Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang bằng phần mềm Microstation và Famis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................................4
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................6
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................6
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN.......................................................................7
3. CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN..................................................................................................8
CHƯƠNG 1................................................................................................................................9
KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH...........................................................9
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ..............................................................................................9
1.1.1. Định nghĩa bản đồ.....................................................................................................9
1.1.2.Tính chất của bản đồ..................................................................................................9
1.1.2.1. Tính trực quan....................................................................................................9
1.1.2.2. Tính đo được......................................................................................................9
1.1.2.3. Tính thông tin bản đồ.......................................................................................10
1.1.3. Phân loại bản đồ......................................................................................................10
1.2.KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.......................................................................10
1.2.1. Khái niệm................................................................................................................10
1.2.1.1. Khái niệm về địa chính....................................................................................10
1.2.1.2. Bản đồ địa chính..............................................................................................11
1.2.1.3. Bản đồ địa chính gốc........................................................................................11
1.2.1.4. Thửa đất...........................................................................................................12
1.2.1.5. Loại đất............................................................................................................13
1.2.1.6. Mã thửa đất ( MT )...........................................................................................13
1.2.1.7. Diện tích thửa đất ............................................................................................14
1.2.1.8. Trích đo địa chính............................................................................................14
1.2.1.9. Hồ sơ địa chính................................................................................................14
1.2.1.10. Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo......................14
1.2.1.11. Cơ sở dữ liệu địa chính..................................................................................15


1.2.1.12.Công tác quản lý thông tin địa chính..............................................................16
1.2.2. NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.......................................................................16
1.2.2.1 Nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ...............................................................16
1.2.2.2 Điểm khống chế tọa độ và độ cao....................................................................18
1.2.2.3. Địa giới hành chính các cấp.............................................................................18
1.2.2.4. Ranh giới thửa đất...........................................................................................18
1.2.2.5..Loại đất............................................................................................................18
1.2.2.6. Công trình xây dựng trên đất..........................................................................19
1.2.2.7. Hệ thống giao thông........................................................................................19
1.2.2.8. Mạng lưới thuỷ văn và địa vật quan trọng......................................................19
1.2.2.9 . Dáng đất..........................................................................................................19
1.2.2.10. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................19
1.2.2.11. Mốc giới quy hoạch .....................................................................................20
1.2.2.12. Ghi chú thuyết minh.......................................................................................20
1.2.3. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH...............................................20
1.2.4.CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.................................................21
1.2.4.1. Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính.................................................21
1.2.4.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính.......................................................................23

SVTH: Tăng Văn Ba

1

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


1.2.5. CHIA MẢNH, ĐÁNH SỐ HIỆU MẢNH VÀ PHÁ KHUNG BẢN ĐỒ ĐỊA
CHÍNH..............................................................................................................................24
1.2.5.1. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ............................................................24
1.2.5.2. Phá khung bản đồ địa chính

.......................................................................................................................................25
1.2.6. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.....................................................................26
1.2.6.1. Theo điều kiện khoa học và công nghệ............................................................26
1.2.6.2. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính......................27
1.2.7. ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH....................................................28
1.2.7.1. độ chính xác điểm khống chế đo vẽ.................................................................28
1.2.7.2. Độ chính xác vị trí điểm chi tiết.......................................................................29
1.2.7.3. Độ chính xác tính diện tích..............................................................................30
1.2.7.4. Độ chính xác thể hiện độ cao trên bản đồ........................................................30
1.2.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH..............................31
1.2.8.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa...........................................................31
1.2.8.2. Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh ảnh hàng không...........31
1.2.8.3. Đo vẽ bản đồ bằng công nghệ GPS..................................................................31
1.2.8.4. Phương pháp biên vẽ, đo vẽ bổ sung và biên tập từ các bản đồ địa chính cùng
tỷ lệ hoặc tỷ lệ lớn hơn..................................................................................................31
1.3. KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ SỐ ĐỊA CHÍNH...............................................................31
1.3.1.KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ SỐ ĐỊA CHÍNH.........................................................31
1.3.1.1. Khái niệm.........................................................................................................31
1.3.1.2. Đặc điểm..........................................................................................................32
1.3.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ SỐ ĐỊA CHÍNH........................................................33
1.3.2.1. Khái niệm.........................................................................................................33
1.3.2.2. Phân loại dữ liệu bản đồ...................................................................................33
1.3.2.3. Dạng dữ liệu bản đồ số.....................................................................................34
1.3.3. Chuẩn hóa bản đồ địa chính....................................................................................34
1.3.3.1. Nhu cầu chuẩn hóa CSDL................................................................................34
1.3.3.3. Các quy chuẩn của bản đồ số địa chính...........................................................35
1.3.4. Các phương pháp thành lập bản đồ số địa chính.....................................................38
1.3.4.1.Phương pháp đo vẽ trực tiếp.............................................................................38
1.3.4.2. Phương Pháp đo ảnh số....................................................................................38
1.3.4.3. Phương pháp số hóa bản đồ cũ trên giấy.........................................................39

