Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc xi măng đất tại khóm 2, thị trấn tiểu cần, huyện tiểu cần, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

LÊ MINH PHÚ

XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỌC XI MĂNG ĐẤT
TẠI KHÓM 2, THỊ TRẤN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP.Hồ Chí Minh 12/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CỌC XI MĂNG ĐẤT
TẠI KHÓM 2, THỊ TRẤN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Sinh viên thực hiện

: Lê Minh Phú

Khóa: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thùy Dương


TP.Hồ Chí Minh 12/2017

MSSV: 0250100086


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Họ và tên: LÊ MINH PHÚ

MSSV: 0250100086

Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

Lớp

: 02_ĐH_ĐKT

1. Đầu đề đồ án: Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc Xi Măng - Đất tại khóm 2,

thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
2. Nhiệm vụ
-

Thu thập số liệu địa chất tại khu vực nghiên cứu.

-

Tổng hợp tài liệu về nền đất yếu.

-

Tìm hiểu và tổng hợp tài liệu phương pháp xử lý nền đất yếu bằng phương pháp
cọc xi măng đất.

-

Tính toán – Thiết kế cọc xi măng đất cho công trình nền đường.

-

Đánh giá phương pháp xử lý và đưa ra kết luận, kiến nghị.

3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:

22/08/2017

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

2017


5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn

Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

Chủ nhiệm bộ môn


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa
Địa Chất Khoáng Sản trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường và các cán bộ Công
ty TNHH Thế Giới Kỹ Thuật, đặc biệt cô Lê Thị Thùy Dương đã tận tình chỉ bảo em,
giúp em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Đề tài này tuy đã hoàn thành, nhưng có thể vẫn còn thiếu sót trong quá trình thực
hiện. Do đó em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía cán bộ hướng dẫn, quý thầy
cô và các bạn.

Sinh viên thực hiện

Lê Minh Phú


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................2
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .............................................2
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................3
1.2.1 Vị trí địa lý......................................................................................................3
1.2.2 Đặc điểm địa hình ...........................................................................................4
1.2.3 Đặc điểm khí hậu ............................................................................................5
1.3 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................5
1.3.1 Dân cư.............................................................................................................5
1.3.2 Kinh tế ............................................................................................................6
1.3.3 Xã hội .............................................................................................................6
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – ĐỊA ĐỘNG LỰC
CÔNG TRÌNH .............................................................................................................7
1.4.1 Đặc điểm địa chất ...........................................................................................7
1.4.2 Đặc điểm địa chất thủy văn ..........................................................................14
1.4.3 Đặc điểm địa động lực công trình ................................................................15
1.5 ĐẤT YẾU ............................................................................................................15
1.5.1 Định nghĩa nền đất yếu .................................................................................15
1.5.2 Sự phân bố đất yếu ở đồng bằng Nam bộ ....................................................17
1.6 CỌC XI MĂNG - ĐẤT (CDM) ..........................................................................17
1.6.1 Giới thiệu cọc Xi măng - Đất .......................................................................17
1.6.2 Một số ứng dụng của cọc Xi Măng - Đất .....................................................18

1.6.3 Ưu - nhược điểm và quy trình thực hiện của cọc Xi măng - Đất .................18
1.6.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới cọc xi măng đất ...................................................20
1.6.5 Loại xi măng sử dụng ...................................................................................21
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................23
2.1 THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU .......................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................23
2.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................................24
ii


2.3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA........................................................24
2.4 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHẦN MỀM........................................................24
2.5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ .......................................................25
2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ............................................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................31
3.1 THÔNG TIN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .......................................................31
3.2 CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT .....................................................................................31
3.3 TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT ĐÁ .................................................................33
3.4 TÍNH TOÁN – THIẾT KẾ CỌC XI MĂNG ĐẤT (CDM) ................................34
3.4.1 Các thông số thiết kế nền đường ..................................................................34
3.4.2 Các loại tải trọng tác dụng ............................................................................34
3.4.3 Chiều sâu ảnh hưởng Hah của công trình ......................................................35
3.4.4 Xác định độ lún trước khi gia cố ..................................................................35
3.4.5 Chọn các thông số tính toán .........................................................................36
3.4.6 Tính toán khả năng chịu tải thiết kế .............................................................37
a) Khả năng chịu tải tới hạn theo đất nền của cọc .............................................37
b) Khả năng chịu tải trọng tới hạn theo vật liệu làm cọc ..................................37
c) Ứng suất tác dụng lên cọc .............................................................................37
d) Khả năng chịu tải của cọc có kể đến từ biến .................................................38
e) Xác định độ lún .............................................................................................38

f) Xác định độ cố kết .........................................................................................39
g) Tính toán độ lún lệch.....................................................................................40
3.4.7 Kết quả ..........................................................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................42
KẾT LUẬN ...............................................................................................................42
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu .....................................................................................4
Hình 1.2 Tọa độ xây dựng công trình..........................................................................4
Hình 1.3 Cọc CDM ....................................................................................................18
Hình 1.4 Máy khoan cọc CDM .................................................................................18
Hình 1.5 Quy trình thực hiện cọc CDM ....................................................................19
Hình 1.6 Phương pháp trộn khô ................................................................................20
Hình 1.7 Phương pháp trộn ướt .................................................................................20
Hình 2.1 Mô tả công thức ..........................................................................................25
Hình 2.2 Mô tả công thức ..........................................................................................25
Hình 2.3 Mô tả công thức ..........................................................................................26
Hình 2.4 Mô tả công thức ..........................................................................................26
Hình 2.5 Tải trọng truyền vào cọc và đất ..................................................................28
Hình 2.6 Bố trí cọc ximăng đất .................................................................................29
Hình 3.1 Vị trí bắt đầu xây dựng tuyến đường ..........................................................31
Hình 3.2 Hình vẽ minh họa mặt cắt ngang đường.....................................................34
Hình 3.3 Mặt cắt ngang xử lý ....................................................................................36
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí cọc ...........................................................................................38


