Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG TÍCH lũy và đào THẢI CADIMI (cd), CHÌ (pb) TRONG mô hến (corbicula sp ) ở điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
TÍCH LŨY VÀ ĐÀO THẢI CADIMI (Cd), CHÌ (Pb)
TRONG MÔ HẾN (Corbicula sp.)
Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Sinh viên thực hiện: Đỗ Xuân Huy

MSSV: 0150100016

Khóa: 01ĐH - ĐCMT

TP.HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
TÍCH LŨY VÀ ĐÀO THẢI CADIMI (Cd), CHÌ (Pb)
TRONG MÔ HẾN (Corbicula sp.)
Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Sinh viên thực hiện: Đỗ Xuân Huy


MSSV: 0150100016

Khóa: 01ĐH - ĐCMT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thanh Lưu

TPHCM, ngày 06 tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và làm đồ án tốt nghiệp vừa qua em đã nhận được sự
giúp đỡ vô cùng tận tình của khoa Địa chất Khoáng sản, gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường TP.HCM và Khoa Địa chất Khoáng sản đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho em hoàn
thành được đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thanh Lưu đã hết lòng tận
tụy hướng dẫn em trong thời gian em thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, đồng thời em xin
chân thành cảm ơn Thầy đã giúp đỡ, định hướng cho em để có thể hoàn thành báo cáo
đồ án tốt nghiệp của mình một cách hoàn thiện nhất.
Trong quá trình thực hiện hoàn thành đồ án tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của quý thầy cô hướng dẫn từ nhà trường để em có thể cải thiện, rèn luyện
thêm.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và cổ vũ em trong suốt
quá trình học tập và làm đồ án tốt nghiệp vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC

TÓM TẮT ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ...................................................2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ..............................................................3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................3
3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu ........................................4
4.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..........................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ...................5
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................7
1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU .........................................................9
1.2.1. Các khái niệm chính ......................................................................................9
1.2.2. Độc tính của cadimi (Cd) và chì (Pb) đối với con người ..............................9
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................13
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU .......13
2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ...................................................................13
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM ..............................................15
2.3.1. Phương pháp tách chiết ...............................................................................15
2.3.2. Phương pháp phân tích ................................................................................16
2.3.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phân tích .....................................16
2.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ...............17
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................19
3.1. KẾT QUẢ ...........................................................................................................19
3.1.1. Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu ..............................................................19
3.1.2. Tích lũy và đào thải Cd và Pb khi phơi nhiễm riêng lẻ ...............................20

ii


3.1.3. Tích lũy và đào thải Cd và Pb khi phơi nhiễm kết hợp ...............................22
3.1.4. Hệ số tích lũy sinh học - Bioconcentration factor (BCF) ............................23
3.1.5. Tốc độ tích lũy (CF), tốc độ đào thải (PR) của nghiên cứu ........................25
3.1.6. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng hến ......................................................27
3.1.7. Đánh giá rủi ro lên sức khỏe con người ......................................................30
3.2. THẢO LUẬN .....................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................42
KẾT LUẬN ...............................................................................................................42
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAS

Atomic absorption spectrometer

BCF

Bioconcentration Factor

BYT

Bộ Y tế


CF

Concentration Factor

DW

Trọng lượng khô

EC

Khối thành viên liên minh Châu Âu

EDL

Electrodeless discharge lamps

EU

Liên minh Châu Âu

FW

Trọng lượng tươi

ICP - OES

Inductively coupled plasma optical emission spectrometry

KLN


Kim loại nặng

PR

Percentages of metal reduction

PTWI

Provisional tolerable weekly intake

QA

Quality Assurance

QC

Quality Control

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RQ

Risk Quotient

SE

Standard Error


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ chuyển hóa Cd và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.........10
Hình 1.2. Sơ đồ chuyển hóa Pb và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người .........12
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt quá trình nuôi giữ, phơi nhiễm và đào thải hến với KLN...... 14
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý mẫu trước khi phân tích .................................15
Hình 2.3. Các bước tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến người sử dụng hến .................17
Hình 3.1. Biểu đồ hệ số tương quan của các mẫu đánh giá QA, QC ........................... 20
Hình 3.2. Kết quả tích lũy và đào thải Cd, Pb trong hến ở thí nghiệm riêng lẻ ............21
Hình 3.3. Kết quả tích lũy và đào thải Cd, Pb trong hến ở thí nghiệm kết hợp ............22
Hình 3.4. Hệ số tích lũy sinh học (BCF) của hến đối với Cd, Pb .................................23
Hình 3.5. Hệ số tích lũy sinh học (BCF) của hến đối với Cd, Pb .................................24
Hình 3.6. Tốc độ tích lũy (CF), tốc độ đào thải (PR) của Cd, Pb lên hến ở thí nghiệm
riêng lẻ ...........................................................................................................................25
Hình 3.7. Tốc độ tích lũy (CF), tốc độ đào thải (PR) của Cd, Pb lên hến ở thí nghiệm
kết hợp ...........................................................................................................................26
Hình 3.8. Biểu đồ biểu thị % các địa điểm mua hến của người tiêu dùng ....................27
Hình 3.9. Biểu đồ biểu thị % tần suất ăn hến/ tuần .......................................................27
Hình 3.10. Biểu đồ biểu thị % lượng tiêu thụ hến trong một bữa ăn/ người .................28