CHƯƠNG 2..............................................................................................................................40
TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ
FAMIS......................................................................................................................................40
2.1.GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION..............................................................40
2.1.1.Giới thiệu chung.......................................................................................................40
2.1.2 Các chức năng cơ bản của Microstation..................................................................41
2.1.2.1.Các thao tác điểu khiển màn hình.....................................................................41
2.1.2.2. Các chế độ bắt điểm.........................................................................................42
2.1.2.3. Các đối tượng đồ họa.......................................................................................43
2.1.3. Xây dựng và quản lý dữ liệu trong Microstation....................................................44
2.1.3.1. Xây dựng dữ liệu trong Microstation...............................................................44
2.1.3.2. Quản lý dữ liệu trong microstation..................................................................45
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM TÍCH HỢP ĐO VẼ FAMIS........................................45
2.2.1. Giới thiệu chung..................................................................................................45
2.2.2. Các chức năng chính của FAMIS...........................................................................46
2.2.2.1. Chức năng làm việc với cơ sở trị đo................................................................46
2.2.2.2. Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính..................................47
SVTH: Tăng Văn Ba

2

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


2.2.2.3. Xử lý biến động cơ sở dữ liệu thuộc tính trên CADDB...................................50
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................56
XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI PHƯỜNG
TRẦN NGUYÊN HÃN- THÀNH PHỐ BẮC GIANG – TỈNH BẮC GIANG.......................56
3.1.GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC THỰC NGHIỆM PHƯỜNG TRẦN NGUYÊN HÃN –
THÀNH PHỐ BẮC GIANG – TỈNH BẮC GIANG............................................................56

3.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................56
3.1.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai.....................................................................56
Hiện nay, công tác lập hồ sơ về xác định ranh giới địa chính trên bàn phường đã được
hoàn thành. Thực hiện chỉ thị 299/T của chính phủ, phường đã hoàn thành đo đạc phân
hạng và đăng ký đất đai. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ những
hộ dân trong phường, đồng thời giao đất cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất trong
thời gian qua trên địa bàn phường Trần Nguyên Hãn đã đi vào nề nếp, đảm bảo thủ tục,
đúng thẩm quyền...............................................................................................................56
Là một phường ở trung tâm thành phố Bắc Giang vì thế việc quản lý và sử dụng đất đai
là vấn đề vô cùng quan trọng cho phường cũng như thành phố Bắc Giang. Đất đai có vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh vậy nên việc sử
dụng đất đai hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của phường và bộ mặt của thành
phố.....................................................................................................................................56
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội........................................................................56
3.2.TƯ LIỆU BẢN ĐỒ.........................................................................................................57
3.3.BIÊN TẬP BẢN ĐỒ.......................................................................................................58
3.4.BIÊN TẬP, QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH HỒ SƠ ĐỊA
CHÍNH..................................................................................................................................58
3.4.1.Tạo vùng ( tạo topology)..........................................................................................58
3.4.2. Gán thông tin địa chính ban đầu.............................................................................62
3.4.2.1. Gán dữ liệu từ nhãn..........................................................................................62
3.4.2.2. Sửa nhãn thửa...................................................................................................64
3.4.2.3. Sửa bảng nhãn thửa..........................................................................................65
3.4.3. Đánh số thửa...........................................................................................................66
3.4.4. Vẽ nhãn thửa...........................................................................................................68
3.4.5. Trích lục bản đồ ( tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất )......................................................71
3.4.6. Tách thửa.................................................................................................................73
3.4.7. Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính..............................................................75
3.5. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH KHU VỰC PHƯỜNG
TRẦN NGUYÊN HÃN- THÀNH PHỐ BẮC GIANG- TỈNH BẮC GIANG.....................77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................78
1. Kết luận.............................................................................................................................78
3. Kiến nghị...........................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................80

SVTH: Tăng Văn Ba

3

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LIS
GIS
FAMIS
CADDB
CSDL

Hệ thống thông tin đất đai ( Land Information
System - LIS)
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System - gọi tắt là GIS)
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính
(Field Work and Cadastral Mapping Intergrated
Software - Famis )
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính (Cadastral
Document Database Management System-CADDB)
Cơ sở dữ liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: KINH TUYẾN TRỤC CHO TỪNG TỈNH, THÀNH PHỐ.....................................22
Bảng 1.2: Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính và các khu vực đo vẽ............................................23

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu trị đo.........................................52
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ xây dựng Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính......................53
Hình 2.3: Cấu trúc chức năng của phần mềm tích hợp đo vẽ và xây dựng bản đồ địa chính
(famis).......................................................................................................................................55
Hình 3.1: Hộp thoại phần mềm Famis......................................................................................58
Hình 3.2: Sửa Lỗi Bản đồ (MRF CLEAN, MRF FLAG)........................................................59
Hình 3.3: Hộp thoại sửa lỗi MRF CLEAN...............................................................................59
Hình 3.4: Thiết lập các thông số trong MRFClean...................................................................60
Hình 3.5: Hộp thoại sửa lỗi MRF FLAG..................................................................................60
Hình 3.6:Tạo topology cho các đối tượng vùng trên bản đồ.....................................................61
Hình 3.8: Gán dữ liệu từ nhãn...................................................................................................63
Hình 3.9: Gán thông tin từ nhãn................................................................................................63
Hình 3.10: Sửa nhãn thửa..........................................................................................................64
Hình 3.11: Hộp thoại sửa nhãn thửa.........................................................................................64
Hình 3.12: Sửa bảng nhãn thửa.................................................................................................65
Hình 3.13: Hộp Thoại cơ sở dữ liệu địa chính..........................................................................66
Hình 3.14: Đánh số thửa tự động..............................................................................................67
Hình 3.15: Hộp thoại đánh số thửa...........................................................................................67
Hình 3.16: Vẽ nhãn thửa...........................................................................................................68
Hình 3.17: Hộp thoại tạo bản đồ chủ đề.............................................................................69
Hình 3.18: Nhãn thửa đất trên bản đồ địa chính.......................................................................69
Hình 3.19: Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất.....................................................................................72
Hình 3.20: Tạo Hồ sơ thửa đất..................................................................................................72
SVTH: Tăng Văn Ba