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất ..........................................................................33
Bảng 3.2 Kết quả tính toán σbt và σgl .........................................................................35
Bảng 3.3 Kết quả tính lún ..........................................................................................36
Bảng 3.4 Kết quả tính ứng suất trong cọc xi măng đất bố trí hình vuông.................37
Bảng 3.5 Kết quả tính lún bên dưới cọc ....................................................................38
Bảng 3.6 Độ cố kết theo từng tháng ..........................................................................39
Bảng 3.7 So sánh các chỉ số trước và sau khi gia cố .................................................41

v


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa để bắt kịp với xu hướng hiện đại, kéo theo quá trình này là những yêu cầu
về phát triển cơ sở hạ tầng. Từ đó, hoạt động xây dựng ngày càng phát triển, các công
trình nhà cao tầng, đường giao thông, nhà máy xí nghiệp, các công trình về cảng biển,…
ngày càng nhiều. Tuy nhiên quá trình xây dựng các công trình này chủ yếu chú trọng
đến việc lựa chọn vị trí phù hợp, thuận tiện việc phát triển kinh tế mà bỏ qua ảnh hưởng
của đất nền, nên nhiều công trình phải xây dựng trên những nền đất yếu, khả năng chịu
lực kém, khi có tác dụng của tải trọng thường bị lún. Từ đó dẫn đến làm hư hại công
trình và gây nguy hiểm cho con người. Do đó vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao để cải
tạo nền đất yếu bên dưới để đáp ứng yêu cầu ổn định cho công trình.
Đề tài “Xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng đất tại khóm 2, thị trấn Tiểu Cần,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh” đã làm sáng tỏ các điều kiện địa chất và tính toán thiết
kế cọc xi măng đất cho dự án xây dựng 4 tuyến đường chính.

Trong quá trình thực hiện đồ án, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu,
phân tích xử lý số liệu và tính toán để hoàn thành đồ án. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Với 2 hố khoan, chiều sâu 50m mỗi hố khoan đã xác định địa tầng khu vực gồm
6 lớp. Với chiều sâu lớp đất yếu lớn, độ sâu ảnh hưởng công trình lên đến 18m.
Kết quả từ quá trình xử lý số liệu kết hợp với tính toán đã thiết kế được 18 cọc
tương ứng với 27.5m bề rộng mặt đường, 80 cọc tương ứng với chiều dài con đường
200m, khoảng cách giữa các tim cọc là 2.5m, cọc sâu 18m tính từ mặt đất.
Các kết quả trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều kiện, kinh tế từ đó tìm ra
phương án tối ưu, hiệu quả và hợp lý kinh tế.

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp
Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển nhanh chóng kéo theo đó mức độ
đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và các nhu cầu khác tăng lên ở một tầm cao hơn.
Mặt khác, với xu hướng hội nhập đất nước ta ngày càng hòa nhập với xu thế phát triển
chung của thời đại, nên việc đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, đường sá, cầu cống
… là rất cần thiết.
Việc đầu tư xây dựng đường tại Khóm 2, thị trấn Tiểu Cần nhằm đáp ứng nhu
cầu người dân, góp phần thay đổi bộ mặt cảnh quan tỉnh Trà Vinh. Vì vậy, đề tài “Xử
lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc Xi Măng Đất” được thực hiện nhằm nghiên cứu
đưa ra giải pháp nền khả thi, tiết kiệm nhất cho công trình.
2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
Tổng hợp cơ sở lý thuyết về giải pháp xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc
xi măng đất.
Áp dụng vào công tác tính toán – thiết kế.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Công tác nghiên cứu làm đồ án dựa trên những số liệu đã được thu

thập tại hiện trường, bao gồm tài liệu về địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn,
địa động lực được sử dụng để tính toán thiết kế và đánh giá mức độ khả thi của phương
pháp cọc xi măng đất đối với những yêu cầu đặt ra.
Phạm vi: Tại Khóm 2, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập, tham khảo tài liệu.
 Tổng hợp và xử lý số liệu.
 Phương pháp thí nghiệm.
 Phương pháp khảo sát thực địa.
 Phương pháp sử dụng phần mềm.
 Phương pháp tính toán thiết kế.
 Phương pháp đánh giá.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tại châu âu, công nghệ cọc CDM được nghiên cứu và bắt đầu ứng dụng ở Thụy
Điển và Phần Lan bắt đầu năm 1967. Nước ứng dụng công nghệ CDM nhiều nhất là
Nhật Bản và các nước vùng Scandinaver. Theo thống kê của hiệp hội CDM (Nhật Bản),
tính chung trong giai đoạn 1980-1996 có 2345 dự án, sử dụng 26 triệu m3 xi măng đất.
Riêng từ 1977 đến 1993, lượng đất gia cố bằng xi măng ở Nhật vào khoảng 23,6 triệu
m3 cho các dự án ngoài biển và trong đất liền, với khoảng 300 dự án. Hiện nay hàng
năm thi công khoảng 2 triệu m3.
Tại Trung Quốc, công tác nghiên cứu bắt đầu từ năm 1970, tổng khối lượng xử
lý bằng cọc CDM ở Trung Quốc cho đến nay vào khoảng trên 1 triệu m3. Năm 1977,
Trung Quốc bắt đầu thí nghiệm trong phòng và nghiên cứu chế tạo máy 2 trục đầu tiên

để trộn dưới sâu. Từ những năm 80 tới nay, nhiều công ty và viện nghiên cứu của các
nước trên thế giới như: Mỹ, Liên Xô, Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Phần Lan, …
đã không ngừng cải tiến và nâng cao về kỹ thuật cũng như về thiết bị thi công hiện
trường, công nghệ gia cố đất bằng chất kết dính. Năm 1992 Nhật và Trung hợp tác triển
khai công nghệ CDM ở Trung Quốc, cụ thể là cảng Yantai, trong dự án này có 60.000m3
xử lý ngoài biển được thiết kế và thi công bởi các kỹ sư Trung Quốc 1996.
Tại Đông Nam Á, công nghệ cải tạo nền đất yếu bằng cọc CDM để cải tạo các
loại đất sét ven biển hoặc các dạng bùn sét hữu cơ thường gặp tại một số thành phố lớn
như: Bangkok, Malina, Jataka, Hà Nội, Đồng bằng sông Cửu Long,… sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao và là một giải pháp hợp lý.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt nam, việc áp dụng thi công đại trà gia cố nền đất sử dụng công nghệ khô
trộn sâu – thi công cọc CDM bắt đầu được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 21.
Năm 2001, tập đoàn Hercules của Thuỵ điển hợp tác với Công ty Cổ Phần Phát
triển kỹ thuật xây dựng( TDC) thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội đã thi công xử lý
nền móng cho 08 bể chứa xăng dầu có đường kính 21m, cao 9m ( dung tích 3000 m3/bể)
của công trình Tổng kho xăng dầu Cần thơ bằng cọc xi măng đất.
2


