSDL.
- Người quản trị CSDL quản lý CSDL GIS và đảm bảo hệ thống vận hành tốt.
- Người thiết kế CSDL xây dựng các mô hình dữ liệu lôgic và vật lý. Người phát
triển xây dựng hoặc cải tạo các phần mềm GIS để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
 Dữ liệu:
Người ta chia dữ liệu trong GIS thành hai loại:
- Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của các
đối tượng trên bề mặt trái đất.

- Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm
thông tin thuộc tính của đối tượng.
 Phần cứng:
Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame…là các thiết bị mạng
cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại
vi đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter),
máy quét (scanner).
 Phần mềm:
Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần
mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng
là hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho
các phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý
các giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng hình học
trực tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác.
 Phương pháp:
Sự thành công trong các thao tác với GIS phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định
phương pháp tiến hành công việc (đề cương chi tiết cho một dự án).

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

5


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

c. Chức năng của GIS:
Mục đích chung của các hệ thống thông tin dữ liệu là thực hiện sáu chức năng sau:

 Nhập dữ liệu:
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được chuyển
sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu
dạng số được gọi là quá trình số hóa. Dữ liệu là phần đắt tiền nhất (chiếm khoảng 80%
kinh phí dự án) và tồn tại lâu đời của một hệ thống thông tin địa lý. Việc thu thập dữ
liệu để đưa vào sử dụng trong hệ thống là bước đầu quan trọng.
 Lưu trữ dữ liệu:
Các đối tượng không gian địa lý có thể được lưu trữ trong hệ thống GIS bằng một
trong hai dạng cấu trúc:
- Dữ liệu vector (biểu diễn các đối trượng địa lý trên mặt đất bằng những điểm,
đường, vùng trong mặt phẳng tọa độ Descartes với mỗi điểm được xác định bởi cặp tọa
độ (x,y) đường được tuyến tính bằng từng đoạn, vùng được định nghĩa là một đường
khép kín)
- Dữ liệu raster (mô hình ấn định vị trí của các đối tượng không gian vào các ô
lưới có kích thước bằng nhau gọi là pixel, được xác định vị trí bằng tọa độ (x,y) với x
biểu diễn số hàng, y biểu diễn số cột của pixel. Với cấu trúc này, đường được biểu diễn
bằng những pixel có cùng giá trị, vùng được biểu diễn bằng một mảng gồm nhiều pixel
có cùng giá trị thuộc tính trải rộng theo nhiều phương.
Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và thao tác theo
một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định. Công nghệ GIS cung cấp
nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian như:
- Chuyển đổi định dạng.
- Chuyển đổi hình học.
- Chuyển đổi lưới chiếu.
- Khớp đối tượng.
- Ghép biên.
- Soạn thảo đồ họa.
- Làm thưa tọa độ.
- Quản lý dữ liệu.
Đối với các thông tin địa lý có kích cỡ lớn và số lượng người sử dụng nhiều thì

cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ, tổ chức và quản
lý thông tin. DBMS là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Có nhiều cấu trúc DBMS
khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ tỏ ra hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc này,
dữ liệu được lưu ở dạng các bảng. Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác
nhau được dùng để liên kết các bảng lại với nhau.
 Hỏi đáp và phân tích:

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

6


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

Khi đã có hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể tiến hành các câu hỏi đơn
giản và câu hỏi phân tích. GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản “chỉ và nhấn” và
các công cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý
và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả như:
- Phân tích lân cận.
- Phân tích một lớp.
- Phân tích không gian.
- Phân tích mạng.
- Phân tích bề mặt.
- Phân tích chồng lớp.
- Rút số liệu, phân loại và đo lường.
- Kết nối (tạo vùng đệm, mạng, lan truyền, hướng dòng, chiếu sáng và phép phối
cảnh).