4

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Hình 3.21: Minh họa phương thức chia tách thửa....................................................................74
Hình 3.22: Hộp thoại chia tách thửa đất...................................................................................74
Hình 3.23: Nhập độ dài cạnh ...................................................................................................75
Hình 3.24: Chuyển dữ liệu sang cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính................................................77

SVTH: Tăng Văn Ba

5

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có tốc độ dân số tăng nhanh theo tổng cục
thống kê thì năm 2010 thì dân số việt nam là 89 triệu người và đến năm 2013 đã
là hơn 90 triệu người.Với sự gia tăng mạnh mẽ của dân số và sự phát triển của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì tầm quan trọng của tài nguyên đất
càng được nhấn mạnh không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, mà còn là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Vì vậy, việc quản
lý chặt chẽ, sử dụng pháp lý hiệu quả tài nguyên đất là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng.
Một trong những định hướng phát triển của ngành quản lý đất đai đến
năm 2030 đó là: Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai trên cở sở ứng dụng tiến

bộ khoa học, công nghệ trong xây dựng, quản lý,vận hành và sử dụng hệ thống
tư liệu, hồ sơ đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai và các công cụ quản lý khác trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
Thực tế hệ thống hồ sơ và công tác quản lý của ngành địa chính hiện nay
đang đứng trước những bất cập về quản lý qua văn bản, sổ sách, bản đồ giấy…
Xuất phát từ những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên đất và vấn
đề bất cập của hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy nêu trên, Nhà Nước đã và đang
khuyến khích các địa phương chủ động đầu tư chuyển hệ thống quản lý địa
chính dạng giấy sang dạng số, từng bước xây dựng các hệ thống thông tin đất
đai (LIS), một phần của hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng quản lý dữ
liệu tồn tại lâu dài và truy nhập các khối dữ liệu một cách có hiệu quả - điều mà
hệ thống cũ không thể làm được. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng
hệ thống thông tin dữ liệu đất đai đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Để hệ thống hóa những kiến thức đã học từ nhà trường, cũng như ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tế giúp chính quyền địa phương thiết lập,
hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên
SVTH: Tăng Văn Ba

6

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


địa bàn, em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai phường Trần Nguyên Hãn,
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang bằng phần mềm Microstation và
Famis.”
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự ra đời và hoàn
thiện của các thiết bị công nghệ số đã làm thay đổi toàn diện phương thức quản

lý thông tin địa chính, từ điều tra, khảo sát thu thập thông tin tới xử lý số liệu,
quản lý, vận hành và khai thác dữ liệu, xây dựng hệ thống hồ sơ đất đai; trao
đổi, cung cấp thông tin cũng như thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý thông tin địa chính là xu
thế phổ biến trên thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Như chúng ta đã biết, bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ
địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ công tác quản lý chặt chẽ đất đai theo
từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý và biên tập bản đồ là rất cần thiết, với tầm quan trọng đó
đồ án “ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản
lý đất đai phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
bằng phần mềm Microstation và Famis” được nghiên cứu dựa trên những tiêu
chí sau:
- Hỗ trợ công tác quản lý thông tin địa chính một cách khoa học.
- Mã hóa các văn bản quy định của Nhà Nước về bản đồ hiện trạng sử
dụng đất ( mã các loại đất cũ, mới…)
- Tham gia xây dựng hệ thống thông tin bản đồ và hồ sơ địa chính.
- Nhằm phục vụ tích cực cho công tác quản lý Nhà Nước về đất đai như:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và xây dựng
hệ thống thông tin về đất đai.

