Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

TIỂU LUẬN MON QUY HOẠCH MOI TRƯỜNG 01 07 2017 final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.4 KB, 42 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

TIỂU LUẬN
QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trƣờng cấp tỉnh tại
tỉnh Bình Thuận

GVHD: PGS.TS.PHÙNG CHÍ SỸ
HVTH:
Nguyễn Gia Bảo

MSHV: 1670385

Võ Quốc Bảo

MSHV: 1670386

Lê Ngọc Luynh

MSHV: 1670393

Nguyễn Tuyết Minh

MSHV: 7141039

Bùi Đỗ Thị Ngọc Thu

MSHV: 1670400

TPHCM, tháng 07 năm 2017




MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH TẠI TỈNH BÌNH
THUẬN .................................................................................................................................................. 1
1.

Giới thiệu chung ........................................................................................................................ 1

2.

Hiện trạng KTXH tỉnh Bình Thuận quý I/2017 ..................................................................... 1
a.

Về kinh tế:.............................................................................................................................. 1

b.

Về xã hội: ............................................................................................................................... 3
Qui hoạch KTXH tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ................................................................ 4

3.
a.

Mục tiêu tổng quát ................................................................................................................ 4

b.

Quan điểm phát triển............................................................................................................ 4


c.

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................................... 4
Khái quát tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trƣờng ............................... 7

4.
a.

Tăng trƣởng kinh tế .............................................................................................................. 7

b.

Dân số, phát triển xã hội và vấn đề di cƣ ............................................................................ 8

c.

Phát triển công nghiệp .......................................................................................................... 8

d.

Phát triển xây dựng............................................................................................................... 8

e.

Phát triển năng lƣợng ........................................................................................................... 9

f.

Phát triển giao thông vận tải ................................................................................................ 9


g.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn ................................................................................ 10

h.

Phát triển du lịch ................................................................................................................. 10

CHƢƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƢỜNG TẠI
TỈNH BÌNH THUẬN.......................................................................................................................... 12
1.

Đặc điểm tự nhiên chung của tỉnh Bình Thuận ................................................................... 12

2.

Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tỉnh Bình Thuận ......... 14
a.

Các ảnh hƣởng từ BĐKH ................................................................................................... 14

b.

Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng................................... 15

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH/DỰ ÁN BVMT TẠI TỈNH BÌNH THUẬN . 24
1. Các vấn đề môi trƣờng môi trƣờng cấp bách chính tại Bình Thuận (Theo Báo Cáo số
15/STNMT-BC ngày 12/01/2017, Tổng kết đánh giá công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm
2016 của STNMT tỉnh Bình Thuận) .................................................................................................. 24
2. Các chƣơng trình, dự án cụ thể-ngắn hạn (Theo Báo Cáo số 15/STNMT-BC ngày

12/01/2017, Tổng kết đánh giá công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2016 của STNMT
tỉnh Bình Thuận) ............................................................................................................................... 25
3. Quy hoạch môi trƣờng dài hạn trong quy hoạch kinh tế xã hội (Theo quyết định 2532/QĐTTg ngày 28/12/2016 về việc quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030) ............................................... 25


a.

Bảo vệ môi trƣờng trong phƣơng hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực: ..................... 25

b.

Phát triển khoa học - công nghệ để bảo vệ môi trƣờng: .................................................. 28

c.

Bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng: ........................ 28

d.

Nội dung bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật: ....................... 30

CHƢƠNG 4: TRÁCH NHIỆM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG............................................................................................................................................. 31
1.

Tổ chức thực hiện Quy hoạch ................................................................................................ 31

2.


Phân công thực hiện................................................................................................................ 31

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 34


CHƢƠNG 1: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH TẠI
TỈNH BÌNH THUẬN
1. Giới thiệu chung
Bình Thuận là tỉnh thành ven biển cực Nam Trung Bộ, chạy dài theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam, phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và
Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Tỉnh nằm trong
vùng kinh tế Đông Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ và chịu tác động mạnh mẽ của
địa bàn kinh tế này. Có 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, 127 đơn vị xã,
phường, thị trấn.
Biển Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn nhất của nước, với diện tích
lãnh hải khoảng 52.000 km2, đây là nơi hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên, đặc biệt là
nơi gặp nhau của hai dòng hải lưu tạo môi trường cư trú, sinh sản thuận lợi với các
chủng loài hải sản đa dạng, phong phú; có tiềm năng phát triển du lịch, cho đánh
bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Phần lớn đời sống của người dân và các hoạt động
kinh tế-xã hội (KT-XH) trên địa bàn tỉnh gắn liền với nguồn lợi kinh tế biển.
2. Hiện trạng KTXH tỉnh Bình Thuận quý I/2017
a. Về kinh tế:
Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội tỉnh GRDP tăng 7,4%.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất khẩu phát triển
ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 ước tính thực hiện 24.373 tỷ đồng,
đạt 97,5% kế hoạch. Đôn đốc tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu
công nghiệp, ước tính thực hiện cả năm 52 tỷ đồng đạt 54,5% kế hoạch, thu hút
thêm 9 dự án (trong đó có 4 dự án FDI) với số vốn đăng ký đầu tư 86,1 tỷ đồng và
6,05 triệu USD; đã thành lập 2 cụm công nghiệp mới: Sông Bình và Hồng Liêm;

các cụm công nghiệp Tân Bình 1, cụm công nghiệp Nghị Đức tiếp tục triển khai
đầu tư hạ tầng.
Các công trình, dự án điện tiếp tục triển khai: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
tổng tiến độ đạt hơn 80%, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đang lắp đặt kết cấu
thép các hạng mục chính. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng đang san gạt
mặt bằng. Đã hoàn thành và đưa vào vận hành: Điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 (12
trụ tua bin, công suất 24MW), thủy điện Đan Sách 2 (công suất 4,5MW), thủy điện
Đan Sách 3 (công suất 1MW), đường dây 220kV và TBA 220/110kV Hàm Tân
250MVA.
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hạn hán, diện tích
gieo trồng cây hàng năm ước tính thực hiện 188.287 ha, đạt 97,8% kế hoạch). Sản
lượng lương thực 724.018 tấn (đạt 92,8% kế hoạch), năng suất lúa bình quân đạt
57,92 tạ/ha.

