Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ công tác thiết kế móng tại công trình sunwah pear

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

NGUYỄN THỪNG

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
PHỤC VỤ CÔNG TÁC THIẾT KẾ MÓNG TẠI CÔNG
TRÌNH SUNWAH PEARL
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
PHỤC VỤ CÔNG TÁC THIẾT KẾ MÓNG TẠI CÔNG
TRÌNH SUNWAH PEARL

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỪNG

MSSV:

0250100042


Khóa:

2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. THIỀM QUỐC TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Họ và tên: NGUYỄN THỪNG

MSSV: 0250100042

Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

Lớp: 02_DH_DKT


1. Đầu đề đồ án: “Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ công tác thiết kế
móng tại công trình Sunwah Pearl”
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
-

Đánh giá điều kiện địa chất công trình của khu vực.

-

Đề xuất giải pháp móng và thiết kế móng theo đề xuất.

3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 28/08/2017 đến ngày 03/12/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/11/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Thiềm Quốc Tuấn
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Thiềm Quốc Tuấn

Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày tháng

năm 2017

Chủ nhiệm bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)

iii



LỜI CẢM ƠN
4.5 năm học đã qua. Lời đầu tiên gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy
Cô đã giản dạy và truyền kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trong quá trình học tập tại trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM
được sự chỉ bảo nhiệt tình của Thầy Cô trong trường đặt biệt là những Thầy Cô trong
khoa Địa Chất và Khoán Sản.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Thiềm Quốc Tuấn đã hướng
dẫn tận tình trong thời gian thực hiện đồ án.
Mặc dù cố gắn hoanh thành tốt đồ án trong thời gian quy định của nhà trường dự
kiến, nhưng không thể tránh được những sai sót trong quá trình làm bài và thực hiện, vì
những hiểu biết non kém về kiến thức, kinh nghiệm thực tế hay trình bày bài viết. Rất
mong được sự góp ý bổ sung từ quý Thầy Cô để đạt kết quả tốt nhất.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thừng

iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN ................................................................................ 2
2. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 3
5. Ý NGHĨA ĐỒ ÁN ................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN ................................................................................................................. 5
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ................................ 5
1.1.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 5
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................ 6
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ................................................................................. 6
1.2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội ............................................................................... 7
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất.............................................................................. 9
1.3. GIỚI THIỆU VỀ MÓNG CÔNG TRÌNH .......................................................... 14
1.3.1. Khái niệm về móng công trình ..................................................................... 14
1.3.2. Phân loại móng ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................. 17
2.1. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM, THU THẬP TÀI LIỆU ..................................... 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA, QUAN SÁT NGOÀI TRỜI .............................. 17
2.3 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP, TÍNH TOÁN, XỬ LÍ SỐ LIỆU ........................ 18
2.4. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ ................................................................................ 19
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 20
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................................ 20
3.1. ĐẶC ĐIỂM QUY MÔ DỰ ÁN .......................................................................... 20
3.1.1. Giới thiệu dự án ............................................................................................ 20
3.1.2. Quy mô dự án ............................................................................................... 20

v


3.2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU VỰC ............................................ 20
3.2.1. Tính chất cơ lý đất nền ................................................................................. 20
3.2.2. Địa chất thuỷ văn .......................................................................................... 24
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công trình ........................................................... 24

3.2.2. Sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo chỉ tiêu đất nền .................................. 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 35
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 38

vi


TỪ VIẾT TẮT
𝜑

Góc ma sát trong

𝜑uu

Góc ma sát trong không thoát nước

γdd

Dung trọng của đất đắp



w

Khối lượng thể tích



s


Khối lượng riêng

0

Hệ số phụ thuộc vào tỷ số B2/B1

𝜇

Micromet

σgl

Ứng suất gây lún

σbt

Ứng suất bản thân

B

Độ sệt

C

Lực dính

Cc

Chỉ số nén lún.


Cu

Lực dính không thoát nước

Cv

Hệ số cố kết thẳng đứng

e

Hệ số rỗng

F

Hệ số an toàn, lấy bằng 1.2.

G

Độ bão hòa

h

Chiều dày lớp đất tính lún thứ i

HK

Hố khoan

L


Khoảng cách bố trí bấc thấm

m/s

Mét/giây

mm

Milimet

NXB

Nhà xuất bản

N

Số búa thí nghiệm SPT

n2 2

Pliocen trên

n2 1

Pliocen dưới

n1 3

Miocen trên


qp1

Pleistocen

qp2-3

Pleistocen giữa trên
vii


qw

Khả năng thoát nước của bấc thấm

T/m2

Tấn/mét bình phương

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Th.S

Thạc Sỹ

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


t

Thời gian cần thiết để đạt độ cố kết Uv.