SVTH: Tăng Văn Ba

7

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


- Đánh giá việc ứng dụng phần mềm Microstation và Famis vào thành lập

bản đồ địa chính và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng 2 phần mềm này.
3. CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN.
Mở đầu
Chương 1: Khái quát về bản đồ và bản đồ địa chính
Chương 2: Tổng quan về phần mềm Microstation và Famis
Chương 3: Xây dựng CSDL địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai
phường Trần Nguyên Hãn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

SVTH: Tăng Văn Ba

8

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ
1.1.1. Định nghĩa bản đồ
Bản đồ là sự biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt tự nhiên của trái đất hoặc
bề mặt các hành tinh khác lên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định
(phép chiếu bản đồ ) thông qua việc khái quát hóa và sử dụng một hệ thống kí
hiệu quy ước nhằm phản ánh sự phân bố, trạng thái, những đặc điểm về số lượng
và mối liên quan giữa các hiện tượng tự nhiên xã hội.
“ Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được kí hiệu hóa, phản ánh các yếu
tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự lỗ lực sáng tạo trong
lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến
mối quan hệ không gian. Nội dung bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự

nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung bản đồ được biểu
thị thông qua quá trình tổng quát hóa và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu.”
( Theo Hội nghị bản đồ thế giới lần thứ 10 Barxelona, 1995).
Theo A.M. Berliant: “ Bản đồ là hình ảnh ( Mô hình ) của bề mặt trái đất,
các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ, và
tổng quát hóa, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó,
trong một hệ thống kí hiệu đã được chấp nhận”.
1.1.2.Tính chất của bản đồ
1.1.2.1. Tính trực quan
Bản đồ cho ta khả năng bao quát và nhận biết nhanh chóng những yếu tố
chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ. Một trong những tính chất ưu
việt nhất của bản đồ là khả năng bao quát, tạo ra mô hình trực quan của lãnh thổ,
phản ánh về các đối tượng, hiện tượng được biểu thị. Qua bản đồ người sử dụng
có thể tìm thấy được sự phân bố, mối quan hệ của các đối tượng và hiện tượng
trên bề mặt Trái đất
1.1.2.2. Tính đo được
SVTH: Tăng Văn Ba

9

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Đây là một tính chất quan trọng của bản đồ, tính chất này có liên quan
chặt chẽ tới cơ sở toán học của bản đồ. Trên bản đồ, người sử dụng có thể xác
định được rất nhiều các trị số khác nhau: tọa độ, độ cao, khoảng cách, diện tích,
góc, phương hướng và các trị số khác.
1.1.2.3. Tính thông tin bản đồ
Đó là khả năng lưu trữ, truyền đạt cho người đọc những thông tin khác
nhau về các đối tượng, hiện tượng được biểu thị trên bản đồ. Tính thông tin của

bản đồ thường được thể hiện thông qua một số khái niệm về thông tin bản đồ
như đơn vị thông tin, tải trọng thông tin bản đồ.
1.1.3. Phân loại bản đồ
Bản đồ có thể phân loại theo tỷ lệ, theo nội dung, theo mục đích sử dụng,
theo lãnh thổ, theo đặc điểm và theo một số dấu hiệu khác. Tất các các dấu hiệu
đó đều đặc trưng cho bản đồ. Theo nội dung thì người ta chia ra bản đồ địa lý
chung và bản đồ chuyên đề.
Bản đồ địa lý chung cho thấy đặc điểm của lãnh thổ về các mặt địa lý tự
nhiên và kinh tế - xã hội.
Bản đồ chuyên đề chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ về một yếu tố trong
nội dung của bản đồ địa lý tổng quát.
Bản đồ địa chính là một dạng của bản đồ chuyên đề. Đó là bản đồ chuyên
đề về đất đai về các thử đất trên đó thể hiện các thông tin về thửa đất như vị trí,
kích thước, diện tích, mục đích sử dụng…
1.2.KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH.
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về địa chính
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đã nảy
sinh vấn đề quan hệ giữa con người với con người liên quan đến đất đai, đặc biệt
là vấn đề chiếm hữa và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất. để đảm
bảo việc thực hiện quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất mà ngành địa chính,
quản lý đất đai đã ra đời và phát triển không ngừng trên cơ sở của sự phát triển
SVTH: Tăng Văn Ba

10

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật. lịch sử của địa chính trên thực tế trùng

hợp với lịch sử và kinh tế của mỗi dân tộc và mỗi quốc gia.
Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu, văn bản xác định rõ vị trí, ranh
giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng
đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất và của việc quản lý bao gồm trách
nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính.
1.2.1.2. Bản đồ địa chính
Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ đó thể hiện chính xác vị trí,
ranh giới, diện tích, số hiệu thửa và loại đất của từng thửa đất, từng chủ sử dụng
đất đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu
tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị
hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản
đồ địa chính được thành lập trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện
đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính
pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử
dụng đất. Bản đồ địa chính khác với các bản đồ chuyên ngành thông thường ở
chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn, phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn
quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của
đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc theo định kỳ.
1.2.1.3. Bản đồ địa chính gốc.
Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn
các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu
tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu vực
trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả
đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc
một thành phố trực thuộc trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản
lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ
địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
SVTH: Tăng Văn Ba


11

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Các nội dung đó được cập nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển
lên bản đồ địa chính gốc.
1.2.1.4. Thửa đất
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa
hoặc được mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng
các cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc
giới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa
đất, ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh
thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật
cố định. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh
giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa chính
ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất
thuộc thửa đất đó. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên (như
bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó thể
hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên
bản đồ địa chính là mép của đường ranh tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp
ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên không thuộc thửa đất mà đường
ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới
thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ
độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính. Các trường hợp do thửa
đất quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự, diện tích, loại đất thì được lập bản
trích đo địa chính và thể hiện ở bảng ghi chú ngoài khung bản đồ. Trường hợp
khu vực có ruộng bậc thang, thửa đất được xác định theo mục đích sử dụng đất
của cùng một chủ sử dụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắt bên trong
khu đất của một chủ sử dụng).