Từ năm 2002 đến 2005 đã có một số dự án bắt đầu ứng dụng cọc CDM vào xây
dựng các công trình trên nền đất, như: Dự án cảng Ba Ngòi (Khánh Hòa) đã sử dụng
4000m cọc CDM có đường kính 0,6m , gia cố nền móng cho nhà máy nước huyện Vụ
Bản (Hà Nam), xử lý móng cho bồn chứa xăng dầu ở Đình Vũ (Hải Phòng), dự án thoát
nước khu đô thị Đồ Sơn - Hải Phòng, dự án sân bay Cần Thơ, dự án cảng Bạc Liêu, các
dự án trên đều sử dụng công nghệ trộn khô, độ sâu xử lý trong khoảng 20m.
Năm 2004, Viện Khoa học Thủy lợi đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ khoan
phụt cao áp (Jet-grouting) từ Nhật Bản. Đề tài đã ứng dụng công nghệ và thiết bị này
trong nghiên cứu sức chịu tải của cọc đơn và nhóm cọc, khả năng chịu lực ngang, ảnh
hưởng của hàm lượng Xi măng đến tính chất của cọc CDM,... nhằm ứng dụng cọc CDM

vào xử lý đất yếu, chống thấm cho các công trình thuỷ lợi. Nhóm đề tài cũng đã sửa
chữa chống thấm cho Cống Trại (Nghệ An), cống D10 (Hà Nam), Cống Rạch C (Long
An)...
Tại thành phố Đà Nẵng, cọc CDM được ứng dụng ở Plazza Vĩnh Trung dưới 2
hình thức: Làm tường trong đất và làm cọc thay cọc nhồi.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, cọc CDM được sử dụng trong dự án Đại lộ Đông Tây,
building Saigon Times Square.. Hiện nay, các kỹ sư hãng Orbitec đang đề xuất sử dụng
cọc CDM để chống mất ổn định công trình hồ bán nguyệt – khu đô thị Phú Mỹ Hưng,
dự án đường trục Bắc – Nam (giai đoạn 3) cũng kiến nghị chọn cọc CDM xử lý đất yếu.
Hiện tại các công trình này đi vào hoạt động bình thường, dễ dàng kiểm chứng
ta có thể xem Đại Lộ Đông Tây và Building Saigon Times Square.
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1 Vị trí địa lý
Tiểu Cần là một thị trấn thuộc huyện Tiểu Cần nằm về phía tây của tỉnh Trà Vinh,
thuộc tả ngạn sông Hậu, có diện tích 4,02 km2


Phía đông giáp huyện Châu Thành.



Phía tây giáp huyện Cầu Kè.



Phía nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu.



Phía bắc giáp huyện Càng Long


Thị trấn Tiểu Cần bao gồm 6 khóm: Khóm 1, khóm 2, khóm 3, khóm 4, khóm 5,
khóm 6.
3


Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu

Hình 1.2 Tọa độ xây dựng công trình
1.2.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Tiểu Cần có địa hình tương đối bằng phẳng, ngoài những giồng cát có địa
hình cao đặc trưng trên 1,6m và khu vực ven sông Hậu, Cần Chông cao 1,0m, còn lại
phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 - 1,0m. Địa
hình có hướng thấp dần về phía Đông.
4


Nhìn chung, địa hình thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm. Tuy
nhiên, ở khu vực gò thường thiếu nước canh tác trong mùa khô, có thể bố trí luân canh
lúa màu và một số khu vực trũng thấp có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp canh tác
lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
1.2.3 Đặc điểm khí hậu
Nhiệt độ: Nền nhiệt độ trung bình tương đối cao và khá đều qua các tháng trong năm.
Nhiệt độ trung bình/tháng từ 25 - 28ºC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, 5 (28ºC) và thấp nhất
vào tháng 12, 1 (25ºC) và không chênh lệch lớn giữa ngày và đêm.
Năng lượng bức xạ: Trung bình khá cao và ổn định qua các tháng, từ 5.300-8.400
cal/cm²/tháng.
Nhìn chung nhiệt độ và năng lượng bức xạ quang hợp thuận lợi trong trồng trọt,
thỏa mãn nhu cầu phát triển cho hầu hết các loại thực vật nhiệt đới.
Độ ẩm không khí: Tương đối cao, trung bình 80 - 90%, cao vào các tháng mùa

mưa (8,9,10) và thấp vào các tháng mùa khô (1,2,3,4).
Lượng bốc thoát hơi: Từ 3,5 - 5,5 mm/ngày, cao vào mùa khô.
Mưa: Thời gian mưa từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10 (5 tháng), lượng mưa
thấp, bình quân 1.000 - 1.200 mm, lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng
8, 9.
Gió: Có 2 mùa gió ứng với 2 mùa: mùa mưa gió Tây Nam; mùa nắng gió Đông
Bắc hoặc Đông Nam.
Đặc biệt, gió chướng xuất hiện từ tháng 10 và chấm dứt vào tháng 4, 5, từ biển
thổi vào với tốc độ mạnh dần và mạnh nhất vào tháng 2, 3.
Tóm lại, khí hậu chỉ thuận lợi về nhiệt độ và năng lượng bức xạ. Mưa, lượng bốc
hơi, gió chướng là những yếu tố khí hậu hạn chế cho việc khai thác sử dụng đất trong
huyện.
1.3 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1 Dân cư
Theo niên giám thố ng kê năm 2014, huyê ̣n Duyên Hải có tổ ng diê ̣n tích 42.007
ha, trong đó: Đấ t sản xuấ t nông nghiê ̣p 4.980 ha, lâm nghiê ̣p 5.726 ha, đấ t chuyên dùng
2.757 ha và đấ t ở 498 ha. Dân số toàn huyê ̣n là 103,4 nghìn người với 21.425 hô ̣, mâ ̣t
đô ̣ dân số 245 người/km2.
5