 Hiển thị:
Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới
dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ hiển thị còn có thể được kết hợp với các bản báo cáo,
hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác.
 Xuất dữ liệu:
Việc chia sẻ kết quả đạt được là một ưu điểm và là một trong những tiêu chí chủ
yếu khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong GIS. Dữ liệu GIS có thể được xuất ra dưới
dạng khác nhau như trên giấy, xuất ra thành tập tin ảnh, đưa vào các báo cáo, chuyển
tải lên internet.
d. Ứng dụng của GIS trong thành lập bản đồ:
GIS trong thành lập bản đồ có hai ứng dụng sau:
- Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ.
- Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu.
Ưu điểm của GIS trong thành lập bản đồ:
- Ưu điểm chính trong tự động hoá là sửa chửa dễ dàng.
- Các đối tượng có thể thay đổi trong bản đồ số mà không cần vẽ lại.
- Tỷ lệ và phép chiếu thay đổi dễ dàng.
Sự khác biệt giữa tự động hoá và GIS là:
- Tạo bản đồ cần: hiểu biết về vị trí của đối tượng, giới hạn thuộc tính.
- GIS cần: hiểu biết về vị trí của đối tượng và quan hệ giữa đối tượng và thuộc
tính.
1.1.2 Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

7


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long

Xuyên.

Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Vĩnh Phước, nếu thế kỷ XX được gọi là thế kỷ
bùng nổ của công nghệ thông tin thì có thể nói thế kỷ XXI được nhận định là “Thế kỷ
của Công nghệ thông tin địa lý”. Với những đột phá về thành tựu trong việc nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ và phát triển kỹ thuật, GIS ngày càng trở thành một công cụ hổ
trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Một số nghiên cứu
mới từ năm 2004 đến nay như:
- Dr. David Fraser (RMIT). Mô hình hóa thủy học hệ thống nước tự nhiên của Việt
Nam và Úc.
- Dr. David Fraser và Dr Trần Vĩnh Phước. Mô hình hóa môi trường về khả năng
duy trì nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre.
- Nguyễn Mạnh Hùng. Ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong quản lý, phát
triển nuôi trồng thuỷ sản.
- Nguyễn Thị Hồng Điệp. Ứng dụng phương pháp thống kê địa lý và thuật nội suy
trong nghiên cứu Arsenic trong nước ngầm tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
- Nguyễn Minh Tùng. Ứng dụng GIS phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
- Viện Điạ lý, viện KH & CNVN. Hệ thống thông tin địa lý. Những ứng dụng
trong nghiên cứu tai biến thiên nhiên.
- Ths. Võ Khiếm trung tâm ứng dụng KHCN & Tin học Lâm Đồng. Ứng dụng
viễn thám trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
- Quản lý chất thải: GIS cho phép các nhà quản lý chất thải đánh giá hiện trạng
chất thải hiện nay và dự đoán trong tương lai. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể chia sẻ
thông tin giữa các tổ chức và kết hợp với các cơ quan điều chỉnh để cải thiện vấn đề
kiểm soát, vận chuyển và chôn lấp CTR thải.
Ví dụ: Sở Đo đạc Địa chất bang Georgia (GGS) đã dùng GIS để quản lý cơ sở dữ
liệu về 118 bãi chôn lấp chất thải rắn cho phép. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu bao
gồm tên bãi chôn lấp, vị trí, kinh độ, vĩ độ, đường vào bãi chôn lấp, dung tích bãi, vùng
châu thổ sông chính và mã đơn vị thuỷ văn của vùng châu thổ này.

- Hỗ trợ quản lý các sự cố môi trường: đánh giá chiến lược đối phó và nỗ lực
chống chịu trước các sự cố môi trường.
Ví dụ: khi xảy ra ô nhiễm do rò rỉ khí độc, bạn có thể xác định các vùng liền kề
chịu ảnh hưởng, các vùng chịu ảnh hưởng do phát tán, và các vị trí bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.
1.1.3 Vai trò của GIS trong công tác thu gom vận chuyển CTRSH tại các phường
nội thành thành phố Long Xuyên
Hiện nay với mức gia tăng dân số hàng năm tại thành phố Long Xuyên
(0.92%/năm) mục tiêu nâng cao hiệu quả thu gom CTRSH lên 100% của công ty Môi
trường Đô thị An Giang, với giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay việc
ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom-vận chuyển CTRSH là rất cần thiết [7].
Với các tính năng đặc biệt, GIS cho phép người sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