Hình 3.11. Biểu đồ biểu thị nguồn thông tin về KLN có trong hến ..............................29
Hình 3.12. Biểu đồ biểu thị ý kiến người tiêu dùng về độ an toàn khi ăn hến ..............29
Hình 3.13. Hàm lượng KLN của nghiên cứu so với QCVN 8-2: 2011/BYT ...............30
Hình 3.14. Hàm lượng KLN của nghiên cứu so với QCVN 8-2: 2011/BYT ...............31
Hình 3.15. Hàm lượng KLN của nghiên cứu so với giới hạn của EU ..........................32
Hình 3.16. Hàm lượng KLN của nghiên cứu so với giới hạn của EU ..........................33
Hình 3.17. PTWI Cd, Pb ăn vào hàng tuần đối với người trưởng thành .......................35
Hình 3.18. PTWI Cd, Pb ăn vào hàng tuần đối với trẻ em ............................................36
Hình 3.19. Kết quả rủi ro (RQ) ở thí nghiệm riêng lẻ ...................................................37
Hình 3.20. Giá trị (RQ) ở thí nghiệm kết hợp ...............................................................38

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. PTWI Cd, Pb ở thí nghiệm riêng lẻ ............................................................. 34
Bảng 3.2. Giới hạn PTWI mà BYT đưa ra đối với Cd, Pb............................................34
Bảng 3.3. Sự tương quan giữa giá trị RQ và mức độ rủi ro ..........................................37

vi


TÓM TẮT
Đồ án này khảo sát quá trình tích lũy và đào thải cadimi (Cd) và chì (Pb) trong
mô hến Corbicula sp. phơi nhiễm trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hến Corbicula sp.
được phơi nhiễm với hai kim loại nặng (KLN) Cd và Pb trong thời gian 10 ngày cho
pha tích lũy và sau đó chuyển sang môi trường không KLN để nghiên cứu quá trình đào
thải trong thời gian là 5 ngày. Thí nghiệm được chia thành thí nghiệm riêng lẻ từng kim
loại với nồng độ (5,0 mg/L) và thí nghiệm kết hợp hai KLN với nồng độ Cd, Pb lần lượt
là (6,0 mg/L và 4,5 mg/L). Hàm lượng Cd, Pb trong mẫu hến ở các ngày 1, 3, 5 và 10

(của pha tích lũy) và ngày 5 (của pha đào thải) được phân tích bằng phương pháp quang
phổ phát xạ cảm ứng Inductively coupled plasma optical emission spectrometry (ICP OES). Kết quả của nghiên cứu cho thấy, hến có khả năng tích lũy và đào thải Cd, Pb
trong cơ thể với hệ số tích lũy cao nhất là 0,258 mg/kg trọng lượng ướt (FW)/ngày và
0,336 mg/kg FW/ngày. Ở cả pha tích lũy và đào thải thì hàm lượng Cd, Pb có trong hến
ở thí nghiệm riêng lẻ đều cao hơn hàm lượng Cd, Pb có trong hến ở thí nghiệm kết hợp.
Hàm lượng Cd và Pb cao nhất ở pha tích lũy là 1,779 và 1,041 mg/kg FW ở thí nghiệm
riêng lẻ và 1,116 và 0,798 mg/kg FW đối với thí nghiệm kết hợp. Tuy nhiên, nếu tính
tổng nồng độ 2 KLN tích lũy trong hến thì thí nghiệm kết hợp có tổng nồng độ KLN cao
hơn. Đặc biệt hơn đối với khả năng tích lũy và đào thải của hến đối với Cd diễn ra nhanh
hơn so với khả năng tích lũy và đào thải của hến đối với Pb. Ở cuối pha đào thải hàm
lượng Cd và Pb còn tích lũy trong hến thấp nhất lần lượt là 0,181 và 0,639 mg/kg FW ở
thí nghiệm riêng lẻ và 0,167 và 0,431 mg/kg FW đối với thí nghiệm kết hợp. Dựa vào
chỉ số mức độ rủi ro (RQ) và lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được (PTWI)
cho thấy với hàm lượng KLN tích lũy trong hến nằm ở mức độ rủi ro trung bình đến
mức rủi ro cao tới sức khỏe người sử dụng.
Từ khóa: Hến, kim loại nặng, chì và cadimi, tích lũy và đào thải

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm kim loại nặng (KLN) đang được
xã hội quan tâm, đặc biệt ở các khu vực phát triển nhanh về công nghiệp như TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai... KLN thường được phát hiện rất nhiều ở trong trầm tích và môi
trường nước đặc biệt là các kim loại như Cd, Pb. Chúng được đánh giá là các nguyên tố
có tính độc ở nồng độ rất thấp (Paul và cs, 2014) và có thể gây ngộ độc tức thời hoặc
ảnh hưởng lâu dài đến đời sống sinh vật và sức khỏe con người. Ví dụ theo kết quả
nghiên cứu của hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nước kênh Nhiêu Lộc
- Thị Nghè, Cầu Bông so với QCVN 08 - MT: 2015/ BTNMT có hàm lượng Cd gấp 16