1.3.2 Kinh tế
a) Sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng được 43.199 ha, sản lượng đạt 180.872
tấn. Trong đó: cây lúa gieo xạ được 38.439 ha, cây màu gieo trồng được 12.872 ha, còn
lại là các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
Về chăn nuôi: Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có 81.120 con heo, 15.634
con bò, 117 con trâu, gia cầm có 580.000 con.
b) Thủy sản
Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.193,83

ha cá tôm các loại, với sản lượng thu hoạch đạt 15.285 tấn tôm, cá.
c) Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay toàn huyện có 651 cơ sở sản xuất TTCN. Giá trị sản xuất thực hiện đạt
188,700 tỷ đồng. Về đầu tư sản xuất công nghiệp, vừa qua đã thu hút Công ty TNHH
giày da Mỹ Phong của Đài Loan, Công ty Trà Bắc phát triển, mở rộng sản xuất và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến cá tại thị trấn Cầu
Quan, nhà máy thức ăn thủy sản xã Tân Hùng,…Đã góp phần đáng kể trong việc tăng
giá trị sản xuất và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, giảm thiểu các tệ nạn xã hội
ở địa phương.
1.3.3 Xã hội
a) Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển: hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ
tuổi bậc Tiểu học đạt 99,5%, bậc trung học cơ sở đạt 94%, trung học phổ thông 68,5%.
Đội ngũ giáo viên từng bước được bổ sung về số lượng và nâng dần chất lượng. Cơ sở
vật chất phục vụ dạy và học được đầu tư thêm, đến nay có 452 trường học và trung tâm
dạy nghề, với 5.315 phòng học, 34 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Xã
hội hoá giáo dục phát triển trên cách lĩnh vực như: đầu tư xây dựng trường lớp, khuyến
học, khuyến tài, xây dựng gia đình hiếu học...
b) Giao thông
Toàn tỉnh có 3 quốc lộ (QL) chính là QL 53, QL 54 và QL 60. Quốc Lộ QL.60
nố i với QL.1 từ ngã ba Trung Lương, Mỹ Tho qua Bế n Tre, Trà Vinh tới Sóc Trăng.
6


Quốc lộ QL.53 nối liền các thị trấn trong tỉnh với thành phố Trà Vinh và thành phố Vĩnh
Long. Quốc lộ QL.54 că ̣p theo sông Hâ ̣u, từ Vàm Cố ng nố i liề n các tỉnh Đồ ng Tháp,
Viñ h Long và Trà Vinh.
Ngoài ra huyện Tiểu Cần là một huyện giáp biển nên giao thông đường thủy cũng
khá thuận lợi.

Trung tâm Điê ̣n lực Tiểu Cần là cơ sở công nghiê ̣p tro ̣ng điể m của huyê ̣n Tiểu
Cần đang quy hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện công xuất hàng nghìn Mw trên diện
tích 5 - 6 km2. Ngoài ra, các còn các ngành công nghiê ̣p khác như: khai khoáng, cơ khí
chế ta ̣o, nhà máy cung cấ p nước, …. đang đươ ̣c đầ u tư nhằ m đáp ứng nhu cầ u phát triể n
hiê ̣n nay của huyê ̣n.
c) Văn hóa
Huyê ̣n Tiểu Cần nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung, thuộc khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh được hình thành và phát triển trong
lịch sử bằng sự hoà hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa,
Thái, Nùng, Mường, Dao…
Trong đó, người Việt có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số của tỉnh, trên 67%,
người Khmer chiếm 32% . Nhân dân trong vùng ven biển sống chủ yếu vào nghề nuôi
tôm cá, đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – ĐỊA ĐỘNG LỰC
CÔNG TRÌNH
1.4.1 Đặc điểm địa chất
a) Lịch sử nghiên cứu địa chất
Trước năm 1975: Có một số tài liệu của các nhà địa chất Việt Nam và nước
ngoài liên quan đến khu vực nhưng mức độ nghiên cứu còn rất sơ lược.
Năm 1937 E. Saurin và một số nhà địa chất Việt Nam thành lập bản đồ địa chất
Vĩnh Long 1/500.000. Sau đó được bổ sung, hiệu đính và tái xuất bản năm 1962 đây là
công trình làm cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu địa chất của vùng châu thổ sông
Cửu Long.
Đáng chú ý là tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/1.000.000 của Moorman xuất bản năm
1961, đã chia các trầm tích trẻ trong vùng ra 3 đơn vị khác nhau: Đất mặn ven biển, đất
bồi và đất phèn.
7


Sau năm 1975: Đáng chú ý là "Bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ

tỷ lệ 1/200.000" do Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam thành lập, xuất bản năm
1996, đã phân chia các thành tạo trầm tích Đệ tứ ra nhiều phân vị khác nhau theo
nguyên tắc thành tạo.
Báo cáo điề u tra điạ chấ t đô thi vu
̣ ̀ ng đô thi Tra
̣ ̀ Vinh – Cu ̣c Điạ chấ t Khoáng sản Viê ̣t
Nam, Hà Nô ̣i-1998.
Đă ̣c điể m điạ chấ t và tiề m năng khoáng sản vùng nước sâu biể n Đông – Viê ̣n Khoa
ho ̣c và Công nghê ̣ Viê ̣t Nam, Hà Nô ̣i-2011.
Các tài liệu chuyên ngành của Viện khoa học Việt Nam, Liên đoàn Bản đồ Địa
chất Miền Nam cũng đã đề cập đến các thành tạo trẻ trong vùng.
b) Địa tầng
Các thành tạo trầm tích hệ Đệ Tứ phát triển trên toàn bộ diện tích tỉnh Trà Vinh,
chúng nằm lộ trên bề mặt địa hình trong đới cấu trúc có biên độ sụt lún mạnh mẽ vào
Kainozoi. Các trầm tích trẻ gặp ở hai sông có tuổi Holocen gồm các phân vị địa tầng từ
dưới lên gồm: Holocen hạ-trung, Holocen trung - thượng, Holocen thượng phần dưới,
Holocen thượng phần trên, và Trầm tích hiện đại.
Căn cứ vào đặc điểm trầm tích và di tích cổ sinh vật, các trầm tích Holocen được
chia ra nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau.
1. Thống Holocen hạ-trung
Hệ tầng Hậu Giang, trầm tích biển (mQ21-2hg).
Các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang không lộ ra trên bề mặt địa hình chỉ thấy
trong các lỗ khoan ở độ sâu từ 5 - 15m trở xuống.
Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá dọc sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh
Trà Vinh do LHKH Địa chất, Môi trường và Công nghệ khoáng thực hiện năm 2000 thì
hệ tầng Hậu Giang được nhà địa chất Lê Đức An xác lập năm 1981.
Trong lỗ khoan nông số No.120 tuyến IV ấp Đại Mông, xã Tiểu Cần, huyện Tiểu
Cần các trầm tích Holocen hạ - trung phân bố ở độ sâu 4 - 19m có thành phần mặt cắt
như sau:
Tập 1: Gặp ở độ sâu từ 12,4 - 19m gồm cát pha bột chứa sét, ít cuội, sỏi màu xám

sẫm. Ở độ sâu 14,8-18m chứa tập hợp Foraminifera: Asterorotalia pulchella, Ammonia
annectens, Pseudorotalia schroeteriana, Elphidium crispum.