Trên bản đồ địa chính còn có các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo
thành thửa đất bao gồm đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thống
thủy lợi theo tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi,

SVTH: Tăng Văn Ba

12

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


kênh rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụng
không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ.
1.2.1.5. Loại đất
Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại
đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất. Loại đất
thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địa
chính và được chỉnh lại theo kết quả đăng ký quyền sự dụng đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất
chính của thửa đất.
Trường hợp trong quá trình đo vẽ bản đồ, đăng ký quyền sử dụng đất hoặc
xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong một thửa đất có hai hay nhiều
mục đích sử dụng chính mà chủ sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai chưa xác
định được ranh giới đất sử dụng theo từng mục đích thì trong hồ sơ đăng ký
quyền sử dụng đất, trên bản đồ địa chính, trong hồ sơ địa chính, trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ diện tích đất cho từng mục đích sử dụng.
1.2.1.6. Mã thửa đất ( MT )
Mã thửa đất được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một bộ gồm
ba (03) số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) Ngăn cách (mt=mx.sb.st);
trong đó số thứ nhất là mã số đơn vị hành chính cấp xã (mx) theo quy định của

thủ tướng chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành
chính việt nam, số thứ hai (sb) là số hiệu và số thứ tự tờ bản đồ địa chính (có
thửa đất) của đơn vị hành chính cấp xã (số thứ tự tờ bản đồ địa chính được đánh
số liên tiếp từ số 01 trở đi theo nguyên tắc từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn và từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới và không được trùng nhau trong một đơn vị hành
chính; trường hợp trong một đơn vị hành chính việc đo vẽ, thành lập bản đồ địa
chính được thực hiện trong các thời gian khác nhau thì số thứ tự tờ bản đồ địa
chính của lần đo vẽ tiếp theo là số thứ tự tiếp theo của số thứ tự tờ bản đồ địa
chính cuối cùng của lần đo vẽ trước đó), số thứ ba (st) là số thứ tự thửa đất trên
tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được đánh số
SVTH: Tăng Văn Ba

13

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


liên tiếp từ số 01 trở đi theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và
không được trùng nhau trong một tờ bản đồ.
Khi có thửa đất mới (do lập thửa từ đất chưa sử dụng, lập thửa từ đất do
nhà nước thu hồi, lập thửa từ tách thửa hoặc hợp thửa…) thì số thứ tự thửa đất
mới (st) được xác định bằng số tự nhiên tiếp theo số tự nhiên lớn nhất đang sử
dụng làm số thứ tự thửa đất của tờ bản đồ có thửa đất mới lập đó.
1.2.1.7. Diện tích thửa đất
Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m 2), được làm
tròn số đến một (01) chữ số thập phân.
1.2.1.8. Trích đo địa chính
Là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa đất tại các khu
vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng
một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng

mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1.2.1.9. Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ
theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa
chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng
đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính),
sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất..
Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động
đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi
là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện
và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
1.2.1.10. Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo
Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề
nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy
SVTH: Tăng Văn Ba

14

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị
hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai (02) hay nhiều xã thì
trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để làm căn cứ xác
định diện tích thửa đất trên từng xã), được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân
xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên
bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký

quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện
tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính
thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
1.2.1.11. Cơ sở dữ liệu địa chính
Một cơ sở dữ liệu( CSDL) là một bộ sưu tập các dữ liệu được lưu trữ dưới
dạng số, có cấu trúc và được phân chia bởi người sử dụng. Nó bao gồm một
nhóm các bản ghi và các file được tổ chức sao cho không bị hoặc ít dư thừa
nhất. Cơ sở dữ liệu là thành phần trung tâm của hệ thống thông tin. Nhờ phần
mềm quản trị cơ sở dữ liệu người ta có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích
tính toán, phân tích, tổng hợp, khôi phục dữ liệu, mô hình hóa,…để cung cấp
thông tin theo yêu cầu.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm hai phần cơ bản là CSDL bản đồ địa
chính và CSDL hồ sơ địa chính. CSDL địa chính là phần quan trọng của hệ
thống thông tin đất đai, nó phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý đất đai.
CSDL bản đồ địa chính tập hợp các thông tin không gian về vị trí, kích
thước, các thửa đất, các thông tin khác và quan hệ giữa các yếu tố trong không
gian thực.
CSDL hồ sơ địa chính lưu trữ các thông tin về hồ sơ địa chính cho từng
thửa đất và chủ sử dụng như: Số hiệu tờ bản đồ địa chính, số hiệu thửa đất, diện
tích thửa đất, loại đất, tên chủ sử dụng, địa chỉ, các thông tin pháp lý, kinh tế đất,

