Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kê hoạch kiểm tra nội bộ trương học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.28 KB, 17 trang )

PHÒNG GD&ĐT NGHI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NGHI THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số :04 /KHKT.2010 Nghi Thuận, Ngày 14 tháng 08 năm 2010
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC: 2010 - 2011
- C¨n cø C«ng v¨n sè 4919/BGD&§T- GDTH, ngµy 17/8/2010 cña Bé
Gi¸o dôc vµ §µo t¹o V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011
- Căn cứ vào công văn số 1818/SGD&Đ- GDTH của Sở GD&ĐT Nghệ
An ngày 9/9/2010 v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011
cấp Tiểu học.
- Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định về
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; căn cứ Công văn số
3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại
GV mầm non và GV phổ thông công lập;
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình và các văn bản chỉ
đạo của PGD&ĐT Nghi Lộc ;
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường .
Trường tiểu học Nghi Thuận lên kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học
như sau:
PHẦN I
A . ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên:
a. Tổng sổ CB ,GV,CNV: 34.
Trong đó: CBQL: 3; GV: 28 ; NVPV: 3
b. Đội ngũ giáo viên: 28 .
+ Biên chế: 24;
+ Hợp đồng : 4 ; HĐ huyện: 1; HĐ trường: 3 ( GV2 và GV Tiếng
Anh).
+ Phân chia thành 2 tổ chuyên môn:


- Tổ chuyên môn 1,2,3 : Bao gồm các giáo viên dạy khối 1,2,3;
- Tổ chuyên môn 4,5 : Bao gồm các giáo viên dạy khối 4,5 và giáo
viên dạy bộ môn khác : ÂN, MT, TD, TC-KT, NN).
c. Trình độ đội ngũ: Đại học SP: 14 ; CĐ SP: 6 ; THSP: 5 . (HĐ Trường
:ĐH: 2; CĐ: 1)
2. Thuận lợi – khó khăn:
1
A) Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sâu sát của
PGD&ĐT Nghi lộc.
- Các văn bản, Quyết định, hướng dẫn về tổ chức hoạt động thanh tra
giáo dục của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT ..là cơ sở pháp lý rất quan trọng trong
công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn . Có đội ngũ nòng
cốt chuyên môn tương đối chắc về kiến thức và kỹ năng . Đội ngũ CB ,
GV , CNV , của nhà trường đoàn kết , đồng lòng và tận tâm, với công
việc .
- Có chi bộ trong sạch vững mạnh . Là đơn vị đạt tiên tiến cấp huyện
trong nhiều năm liền . Là xã đạt PCGDTH –Đ ĐT vững chắc .
- Các trang thiết bị dạy học trong nhà trường được mua sắm trang bị
đầy đủ . – Nhân dân đại đa số quan tâm , chăm lo đến việc học hành của
con em .
- Cán bộ giáo viên được kiểm tra có ý thức trách nhiệm và phối hợp tốt để
cùng thực hiện công việc kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ được hiệu trưởng xây dựng có lịch cụ thể đã
có sự chuẩn bị tốt từ lực lượng kiểm tra và người được kiểm tra và được triển
khai thực hiện ngay từ đầu năm học.
- Lực lượng tham gia kiểm tra nội bộ ( Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ
Trưởng , GV giỏi …) đã qua nhiều làm công tác kiểm tra, rút được kinh
nghiệm việc kiểm tra ( thực hiện đủ 4 chức năng) thiết lập, lưu trữ hồ sơ

tương đối tốt.
B) Khó khăn:
- Điều kiện kinh tế nhân dân có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ
đến việc tham gia các hoạt động nhà trường . Các lớp có HS Khuyết tật ,
HSHCKK , HS cá biệt trong từng lớp, nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo .
- Cơ sở vật chất còn thiếu , phòng học mới có 15 phòng / 20 lớp không
đủ cho mỡi lớp 1 phòng như quy định . Chưa có phòng chức năng ,
phòng nghệ thuật và phòng y tế học đường . Nhà trường còn thiếu
phòng học trầm trọng so với yêu cầu về chương trình và chất lượng dạy
học hiện nay .
-Trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu so với nhu cầu thực tế, đặc
biệt là TBDH hiện đại .
- Đội ngũ tham gia kiểm nắm các văn bản chưa sâu sắc, năng lực kiểm tra
không được đào tạo chính qui nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tư vấn,
chủ yếu đang dựa vào kinh nghiệm để thực hiện.
- Chất lượng đội ngũ không đồng đều, tỉ lệ giáo viên dạy giỏi còn ít, đội
ngũ kiểm tra chưa thường xuyên tư vấn, thúc đẩy và theo dõi các kiến nghị
sau kiểm tra .
- Hàng năm thường có các văn bản điều chỉnh bổ sung về công tác đánh
giá xếp loại giáo viên, việc cập nhật, thực hiện BGH đôi lúc còn gặp khó
khăn lúng túng.
B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
2
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo. Sửa đổi lề lối làm
việc trong ngành giáo dục. Thực hiện tốt chủ đề “Năm học đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục”
- Tiếp tục thực hiện kiểm tra các cuộc vận động và phong trào “học
tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Nói không với tiêu cực

trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo
đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp” (Hai không), “
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; kiểm tra việc đổi mới quản
lý tài chính, nhân sự và mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý của CBQL
trường nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục.Tập trung chấn chỉnh
nề nếp, kỷ cương, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong KTCL,
xét lên lớp, tuyển sinh, quản lý, sử dụng tài chính và tài sản trong nhà
trường .
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
I/ NỘI DUNG , CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP:
1. Kiểm tra hoạt động chuyên môn:
1.1. Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề giáo viên:
a, - Kiểm tra toàn diện :
+ Nội dung kiểm tra:( Theo thông tư 43 và theo nội dung Quyết định 14;
Công văn số: 10358/BGD&ĐT -GDTH; Chuẩn kiến thức kĩ năng chương
trình , Văn bản Số: 202 /KH-TTr của SGD-ĐT , Công văn HD công tác
Thanh , kiểm tra của Phòng GD& ĐT)
+ Chỉ tiêu: Kiểm tra 8 giáo viên . ( Học kỳ 1: 4; Học kỳ II: 4) (Những giáo
viên đã được kiểm tra toàn diện từ 3 năm trở lên)
Khối 3: 2; Khối 4: 2; Khối 5 : 1 ; khối bộ môn: 3
+ Biện pháp:
Ban kiểm tra nhà trường tập trung kiểm tra và đánh giá các mặt sau:
* Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
- Nhận thức tư tưởng, chính trị
- Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước
- Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm
bảo số lượng, chất lượng, ngày giờ công lao động.
- Giữ gìn đạo đức nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo

viên, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng
nghiệp; học sinh, nhân dân.
- Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng
nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
*. Kết quả công tác được giao:
Trình độ nghiệp vụ chuyên môn
- Trình độ nắm yêu cầu của chương trình, nội dung giảng dạy, nắm
kiến thức, kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh .
- Trình độ vận dụng khai thác ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phương Pháp giảng dạy, giáo dục.
3
(Dự giờ 3 tiết dạy 1 toán, 1 tiếng việt , và 1 môn khác đối với GVCN, và 3
tiết /3 khối lớp đối với giáo viên bộ môn )
- Việc thực hiện qui chế chuyên môn:
- Việc thực hiện hồ sơ, giáo án , các loại sổ.
- Thực hiện chương trình ,Thời khoá biểu, nề nếp dạy học
- Chuẩn bị giờ dạy, Kiểm tra đánh giá học sinh .
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn ( họp chuyên môn, dự giờ, thao
giảng)
- Tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Giảng dạy giáo dục các chương trình lồng ghép , phần mềm địa
phương .
- Dạy phụ đạo bồi dưỡng HS yếu và khá giỏi .
* Kết quả giảng dạy :
- Khảo sát lớp (theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình), khảo sát
đối thoại trực tiếp với học sinh , sản phẩm học tập, vở, dụng cụ học tập, nề
nếp…), thu thập thông tin dư luận khác từ tập thể , GV , CMHS và xã
hội ........
- KT việc đánh giá các môn học (nhận xét đánh giá bằng định lượng,
định tính, chế độ điểm …)

