Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BÀI BÁO CÁO DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM, BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.51 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC
----------

BÀI BÁO CÁO
Đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ và mô tả các yếu tố
nguy cơ của các bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo
đường trong các khoa phòng ở bệnh viện Trung
Ương Huế và bệnh viện trường Đại Học Y Dược
Huế”
Danh sách thành viên:
Lê Đoàn Thùy Dương
Đặng Viết Hãn
Lê Thị Mỹ Hiền
Nguyễn Trung Hiếu
Lại Thế Hòa
Nguyễn Thị Dương Huyền

Huế, 24/10/2018
1


MỤC LỤC

Danh mục viết tắt 3
Lời cảm ơn

4

Đặt vấn đề



5

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6
Đối tượng nghiên cứu

6

Thiết kế nghiên cứu 6
Địa điểm và thời gian nghiên cứu

6

Cỡ mẫu 6
Phương pháp chọn mẫu
Biến số

6

7

Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
Quản lý, xử lý, phân tích số liệu

9

10

Đạo đức nghiên cứu 10
Kết quả nghiên cứu 11

Đặt điểm đối tượng nghiên cứu 11
Tỉ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường 13
Các yếu tố liên quan

13

Bàn luận 19
Kết luận 24
Kiến nghị 25
Tài liệu tham khảo 26

2


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐTĐ: Đái tháo đường.
CNVC: Công nhân viên chức
YTNC: Yếu tố nguy cơ.
THA: Tăng Huyết Áp.
VB/VM: Vòng bụng / Vòng mông.

3


Lời cảm ơn
Để thực hiện đề tài nghiên cứu lần này, chúng em xin được chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
Quý thầy cô trong bộ môn Dịch tễ học, khoa Y tế Công Cộng trường
Đại học Y Dược Huế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức giúp
chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt là cô Hường và cô

Nga là người trực tiếp hướng dẫn chúng em trong đề tài nghiên cứu lần này.
Cán bộ, công nhân viên bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và
bệnh viện Trung Ương Huế, cùng các bệnh nhân ở đây đã giúp đỡ chúng em
nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu.
Vì kiến thức và kĩ năng còn non trẻ nên chúng em không thể tránh
khỏi nhiều sai sót, mong quý thầy cô và các bạn góp ý để đề tài chúng em
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin được chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 24 tháng 10 năm 2018

4


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu con người biết rằng đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối
loạn chuyển hóa, nhưng những biến chứng mà nó gây ra thì gần đây mới
được làm sáng tỏ. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến các bệnh lý khác
rất nặng nề. Ngày nay đái tháo đường được xếp vào nhóm bệnh không lây
cùng với các bệnh phổ biến khác đang được cả loài người - tất cả các quốc
gia, đồng tâm hợp sức phòng chống. Bệnh đái tháo đường cũng được xem là
“đại dịch” ở các nước đang phát triển.
Dự kiến tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng đến 5,4% vào năm 2025, nghĩa là
từ 135 triệu bệnh nhân ĐTĐ năm 1995, sẽ đạt 300 triệu bệnh nhân vào năm
2025, đây là một vấn đề lớn của y tế toàn cầu. [1]
Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF), năm 2013 trên toàn thế giới có
382 triệu người mắc ĐTĐ, vượt xa các dự đoán trước đó, và đến năm 2035,
số người mắc ĐTĐ và 592 triệu người, tăng 55% so với năm 2013 [2]
Ngày nay bệnh ĐTĐ không chỉ chiếm được mối quan tâm của các
chuyên gia y tế, mà còn thu hút sự chú ý của các nhà quản lý xã hội. Các
công trình nghiên cứu trong thời gian qua còn cho thấy trong khi ĐTĐ ở các

nước công nghiệp chủ yếu là lớp người cao tuổi, thì ở các nước đang phát
triển bệnh lại tập trung vào lớp tuổi trẻ (trên 30 đến 64) - là nguồn nhân lực
chính làm ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội- nên đã và đang gây ra
những hậu quả hết sức nặng nề. Cũng theo dự báo của WHO thì trong vòng
20 năm tới, tỷ lệ bệnh sẽ tăng 42% ở các nước công nghiệp, nhưng sẽ là
170% ở các nước đang phát triển.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành (2014), Thực trạng bệnh
đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu
Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp, tỉ lệ
người mắc đái tháo đường là 11,91%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí, Thực trạng bệnh Đái Tháo
Đường ở người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn sa thầy,
huyện sa thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016, tỉ lệ người mắc đái tháo đường là
16,8%.
Qua đó có thể thấy, Việt Nam đang là một quốc gia đang phát triển và
cũng không nằm ngoài sự tác động đang ngày một lớn dần của căn bệnh
ĐTĐ. Vì lý do đó, được sự cho phép và hỗ trợ của bộ môn Dịch Tễ Học,
chúng em đã tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu và đưa ra một số nhận
định dựa trên hai mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ trong các
khoa phòng ở bệnh viện TW Huế.
- Mô tả một số yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh ĐTĐ.
5


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
• Tiêu chuẩn lựa chọn: những bệnh nhân đang điều trị bệnh có đo chỉ
số đường máu đói tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế và bệnh viện