SVTH: Tăng Văn Ba

15

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


1.2.1.12.Công tác quản lý thông tin địa chính

Trước đây việc quản lý thông tin đất đai chỉ thực hiện thông qua bản đồ
và các loại sổ sách thống kê. Công tác địa chính chỉ quản lý các thông tin cơ bản
như kích thước, diện tích, thửa đất, quan hệ tương đối về vị trí so với các thửa
xung quanh để xác định quyền sở hữu và sử dụng đất, dồng thời quản lý các yếu
tố pháp lý liên quan đến thửa đất.
Các thông tin địa chính được gắn kết với hệ thống quản lý kinh tế đất như
giá đất, lợi tức và các loại thuế, dần dần chúng gắn kết với hệ thống quản lý đất
bất động sản, các công trình xây dựng trên đất cũng như cơ sở hạ tầng.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, các dữ liệu được thu
thập, quản lý và khai thác với quy mô tổng hợp hơn, các thông tin địa chính
cũng theo đó mà ngày càng phong phú và nhiều hơn.
Nội dung thông tin địa chính lúc này bao gồm: thông tin không gian thửa
đất, sở hữu đất, sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất, đăng ký thống kê đất,
giá trị đất, lợi tức, thuế, quy hoạch đất, dân số,…
Các thông tin liên kết với địa chính cũng được mở rộng hơn: địa hình, địa
chất, thổ nhưỡng, thực vật, thủy văn, khí hậu, công nghiệp, giao thông, y tế, và
các dịch vụ khác.
Tất cả các thông tin được tổ chức thành các lớp, đã được mã hóa và liên
kết nhau thông qua số thứ tự hoặc mã nhận dạng thửa đất, hoặc qua vị trí thửa.
Công tác quản lý thông tin địa chính là việc quản lý tất cả các thông tin có
liên quan đến từng thửa đất bao gồm các thông tin đã nêu ở trên.
1.2.2. NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.2.2.1 Nguyên tắc biểu thị nội dung bản đồ
Những yếu tố xã hội, tự nhiên đã có quy hoạch được duyệt đã công bố
công khai và đã thể hiện tính quy hoạch trên thực địa bằng mốc, chỉ giới quy
hoạch hoặc quy định phân vạch quy hoạch mới xác định và biểu thị trên bản đồ.
Các trường hợp quy hoạch còn lại chỉ biểu thị khi có yêu cầu cụ thể.

SVTH: Tăng Văn Ba


16

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Trường hợp chuyển các nội dung quy hoạch từ bản đồ quy hoạch mà các
yếu tố này chưa được thể hiện ở thực địa phải nêu rõ độ chính xác của bản đồ
quy hoạch, độ chính xác chuyển vẽ và độ tin cậy thể hiện các yếu tố quy hoạch
này trên bản đồ địa chính.tài liệu này được đính kèm bản đồ địa chính và là một
thành phần không tách rời của bản đồ địa chính có liên quan đến yếu tố quy
hoạch được chuyển vẽ.
Về nguyên tắc, trên bản đồ địa chính không được vẽ gộp các thửa đất. Tất
cả các thửa đất nhỏ khó có thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc thể hiện có thể
gây nhầm lẫn đều phải có bản trích đo hoặc vẽ cụ thể, chi tiết cho từng thửa ở
ngoài khung bản đồ. Trường hợp bắt buộc phải vẽ gộp thì phải có bản trích đo
kèm theo. Các bản trích đo này phải đính kèm bản đồ địa chính và là một phần
của bản đồ địa chính.
Không được xê dịch ranh giới sử dụng đất, chỉ giới quy hoạch, mốc quy
hoạch, địa giới hành chính các cấp để biểu thị các yếu tố khác khi vẽ trên bản
đồ. Trường hợp ranh giới sử dụng đất trùng với địa giới hành chinh thì phải ưu
tiên thể hiện ranh giới sử dụng đất.
Các yếu tố nội dung không phải là ranh giới sử dụng đất, địa giới hành
chính (đghc) các cấp, chỉ giới quy hoạch, mốc quy hoạch được phép tổng hợp
lấy, bỏ phù hợp với quy định nội dung bản đồ.
Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500,
1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:100000 bao gồm:
- Cơ sở toán học của bản đồ;
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính,
điểm độ cao kỹ thuật, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ
có chôn mốc ổn định;

- Địa giới hành chính (ĐGHC) các cấp, mốc ĐGHC, đường mép nước
thủy triều trung bình thấp nhất (đường mép nước triều kiệt) trong nhiều năm
(đối với các đơn vị hành chính giáp biển) ;

SVTH: Tăng Văn Ba

17

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


- Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao
thông, thủy lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh giới quy
hoạch sử dung đất;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các
yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản
gắn liền với đất;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện);
- Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất ( nếu có).
1.2.2.2 Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế toạ độ, lưới toạ độ
địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu
dài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1mm trên bản đồ bằng
các ký hiệu quy ước.
1.2.2.3. Địa giới hành chính các cấp
Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, các
điểm ngoặt của đường địa giới, các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể hiện
chính xác. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì
ta biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa
giới được lưu trữ trong cơ quan nhà nước.

