Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nghiên cứu giâm hom trà hoa vàng sơn động (camelia euphlebia) và trà hoa vàng ba vì (c tonkinensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong khi khoa học công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói
riêng đã và đang ngày càng phát triển đem lại cho con người những thành quả hết sức
to lớn, đặc biệt, đã tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao thì
phương thức nhân giống truyền thống trong đó có hình thức nhân giống bằng hom
vẫn được áp dụng phổ biến không chỉ với cây lâm nghiệp mà với cả cây nông nghiệp
và cây cảnh. Lý do là vì nhân giống bằng phương pháp giâm hom có kỹ thuật đơn
giản, hệ số nhân tương đối cao, đặc biệt là chi phí lại khá thấp nên giá thành cây con
thường rẻ hơn các hình thức nhân giống khác.
Chính vì vậy, để kết thúc khoá học, đồng thời bước đầu làm quen với công việc
thực tiễn, được sự đồng ý của bộ môn Giống và Công nghệ sinh học – Khoa Lâm học,
tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu giâm hom Trà hoa vàng Sơn Động (Camelia Euphlebia) và Trà
hoa vàng Ba Vì (C. tonkinensis)"
Sau hơn ba tháng làm việc nghiêm túc và khẩn trương, với tinh thần nghiên
cứu học hỏi đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành.
Qua đây,cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo
trong bộ môn, cùng các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài, đặc biệt là GS. TS Ngô Quang Đê - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của trung tâm
Giống và Công nghệ sinh học trường Đại học Lâm nghiệp.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song do bước đầu làm quen và do trình độ
bản thân, thời gian có hạn nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi
rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để khoá luận
đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Xuân Mai, tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Lê



PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới rất phong phú và đa dạng. Việc kinh doanh rừng
không chỉ đơn thuần là kinh doanh các sản phẩm từ gỗ mà cần phải quan tâm đến các
loại lâm sản phụ cũng như phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng. Trong các hệ sinh
thái rừng có rất nhiều các loài cây không cho gỗ nhưng lại cho các sản phẩm có giá trị
lớn hơn gỗ rất nhiều lần. Việc tận dụng các nguồn tài nguyên ngoài gỗ, kinh doanh
rừng tổng hợp, có khoa học là một hướng đi đúng đắn, có nhiều triển vọng vì vừa đáp
ứng được mục tiêu kinh tế, vừa đảm bảo tính cân bằng, ổn định của hệ sinh thái rừng,
đảm bảo được đa dạng sinh học.
Ngày nay, khi điều kiện kinh tế của nhân dân ta được phát triển hơn, cuộc sống
vật chất được nâng cao lên thì ngoài nhu cầu về kinh tế, các nhu cầu về giải trí, thẩm
mỹ cũng được mọi người trong xã hội chú trọng hơn. Việc gây trồng cây cảnh và thú
chơi cây cảnh đã trở thành nhu cầu ngày càng cao, vì nó làm cho chất lượng cuộc
sống được nâng lên, làm thư giãn và dịu đi những căng thẳng mệt nhọc của con người
sau những ngày làm việc mệt nhọc và giúp con người ngày càng hướng tới cái "chân,
thiện, mỹ".
Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người chơi hoa thì cần phải tạo ra
các loài hoa có hình dáng, màu sắc và hương thơm phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Ngoài các loài đã được thuần hoá, trồng rộng rãi cần phải nghiên cứu các loài ngoài tự
nhiên để gây trồng, nhân giống hoặc lai tạo giống mới.
Một trong các sản phẩm phụ của rừng là các loài thuộc chi Chè (Camellia). Chi
Chè thuộc họ Chè (Theace) là chi có nhiều loài có nhiều tác dụng đã được biết đến
như vừa cho gỗ, vừa cho gỗ, vừa thu hái lá, búp để uống, lấy tinh dầu, làm tinh dầu,
làm dược liệu và đặc biệt là các loài trà hoa có hình thái thân, lá, hình dạng và màu
sắc hoa đẹp, hương thơm quyến rũ được trồng làm cảnh, giải trí. Tuy nhiên đứng
trước tình trạng suy thoái tài nguyên rừng như hiện nay cả về trữ lượng, diện tích và
chất lượng rừng do chiến tranh, do bùng nổ dân số và do các nguyên nhân khác đã
gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, hoàn cảnh sống thay đổi làm cho
nhiều loài sinh vật bị giảm sút về số lượng, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Loài Trà hoa

vàng Sơn Động và Trà hoa vàng Ba Vì có hoa đẹp, lá nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt
rất có triển vọng trong lĩnh vực cây cảnh và dược liệu cũng nằm trong tình trạng báo
động do hậu quả của việc mất rừng cùng với sự thiếu hiểu biết của người dân địa
phương về giá trị cũng như đặc tính của loài cây này. Ở nhiều nơi chúng bị chặt để
làm nương rẫy hay làm củi đun.

PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1: Lược sử nghiên cứu và thành tựu của nhân giống sinh dưỡng (Vegatation
propagation)
Nhân giống sinh dưỡng là một bộ phận của nhân giống vô tính (asesual
propagation). Vì nhân giống vô tính bao gồm cả nhân giống bằng bào tử (propagation
of spore) và nhân giống sinh dưỡng.
Nhân giống sinh dưỡng là sự nhân giống từ một bộ phận sinh dưỡng của cây
như: lá, cành, thân, củ, mô phân sinh hoặc sự tiếp hợp các bộ phận sinh dưỡng (ghép)
để tạo thành cây mới. Nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống bằng hom, chiết
cành, ghép cây, nuôi cấy mô phân sinh.
Nhân giống bằng hom là một hình thức của nhân giống sinh dưỡng, là phương
pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, một đoạn cành, một đoạn rễ để tạo ra cây mới
gọi là cây hom.
Khác với những cây mọc từ hạt, những cây mọc từ hom có ưu điểm là giữ được
đặc tính di truyền tốt của cây mẹ, cây sinh trưởng nhanh, sớm ra hoa kết quả. Vì thế
phương pháp nhân giống bằng hom từ lâu đã được áp dụng rộng rãi trong nghề làm
vườn như trồng cây ăn quả, trồng hoa và cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng
thu nhập cho người lao động. Ngoài ra đối với những cây mà hạt giống hiếm (cây khó
ra hoa kết quả) hoặc trồng rừng bằng hạt khó hơn trồng bằng hom lại có ý nghĩa thực
tiễn lớn lao, như cây sắn, cây mía, cây chuối trong nông nghiệp; cây tre, cây si trong
lâm nghiệp.