Trung Ương Huế
• Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu,
những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh và những bệnh nhân ở
khoa sản và khoa nhi.
2.2.
Thiết kế nghiên cứu
• Nghiên cứu cắt ngang.
2.3.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
• Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện Đại học Y Dược Huế và bệnh viện
Trung Ương Huế.
• Thời gian nghiên cứu: từ ngày 10 tháng 9 năm 2018 đến ngày 28
tháng 10 năm 2018.
2.4.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
n=
Trong đó:
+ p là kết quả lấy từ nghiên cứu trước
+ n cỡ mẫu nghiên cứu
+ c độ chính xác mong muốn.
Từ đó, ta được n= 360 người.
2.5.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu 2 giai đoạn.
• Chọn ngẫu nhiên các khoa trong hai bệnh viện.
• Trong các khoa chọn ngẫu nhiên những bệnh nhân có đo đường
máu lúc đói.

2.6.


Biến số

Biến số/ Chỉ số
Tuổi=A2

Khái niệm, quy ước biến
Phân loại biến
= Mã hóa giá trị của biến
Tuổi tính theo năm sinh

Biến rời rạc

Phương pháp
và công cụ
thu thập
Phỏng vấn,
6


thu thập bệnh
án
1.Nam
2. Nữ

Giới=A3

Chia thành 5 mức độ:
1.
Không đi học
2.

Tiểu học
Trình độ học vấn=A4
3.
THCS
4.
THPT
5.
ĐH, trên ĐH
Chia thành 4 nhóm:
1.CNVC
Nghề nghiệp= A5
2.Nội trợ
3.Nông dân
4.Khác
Tôn giáo = A6
Chỉ số đường máu
= B1


Không
Lấy kết quả xét nghiệm
đường máu đói
1.
2.

Huyết áp tối đa= B21

Huyết áp tâm thu đo
được


Huyết áp tối thiểu
= B22

Huyết áp tâm trương đo
được

Vòng bụng= B3

Đo vòng bụng đối tượng,
tính bằng centimet, làm
tròn 1 số thập phân

Vòng mông= B4

Đo vòng mông đối
tượng, tính bằng
centimet, làm tròn 1 số
thập phân

Nhị phân

Quan sát

Thứ hạng

Phỏng vấn

Thứ hạng

Phỏng vấn


Nhị phân

Phỏng vấn

Liên tục

Thu thập

Liên tục

Thực hiện đo
2 lần bằng
huyết áp cơ

Liên tục

Thực hiện đo
2 lần bằng
huyết áp cơ

Liên tục

Thực hiện đo
bằng thước
dây phổ biến

Liên tục

Thực hiện đo

bằng thước
dây phổ biến

7


Chiều cao=B5

Chiều cao đối tượng, tính
bằng centimet, làm tròn 1
số thập phân

Liên tục

Thu thập,
phỏng vấn

Cân nặng=B6

Trọng lượng đối tượng,
tính bằng kilogam, làm
tròn 1 số thập phân

Liên tục

Thu thập,
phỏng vấn

Tiền sử bản thân=
B71


1. Có
2. Không

Nhị phân

Thu thập,
phỏng vấn

Tiền sử gia đình=
B72

1. Có
2. Không

Nhị phân

Thu thập,
phỏng vấn

Tăng huyết áp= B73

1. Có
2. Không

Nhị phân

Thu thập,
phỏng vấn


Đái tháo đường= B74

1. Có
2. Không

Nhị phân

Thu thập,
phỏng vấn

Nhị phân

Phỏng vấn

Nhị phân

Phỏng vấn

Uống rượu, bia= B10 1. Có
2. Không

Nhị phân

Phỏng vấn

Uống nước chè= B11 1. Có
2. Không

Nhị phân


Phỏng vấn

Uống cà phê= B12

1. Có
2. Không

Nhị phân

Phỏng vấn

Ăn mặn= B13

1. Có
2. Không

Nhị phân

Phỏng vấn

Ăn rau xanh hoa
quả= B14

1. Có
2. Không

Nhị phân

Phỏng vấn


Lo lắng, căng thẳng= 1. Có
2. Không
B15

Nhị phân

Phỏng vấn

Nhị phân

Phỏng vấn

Hút thuốc lá= B8
Bao nhiêu gói.năm=
B9

Thường xuyên tập
thể dục= B16

1. Có
2. Không
1. Có
2. Không

1. Có
2. Không

8



Chỉ sô BMI

Chỉ số khối cơ thể được
tính bằng
[Cân nặng/ (Chiều cao *
Chiều cao/10000)]

Liên tục

Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
• Phỏng vấn:
Sử dụng bộ câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra được thiết kế
sẵn để phỏng vấn trực tiếp đối tượng thu thập thông tin.
• Thu thập thông tin có sẵn:
Kết quả xét nghiệm và bệnh án của bệnh nhân.
• Khám và đo:
 Đo huyết áp:
Sử dụng máy đo huyết áp cơ, đo huyết áp cánh tay, lấy chỉ số
huyết áp tâm thu, tâm trương. Đối tượng được nghỉ ngơi ít nhất 15
phút trước khi đo, ngồi trên ghế, đặt ngửa tay trái trên bàn ngang mức
tim, cánh tay để trần, quấn băng hơi đã xả hết khí vào cánh tay trên
nếp khuỷu 2cm, thắt vừa băng không để lỏng quá hay chặt quá, không
xắn tay áo lên vì sẽ cản trở tuần hoàn máu, khóa van xả hơi lại, rồi
bóp bóng thổi hơi vào băng lên mức huyết áp tối đa bình thường của
người được đo cộng thêm 30- 40mmHg, đặt ống nghe lên đường đi
của động mạch cánh tay, rồi từ từ mở van xả hơi, mắt nhìn vào cột
thủy ngân. Huyết áp tối đa là giá trị đo được khi nghe thấy tiếng đập
đầu tiên, huyết áp tối thiểu là giá trị đo được khi nghe thấy tiếng đập
cuối cùng hoặc khi thay đổi âm sắc nhỏ dần. Sau khi đo xong mở van
xả hơi hết cỡ cho xả hết hơi ra ngoài, tháo băng khỏi tay người được