8


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom-vận chuyển CTRSH
của thành phố. Một cách rõ ràng hơn, ta có thể so sánh hai hệ thống thu gom chất thải
rắn như sau:
 Hệ thống thu gom-vận chuyển không ứng dụng GIS:
- Nhà quản lý muốn quản lý tốt và cập nhật thông tin nhanh chóng phải tiến hành
xây dựng CSDL thuộc tính bằng phần mềm thông dụng như Excel hoặc Access. Tuy
nhiên các thông tin hiển thị chỉ là những dữ liệu thuộc tính, không quan sát được.
- Bên cạnh đó để quan sát trực tiếp hệ thống thu gom thì nhà quản lý phải trực tiếp

khảo sát thực tế.
- Thêm vào đó, nếu nhà quản lý muốn tiến hành vạch tuyến thu gom, sau khi tính
toán, lựa chọn con đường thích hợp, người quản lý phải trực tiếp chạy thử trên đoạn
đường đó để có thể xác định khoảng thời gian, đó là chưa đề cập đến vận tốc của xe.
Điều này gây lãng phí thời gian và công sức cho người giám sát.
- Hoặc khi phải báo cáo hay thể hiện tuyến thu gom lên bản đồ, người quản lý
phải tiến hành vẽ tay lên các bản đồ du lịch hay khi chỉnh sửa một tuyến thu gom nào
thì người quản lý phải vẽ bản mới bằng tay mà không thể chỉnh sửa, bôi xóa trên bản
đồ cũ. Như vậy, nhà quản lý chưa thể quan sát hệ thống thu gom-vận chuyển CTRSH
một cách trực quan được.
 Hệ thống thu gom-vận chuyển có ứng dụng GIS:
- Nếu nhà quản lý quyết định ứng dụng GIS càng sớm thì họ chỉ tốn thời gian và
công sức cho một lần nhập liệu vào máy tính tuy nhiên họ hoàn toàn có thể quản lý
được các dữ liệu cả về thuộc tính lẫn không gian.
- Khi cần thay đổi thông tin, người quản lý có thể ngồi tại văn phòng để điều chỉnh
mà không cần phải khảo sát thực tế. Ví dụ như khi người quản lý muốn thay đổi một
tuyến thu gom, GIS mà cụ thể là phần mềm ArcGis có những hổ trợ về phân tích mạng
để tìm ra con đường tối ưu nhất về đoạn đường hoặc thời gian cho công tác thu gom
- Hay GIS cũng có những hổ trợ tính toán để trả về chiều dài, tọa độ, diện tích của
một đối tượng. Như vậy sẽ giảm được thời gian và công sức cho người quản lý.
- Hơn nữa, thông qua GIS người quản lý có thể nhìn được tổng thể hệ thống thu
gom và xem được thông tin của bất kỳ điểm thu gom hay các tuyến vận chuyển hoặc
chỉnh sửa, cập nhật các thông tin mới.
1.1.4 Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý CTRSH ở Việt Nam và trên Thế
Giới
Ở Việt Nam có một số nghiên cưu liên quan đến ứng dụng GIS trong quản lý
CTR như:
- Trung tâm HCM GIS. Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải sinh hoạt. Nhiệm
vụ là nghiên cứu quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thu gom-vận chuyển rác,
thiết kế và xây dựng mô hình, cài đặt và sử dụng chương trình. Mô hình này được

nghiên cứu để ứng dụng trong lĩnh vực thu gom-vận chuyển rác đô thị, nhằm nâng cao
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

9


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long
Xuyên.