Cùng với sự phát triển của công tác chọn giống, kỹ thuật nhân giống sinh
dưỡng ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Ngay cả với những loài cây trồng bằng hạt
dễ dàng, nhưng ngày nay để đưa nhanh kết quả chọn giống vào sản xuất, để giữ đặc
tính nào đó đã chọn người ta vẫn nhân giống sinh dưỡng. Nhân giống sinh dưỡng
bằng hom có kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng, tạo số lượng cây con lớn, chất lượng cây
con đồng đều.
Trong Lâm nghiệp, nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng đã được sử dụng trên
100 năm nay. Ngay từ năm 1840, Marrier de Boisdyver (người Pháp) đã ghép 10000
cây Thông đen; năm 1883, Velinski A.H công bố công trình nhân giống một số loài
cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom. Ở Pháp, năm 1969, Trung tâm Lâm
nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương trình nhân giống cho các loài Bạch đàn, năm 1973
mới có 1 ha rừng trồng bằng cây hom thì tới năm 1996 đã có khoảng 24000 ha rừng
trồng bằng cây hom, các rừng này đạt tăng trưởng bình quân 35 m 3/ha/năm. Hàng
năm công ty Hylleshog (Thuỵ Điển) sản xuất 4 triệu cây hom Vân Sam. Vườn ươm
Toolara ở bang Queesland (Australia) trong năm 1993 đã sản xuất 700 nghìn cây hom
Thông lai của 2 loài. Pinus elliotti và P. caribaca, năm 1994 sản xuất 1 triệu cây hom.
Nhật Bản sản xuất 49 triệu cây hom Liễu Sam (C. japonica) đủ cung cấp cho 25%
diện tích trồng rừng nước này. Ở Quảng Tây (Trung Quốc) từ năm 1990 - 1994 sản
xuất 1 triệu cây, năm 1995 đạt 2 triệu cây/năm. Ở Lenghad (Inđonêxia) mỗi năm sản
xuất 500 nghìn cây hom các loài cây họ Dầu. Nghiên cứu và sản xuất cây hom các
loài Bạch Đàn (Eucaliptus grandis, E. saligna, E. camaldulensis, E. tereticorni), Lõi


thọ (Gonelina arborea) và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) đã được thực hiện ở Công
gô, Braxin, Nam Phi, Ấn Độ, Malayxia, Nigreria, Bờ Biển Ngà, Inđônêxia,…
Ở Việt Nam từ lâu trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp người dân đã biết sử
dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng song các nghiên cứu về nhân giống
bằng hom mới được chú ý từ những năm 1970 trở lại đây. Lần đầu tiên vào năm 1976
những thực nghiệm về nhân giống bằng hom với một số loài Thông và Bạch đàn đã
được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây có sợi ở Phù Ninh - Phú Thọ. Đây là các

nghiên cứu rất sơ khai song đã mở đầu cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp sau này ở
Việt Nam. Những năm 1983 - 1984, các thực nghiệm về nhân giống bằng hom được
tiến hành tại Viện Lâm nghiệp (nay là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), đối
tượng nghiên cứu là các loài Mỡ, Lát hoa, Bạch đàn (Nguyễn Ngọc Tân, 1983; Phạm
Văn Tuấn, 1984). Nội dung nghiên cứu tập trung vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu của
hom, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường va xử lý các chất kích thích ra rễ
đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm. Những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả và
cộng sự đã nghiên cứu giâm hom cho Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi lao, Keo lai…
đã đạt kết quả. Các thí nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom, thời vụ và
phương pháp xử lý chồi cũng được thực hiện. Từ kết quả của các nghiên cứu này, đã
xây dựng được các hướng dẫn nhân giống bằng hom, phục vụ cho các chương trình
trồng rừng. Ngoài ra, một số loài cây quý hiếm như Thông đỏ, Bách xanh, cũng được
nghiên cứu và đạt kết quả.
Trong thời gian gần đây, nước ta đã phát triển trồng rừng bằng các dòng vô tính
cao sản. Hiện nay đã có 5 dòng vô tính Bạch đàn, 6 dòng vô tính Keo, 2 dòng vô tính
Phi lao được đưa vào sản xuất quy mô lớn. Đã xây dựng được 192 nhà giâm hom với
tổng diện tích 50 ha. Hàng năm cung cấp cho trồng rừng 115 triệu cây hom (Báo cáo
cục Phát triển Lâm nghiệp, 2003). Từ 1997 đến nay, các đơn vị thuộc tổng công ty
Lâm nghiệp Việt Nam đã trồng được hàng vạn ha rừng bằng cây mô, cây hom. Năng
suất rừng trồng bằng dòng vô tính cao sản Bạch đàn đạt 20m3/ha/năm.(
)
2.2: Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom:
Vấn đề quyết định trong giâm hom là làm cho hom ra rễ. Song khả năng ra rễ
của hom lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm di truyền của loài cây, vị trí lấy
hom trên cây và trên cành, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và chất điều hoà sinh trưởng…
Vì vậy trước khi giâm hom ta cần nắm được một số vấn đề sau:
2.2.1: Cơ sở tế bào của hình thành rễ bất định:
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó, rễ bất
định có thể sinh ra tự nhiên.
Rễ bất định chia ra làm hai loại: Rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh:

- Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc sẵn ở trong thân, cành cây nhưng chỉ phát triển
khi đoạn thân hoặc đoạn cành đó tách rời khỏi cây mẹ.
- Rễ mới sinh là rễ không có nguồn gốc sẵn ở trong cây mà chỉ được hình thành
khi cắt hom và là hậu quả của phản ứng với vết cắt. Khi hom bị cắt, các tế bào sống ở
vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián
đoạn, sau đó quá trình tái sinh xảy ra theo 3 bước:


+ Các tế bào bị thương ở mặt ngoài chết và hình thành một lớp tế bào bị thối
trên bề mặt, vết thương được bọc bằng một lớp bần, mạch gỗ được đậy lại bằng keo,
lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị thoát nước.
+ Các tế bào sống ở ngay dưới lớp bảo vệ đó bắt đầu phân chia sau khi bị cắt
vài ngày và có thể hình thành một lớp mô mềm. Các tế bà ở vùng lân cận của tượng
tầng mạch và libe bắt đầu hình thành rễ bất định.
+ Cây gỗ có một hoặc nhiều lớp mô gỗ thứ cấp và libe thì rễ bất định thường
phát sinh ở tế bào nhu mô còn sống của hom, bắt nguồn từ phần libe thứ cấp còn non.
Tuy nhiên, đôi khi rễ bất định cũng phát sinh từ mạch rây, tượng tầng, libe, bì khổng
và tuỷ.
2.2.2: Cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định:
Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom, về
cơ bản có thể chia làm hai nhóm chính:
Nhóm các nhân tố nội sinh.
Nhóm các nhân tố ngoại sinh.
2.2.2.1: Các nhân tố nội sinh:
* Đặc điểm di truyền của từng xuất x ứ:
Theo nghiên cứu của D.A Komixarop, 1964; B. Martin, 1974; Nada, 1970 đều
đi đến kết luận chung nhất là: Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra rễ khác nhau.
Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm chính:
- Nhóm rễ ra rễ: Bao gồm các loài cây không cần xử lý chất kích thích ra rễ
vẫn có tỷ lệ ra rễ cao, nhóm này gồm có 29 loài như: Ficus sp, Morus sp, Salix sp,....

- Nhóm dễ ra rễ trung bình: Bao gồm các loài chỉ cần xử lý chất kích thích ra
rễ với nồng độ thấp cũng có thể ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm 65 loài, trong đó có
các chi: Eucaliptus sp, Taxus sp, Quercus sp,....
- Nhóm khó ra rễ: Bao gồm những loài cây hầu như không ra rễ hoặc là phải
dùng các chất kích thích ra rễ mà vẫn cho tỷ lệ hom ra rễ thấp, nhóm này gồm 26 loài
như các chi: Malus sp, Prunus sp, Bauhinia sp,...
Tuy vậy, sự phân chia đó chỉ là tương đối vì có một số tác giả sắp xếp chưa hợp
lý như Liễu sam (Cryptomeria japonia), Gạo (Bombaxceiba)... là loài dễ ra rễ nhưng
tác giả lại xếp vào nhóm khó ra rễ và ra rễ trung bình. Vì vậy, theo khả năng giâm
hom thực vật được chia làm hai nhóm chính:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành: Bao gồm nhiều loài thuộc họ Dâu
tằm (Moraceae) như Đa, Sung, Dâu tằm... một số thuộc họ Liễu (Salicaceae) như Liễu
(Salix sp) và các loài cây nông nghiệp như sắn, khoai, rau muống, mía... Đối với
những loài này thì khi giâm hom không cần xử lý thuốc kích thích ra rễ hom giâm vẫn
ra rễ bình thường.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt: Với các loài này thì khả năng ra rễ của hom
giâm bị hạn chế ở các mức độ khác nhau. Có loài khó ra rễ, có loài dễ ra rễ, có loài
khi non thì ra rễ, khi già thì không ra rễ. Những loài dễ ra rễ như Sở đến 35 tuổi vẫn
có khả năng ra rễ 70- 90%. Những loài khó ra rễ như Mỡ (Mangtietia glauca) 5 tuổi


chỉ ra rễ 14%, 20 tuổi thì không còn khả năng ra rễ. Đối với nhóm này muốn có tỷ lệ
ra rễ cao phải dùng các cây non và sử dụng thuốc kích thích ra rễ hợp lý.
* Đặc điểm di truyền của xuất xứ và của cá thể:
Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có khả năng
ra rễ khác nhau.
Trong một chi, các loài khác nhau cũng có tỷ lệ hom ra rễ khác nhau. Ví dụ như
Bạch đàn trắng có tỷ lệ hom ra rễ 50%- 90%, nhưng với Europhylla chỉ có tỷ lệ hom
ra rễ 15%- 35.5%.
Trong một loài, các xuất xứ khác nhau có tỷ lệ hom ra rễ khác nhau. Nghiên

cứu cho Bạch đàn trắng 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katheruine có tỷ
lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River là 50%, còn xuất xứ Nghĩa Bình chỉ ra rễ 35%.
Sự khác nhau về khả năng ra rễ của các cá thể được chứng minh qua thí nghiệm
cho Phi lao 1 năm tuổi (Lê Đình Khả, 1996) kết quả là trong 15 cây được nhân giống
thì 9 cây ra rễ 100%, 5 cây ra rễ 53 - 87%, 1 cây ra rễ 20%.
Từ các số liệu trên cho thấy không những loài cây khác nhau mà trong cùng
một loài có xuất xứ, dòng và các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ hom ra rễ khác nhau.
* Tuổi cây mẹ lấy cành:
Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quyết định mà còn phụ thuộc lớn
vào tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom, yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ
của hom, nhất là đối với các loài cây khó ra rễ.
Nhìn chung, cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm, cây chưa sinh
sản bằng hạt thì dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản bằng hạt. Hom lấy
từ cây tuổi còn non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già. Ví dụ: Hom cây Mỡ 1 tuổi có
tỷ lệ hom ra rễ là 83%, 3 tuổi là 47% và 20 tuổi thì không ra rễ. Sự thành thục của cây
mẹ là một trở ngại cho giâm hom, song ngày nay con người đã biết khắc phục bằng
các biện pháp như ghép, chiết, giâm hom, nuôi cấy mô phân sinh, các biện pháp cơ
giới như chặt thân - cành (trẻ hoá), bóc khoanh vỏ hoặc các biện pháp lâm sinh như
tưới nước, bón phân.
Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn. Ví
dụ, ở Vân Sam hom lấy từ cây 30 - 35 tuổi phải sau 150 ngày mới ra rễ, lấy hom từ
cây 6 - 8 tuổi thì sau 60 - 70 ngày đã ra rễ (Komisarov, 1964).
* Vị trí lấy cành và tuổi cành:
Hom lấy từ các vị trí cành khác nhau trên thân cây sẽ cho tỷ lệ ra rễ khác nhau.
Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp
một dễ ra rễ hơn cành cấp hai, cấp ba. Điều khác nữa là chồi vượt cho hom giâm dễ ra
rễ hơn hom lấy cành từ tán cây, vì thế mà người ta thường xử lý cho cây ra chồi vượt
để lấy hom. Ví dụ như loài Mỡ khi ở 20 tuổi thì hom giâm không ra rễ nhưng chổi
vựơt của chúng lại cho hom giâm có tỷ lệ ra rễ từ 75 - 85%. Hay ở Phi lao, cành của
cây 25 tuổi chỉ có khả năng ra rễ tối đa là 30% nhưng chồi vượt lại có khả năng ra rễ

tới 83%. Song không phải vị trí nào trên cành hay chồi vượt đều cho tỷ lệ hom ra rễ
giống nhau mà tuỳ từng loài, tuỳ vào từng vị trí khác nhau trên cành sẽ cho tỷ lệ ra rễ
của hom khác nhau. Ví dụ, ở Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo tai tượng