lần, kẽm (Zn) gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần. Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích
của kênh Nhiêu Lộc tại cầu Ông Tá: Pb (7460 ppm), Cd (189 ppm), Zn (2200 ppm)…
cao hơn 50 - 80 lần so với QCVN 43: 2012/ BTNMT (Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về
chất lượng trầm tích).
Cadimi được biết có khả năng gây tổn hại đối thận và xương, gây đau nhức xương
và làm xương trở nên giòn và dễ gãy. Còn đối với Pb khi nồng độ chì trong nước uống
là 0,042 - 1,0 mg/L sẽ xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc kinh niên ở người; ở nồng độ
0,18 mg/L có thể gây ngộ độc ở động vật máu nóng (Doãn Văn Kiệt, 2011).
Hiện nay, bên cạnh việc quan trắc ô nhiễm KLN trực tiếp bằng các phương pháp
lý hóa, việc sử dụng các sinh vật chỉ thị mà cụ thể là sử dụng các loài hai mảnh vỏ, đã
được quan tâm nghiên cứu và mang lại nhiều thành tựu có ý nghĩa cho khoa học và thực
tiễn. Từ thập niên trước đã có nhiều nghiên cứu về sự tích lũy cũng như độc tính của
KLN đối với các loài động vật hai mảnh vỏ và sinh vật đáy, chẳng hạn như mức độ tích
lũy các chất ô nhiễm trong mô động vật được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm ở
môi trường sống (Al-Madfa và cs, 2008). Các loài sò, hến, vẹm, trai... được sử dụng
rộng rãi để đánh giá cho mức độ ô nhiễm KLN (Victoria và cs, 2013). Các nghiên cứu
trên thế giới về các loài trong giống hến Corbicula đều chỉ ra rằng, đây là những loài
sống đáy ăn lọc và có khả năng tích lũy cao các KLN đặc biệt là Pb. Ngoài ra Cd cũng
có tác động nhất định đến sinh vật đáy, đặc biệt độc đối với loài hến Corbicula sp. trong
giai đoạn trưởng thành (Graney và cs, 2008).
2


Bên cạnh đó, hến Corbicula thường được sử dụng là nguồn thực phẩm trong đời
sống thường nhật. Do đó khi nguồn thực phẩm bị ô nhiễm bởi tích lũy KLN sẽ tìm ẩn
nhiều nguy cơ gây bệnh khi con người sử dụng nguồn thực phẩm này.
Tuy nhiên ở Việt Nam, số lượng các nghiên cứu sử dụng các loài hai mảnh vỏ để
đánh giá ô nhiễm KLN là không nhiều, đặc biệt chưa có nghiên cứu về khả năng tích
lũy các KLN trong nhóm loài (Corbicula sp.) Một số ít nghiên cứu trước đây ở trong
nước chỉ mới dừng lại ở mức phân tích về nồng độ KLN có trong sinh vật ở ngoài môi

trường, chưa có nhiều nghiên cứu nói về khả năng phơi nhiễm và đào thải KLN trên
sinh vật đặc biệt là hến.
Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu “khả năng tích lũy và đào
thải cadimi (Cd), chì (Pb) trong mô của hến (Corbicula sp.)”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Xác định được mức độ hàm lượng tích lũy và đào thải của 2 KLN Cd và Pb trong
mô hến (Corbicula sp.) ở điều kiện phòng thí nghiệm khi phơi nhiễm riêng lẻ và kết
hợp.
Ngoài ra, tốc độ tích lũy, tốc độ đào thải cũng như các rủi ro về sức khỏe khi sử
dụng hến nhiễm KLN làm thực phẩm sẽ được tính toán dựa vào mức độ tích lũy và đào
thải của 2 KLN Cd và Pb ở hến (Corbicula sp.).
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan đến sự tích lũy và đào thải Cd và Pb ở
một số sinh vật đáy, đặc biệt là ở mô của hến (Corbicula sp.) trong và ngoài nước.
Tìm hiểu tài liệu để chọn ra hàm lượng KLN dùng để phơi nhiễm và phương pháp
xử lý mẫu trước khi phân tích.
Thiết kế thí nghiệm để khảo sát khả năng tích lũy và đào thải Cd, Pb trong mô
của hến (Corbicula sp.).
Đánh giá rủi ro sức khỏe về KLN trong hến: đánh giá qua chỉ số lượng ăn vào
hàng tuần có thể chấp nhận tạm thời PTWI (Provisional Tolerable Weekly Intake) và
chỉ số rủi ro RQ (Risk Quotient).
Tính toán, xử lí số liệu kết quả phân tích hàm lượng Cd và Pb có trong mô hến.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát khả năng phơi nhiễm và đào thải 2 KLN Cd, Pb trong mô của hến
(Corbicula sp.) với quy mô mô hình phòng thí nghiệm. Theo nghiên cứu Rajesh và cs

