Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Giáo án KHTN8 SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.98 KB, 121 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐÊ 9: NÂNG CAO SỨC KHỎE TRONG TRƯỜNG HỌC
Tiết 1. Bài 24. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực.
- Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động.
- Mô tả được hoạt động củ các cơ quan thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng
cường sức khỏe.
- Thực hành được các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực.
II. Chuẩn bị
HS nghiên cứu trước thông tin.
III. Tổ chức hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS xác định được loại cơ nào co/dãn khi co tay / khi duỗi tay. Và dự đoán
các động tác co và duỗi có liên quan gì đến hoạt động thể lực.
- Nội dung: HS trả lời 3 câu hỏi:
+ Khi co tay cơ nào ngắn lại, cơ nào dãn ra?
+ Khi duỗi tay, cơ nào ngắn lại, cơ nào dãn ra?
+ Các động tác co và duỗi có liên quan gì đến hoạt động thể lực?
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm.
- Sản phẩm : Khi co tay cơ hai đầu co lại còn cơ ba đầu dãn ra. khi duỗi tay, cơ hai
đầu co lại còn cơ ba đầu dãn ra.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
+ Yêu cầu hs quan sát kĩ H 24.1 / 200 kết hợp với chú thích trong hình, trả lời câu
hỏi:
Khi co tay, cơ nào ngắn lại, cơ nào dãn ra?
Khi duỗi tay, cơ nào ngắn lại, cơ nào dãn ra?
+ Yêu cầu 1-2 hs báo cáo, nhận xét và kiểm tra vở của một vài hs.



Tiếp tục yêu cầu hs thảo luận theo nhóm cho biết:
Các động tác này có liên quan gì đến hoạt động thể lực?
Gọi 1-2 đại diện nhóm báo cáo kết quả.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Mục tiêu: HS hiểu được sự co cơ, vai trò của cơ vân, sự vận động nhờ co cơ, các
phương pháp nâng cao hoạt động thể lực và một số bất thường về hệ cơ do hoạt động
thể lực.
- Nội dung: HS tìm hiểu 5 nội dung:
+ Tìm hiểu về sự co cơ.
+ Tìm hiểu hoạt động của cơ vân trong hoạt động thể lực.
+ Sự vận động của cơ thể nhờ co cơ.
+ Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của cơ.
+ Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Chức năng của cơ quan vận động trong hoạt động thể lực.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
1. Tìm hiểu về sự co cơ.
+ Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin trong tài liệu, kết hợp quan sát H 24.2 / 201, thảo
luận nhóm và:
Giải thích sự thay đổi biên độ của đồ thị ( biểu diên sư thay đổi quá trình co cơ) ?
Gợi ý:
H24.1A: Xảy ra khi chỉ có một kích thích đơn lẻ:
Trong một nhịp co cơ vân gồm có 3 giai đoạn hay còn gọi là 3 pha: giai đoạn tiềm
tàng, giai đoạn co và giai đoạn dãn.
Giai đoạn tiềm tàng là khoảng thời gian ngắn kể từ lúc tác nhân kích thích bắt đầu tác
động lên cơ cho đế khi cơ bắt đầu co.
Tiếp đó là giai đoàn co diễn ra ngay sau giai đoạn tiềm tàng, có biên độ co cơ tăng

dần.


Cuối cùng là giai đoạn dãn có biên độ co cơ giảm dần đến thời điểm ban đầu.
H24.1 B: Xảy ra khi có nhiều xung TK cùng kích thích và khoảng cách giữa các lần
kích thích ngawnns hơn thời gian co đơn lẻ (ở trên) thì cơ co lại khi nhận được kích
thích và chưa kịp dãn ra thì đã bị một xung TK mới kích thích gây co tiếp. Các lần co
cơ nối tiếp nhau trong trường hợp này sẽ tạo ra một đường co cơ tổng hợp có biên đọ
cao dần, cơ co mạnh và kéo dài được gọi là co cứng.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2. Bài 24. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực.
- Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động.
- Mô tả được hoạt động củ các cơ quan thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng
cường sức khỏe.
- Thực hành được các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực.
II. Chuẩn bị
HS nghiên cứu trước thông tin.
III. Tổ chức hoạt động học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Mục tiêu: HS hiểu được sự co cơ, vai trò của cơ vân, sự vận động nhờ co cơ, các
phương pháp nâng cao hoạt động thể lực và một số bất thường về hệ cơ do hoạt động
thể lực.
- Nội dung: HS tìm hiểu 5 nội dung:
+ Tìm hiểu về sự co cơ.
+ Tìm hiểu hoạt động của cơ vân trong hoạt động thể lực.