1


Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả, cơ cấu cây trồng hợp lý và nâng
cao năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Chương trình xã hội hóa giống lúa và
mô hình cánh đồng lúa năng suất cao tiếp tục được triển khai. Diện tích cây lâu
năm phát triển ổn định. Chú trọng sản xuất và kiểm tra, chứng nhận thanh long đạt
tiêu chuẩn VietGAP. Đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển. Dịch bệnh
trên cây trồng, vật nuôi cơ bản được kiểm soát.
Trong năm 2016, công tác trồng rừng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Tập trung
thực hiện công tác bảo vệ rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp, phòng cháy, chữa
cháy rừng.
Sản lượng hải sản khai thác 203.600 tấn, đạt 102,7% kế hoạch. Sản lượng nuôi
trồng thủy sản 11.763 tấn, đạt 85,2% kế hoạch. Phát triển khai thác hải sản xa bờ
và dịch vụ hậu cần nghề cá; số tàu cá công suất từ 90 CV trở lên tiếp tục tăng, đến
nay toàn tỉnh có 2.859 chiếc tăng 255 chiếc so với 2015. Công tác bảo vệ nguồn

lợi thuỷ sản được duy trì thường xuyên. Thực hiện tốt các chính sách phát triển
thủy sản, tính đến 30/9/2016 dư nợ cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định số
67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đạt 362,4 tỷ đồng.
Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
du khách. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được triển khai trên nhiều mặt,
đảm bảo an ninh trật tự, cứu hộ, an toàn du khách tại các khu, điểm du lịch; vệ
sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ du khách được các đơn vị kinh doanh
du lịch quan tâm, giữ vững. Ước tính cả năm toàn tỉnh đón 4.522 ngàn lượt khách
(đạt 102,5% kế hoạch, tăng 8,8% so với năm trước), với 7.352 ngàn ngày khách
(tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu du lịch thực hiện 9.046 tỷ đồng,
đạt 100,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 41.511 tỷ đồng,
đạt 100,5% kế hoạch. Giá hàng tiêu dùng biến động không đáng kể, các mặt hàng
thiết yếu giữ giá ổn định, chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng 2,74% so với tháng
12/2015, tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện 522,8 triệu USD (đạt 110,1% kế hoạch,
tăng 8,2% so với năm trước), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thực hiện
347,5 triệu USD (đạt 111% kế hoạch, tăng 5,2% so với năm trước). Kim ngạch
nhập khẩu thực hiện 160 triệu USD, giảm 6,2% so với năm trước.
Ước tính thu ngân sách nhà nước năm 2016 là 8.610 tỷ đồng, đạt 114% so dự
toán, trong đó: Thu nội địa 5.410 tỷ đồng, đạt 107,1% so dự toán, tăng 24,2% so
năm trước; thu từ xuất nhập khẩu 1.800 tỷ đồng, đạt 514,3% so dự toán, tăng
298,7% so năm trước; thu từ dầu thô 1.400 tỷ đồng, đạt 65,1% dự toán, giảm
50,1% so năm trước. Công tác điều hành chi ngân sách đã bám sát Nghị quyết Hội
đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo chi thường xuyên và các công việc chi đột xuất.
Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục có sự phát triển ổn định, tập trung vào
các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các chương trình phát triển

2



kinh tế của địa phương, mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần (giảm 0,5%/năm), tạo
điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh giảm bớt gánh nặng về chi
phí, cũng như góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái
phiếu Chính phủ ước tính thực hiện 2.245 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Các công
trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu
Chính phủ cơ bản triển khai thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Công tác thu hút các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
được đẩy mạnh. Trong 10 tháng đầu năm 2016, có thêm 89 dự án được cấp Quyết
định chủ trương đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư điều chỉnh. Đẩy mạnh rà
soát tháo gỡ khó khăn vướng mắc, xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách để đẩy
nhanh tiến độ triển khai của các dự án được quan tâm.
b. Về xã hội:
Chất lượng dạy và học ở các cấp học được nâng lên; tỷ lệ học sinh bỏ học
giảm; tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Mạng lưới y tế tiếp tục được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân
sự, 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác, bình quân hiện có 6,4 bác sỹ/vạn dân.
Công tác khám chữa bệnh đáp ứng nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ người dân tham gia
bảo hiểm y tế tính đến ngày 15/10/2016 đạt 69%, ước tính cả năm đạt 70% so với
dân số toàn tỉnh (đạt 102% kế hoạch). Công tác phòng chống bệnh dịch được tiếp
tục chú trọng và theo dõi thường xuyên, các bệnh dịch truyền nhiễm được giám sát
chặt chẽ. Các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm và thanh tra,
kiểm tra trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được tăng cường.
Giải quyết việc làm cho 24.200 lao động, đạt 100,8% kế hoạch, bằng 99,4% so
với năm trước; quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 5.643 lao động. Đào tạo nghề
cho 10.220 người, đạt 102,2% kế hoạch. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
việc thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp được tăng cường.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với
cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác. Hoàn
chỉnh 141 hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà m VNAH. Vận động
đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 7 tỷ đồng, đạt 116,7% so với kế hoạch. Các
chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, các hoạt động cứu trợ thực hiện kịp thời.
Huy động Quỹ Bảo trợ trẻ em vận động hỗ trợ phẫu thuật tim và khuyết tật cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với kinh phí 2.850 triệu đồng, đạt 142,5% so
với kế hoạch; Quỹ Vì người nghèo 9.308 triệu đồng, đạt 112,2% kế hoạch.
Hoạt động thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tốt, tổ chức thành công các
giải thể thao truyền thống vào dịp lễ, tết gắn với phục vụ phát triển du lịch.

3


3. Qui hoạch KTXH tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2030 căn bản trở thành một tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc
gia: Trung tâm năng lượng; trung tâm du lịch - thể thao biển; trung tâm chế biến
quặng sa khoáng titan; có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đồng bộ,
liên thông với cả nước; quan hệ sản xuất tiến bộ; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người
không thấp hơn bình quân chung của cả nước, môi trường được bảo vệ tốt; quốc
phòng - an ninh không ngừng được củng cố, trật tự xã hội được giữ vững.
b. Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận trong tổng thể phát triển chung của
cả nước và khu vực; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Nam miền Trung, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Huy động cao nhất các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng
trưởng kinh tế, sớm rút ngắn chênh lệch và tiến kịp trình độ phát triển chung của
cả nước. Xây dựng Bình Thuận trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo
hướng hiện đại.
Chủ động hội nhập, thực hiện tốt việc liên kết vùng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa phát triển theo chiều
rộng, vừa chú trọng đúng mức phát triển theo chiều sâu, tăng nhanh khu vực có
năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn,
những vùng động lực của tỉnh trên cơ sở phát huy nhân tố con người, các khâu đột
phá trọng điểm mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh.
Phát triển kinh tế - xã hội bền vững: Kết hợp tăng trưởng kinh tế với đảm bảo
thực hiện công bằng xã hội; bảo vệ tài nguyên - môi trường; đồng thời, thường
xuyên rà soát quá trình phát triển để Điều chỉnh cho phù hợp.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an
ninh trên từng địa bàn.
c. Mục tiêu cụ thể
Về kinh tế:
-

Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình
quân 7,0 - 7,5%/năm, trong đó: Nông - lâm - thủy sản tăng 3,3 - 3,8%, Công
nghiệp - xây dựng tăng 9,0 - 9,5%, Dịch vụ tăng 8,2 - 8,7%. Tầm nhìn giai
đoạn 2021 - 2030 có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt bình quân 7,2 -