8


Tập 2: Gặp ở độ sâu từ 4,0 - 12,4m gồm bột pha sét màu xám chứa nhiều mảnh
vỏ sò, điệp. Ở độ sâu 4m, 6m, 9m, 12m, 12,5m chứa tập hợp Foraminifera với ưu thế về
lượng của các loài: Asterorotalia pulchella, Ammonia annectens, Pseudorotalia
schroeteriana. Bề dày chung của mặt cắt là 15m.
Mặt cắt tương tự còn gặp trong nhiều lỗ khoan của tỉnh Trà Vinh: LK21 Tiểu
Cần, LK4 thành phố Trà Vinh, LK839, LK841,
Các trầm tích Holocen hạ - trung được các trầm tích trẻ hơn nằm chỉnh hợp hoặc
bất chỉnh hợp lên trên.
Bề dày của hệ tầng dao động từ 10 - 30m.
2. Thống Holocen trung - thượng
Phân bố trên diện tích ven sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh Trà Vinh. Căn cứ vào
thành phần thạch học, hóa thạch, trầm tích Holocen trung - thượng có kiểu gốc biển
(mQII2-3) và nguồn gốc sông, biển (amQ22-3):
Trầm tích nguồn gốc biển (mQ22-3)
Trầm tích này lộ ra trên bề mặt địa hình ở dạng các "giồng" là dấu vết của đường
bờ biển cổ có hình cánh cung, lưng quay ra phía biển. Tại khu vực ven sông trầm tích
này là các đầu vát của "giồng" có phương Đông bắc - Tây nam hoặc Đông - Tây chọc
vào sông Hậu và sông Cổ Chiên. Kích thước của đầu giồng chiều ngang không ổn định,
chiều dài 1-2km. Các trầm tích ở đây chủ yếu là cát hạt mịn đến vừa, màu xám vàng,
xám nâu lẫn ít bột sét có chứa nhiều mảnh vỡ vỏ sò bảo tồn tốt. Nằm cách Tây bắc thành
phố Trà Vinh khoảng 1km các mảnh vỡ vỏ sò được gặp tập trung thành lớp mỏng ở độ
sâu 1 - 2m trở xuống.
Tại cửa cống Bàng Đa cách thành phố Trà Vinh khoảng 10km về phía Tây nam
ở độ sâu gần 1m phân tích tuổi tuyệt đối của vỏ sò bằng phương pháp C14 cho tuổi 2500

±70 năm.
Kết quả phân tích độ hạt của cát "giồng" cho tỷ lệ: Cát mịn trung 90 - 100%; bột
sét 0 - 10%. Thành phần hóa học trung bình: SiO2: 87%; TiO2: 0,3%; Al2O3: 6%; Fe2O3:
0,8%; MgO: 0,5%; CaO: 0,1%; Na2O: 0,5%; K2O: 1,4%; P2O5: 0,2%.
Các tập hạt mịn cho kết quả thành phần khoáng vật trung bình: Thạch anh: 3050%; Felspat: 5 - 10%; Kaolinit: 15 - 25%, Hydromica: 15 - 25%; Clorit: 0 - 10%;
monmorilonit: 2 - 10%, gơtit: 0 - 10%.
9


Tập hợp Foraminifera gặp khá phong phú ở dưới và giữa của mặt cắt với các
dạng: Rotalia ozawai, R. nipponica, Ammonia beccarii, Eponides umbonatus, E.
orientalis, Elphidium Jenseni… . Các giống loài này đặc trưng cho môi trường biển nông
ven bờ, độ mặn giảm.
Các trầm tích Holocen trung - thượng nguồn gốc biển phủ trực tiếp lên hệ tầng
Hậu Giang (mQ21-2hg) đồng thời có sự chuyển tướng xen nhau trong không gian theo
chiều ngang cũng như thẳng đứng với trầm tích nguồn gốc sông biển cùng thời kỳ thành
tạo. Bên trên chúng bị các trầm tích trẻ hơn phủ chỉnh hợp hoặc bất chỉnh hợp.
Bề dày trầm tích khoảng 5 - 15m.
Trầm tích nguồn gốc sông - biển (amQ22-3)
Phân bố khá rộng rãi trên diện tích ven sông tỉnh Trà Vinh. Trầm tích này lộ ra
trên hầu hết diện tích bề mặt địa hình dọc sông Hậu và sông Cổ Chiên thuộc các huyện
Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, thành phố Trà Vinh huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu
Ngang.
Trầm tích này tạo nên dạng bề mặt địa hình thấp, bị phân cắt yếu và được cấy
lúa. Thành phần trầm tích gồm: sét, sét bột chứa cát mịn màu xám, xám xanh, xám nâu,
đôi khi xám tro, phần trên đôi chỗ bị loang lổ nhẹ màu xám vàng, nâu nhạt, xám trắng
.v.v. Một số mặt cắt ở phần thấp có xen kẹp những lớp mỏng cát mịn hoặc bột cát, rải
rác gặp di tích mùn xác thực vật phân hủy kém và mảnh vỏ sò, ốc. Trầm tích có độ dẻo
cao, dễ tạo hình. Là trầm tích chứa khoáng sản sét quan trọng, khai thác phục vụ sản
xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ.