W

Độ ẩm tự nhiên của đất

Wd

Độ ẩm giới hạn dẻo

Wch

Độ ẩm giới hạn chảy

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 khối lượng công việc thực hiện. ..................................................................... 20
Bảng 3.2 bảng chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 1 .................................................................... 21
Bảng 3.3 bảng chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 2 .................................................................... 21
Bảng 3.4 bảng chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 3 .................................................................... 22
Bảng 3.5 bảng chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 4 .................................................................... 22
Bảng 3.6 bảng chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 5 ................................................................... 23
Bảng 3.7 bảng chỉ tiêu cơ lý đất của lớp 6 .................................................................... 23
Bảng 3.8 quan trắc mực nước tại 3 hố khoan. ............................................................... 24
Bảng 3.9 Ma sát của các lớp phân tố đất với thành cọc ................................................ 28

Bảng 3.10 bán kính ảnh hưởng của khối móng ............................................................. 31
Bảng 3.11 độ lún tổng cộng ........................................................................................... 33

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí nghiên cứu .............................................................................................. 6
Hình 2.1 Khoan lấy mẫu ................................................................................................ 18
Hình 2.2 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)............................................................... 18
Hình 2.3 Con lăn ............................................................................................................ 18
Hình 2.4 Lồng thép ........................................................................................................ 18
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc trong một hố móng .............................................................. 30
Hình 3.3. Sơ đồ phân bố ứng suất gây lún. ................................................................... 32

x


TÓM TẮT
Tên đề tài: “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ công tác thiết
kế móng tại công trình Sunwah Pearl” .
Trong một ngôi nhà nền móng là phần quan trọng nhất giúp ngôi nhà vững
chắc trước mọi biến động. Nền móng yếu, nhà có thể bị sụt lún, tường bị nứt, tách,
thậm chí có thể bị sập. Vì vậy cần phải khảo sát địa chất trước khi xây dựng.
Đánh giá điều kiện địa chất công trình sẽ là khảo sát đặc điểm vị trí địa lý tại
khu vực, nghiên cứu các đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn, các quá trình và hiện
tượng địa chất động lực công trình tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu các tính chất
cơ lý và thí nghiệm hóa nước.
Từ đó, tính toán và đửa giải pháp móng thích hợp. Có rất nhiều lựa chọn về
phương án móng, tuy nhiên dựa theo cấu trúc địa chất khu vực xây dựng đồ án sẽ

thực hiện tính toán phương án móng là khoan nhồi phù hợp nhất với công trình nhất.

1


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN
Với tính hình cấp thiết tại của ven sông Sài Gòn nơi giáp ranh gữa 2 quận Bình
Thạnh và quận 2 tại chân cầu Thủ Thiêm. Công tác đô thi hoá phát triển nhanh chóng
vượt bật nhu cầu cấp thiết của việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng quan trọng để
phụ vụ cho sự phát triển của khu vực. Với sự đầu tư không nhỏ của tư nhân, doanh
nghiệp các chủ đầu tư lớn các công trình dần hình thành, cơ sở hạ tầng mọc lên nhanh
chóng đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Với điều kiện địa chất phức tạp tại khu vực đã nói trên, công tác thiết kế nền
móng cho ổn định là khá phức tạp nếu không biết được địa tầng nới đó, đặc biệt là
đối với xây dựng các chung cư lớn tầm cỡ hiện đại. Vì vậy công cuộc khảo sát và
đánh giá điều kiện địa chất công trình tại khu vực đó là hết sức cần thiết, mang ý
nghĩa lớn cho công tác thiết kế, bảo đảm phòng chống và xử lý các tai biến địa chất
có thể xảy ra trong tương lai gần.
Móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng
như các tòa nhà, cầu, đập nước.... đảm nhiệm chức năng truyền trực tiếp tải trọng của
công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từ khối
lượng của công trình cũng như đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng là một
trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình
khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công
trình.
Để công trình được bền vững và an toàn thì móng phải được thiết kế, xây
dựng và thi công kiên cố, vững chắc. Nhưng điều quan trọng ta cần là phải lựa chọn
giái pháp móng phù hợp với công trình vừa đảm bảo kỹ thuật, an toàn vừa tiết kiệm
được chi phí thông qua việc khảo sát địa chất công trình, xác định các chỉ tiêu cơ lý

của đất nền.
Do đó, bước đánh giá điều kiện địa chất và lựa chọn tính toán lựa chọn phương
pháp móng là bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng.
Mọi thứ mốn được phát triển lâu dài cần một nền tảng vững chắc, vì vậy với
một công trình đảm bảo tính khả thi và lợi ích kinh tế lâu dài khi vào hoạt động cần
có một nền móng vững chắc ngay từ đầu.
2