4


-

-


-

7,5%/năm, trong đó: Nông - lâm - thủy sản tăng 2,8 - 3,0%, Công nghiệp - xây
dựng tăng 10,0 - 11,5%, Dịch vụ tăng 6,2 - 6,4%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2020: Tỷ trọng nông - lâm - thủy
sản giảm còn 21,4 - 21,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,4 - 31,8%, dịch
vụ chiếm 46,6 - 47,0%. Đến 2030: Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm còn
12,0 - 12,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45,0 - 46,0%, dịch vụ 42,0 43,0%.
Phấn đấu GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.100 - 3.200 USD. Đến
năm 2030 đạt 8.200 - 8.500 USD.
Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP bình quân hàng năm giai đoạn
2016 - 2020 chiếm 43 - 44%, giai đoạn 2021 - 2030 chiếm 44 - 45%.
Tỷ lệ thu nội địa so với GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020
(chưa tính các khoản thu trực tiếp từ dầu khí và thuế xuất nhập khẩu) đạt 9,5 10,0%, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 9,0 - 9,5%.
Chi đầu tư phát triển trong cân đối chi ngân sách địa phương bình quân hàng
năm giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 35%, giai đoạn 2021 - 2030 chiếm 40%.
Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 380 triệu USD. Đến 2030 kim ngạch xuất khẩu
đạt khoảng 1,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 1 tỷ USD.
Về xã hội:

-

-

-

-


Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 giảm còn 0,87%; tỷ lệ tăng dân số
trung bình giai đoạn 2016 - 2020 là 0,7%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là
0,65%.
Giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 24.000 lao
động/năm; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo bằng các hình thức đến năm 2020 đạt 65 - 70%, đến 2030
đạt 70 - 75%.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) bình quân hàng năm từ 1,0 - 1,2%.
Tăng tỷ lệ huy động và nâng cao chất lượng giáo dục. Đến năm 2020, tỷ lệ
trường học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 40%; tỷ lệ phổ cập mầm non đạt 80%;
tỷ lệ đi học trung học cơ sở đúng độ tuổi đạt 90% và tỷ lệ đi học trung học phổ
thông đạt trên 50%. Đến năm 2030, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 70
- 80%; tỷ lệ phổ cập mầm non bằng trung bình cả nước.
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng, nâng cấp các trạm y tế
xã theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt tỷ lệ 7,0 bác sĩ/vạn dân và 30,6 giường
bệnh/vạn dân vào năm 2020, bằng trung bình cả nước vào năm 2030. Tỷ lệ xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020 (theo chuẩn mới) đạt 100%. Tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 duy trì ở mức dưới 9%, đến năm
2030 bằng mức trung bình cả nước.
5


-

-

Phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã (48 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới,
đến năm 2030 đạt 100% số xã nông thôn mới. Đến năm 2020 có 50% phường,
thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; phấn đấu đạt 100% thôn, khu phố ở vùng

đồng bằng và 60% thôn, bản miền núi, hải đảo có nhà văn hóa và khu thể thao.
Tỷ lệ đô thị hóa phấn đấu đạt 40 - 45% vào năm 2020 và đạt 50 - 55% vào năm
2030.
Về bảo vệ môi trường:

-

-

-

Đến năm 2020, có trên 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó
có 65% hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; đến năm
2030 đạt 100% hộ dân sử dụng nước sạch.
Tỷ lệ hộ dùng điện đến năm 2020 đạt trên 99%, đến 2030 đạt trên 99,5%.
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý đến năm 2020 đạt 93 - 94%,
đến năm 2030 là 100%. Tỷ lệ chất thải rắn ở khu vực nông thôn được thu gom
xử lý đến năm 2020 đạt 50%, đến năm 2030 là 60 - 70%.
Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường đến năm 2020 đạt 100%.
Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (nếu tính cả cây công nghiệp và cây
lâu năm đạt 55%).

Bảng 1: Tóm tắt mục tiêu quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,
định hướng 2030
STT
Lĩnh vực
VỀ KINH TẾ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Nông - lâm - thủy sản

1
- Công nghiệp - xây dựng
- Dịch vụ
Cơ cấu kinh tế:
- Nông - lâm - thủy sản
2
- Công nghiệp - xây dựng
- Dịch vụ
GRDP bình quân đầu người
3
Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội
so với GRDP bình quân hàng
4
năm
Tỷ lệ thu nội địa so với GRDP
5
bình quân hàng năm
Chi đầu tư phát triển trong cân
đối chi ngân sách địa phương
6
bình quân hàng năm
7

Kim ngạch xuất khẩu

Mục tiêu 2020

Mục tiêu 2030

7,0 - 7,5%/năm

↑ 3,3 - 3,8%
↑ 9,0 - 9,5%
↑ 8,2 - 8,7%

7,2 - 7,5%/năm
↑ 2,8 - 3,0%
↑ 10,0 - 11,5%
↑ 6,2 - 6,4%

21,4 - 21,8%
31,4 - 31,8%
46,6 - 47,0%
3.100 - 3.200 USD

12,0 - 12,5%
45,0 - 46,0%
42,0 - 43,0%
8.200 - 8.500 USD

43 - 44%

44 - 45%

9,5 - 10,0%

9,0 - 9,5%

35%

40%


600 triệu USD

1,5 tỷ USD

(trong đó kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa đạt

(trong đó xuất khẩu
hàng hóa đạt

6


VỀ XÃ HỘI
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1
2
3
4
5

6

Tỷ lệ tăng dân số trung bình
Tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng
các hình thức
Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn
mới) bình quân hàng năm
Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc

gia
Củng cố và hoàn thiện mạng
lưới y tế cơ sở

Đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
7
Tỷ lệ đô thị hóa
8
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

380 triệu USD)

khoảng 1 tỷ USD)

Giảm còn 0,87%

Giảm còn 0,7%

0,7%/năm

0,65%/năm

65 - 70%

70 - 75%
1,0 - 1,2%

40%
7,0 bác sĩ/vạn dân
30,6 giường bệnh/vạn

dân
Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng
duy trì < 9%
50% số xã
40 - 45%
98% hộ dân

70 - 80%

Bằng trung bình cả
nước
100% số xã
50 - 55%

1

Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh

(65% hộ dân được sử
dụng nước sạch theo
tiêu chuẩn của Bộ Y tế)

100% hộ dân được
sử dụng nước sạch

2

Tỷ lệ hộ dùng điện
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được

thu gom xử lý

99%

99,5%

93 - 94%

100%

50%

60 - 70%

100%.