(2016) cho thấy phơi nhiễm KLN với sinh vật được phân làm 3 loại: cấp tính <15 ngày,
dưới mãn tính 15 - 354 ngày và mãn tính là >365 ngày. Ở đây nghiên cứu này thuộc loại
cấp tính với thời gian phơi nhiễm 10 ngày và thời gian đào thải 5 ngày.
Thí nghiệm này phơi nhiễm hến với từng kim loại riêng lẻ (nồng độ 5,0 mg/L)
và phơi nhiễm kết hợp 2 kim loại với (Cd nồng độ 6,0 mg/L và Pb nồng độ 4,5 mg/L).
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu
Các tài liệu được thu thập, tham khảo dựa trên internet, tạp chí khoa học, các bài
báo có liên quan đến đề tài…
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả phân tích được xử lý và thống kê bằng phần mềm Excel 2013.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
Thí nghiệm chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nuôi giữ hến trong phòng thí nghiệm khoảng 1 tháng (để hến làm
sạch cơ thể và quen với điều kiện phòng thí nghiệm).
Giai đoạn 2: Thí nghiệm phơi nhiễm và đào thải hến với Cd, Pb trong thời gian
phơi nhiễm 10 ngày sau đó chuyển hến sang môi trường không KLN để nghiên cứu quá
trình đào thải trong thời gian 5 ngày.
4.4. Phương pháp phân tích - thí nghiệm
Hàm lượng KLN trong mô hến được phân tích bằng hệ thống quang phổ phát xạ
cảm ứng ICP - OES (Inductively coupled plasma optical emission spectrometry).
4.5. Phương pháp khảo sát, thăm dò ý kiến cộng đồng
Khảo sát về tình hình sử dụng và sự hiểu biết của người dân về rủi ro có thể gặp
phải khi sử dụng hến. Việc khảo sát được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra, phỏng
vấn để lấy ý kiến cộng đồng.

4


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Ô nhiễm KLN ở nhiều vùng cửa sông, ven biển trên thế giới đã được biết đến từ
lâu bởi tính độc hại và đe dọa đến sự sống của sinh vật thủy sinh, gây nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới liên
quan đến ô nhiễm KLN trong môi trường nước cũng như trong các động vật thủy sinh
đã được thực hiện.
Jozep và Jan (2005) sử dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS để xác
định Pb và Cd trong mẫu động vật thủy sinh ở vịnh Carpentaria cho hiệu suất thu hồi
với Pb là 82,1% và Cd là 91,4%.
Theo Yap và cs (2003b) nghiên cứu khả năng tích lũy của As và Pb đối với loài
vẹm Perna viridis. Trong nghiên cứu này tác giả phơi nhiễm vẹm với KLN sau khi bắt
về phòng thí nghiệm và làm sạch cơ thể trong nước sạch với thức ăn là tảo trong 7 ngày,
sau đó cho phơi nhiễm As và Pb và lấy mẫu phân tích ở các ngày 5, 10, 15, 20. Kết quả
phân tích cho thấy nồng độ As tích lũy trong Perna viridis là 0,24 mg/kg trọng lượng
tươi (FW) và 0,38 mg/kg FW đối với Pb cao hơn 37% so với khả năng tích lũy của As.
Mohamed (2008) đã phân tích mẫu động vật thân mềm vùng cửa sông bằng
phương pháp ICP - MS, sau khi ly trích KLN bằng HNO3 60%. Kết quả cho thấy hàm
lượng Pb tích lũy là 0,98 mg/kg FW và thủy ngân (Hg) là 0,06 mg/kg FW.
Marcos và cs (2008) phân tích Pb, Cd, Zn và As trong thịt một số loài chim hoang
dã ở vùng Galicia (Tây Bắc, Tây Ban Nha) bằng phương pháp ICP - MS. Kết quả cho
thấy hàm lượng Zn tích lũy trong khoảng 1,47 - 2,98 mg/kg, hàm lượng As trong khoảng
1,21 đến 6,88 mg/kg. Đặc biệt hàm lượng Pb và Cd tích lũy trong mẫu tương đối cao,
có mẫu lên tới trên 18 mg/kg Pb, và hàm lượng Cd cao nhất thu được lên tới 39 mg/kg.
Mustafa và cs (2008) sử dụng phương pháp phổ phát xạ nguyên tử plasma cao
tần cảm ứng (ICP - AES) để phân tích hàm lượng các nguyên tố KLN trong hải sản (cá)
vùng biển Marmara Aegean (Thổ Nhĩ Kỳ) và biển Địa Trung Hải. Cd và Pb là hai KLN
có hàm lượng rất cao ở tất cả các phần của hải sản. Hàm lượng KLN trong những phần
5