+ Sự vận động của cơ thể nhờ co cơ.
+ Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của cơ.
+ Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Chức năng của cơ quan vận động trong hoạt động thể lực.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
2. Tìm hiểu vai trò của cơ vân trong hoạt động thể lực.
Hs làm bài tập điền từ /201.
Đáp án: Cơ vân – theo ý muốn – cử động.


3. sự vận động nhờ co cơ.
Yêu cầu hs đọc và thảo luận nội dung đoạn thông tin trong SHD / 201.
→ Để tăng cường khả năng làm việc của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần lao động
vừu sức, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3. Bài 24. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực.
- Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động.
- Mô tả được hoạt động củ các cơ quan thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng
cường sức khỏe.
- Thực hành được các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực.
II. Chuẩn bị
HS nghiên cứu trước thông tin.

III. Tổ chức hoạt động học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Mục tiêu: HS hiểu được sự co cơ, vai trò của cơ vân, sự vận động nhờ co cơ, các
phương pháp nâng cao hoạt động thể lực và một số bất thường về hệ cơ do hoạt động
thể lực.
- Nội dung: HS tìm hiểu 5 nội dung:
+ Tìm hiểu về sự co cơ.
+ Tìm hiểu hoạt động của cơ vân trong hoạt động thể lực.
+ Sự vận động của cơ thể nhờ co cơ.
+ Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của cơ.
+ Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Chức năng của cơ quan vận động trong hoạt động thể lực.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
4. Tìm hiểu hoạt động thể thao với sự phát triển của các cơ.
+ Yêu cầu hs đọc và thảo luận theo nhóm nội dung của đoạn thông tin / 202.
→ Khi các cơ không được hoạt động hoặc ít hoạt động sẽ giảm kích thước hoặc teo.


Khi hoạt động cơ mạnh mẽ trong một thời gian kéo dài có thể làm cơ tăng kích
thước (sự nở cơ).
5. Tìm hiểu một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực
+ Yêu cầu hs làm việc cặp đôi quan sát kĩ các hình trong bảng 24. Nối thông tin ở cột
B sao cho phù hợp với hình ảnh tương ứng trong cột A.
+ GV nhận xét đánh giá.
+ Yếu cầu hs nhắc lại nhứng nội dung chính đã được tìm hiểu trong bài và chốt lại
kiến thức toàn bài cho hs.



Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4. Bài 24. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực.
- Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động.
- Mô tả được hoạt động củ các cơ quan thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng
cường sức khỏe.
- Thực hành được các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực.
II. Chuẩn bị
HS nghiên cứu trước thông tin.
III. Tổ chức hoạt động học
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Tìm hiểu biện pháp tăng cường thể lực.
- Yêu cầu hs qua sát các hình 24.4 – 24.7, thảo luận nhóm và nêu vai trò của từng
hoạng động để tăng cường thể lực.
+ Tập thể dục: làm cho cơ thể phát triển thể hiện ở sức bền độ đàn hồi và linh hoạt của
cơ tăng lên; tăng hệ thống miễn dịch; tốt cho tim mạch….
+ Chạy bộ: cải thiện chức năng tim và phổi; giảm mỡ trong máu; thúc đảu quá trình
TĐC;
Năng cao sức đề kháng; làm chậm quá trình lão hóa; thúc đẩy nhu động ruột và dạ
dày; phòng ngừa bệnh táo bón.
+ Bơi lội: Phòng trị bệnh viêm khớp; cải thiện tim mạch, hô hấp; tạo nên độ khỏe
khoắn, dẻo dai cho chân, lưng, vai và các cơ bắp cánh tay…
+ Thể dục dụng cụ: giúp cơ thể dẻo dai, phát triển chiều cao, cân nặng, cơ bắp phát
triển; giúp xương chắc khỏe; tăng khẳ năng ghi nhớ cho lão bộ.
+ Bóng đá: Giảm cân; cơ bắp khỏe mạnh; cải thiện sức khỏe tim mạch; biết đoàn kết
với mọi người.
2. Phương pháp phòng chống một số chấn thương khi hoạt động thể lực