1.2.2.4. Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được thể
hiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong.
Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên
đường ranh giới như những điểm cong, điểm ngoặt, góc thửa. Đối với mỗi thửa
đất, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và loại
đất theo mục đích sử dụng.
1.2.2.5..Loại đất

SVTH: Tăng Văn Ba

18

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đối
tượng đối với từng thửa đất. Tiến hành phân loại đất theo quy định của luật đất
đai.
1.2.2.6. Công trình xây dựng trên đất
Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu vực đô thị khi đo vẽ bản đồ tỷ
lệ lớn phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình xây
dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc... Các công trình xây dựng được xác định
theo mép tường ngoài, trên vị trí công trình còn biểu thị các tính chất công trình
như: nhà tạm thời, nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng ...
1.2.2.7. Hệ thống giao thông
Cần thể hiện các đường như đường sắt, đường bộ, đường trong ngõ, phố,
đường trong làng, đường ngoài đồng ... Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt
đường, giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường. Đường có độ cong
rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn

0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét tim đường và ghi chú độ rộng.
1.2.2.8. Mạng lưới thuỷ văn và địa vật quan trọng
Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ, ... Đối với
hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước
ở thời điểm đo vẽ, với hệ thống thuỷ văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn
định. Độ rộng của kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu độ
rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ
trong các khu dân cư thì phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng,
sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng dòng nước chảy.
Trên bản đồ địa chính phải thể hiện các yếu tố địa vật có ý nghĩa định hướng.
1.2.2.9 . Dáng đất
Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc
ghi chú độ cao. Tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi nào cần
vẽ thì quy định rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật.
1.2.2.10. Cơ sở hạ tầng
SVTH: Tăng Văn Ba

19

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc, cấp thoát nước.
1.2.2.11. Mốc giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giới
quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế,
bảo vệ đê điều.
1.2.2.12. Ghi chú thuyết minh
Trên bản đồ địa chính phải dùng hính thức ghi chú thuyết minh để thể
hiện tính định tính, định lượng, của các yếu tố nội dung như địa danh, độ rộng,

độ dài, độ cao, diện tích, số thửa đất, loại đất và các thông tin khác của thửa đất
(nếu có). Tất cả đều được quy định rõ trong: “ ký hiệu bản đồ địa chính tỉ lệ 1:
200; 1: 500; 1:1000; 1: 2000; 1: 5000; 1: 10 000” do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường ban hành.
Tất cả các ghi chú đều phải dùng tiếng việt phổ thông hoặc phiên âm sang
tiếng việt ( nếu là tiếng dân tộc ít người).
1.2.3. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Bản đồ địa chính được thành lập nhằm các mục đích sau:
- Làm cơ sở để thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, giao đất, cho
đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyển sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định pháp luật.
- Làm cơ sở cho việc giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, các hộ
gia đình, cá nhân và tổ chức.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính xã, phường, thị trấn; quận.
huyện, tỉnh, thành phố.
- Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp, thống kê, kiểm kê.
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện, biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến
động của từng thửa đất trong từng đơn vị hành chính xã.

SVTH: Tăng Văn Ba

20

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


- Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân
dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.

- Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai, lập hồ sơ thu hồi đất khi cần
thiết.
- Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại tố
cáo, tranh chấp đất đai.
1.2.4.CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.2.4.1. Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ quốc
gia VN - 2000 và độ cao nhà nước hiện hành. Kinh tuyến gốc (0 0) được quy ước
là kinh tuyến đi qua Greenwich. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (điểm cắt
giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có x = 0 km, y = 500 km
Các tham số chính của hệ toạ độ quốc gia VN - 2000:
1. Elipxoid quy chiếu quốc gia là Elipxoid WGS-84 toàn cầu với kích
thước:
A. Bán trục lớn:

a = 6378137,0 m

B. Độ dẹt:

f = 1: 298,257223563

C. Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0 x 10-11 rad/s
D. Hằng số trọng trường trái đất: gm = 3986005 x 108 m3 s-2
2. Vị trí Elipxoid quy chiếu quốc gia: Elipxoid WGS-84 toàn cầu được
định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có
độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
3. Điểm gốc hệ toạ độ quốc gia: điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa
chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.


SVTH: Tăng Văn Ba

21

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


4. Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ
sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo Elipxoid
WGS-84 toàn cầu.
5. Điểm gốc hệ độ cao quốc gia: điểm gốc độ cao đặt tại hòn Dấu - Hải
Phòng.
Bảng 1.1: KINH TUYẾN TRỤC CHO TỪNG TỈNH, THÀNH PHỐ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Tỉnh, Thành phố
Lai Châu
Điện Biên
Sơn La
Lào Cai
Yên Bái
Hà Giang
Tuyên Quang
Phú Thọ
Vĩnh Phúc
Cao Bằng
Lạng Sơn

Bắc Cạn
Thái Nguyên
Bắc Giang
Bắc Ninh
Quảng Ninh
TP. Hải Phòng
Hải Dương
Hưng Yên
TP. Hà Nội
Hoà Bình
Hà Nam
Nam Định
Thái Bình
Ninh Bình
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên - Huế
TP. Đà Nẵng

SVTH: Tăng Văn Ba

Kinh độ
103000'
103000'
104000'
104045'
104045'

