Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ke hoach kiem tra noi bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.54 KB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG
TRƯỜNG THCS VŨ LỄ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 05/KH - TrTHCS

Vũ Lễ, ngày 15 tháng 9 năm 2018

KẾ HOẠCH
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG THCS VŨ LỄ
NĂM HỌC 2018 - 2019
- Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính Phủ về tổ
chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
- Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ
GD&ĐT hướng dẫn về Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
- Căn cứ kế hoạch số 228/KH-GDTHCS ngày 06/9/2018 của Phòng
GD&ĐT Kiến Xương về Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019
cấp THCS huyện Kiến Xương.
- Căn cứ Kế hoạch số 233/KH-PGD ngày 06/9/2018 của Phòng GD&ĐT
Kiến Xương về Kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2018-2019.
- Căn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh; tình
hình cơ sở vật chất và các hệ điều kiện khác của nhà trường và địa phương.
Trường THCS Vũ Lễ xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 20182019 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật
Phòng chống tham nhũng, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của
Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số
39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về Thanh tra


chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản pháp luật về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng.
- Tiếp tục bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên
trong Ban kiểm ttra nội bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo,
phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra nội bộ nhằm đánh giá việc chấp hành đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện quy
tắc đạo đức và ứng xử của Công chức, Viên chức; ý thức đấu tranh chống các biểu
hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn
kết, trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và
học sinh.đối với CB-GV-NV trong nhà trường. Đánh giá mức độ mà CB-GV-NV
đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (tại thời điểm kiểm tra). Tư
vấn cho CB-GV-NV khắc phục những hạn chế trong công tác, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
1


của nhà trường. Phổ biến các kinh nghiệm, thúc đẩy cá nhân tự hoàn thiện góp
phần phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Tình hình đội ngũ, số lượng học sinh:
Năm học 2018 - 2019, trường THCS Vũ Lễ có 9 lớp với tổng số 274 học
sinh (trong đó: 3 lớp 6 = 75 HS; 2 lớp 7 = 66 HS; 2 lớp 8 = 74 HS; 2 lớp 9 = 59
HS). Đội ngũ CB-GV-NV có 26 người (trong đó: 2 CBQL, 1 nhân viên hành chính,
1 GVTPT Đội + Thư viện, 22 GV bộ môn).
Số giáo viên từng bộ môn như sau:
STT
1
2

3
4
5
6
7

Môn
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lý
GDCD
Tiếng Anh
Âm nhạc
Mĩ thuật

Số giáo viên
8
1
2
0
2
1
1

STT
8
9
10
11
12

13
14

Môn
Toán
Vật lý
Hoá học
Sinh học
Công nghệ
Tin học
Thể dục

Số giáo viên
3
1
0
1
0
1
1

2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra theo quy định:
Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hằng năm, đảm bảo chỉ tiêu
kế hoạch kiểm tra theo quy định, tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.
3. Tình hình hoạt động của trường:
Nhà trường duy trì tốt nền nếp, kỷ cương các hoạt động giáo dục. Ban giám
hiệu, các tổ chuyên môn và các bộ phận chức năng đã xây dựng các loại kế hoạch
theo quy định, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục; được các
đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT Thái Bình và Phòng GD&ĐT Kiến
Xương đánh giá xếp loại tốt.

4. Tình hình hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ năm học trước:
Các thành viên của Ban kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2017-2018 đã
tích cực, chủ động thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ đã đề ra. Trong
quá trình kiểm tra đã góp ý, nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan những ưu
điểm, hạn chế, đồng thời làm tốt công tác tư vấn đối với người được kiểm tra.
III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên:
1.1) Chỉ tiêu:
Trong năm học kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ của 9 giáo viên,
đạt tỷ lệ 39,1%.
1.2) Nội dung, biện pháp kiểm tra:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà
nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo
2