- Yêu cầu hs quan sát kĩ các hình 24.8 – 24.10, thảo luận nhóm mô tả thao tác tiến
hành xử lí khi bị chần thương do hoạt động thể lực đối với từng bức hình.
+ Bó chân khi bị bong gân: cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ; sau đó chờm lạnh (bằng
cách dùng nước đá đạp thành cục nhỏ cho vào túi nilon đặt túi nước đá này lên vụng bị
bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng tránh cho nước đá không tiếp xúc
trực tiếp với da có thể gây bỏng lạnh); dùng băng thun băng nhẹ nhàng không ép quá
cũng không lỏng quá và băng theo kiểu lợp ngói).và kê cao chi ( Nếu là chân thì gác
chân lên gối ôm, nếu là tay thì treo tay và cổ) .
+ Xoa bóp khi bị chuột rút: dừng vận động; cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn
bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ (nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên
vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng):
* Nếu bị chuột rút ở cẳng chân thì nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đồi
ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
* Nếu bị chuột rút bắp đùi nên nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao
gót chân tay kia động thời ấn đầu gối xuống.
* Nếu chuột rút cơ xương sườn thì nên hít thở thật sâu để thư giãn cơ hoành đồng
thời xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
+ Vận động chống căng cơ: phải dừng ngay lao động, tập luyện sau đo chờm lạnh
ngay tại chỗ 10- 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1h. tránh không để đá lạnh trực
tiếp lên vùng da bị căng cơ. (chờm khoảng 1-3 ngày).


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5. Bài 24. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về hoạt động thể lực.
- Mô tả được chức năng của các cơ quan vận động.

- Mô tả được hoạt động củ các cơ quan thể lực của cá nhân và cộng đồng để tăng
cường sức khỏe.
- Thực hành được các phương pháp nâng cao hoạt động thể lực.
II. Chuẩn bị
HS nghiên cứu trước thông tin.
III. Tổ chức hoạt động học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Yêu cầu hs thảo luận và viết báo cáo theo nhóm về các vấn đề sau; và báo cào lại kết
quả tìm hiểu vào tiết sau.
+ Vai trò của luyenj tập thể lực.
+ Những tác hại của vận động sai tư thế.
+ Các biện pháp bảo vệ hệ vận động.
+ Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể do hoạt động thể lực không đúng cách
+ Vai trò của các biện pháp tăng cường thể lực
+ Viết bài tuyên truyền về hoạt động thể dục thể thao.
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao tập thể
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao thể lực
- Tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của của các bệnh về cơ và xương.
E. HỌAT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV hướng dẫn hs tìm hiểu thông tin trong tài liệu / 205 tài liệu trên mạng internet,
trao đổi với người thân, cộng đồng : hãy giải thích sự thay đổi của hoạt động thể lực
khi nâng các vật có trọng lượng khác nhau.
Báo cáo kết quả vào tiết sau.


Ngày soạn:
Này dạy:
TIẾT 6. BÀI 25. CƠ THẺ KHỎE MẠNH (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh.

- Mô tả được chỉ số định lượng thể lực của cơ thể
- Mô tả dược các kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
- Phan tích được những hành vi sức khỏe lanh mạnh và không lành mạnh.
- Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS mô tả những điểm khác biệt về hình thể giữa hai người trong hình và
bước đầu đưa ra khái niệm thế nào là người có cơ thể khỏe mạnh.
- Nội dung: HS quan sát hình.
+ Tìm điêmr khác biệt về hình thể giữa hai người trong hình?
+ Đưa ra khái niệm vè người có cơ thể khỏe mạnh.
- Phương thức hoạt động: HS làm việc theo nhóm.
- Sản phẩm : HS đưa ra được câu trả lời cho 2 yêu cầu trong phần nội dung.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
+ Yêu cầu hs quan sát kĩ hình 25.1 / 206,
Hãy mô ta những điểm khác biệt giữa 2 người trong hình.
Thế nào là người khỏe mạnh?
Gọi đại diện 1-2 nhóm hs báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Gv dựa vào những ý kiến của các nhóm hs bá cáo để đẫn dắt hs vào hoạt động hình
thành kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về cơ thể khỏe mạnh, các chỉ số định lượng thể
lực của cơ thể, nắm được các kĩ năng rèn luyện cơ thể, phân biệt được những hành vi
sức khỏe lành mạnh và những hành vi sức khỏe không lành mạnh.
- Nội dung: HS tìm hiểu 6 nội dung:

+ Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau.
+ Tìm hiểu chỉ số khối lượng BMI.
+ Tìm hiểu chỉ số thể lực Pignet.
+ Tìm hiểu về hành vi sức khỏe.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Câu trả lời cho từng nội dung tìm hiểu.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
1. Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh
+ Yêu càu hs làm việc cá nhân làm bài tập điền từ / 206, 207.
+ Kiểm tra bài làm của một số hs.
+ Đáp án:
1- Bề ngoài

2- Minh mẫn

3- Bên trong

4- Thể chất

5- Trạng thái

6- Tinh thần.


Ngày soạn:
Này dạy:

TIẾT 7. BÀI 25. CƠ THẺ KHỎE MẠNH (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh.
- Mô tả được chỉ số định lượng thể lực của cơ thể
- Mô tả dược các kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
- Phan tích được những hành vi sức khỏe lanh mạnh và không lành mạnh.
- Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về cơ thể khỏe mạnh, các chỉ số định lượng thể
lực của cơ thể, nắm được các kĩ năng rèn luyện cơ thể, phân biệt được những hành vi
sức khỏe lành mạnh và những hành vi sức khỏe không lành mạnh.
- Nội dung: HS tìm hiểu 6 nội dung:
+ Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau.
+ Tìm hiểu chỉ số khối lượng BMI.
+ Tìm hiểu chỉ số thể lực Pignet.
+ Tìm hiểu về hành vi sức khỏe.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Câu trả lời cho từng nội dung tìm hiểu.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
2. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể.


+ Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ nội dung bảng 25.1 / 207, trao đỏi với bạn bên cạnh rồi rút

ra nhận xét , so sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam giới và nữ giới?
+ GV quan sát, kịp thời phát hiện và giúp đỡ những hs gặp khó khăn
+ Kiểm tra kết quả của một vài cặp hs.
→ Tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể là tổng khối lượng mỡ trong cơ thể của bạn chia cho tổng
trọng lượng của cả cơ thể (cơ bắp, xương, nước…)
Tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể là một chỉ số khá tốt để chuẩn đoán nguy cơ mắc bệnh. Nếu
tỉ lệ này ở mức càng cao( đặc biệt lớp mỡ tập trung xung quanh vùng bụng) thì nguy
cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm xương khớp và một số loại ung thư càng lớn.
Tỉ lệ mỡ trong cơ thể nữ giới cao hơn so với nam giới, nhưng cơ thể nữ giới trông sẽ
gọn gàng hơn nhiều so với nam giới vì ở nữ giới còn có % chất béo tự nhiên tích trong
ngực, mông và hông của họ.
3. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau.
+ Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ nội dung bảng 25.2 / 207, trao đỏi với bạn bên cạnh rồi rút
ra nhận xét, so sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể người giữa các đối tượng khác nhau ? Từ đó
nêu rõ vai trò của vận động đối với sức khỏe con người?
+ GV quan sát, kịp thời phát hiện và giúp đỡ những hs gặp khó khăn
+ Kiểm tra kết quả của một vài cặp hs.
→ Tỉ lệ mỡ trong cơ thể ở các đối tượng khác nhau thì khác nhau: đối tượng càng vận
động nhiều thì tỉ lệ mỡ trong cơ thể càng thấp. ngược lại. đói tượng nào càng ít vận
động thì tỉ lệ mỡ trong cơ thể càng cao.
Biện pháp để loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp.
- Thường xuyên vận động cơ thể thông qua các bài luyện tập là biện pháp hữu hiệu
giúp bạn giảm bớt lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.


Ngày soạn:
Này dạy:
TIẾT 8 . BÀI 25. CƠ THẺ KHỎE MẠNH (tiết 3)
I. Mục tiêu

- Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh.
- Mô tả được chỉ số định lượng thể lực của cơ thể
- Mô tả dược các kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
- Phan tích được những hành vi sức khỏe lanh mạnh và không lành mạnh.
- Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về cơ thể khỏe mạnh, các chỉ số định lượng thể
lực của cơ thể, nắm được các kĩ năng rèn luyện cơ thể, phân biệt được những hành vi
sức khỏe lành mạnh và những hành vi sức khỏe không lành mạnh.
- Nội dung: HS tìm hiểu 6 nội dung:
+ Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau.
+ Tìm hiểu chỉ số khối lượng BMI.
+ Tìm hiểu chỉ số thể lực Pignet.
+ Tìm hiểu về hành vi sức khỏe.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Câu trả lời cho từng nội dung tìm hiểu.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
4. Chỉ số khối lượng cơ thể BMI


+ Yêu cầu hs nghiên cữu kĩ nội dung bảng 25.3 / 208. Thảo luận nhóm về chỉ số BMI
giữa các đối tượng khác nhau? Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe
con người?