-

3

4

Tỷ lệ chất thải rắn ở khu vực
nông thôn được thu gom xử lý
Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt
động có hệ thống nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường

43%
5


Tỷ lệ che phủ rừng

(tính cả cây công nghiệp
và cây lâu năm đạt
55%)

-

4. Khái quát tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trƣờng
a. Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua góp phần ổn định chính trị của địa
phương, cải thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan mooi trường tại nhiều nơi, đóng góp
vào kết quả chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

7


Tuy nhiên, mặt trái của việc phát triển kinh tế là bất cứ hoạt động của các
ngành, hoạt động sản xuất, kinh doanh nào cũng đều phát sinh chất thải, gia tăng
các tác động đến môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe lao động và nhân dân.
b. Dân số, phát triển xã hội và vấn đề di cƣ
Vấn đề gia tăng dân số cơ học ở các khu, cụm công nghiệp sẽ là nguồn nhân
lực cung ứng cho hoạt động ở các cơ sở sản xuất, do nhu cầu dân sinh tạo điều
kiện cho ngành dịch vụ, thương mại phát triển hơn và các cơ sở hạ tầng ở địa
phương sẽ dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số ở những khu vực
trên sẽ là nguyên nhân gây ra tác động đến môi trường như:
-


-

-

Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực,
thực phẩm, sản xuất công nghiệp...
Gia tăng dân số không chỉ có liên quan đến tài nguyên mà còn liên quan đến ô
nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Môi trường đất,
nước, không khí, tất cả đều có vai trò như những bể chứa chất ô nhiễm. Một số
nhà nghiên cứu đã ước tính được tác động của quy mô dân số đến một loại ô
nhiễm ở một số vùng nhất định. Ví dụ, xét về ô nhiễm không khí, nhiều người
hơn sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với hoàng hóa được sản xuất tại các nhà máy,
khu công nghiệp mà đây là những nơi tạo ra nhiều khí thải gây ô nhiễm môi
trường không khí. Đương nhiên, các mối quan hệ sâu xa hơn thì không đơn
giản, chính sách kiểm soát ô nhiễm và công nghệ sản xuất, tất cả sẽ phối hợp
với nhau để xác định chất lượng không khí.
Sự gia tăng dân số làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái
nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở. Cây xanh không đáp ứng kịp
cho sự phát triển dân cư. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô
thị ngày càng khó khăn.
c. Phát triển công nghiệp

Công nghiệp phát triển không chỉ là môi trường khu vực mà còn ảnh hưởng
đến sức khỏe và đời sống của dân địa phương. Việc chấp hành pháp luật về BVMT
của các cơ sở hiện nay đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn hạn chế về nhiều mặt.
Phần lớn nguyên nhân do các cơ sở này chưa thật sự quan tâm đến việc BVMT,
chưa dành kinh phí cho việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải, việc đầu tư và vận
hành hệ thống xử lý chất thải khá tốn kém như đầu tư hệ thống xử lý khí thải đối

với lò gạch – gốm; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Không chỉ môi trường đất, nước và không khí bị ảnh hưởng mà cảnh quan môi
trường, đa dạng sinh học cũng bị tác động từ các nguồn thải sản xuất công nghiệp.
d. Phát triển xây dựng

8


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các khu đô thị cao tầng, các tuyến
đường, cây cầu đang và sẽ được lập kế hoạch và đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, các
tác động của các công trình này đối với môi trường đang là vấn đề quan tâm hàng
đầu. Bên cạnh ý nghĩa tích cực, hoạt động xây dựng sẽ có tác động đến môi trường
như: hủy hoại khu sinh thái, môi trường thực vật tự nhiên (các khu rừng, đồng
cỏ...): việc xây dựng các công trình sẽ cần một diện tích lớn cụ thể như sau:
- Phá hủy đời sống động vật trong vùng xây dựng: động vật bị mất nơi cư trú, sự
di chuyển, tìm kiếm thức ăn quen thuộc sẽ bị ngăn cản bởi các công trình xây
dựng băng qua (công trình thủy điện, tuyến đường chia cắt)
- Ô nhiễm nguồn nước: các rác thải xây dựng, dầu máy... không được kiểm soát
sẽ thoát xuống hệ thống sông suối vốn dĩ trong sạch trước đó.
- Ô nhiễm không khí: các khí thải do máy móc thi công thoát ra trong không khí.
- Ô nhiễm tiếng ồn: hâu hết các máy móc xây dựng đều có công suất lớn, gây
tiếng ồn mạnh ảnh hưởng tới đời sống dân cư và đời sống thực vật.
e. Phát triển năng lƣợng
Việc xây dựng các công trình thủy điện cũng đã mang lại nhiều lợi ích. Vai trò
tích cực của các dự án về phát triển năng lượng trước hết là phát huy mọi năng lực
của địa phương, nhằm làm tăng khả năng đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như khu vực nơi xây dựng dự án.
Ngoài các tác động tích cực, việc phát triển năng lượng sẽ có những tác động
xấu đến môi trường xung quanh như đất đai, diện tích rừng do xây dựng nhà máy
thủy điện, rủi ro sự cố vỡ đập làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội dưới

vùng hạ lưu, mất khả năng điều tiết nước dưới vùng hạ lưu; xảy ra tình trạng ô
nhiễm khói, bụi khu vực xung quanh do vận hành nhà máy nhiệt điện.
f. Phát triển giao thông vận tải
Việc thi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn đi qua địa bàn tỉnh,
xây dựng bến Cảng neo đậu tàu thuyền, xây dựng sân bay Phan Thiết, xây dựng
đường nội bộ, trong khu đô thị, xây dựng đường giao thông nông thôn... sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng không khí trong giai đoạn xây dựng như bụi, ồn,
SO2, NO2... hậu quả là gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh. Ngoài
ra, việc đầu tư sân bay Phan Thiết sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường như mất phần
lớn diện tích rừng sản xuất để tạo mặt bằng sân bay.
Ngoài việc ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước sông, nước
biển sẽ ảnh hưởng theo do xây dựng cũng như hoạt động ở bến Cảng, kéo theo các
hậu quả khó kiểm soát như làm suy giảm chất lượng nước biển dẫn đến hệ sinh
thái dưới nước bị biến đổi cũng như gây khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản.
Trong giai đoạn hoạt động của các công trình trên, tất yếu sẽ gia tăng nồng độ ô
nhiễm không khí, tiếng ồn do mật động giao thủy, giao thông đường bộ tăng so với
giai đoạn hiện nay và sẽ là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.