Vậy nên, thiết nghĩ “ Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ công
tác thiết kế móng tại công trình Sunwah Pearl” là cấp thiết, thực tế.
2. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU
Đánh giá điều kiện địa chất công trình tòa nhà Sunwah Pearl 90 Nguyễn Hữu
Cảnh, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Tính toán, thiết kế móng lựa chọn phương án móng phù hợp cho công trình.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu đặc điểm vị trí địa lý tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu các đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn, các quá trình và hiện
tượng địa chất động lực công trình tại khu vực nghiên cứu.
Đánh giá điều kiện địa chất công trình, thiết kế móng tại công trình Sunwah
Pearl.
Phạm vi nghên cứu: Tòa nhà Sunwah Pearl 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình
Thạnh, Tp.HCM.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập tài liệu:
Tiến hành thu thập và tìm hiểu các nghị định, thông tư quy định về thiết kế
móng cọc.
Các tài liệu liên quan về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn, đặc điểm
địa chất, các kết quả phân tích mẫu các loại… của khu vực nghiên cứu

Phương pháp khảo sát thực địa:
Xác định vị trí khu vực nghiên cứu ngoài thực địa, quan sát tổng thể khu vực
nghiên cứu, quan sát đặc điểm địa hình, địa chất khu vực,..
Phương pháp thi công, lấy mẫu và bảo quản mẫu thí nghiệm…
Thu thập một số thông tin, hình ảnh thực tế về giao thông, dân cư,..
Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin:
Nghiên cứu tổng hợp, xử lý số liệu phân tích mẫu, vị trí hố khoan, mặt cắt địa
chất, hình trụ hố khoan,.. để tính toán, chọn móng và thiết kế móng tại công trình
Sunwah Pearl.

3


5. Ý NGHĨA ĐỒ ÁN
Đồ án này được nghiên cứu từ kết quả thực tiễn, có thể tham khảo để tính toán,
chọn móng và thiết kế móng tại công trình Sunwah Pearl. Ngoài ra, đồ án cũng đánh
giá được khả năng tiếp thu kiến thức, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường. Giúp sinh viên làm công việc cụ thể, để trang bị kiến thức
thực tế có thể bắt đầu làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đồ án là một phần nhỏ của công trình thi công, góp phần lớn tạo nên nền móng
vững chắc cho công trình tránh các sự cố ngoài ý mốn xảy ra.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực thành phố Hồ Chí Minh đi qua nhiều giai

đoạn khác nhau song mỗi giai đoạn điều có những nghiên cứu nổi bất như:
Năm 1981, Nguyễn Xuân Bao - Trần Đức Lương chủ biên tập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1:50000 miền Nam.
Bản đồ địa chất khoáng ản TP. Hồ Chí Minh do Hà Quang Hải và Ma Công
Cọ chủ biên (1988).
Công trình địa chất và khoáng sản TP. Hồ Chí Minh do Vũ Văn Vĩnh chủ biên
(2003).
Năm 1992, Liên đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình miền Nam
đã tiến hành lập bản đồ Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình tỷ lệ 1:200000
Nam bộ do Bùi Thế Định làm chủ biên
Năm 1998, Vũ Văn Nghị đã thành lập 5 tờ bản đồ Địa Chất Thủy Văn – Địa
Chất Công Trình tỷ lệ 1:10000 cấp quận huyện.
Năm 2004, Thiềm Quốc Tuấn báo cáo “Đánh giá hiện tượng trượt lở sông Sài
Gòn từ đoạn Hiệp Phước đến Nhà Bè”
Năm 2016, “Đặc tính cơ lý của sét Holocen khu vực thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Nguyễn Văn Thành và Thiềm Quốc Tuấn.
1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước
Ngành địa chất nược ngoài phát triển khá sớm đi trước ngành địa chất trong
nước có những thành công nhất đinh trong nghiên cứu như:
Năm 1949, J.Fromaget đã đề cập đến mối quan hệ giữa các chuyển động tân
kiến tạo với các thành phần trẻ và đã phân chia 6 chu kì trầm tích từ Miocen, đến hiện
tại. Phù sa cổ thuộc chu kì thứ 5 và phù sa trẻ thuộc chu kì thứ 6.
Trên thế giới, móng cọc bê tông ứng lực trước đã được áp dụng từ hơn 60 năm
về trước nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 20 năm gần đây nó mới được phát triển và áp
dụng rộng rãi. Các nhà khoa học Nga đã có công rất lớn trong việc phát triển loại
móng mới này về lý thuyết cũng như về kỹ thuật thi công. Móng cọc bê tông ứng lực
5


trước được phát triển gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học Nga như K.X. Xilin,