đo để đo lại lần 2.
 Đo vòng eo:

2.7.

Phương pháp đo: người được đo đứng thẳng cân đối, tay buông
thõng, ưỡn ngực, nhìn thẳng về phía trước. Đo vào cuối thời kì thở ra.
Vị trí đo: đo ở eo bụng, bụng là điểm dưới bờ dưới của mạng
sườn và điểm trên của mào chậu. Nếu bờ sườn và mào chậu không rõ
phải sờ và đánh dấu các điểm, chia đôi rồi đo qua điểm giữa, chính
xác ở mức mm.
 Đo vòng mông:

9


Phương pháp đo: người được đo đứng thẳng cân đối, cơ mông
chùng, tránh co cơ, thở đều. Đo vào lúc thở ra nhẹ.
Vị trí đo: đo ở mức độ nhô nhất phía sau mấu chuyển lớn của
xương đùi, chiếu ngang qua gò mu. Nếu khó xác định, để bệnh nhân
cử động khớp hang rồi sờ vào đầu mấu chuyển lớn xác định điểm mấu
chuyển. Đo chính xác ở mức mm.
Tính chỉ số BMI
Cách tính: Sử dụng công thức
BMI= cân nặng/ ( chiều cao*chiều cao/ 10000)
 Cân nặng, Chiều cao, Chỉ số đường máu lúc đói được lấy từ
bệnh án và phỏng vấn bệnh nhân.
2.8.
Quản lý, xử lý, Phân tích số liệu
• Số liệu sau khi thu thập được làm sạch trước khi nhập.

• Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 và SPSS Stata20.0 để nhập và xử


-

lý số liệu.
• Quá trình xử lí số liệu phải trải qua các bước sau:
Tạo form nhập số liệu trên phần mềm Epidata và nhập số liệu đã thu

-

thập được vào phần mềm.
Làm sạch số liệu trên phần mềm SPSS: kiểm tra và phát hiện những

-

sai sót trong quá trình nhập số liệu
Xử lý số liệu: dùng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu.
2.9.
Đạo đức nghiên cứu:
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được thông báo về mục tiêu,

-

quyền lợi khi tham gia nghiên cứu.
Các đối tượng có quyền từ chối không tham gia nghiên cứu hoặc chấm

-

dứt nghiên cứu trong bất kỳ thời điểm nào.

Tất cả các thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của

-

đề tài, không phục vụ cho các mục đích khác
Thông tin cá nhân của đối tượng hoàn toàn được giữ bí mật theo yêu

-

cầu của đối tượng.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được đảm bảo tính trung thực.

-

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
10


3.1.1. Phân bố ngẫu nghiên cứu theo tuổi
Bảng 1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi
Nhóm tuổi
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)
10 - 19
6
1,7
20 - 35

33
9,2
36 - 60
153
42,5
>60
168
46,7
Tổng
360
100,0
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 10 - 19 là 6 người chiếm 1,7%; nhóm tuổi từ 20-35
là 33 người chiếm 9,2%; nhóm tuổi từ 36 - 60 là 153 người chiếm 42,5%. Tỷ
lệ cao nhất là nhóm tuổi >60 chiếm 46,7%.
3.1.2. Phân bố ngẫu nghiên cứu theo giới
Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới
Giới
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)
Nam
192
53,3
Nữ
168
46,7
Tổng
360
100,0
Nhận xét: Số lượng nam là 192 chiếm 53,3%. Còn nữ là 168 chiếm 46,7%.


3.1.3. Phân bố ngẫu nghiên cứu theo TĐHV
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ trình độ học vấn của bệnh nhân
Nhận xét: Nhóm tiểu học là 144 chiếm 40%, cao nhất trong 5 nhóm. Nhóm
không đi học là 23 chiếm 6,4% thấp nhất trong 5 nhóm. Nhóm THCS là 102
chiếm 28,3%; nhóm THPT là 54 chiếm 15%; nhóm ĐH, trên ĐH là 37
chiếm 10,3%.
3.1.4. Phân bố ngẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp
Bảng 3: Phân bố mẫu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)
CNVC
34
9,4
11


Nội trợ
Nông dân
Khác
Tổng

29
78
219
360

8,1
21,7
60,8

100,0

Nhận xét: Nhóm CNVC là 34 chiếm 9,4%; nội trợ là 28 chiếm 8,1%; nông
dân là 78 chiếm 21,7%; còn lại nghề nghiệp khác là 219 chiếm 60,8%
3.1.5. Phân bố ngẫu nghiên cứu theo tôn giáo
Bảng 4: Phân bố ngẫu nhiên theo tôn giáo
Tôn giáo
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)