9


g. Phát triển nông nghiệp và nông thôn
Mặc dù họat động sản xuất của ngành nông nghiệp đã có những đóng góp rất
tích cực cho kinh tế của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc
sống nông dân. Tuy nhiên hoạt động của ngành nông nghiệp cũng đã góp phần làm
gia tăng các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nông thôn.
Bảng 2: Tóm tắt tác động của các ngành thuộc nhóm phát triển nông nghiệp
đến môi trường
Tác động của Ở nông thôn, phần lớn các hộ gia đình hoạt động sản xuất theo
ngành trồng trọt kinh nghiệm truyền thống với quy mô nhỏ, riêng lè và ít quan

tâm BVMT; do vậy, tình trạng đốt đồng, bón phân và sử dụng
nông dược cho bảo vệ cây trồng tùy tiện, vứt bỏ bừa bãi các
phế phẩm, vỏ chai, bao thuốc ở khắp nơi trên đồng ruộng, bờ
đê, ven đường,...
Việc sử dụng, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng quy
trình gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông
sản với nhiều hậu quả đáng báo động.
Tác động của Các trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn đã hình thành và
ngành chăn nuôi phát triển trên địa bàn tỉnh. Đa số các trang trại chăn nuôi lớn
hiện nay đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đa số các cơ
sở chăn nuôi đã ứng dụng quy trình phòng trừ dịch bệnh tổng
hợp và sử dụng phế phẩm EM để xử lý chất thải.
Tuy nhiên, tình trạng chăn nuôi tự phạt, tận dụng, phân tán,
nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ
dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và con người. Tuy nhiên,
hiện nay việc đáng quan ngại nhất là dù chăn nuôi ở quy mô
nhỏ hay lớn các loại chất thải trong chăn nuôi đa phần vẫn
chưa được xử lý. Chất thải trong chăn nuôi được chia thành 3
loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí bào gồm CO2,
NH3... đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính. Chỉ
một phần nhỏ của chất thải rắng được ủ để làm phân bón, một
phần được dùng trực tiếp tưới cho hoa màu và nuôi cá.
Chất thải được thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước
mặt, không khí, đất bị ô nhiễm.
Tác động của Với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng đã ảnh hưởng
ngành
nuôi đến môi trường nước tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh do tình
trồng và các trạng khai thác bừa bãi các nguồn nước ngầm phục vụ chăn
hoạt động chế nuôi, nguồn nước thải ra chưa được xử lý từ các ao nuôi.
biến cũng nhƣ Trong khai thác hải sản, các hành vi khai thác trái phép vẫn

nuôi trồng thủy còn xảy ra tại nhiều nỏi, làm suy giảm nguồn lợi hải sản, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống ngư dân.
sản
h. Phát triển du lịch
Hoạt động phát triển du lịch tạo điểu kiện giải quyết việc làm cho người dân,
kích thích sự phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống
10


cộng đồng. Trong đó đặc biệt là Tp. Phan Thiết được biết đến là một thành phố du
lịch và du lịch đang là một thế mạnh của tỉnh Bình Thuận. Môi trường được xem
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, tính hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến các khả năng thu hút khách, ảnh hưởng đến
sự tồn vong của hạot động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với
việc gia tăng lượng khách du lịch đến các địa điểm du lịch, tăng cường phát triển
cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên... từ đó dẫn đến sự
gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường. Trong bối cảnh có nguy cơ
suy thoái chung về môi trường và cạn kiệt tài nguyên, những ô nhiễm, suy thoái
cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch cũng như
tác động gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ô nhiễm môi trường chung của toàn
tỉnh. Một số tác động tới môi trường tự nhiên như sau:
-

-

Ô nhiễm nước (nước ngầm, nước mặt và vùng nước ven bờ) do chất thải, khai
thác tài nguyên không hợp lý, không có các giải pháp khai thác tài nguyên phù
hợp.
Làm ô nhiễm không khí do mật độ xe cộ và người quá đông tập trung vào một
thời điểm.

Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất, đặc biệt là vùng ven biển do chất thải
không được xử lý và dẫn đến hiện tượng xói òn đất.

11


CHƢƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI
TRƢỜNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
1. Đặc điểm tự nhiên chung của tỉnh Bình Thuận
Về địa hình địa mạo, phần lớn diện tích tự nhiên tỉnh Bình Thuận có dạng đồi
núi thấp và đồng bằng ven biển trải dài dọc bờ biển theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam, nơi rộng nhất 95 km, nơi h p nhất 32 km. Phía Tây tiếp giáp các sườn núi
cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Đông có các dải đồi cát chạy dài ven biển.
Nhìn chung, địa hình phân hóa phức tạp, bao gồm 4 dạng địa hình chính như sau:
-

-

-

Vùng đồi cát và cồn cát ven biển: chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, chủ yếu là
các dải đồi cát đỏ, trắng, vàng lượn sóng, phân bố dọc theo bờ biển từ đầu
huyện Tuy Phong đến cuối huyện Hàm Tân.
Vùng đồng bằng phù sa: chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, được tạo thành chủ
yếu do phù sa của hệ thống sông, suối bồi đắp.
Vùng núi thấp và trung bình: chiếm 40,70% diện tích tự nhiên, tập trung chủ
yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh. Đây là những núi của dãy Trường Sơn
chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông
Bắc huyện Đức Linh, có độ dốc cao, địa hình phức tạp.
Vùng đồi gò: chiếm 31,65% diện tích, là dạng chuyển tiếp độ cao của vùng núi

thấp, kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.

Về đặc điểm khí hậu chung, tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi về các mặt để có
thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững; thuận lợi cho phát triển các
ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập
trung lớn thường xảy ra tai biến như sạt lở, trượt đất, lũ quét ở khu vực đồi núi và
lũ lụt ở khu vực dọc sông.
Về tài nguyên đất, toàn tỉnh có 781.291,92 ha đất tự nhiên, chiếm 2,38% diện
tích tự nhiên cả nước, mật độ dân số bình quân 151 người/km2 (cả nước là 260
người/km2). Đất tự nhiên phân bố không đều theo đơn vị hành chính cấp huyện.
Huyện đảo Phú Quý có diện tích nhỏ nhất (1.781,46 ha), trong 9 đơn vị cấp huyện
ở đất liền, đơn vị có diện tích lớn nhất là huyện Bắc Bình 182.533,20 ha (chiếm
23,36%), huyện Hàm Thuận Bắc 128.693,60 ha (chiếm 16,47%), các đơn vị có
diện tích nhỏ là thị xã La Gi:18.282,64 ha (chiếm 2,34%), T.P.Phan Thiết:
20.668,08 ha (chiếm 2,65%).
Về tài nguyên nước mặt: Tỉnh có 7 con sông chính, tổng diện tích lưu vực
9.980 km2 (trong tỉnh 4.714 km2). Lượng nước đến bình quân hàng năm 5,4 tỷ