- So sánh đối chiếu kết quả với đầu năm, mặt bằng của trường...
* Đánh giá xếp loại và tư vấn :
(Đánh giá theo mẫu phiếu riêng) theo 4 loại Tốt, khá, Đạt yêu cầu, chưa đạt
yêu cầu .Nếu có vấn đề phát sinh trường sẽ có kế hoạch kiểm tra bất thường.
* Kiểm tra sau tư vấn :
Dựa trên những kết luận của ban kiểm tra và những nội dung được tư vấn ,
hiệu trưởng nhà trường ra lịch kiểm tra lại cụ thể và thời gian kiểm tra cho
từng giáo viên được kiểm tra toàn diện.
b, Kiểm tra chuyên đề :
+ Nội dung : Kiểm tra hồ sơ, giáo án , lịch báo giảng của giáo viên, kiểm tra
việc kiểm tra việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, Kiểm tra việc bàn giao
chất lượng học sinh đầu năm ; Kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của
giáo viên, sử dụng và tự làm thêm ĐDDH, các chương trình lồng ghép ….
+ Chỉ tiêu : Mỗi chuyên đề được kiểm tra ít nhất 1 lần /năm
+ Biện pháp : 1. Tổ chức kiểm tra định kỳ đồng loạt 1 lần/ năm học.
Trường thành lập ban kiểm tra chuyên đề trên từng lĩnh vực cụ thể cho từng
chuyên đề :
* Kiểm tra hồ sơ : Người kiểm tra : Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách tổ
chuyên môn trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, có thể kết hợp với tổ trưởng chuyên
môn.
- Tổ chức kiểm tra toàn bộ hồ sơ chuyên môn giáo viên 1 ít nhất 1
lần/mỗi kỳ học cho một giáo viên, Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất.
Nhằm đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn và năng lực sắp xếp
chuyên môn của giáo viên.
- Đánh giá xếp loại hồ sơ giáo viên trên các mặt :
4
+ Nội dung : Đủ , đúng theo yêu cầu, việc lập kế hoạch, các biện pháp,
giải pháp thực hiện hoạt động giảng dạy và giáo dục… sau đó xếp loại nội
dung theo 4 mức : Tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.

+ Hình thức : Bố trí đẹp ; khoa học, hợp lý, có sáng tạo…
+ xếp loại chung : Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu ( Có nhận xét đầy
đủ cụ thể cho từng mặt)
*Kiểm tra giáo án của giáo viên : Mục đích giúp giáo viên thực hiện nghiêm
túc công tác chuẩn bị bài trước giờ lên lớp, nâng cao chất lượng bài soan và
kỹ năng soạn bài cho đội ngũ giáo viên.
Phân công người kiểm tra HV :
Tổ chức kiểm tra theo từng kỳ học : Kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra
đột xuất hoặc kiểm tra sau dự giờ của hiệu vụ nhà trường.
Tập trung vào các nội dung : Số lượng và chất lượng. ( Dựa vào chuẩn
KT, KN , sự lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy học đã thể
hiện được đặc điểm trình độ của HS ?). Kiểm tra kỹ một số giáo án có đầu
tư và một số giáo án còn sơ sài, kiểm tra vào các môn chủ đạo của giáo
viên : GV dạy văn hóa : Tập trung vào các môn TV, Toán, TNXH hoặc
Khoa học, địa lí, lịch sử lớp 4,5 và bộ môn chính của gióa viên chuyên.
Đánh giá : Nhận xét ưu , khuyết điểm của từng cá nhân, đề xuất cụ thể
từng mặt, từng nội dung cần khắc phục.
* Kiểm tra đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS:
- Nhà trường tổ chức tốt công tác truyền thông để CB, GV và cha mẹ HS
nắm vững được nội dung, quan điểm đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục HS tiểu học; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện TT số
32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT qui định về đánh giá, xếp loại HS tiểu
học và CV 717/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn thực hiện một số nội dung
Thông tư 32.
+ Kiểm tra trên sổ “Theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu
học”: Mỗi năm học ít nhất 2 lần để đánh giá việc thực hiện qui chế đánh giá
của giáo viên đối với học sinh, việc nắm bắt đúng tinh thần của Thông tư 32
của giáo viên…
+ Đột xuất kiểm tra việc chấm chữa bài của giáo viên trên lớp thông qua
vở học sinh, thông qua việc dự giờ thăm lớp.Kiểm tra túi đựng bài kiểm tra