(Acacia mangium) hom ngọn có tỷ lệ ra rễ 100%, hom sát ngọn và hom giữa có tỷ lệ
ra rễ 93.3%, hom sát gốc có tỷ lệ ra rễ 66.7 - 97.6% (Lê Đình Khả, 1993).
Hom lấy ở gần gốc dễ ra rễ hơn ở phần ngọn, theo Hartney có thể do hai lý do:
- Gốc của cây là nơi tích tụ các chất cần cho ra rễ.
- Tồn tại một sự chênh lệch về các chất kích thích và ức chế sự ra rễ ở các phần
khác nhau của cây.
Theo thuyết phát triển giai đoạn thì gốc là phần non nhất của một cây, vì vậy
hom lấy ở phần này cho tỷ lệ hom ra rễ cao. Điều đó giải thích tại sao khi cần trẻ hoá
một cây thành thục người ta thường chặt cây sát mặt đất để tạo những chồi bất định.
Không chỉ vị trí cành mà tuổi cành cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ
lệ ra rễ của hom giâm. Tuổi cành cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Thông thường cành ở giai đoạn nửa hoá gỗ (cành bánh tẻ) thích hợp cho hom ra rễ,
cành hoá gỗ yếu hoặc đã hoá gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. Khi hom quá non khi
đặt vào môi trường giâm hom sẽ bị thối rữa, hom quá già (hom hoá gỗ) lại khó ra rễ.
Thí nghiệm của Dansin (1983) cho các loại cành có tuổi khác nhau của Bulo (Betula
sp…)đã thu được kết quả sau: Cành mùa đông tỷ lệ ra rễ 2.5%, cành hoá gỗ yếu tỷ lệ
ra rễ 33%, cành nửa hoá gỗ tỷ lệ 84%, cành đã hoá gỗ tỷ lệ ra rễ 3.2%. Tuy vậy không
có nghĩa là tất cả các loài đều có tỷ lệ ra rễ cao nhất ở cành nửa hoá gỗ mà tuỳ từng
loài cây mức độ hoá gỗ ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ của hom. Ví dụ như loài
Thông caribê cành hoá gỗ yếu có tỷ lệ ra rễ là 90% trong khi cành hoá gỗ không ra rễ
như loài Thông đuôi ngựa 10 tuổi cành nửa hoá gỗ và hoá gỗ có thể cho tỷ lệ ra rễ là
90% còn cành hoá gỗ yếu thì lại bị nhiễm bệnh và không ra rễ.
Tuy nhiên, nhìn chung cây non và cành nửa hoá gỗ thường cho tỷ lệ ra rễ cao
nhất, song tuỳ từng loài cây mà ảnh hưởng của tuổi cây và tuổi cành đến ra rễ của
hom giâm được thể hiện khác nhau.

* Ảnh hưởng của kích thước hom:
Đường kính và chiều dài cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Theo Dasin, 1984 cho rằng kích thước hom nhỏ quá hoặc lớn quá đều ảnh
hưởng không tốt đến quá trình cũng như khả năng ra rễ của hom. Đối với những hom
quá to, nhất là với những hom ngọn tế bào có sức chịu đựng kém, dễ mất nước làm
cho hom thối hoặc có ra rễ thì số lượng cũng như chất lượng rễ xấu, còn hom quá nhỏ
thì quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng không đảm bảo khiến hom yếu, thiếu sức sống.
Chiều dài của hom có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Hom quá ngắn,
lượng dinh dưỡng không đảm bảo làm cho hom có chất lượng kém. Hom quá dài sẽ
làm tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến hom dễ bị héo. Nhìn chung, mỗi hom nên
đảm bảo 2 - 4 mắt, chiều dài thích hợp với hầu hết các loại hom là khoảng từ 10 - 15
cm.
* Các chất điều hoà sinh trưởng:
Trong các mô của hom giâm luôn tồn tại một cách tự nhiên các chất có ảnh
hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm như Rhizocalin, chất kích thích và kìm hãm
ra rễ, đồng nhân tố ra rễ…. Trong các chất điều hoà sinh trưởng thì auxin được coi là
chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Năm 1933, Builenne và Went đã


tổng hợp được chất đặc biệt cần thiết cho sự hình thành rễ của nhiều loài cây, chất này
được gọi là Rhizocalin và auxin là một thành phần trong chất đặc biệt này.
Đồng nhân tố ra rễ được biết đến năm 1961 khi Hess cho rằng có một số chất
nội sinh điều phối hoạt tính của IAA gây lên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân tố.
Các chất kích thích và kìm hãm ra rễ đều tồn tại ở hầu hết các loài thực vật.
Tiềm năng ra rễ của hom giâm được xác định bằng nồng độ tương đối của các chất
này. Các loài cây dễ ra rễ chứa nồng độ cao chất kích thích ra rễ, còn các loài cây khó
ra rễ lại chứa nồng độ cao chất kìm hãm ra rễ. Theo nghiên cứucủa Tureskaia (1975)
cho những loài dễ ra rễ như Anh đào, Nho đã thấy rằng trong quá trình ra rễ, hoạt tính
của những chất kìm hãm ra rễ giảm xuống nhanh chóng còn những chất kích thích ra
rễ lại xuất hiện và sử dụng.