hiệu quả công tác quản lý thông qua việc sáp lập các tuyến thu gom-vận chuyển một
cách linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp nhất, góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra cũng có một số đề tài như sau:
- TS Nguyễn Văn Nhân cùng các cộng tác. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý
đô thị thành phố Phan Thiết.
- Nguyễn Thị Yến Vi. Ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ quản lý chất
thải rắn sinh hoạt Quận 12.
- Đặng Thị Phương Mai. Ứng dụng GIS quản lý chất thải rắn cho thành phố Đồng
Hới, Quảng Bình.
- Nguyễn Hoài Thy. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom-vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt tại thành phố Biên Hòa.
- Trần Minh Hải. Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý
thu gom-vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
Ngày nay, công tác quản lý CTR bằng công nghệ GIS được thực hiện ở nhiều
nước trên thế giới.
Senthil Shanmugan, một trong những chuyên gia Ấn Độ nghiên cứu vấn đề này
đã đưa ra quan điểm ứng dụng GIS, hệ thống thông tin quản lý (MIS) và hệ thống định
vị toàn cầu trong quản lý CTR trong bài báo được đăng tải trên Internet. Điểm đáng

được chú ý nhất trong công trình của Senthil Shanmugan là kết hợp 3 module trong hệ
thống quản lý CTR là: GIS, MIS (Management Information System), GPS (hệ thống
định vị toàn cầu).
Tại nước Anh, hơn 90% rác thải đô thị được xử lí bằng chôn lấp. Điều đó cho thấy,
công tác quản lí việc xử lí rác thải là vấn đề hết sức quan trọng. Nhiều hướng dẫn của
EC và pháp luật do UK ban hành cùng với nhiều vấn đề môi truờng liên quan đã tạo áp
lực lên các nhà đầu tư để xây dựng những bãi chôn lấp lớn nhất nhưng giá thành lại rẻ
nhất và hạn chế các tác động môi trường. Bãi chôn lấp và các hoạt động chôn lấp trong
thực tế có thể được cải tiến với khả năng điều khiển chính xác bằng việc ứng dụng GIS.
Sự phân tích thành phần, độ chặt chẽ, tỷ trọng của rác thải với sự thay đổi thể tích trong
suốt thời kì chôn lấp đảm bảo rằng hiệu quả của phương pháp lựa chọn sẽ đạt được và
dung tích chứa là lớn nhất.
GIS cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình quan trắc môi trường ở
các bãi chôn lấp đã đóng cửa. Damian C. Green, chuyên viên môi trường thuộc Đại học
Sunderland trong bài báo “GIS và ứng dụng nó trong quản lý chất thải rắn tại nước
Anh” đã trình bày kinh nghiệm của nước Anh trong thiết kế, xây dựng các bãi chôn lấp
chất thải.
Using GIS in Solid Waste Management Planning A case study for Aurangabad,
India by Shaikh Moiz Ahmed.
Application of GIS in Solid Waste Management in Chanchaga Local Government
Area of Niger State, Nigeria.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

10


Luận văn tốt nghiệp
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Long

Xuyên.

1.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu

Hình 1.2 Bản đồ thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang
a. Điều kiện tự nhiên [7]:
Thành phố Long Xuyên trực thuộc tỉnh An Giang có diện tích khoảng 115,231 km2,
dân số 285.745 người năm 2015, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,92%, là đô thị cấp hai
trực thuộc tỉnh, nằm bên hữu ngạn sông Hậu [10]. Thành phố Long Xuyên cách thủ đô
Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách TP.HCM 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới
Campuchia 45 km đường chim bay. Long Xuyên là đô thị sầm uất thứ hai sau thành phố
Cần Thơ vùng Tây Nam Bộ. Thành phố rất phát triển về kinh tế nông nghiệp và công
nghiệp chế biến thủy sản với sáu nhà máy với hơn 10.000 công nhân.
Thành phố Long Xuyên chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Gió Tây
Nam mát ẩm từ biển thổi vào gây mưa từ tháng năm đến tháng 11 hằng năm. Gió mùa
Đông Bắc xuất phát từ biển nhiệt đới với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và hanh khô nắng
nóng.
 Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình ở thành phố Long Xuyên không cao và rất ổn định. Chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng mùa khô chỉ hơn kém nhau từ 1,50 đến 30, còn các tháng
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Ngân

11


×