105030'
106000'
104045'
105000'
105045'
107015'
106030'
106030'
107000'
105030'
107045'
105045'
105030'
105030'
105000'
106000'
105000'
105030'
105030'
105000'
105000'
104045'
105030'
106000'
106015'
107000'
107045'

TT
33

34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63


22

Tỉnh, Thành phố
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắc Nông
Phú Yên
Khánh Hoà
Ninh Thuận
Bình Thuận
Lâm Đồng
Bình Dương
Bình Phước
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu
Tây Ninh
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Đồng Tháp
Vĩnh Long
Trà Vinh
An Giang
Kiên Giang
TP. Cần Thơ

Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
TP. Hồ Chí Minh

Kinh độ
107045'
108000'
108015'
107030'
108030'
108030'
108030'
108030'
108015'
108015'
108030'
107045'
105045'
106015'
107045'
107045'
105030'
105045'
105045'
105045'
105000'
105030'
105030'

104045'
104030'
105000'
105000'
105030'
105000'
104030'
105045'

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


1.2.4.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ từ 1: 200 đến 1:10000. Việc
chọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích càng lớn phải vẽ tỷ lệ lớn
- Loại đất cần vẽ bản đồ: đất nông – lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ tỷ
lệ nhỏ còn đất ở, đất đô thị, đất có giá trị kinh tế cao sẽ vẽ bản đồ tỷ lệ lớn. Trên
một đơn vị hành chính cấp cơ sở, các loại đất sẽ được vẽ bản đồ địa chính với tỷ
lệ khác nhau, thửa đất đã vẽ ở tỷ lệ này thì sẽ không vẽ ở tỷ lệ khác.
- Khu vực đo vẽ: do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác khác nhau
nên diện tích thửa đất cùng loại ở các vùng khác nhau cũng thay đổi đáng kể.
Đất nông nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ thường có diện tích thửa lớn hơn ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ nên đất nông nghiệp ở phía Nam sẽ vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ
nhỏ hơn ở phía Bắc.
- Yêu cầu độ chính xác bản đồ là yếu tố quan trọng để chọn tỷ lệ bản đồ.
Muốn thể hiện diện tích đến 0,1m2 thì chọn tỷ lệ 1: 200, 1: 500. Muốn thể hiện
chính xác đến mét vuông thì chọn tỷ lệ 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000. Nếu chỉ cần
tính diện tích chính xác đến chục mét vuông thì chọn tỷ lệ 1: 10000.
- Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệ

càng lớn thì càng chi phí lớn hơn, sử dụng công nghệ cao hơn.
Có thể chọn tỷ lệ bản đồ địa chính theo bảng
Bảng 1.2: Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính và các khu vực đo vẽ
Loại đất
Đất ở

Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp

Khu vực đo vẽ

Tỷ lệ bản đồ
1: 500, 1: 200

Đô thị lớn

1: 500

Thị xã , thị trấn

1: 1000, 1: 500

Nông thôn

1: 2000, 1: 1000

Đồng bằng Bắc Bộ

1: 5000, 1: 2000


Đồng bằng Nam Bộ

1: 5000, 1: 10 000

Đất chưa sử dụng

SVTH: Tăng Văn Ba

1: 10 000

23

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


1.2.5. CHIA MẢNH, ĐÁNH SỐ HIỆU MẢNH VÀ PHÁ KHUNG BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH.
1.2.5.1. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ.
a. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000
Bắt đầu từ đường xích đạo và kinh tuyến trục của tỉnh dựa theo lưới ô
vuông kilomet chia khu đo thành các ô vuông có kích thước thực tế là 12x12
km. Tọa độ đường khung của tờ bản đồ tỷ lệ 1: 25000 theo trục X phải chia hết
cho 12, còn theo hướng trục Y có một đường khung bản đồ trùng với kinh tuyến
trục của tỉnh (giá trị tọa độ Y của đường khung trừ đi 500km sẽ chia hết cho 12).
Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1: 25000 , kích thước bản vẽ là
48 x 48 cm, diện tích bản vẽ là 144000ha.
Số hiệu của tờ bản đồ 1: 25000 gồm 8 chữ số : hai số đầu là 25, tiếp sau là
gạch ngang (-), ba số tiếp theo là số chẵn Km tọa độ X, ba số sau là số chẵn Km
tọa độ Y của điểm góc Tây – Bắc tờ bản đồ. Ví dụ: 25- 340488.
b. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000

Dựa vào lưới kilomet (Km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục
cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế là 6x6 Km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000. Kích thước
hữu ích của bản đồ là 60x60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha.
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp
sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (Km) của toạ độ X, 3 chữ số
sau là 3 số chẵn kilômet (Km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản
đồ. Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y
= 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh.
Ví dụ 10- 477394
c. Mảnh bản đồ 1: 5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế là 3x3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha.
SVTH: Tăng Văn Ba

24

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10.
d. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 1x1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập từ 1 đến 9 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem phụ

lục 2).
e. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,5x0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích
thước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
f. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,25x0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích
thước hữu ích của bản đồ là 50x50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
g. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước
hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
1.2.5.2. Phá khung bản đồ địa chính
SVTH: Tăng Văn Ba

25

GVHD: TS. Bùi Ngọc Quý


×