73
20,3
Không
287
79,7
Tổng
360
100,0
Nhận xét: Có tôn giáo là 73 người chiếm 20,3%. Còn không có tôn giáo là
287 người chiếm 79,7%.
3.2.
Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường
ĐTĐ

Không
Tổng

Bảng 5: Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)

80
22,2
280
77,8
360
100,0

Nhận xét: Tỉ lệ không mắc đái tháo đường là 280 người chiếm 77,8%. Tỉ lệ
mắc đái tháo đường là 80 người chiếm 22,2%.
3.3.
Các yếu tố liên
3.3.1. Giới và ĐTĐ

ĐTĐ
Giới
Nam
Nữ
Tổng

quan

Bảng 6: Liên quan giữa giới và ĐTĐ

Không
Tổng
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ

Số lượng
lượng
(%)
(%)
lượng (%)
36
18,8
156
81,2
192
100
44
26,2
124
73,8
168
100
80
22,2
280
77,8
360
100

P (x2)
0,09

12



Nhận xét: P = 0,09 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa hai tỉ lệ nam và nữ
mắc đái tháo đường với độ tin cậy 95%
3.3.2. TĐHV và ĐTĐ
Bảng 7: Liên quan giữa trình độ học vấn và ĐTĐ
ĐTĐ

Không
Tổng
Số
Số
Tỉ lệ
P (x2)
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Trình độ
lượn
lượn (%)
(%)
lượng
(%)
học vấn
g
g
Không đi học
3
13,0
20
87,0
23

100
Tiểu học
41
28,5
103
71,5
144
100
THCS
17
16,7
85
83,3
102
100
0,132
THPT
13
24,1
41
75,9
54
100
ĐH, trên ĐH
6
16,2
31
83,9
37
100

Tổng
80
22,2
280
77,8 360
100
Nhận xét: P = 0,132 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa bệnh đái tháo
đường với trình độ học vấn với độ tin cậy 95%
3.3.3. Nghề nghiệp và ĐTĐ
Bảng 8: Liên quan giữa nghề nghiệp và ĐTĐ
ĐTĐ

Không
Tổng
Nghề
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
nghiệp
lượn
(%)
lượng (%)
lượng
(%)
g
Công nhân
34

100
4
11,8
30
88,2
viên chức
Nội trợ
7
24,1
22
75,9
29
100
Nông dân
14
17,9
64
82,1
78
100
Khác
55
25,1
164
74,9
219
100
Tổng
80
22,2

280
77,8
360
100

P (x2)

0,251

Nhận xét: P = 0,251 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa bệnh đái tháo
đường với nghề nghiệp với độ tin cậy 95%
3.3.4. Độ tuổi và ĐTĐ
Bảng 9: Liên quan giữa độ tuổi và ĐTĐ
ĐTĐ

Không
Tổng
Số
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Độ tuổi
lượn
lượng (%)
(%)
lượng
(%)
g


P (x2)

13


13-35
3
7,7
36
92,3
39
100
36-60
31
20,3
122
79,7
153
100
0,021
>60
46
27,4
122
72,6
168
100
Tổng
80

22,2
280
77,8
360
100
Nhận xét: P = 0,021 < 0,05 nên có sự khác biệt giữa bệnh đái tháo đường với
độ tuổi với độ tin cậy 95%
3.3.5.

Hút thuốc lá và ĐTĐ

Bảng 10: Liên quan giữa hút thuốc lá và ĐTĐ
Tổng

không
Hút
ĐTĐ
Số
Số
Tỉ lệ
P (x2)
Thuốc lá
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượn
lượn (%)
(%)
lượng
(%)

g
g

136
100
26
19,1
110
80,9
Không
224
100
0,27
54
24,1
170
75,9
Tổng
80
22,2
280
77,8
360
100
Nhận xét: P = 0,27 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa đái tháo đường và
hút thuốc lá. Với độ tin cậy 95%.
3.3.6.

Uống
rượu bia


Không
Tổng

Rượu bia và ĐTĐ

Bảng 11: Liên quan giữa uống rượu bia và ĐTĐ
ĐTĐ
Tổng

Không
Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

31
49
80

17,6
26,6
22,2


145
135
280

82,4
73,4
77,8

Số
lượn
g
176
184
360

Tỉ lệ
(%)

P (x2)

100
100
100

0,04

Nhận xét: P = 0,04 < 0,05 nên có sự khác biệt giữa đái tháo đường và uống
rượu bia. Với độ tin cậy 95%
3.3.7. Nước chè và ĐTĐ

Bảng 12: Liên quan giữa uống nước chè và ĐTĐ
ĐTĐ

Không
Tổng
Uống
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
nước chè
lượng
(%)
lượng
(%)
lượn (%)

P (x2)

14



Không
Tổng

49
31
80


26,5
17,7
22,2

136
144
280

73,5
82,3
77,8

g
185
175
360

100
100
100

0,045

Nhận xét: P = 0,045 < 0,05 nên có sự khác biệt giữa uống nước chè với bệnh
đái tháo đường với độ tin cậy 95%
3.3.8.