2.2.2.2: Các nhân tố ngoại sinh:
Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến ra rễ của hom giâm bao gồm điều kiện
sinh sống của cây mẹ lấy cành, thời vụ giâm hom, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, giá thể
giâm hom và chất kích thích ra rễ.
* Điều kiện sống của cây mẹ lấy cành:
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ
của hom giâm, nhất là hom lấy từ các cây non. Ví dụ như hom lấy từ cây 3 tuổi của
loài Picea abies, Pinus resinosa... có bón phân hữu có và phân khoáng có tỷ lệ hom ra
rễ cao hơn rõ rệt so với hom lấy từ cây không được bón phân. Điều kiện chiếu sáng
cho cây mẹ cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm. Komisrov, 1964 đã có
thí nghiệm tổng hợp về ảnh hưởng của ánh sáng, độ ẩm không khí và độ ẩm đất đến tỷ
lệ ra rễ của hom. Thí nghiệm ở cây Sồi 1 tuổi thấy rằng: Hom lấy từ cây trồng ở nới
có ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao có tỷ lệ hom ra rễ 64% 92%; trong đó hom cắt từ cây trồng ở nới có ánh sáng mạnh, độ ẩm không khí và độ
ẩm đất thấp thì có tỷ lệ hom ra rễ 44% - 68%. Còn đối với cây 18 tuổi, dù mọc ở điều
kiện nào cũng không ra rễ. Từ đó tác giả nhận định, các điều kiện gây trồng có ảnh
hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây non, song không có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ
của hom lấy từ cây lớn tuổi (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003). Hay đối với
loài Liễu (Salix sp) được chiếu sáng 18 giờ/ngày có tỷ lệ ra rễ là 100% trong khi hom
lấy từ cây được chiếu sáng 9 giờ/ngày thì lại không ra rễ.
* Thời vụ giâm hom:
Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra
rễ của hom giâm. Một số loài cây có thể giâm hom quanh năm (Keo, Bạch đàn), song
nhiều loài cây có tính thời vụ rất rõ rệt.
Thời vụ giâm hom đạt kết quả tốt hay xấu thường gắn liền với các yếu tố cơ
bản: diễn biến khí hậu, thời tiết trong năm, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh
lý của cành. Hầu hết các loài cây đều sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè (mùa
mưa) và sinh trưởng chậm vào cuối thu và mùa đông (mùa khô). Hom lấy trong thời
kỳ cây mẹ có hoạt động sinh trưởng mạnh thường có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các
thời kỳ khác (Tewari, 1994). Vì vậy đa số các loài cây được giâm hom trong các tháng
xuân hè và hè thu vừa mau ra rễ, vừa có tỷ lệ ra rễ cao. Khi giâm hom vào các tháng



có nhiệt độ thấp, tỷ lệ hom ra rễ thấp, chiều dài rễ ngắn và lâu ra rễ (Lê Đình Khả,
Dương Mộng Hùng, 2003). Theo Frison (1967) và Nesterov (1976) thì mùa mưa là
mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nhiều loài cây, trong lúc một số loài khác lại
ra rễ cao nhất vào mùa xuân.
Thí nghiệm giâm hom cho Phi lao (Casuarina equisetifolia) vào các thời kỳ
khác nhau đã thấy rằng giâm hom vào tháng giêng thì tỷ lệ ra rễ thấp, thời gian ra rễ
lâu, ít rễ và rễ ngắn do đây là tháng rét nhất trong năm, giâm hom vào tháng ba thì các
chỉ tiêu trên đều có trị số cao nhất.
Sự thay đổi tỷ lệ ra rễ của hom giâm theo thời vụ được giải thích là do tình
trạng dinh dưỡng của hom hoặc do thay đổi mối quan hệ giữa các nhân tố nội sinh
kích thích và kìm hãm ra rễ, cùng với sự thay đổi trạng thái sinh lý của cành làm ảnh
hưởng đến hoạt động của tượng tầng, nơi phát sinh các rễ bất định xuất hiện trong
thời gian giâm hom.
* Ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong quá trình ra rễ của hom giâm. Không có
ánh sáng thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra,
do đó không thể có hoạt động ra rễ. Chỉ có một số loài cá biệt như loài Nhài Nhật có
thể ra rễ cả khi bị che bóng 30 ngày. Song hầu hết các loài cây không thể ra rễ trong
điều kiện che tối hoàn toàn bất kể đó là nhóm cây ưa sáng hay chịu bóng. Tuy nhiên,
các loài khác nhau yêu cầu ánh sáng cũng khác nhau. Cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng
cao trong khi cây chịu bóng chỉ cần ánh sáng tán xạ. Yêu cầu ánh sáng còn phụ thuộc
vào mức độ hoá gỗ và chất dự trữ trong hom. Hom hoá gỗ yếu, chất dự trữ ít cần
cường độ ánh sáng tán xạ cao hơn so với hom hoá gỗ hoàn toàn.
Chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Theo
Komisarov, 1964 cho rằng ánh sáng tự nhiên cần thiết cho sự ra rễ của hom, còn ánh
sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài cây ưa
sáng. Thí dụ, hom giâm của loài Lagestremia indica dưới ánh sáng tự nhiên có tỷ lệ ra
rễ là 97% thì dưới ánh sáng đỏ là 48% và dưới ánh sáng xanh là 40%.Ngoài ra

Tewary, 1993 cho rằng thời gian chiếu sáng cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ
của hom giâm.
Trong thực tế, ảnh hưởng của ánh sáng đến ra rễ của hom giâm thường mang
tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt độ - độ ẩm mà không phải từng
yếu tố riêng lẻ. Vì thế, khi giâm hom cần phải chú ý đầy đủ đến các yếu tố này. Trong
điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh kèm theo nhiệt độ cao làm giảm đáng kể
tỷ lệ ra rễ của hom. Ví dụ giâm hom cho Bạch đàn trắng E. camaldulensis tại Ba Vì đã
thấy rằng về mùa hè khi để trong nhà kính sau 23 ngày thì có tỷ lệ ra rễ 40%, khi để
dưới dàn che có tỷ lệ ra rễ 54%, còn giâm trong lều nilon dưới dàn che đã có tỷ lệ ra
rễ là 92%.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm vì
nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào và các quá trình sinh hoá trong cây. Ở
nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn tức là làm cho nước trong tế bào


không được lưu thông dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm chạp, làm ảnh
hưởng đến chất lượng hom và hom không ra rễ. Còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường
hô hấp dẫn đến quá trình thoát hơi nước mạnh làm cho hom héo, từ đó cũng làm giảm
tỷ lệ hom ra rễ. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom
thích hợp cho ra rễ là 28 - 30 0C. Nhiệt độ không khí trên 35oC làm tăng tỷ lệ héo của
lá. Còn các loài cây ở vùng lạnh cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích
hợp là 32oC - 27oC; nhiệt độ giá thể thích hợp là 22 oC - 24oC. Nói chung nhiệt độ
không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2oC - 3oC.
* Độ ẩm:
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình
giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hoá vật chất
trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước qúa thì hoạt động của
men thuỷ giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây
đều cần có một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom từ 15% - 20% thì hom hoàn