12


m3, nhưng dung tích chứa của các hồ chỉ đạt 200 triệu m3, bằng 3,7% lượng nước
đến. Mật độ sông, suối thấp, nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các
mùa. Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10).Mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
sông suối gần như khô kiệt, nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 gây nên hạn hán, thiếu
nước SX, sinh hoạt.
Về tài nguyên nước ngầm: Nguồn tài nguyên này có trữ lượng không nhiều,
vùng ven biển và một số vùng đồng bằng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, khả năng

khai thác hạn chế. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước dưới đất khoảng 2,1 2,2 triệu m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khoảng 80 ngàn m3/ngày (khoản
3,6% tổng trữ lượng). Nguồn tài nguyên nước chủ yếu dựa vào nước mặt của hệ
thống sông, suối.
Về tài nguyên rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 346.278 ha và được phân
ra theo 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 31.065 ha, rừng phòng hộ: 142.478 ha và rừng
SX: 172.735 ha. Rừng tự nhiên bao gồm chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim,
rừng hỗn giao, rừng tre nứa và rừng đặc sản. Trữ lượng khoảng 22.321.616 m3 gỗ,
329.060.000 cây tre, nứa đối với rừng tự nhiên và khoảng 1.966.874 m3 gỗ đối với
rừng trồng. Nhìn chung, tổng diện tích rừng còn khá lớn nhưng phần lớn ở trạng
thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ, chất lượng thấp.
Về tài nguyên biển, biển Bình Thuận giàu nguồn lợi về các loại hải sản; sườn
bờ ngầm và đáy biển thoải rộng, bằng phẳng rất thuận lợi cho các nghề đánh bắt cá
đáy và cá nổi. Với diện tích vùng lãnh hải 52 nghìn km2 và đường bờ biển dài,
ngoài khơi có đảo Phú Quý nằm cách Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam là
một trong những ngư trường lớn của cả nước. Trữ lượng hải sản vùng đẳng sâu 50
m trở vào bờ khoảng 220 - 240 ngàn tấn, tổng khả năng cho phép khai thác hải sản
các loại trên 120 ngàn tấn/năm. Nguồn lợi thủy sản không những lớn về trữ lượng
mà còn phong phú về chủng loại: có trên 500 loài cá, trong đó có 60 loài có giá trị
kinh tế cao (cá thu, hồng, mú, ngừ,…) và nhiều hải đặc sản có giá trị cao như: tôm,
mực, điệp, sò lông, dòm, bàn mai... Sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng trong
giai đoạn 2001-2010, từ 128.072 tấn lên 170.000 tấn/năm, đạt tốc độ tăng bình
quân 3,2%/năm.
Về tài nguyên khoáng sản : gồm 04 nhóm chính:
-

Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm sắt, molipden, wolfram, chì, thiếc, titan
(ilmenit-zircon), vàng. Riêng ilmenit-zircon phân bố trong cát tạo thành cát gió
và cát biển ven bờ. Khoáng sản kim loại là một trong những ưu thế của tỉnh
trong phát triển ngành công nghiệp khai khoáng góp phần tăng trưởng kinh tế.


13


-

-

Nhóm khoáng chất công nghiệp: Gồm sét bentonit phân bố trong thung lũng
sông Lòng Sông với trữ lượng khoản 17.472.000 tấn; cát thủy tinh với tổng
diện tích khoảng 74,87 km2, với trữ lượng khoản 478.440.948 tấn.
Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: có rất nhiều như: sét gạch ngói, cát xây
dựng, puzlan, granit, ryolit, andesit-felsit, andesit, bazan.
Nước khoáng nóng: Các nguồn lộ nước khoáng Bình Thuận rất dồi dào, có trữ
lượng khoản 1.240 triệu lít/năm, chất lượng tốt có thể khai thác và chế biến
phục vụ giải khát và chữa bệnh.

Về tài nguyên du lịch: Tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng ấm,
không khí trong lành, mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa (trung bình 270 C), tạo môi trường
thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm; tài nguyên du lịch được coi là điểm
mạnh của tỉnh. Với 192 km chiều dài bờ biển, có nhiều đảo, cù lao, vũng, vịnh; bãi
biển có cảnh quan đ p, môi trường hoang dã với những bãi cát trắng, nước trong
xanh, tạo nên nhiều điểm du ngoạn nổi tiếng như: Cù Lao Câu, Bàu Trắng (Bắc
Bình), bãi biển Đồi Dương-Thương Chánh, Rạng, Mũi Né-Hòn Rơm (Phan Thiết),
Mũi Điện-Kê Gà, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam)…Tất cả những tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi các hoạt động du lịch phong
phú, đa dạng và quanh năm.
2. Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tỉnh Bình
Thuận
a. Các ảnh hƣởng từ BĐKH
Về các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ quét xuất hiện khá thường xuyên trên

vùng núi, chủ yếu ở huyện Bắc Bình. Lượng mưa ở khu vực vùng núi trong những
năm gần đây có xu hướng tăng dần từ Đông sang Tây, giảm dần từ Nam ra Bắc.
Vào khoản tháng 8, 9 sau những trận mưa lớn gây lũ làm sạt lở ở những sườn núi
và thường kèm theo dông, lốc xoáy gây thiệt hại đến sinh hoạt cũng như sản xuất
của nhân dân.
Hiện tượng nứt, trượt lở đất tự nhiên không phổ biến rộng mà chủ yếu chỉ xảy
ra ở những vùng núi, nơi có địa hình phân cắt mạnh mẽ, gần với các đới phá huỷ
kiến tạo và nơi có mặt cắt của các dòng chảy lớn, diễn ra không thường xuyên. Các
hiện tượng sạt lở đất thường xảy ra ở các sườn dốc, có cấu tạo bởi sản phẩm phong
hoá của đá biến chất, xâm nhập.
Toàn bộ 192 km bờ biển của tỉnh đều bị xâm thực. Hiện tượng xâm thực do gió
mùa Đông Bắc và nước biển dâng thường xảy ra vào dịp đầu năm gây ra tình trạng
biển lấn sâu vào bờ hàng chục mét, làm hư hại nhà cửa, cơ sở sản xuất (CSSX),
tính mạng của người dân. Nhiều lần chính quyền và cư dân đã phải tổ chức sơ tán
khẩn cấp.
Xâm nhập mặn nước dưới đất xảy ra chủ yếu ở các khu vực cửa sông, ven
biển. Nhiễm mặn do quá trình xâm nhập của nước biển vào các tầng chứa nước