N.M. Glotov, V.I. Karpinski.
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Vị trí địa lý

Hình 1.1. Vị trí nghiên cứu
Vị trí khảo sát nằm ở 2 mặt đường phía bắc giáp với đường Nguyễn Hữu Cảnh
phía tây giáp với chân cầu vượt Thủ Thiêm. Địa chỉ số 90 Nguyễn Hữu Cảnh phường
22 quận Bình Thạnh thành phố HCM.
Địa hình
Tp. Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khu vực Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang
Tây. Có thể chia thành 3 tiểu địa hình: vùng địa hình cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc
và một phần phía Tây Bắc, là địa hình có dạng lượn sóng, độ cao trung bình 10 – 25
m, xen kẽ là những gò đồi, độ cao cao nhất là 32m (đồi Long Bình, quận 9); vùng địa
hình trung bình phân bố ở khu vực trung tâm thành phố, độ cao trung bình từ 5-10m;
vùng địa hình thấp trũng ở vùng Tây-Tây Nam và Đông Nam thành phố (quận 9, 8,
7 và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh) có độ cao trung bình 1 m, cao nhất 2
m và thấp nhất là 0,5 m.
Khí hậu
Theo tài liệu năm 2010 của cục thống kê tp.Hồ Chí Minh rút ra nhựng nội dung
chính về khí hậu toàn khu vục tp.Hồ Chí Minh như sau:
6


Khí hậu Quận Bình Thạnh mang đặc trung của khí hậu Nam Bộ, chịu ảnh
hưởng tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình 28oC, nhìn chung tương
đối điều hòa trong năm. Nhiệt độ cao nhất là 39oC và thấp nhất là 25.7oC.

Mưa: Với vị trí là quận nội thành nên lượng mưa nhiều hơn ở các khu vực
khác (trung bình 2,100mm). Mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 11, các tháng khác
hầu như không có mưa.
Thuỷ văn
Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc.
Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh,
Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu
thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh,
thông thương với các địa phương khác.
Hệ thống sông ngòi ở khu vực đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.
Mỗi ngày nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều sẽ xâm nhập sâu vào hệ thống
kênh rạch gây nên tác động không nhỏ đối với việc sản xuất nông nghiệp và hạn chế
việc tiêu thoát nước.
Giao thông
Là một cửa ngõ giao thông quang trọng của thành phố nơi tập trung các tuyển
xe từ các tình miền Trung, Bắc, và một số tỉnh miền Tây. Hệ thống giao thông phát
triển khá sớm với các tuyển đường nối dài thông nhau thuận lợi cho việc di chuyển
đến các quận của thành phố.
Song song với đường bộ thì Bình Thạnh có hệ thống sông bao quanh phát triển
thêm đường thuỷ với mạng lưới sồng ngòi dày đặc.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
Kinh tế
Để cụ thể hóa chủ trương trên, Bình Thạnh đã xây dựng quy hoạch phát triển
kinh tế đến năm 2020, trong đó xác định:
Tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề sản xuất - kinh doanh và
dịch vụ, nghiên cứu hình thành các khu vực chuyên kinh doanh hoặc một số trục
đường trọng điểm, từng bước hình thành các cụm thương mại - dịch vụ. Trong đó,
7



tập trung phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, có giá trị gia tăng cao ở các tuyến
đường động lực phát triển kinh tế như đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ,
Phan Đăng Lưu...; dịch vụ du lịch kết hợp nghỉ dưỡng ở các khu vực ven sông Sài
Gòn, Bình Quới - Thanh Đa...
Tạo điều kiện phát triển nhanh các cụm kinh tế trọng điểm, đạt nhịp độ tăng
trưởng cao. Từ chỗ chỉ tập trung phát triển cho cụm trung tâm của quận chuyển sang
quy hoạch tập trung phát triển 4 cụm, bao gồm cụm trung tâm (phường 1, 2, 3, 14, 15
và 17); cụm 2 (phường 5, 6, 7, 11, 12 và 13); cụm 3 (phường 19, 21 và 22) và cụm 4
(phường 24, 25, 26, 27, 28).
Việc hình thành và phát triển các cụm kinh tế là để khai thác lợi thế của quận,
phát huy tính năng động của các doanh nghiệp, người dân với sự định hướng của
chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, đồng thời bảo
đảm xây dựng phát triển quận Bình Thạnh thành đô thị văn minh, hiện đại.
Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng thương mại - dịch vụ, quận tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch phân kỳ tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sau khi
được ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; xây dựng, hoàn chỉnh và công bố danh
mục các dự án để các nhà đầu tư tiếp cận và tham gia giám sát, quản lý việc triển khai
thực hiện các dự án, công trình xây dựng đã có chủ đầu tư theo đúng tiến độ, kịp thời
nắm bắt và tháo gỡ khó khăn.
Tập trung triển khai quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn quận; hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng
Trung tâm thương mại Văn Thánh, Thanh Đa, Bình Lợi; hoàn thành việc kêu gọi đầu
tư khu kinh doanh thương mại đa chức năng chợ - trung tâm thương mại Bà Chiểu;
từng bước hình thành một số tuyến đường chuyên doanh: Phan Đăng Lưu, Bạch
Đằng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh.
Xã hội
Dân số : 464397 người
Dân tộc : 21 dân tộc, đa số là người Kinh
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa
ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng.