Uống
cà phê


Cà phê và ĐTĐ

Bảng 13: Liên quan giữa uống cà phê và ĐTĐ
ĐTĐ
Tổng

Không

P
(x2)

Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
(%) lượng
(%)
lượng
(%)

35
20,2
138
79,8
173
100

Không
45
24,1
142
75,9
187
100 0,382
Tổng
80
22,2
280
77,8
360
100
Nhận xét: P = 0,382 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa uống cà phê với
bệnh đái tháo đường với độ tin cậy 95 %
3.3.9. Ăn mặn và ĐTĐ
Bảng 14: Liên quan giữa ăn mặn và ĐTĐ
ĐTĐ

Không
Tổng
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Ăn mặn
lượng

(%)
lượng
(%)
lượng
(%)

30
20,0
120
80,0
150
100
Không
50
23,8
160
76,2
210
100
Tổng
80
22,2
280
77,8
360
100

P (x2)

0,391


Nhận xét: P = 0,391 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa việc ăn mặn với
đái tháo đường với độ tin cậy 95%
3.3.10. Ăn

rau xanh/hoa quả và ĐTĐ

Bảng 15: Liên quan giữa ăn rau xanh/hoa quả và ĐTĐ
Tổng
P (x2)

Không
ĐTĐ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
Ăn rau xanh/
lượn (%)
lượng
(%) lượn (%)
15


hoa quả

g

g



Không
Tổng

66
14
80

20,9
31,8
22,2

250
30
280

79,1
68,2
77,8

316
44
360

100
100
100

0,102


Nhận xét: P = 0,102 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa việc ăn rau xanh/
hoa quả với bệnh đái tháo đường với độ tin cậy 95%
3.3.11. Lo

lắng/căng thẳng và ĐTĐ

Bảng 16: Liên quan giữa lo lắng/căng thẳng và ĐTĐ
Tổng

Không
ĐTĐ
Số
Số
Tỉ lệ
Lo lắng/
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượn
lượn (%)
căng thẳng
(%)
lượng
(%)
g
g

43
21,0

162
79,0
205
100
Không
37
23,9
118
76,1
155
100
Tổng
80
22,2
280
77,8
360
100

P (x2)

0,513

Nhận xét: P = 0,513 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa việc lo lắng/
căng thẳng với bệnh đái tháo đường với độ tin cậy 95%
3.3.12. Tập

thể dục và ĐTĐ

Bảng 17: Liên quan giữa tập thể dục và ĐTĐ

ĐTĐ
Thường xuyên
tập thể dục

Không
Tổng


Số
lượn
g
39
41
80

Không
Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

22,0
22,4
22,2

138

142
280

78,0
77,6
77,8

Tổng
Số
lượn
g
177
183
360

P (x2)

Tỉ lệ
(%)
100
100
100

0,933

Nhận xét: P = 0,993 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa bệnh đái tháo
đường với việc thường xuyên tập thể dục với độ tin cậy 95%
3.3.13. THA và ĐTĐ
16



Bảng 18: Liên quan giữa THA và ĐTĐ
ĐTĐ

Không
Số
lượn
g
50
30
80

THA

Không
Tổng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

20,8
25,0
22,2


190
90
280

79,2
75,0
77,8

Tổng

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

240
120
360

100
100
100

P (x2)

0,370

Nhận xét: P = 0,370 > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa bệnh tăng huyết
áp với bệnh đái tháo đường với độ tin cậy 95%

3.3.14. BMI

BMI

và ĐTĐ

Bảng 19: Liên quan giữa chỉ số BMI với ĐTĐ
ĐTĐ
P (t test)

Không
Số lượng
80
280
Tỉ lệ (%)
22,2
77,8
P = 0,094
Trung bình
21,5
22,2
Độ lệch chuẩn
3,32
3,25

Nhận xét: Trong 360 người được điều tra, có 80 người mắc ĐTĐ có mức
BMI trung bình là 21,5 ; chiếm tỷ lệ 22,2%. Có 280 người không mắc ĐTĐ
có mức BMI trung bình là 22,2 ; chiếm tỷ lệ 77,8%. Tuy nhiên, sự khác biệt
giữa 2 nhóm có mắc và không mắc ĐTĐ không có ý nghĩa thống kê (P >
0,05) với độ tin cậy 95%

3.3.15. Tỉ

lệ vòng bụng/vòng mông và ĐTĐ

Bảng 20: Liên quan giữa tỉ lệ vòng bụng/vòng mông với ĐTĐ
ĐTĐ
P (t test)

không
Số lượng
80
280
TỶ LỆ
Tỉ lệ (%)
22,2
77,8
P = 0,001
VB/VM
Trung bình
0,93
0,89
Độ lệch chuẩn
0,09
0,08

17


Nhận xét:
Trong 360 người được điều tra, có 80 người mắc ĐTĐ có tỷ lệ trung bình

của vòng bụng/vòng mông là 0,93, chiếm tỉ lệ 22,2%. Số người không mắc
bệnh ĐTĐ là 280, với tỷ lệ vòng bụng /vòng mông trung bình là 0,89, chiếm
tỉ lệ 77,8. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có mắc và không mắc ĐTĐ có ý nghĩa
thống kê (P (t test) < 0,05) với độ tin cậy 95%.