14


ven bờ, các cửa sông; quá trình khoan, khai thác nước mặn để nuôi trồng thủy sản;
dùng nước biển để tuyển sa khoáng sau đó xả trực tiếp vào môi trường; khoan khai
thác nước sinh hoạt tạo nên sự thông tầng chứa nước ở khu vực đồng bằng. ảnh
hưởng lớn đến chất lượng nước sông ở vùng ven biển hạ lưu tỉnh Bình Thuận.
Bảng 3: Khái quát tình hình BĐKH, thiên tai và tác động đối với tỉnh
Mức độ biến đổi của nhiệt độ tương đối lớn trong mùa đông, nhỏ
hơn trong mùa hè và cả năm thì mức độ biến đổi là không nhiều.
Nhiệt độ trung bình tháng 01 tăng khoảng 0,20C cho mỗi thập kỷ,
Nhiệt độ

có xu thế tăng nhanh hơn so với nhiệt độ trung bình tháng 7 tăng
khoảng 0,10C cho mỗi thập kỷ.
Lượng mưa năm trung bình là 963 mm trong thập kỷ 1961- 1970,
thấp nhất so với các thập kỷ trong giai đoạn 1961-2010. Trong
thập kỷ 1971-1980 lượng mưa trung bình năm tăng lên, sau đó
Lƣợng mƣa đến thập kỷ 1981-1990 lượng mưa lại giảm và tăng vào thập kỷ
1991-2000, với lượng mưa trung bình là 1.212 mm, đây là thập
kỷ có lượng mưa cao nhất. Đến thập kỷ 2001 - 2010, lượng mưa
trung bình năm giảm xuống là 1.141 mm.
Xu thế mực nước biển trung bình cho khu vực Bình Thuận dao
Mực nƣớc
động trong khoảng trên 3 mm/năm, lớn hơn một ít so với xu thế
biển
diễn biến mực nước biển trung bình dọc bờ biển Việt Nam.
Thời kỳ từ 1961 - 2007, tỉnh có 18 cơn ATNĐ đổ bộ và ảnh
hưởng (trung bình có gần 0,4 cơn/năm ). Các năm 1961-1967 và
Bão, áp
1971-1977 tỉnh không bị ảnh hưởng của ATNĐ. Những năm sau
thấp nhiệt
đó số lượng ATNĐ ảnh hưởng nhiều hơn nhưng không liên tục,
đới (ATNĐ
số lượng không vượt quá 2 cơn (riêng năm 1994 và 2004 là 2
cơn), trong 18 cơn có 7 cơn ATNĐ và 11 cơn bão.
Bão, ATNĐ, lũ, ngập lụt, hạn hán và sạt lở bờ biển, bờ sông là
những thiên tai chính thường xảy ra trên địa bàn tỉnh, làm chết
Các thiên
người, gây thiệt hại nặng về dân sinh-kinh tế, về tài sản, sản xuất
tai chính
thƣờng xảy nông nghiệp, chăn nuôi và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn có các
dạng thiên tai khác cũng xảy ra gây thiệt hại tương đối lớn như:

ra
Dông, lốc xoáy, sét, mưa đá, triều cường,...
Sự cố tràn dầu, động đất, sóng thần... Ngoài ra, có thể xảy ra các
Các sự cố,
thảm họa có thảm hoạ khác như: Sự cố vỡ hồ chứa nước, sập đổ nhà cao tầng,
rò rỉ hoá chất độc hại, dịch bệnh qui mô rộng,...
thể xảy ra
b. Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng

15


Bảng 4: Tóm tắt hiện trạng và diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
Các nguồn gây ô
nhiễm
MÔI TRƢỜNG NƢỚC
Nước mặt - Các nhà máy, xí nghiệp, cơ
lục địa
sở sản xuất phân tán chưa tập
trung vào các KCN của Bình
Thuận
- Hệ thống thoát nước sinh
hoạt từ nông thôn đến đô thị
- Rác thải sinh hoạt, chất thải
rắn, thuốc bảo vệ thực vật và
một số CTNH
- Xâm nhập mặn vào mùa
khô
Đối tƣợng


Hiện trạng

Dự báo

 Các con sông chính: hầu hết vị trí quan trắc cho - An ninh nguồn nước mặt sẽ tiếp
thấy có dấu hiệu ô nhiễm.
tục không bền vững do:
 Các vị trí chất lượng vượt quy chuẩn nhiều lần:
+ Chính sách khuyển khích đầu tư
+ Sông Phan (Nhà máy Vedan)
chưa thu hút nguồn vốn từ nhiều
+ Sông Phan (Khu vực làm muối Tân Thuận)
thành phần kinh tế để đầu tư hệ
+ Sông Cà Ty (Phan Thiết)
thống cấp thoát nước nông thôn
+ Sông Cà Ty (Cầu Lê Hồng Phong)
+ BĐKH, hạn hán diễn biến phức
+ Sông Dinh (Cầu Tân Lý)
tạp dẫn đến suy kiệt nguồn nước
+ Quy hoạch tổng thể chuyển dịch
Các thống số quan trắc bao gồm:
cơ cấu theo hướng công nghiệp
+ Nước sông: (Sông Lũy, sông La Ngà)
hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh các
(1) pH, (2) DO, (3) TSS, (4) BOD5, (5) COD, (6) ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế có
NH4+, (7) NO2-, (8)NO3-, (9) PO43-, (10) Fe tổng, (11) năng suất lao động cao, hiệu quả
Coliform, (12) Các chỉ tiêu khác bao gồm dầu mỡ, lớn  áp lực về chất lượng (do chất
hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng thuốc bảo vệ thải công nghiệp) và trữ lượng (do
thực vật.
khai thác) nước mặt.

+ Nước sông: (cấp cho nhà máy nước)
(1) pH, (2) DO, (3) TSS, (4) Cl- , (5) BOD5, (6) COD,
(7) NH4+, (8) NO2-, (9) PO43-, (10) Coliform, (11) Các
chỉ tiêu khác bao gồm dầu mỡ, hàm lượng kim loại
nặng, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.

- Diễn biến chất lượng nước mặt sẽ
ô nhiễm ở một số chỉ tiêu như độc
đục, độ màu, kim loại nặng, DO..
đặc biệt là các khu vực chăn nuôi,
khu công nghiệp, nhà máy, khu vực
khai thác titan.

Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT– Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
16


Nước
đất

dưới - Khai thác quá mức vào các
mục đích khác nhau: sinh
hoạt, tưới tiêu, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp
- Khai thác, chế bến khoán
sản ồ ạt sử dụng nước khối
lượng lớn và đổ thải tại khu
vực xung quanh khai trường
làm ô nhiễm và suy thoái

nguồn nước ngầm
- Nhiễm mặn tự nhiên do
BĐKH, nước biển dâng
- Khai thác lớp nước ngọt
trên các cồn cát ven biển để
sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, chế biến
khoáng sản, phục vụ du
lịch…, đặc biệt là các khu
vực Phước Thể, Vĩnh Hảo,
Chí Công, Phan Rí Thành,
Hòa Phú, Hòa Thắng, Hồng
Phong