8


Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành
phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc,
Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa
phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá,
sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống
và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những
người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của
thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa
vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong
công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm
nay như một truyền thống văn hóa.
1.2.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất
Hệ Đệ Tứ, thống Holocene, phụ thống giữa trên – Hệ tầng Cần Giờ (am Q223cg):
Các trầm tích của hệ tần này phân bố rộng rãi trong khu vực nghiên cứu. Hệ
tâng này được Bùi Phú Mỹ và Nguyễn Đức Tùng xác lập vào năm 1968 – 1970. Đây
là kiểu trầm tích đa nguồn gốc: sông, sông – biển, biển, đầm lầy nhưng nguồn gốc
sông biển hỗn hợp là chủ yếu.
Thành phần gồm: sét, bột màu xám, xám đen chứa nhiều than bùn và cát hạt
mịn, đội chỗ có chứa các thấu kính hoặc những lớp cát pha, sét pha. Bề dày cảu tầng
thay đổi từ 5m đến 8m.
Địa tầng
Thành phố Hồ Chí Minh có cấu trúc địa tầng rất đặc biệt, thuộc rìa Tây Nam
của đới Đà Lạt, phụ đới Biên Hòa, tiếp giáp với phần phía Đông Bắc Cần Thơ. Do
đó, nó vừa bị chi phối với sự phát triển của đới Đà Lạt tuổi Mesozoi, vừa chịu ảnh
hưởng của đới Kainozoi muộn Cần Thơ. Trên hầu hết diện tích của thành phố thường

có mặt đồng thời 2 tầng cấu trúc: tầng phủ gồm các trầm tích gắn kết yếu, bở rời xếp
thành các lớp nằm ngang và tầng mỏng gồm các đá gốc cứng chắc nằm dưới tầng
phủ. Thuộc Mesozoi có các trầm tích Jura giữa hệ tầng La Ngà (J2ln), trầm tích Jura
muộn, Kreta sớm hệ tầng Long Bình (J3lb, K1lb). Thuộc Kainozoi có trầm tích
Neogene, Pleistocene, Holocene.
9


Giới Mesozoi (MZ)
 Hệ Jura – Thống giữa – Hệ tầng La Ngà (J2ln)
Các trầm tích Điệp La Ngà chỉ gặp ở các lỗ khoan sâu 60m (Thủ Đức) và 250m
(Nhà Bè). Các trầm tích này được đại diện bởi các trầm tích lục nguyên bao gồm: cát
kết, bột kết, sét kết màu xám xanh, xám đen phân lớp mỏng có chứa vôi. Các nhà địa
chất Đoàn 20B cho rằng: bề dày chung của các trầm tích Điệp La Ngà này là 600 –
900m.
 Hệ Jura – Thống trên – Hệ Kreta – Thống dưới – Hệ tầng Long Bình (J3
– K1lb).
Các trầm tích Điệp Long Bình chỉ lộ ra trong phạm vi nhỏ hẹp ở Long Bình
(Thủ Đức) và một khối nhỏ ở Giồng Chùa (Cần Giờ). Mặt cắt của hệ tầng được nghiên
cứu qua các vết lộ, các tài liệu lỗ khoan (Hà Quang Hải – 1987 và Ma Công Cọ 1991) gồm 2 tập như sau:


Tập dưới: thành phần cát bột kết, phiến sét chứa tuff màu đỏ. Chiều dày

của tập là 12 – 30m.