mà con người có thể sử dụng làm thức ăn như sau: 0,02 - 0,37 mg/kg với Cd, 0,04 - 0,41
mg/kg với coban (Co), 0,32 - 0,64 mg/kg với đồng (Cu), 0,44 - 11,2 mg/kg đối với Zn
và 0,33 - 0,86 mg/kg với Pb. Tác giả cũng cho rằng tất cả các KLN được phát hiện trong
gan đều lớn hơn trong thịt. Hàm lượng Cd (0,37 mg/kg FW) và (Pb 0,86 mg/kg FW)
trong gan của các mẫu phân tích cao hơn ngưỡng an toàn cho phép trong thực phẩm.
Wahi và cs (2009) cho thấy khả năng tích lũy KLN và khả năng đào thải của Cd,
Zn và Pb ở nghêu Meretrix meretrix có thể dùng để đánh giá chất lượng nước. Nghiên
cứu này được tiến hành để đánh giá khả năng tích lũy và đào thải trên nghêu M. meretrix
bằng cách phơi nhiễm Cd, Zn và Pb trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy
rằng M. meretrix có thể tích lũy Cd, Zn, Pb ở mức tương ứng là 0,99, 22,55 và 0,57
mg/kg trọng lượng khô (DW) mỗi ngày và khả năng đào thải của nó ở mức 0,42, 23,55,
1,01 mg/kg DW mỗi ngày. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng tùy vào từng KLN
và loài động vật thì khả năng tích và đào thải sẽ khác nhau.
Ô nhiễm Pb và Cd là một trong những điều đáng quan tâm do ảnh hưởng độc hại
của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông ở Úc. Hàm lượng Pb rất cao (1000μg/g), và
Cd (10 μg/g) được tìm thấy trong các trầm tích bị ô nhiễm (Sari, 2003). Còn đối với mẫu
sinh vật hai mảnh vỏ tích lũy trung bình từ 1,8 mg/kg FW đến 3,2 mg/kg FW đối với Pb
và từ 2,6 mg/kg FW đến 4,3 mg/kg FW đối với Cd, cao hơn từ 2 đến 3 lần so với giới
hạn trên của Cd là 1 mg/kg FW và Pb là 1,5 mg/kg FW của EU đưa ra loại dùng làm
thực phẩm cho người (Sari, 2003).
Lubna và cs (2012) đã nghiên cứu khả năng tích lũy một số kim loại nặng như
Cd, Cu, Zn, Pb và Cr trong một số loài cá, tôm và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở khu vực
gần nhà máy nhiệt điện Malacca Strait (Malaysia). Kết quả phân tích cho thấy có sự
khác nhau giữa tôm, cá và nhuyễn thể hai mảnh vỏ về sự tích tụ các kim loại nặng nói
trên. Hệ số BCF tính toán được như sau: Cd> Zn> Cu> Pb> Cr cho cá (A. maculatus),
Cu> Zn> Cd> Pb> Cr cho tôm (P. merguiensis), và Cd> Zn> Cu> Cr> Pb cho nhuyễn
thể hai mảnh vỏ, trong đó nhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng tích lũy kim loại nặng
cao hơn hai loài kia. Do đó, nhuyễn thể hai mảnh vỏ có thể được sử dụng như một chỉ

số sinh học của ô nhiễm KLN ở biển.

6


1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh và cs (2014) cho thấy rằng:
Các loài hến Corbicula sp., nghêu Meretrix meretrix, vẹm xanh Perna viridis và hàu
Saccostrea sp. tại các khu vực cửa sông miền Trung bao gồm cửa Thuận An, Sông Hàn,
Cửa Đại, Sa Cần, Sông Kôn - đầm Thị Nại có hàm lượng KLN cao hơn các giới hạn tối
đa cho phép của QCVN 8-2:2011/BYT đối với Hg, Cd, Pb. Cụ thể, hàm lượng Hg trong
các loài hến và hàu thu tại khu vực cửa Thuận An vào tháng 8/2012 lần lượt là 0,58
mg/kg FW và 0,64 mg/kg FW cao hơn giới hạn tối đa cho phép của QCVN 82:2011/BYT là 0,5 mg/kg FW. Hàm lượng Cd vượt quá giới hạn tối đa cho phép cũng
được ghi nhận tại một số địa điểm ở tất cả các cửa sông, nhất là cửa Đại và cửa Sa Cần
lần lượt là 2,77 mg/kg FW và 2,42 mg/kg FW so với 2,0 mg/kg FW của QCVN 82:2011/BYT. Đáng lo ngại, hàm lượng Pb trung bình trong hầu hết các loài hai mảnh vỏ
tại tất cả các cửa sông vượt giới hạn tối đa cho phép, trong đó khoảng 65% số mẫu vượt
giới hạn tối đa cho phép từ 1,5 đến 2,8 lần so với QCVN 8-2:2011/BYT là 1,5 mg/kg
FW. Sự tích lũy các KLN như Hg, Cd, Cr trong các loài 2 mảnh vỏ có sự khác nhau giữa
các cửa sông, giữa các loài và thời gian thu mẫu, tuy nhiên không có sự khác nhau có ý
nghĩa đối với Pb.
Theo nghiên cứu được cho là cơ sở bước đầu cho việc sử dụng loài hến Corbicula
sp. trong giám sát sinh học của Phạm Văn Hiệp và Nguyễn Văn Khánh (2009) cho thấy
hến Corbicula sp. có khả năng tích lũy Cd và Pb trong môi trường. Mẫu hến thu tại sông
Hàn và sông Cu Đê ở thành phố Đà Nẵng có hàm lượng KLN trung bình tích lũy đối
với Pb là 0,37 mg/kg FW đến 0,51 mg/kg FW và Cd từ 1,67 mg/kg FW đến 2,10 mg/kg
FW cao hơn gấp 5 lần so với hàm lượng Pb và vượt từ 1,67 – 2,09 lần QCVN 82:2011/BYT. Kết quả của nghiên cứu còn cho thấy mức độ tích lũy Pb và Cd trong mô
hến Corbicula sp. tương quan thuận với khối lượng và kích thước cơ thể.
Theo nghiên cứu của Phạm Kim Phương (2007) trên đối tượng nghêu tại vùng
biển Cần Giờ cho thấy hàm lượng KLN trong thịt nghêu phụ thuộc vào từng KLN. Các
KLN khác nhau thì tích lũy ở mức độ khác nhau trong các bộ phận của nghêu như As

tích lũy nhiều trong thịt và ruột nghêu, sau đó đến Cd và Pb.