số lượng, chất lượng ngày công lao động;
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu
cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính
trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học
sinh.
b) Việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ:
- Việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, quy định về dạy
thêm học thêm.
- Hồ sơ chuyên môn của giáo viên (việc xây dựng kế hoạch, soạn giáo án;
các hồ sơ sổ sách có liên quan...): Kiểm tra tất cả các loại hồ sơ chuyên môn của
GV, đánh giá xếp loại từng loại hồ sơ chuyên môn và xếp loại chung về hình thức,
nội dung từng loại hồ sơ chuyên môn theo quy định của Phòng GD&ĐT Kiến
Xương.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học, gắn với đặc thù cấp học, đổi mới kiểm
tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học.
- Việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
- Việc giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, kết quả khảo sát (nếu có):
Kiểm tra giờ lên lớp: Dự giờ 2 tiết (đối với GV dạy môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng
Anh, có thể dự 1 tiết dạy chính khóa và 1 tiết dạy thêm theo thời khóa biểu); trên
cơ sở đó nhận xét, đánh giá, xếp loại (cần bám sát chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng
GD&ĐT về hướng dẫn đánh giá giờ dạy theo định hướng đổi mới).
- Kết quả giảng dạy : Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học
sinh từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra; kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ
kiểm tra, kết quả kiểm tra các lớp do giáo viên dạy so với chất lượng chung của
toàn trường, của huyện, tỉnh trong năm học. Việc thực hiện quy chế kiểm tra, chấm
trả bài: GV có đổi mới cách ra đề kiểm tra không? (ra đề kiểm tra theo hướng
người học phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức, ra đề KT theo ma trận). Kiểm
tra sổ điểm bộ môn của GV, đối chiếu với sổ điểm lớp (tính từ đầu năm học đến
thời điểm kiểm tra để đánh giá số lần điểm kiểm tra các loại theo quy định, việc
ghi điểm, sửa điểm theo quy chế, …). Kiểm tra việc lưu bài kiểm tra của HS, kiểm
tra việc chấm bài và vào điểm của GV (kiểm tra sắc xuất khoảng 20% số bài kiểm
tra của HS).
Chú ý: Khi nhận xét, đánh giá xếp loại giờ dạy cần tập trung vào những vấn đề
chủ yếu sau: Việc thực hiện TKB, thực hiện kế hoạch dạy học, tổ chức và quản lý
HS trong giờ học. Nội dung bài giảng có phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng
theo quy định trong chương trình môn học không ? (lưu ý việc thực hiện tích hợp,
lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, phòng chống
HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn XH, … trong một số môn học; nội dung giảm tải
từng bộ môn. Việc đổi mới PPDH, việc sử dụng các phương tiện và ĐDDH (kỹ
năng sử dụng, hiệu quả đạt được).
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao:


3


- Công tác chủ nhiệm (đối với GVCN): Kiểm tra sổ chủ nhiệm, đánh giá
công tác quản lý HS, các biện pháp giáo dục HS (nhất là HS cá biệt, HS diện chế
độ chính sách, HS có hoàn cảnh khó khăn, ...).
- Công tác kiêm nhiệm khác (nếu có).
2. Kiểm tra chuyên đề:
2.1) Chỉ tiêu:
Kiểm tra theo chuyên đề việc thực hiện nhiệm vụ của ít nhất 70% giáo viên.
2.2) Nội dung kiểm tra:
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo
của các cấp quản lý giáo dục, Hiệu trưởng lựa chọn các chuyên đề kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ của giáo viên như: Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm, kiểm
tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm,
sử dụng thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh ...
3. Kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn, các bộ phận:
3.1) Kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn:
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
dạy học các bộ môn; thực hiện kế hoạch năm học theo hướng dẫn của Sở và Phòng
GD&ĐT, theo đặc thù của tổ chuyên môn; việc sinh hoạt tổ chuyên môn, việc thực
hiện quy định về chuyên môn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ...
- Kiểm tra công tác quản lý dạy bù, dạy thay, công tác quản lý chuyên môn,
việc thực hiện quy định về dạy thêm học thêm.
3.2) Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị:
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, việc thực hiện kế hoạch, hồ sơ sổ sách
liên quan (quan tâm tới công tác bảo quản, theo dõi việc sử dụng tài liệu, sách giáo
khoa, thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học).

3.3) Kiểm tra hoạt động của bộ phận tài chính:
Việc thực hiện công tác kiểm tra tài chính theo định kỳ; việc thực hiện chế
độ chính sách cho CB, GV, NV và học sinh, việc lưu trữ hồ sơ theo quy định, công
tác thu chi ...
4. Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh:
Kiểm tra việc giáo dục toàn diện và việc tự rèn luyện của học sinh thông qua
các đợt kiểm tra định kỳ, các kỳ thi tập trung, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt
động của Đội TNTP Hồ Chí Minh: Các loại hồ sơ công tác Đội theo quy định; việc
quản lý, sử dụng các trang thiết bị … phục vụ cho công tác Đội.
5. Tự kiểm tra công tác quản lý của người đứng đầu đơn vị:
- Tự kiểm tra việc xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ và hàng tháng của
thủ trưởng đơn vị, của các bộ phận; việc thực hiện kế hoạch, việc quản lý CB, GV,
NV.
- Kiểm tra việc quản lý hành chính, tài chính, tài sản, thu chi ngoài học phí
và lệ phí tuyển sinh, DTHT, văn bằng chứng chỉ; Việc thực hiện “Quy chế về tự
kiểm tra tài chính tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN”; việc tổ chức
4


kiểm kê, đánh giá hàng năm, việc thiết lập, xây dựng hồ sơ, sổ sách và cập nhật,
ghi chép, việc thực hiện công khai minh bạch theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT
ngày 28/12/2017 về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân.
- Kiểm tra việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, việc thực hiện các cuộc vận
động, việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện đánh giá theo chuẩn
đối với giáo viên, hiệu trưởng.
6. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Tổ chức quán triệt Luật khiếu nại 2011, Luật tố cáo 2011, Luật tiếp công
dân 2013 trong cơ quan. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân thực
hiện theo phương châm phòng ngừa là chính; khi có vụ việc, phải tập trung giải

quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ cơ sở, không để vụ việc kéo dài, diễn biến phức
tạp.
- Nhà trường tổ chức tiếp công dân vào ngày 15 hàng tháng, tại văn phòng
nhà trường (nếu trùng vào ngày nghỉ sẽ bố trí vào ngày làm việc tiếp theo) ; có sổ
theo dõi tiếp công dân, theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện quy trình tiếp
công dân theo quy định tại Thông tư 07/2011/TT-TCTP ngày 28/7/2011 của Thanh tra
Chính phủ.
IV. BIỆN PHÁP
1. Phân công trong Ban kiểm tra nội bộ:
1.1) Danh sách Ban kiểm tra nội bộ:
STT

Họ và tên

Chức danh

Nhiệm vụ được giao

1

Bùi Duy Hưng

Hiệu trưởng

Trưởng ban

2

Bùi Bích Phượng


Phó hiệu trưởng

Phó trưởng ban

3

Lê Thị Thúy Nga

Tổ phó tổ KHXH

Thư ký

4

Đặng Thị Vân Anh

Tổ trưởng tổ KHXH Thành viên

5

Phạm Thị Hiền

Tổ trưởng tổ KHTN Thành viên

6

Khúc Thị Bình

Tổ phó tổ KHTN


7

Nguyễn Thị Kim Anh Chủ tịch CĐCS

Thành viên

8

Nguyễn Văn Quyết

Thành viên

Trưởng ban TTrND

Ghi chú

Thành viên

1.2) Phân công:
- Đ/c Bùi Duy Hưng (Trưởng ban): Chỉ đạo chung, xây dựng kế; phụ trách
kiểm tra bộ phận, trực tiếp kiểm tra một số chuyên đề (theo lịch thực hiện); tổng
hợp, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trong năm học; giải quyết khiếu nại tố cáo,
phòng chống tham nhũng; đáp ứng các thông tin, báo cáo với Phòng GD&ĐT Kiến
Xương.
- Đ/c Bùi Bích Phượng (Phó trưởng ban): Tham mưu cho đ/c trưởng ban về
công tác kiểm tra nội bộ; phụ trách kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và kiểm
tra chuyên đề; trực tiếp kiểm tra một số bộ phận, một số chuyên đề và hoạt động sư
phạm của một số nhà giáo (theo lịch thực hiện).
5



- Đ/c Lê Thị Thúy Nga (Thư ký): Cùng với đ/c phó ban tham mưu cho đ/c
trưởng ban về công tác kiểm tra nội bộ; theo dõi, tập hợp hồ sơ công tác kiểm tra
nội bộ; trực tiếp kiểm tra một số bộ phận, một số chuyên đề và hoạt động sư phạm
của một số nhà giáo (theo lịch thực hiện).
- Các thành viên khác: Chủ động thực hiện kế hoạch kiểm tra theo lịch; lập
biên bản kiểm tra (theo mẫu) phải ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan.
2. Phối hợp với các tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng và các tổ chức trong nhà
trường:
Kế hoạch kiểm tra nội bộ được triển khai cụ thể tới CB-GV-NV trong hội
nghị Công chức, Viên chức. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra
nội bộ, Ban kiểm tra nội bộ cần phối kết hợp chặt chẽ với các tổ Chuyên môn, tổ
Văn phòng và các bộ phận khác trong nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch đã đề
ra.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra:
Sau khi tổ chức kiểm tra (theo lịch thực hiện), người kiểm tra phản ánh tình
hình kiểm tra và nộp biên bản kiểm tra cho đ/c thư ký. Định kỳ hằng tháng, đ/c thư
ký tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm tra cho đ/c trưởng ban. Cuối học kỳ I và cuối
năm học, đ/c trưởng ban làm báo cáo nộp về Phòng GD&ĐT.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Mọi thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ và những CB-GV-NV có liên quan
tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2018-2019 đã xây
dựng; lưu giữ các hồ sơ kiểm tra theo đúng quy định để phục vụ cho việc kiểm tra,
thanh tra của cấp trên; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 20182019. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề nẩy sinh, các đ/c trong Ban
kiểm tra nội bộ nhà trường và các đ/c CB-GV-NV có liên quan cần phản ánh, báo
cáo kịp thời với đ/c Hiệu trưởng để xem xét giải quyết.

HIỆU TRƯỞNG


Nơi nhận:
- Bộ phận Thanh tra Phòng GD&ĐT.
- Các Tổ CM, Tổ VP.
- Lưu VT, Hồ sơ KTNB.

Bùi Duy Hưng

6


7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×