Tập trên: thành phần chủ yếu là andesit, dacite và tuff của chúng. Chiều

dày khoảng 340m. Bề dày chung của các trầm tích hệ tầng Long Bình khoảng trên

350m. Chúng nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ tầng La Ngà.
Giới Kainozoi (KZ)
Các trầm tích Kainozoi phân bố rộng rãi trong Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
mặt cắt trầm tích Kainozoi vắng mặt các trầm tích Paleogene mà được bắt đầu bằng
các trầm tích Miocene. Chúng gồm 2 hệ: Neogene, hệ Đệ tứ.
 Hệ Neogene
Các trầm tích Neogene không lộ ra ở vùng nghiên cứu, hầu hết chỉ gặp chúng
ở các lỗ khoan sâu.
Hệ Neogene – Thống Miocene, phụ thống trên – Hệ tầng Bình Trưng (N13 bt)
Hệ tầng này gặp ở đáy lỗ khoan sâu 140m, trong đó mặt cắt chi tiết được
nghiên cứu tại xã Bình Trưng – Thủ Đức. Thành phần gồm: cuội sỏi, dăm kết màu
lục, cát bột kết màu xám, phân lớp mỏng, chứa phức hệ bào tử phấn hoa: Pinus sp,
Piacea sp, Laris sp, Ginkyo sp,… nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích Điệp Long
Bình (J3-K1lb). Bề dày của hệ tầng thay đổi từ 12.0 đến 20.0m.
Hệ Neogene – Thống Pliocene, phụ thống dưới – Hệ tầng Nhà Bè (N21nb)
10


Các trầm tích hệ tầng Nhà Bè chỉ gặp trong các lỗ khoan sâu 200m, mặt cắt
chi tiết được nghiên cứu tại LK812 ở ấp Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh.
Các trầm tích hệ tầng Nhà Bè phân bố ở độ sâu 217 – 330m gồm 2 tập:


Tập dưới: thành phần là cát, sạn, cuội kết với màu xám, xám xanh xen

kẹp các lớp bột phân lớp mỏng, nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích Điệp Long Bình.
Bề dày 43.3m.


Tập trên: thành phần là cát, sét chứa ít bột màu xám, gắn kết yếu, bị che


phủ bởi các trầm tích. Bề dày 69.7m.
Hệ Neogene – Thống Pliocene, phụ thống trên – Hệ tầng Bà Miêu (N22bm)
Các trầm tích hệ tầng Bà Miêu lộ ra rất hạn chết ở khu vực ấp Hàm Luông,
Long Bình, Thủ Đức. Mặt cắt chi tiết được nghiên cứu tại LK812 ấp Chợ Đệm, xã
Tân Túc, huyện Bình Chánh. Gồm 2 tập:


Tập dưới: thành phần là cát, sạn, sỏi màu xám vàng, chuyển lên trên là

bột sét, nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ tầng Nhà Bè. Bề dày 56.0m.


Tập trên: bên dưới là cát bột màu vàng, loang lổ xen kẹp các lớp bột

sét, cát mịn, trên là sét bột, cát màu nâu đỏ, bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Trảng
Bơm. Bề dày trung bình trên dưới 70.0m
 Hệ Đệ tứ
Các trầm tích tuổi Đệ Tứ có diện lộ rộng bao gồm các trầm tích Pliestocene và
trầm tích Holocene:


Thống Pleistocene, phụ thống dưới – Hệ tầng Trảng Bơm

(aQ11tb)
Hệ tầng Trảng Bơm khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được nghiên cứu trong
hầu hết các hố khoan, chúng phân bố ở độ sâu 50.0 – 100.0m từ trên xuống dưới gồm
3 tập:



Tập trên: thành phần là sét bột, cát màu loang lổ, vàng nâu. Bề dày thay

đổi từ 5.0 – 9.0m, chúng phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Bà Miêu chỉnh hợp với
các trầm tích hệ tầng Thủ Đức.


Tập giữa: thành phần cát bột màu xám trắng chứa sạn sỏi thạch anh. Bề

dày thay đổi từ 10.0 – 16.0m.

11




Tập dưới: thành phần sỏi sạn cát thạch anh, bột sét màu xám vàng chứa

mảnh thực vật hóa than màu đen, ở đáy tập là cuội thạch anh có độ mài tròn tốt. Bề
dày thay đổi từ 10.0 – 15.0m.
 Thống Pleistocene, phụ thống giữa – trên – hệ tầng Thủ Đức
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ12-3tđ), trầm tích nguồn gốc sông – biển (amQ123

tđ)
Lỗ khoan tại xã Linh Xuân, Thủ Đức chúng phân bố từ bề mặt địa hình đến

độ sâu 27.0m, gồm 2 tập:


Tập trên: thành phần là cát thạch anh chứa sạn màu đỏ. Bề dày 13.0m.