của học sinh… Đối chiếu với chuẩn kiến thức và kỹ năng để kiểm tra việc
năm chuẩn KT,KN của GV qua việc ra đề kiểm tra và đánh giá học sinh.
+ Đánh giá: Đánh giá trên 2 mức: Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.
Nhận xét góp ý sau kiểm tra cho từng cá nhân được kiểm tra.
* Kiểm tra thực hiện bàn giao chất lượng học tập của HS lớp dưới lên lớp trê,
công tác tuyển sinh lớp 1 :
-Nội dung: Kiểm tra việc bàn giao chất lượng giữa lớp dưới lên lớp trên ,
công tác tuyển sinh lớp 1 của nhà trường.
- Chỉ tiêu: Kiểm tra1 lần/năm vào đầu năm học.
- Biện pháp: Kiểm tra trên hồ sơ bàn giao chất lượng đầu năm và công tác
tổ chức các kỳ thi khảo sát chất lượng của nhà trường.
5
Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại cuối năm học và kết quả khảo sát chất
lượng đầu năm, công tác tổ chức bàn giao chất lượng HS lớp dưới lên lớp
trên của nhà trường. Các tổ chuyên môn tổ chức cho GV tự đăng ký chất
lượng chung của tổ trên cơ sở mặt bằng của chất lượng năm học qua của từng
khối lớp. BGH lưu giữ hồ sơ để theo dõi chỉ đạo. Phối hợp với trường THCS
bàn giao chất lượng HS hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS.
- Tổ chức coi thi, chấm thi , đánh giá quá trình thực hiện coi và chấm thi
của GV.
- Công tác tuyển vào lớp 1 của trường. Nhà trường phối hợp với gia đình,
các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội ở địa phương có biện pháp giúp
đỡ HS khó khăn, HS yếu trong học tập đạt kết quả, không để các em bỏ học
vì khó khăn hoặc học yếu.
* Kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên :
- Chỉ tiêu: Mỗi giáo viên một học kỳ được kiểm tra ít nhất 1 lần.
- Hình thức: Kiểm tra thông qua dự giờ thăm lớp, vở học tập của học sinh, sổ
chủ nhiệm…kiểm tra định kỳ và đột xuất.
- Nội dung: Kiểm tra quá trình dạy học của giáo viên trong mỗi giờ dạy về
việc nắm kiến thức kỹ năng, tổ chức hoạt động dạy và học, hướng dẫn , giúp

đỡ học sinh học tập, dạy đến các đối tượng học sinh của lớp, đối xử công
bằng với học sinh, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng học tập cho học sinh,
quan tâm đến việc giao nhiệm vụ học tập …
- Đánh giá: Đánh giá trên 4 mức độ: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu
cấu. Nhận xét ưu khuyết điểm, những góp ý xây dựng với từng cá nhân được
kiểm tra…..
* Các chuyên đề khác HT nhà trường chủ động lên kế hoạch kiểm tra từng
chuyên đề phù hợp với từng điều kiện, và từng giai đoạn cụ thể của năm học.
b. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Nội dung: Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn, kiểm tra việc tổ chức hoạt động
chuyên đề, hoạt động thực tập tổ của tổ chuyên môn.
+ Chỉ tiêu: 1 lần /1 kỳ học cho mỗi tổ chuyên môn.
+ Biện Pháp: - Người kiểm tra: Hiệu vụ nhà trường.
- Hình thức: Kiểm tra định kỳ về hồ sơ, tham dự việc tổ chức thực tập
tổ và thực hiện chuyên đề của tổ.
- Hồ sơ: Theo Điều lệ trường tiểu học. Tập trung kiểm tra vào việc
lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn,
công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của tổ.
- Tổ chức thực tập tổ và chuyên đề: Trên cơ sở các chuyên đề mà
chuyên môn chỉ đạo, phó hiệu trưởng phụ trách tổ giám sát và
hướng dẫn chỉ đạo tổ hoạt động trên từng chuyên đề 1, như chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề lồng ghép rèn luyện kỹ
năng sống cho HS… Thực tập tổ đánh giá xếp loại giờ dạy giáo
viên trong tổ, bồi dưỡng giáo viên …
2. Kiểm tra hoạt động của lớp:
+ Nội dung: Kiểm tra việc thực hiện nội qui học sinh; công tác vệ sinh của
lớp; việc bảo quản cơ sở vật chất, sinh hoạt lớp, hoạt động sinh hoạt tập thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác duy trì sĩ số của lớp…
+ Chỉ tiêu: Mỗi lớp được kiểm tra ít nhất 1 lần/1 kỳ học.
6

×