Kết quả phân tích độ hạt: sét bột 80 - 95% đôi chỗ 65 - 70%, cát mịn: 5 - 20%
đôi chỗ 30 - 35%. Thành phần hóa học: SiO2: 60 - 70%; TiO2<1%; Al2O3: 12 - 20%;
Fe2O3: 3 - 6%; FeO: 0,5 - 2,5%; MgO: 1 - 2%; MnO: 0 - 0,2%; CaO: 0,2 - 0,5%; NaO:
0,4 - 0,6%; K2O: 2 -3%; P2O5: 0 - 0,2%; SO3: 0 - 1,7%; MKN: 1,3 - 3,0%. Thành phần
khoáng vật gồm: Thạch anh: 20 - 40%; Felspat: 5 - 10%; Kaolinit: 10 - 20%; hydromica:
20 - 25%; monmorilonit: 5 -10% hoặc 15 - 20%, gơtit và amfibol < 5%.
Một số mẫu phân tích Bào tử phấn hoa gặp chủ yếu là phức hệ đới ngập triều,
cửa sông ven biển. Các dạng gồm: Polypodiaceae, Stenochlaena palustris, Cyatheae,
Ginkgoaceae, Rhizophora Sonneratia, … rải rác gặp di tích Foraminifera với số lượng
ít.
10


Tầng trầm tích này chuyển tiếp lên trên các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang và
quan hệ chuyển tướng với tầng trầm tích cùng thành tạo có nguồn gốc biển, đồng thời
bị các trầm tích trẻ hơn phủ chỉnh hợp hoặc bất chỉnh hợp lên trên.
Bề dày của tầng trầm tích từ 2-5m và có nơi từ 10-15m.
Thống Holocen thượng – mQ22-3
Dựa vào đặc điểm trầm tích, đặc điểm địa mạo, cấp độ xám của tông ảnh và dấu
vết của hóa thạch v.v. các trầm tích Holocen thượng được chia làm hai phần:
 Holocen thượng phần dưới (mQ23-1)
 Holocen thượng phần trên (mQ23-2)
Trong mỗi phần được phân chia ra các nguồn gốc khác nhau:
Thống Holocen thượng phần dưới (mQ23-1)
- Trầm tích sông biển (amQ23-1):
Trầm tích Holocen thượng phần dưới nguồn gốc sông biển được phân bố ven
sông thuộc huyện Trà cú, cù lao Hòa Minh - Long Hoà huyện Châu Thành, huyện Cầu
Ngang chúng lộ ra trên mặt địa hình ở dạng đồng bằng khá bằng phẳng bị phân cắt bởi
các kênh rạch dạng tuyến. Trên bề mặt địa hình này được dân sử dụng trồng lúa nước.
Trên ảnh hàng không các thành tạo này có tông ảnh xám, xám nhạt. Các khu vực này

hầu như ít chịu ảnh hưởng của thủy triều. Thành phần trầm tích gồm bột sét, bột sét pha
cát màu xám nâu, nâu nhạt ở trạng thái mềm dẻo. Tỷ lệ thành phần cấp hạt: Cát 9 - 36%;
bột sét 64 - 91%.
Kết quả phân tích hóa học gồm: SiO2 60,2 - 71,2%; TiO2 0,66 - 0,9%; Al2O3
12,29 - 19,63%; Fe2O3 3,08 - 6,41%; FeO 0,59 - 2,62%; MgO 1,06 - 1,78%; MnO 0,04
- 0,15%; CaO 0,23 - 0,35%; NaO 0,38 - 0,61%; K2O 2,04 - 2,85%; P2O5 0,05 - 0,12%;
SO3 0 - 1,78%; MKN 1,32 - 3,04%.
Thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh: 25 - 45%; felspat 5 - 10%; Kaolinit: 15
-25%; hydromica: 20 - 25%, monmorilonit: 5 - 15%, amfibol: 0 - 5%, gơtit: 0 - 5%.
Trong trầm tích có chứa Bào tử phấn hoa thuộc đới ngập mặn ven biển: Acrostichum.
aureum, Polypodiaceae gen indet., Stenochlaena palustris , Cyatheae, Ginkgoaceae,
Rhizophora sp., Sonneratia sp,… cho tuổi Holocen.
Các trầm tích này phủ trực tiếp trên các trầm tích Holocen trung - thượng.
Bề dày của trầm tích này từ 1,5 - 7m.
- Trầm tích biển (mQ23-1):
11


Trầm tích Holocen thượng phần dưới nguồn gốc biển chỉ bắt gặp ven bờ sông
Hậu trên bề mặt địa hình thuộc huyện Trà Cú là các "giồng" cát có dạng dải vòng cung
gặp trong các công trình khoan tay hố đào ở độ sâu 1-3m. Thành phần trầm tích chủ yếu
là cát hạt mịn đến trung lẫn ít bột sét, đôi nơi là cát bột phân lớp mỏng nằm ngang hoặc
xiên thoải màu xám, xám vàng. Rải rác trong mặt cắt gặp các mảnh vỡ vỏ sò, ốc và vụn
thực vật phân hủy kém, có di tích foraminifera đơn điệu bảo tồn kém. Cấp hạt trong các
"giồng" cát phổ biến khoảng 0,2-0,3mm. Thành phần chủ yếu là thạch anh, ít vảy mica,
keo oxyt sắt và mùn hữu cơ.
Bề dày trầm tích thay đổi 1 - 5m
- Trầm tích do gió (vmQ23-1):
Trầm tích do gió còn gọi là gió sinh, phân bố dưới dạng cồn đụn cổ quanh khu
vực ven sông phía Đông nam huyện Cầu Ngang. Thành phần trầm tích gồm cát mịn khá

chọn lọc màu vàng nâu nhạt phân lớp xiên chéo, lượn sóng. Cát có thành phần chủ yếu
là thạch anh, ít bột sét và mùn hữu cơ. Các thành tạo này thường nằm gối lên các "giồng"
cát cổ hoặc phủ trực tiếp trên các thành tạo trầm tích Holocen trung - thượng.
Bề dày trầm tích thay đổi từ 1 - 3m có khi đạt tới 5 - 6m.
Thống Holocen thượng, phần trên (Q23-2)
Trầm tích sông (aQ23-2):
Các trầm tích này phân bố trên bề mặt địa hình kiểu dạng dải, bãi bồi ven bờ
thuộc sông Cổ Chiêu, sông Hậu và các rạch nội đồng. Ngoài ra trầm tích còn phân bố
rải rác dưới dạng cồn không liên tục trên sông Cổ Chiên và sông Hậu. Thành phần trầm
tích chủ yếu là sét bột , có chỗ xen cát bột dạng lớp mỏng, rải rác có ổ đám mùn thực
vật, vảy mica. Trầm tích có màu xám, nâu vàng hoặc nâu nhạt, thường mềm dẻo hoặc
mềm bở.
Bề dày trầm tích không ổn định: 1 - 2m hoặc 3 - 5m .
Trầm tích sông đầm lầy (abQ23-22):
Trầm tích này phân bố thành dải trũng nội đồng ven những rạch lớn, thường bị
úng ngập nhiều về mùa mưa lũ. Thành phần trầm tích gồm bột sét, sét bột chứa mùn
thực vật. Trầm tích có màu xám, xám tro, xám nâu, xám xanh mềm dẻo, nhão.
Các mẫu lấy ở Tây bắc thành phố Trà Vinh phân tích cho thấy kết quả: Sét bột:
90 - 98%, cát mịn: 2 - 10%. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh 35 - 45%, felspat 5
12