Chương 4: BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 360 bệnh nhân ở bệnh
viện Trung ương Huế và bệnh viện Đại học Y Dược Huế, với phương pháp
chọn mẫu hai giai đoạn, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Tất cả các đối tượng
nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn, thăm khám và lấy kết quả đo đường
huyết lúc đói.
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có những nhận xét như sau:
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Theo nghiên cứu số nam chiếm 192 người ( 53,3%), nữ chiếm 168 người
(46,7%). Nhóm tuổi từ 13 - 35 là 39 người chiếm 10,8%; nhóm tuổi từ 36 60 là 153 người chiếm 42,5%, tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi >60 chiếm 46,7%.
Trình độ học vấn cấp Tiểu học có 144 người ( 40,0%), bậc THCS có 102
người ( 28,3%), bậc THPT có 54 người (15,0%), Đại học và trên Đại học có
18


37 người ( 10,3%) và không đi học có 24 người ( 6,4%). Nghề nghiệp có 34
người (9,4%) là Công nhân viên chức, Nội trợ có 29 người (8,1%), Nông
dân có 78 người (21,7%), và nghề nghiệp khác có 219 người (60,8%). Có
tôn giáo là 73 người (20,3%) và không theo tôn giáo có 287 người (79,3%)
4.2. Tỉ lệ mắc ĐTĐ
Qua nghiên cứu, tỉ lệ mắc ĐTĐ tại hai bệnh viện là 22,2% cao hơn So
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành về thực trạng ĐTĐ, tiền ĐTĐ ở
người KHMER tỉnh Hậu Giang (11,91%) là 10,29%, nghiên cứu của
Nguyễn Bá Trí về thực trạng ĐTĐ ở người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên
quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (16,8%) là 5.4%. Lý

giải cho việc này là do nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu ở bệnh nhân ở
bệnh viện nên rất có thể có nhiều bệnh liên quan với nhau, nên việc có nhiều
bệnh nhân bị ĐTĐ hơn so các nghiên của tác giả Nguyễn Văn Lành và
Nguyễn Bá Trí.
4.3. Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh ĐTĐ
- Theo nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tố nguy cơ như nghề nghiệp,
huyết áp, hút thuốc lá, cà phê, ăn mặn, ăn hoa quả, tập thể dục. Mặc dù
không có mối liên quan đến bệnh đái tháo đường nhưng trên thực tế vẫn còn
tồn tại và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo nghiên cứu tình hình
Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tại
phòng BVSKCB tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 thì các yếu tố nguy cơ trên
đều có mối liên quan với bệnh đái tháo đường : tuổi cao, huyết áp cao, BMI,
WHR, lối sống, ăn uống đều làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.
- Giới: trong phân tích của chúng tôi về mối liên quan giữa bệnh đái
tháo đường và các yếu tố nguy cơ, theo kết quả ở bảng 7 không thấy có sự
ảnh hưởng của giới lên bệnh đái tháo đường.
- Trình độ học vấn: Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí năm 2016 tại
tỉnh Kon Tum, người có trình độ học vấn càng thấp có xác xuất mắc bệnh
đái tháo đường càng cao, đặc biệt là những người không biết đọc không biết
viết có xác xuất mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 32,5 lần so với những
người có trình độ học vấn ở mức tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp trở lên.
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành năm 2014 cho thấy tỷ
lệ mắc bệnh giữa các nhóm có học vấn khác nhau rõ rệt, trình độ càng thấp
tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, không có sự
khác biệt giữa trình độ học vấn với tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường.
19


- Nghề nghiệp: Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành năm 2014 về
thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường của người Khmer tại

tỉnh Hậu Giang cho thấy nghề nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người, có thể là do tính chất công việc hay mức độ căng thẳng của công
việc. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường ở nhóm nghề nông là
7,4% và kế đến là nhóm làm thuê, làm mướn là 3,3%, thể hiện đặc trưng dân
số về người dân làm nông khá cao. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của
chúng tôi, chưa thấy sự liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tỉ lệ mắc bệnh
đái tháo đường.
- Tuổi: theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố tuổi có mối liên
quan đối với bệnh đái tháo đường. Nhóm tuổi >60 tuổi có tỉ lệ mắc đái tháo
đường cao nhất (27,4%) cao hơn 7,1% so với nhóm tuổi 36-60 tuổi (20,3%).
Điều này cũng tương tự với kết quả của những nghiên cứu khác như nghiên
cứu của Nguyễn Bá Trí năm 2016, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng dần
theo tuổi, cao nhất ở tuổi 70. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các
nghiên cứu trên là tỉ lệ mắc đái tháo đường càng cao ở những người càng lớn
tuổi. Vì điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, vấn đề sức khỏe, dinh
dưỡng hay tỉ lệ nhiễm khuẩn càng theo chiều hướng tốt hơn, dẫn đến tuổi
thọ cao hơn, dân số ngày càng già hóa, điều này mang ý nghĩa nhóm mắc
bệnh đái tháo đường ở những người cao tuổi ngày càng cao hơn.
- Hút thuốc lá, thuốc lào: Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào không
những có ảnh hưởng đến người bị đái tháo đường mà còn ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người nói chung. Thói quen này có liên quan đến nhiều yếu tố
như trình độ văn hóa, nghề nghiệp, yếu tố xã hội. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Lành ở Hậu Giang cho thấy nhóm người có thói quen hút thuốc
lá mắc đái tháo đường cao gấp 2,2 lần nhóm không hút thuốc lá. Nhưng
nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt giữa đái tháo đường và hút
thuốc lá. Sự khác biệt này có thể là do trong quá trình bị bênh, hoặc trước
đó, bệnh nhân đã bỏ thuốc nên đã không được tính vào những người có hút
thuốc lá, dẫn đến có sự khác biệt này.
- Uống rượu bia: Theo y văn, uống nhiều rượu bia làm giảm hấp thụ
glucose và cũng tăng đề kháng insulin. Có tác động xấu đến con người, gây

ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Lành về hành vi uống rượu bia ở người Khmer tỉnh Hậu Giang
là 46,6%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên là tỷ lệ
20


mắc đái tháo đường cao hơn ở nhóm uống rượu, bia. Vì thế người bệnh đái
tháo đường nên hạn chế uống rượu, tốt nhất là nên không uống rượu.
- Uống nước chè: Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp
chí Diabetes and Metabolism đã chỉ ra những lợi ích tiềm năng của trà khi
nói đến bệnh tiểu đường cũng như bệnh béo phì - một yếu tố nguy cơ của
bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở Nhật Bản còn phát hiện ra
rằng những người uống 6 hoặc nhiều hơn 6 tách trà xanh mỗi tuần, khả năng
phát triển bệnh tiểu đường týp 2 giảm xuống đến 33% so với những người
uống ít hơn 1 tách trà xanh mỗi tuần. Cách ngâm chè cụ thể như sau: chè thô
10g, nước 200ml (khoảng 1 cốc) ngâm chè vào nước nguội khoảng 5 tiếng
đồng hồ, mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần từ 50 – 100ml. Theo nghiên cứu của
chúng tôi, có sự khác biệt giữa uống nước chè với bệnh đái tháo đường với
độ tin cậy 95%, nhưng lại là nhóm người uống nước chè có tỉ lệ mắc bệnh
đái tháo đường cao hơn nhóm người không uống nước chè. Sự đối lập về kết
quả nghiên cứu này, có thể là do cách uống trà, liều lượng uống, cũng như là
chưa có công thức để đánh giá lượng trà uống bao nhiêu là phù hợp.
- Uống cà phê: Nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt giữa
uống cà phê với bệnh đái tháo đường.
- Ăn mặn: tiêu thụ quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ rất quan trọng
đối với đái tháo đường. Theo báo cáo Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh
không lây nhiễm năm 2015, mức tiêu thụ muối hàng ngày ở nam là
10,5g/ngày; ở nữ là 8,3g/ngày/người, trung bình của người Việt Nam là 9,4g,
gần gấp đôi mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là dưới
5g/người/ngày. Khuyến cáo nhóm người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

nên giảm ăn muối để giúp duy trì ngưỡng đường huyết tối ưu, hạn chế biến
chứng do đường huyết tăng gây ra, nhất là nguy cơ biến chứng gây bệnh tim
mạch. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì không có sự khác biệt giữa việc ăn
mặn với ĐTĐ với độ tin cậy 95%. Lý do cho sự không khác biệt này là vì
khi điều tra đối tượng, chúng tôi chỉ đặt câu hỏi có ăn mặn hay không ăn
mặn chứ không dựa vào tiêu chí đánh giá số lượng muối ăn hằng ngày để
xác định đúng đối tượng có ăn mặn hay không. [3]
- Ăn hoa quả: Người bệnh ĐTĐ týp 2, ăn hoa quả có nhiều khả năng
ổn định đường máu, tăng hiệu quả của Insulin, đặc biệt là chất xơ tan trong
nước rất tốt vì nó ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm
đường trong máu tới 30%.
- Lo lắng, cẳng thẳng: Ở những người bị bệnh đái tháo đường, căng
thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu. Vì những người bị căng
thẳng nghiêm trọng thường không chăm sóc tốt cho bản thân, dễ hình thành
thói quen uống rượu, chế độ ăn không lành mạnh và bỏ qua tập thể dục. Từ
đó, đường máu không được kiểm soát tốt. Theo nghiên cứu của chúng tôi,
21


không có sự khác biệt giữa việc lo lắng/ căng thẳng với bệnh đái tháo đường
với độ tin cậy 95%.
- Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng
trong bệnh sinh của đái tháo đường. Theo nghiên cứu tại Hậu Giang của
Trần Ngọc Dung và Nguyễn Văn Lành người ít hoạt động thể lực mắc bệnh
đái tháo đường (20,3%) cao hơn người hoạt động thể lực (8%). Trong nghiên
cứu của Nguyễn Bá Trí người có tính chất công việc nhẹ có xác xuất mắc
bệnh đái tháo đường cao gấp 13,1 lần so với nhóm người có tính chất công
việc. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt giữa hoạt
động thể lực với tỷ lệ mắc đái tháo đường. Lý do có sự khác biệt ở đây là vì
chúng tôi chỉ phỏng vấn hỏi xem họ có tập thể dục hay không, vì vây những