Theo chiều mặt cát từ dưới lên, trầm tích có xu hướng giảm dần độ hạt điều này đặc
trưng cho các trầm tích nguồn gốc sông.


Tập dưới: thành phần là cát sạn sỏi màu vàng xen kẽ với các tập sét bột

màu xám trắng. Bề dày 14.0m. Theo chiều mặt cắt từ dưới lên, trầm tích có xu hướng
tăng dần độ hạt điều này đặc trưng cho môi trường vùng của sông.
Các trầm tích thuộc kiểu nguồn gốc trên tạo bậc thềm cao 25.0 – 35.0m, dạng
lượn sóng thoải.
 Thống Pleistocene, phụ thống trên – Hệ tầng Củ Chi
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ13cc)
Phân bố ở phía Đông Bắc Củ Chi và các dải hẹp Thủ Đức tại mặt cắt Cầu Trệt
xã An Phú, huyện Củ Chi. Mặt cắt là vách suối kéo dài 1,000m theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam. Đây là trầm tích cấu tạo nên thềm bậc I sông Sài Gòn với độ cao 8.0 –
10.0m, tại đây không lộ đáy hệ tầng Củ Chi. Mặt cắt từ trên xuống như sau:


Tập trên: thành phần là cát bột, sạn màu xám phong hóa loang lỗ, nâu



Tập dưới: thành phần cuội sỏi thạch anh lộ ra khỏi đáy suối 0.5 – 1.5m.

vàng.
Trầm tích nguồn gốc sông – biển (amQ13cc)
Phân bố ở Hóc Môn, Bắc Bình Chánh. Chúng phân bố từ mặt địa hình tới độ
sâu 23.4m. Trong tập cát màu xám loang lỗ có dấu tích của tảo nước mặn và nước lợ
như: Tharacosphaera saxea, Rhirosolenia styliforus,… và di tích tảo nước ngọt như:
Asterionella gracillima…

o Trầm tích nguồn gốc biển (mQ13cc)

12


Trầm tích này phân bố ở phía Nam Bình Chánh, phía Tây Nam Nhơn Trạch.
Mặt cắt chuẩn được nghiên cứu tại ấp Bà Tiến, xã An Lạc, huyện Bình Chánh. Chúng
phân bố ở độ sâu khoảng 27.0 – 53.0m. Gồm 2 tập từ trên xuống:


Tập trên: thành phần sạn cát, sét màu xám – xám đen, chứa di tích thực

vật hóa than và hóa thạch Forraminifera. Bề dày 15.0m, chúng bị phủ bởi các trầm
tích thuộc hệ tầng Bình Chánh.


Tập dưới: thành phần cát, sét vàng, đáy có ít sạn sỏi. Bề dày 11.0m.

Chúng phủ không chỉnh hợp lên trầm tích cát vàng tím thuộc hệ tầng Thủ Đức, chứa
hóa thạch Foraminifera. Bề dày thay đổi từ 3.0 – 7.0m.
 Thống Holocene, phụ thống dưới – giữa.
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ21-2)
Phân bố trên diện tích hẹp dọc sông Sài Gòn. Tại lỗ khoan nông thường thấy
2 lớp từ trên xuống dưới như sau:


Lớp trên: thành phần cát bột, sét bột màu xám trắng. Bề dày 1.5m.




Lớp dưới: thành phần cát sét, sạn sỏi màu xám trắng – xám vàng phủ

không chỉnh hợp lên các trầm tích hệ tầng Củ Chi.
Trầm tích nguồn gốc sông – biển (amQ21-2)
Phân bố chủ yếu ở Hóc Môn và một phần ở Thủ Đức và rải rác trong khu vực
Quận 2. Mặt cắt nghiên cứu chi tiết tại vách kênh dẫn nước thuộc ấp Lan Nhì, xã
Đông Thạch, huyện Hóc Môn. Tại đây địa tầng gổm 2 lớp từ trên xuống:


Lớp trên: thành phần cát bột sét, màu đen, bở rời.



Lớp dưới: thành phần cát hạt mịn đến trung, màu vàng loang lỗ. Các

nguồn gốc sông, sông – biển không có chứa các di tích cổ sinh, việc xác định tuổi và
nguồn gốc dựa vào đặc điểm thạch học và vị trí địa mạo.
Trầm tích nguồn gốc biển (mQ21-2)
Mặt cắt tại ấp Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh. Các trầm tích này phân bố
ở độ sâu 5.0 – 27.0m. Gồm 2 tập từ trên xuống:


Tập trên: thành phần sét bột, ít cát, màu xám xanh, ít di tích thực vật

màu nâu đen, bị các trầm tích Holocene giữa trên phủ lên. Bề dày 15.0m.