+ GV quan sát, kịp thời phát hiện và giúp đỡ những nhóm hs gặp khó khăn
+ Kiểm tra kết quả của một vài nhóm hs.
→ Chỉ số BMI của cơ thể được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người
nào đó có béo phì, thừa cân, hay quá gầy hay không. Tính chỉ số BMI là một phương
pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một người. trong dó chỉ số BMI của
một người châu Á luôn nhỏ hơn chỉ số BMI của một người theo tổ chức y tế thế giới.
- Biện pháp:
Tăng cường hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao.
Ăn uống điều độ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Hạn chế sử dụng các đồ uống kích thích.
Ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí.
……
5. Chỉ số thể lực Pignet
+ Hs làm việc cá nhân:
Đánh giá thể lực theo Pignet thực chất là so sánh giữa chiều cao và bề ngang của thân
thể.
Theo công thức tính Pignet ta thấy chỉ số này càng bé thì thể lực càng tốt.
Do chiều cao của người Việt Nam thấp nên chỉ số Pignet là rất tốt nhưng điều đó chưa
hẳn đã phản ánh đúng thực tế.
6. Hành vi sức khỏe
+ Hs làm việc cá nhân:
Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra các yếu tố tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể có lợi hoặc có hại cho
sức khỏe.
+ Hs nghiên cứu lấy các ví dụ cho mội nội dung tương ứng trong cột 3 bảng 25.5.
Ví dụ:


- Hành vi sức khỏe lành mạnh: tiêm chủng cho trẻ, tập thể dục thể thao, thực hành
vệ sinh môi trường….

- Hành vi sức khỏe không lành mạnh: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tiêm chích
ma túy, ăn uống chưa vệ sinh…
- Hành vi sức khỏe trung gian: một số bà mẹ đeo vòng bạc cho trẻ em để tránh gió,
tránh bệnh. Với các loại hành vi trung gian này thì không cần phải tác động để loại bỏ,
đôi khi cần khai thác những khía cạnh có lợi của hành vi này đối với sức khỏe. ví dụ:
hướng dẫn bà mẹ theo dõi độ chặt, lỏng của vòng cổ tay, cổ chân để đánh giá tình
trạng tăng trưởng của trẻ.
+ Yêu câu hs nhắc lại những nọi dung chính của cả bài.
+ GV nhận xét và chaaof kiến thức toàn bài.


Ngày soạn:
Này dạy:
TIẾT 9. BÀI 25. CƠ THẺ KHỎE MẠNH (tiết 4)
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh.
- Mô tả được chỉ số định lượng thể lực của cơ thể
- Mô tả dược các kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
- Phan tích được những hành vi sức khỏe lanh mạnh và không lành mạnh.
- Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Tìm hiểu các hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh.
+ Yêu cầu hs làm việc cá nhân, quan sát kĩ các bức hình trong bảng 25.6 /209 và đánh
dấu tích vào ô tương ứng mà em cho là đùng.
+ Gọi một vài hs báo cáo kết quả và kiểm tra vở ghi của một số hs.
2. Tìm hiểu biện pháp bảo vệ sức khỏe.
a, Biện pháp rửa tay hợp vệ sinh:

- rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và sau khi chuẩn bi xong thức ăn.
- Rửa tay trước khi ăn uống.
- Rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
- Rửa tay sau khi xử lí rác thải.
…….
Quy trình rửa tay: Làm ướt tay bằng nước sạch bà thoa xà bông lên tay.
Chà cọtất cả các mặt của hai bàn tay ít nhất khoảng 20 giây.
Rửa lại tay bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
b. Tác dụng của việc dùng màn khi ngủ:
sử dụng màn tránh muỗi đốt để phòng ngừa các bệnh do muỗi truyền.
3. Tự đánh giá cho sức khỏe


Gvyeeu cầu mỗi hs tự thực hành đo các kích thức của cơ thể, tính chie số BMI, Pignet
của mình. Từ đó đánh giá sức khoet của cá nhân qua các tiêu chuẩn trong bảng 25.3 và
25.4.