- 10%, kaolinit 15 - 25%, hydromica 20 - 30% có chứa ít clorit, amfibol, monmorilonit
từ 0 - 10%.
Bề dày trầm tích không ổn định: 1 - 2m hoặc 3 - 5m.
Trầm tích biển (mQ23-2):
Các thành tạo trầm tích biển phân bố ven bờ gần cửa sông thuộc huyện Duyên
Hải tạo các "giồng" dải hẹp. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn đến trung lẫn
bột đôi khi là cát bột màu xám vàng nâu nhạt. Trong trầm tích có chứa nhiều vảy mica,
ít khoáng vật khác như: Inmenit, manhetit, mactit, các mảnh vỏ sò bảo tồn tốt và các

đám xác, mùn thực vật.
Bề dày trầm tích không ổn định: 2 - 3m có khi 3 - 5m.
Trầm tích biển - đầm lầy (mbQ23-2):
Trầm tích này cũng phân bố ở ven và gần cửa sông Cổ Chiên và sông Hậu, chúng
tạo nên kiểu đồng bằng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhật triều. Thành phần trầm tích
chủ yếu là sét bột, sét bột lẫn cát mịn chứa xác, mùn thực vật phân hủy kém và di tích
vỏ sò, ốc biển .v.v. Trầm tích có màu xám nâu, nâu đen dạng bùn nhão.
Bề dày trầm tích không ổn định: 1-3m.
Trầm tích sông biển (amQ23-2):
Chỉ bắt gặp phần đầu thuộc giồng cát trẻ nằm bờ trái sông Hậu dọc theo QL54
thuộc xã Long Vinh huyện Duyên Hải. Thành phần chủ yếu của trầm tích là sét, bột đôi
khi là bùn sét, bột lẫn cát mịn mầu xám xanh, nâu dạng mềm dẻo nhão vừa.
Bề dày trầm tích không ổn định: 1-3m.
3. Trầm tích hiện đại (Q23-3)
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ23-3)
Các thành tạo trầm tích này phân bố bên trong lòng sông Cổ Chiên và sông Hậu,
chúng tạo thành các cồn cát ngầm gọi là mỏ cát cùng với các tích tụ bùn sét.
Thành phần trầm tích gồm: Cát hạt nhỏ đến vừa chứa nhiều vảy mica, sét, sét bột
màu xám, xám vàng, xám xanh, xám lục, xám tro. Trong trầm tích còn gặp ít mùn hữu
cơ và xác thực vật phân hủy kém.
Thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh 72 - 90%, trung bình 82,19%, mica
(Serixit, hydromica, clorit) 3 - 13% trung bình 8,53%, felspat từ ít đến 3% trung bình
1,43% các khoáng vật quặng từ rất ít đến ít gồm: Inmenit, hematit, manhetit, rutin,
13


anataz, leucoxen, monazit, ziricon, pyrit. Là thành tạo quan trọng chứa lượng cát có quy
mô lớn hiện đang khai thác phục vụ cho san lấp mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp
và dân dụng.
Trầm tích này phủ không chỉnh hợp trên trầm tích của hệ tầng Hậu Giang (mQ212


hg) hoặc trên trầm tích Holocen trung- thượng (Q22-3).
Bề dày trầm tích không ổn định từ vài mét đến > 10m.
Trầm tích nguồn gốc biển (mQ23-3)
Các trầm tích này phân bố thành dải ven theo bờ biển của huyện Duyên hải từ ấp

Bầu qua Cồn Trứng xuống xã Đông Hải cửa Định An tạo nên triền cát nằm thoải kéo
dài vài trăm đến hàng chục km từ đất liền ra biển.
Thành phần trầm tích gồm: Cát hạt nhỏ chứa ít bột sét màu xám. Thành phần
khoáng vật chủ yếu là thạch anh, hydromica, mica, felspat có chứa ít ilmenit, ziricon,
anataz, leucoxen, rutin,v.v. Tích tụ cát biển nằm xa bờ vài km có thể khai thác dùng làm
vật liệu san lấp. Bề dày của trầm tích hiện chưa xác định.
Trầm tích nguồn gốc sông - biển (amQ23-3)
Bề dày của trầm tích không ổn định 1 - 3m hoặc lớn hơn
Thành phần trầm tích gồm: Cát hạt nhỏ, bột, sét lẫn những mảnh vỏ sò, ốc biển
hiện đại.
Thành tạo trầm tích này duy nhất gặp phân bố thành 1 dải ven cửa sông Hậu và
sông Cổ Chiên nơi nước đổ ra biển chịu tác động của thủy triều và nguồn nước sông về
mùa lũ.
c) Kiến tạo
Tỉnh Trà Vinh là một phần đông nam của địa khối Indochina trong Kainozoi,
thuộc phần tây nam của địa hào Cần Thơ bị sụt lún mạnh mẽ trong và được lấp đầy bởi
trầm tích Kainozoi dày nhất đạt 2100m (Trà Cú). Tỉnh Trà Vinh bị khống chế về phía
tây nam là đứt gãy Sông Hậu phương tây bắc- đông nam, phía đông bắc là đứt gãy Vinh
Hưng – Chợ Lách – Cổ Chiên cùng phương, phía đông nam ngoài khơi ven biển là đứt
gãy Vũng Tàu – Cà Mau.
Kết quả nghiên cứu hiện có cho thấy các đứt gãy này đều có biểu hiện hoạt động
hiện tại được xem như trường diễn chi phối quá trình sạt lở - bồi tụ bờ sông và biển.
1.4.2 Đặc điểm địa chất thủy văn