7


Nghiên cứu của Lê Thị Mùi (2008) đã cho thấy sự tích lũy As, Pb, Cd và Cu
trong động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại Nam Ô, Xuân Thiệu và Sơn Trà thuộc thành
phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố vi lượng này đều nằm trong
mức an toàn đối với sức khỏe người tiêu thụ so với nồng độ được quy định bởi Ủy ban
Châu Âu (EC) và Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một vài loài
có hàm lượng Cd vượt chuẩn EC là 1 mg/kg FW. Kết quả tính toán chỉ số rủi ro của các
nguyên tố vi lượng này đều nhỏ hơn 1, nghĩa là các nguyên tố này tác động không đáng
kể đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nồng độ của As (kim loại có khả năng gây ung
thư) lại gây những ảnh hưởng đáng quan tâm đến sức khỏe.
Nhìn chung các nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát hàm lượng KLN trong môi
trường và hàm lượng KLN tích luỹ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Những thông tin về
khả năng tích luỹ và đào thải của sinh vật đối với KLN khi phơi nhiễm riêng lẻ và kết
hợp trong phòng thí nghiệm còn rất hạn chế đặc biệt đối với nhóm Corbicula.

8


1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các khái niệm chính
Kim loại nặng là những kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5 g/cm3 và thông thường
chỉ những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên
chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở
nồng độ thấp (Adriano, 2001). KLN được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg,
Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các
kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Tỷ trọng của những kim loại này thông thường

lớn hơn 5 g/cm3 (Bishop, 2002).
Độc tính chung các KLN là gây tác động đến cơ thể con người dần dần theo thời
gian và theo quá trình tích luỹ. Do vậy, con người thường xem nhẹ các tác động có hại
này. Khác với các hoá chất bảo vệ thực vật có tác động trực tiếp và trong thời gian ngắn,
vì thế con người thường chú ý đề phòng hơn. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm
và cần phải thay đổi.
Phơi nhiễm là quá trình sinh vật tiếp xúc với chất ô nhiễm qua tất cả các con
đường khác nhau (Ming-Ho, 2005).
Tích lũy sinh học được sử dụng để chỉ ra khi trong môi trường có một hay nhiều
chất ô nhiễm (không gây chết) xâm nhập vào trong cơ thể sinh vật, theo thời gian tích
tụ lại trong mô của sinh vật (Ming-Ho, 2005).
Sinh vật chỉ thị (Bio-indicator): Là khái niệm được sử dụng để chỉ cá thể, quần
thể hay quần xã có khả năng thích ứng hoặc nhạy cảm với môi trường và có khả năng
phản ánh được tính chất của môi trường sống xung quanh. Các sinh vật này thường có
tính mẫn cảm cao với các điều kiện sinh lý, sinh hóa (Bùi Thị Mỹ Linh, 2014).
1.2.2. Độc tính của cadimi (Cd) và chì (Pb) đối với con người
Cadimi (Cd)
Cd trong lớp vỏ của trái đất với hàm lượng trung bình khoảng 0,1 mg/kg. Tuy
nhiên hàm lượng cao hơn có thể tìm thấy trong các loại trầm tích như đá trầm tích
phosphate biển thường chứa khoảng 15 mg/kg. Hàng năm sông ngòi vận chuyển một
lượng lớn Cd khoảng 15000 tấn đổ vào các đại dương (WHO, 1992).
Cd được biết gây tổn hại đối với thận và xương ở liều lượng cao (> 50 µg). Nghiên
cứu 1021 người đàn ông và phụ nữ bị nhiễm Cd ở Thụy Điển cho thấy nhiễm độc kim
9


loại này có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xương ở độ tuổi trên 50. Bệnh itai-itai là
bệnh do sự ngộ độc Cd trầm trọng. Tất cả những bệnh nhân với bệnh này đều bị tổn hại
thận, xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy (Nogawa và cs, 1999).
Nguồn gốc của Cd có trong môi trường được thể hiện ở (Bảng 1.1) như sau:

Bảng 1.1. Nguồn gốc Cd có trong môi trường
Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc nhân tạo

Cd có sẵn trong đất, đá.

Các quá trình sản xuất công nghiệp.

Cd từ các mỏ khai thác quặng.

Nguồn gốc từ phân bón.

Cd có từ các quá trình tự nhiên như phong Nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
hóa, xói mòn, rửa trôi.
Các quá trình trao đổi của Cd và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
được trình bày ở Hình 1.1.

(Nguồn: Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 2015)
Hình 1.1. Sơ đồ chuyển hóa Cd và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
10


Chì (Pb)
Pb có trong vũ khí đạn dược, gốm sứ, xăng dầu, thủy tinh. Chì cũng được dùng
nhiều trong vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, pin, ắc quy… Ở người, Pb gây độc
cho hệ thần kinh trung ương, làm giảm sự phát triển não của trẻ nhỏ, gây rối loạn nhân
cách ở người lớn, giảm chỉ số thông minh (IQ). Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể bị
đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây
tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, Pb ít đào thải ra mà tích tụ

theo thời gian mới gây độc. Các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ hấp thụ Pb từ nước, thức
ăn phản ánh mức độ ô nhiễm môi trường (Arias, 2003).
Đối với người lớn nếu hấp thu 450 mg chì kim loại vào cơ thể (70 kg) một lần sẽ
gây tử vong, nếu hấp thu từ 10 mg/ngày có thể dẫn đến ngộ độc nặng trong vài tuần.
Hấp thu 1 mg/ngày trong nhiều ngày sẽ gây ngộ độc mãn tính. Nguồn chì vào cơ thể
người qua các con đường như không khí, nước, thức ăn, khói bụi,... có thể từ 0,1 - 0,5
mg/ngày (Takahashi, 1975).
Nguồn gốc của Pb có trong môi trường được thể hiện ở (Bảng 1.2) như sau:
Bảng 1.2. Nguồn gốc của Pb có trong môi trường
Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc nhân tạo

Pb có sẵn trong đá và quặng.