toàn mất khả năng ra rễ. Mặt khác, theo Dansin (1983) thì cây lá kim không nên có độ
ẩm giá thể quá lớn, trong khi cây lá rộng lại cần độ ẩm lớn hơn. Thời kỳ sắp ra rễ hom
cần độ ẩm giá thể lớn nhất, sau khi ra rễ thì yêu cầu độ ẩm giảm xuống. Vì độ ẩm cao
làm hạn chế quá trình bốc hơi nước của hom giúp cho hom ổn định, không mất nước.
Tuy nhiên, độ ẩm cao cũng là điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển làm cho hom
dễ bị thối, bởi vậy trước khi giâm hom nên xử lý hom, giá thể giâm hom bằng thuốc
diệt nấm, vi khuẩn.
* Giá thể cắm hom:
Giá thể góp một phần lớn vào thành công của giâm hom. Các loại giá thể được
dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm.
Trước khi giâm hom, giá thể nên xử lý thuốc Benlat hoặc Zinhep để phòng trừ nấm.
Một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời
gian dài mà không gây ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch,
không bị nhiễm nấm và không có nguồn sâu bệnh.
* Sử dụng chất kích thích sinh trưởng:
Chất kích thích sinh trưởng cho đến nay được xác định là nhân tố cơ bản quyết
định thành công trong giâm hom, vì nó có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành
bộ rễ. Để cho hom dễ ra rễ thì mỗi loài cây phải xử lý một loại chất điều hoà sinh
trưởng với một nồng độ thích hợp. Trong đó các auxin là những chất được sử dụng
nhiều nhất. Các auxin được chia làm hai nhóm chính là auxin tự nhiên và auxin tổng
hợp. Auxin tự nhiên được biết là IAA (Axit indol axetic), các auxin tổng hợp là IBA
(Axit indol butiric), NAA (Axit napthalen axetic).... Nhiều nghiên cứu đã cho thấy
rằng những chất kích thích ra rễ có hiệu quả nhất là IBA, IAA, NAA, ABT. Tuy vậy,
trong từng trường hợp cụ thể các auxin lại có hiệu quả ra rễ khác nhau đối với từng
loài cây khác nhau. Thí nghiệm giâm hom cho các loài cây Bạch đàn trắng, Mỡ và Sở
tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thấy rằng IBA là chất cho hiệu quả ra rễ
cao nhất đối với cây Bạch đàn trắng (93.8%) thì IAA và 2.4D lại là chất có hiệu quả ra
rễ cao nhất đối với cây Mỡ (85%) còn đối với cây Sở hiệu quả cao nhất (75%) lại



thuộc về NAA. Vì thế xác định chất kích thích phù hợp với từng loài cây mới phát
huy được tác dụng tích cực của chúng.
Tóm lại: Nắm chắc cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng hom sẽ giúp cho
quá trình giâm hom thành công tức là cây hom có tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng bộ
rễ tốt nhất. Do vậy trước khi tiến hành giâm hom ta phải nghiên cứu các vấn đề trên.

PHẦN III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1: Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố nội sinh
và ngoại sinh đến kết quả giâm hom, đề tài xác định được một số chế độ xử lý thích
hợp để giâm hom với loài Trà hoa vàng Ba Vì và loài Trà hoa vàng Sơn Động.
3.2: Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là hai loài trà: loài Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia
tonkinensis) và loài Trà hoa vàng Sơn Động (C. Euphlebia. Merr, et Sealy var).
- Địa điểm nghiên cứu là khu nhà lưới vườn ươm, núi Luốt, trường Đại học
Lâm nghiệp.
3.3: Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được các nội dung nêu trên đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại chất điều hoà sinh trưởng đến kết quả giâm
hom của mỗi đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều hoà sinh trưởng đến kết quả
giâm hom của mỗi đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hom tới kết quả giâm hom của mỗi đối tượng
nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chất điều hoà sinh trưởng đến kết
quả giâm hom của mỗi đối tượng nghiên cứu.
3.4: Phương pháp nghiên cứu:
3.4.1: Phương pháp kế thừa:
Kế thừa số liệu, kết quả nghiên cứu về Trà hoa vàng Ba Vì và Trà hoa vàng Sơn

Động đã có như đặc điểm hình thái, sinh thái học,...
Kế thừa điều kiện cơ sở vật chất tại nơi làm thí nghiệm như nhà lưới, luống
giâm,...
3.4.2: Phương pháp tiến hành thí nghiệm:
3.4.2.1: Chuẩn bị thí nghiệm:
- Vật liệu thí nghiệm:


Vật liệu dùng để giâm hom được lấy từ những cây mẹ sinh trưởng tốt, khoẻ,
mạnh, không bị sâu bệnh.
Dùng kéo sắc để cắt hom, hom được cắt vát một góc 45o so với trục của hom và
đảm bảo không bị dập nát, xây xước để tránh nấm bệnh và giảm sức sống khi giâm.
Sau khi cắt, hom được ngâm vào nước sạch để tránh hiện tượng mất nước của hom.
Trước khi giâm, ngâm gốc hom vào trong dung dịch thuốc khử Benlat nồng độ trong
15 phút để trừ nấm bệnh. Sau đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch rồi đem đi giâm.
- Giá thể cắm hom:
Giá thể cắm hom là nơi giâm hom sau khi đã được xử lý chất kích thích ra rễ.
Trong các thí nghiệm nghiên cứu của đề tài, giá thể được sử dụng là giá thể cát tinh.
Việc sử dụng giá thể này nhằm tạo điều kiện cho hom giâm ra rễ sau đó mới cấy cây
hom vào bầu.
Trước khi giâm hom ta xử lý nấm bệnh cho giá thể bằng cách phơi ngoài trời
nắng, nhiệt độ cao sẽ có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh.
Luống giâm được xây trong nhà hom có chiều rộng là 1m, dài 6m, gờ cao
12cm. Nhà hom cao 2,5m
Để tránh hiện tượng làm xây sát hom và đỡ mất thuốc trước khi cắm hom ta
dùng que tròn có đường kính lớn hơn đường kính gốc hom một chút, sau khi kẻ
đường phân chia ta chọc các lỗ tròn cách đều nhau với độ sâu của lỗ là 2 - 2.5cm. Khi
cắm hom chú ý cắm hom vào giữa lỗ đã được chọc, cắm nhẹ nhàng không làm xây
xát gốc hom. Dùng hai ngón tay ấn nhẹ cát xung quanh gốc hom để gốc hom được
tiếp xúc với đất. Sau khi cắm hom tưới đẫm bằng nước sạch.