14


Tầng Holocen: Nhiều khoảnh nước nhạt (TDS<1g/l) đã biến mất ở huyện Càng
Long, Cầu Kè, Trà Cú. Tuy nhiên, diện tích phân bố nước nhạt ở vùng Duyên Hải lại
mở ra khá rộng, lan sang một phần diện tích phía Động Trà Cú, diện tích nước nhạt ở
Cầu Ngang hầu như không thay đổi, chỉ mất đi một diện tích nhỏ phần ven sông Cổ
Chiên.
Tầng Pleistocen thượng: Diện tích phần mặn ở huyện Châu Thành tăng lên chiếm
hầu hết khu đô thị Trà Vinh và tiến sâu về trung tâm huyện. Một khoảnh nhỏ nhiễm mặn
trước đây hiện năm nay không ghi nhận được (rất có thể các giếng bị nhiễm mặn tại đây
đã bị hủy bỏ nên không đo được). Tại huyện Cầu Ngang, diện tích nhiễm mặn cũng thu
hẹp lại đáng kể, ranh giới mặn – nhạt trở về sát bờ sông Cổ Chiên.
Riêng đối với tầng chứa nước nằm sâu hơn – tầng chứa nước Pleistocen trung –
thượng (qp2-3) hầu như không có sự thay đổi lớn, ranh giới mặn – nhạt năm 2014 và năm
2017 hầu như giữ nguyên ở huyện Càng Long, Châu thành, Cầu Ngang và huyện Duyên
Hải.
1.4.3 Đặc điểm địa động lực công trình
Theo khảo sát của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), hiện Đồng
bằng sông Cửu Long có gần 400 điểm sạt lở, 150 khu vực bồi lắng trong giai đoạn từ
đầu và cuối mùa lũ với chiều dài trên 450 km.
Một vấn đề nghiêm trọng nhất là hiện nay, hiện tượng sạt lở không chỉ xảy ra vào
mùa lũ mà còn xuất hiện cả ở mùa khô. Điều này vẫn đang diễn ra rộng khắp, từ các
tuyến sông chính cho đến các hệ thống kênh, rạch, với mức độ sạt lở ngày càng lớn và
khốc liệt hơn.
Đi khảo sát, người dân cho biết: những hộ dân sinh sống dọc sông Kênh Xáng
(đoạn thuộc địa phận xã Long Toàn) bị ảnh hưởng nặng nề của sạt lở. Nhiều điểm sạt
lở ăn sâu vào 15 – 20m, thậm chí một số vị trí sạt lở tới 30m khiến người dân lo lắng.
Dọc sông Kênh Xáng, những cây cột điện, bờ vuông tôm, cây trồng đã “dầm mình”
dưới nước sông… Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề của sạt lở.

1.5 ĐẤT YẾU
1.5.1 Định nghĩa nền đất yếu
Trong xây dựng công trình yếu tố chịu tải của nền đất là rất quan trọng. Nền đất
tốt giúp công trình vững chải, ổn định trong quá trình sử dụng với những ảnh hưởng của
15


tải trọng thường xuyên, tạm thời và cả tải trọng đặc biệt, đồng thời tránh được các hậu
quả khôn lường do các hiện tượng lún, lún không đều, sạt lở, trượt, … Tuy nhiên do yêu
cầu về dân sinh, về giao thông, về sự phát triển đô thị hóa, rất nhiều công trình không
có khả năng lựa chọn linh hoạt địa điểm thi công, tạo ra nhiều khó khăn, trở ngại như
công trình xây dựng đô thị ven sông, ven biển, đường giao thông, đê điều, cầu, cảng …
Các công trình này bắt buộc phải xây dựng trên nền đất có đặc tính chịu tải kém, gọi
chung là nền đất yếu.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nền đất yếu. Theo quan điểm của một số
nhà xây dựng, nếu tính chịu tải của đất không đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế,
phải gia cố mới có thể thi công và vận hành công trình thì gọi là nền đất yếu. Đây là một
quan niệm mang tính vận dụng cao, được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên quan niệm này
lại không hạn định rõ ràng vì đối với một số công trình một nền cụ thể có thể coi là nền
đất yếu, nhưng đối với một công trình khác thì không. Điểm này gây khó khăn cho việc
quy hoạch.
Một quan niệm khác cho rằng nền đất yếu là nền có chứa lớp đất yếu có độ dày
lớn hơn 0.5m. Đất yếu ở đây được hiểu là các loại đất chứa than bùn, đất sét, á sét có hệ
số chảy lớn hơn 0.5 và đất nhiễm mặn. Mặt khác, theo P.L. Ivanov, các loại đất yếu chủ
yếu là các loại đất cát pha, á sét và đất sét có hàm lượng hạt mịn (R<0.005mm) lớn hơn
3%. Đối với xây dựng đường ô tô theo tiêu chuẩn 22TCN262 – 2000, đất yếu là đất ở
trạng thái tự nhiên, độ ẩm của đất gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy, đất yếu có hệ
số rỗng lớn, lực dính C theo thí nghiệm cắt nhanh không thoát nước nhỏ hơn 0.15
dcN/cm2 (tương đương kG/cm2), góc nội ma sát φ < 100 hoặc lực dính từ kết quả thí
nghiệm cắt cánh hiện trường 𝐶𝑢 < 0.35 daN/cm2. Theo một quan điểm khác, đất yếu có

thể coi là đất sét, á sét có độ sệt B > 0.5 hoặc đất có lượng hữu cơ lớn hơn 20% hoặc đất
bùn các có độ bão hòa G > 0.8. Theo quan điểm xây dựng của một số nước, đất yếu
được xác định theo tiêu chuẩn về sức kháng cắt không thoát nước 𝑆𝑢 và hệ số xuyên tiêu
chuẩn N như sau:
Đất rất yếu: 𝑆𝑢 < 12.5 kPA hoặc N < 2
Đất yếu : 𝑆𝑢 < 25 kPa hoặc N < 4
Từ một khía cạnh khác, nền đất không có lớp đất yếu nhưng có kết cấu yếu (có
hang karst, sông ngầm, mặt trượt đứt gãy kéo dài …) vẫn có thể xếp vào dạng nền đất
16


×