Các quá trình sản xuất công nghiệp như:

Pb có trong đất và vỏ phong hóa.

chế biến sơn, thuốc nhuộm, ắc quy, pin,…

Pb có trong nước và lưu chuyển trong khí Nguồn gốc từ phân bón và thuốc bảo vệ
quyển.

thực vật.

Pb có từ các thiên tai như: núi lửa, cháy Nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
rừng… hay các mỏ khoáng sản.

11



Các quá trình trao đổi của Pb và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
được trình bày ở Hình 1.2.
Nồng độ Pb trong máu > 10μg/dl

Ion Pb2+ được khuếch tán

Hiệu ứng di động

Hormone kích hoạt G
Protein

Hiệu ứng thần kinh

Pb phá vỡ sự liên kết
giữa các tế bào nội mô

G Protein mở kênh canxi và gây
giải phóng canxi từ lưới nội chất

Plasma di chuyển vào không
gian kẽ

Pb đi qua tế bào thông qua kênh canxi
và liên kết với Calmodulin (CaM)

Gây áp lực đến hệ thần kinh

Sự trao đổi chất, quá trình apoptosis, cơ,

co thắt trong tế bào, tăng trưởng thần
kinh và đáp ứng miễn dịch được kích
thích không phù hợp

Phù nề và
bệnh về não

Tổn thương
não

(Nguồn: Robert và cs, 2008)
Hình 1.2. Sơ đồ chuyển hóa Pb và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người

12


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU
Thu thập các tác tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến việc
phơi nhiễm Cd và Pb có trong mô của sinh vật đáy đặc biệt là hến bằng internet và các
tạp chí ở thư viện của Viện Sinh học Nhiệt đới.
Sử dụng internet thu thập các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hàm lượng Cd và Pb cho
phép trong môi trường nước mặt, môi trường trầm tích và sinh vật.
2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Nuôi giữ hến trong phòng thí nghiệm
Sử dụng 3 bể kính có kích thước (30 cm×50 cm×30 cm), dưới đáy phủ 1 lớp cát
mịn 3 - 5 cm cho hến trú ẩn.
Số lượng cá thể hến: Dao động từ 80-100 con/ bể.
Điều kiện môi trường: Nước máy được khử clo và sục khí liên tục bằng hai máy

sục khí, thay nước 3 ngày/lần. Hệ thống chiếu sáng với 2 đèn huỳnh quang 20W/60 cm
có chu kì sáng tối 12h/12h.
Nguồn thức ăn: Tảo lục Scenedesmus sp. được nuôi cấy trong môi trường
COMBO (Yap và cs, 2003b).
Tần suất cho ăn: 2 ngày/lần với mật độ tảo 2 × 103 tế bào/mL.
Kim loại nặng
Hai dung dịch chuẩn KLN Cd và Pb được mua từ công ty Merck (Đức) với nồng
độ gốc là 1000 mg/L.
Thí nghiệm phơi nhiễm và đào thải
Thí nghiệm được thiết kế với 3 mô hình như sau:
- Phơi nhiễm hến đối với từng KLN riêng lẻ ở nồng độ Cd 5,0 mg/L và Pb là 5,0
mg/L trong 10 ngày ở pha tích lũy và 5 ngày cho pha đào thải.
- Phơi nhiễm kết hợp giữa hai KLN Cd, Pb với nồng độ lần lượt là 6,0 mg/L và
4,5 mg/L
Vì số lượng ngày phơi nhiễm ít ( thí nghiệm cấp tính chỉ phơi nhiễm ở 10 ngày)
nên cơ sở lựa chọn nồng độ cho thí nghiệm được chọn gấp 3 lần ở thí nghiệm kết hợp
13


và trung bình 3 lần ở thí nghiệm riêng lẻ so với giới hạn ô nhiễm Cd và Pb (QCVN 82:2011/BYT quy chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong
thực phẩm) ở nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
- Mô hình đối chứng cho thí nghiệm.
Mỗi mô hình chia nhỏ ra làm 4 bể nhỏ thể tích 4L chứa từ 10 - 12 cá thể hến.
Mẫu hến (3 - 5 cá thể) được thu vào các ngày 1, 3, 5, 10 ở pha tích lũy. Ở pha đào thải
hến từ pha tích lũy sẽ được chuyển sang môi trường nước sạch không có chứa KLN với
thời gian 5 ngày, mẫu sẽ được thu vào ngày thứ 5 của pha đào thải.
Trong suốt quá trình thí nghiệm hến được cho ăn với tảo lục Scenedesmus sp. 2
ngày/lần với mật độ tảo 2 × 103 tế bào/mL.
Phương pháp thực nghiệm được tóm tắt ở Hình 2.1 như sau:


Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt quá trình nuôi giữ, phơi nhiễm và đào thải hến với KLN
14


2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM
Nghiên cứu này phân tích KLN Cd, Pb trong hến và phương pháp phân tích thí
nghiệm gồm 2 giai đoạn:
2.3.1. Phương pháp tách chiết
Kim loại nặng tích lũy trong mô hến được tách chiết theo phương pháp của Yap
và cs (2003a) với một số cải tiến nhỏ. Đầu tiên, hến được loại bỏ vỏ cứng và mô mềm
được để trên giấy lọc ở nhiệt độ phòng để loại bỏ nước, sau đó được xay nhuyễn. Tiếp
theo, mẫu được phân giải hoàn toàn bằng axit nitric 70% trong 3h ở 50oC. Phần cặn bã
được loại bỏ bằng cách ly tâm 4000 rpm/phút trong 30 phút. Phần dịch lỏng chứa KLN
được bảo quản ở 4oC và gửi đi phân tích theo TCVN 6665: 2011. Quy trình tách chiết
KLN trong mô hến được tóm tắt ở Hình 2.2 như sau:
Hến
Dao giải
phẫu
Loại bỏ vỏ cứng

Giấy lọc, tủ
sấy.

Loại bỏ nước ở
mô hến

Máy xay
Xay nhuyễn mẫu
HNO3 70%
Phân giải mẫu

Máy ly tâm

4000 rpm/phút
trong 30 phút

Loại bỏ cặn bã
của mẫu
Tủ lạnh
Gửi mẫu đi
phân tích

Bảo quản mẫu
ở 4oC

Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý mẫu trước khi phân tích
15


2.3.2. Phương pháp phân tích
Mẫu được phân tích bằng phương pháp quang phổ phát xạ cảm ứng Inductively
coupled plasma optical emission spectrometry (ICP - OES), ở Viện Tài Nguyên và Môi
Trường.
Kết quả phân tích được thực hiện đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
bằng phương pháp phân tích QA, QC
Phương pháp phân tích QA, QC
Để kiểm tra chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) của mẫu đã phân tích,
nghiên cứu thực hiện phân tích lặp ở 5 mẫu (20% số mẫu). Mẫu sẽ được thực hiện tách
chiết tương tự như phương pháp tách chiết (Hình 2.2) và được thực hiện đồng thời với
mẫu phân tích hàm lượng Pb ở các ngày thứ 5 thí nghiệm riêng lẻ, mẫu Cd, Pb ở ngày
10 ở pha phơi nhiễm ở cả thí nghiệm riêng lẻ và thí nghiệm kết hợp. Ngoài ra còn một

mẫu hàm lượng Pb ở ngày thứ 5 của pha đào thải.
2.3.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phân tích
Ưu điểm của phương pháp ICP - OES
Phân tích nhanh và đồng thời nhiều nguyên tố.
Chỉ sử dụng một lượng mẫu nhỏ.
Giới hạn phát hiện thấp thích hợp dùng để phân tích mẫu có hàm lượng thấp dạng
vết và siêu vết.
Phát xạ nền thấp, ảnh hưởng về mặt hóa học tương đối thấp, độ ổn định tốt dẫn
đến kết quả chính xác.
Nhược điểm của phương pháp ICP - OES
Kết quả phân tích có thể bị ảnh hưởng bởi các khí: Argon, O2, H2 và các axit
dùng để chuẩn bị mẫu vì ở nhiệt độ cao chúng bị phản ứng với các nguyên tố trong mẫu
để tạo ra các oxit, các hạt ion có cùng khối lượng với các nguyên tố cần phân tích.
Ánh sáng của nguyên tố khác trong thành phần mẫu có thể gây ra nhiễu phổ làm
ảnh hưởng đến kết quả.

16


2.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT, THĂM DÒ Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Phỏng vấn: Người dân mua hến để sử dụng làm thực phẩm ở chợ Nguyễn Xí và
chợ Phạm Văn Hai (42 người). Do nghiên cứu mua hến ở hai chợ này để thực hiện trong
quá trình làm thí nghiệm.
Hình thức: Phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người mua hến, mẫu phiếu
khảo sát được trình bày ở phụ lục 1.
Các bước tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến bằng phương pháp phiếu khảo sát
theo các bước mô tả như Hình 2.3:
Xây dựng nội dung
khảo sát, thăm dò ý kiến
Xây dựng kế hoạch

khảo sát, thăm dò ý kiến
Chọn đối tượng
khảo sát, thăm dò ý kiến
Tiến hành
khảo sát, thăm dò ý kiến
Xử lý số liệu
khảo sát, thăm dò ý kiến
Hình 2.3. Các bước tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến người sử dụng hến
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu của thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2013.
Sai số đo đếm (%) = [(NĐ1 – NĐ2)/NĐ2] x 100%

(2.1)

Trong đó: NĐ1: Hàm lượng kim loại ở mẫu thí nghiệm có giá trị lớn hơn
NĐ2: Hàm lượng kim loại ở mẫu thí nghiệm có giá trị nhỏ hơn
Chỉ số tích luỹ sinh học Bioconcentration factor (BCF) được tính toán theo
công thức của Rai và cs (2009):
BCF = (Ce - Ci)/Cs

(2.2)

Trong đó: BCF: Chỉ số tích lũy sinh học
17


×