người làm công việc đòi hỏi phải lao động tay chân hay công việc nặng vẫn
không được xem là có hoạt động thể lực.
- Tăng huyết áp: Trong nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí năm 2016 ở
tỉnh Kon Tum, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người tăng huyết áp (6,4%)
cao hơn ở người không tăng huyết áp. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn
Lành, nhóm có tăng huyết áp có tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường cao hơn
nhóm có chỉ số huyết áp bình thường là 8,2%. Nhưng theo nghiên cứu của
chúng tôi, không có sự khác biệt giữa bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo
đường. Lý do khác nhau có thể do khi thực hiện nghiên cứu chúng tôi chỉ
dựa vào chỉ số đo huyết áp ngay lúc đi điều tra, vì vậy có thể bệnh nhân bị
tăng huyết áp đã được uống thuốc trước đó. [4]
- BMI: Trong nghiên cứu tại hai bệnh viện, có 80 người mắc ĐTĐ có
mức BMI trung bình là 21,5+ 3,32; chiếm tỷ lệ 22,2% tăng 7.6% so với
nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí (14,6%). Có 280 người không mắc ĐTĐ có
mức BMI trung bình là 22,2+ 3,25; chiếm tỷ lệ 77,8%. Sự khác biệt giữa 2
nhóm có mắc và không mắc ĐTĐ không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)
cũng giống như nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí.
- Tỷ lệ Vòng bụng/ vòng mông: Trong nghiên cứu những người mắc
ĐTĐ có tỷ lệ trung bình của vòng bụng/vòng mông là 0,93 + 0.09 và số
người không mắc bệnh ĐTĐ có tỷ lệ vòng bụng /vòng mông trung bình là
0,89 + 0.08. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có mắc và không mắc ĐTĐ có ý
nghĩa thống kê ( P (t test) < 0,05). Điều này cho thấy Tỷ lệ vòng bụng/ vòng
mông có liên quan đến bệnh ĐTĐ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ bước đầu tìm hiểu một số
yếu tố liên quan đến bệnh. Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu
mô tả vì vậy việc đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố liên quan với
bệnh đái tháo đường có phần nào hạn chế. Để khẳng định chắc chắn cần có
một nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bệnh, phát hiện sớm để
22



can thiệp và vai trò to lớn của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong
phòng chống bệnh đái tháo đường.

Chương 5: KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu cắt ngang về tình trạng bệnh đái
tháo đường tại hai bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện
Đại học Y dược Huế, thành phố Huế năm 2018, với cỡ mẫu
360, nhóm chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Tỷ lệ mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 22,2%, cao hơn nhiều
so với tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường thời điểm điều tra toàn
quốc 2002-2003
2. Các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường:
- Các biến giới, nghề nghiệp và trình độ học vấn không
có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường
23


- So với các nhóm tuổi, nhóm tuổi 36-60 có tỉ lệ mắc
bệnh đái tháo đường cao hơn
- Các yếu tố hút thuốc lá, ăn mặn, thường xuyên hoạt
động thể dục, thường xuyên ăn hoa quả/ rau xanh, uống cà
phê, lo lắng không liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh đái tháo
đường
- Những người không uống rượu có tỉ lệ mắc bệnh đái
tháo đường cao hơn nhóm người uống rượu 1.5 lần
- Nhóm người uống nước chè có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo
đường cao hơn nhóm người không uống nước chè 1.5 lần

- Các yếu tố BMI và THA không có sự khác biệt đối với
bệnh đái tháo đường.
- Yếu tố vòng bụng/ vòng mông có mối liên quan đối với
tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Tỉ lệ VB/VM trung bình 0,93
có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn tỉ lệ VB/VM trung
bình 0,89

Chương 6: KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu tình hình mắc bệnh đái tháo đường của các bệnh nhân tại
các khoa phòng của bệnh viện Trung Ương Huế và bệnh viện trường Đại
Học Y Dược Huế, có thể nhận thấy tình hình mắc bệnh đái tháo đường đang
có xu hướng gia tăng và có mối liên quan đến một số yếu tố nguy cơ có thể
can thiệp được, vì vậy chúng tôi đề ra một số khuyến nghị sau:
- Cần có một tổ chức triển khai, chỉ đạo việc phòng bệnh
và điều trị chobệnh nhân; kế hoạch phòng chống ĐTĐ phải
toàn diện bao gồm cả phòng bệnh để làm giảm tỷ lệ mới
mắc bệnh trong cộng đồng, giảm hoặc làm chậm sự phát
24


triển của các biến chứng và xây dựng hệ thống chăm sóc
bệnh nhân có chất lượng, nhằm phát hiện sớm các đối tượng
có yếu tố nguy cơ và can thiệp kịp thời.
- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi
bằng nhiều hình thức cho người dân về kiến thức của bệnh đái tháo đường,
tư vấn chế độ dinh dưỡng và luyện tập, đặc biệt chú ý đến vấn đề tầm soát
vòng bụng, vòng mông nhằm phòng chống các yếu tố nguy cơ mắc bệnh,
nâng tầm nhận thức của người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường, đặc
biệt là nhóm đối tượng trên 60 tuổi.
- Tiếp tục mở rộng phạm vi và có những nghiên cứu sâu hơn về diễn

biến bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường để có được sự
đánh giá một cách trung thực, khách quan.
- Tăng cường triển khai công tác khám sàng lọc, nhằm phát hiện bệnh
trong cộng đồng cho đối tượng có yếu tố nguy cơ để điều trị sớm, giảm biến
chứng, giảm gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị cho gia đình và xã hội.

25


×