Tập dưới: thành phần cát sạn lẫn ít sét bột, màu xám đen.

 Thống Holocene, phụ thống giữa – trên.

Trầm tích nguồn gốc sông (aQ22-3)
13


Phân bố dọc sông Sài Gòn và một phần Quận 2. Mặt cát gồm 2 lớp từ trên
xuống:
 Lớp trên: thành phần sét lẫn than bùn, màu nâu. Bề dày 0.5 – 1.0m.
 Lớp dưới: thành phần sét cát, màu đen chứa tàn tích thực vật.
Trầm tích nguồn gốc sông – biển (amQ22-3)
Phân bố chủ yếu ở Nhà Bè, Bình Chánh. Mặt cắt chi tiết tại ấp Bà Tiến, xã An
Lạc, huyện Bình Chánh. Gồm có 2 lớp từ trên xuống:


Lớp trên: thành phần sét cát, màu xám đen – xám nhạt, chứa thực vật

phân hủy. Bề dày 4.0m.


Lớp dưới: thành phần sét, màu xám đen, chứa mùn thực vật, phủ chỉnh

hợp trên sét biển xám xanh tuổi Holocene dưới – giữa. Chứa hóa thạch Foraminifera
ở độ sâu 5.0m, tảo nước ngọt ở độ sâu 1.0 – 4.5m, các di tích bào tử phấn hoa ở độ
sâu 2.0 – 5.0m.
Trầm tích nguồn gốc đầm lầy – sông (abQ22-3)
Phân bố ở Quận 12, bán đảo Thanh Đa, dọc rạch Bến Cát và chiếm diện tích
nhỏ ở khu vực dọc sông Sài Gòn. Gồm 3 lớp từ trên xuống:


Lớp trên: thành phần sét, màu xám đen, chứa mùn thực vật. Bề dày 0.1




Lớp giữa: thành phần than bùn, màu nâu đen. Bề dày 0.1 -1.0m.



Lớp dưới: thành phần sét, màu xám nâu, chứa di tích thực vật phân hủy

– 0.3m.

nằm bất chỉnh hợp trên sét biển màu xám xanh nguồn gốc biển.
 Thống Holocene, phụ thống trên.
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ23)
Phân bố thành một dải hẹp dọc hai bên bờ sông Sài Gòn. Thành phần: cát, cát
sạn, bột sét.
Trầm tích nguồn gốc đầm lầy – sông (abQ23)
Phân bố trên diện tích nhỏ ở Hiệp Bình Chánh. Thành phần: sét, bột, cát màu
xám xanh chứa thực vật phân hủy.
1.3. GIỚI THIỆU VỀ MÓNG CÔNG TRÌNH
1.3.1. Khái niệm về móng công trình

14


Móng công trình là một bộ phận kết cấu bên dưới của công trình, nó liên kết
với kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường… Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng
từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.
Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang (không
có độ dốc). Mặt này được gọi là đáy móng. Khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất tự
nhiên gọi là chiều sâu chôn móng.

Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu bê tông, gạch, đá… nên
phần tiếp giáp giữa công trình và nền đất thường được mở rộng thêm, phần này được
gọi là móng (có thể gọi là bản móng). Để tiết kiệm vật liệu, người ta thường giật cấp
hoặc vát góc móng
Đối với móng thường gồm nhưng bộ phận sau:
- Giằng móng (đà kiềng): Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ
lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi giằng móng được kết hợp làm
dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì phải tính toán nó như một dầm trong
kết cấu khung.
- Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường
được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong
cổ móng.
- Móng (bản móng, đài móng): Thường có đáy dạng chữ nhật, bị vát có độ dốc
vừa phải, được tính toán để có kích thước hợp lý.
- Lớp bê tông lót: Thường dày 100, bê tông đá 4x6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa
ximăng mác 50÷100, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước
xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng..
1.3.2. Phân loại móng
Móng nông: Là các loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó lấp đất
lại, độ sâu chôn móng không quá lớn thường từ 1,5÷3m, nhiều trường hợp đặc biệt
chiều sâu chôn móng có thể chọn 5÷6m.
Một số loại móng nông thường gặp: Móng đơn (móng đơn đúng tâm, lệch tâm,
móng chân vịt), móng băng dưới tường, móng băng dưới cột (móng băng một
phương, móng băng giao thoa), móng bè.
-

Móng đơn: Thường có hình vuông hoặc chữ nhật, ngay dưới chân cột và có
tác dụng chia đều tải trọng từ cột xuống nền đất tốt bên dưới. Thông thường
15



×