Ngày soạn:
Này dạy:
TIẾT 10. BÀI 25. CƠ THẺ KHỎE MẠNH (tt)
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh.
- Mô tả được chỉ số định lượng thể lực của cơ thể
- Mô tả dược các kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
- Phan tích được những hành vi sức khỏe lanh mạnh và không lành mạnh.
- Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS viết báo cáo theo các nội dung trong SHD
- Nội dung: HS tìm hiểu 6 nội dung:
+ Tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
+ Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau.
+ Tìm hiểu chỉ số khối lượng BMI.
+ Tìm hiểu chỉ số thể lực Pignet.
+ Tìm hiểu về hành vi sức khỏe.
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Câu trả lời cho từng nội dung tìm hiểu.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
HD Hs về nhà tìm hiểu, viếu báo cáo theo các nội dung trong SHD


Ngày soạn:
Này dạy:
TIẾT 11. BÀI 25. CƠ THẺ KHỎE MẠNH (tt)
I. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm về cơ thể khỏe mạnh.
- Mô tả được chỉ số định lượng thể lực của cơ thể
- Mô tả dược các kĩ năng rèn luyện sức khỏe.
- Phan tích được những hành vi sức khỏe lanh mạnh và không lành mạnh.
- Thực hành tự đánh giá sức khỏe cá nhân thông qua các chỉ số thể lực.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu.
III. Tổ chức hoạt động học.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

- Mục tiêu: HS tự tìm hiểu thông tin về vai trò của chất khoáng đối với cơ thể, rồi viết
bài tuyên truyền trong cộng đồng về vai trò của các chất khoáng đối với sức khỏe con
người.
- Nội dung: HS tìm hiểu nội dung theo yêu cầu
- Phương thức hoạt động: làm việc cá nhân kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc
cặp đôi.
- Sản phẩm : Câu trả lời cho từng nội dung tìm hiểu.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
Giáo viên hướng dẫn hs về nhà tự tìm hiểu thông tin về vai trò của chất khoáng đối
với cơ thể, rồi viết bài tuyên truyền trong cộng đồng về vai trò của các chất khoáng đối
với sức khỏe con người.
+ Bái cáo lại với gv và chia sẻ với các bạn vào tiết học sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 12 .BÀI 26

PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ
VÀ CONG VẸO CỘT SỐNG

I. Mục tiêu
- nêu được đặc điểm phân biệt ba dạng khác nha của taatk khúc xạ: cận thị, viễn thị,
loạn thị.
- Nêu được hậu quả và phân tích được nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ.
- Trình bày được phương pháp phòng và chống tật khúc xạ.
- Nhận dạng được người bị tật cong vẹo cột sống qua quan sát tư thế ngồi, đứng, cúi
của họ.
- Phân tích được nguyên nhân dẫn đễn tật cong vẹo cột sống.

- Trình bày được phương pháp phòng chống tật cong vẹo cột sống.
- Chủ động thực hiện các biện pháp về dinh dưỡng, thể thao, tư thế ngồi, đứng… để
phòng, chống tật khúc xạ và cong vẹo cọt sống.
- Nhắc nhở, tuyên truyền mọi người phòng, chống tật khúc xạ và cong vẹo cọt sống.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu
GV: chuẩn bị 10-15 hình ảnh liên quan đền nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS mô tả những điểm khác biệt về hình thể giữa hai người trong hình và
bước đầu đưa ra khái niệm thế nào là người có cơ thể khỏe mạnh.
- Nội dung: HS quan sát hình.
+ Tìm điểm khác biệt về hình thể giữa hai người trong hình?
+ Đưa ra khái niệm vè người có cơ thể khỏe mạnh.
- Phương thức hoạt động: HS làm việc theo nhóm.
- Sản phẩm : HS đưa ra được câu trả lời cho 2 yêu cầu trong phần nội dung.
- Phương án kiểm tra: Kiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:


+ GV chiếu lần lượt 10 hình ảnh liên quan đến nôi dung bài học
+Yêu cầu 2 nhóm hs tham gia trò chơi nhìn hình đoán chữ và viết cụm từ thể hiện nội
dung của hình ảnh lên bảng trong thời gian 30 giây.
+ Sau khi đoán các hình xong, tiếp tục yêu cầu 2 nhóm thảo luận câu hỏi:
Những cụm từ nhóm mình vừa viết thuộc những vấn đề nào của tật khúc xạ và cong
vẹo cột sống?
+ Đội nào trả lời đúng hơn, nhanh hơn, đội đó chiến thắng.
+ GV nhận xét chung về ý thức hoạt động khởi động của các đội và dẫn dắt vấn đề vào
bài.
.



Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT13 .BÀI 26. PHÒNG CHỐNG TẬT KHÚC XẠ
VÀ CONG VẸO CỘT SỐNG
I. Mục tiêu
- nêu được đặc điểm phân biệt ba dạng khác nha của taatk khúc xạ: cận thị, viễn thị,
loạn thị.
- Nêu được hậu quả và phân tích được nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ.
- Trình bày được phương pháp phòng và chống tật khúc xạ.
- Nhận dạng được người bị tật cong vẹo cột sống qua quan sát tư thế ngồi, đứng, cúi
của họ.
- Phân tích được nguyên nhân dẫn đễn tật cong vẹo cột sống.
- Trình bày được phương pháp phòng chống tật cong vẹo cột sống.
- Chủ động thực hiện các biện pháp về dinh dưỡng, thể thao, tư thế ngồi, đứng… để
phòng, chống tật khúc xạ và cong vẹo cọt sống.
- Nhắc nhở, tuyên truyền mọi người phòng, chống tật khúc xạ và cong vẹo cọt sống.
II. Chuẩn bị
HS: nghiên cứu trước tài liệu
GV: chuẩn bị 10-15 hình ảnh liên quan đền nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm phân biệt các dạng tật khúc xạ, nguyên nhân, hậu
quả và các biện pháp phòng chống tật khúc xạ; đặc điểm nhận dạng người bị tật cong
vẹo cột sống, hậu quả và các phương pháp phòng chống tật cong vẹo cột sống.
- Nội dung: HS tìm hiểu về :
+ Tật khúc xạ.
+ Tật cong vẹo cột sống.
- Phương thức hoạt động: HS làm việc theo nhóm.



- Sản phẩm : HS nêu được đặc điểm phân biệt các dạng tật khúc xạ, đặc điểm nhận
dạng người bị tật cong vẹo cột sống, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng
chống.
- Phương án kiểm tra: Khiểm tra vở ghi và kiểm tra theo nhóm.
- Tiến trình:
+ GV chia lớp thành 2 nhóm lớn:
Nhóm I: Gồm các bàn 1,3,5,7,9.
Nhóm II: Gồm các bàn 2,4,6,8,10.
+Yêu cầu:
Nhóm I: Nghiên cứu thông tin mục 1 trong SHD /215,116,217,218 -Tìm hiểu
và làm báo cáo về chủ đề: “Tật khúc xạ” với các nội dung: các dạng tật khúc xạ,
nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp phòng chống tật khúc xạ.
Nhóm II: Nghiên cứu thông tin mục 2 trong SHD /218,219 - Tìm hiểu và làm
báo cáo về chủ để: “Tật cong vẹo cột sống” nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống,
hậu quả và các phương pháp phòng chống tật cong vẹo cột sống.
+ Hướng dẫn các nhóm trình bày báo cáo dưới dạng sơ đồ tư duy.
+ Tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp ( khuyến khích tất cả các thành
viên trong nhóm tham gia báo cáo).
+ Tổ chức cho các thành viên nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.
+ GV nhận xét chung về ý thức hoạt động của các nhóm , sản phẩm của từng nhóm và
chốt lại kiến thức toàn bài.
1. Tật khúc xạ
a) Cận thị:
- Biểu hiện: Chỉ nhìn rõ được những vật gần ( cách mắt < 20 cm), nhìn xa không rõ.
- Nguyên nhân: Do di truyền
Do đặc điểm cấu trúc nhãn cầu ( nhẫn cầu dài).
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất ( thiếu vitamin A, vitamin B2…)
Do đọc sách hoặc làm việc phải dùng mắt nhìn chăm chú ở khoảng

cách gần, trong thời gian quá lâu và ở trong điều kiện ánh sáng không thích hợp.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×