- Chất điều hoà sinh trưởng:
Chất kích thích ra rễ được sử dụng trong các nghiên cứu của đề tài là IAA,
IBA, NAA, ABT1 ở các nồng độ 50 ppm, 100 ppm và 200 ppm; IBA 1000 ppm.
3.4.2.2: Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Tiến hành bố trí thí nghiệm với 19 công thức:
Công thức 1: Đối chứng không xử lý thuốc.
Công thức 2: Hom được xử lý thuốc IBA ở nồng độ 50 ppm.
Công thức 3: Hom được xử lý thuốc IBA ở nồng độ 100 ppm.
Công thức 4: Hom được xử lý thuốc IBA ở nồng độ 200 ppm.
Công thức 5: Hom được xử lý thuốc ABT1 ở nồng độ 50 ppm.
Công thức 6: Hom được xử lý thuốc ABT1 ở nồng độ 100 ppm.
Công thức 7: Hom được xử lý thuốc ABT1 ở nồng độ 200 ppm.
Công thức 8: Hom được xử lý thuốc IAA ở nồng độ 50 ppm.
Công thức 9: Hom được xử lý thuốc IAA ở nồng độ 100 ppm.
Công thức 10: Hom được xử lý thuốc IAA ở nồng độ 200 ppm.
Công thức 11: Hom được xử lý thuốc NAA ở nồng độ 50 ppm.
Công thức 12: Hom được xử lý thuốc NAA ở nồng độ 100 ppm.
Công thức 13: Hom được xử lý thuốc NAA ở nồng độ 200 ppm.
Công thức 14: Hom 1 được xử lý thuốc IBA 1000 ppm trong 5 giây.
Công thức 15: Hom 2 được xử lý thuốc IBA 1000 ppm trong 5 giây.


Công thức 16: Hom 3 được xử lý thuốc IBA 1000 ppm trong 5 giây.
Công thức 17: Hom được xử lý IBA 100 ppm trong 30 phút.
Công thức 18: Hom được xử lý IBA 100 ppm trong 60 phút.
Công thức 19: Hom được xử lý IBA 100 ppm trong 120 phút.
Các công thức được bố trí ngẫu nhiên. Mỗi công thức giâm 36 hom, trong đó
có 12 hom 1, 12 hom 2 và 12 hom 3.Thí nghiệm được tiến hành từ ngày
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Với loài Trà hoa vàng Ba Vì:


Với loài Trà hoa vàng Sơn Động

Làm dàn che: Các công thức thí nghiệm được bố trí trong các luống giâm. Trên
luống được uốn thành vòm bởi các khung tre và phủ bằng nilon trắng để giảm thoát
hơi nước cho hom và giữ nhiệt độ đựơc ổn định. Bố trí tấm lưới đen che bóng bên
trên khung nilon, độ che bóng là 50%. Khi hom đã ra rễ cần giảm độ che bóng cho
hom.
3.4.2.3: Chăm sóc thí nghiệm:
- Tưới nước:
Sau khi cắm hom vào giá thể phải tiến hành tưới phun bằng bình bơm tay.
Nguyên tắc tưới phun: Đảm bảo lá và ngọn hom không bị héo, nền giâm hom
không bị úng nước. Vì vậy, tuỳ theo điều kiện thời tiết của từng ngày và thời tiết của
từng buổi sáng, trưa, chiều trong mỗi ngày mà điều chỉnh khoảng thời gian giữa hai
lần phun cho thích hợp, song thời gian phun cho mỗi lần chỉ nên trong khoảng 5 – 10
giây đủ ướt lá và ngọn hom. Ta cần tưới phun cho đến khi hom bắt đầu ra rễ. Sau khi
hom đã ra rễ thì có thể tưới bằng vòi nứơc, lúc này số lần tưới trong ngày sẽ giảm
xuống.
- Che nắng:
Độ che nắng thông thường trong giai đoạn đầu là 50%.
3.4.2: Thu thập và xử lý số liệu:
3.4.2.1: Thu thập số liệu:


Các chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ hom sống (%), tỷ lệ hom ra rễ (%), số lượng rễ
trung bình/ hom, chiều dài rễ, tỷ lệ hom ra chồi (%), số chồi trung bình/ hom và chiều
dài chồi.
- Tỷ lệ hom sống: Được theo dõi định kỳ hàng tuần, kết quả được ghi vào biểu
01.
Biểu 01: Biểu theo dõi tỷ lệ hom sống của các nhân tố thí nghiệm

C
ô
n
g
t
h

c

N
h
â
n
t

T
N

Tỷ lệ hom sống sau các ngày

S

h
o
m

7

1


ngày

2

2

3

4

4

4 ngày

1 ngày

8 ngày

5 ngày

2 ngày

9 ngày

H
o
m

H
o

m

H
o
m

H
o
m

H
o
m

H
o
m

T
N
H
o
m
%

s

n
g


s

n
g

%

%

s

n
g

%

s

n
g

s

n
g

%

%


s

n
g

s

n
g

- Tỷ lệ hom ra rễ, số lượng rễ, chiều dài rễ được theo dõi vào cuối đợt thí
nghiệm. Riêng chiều dài rễ đo ở 3 rễ có chiều dài lớn nhất. Kết quả được ghi vào biểu
02
- Tỷ lệ hom ra chồi, số lượng chồi, chiều dài chồi được theo dõi vào cuối đợt
thí
nghiệm. Kết quả được ghi vào biểu 03
Biểu 02: Biểu theo dõi các chỉ tiêu về rễ
Hom ra rễ
C
ông thức

hân
TN

N
tố

Hom không ra
rễ


S
ố hom
TN

S
ố rễ

C
hiều dài
rễ (cm)

R
a mô
sẹo

K
hông ra
mô sẹo

%


Biểu 03: Biểu theo dõi các chỉ tiêu về chồi
3.4.2.2: Xử lý số liệu:

Số hom ra chồi
Công
thức TN

Nhân


Số
hom TN

tố TN

Số
hom
không

Số
chồi

Chiều
dài chồi (cm)

ra
chồi

Các số liệu đã thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê toán học.
+ Tỷ lệ hom sống =
(Tỷ lệ hom ra chồi, tỷ lệ hom ra rễ tính tương tự tỷ lệ hom sống)
+ Số trung bình mẫu được tính theo công thức:
X =

1
n

n


X

i

i 1

Phương sai:
1 n
S=
 Xi  X
n  1 i 1





2

+ Chỉ số ra rễ: Chỉ số ra rễ là tích số rễ trung bình/ hom với chiều dài rễ bình
quân. (Chỉ số ra chồi tính tương tự như chỉ số ra rễ).
+ Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của nhân tố thí nghiệm đến các chỉ tiêu nghiên
cứu:
- Đến số lượng hom sống, số hom ra rễ, số hom ra chồi. Các mẫu thí nghiệm
được chia làm hai cấp chất lượng: Hom sống, hom chết; hom ra rễ, hom không ra rễ;
hom ra chồi, hom không ra chồi, việc kiểm tra thuần nhất giữa các mẫu dựa theo tiêu
chuẩn 2n của Peason.
Tiêu chuẩn 2n được tính theo công thức:





f ij2
 1 (1)
 n = TS  

 Tai xTbj
2

Nếu 2n  20.5 tra bảng với k = (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết H o được chấp
nhận. Nghĩa là nhân tố thí nghiệm có ảnh hưởng như nhau đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Nếu 2n 20.5 tra bảng với k = (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết H o bị bác bỏ.
Nghĩa là nhân tố thí nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu nghiên cứu. Khi đó ta có
thể tìm công thức tốt nhất bằng cách dùng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn
cho 2 mẫu (2 mẫu ở đây là hai công thức cho chỉ tiêu nghiên cứu cao thứ nhất và thứ
nhì).
Tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn:
Pm1  Pm 2

U=

Pm1 (1  Pm1 ) Pm 2 (1  Pm 2 )

n1
n2

(2)

Nếu U  1.96 thì giả thuyết Ho được chấp nhận. Nghĩa là 2 công thức thí
nghiệm chưa có sự khác nhau rõ rệt về chỉ tiêu nghiên cứu.
Nếu U  1.96 thì giả thuyết Ho bị bác bỏ. Khi đó các mẫu kiểm tra không

thuần nhất. Nghĩa là 2 công thức thí nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt tới chỉ tiêu nghiên
cứu. Từ đó tìm ra công thức tốt nhất.


PHẦN 4
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1: Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu:
4.1.1: Vị trí địa lý:
Núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp thuộc thị trấn Xuân Mai, huyên Chương
Mỹ, tỉnh Hà Tây, cách Hà Đông 22 km về phía Đông Nam, cách thị xã Hoà Bình 40
km về phía Tây Bắc.
4.1.2: Địa hình:
Khu vực núi Luốt nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa một bên là đồng bằng ở
phía Đông và một bên là đồi núi ở phía Tây, nên có địa hình tương đối đơn giản và
đồng nhất. Gồm hai quả đồi nối tiếp nhau tạo thành một dải dài. Đỉnh cao nhất có độ
cao tuyệt đối 133m và đỉnh thứ hai có độ cao tuyệt đối là 90m. Độ dốc trung bình của
khu vực nghiên cứu là 150.
4.1.3: Khí hậu khu vực nghiên cứu:
Theo số liệu của phòng khí tượng thuỷ văn trường Đại học Lâm nghiệp khu
vực Xuân Mai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 6): 28.50.
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 15.70.
- Độ ẩm tháng cao nhất (tháng 4): 69.9%.
- Độ ẩm tháng thấp nhất (tháng 12): 81.1%.
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính:
- Gió Đông - Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Gió Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7.
Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào từ tháng 4 đến tháng 6.
4.2: Diễn biến thời tiết trong thời gian nghiên cứu:
Khả năng ra rễ của hom chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố như: Nhiệt

độ, độ ẩm, ánh sáng… khi giâm hom cần phải tìm hiểu các yếu tố này.
Biểu : Nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian giâm hom.
Tuần
1

Nhiệt độ (0C)

Độ ẩm (%)


2
3
4
5
6
7


PHẦN 5
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
5.1: Ảnh hưởng của loại chất điều hoà sinh trưởng đến kết quả giâm hom
Chất kích thích sinh trưởng là nhân tố cơ bản quyết định thành công trong giâm
hom, vì nó có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành bộ rễ. Mỗi loài cây khác nhau
thì cần xử lý một loại thuốc khác nhau, do đó xác định chất kích thích phù hợp với
từng loài cây mới phát huy được tác dụng tích cực của chúng. Trong đề tài này ảnh
hưởng của chất điều hoà sinh trưởng tới kết quả giâm hom được nghiên cứu với bốn
loại chất là IBA, IAA, ABT1, NAA.
5.1.1: Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng IBA đến kết quả giâm hom:
5.1.1.1: Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng IBA tới tỷ lệ sống của hom:
Biểu 01: Tỷ lệ hom sống ở các loại chất điều hoà sinh trưởng thí nghiệm

C
ông
thức

N
ồng
độ
(ppm)

S

ho
m
TN

Tỷ lệ hom sống sau các ngày
7

14

ngày
H

Đ

3

C

0


2 50pp
m

0
1

3 00pp
m

2

3

2

1
1
00

3
0

9
0

3
0

1

00

1

2

1
00

H

00

7

1
00

2
8

42
ngày

% om
sống
3

9


3
0

H

0

3.33

35
ngày

% om
sống

1
00

8

00
3

0

3

9

3


% om
sống

0

6.67

0
3

0

1
00

9

0
2

4 00pp
m

3

28
ngày

H


% om
sống

0
3

ngày
H

om
sống
1

21

ngày

9
3.33

5.1.1.2: Ảnh hưởng của IBA tới khả năng ra rễ của hom
Biểu 02: Khả năng ra rễ của hom ở các nồng độ:

49
ngày

H
% om
sống


H
% om
sống

%


Hom ra rễ
Công
thức

1
2
3
4

Nồng
độ (ppm)

ĐC
50
100
200

Số
hom TN

Số
lượng


Tỷ
lệ (%)

30
30
30
30

5.1.1.3: Ảnh hưởng của IBA tới khả năng ra chồi của hom

Số
rế TB/hom

Ch
dài
TB (cm)



×