 Nước ngầm tại khu vực cấp nước và khu dân - Suy giảm và khan hiếm trữ lượng
cư:
nước ngầm trên địa bàn tỉnh do các
 Nước ngầm tại khu vực khu du lịch
định hướng phát triển ngành nghề
 Nước ngầm tại khu vực nuôi trồng thủy sản
theo hướng tập trung phát triển
 Nước ngầm tại khu vực nông nghiệp và làm mạnh một số nhóm ngành mũi
muối
nhọn, dẫn đến:
 Nước ngầm tại khu vực bãi rác
+ Gia tăng dân số cơ học làm tăng
áp lực nhu cầu nước
Các thống số quan trắc bao gồm:
+ Tăng nhu cầu khai thác nước
+ Nước ngầm tại các trạm cấp nước và các khu dân ngầm phục vụ du lịch

cư nông thôn
+ Tăng khai thác nước ngầm phục
(1) pH, (2) độ cứng, (3) TS, (4) Cl , (5) COD, (6) vụ sản xuất các ngành chế biến
NH4+, (7) NO3-, (8) SO42-, (9) Fe tổng, (10) Coliform, khoáng sản + sản xuất nước khoáng
(11) Các chỉ tiêu khác bao gồm dầu mỡ, hàm lượng + Tăng khai thác nước ngầm cho
kim loại nặng, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
hoạt động chăn nuôi tại các trang
trại quy mô lớn
+ Nước ngầm khu vực bãi rác, khai thác khoáng sản
(1) pH, (2) độ cứng, (3) TS, (4) Cl-, (5) COD, (6) - Suy giảm chất lượng nước ngầm
NH4+, (7) NO3-, (8) SO42-, (9) Fe tổng, (10) Coliform, do đà phát triển của:
(12) Các chỉ tiêu khác bao gồm NO2-, Zn, Cu, As, Cd, + Nước thải các trang trại chăn nuôi
Pb
heo
+ Nước thải các cơ sở sản xuất
+ Nước ngầm khu vực du lịch
+ Nước thải khu dân cư trên địa
(1) pH, (2) độ cứng, (3) TS, (4) Cl , (5) COD, (6) bàn huyện, vùng ven thành phố.
NH4+, (7) NO2-, (8) NO3-, (9) Fe tổng, (10) SO42(11)Coliform,
+ Nước ngầm khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản
(1) pH, (2) độ cứng, (3) TS, (4) Cl-, (5) COD, (6)
NH4+, (7) NO3-, (8) SO42-, (9) Fe tổng, (10) Coliform,
17


(11) Các chỉ tiêu khác bao gồm As, Cd, Pb
+ Nước ngầm khu vực nông nghiệp và làm muối
(1) pH, (2) độ cứng, (3) TS, (4) Cl-, (5) COD, (6)
NH4+, (7) NO2-, (8) NO3-, (9) SO42-, (10) Coliform,
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT – Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Nước biển - Nước thải từ hoạt động du Chất lượng nước biển ven bồ tại các điểm quan trắc - Chất lượng nước biển ven bờ
ven bờ
lịch ven biển
trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm được dự báo suy giảm do tải lượng
- Các chất thải từ hoạt động trọng.
nước thải ra môi trường biển có xu
của tàu thuyền trên biển và
hướng tăng, chủ yếu là từ:
tại các bến cảng, bến neo đậu Các thống số quan trắc bao gồm:
+ Sự phát triển của ngành du lịch
- Chất thải từ hoạt động sơ (1) pH, (2)TSS, (3) DO, (4) COD, (5) NH4+, (6) kéo theo sự gia tăng các cơ sở du
chế hải sản, dịch vụ thủy sản Coliform, (7) Zn, (8) Cu, (9) CHỉ tiêu khác như dầu lịch ven biển
tại các bến cảng, bến neo đậu mỡ khoáng, As, Cd, Pb
+ Sự phát triển của ngành nghề
và các bãi ngang ven biển
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
- Nước thải từ các cơ sở chế Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chế biến thủy sản tập trung tại
biến hải sản chưa qua xử lý chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ben thành phố Phan Thiết, Tuy Phong
hoặc xử lý chưa đạt quy bờ.
(KCN Tuy Phong), La Gi, Hàm
chuẩn thải ra biển
Tân (KCN Sơn Mỹ),… không được
- Hoạt động nuôi trồng thủy
đầu tư biện pháp xử lý hiệu quả.
sả ven biển
+ Mức độ tập trung dân số tại các
- Dầu trần từ hoạt động khai
khu vực đô thị ven biển ngày càng
thác dầu khí, từ tàu thuyền

tăng, nhưng biện pháp xử lý nước
- Nước ô nhiễm từ các con
thải sinh hoạt đạt yêu cầu chưa phát
sông gây ô nhiễm vùng cửa
triển đồng bộ (trừ Phan Thiết)
biển
- Nước thải sinh hoạt từ các
đô thị và khu dân cư ven biển
18


MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
- Các hoạt động giao
thông vận tải
- Các hoạt động khai
thác khoáng sản
- Các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, làng
nghề
- Các hoạt động chế
biến thủy hải sản
- Các hoạt động sinh
hoạt của con người
- Xây dựng đô thị, hạ
tầng kỹ thuật

- Chưa có nhiều nhà máy
Điểm nền:
(1) Độ ồn, (2) Bụi, (3) SO2, (4) NO2, (5) CO, (6) H2S

nên các vấn đề ô nhiễm môi
Kết quả quan trắc các thông số tại các điểm nền có sự tăng trường không khí trong các
giảm không đồng đều
ngành công nghiệp không
quá bức xúc như những nơi
khác. Vấn đề giám sát chất
Không khí tại khu vực đô thị
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm lượng không khí thải ra từ
lượng SO2, (5) Hàm lượng NO2-, (6) Hàm lượng H2S
các khu công nghiệp và tiểu
+ Độ ồn, bụi tại hầu hết các điểm của khu vực đồ thị hầu hạt thủ công nghiệp vẫn cần
đạt QCVN 26:2010/BTNMT, chỉ có một số điểm vượt quy nên chặt chẽ để giảm thiểu
chuẩn, có xu hướng tăng giảm không đều.
đáng kể lượng khí thải độc
+ CO qua các năm có xu hướng tăng dân lên tại các điểm hại ra ngoài môi trường.
quan trắc, tuy nhiên vẫn thấp hơn quy chuẩn nhiều lần. CO tại - Ô nhiễm không khí ở
khu vực đô thị chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng.
những tuyến đường giao
+ SO2 vẫn nằm trong tầm kiểm soát được, xu hướng giảm dần thông cũng có những tác
tại các điểm quan trắc.
động tiêu cực đến sức khỏe
+NO2 tại các điểm quan trắc nằm trong quy chuẩn, ngoại trừ cộng đồng. Xây dựng cơ sở
một số điểm, qua các năm có xu hướng giảm dần (KDC Đức hạ tầng làm lượng khí thải
Nghãi, Ph1u Thủy, Xuân AN, Phú Hài, Hàm Tiến, Đức Tài, tăng lên.
thị trấn Lạc Tánh, thị trấn Chợ Lầu, KDC Ngũ Phụng).
- Các ngành nông lâm thủy
+H2S đều đạt mức QCVN ngoại trừ một số điểm, xu hướng sản,.. nếu không có biện
giảm dần một số điểm, ngoại trừ một số điểm thị trấn Võ Xu, pháp xử lý mùi thích hợp sẽ
Đức Tài, Thanh Xuân.
tạo mùi hôi thối, ảnh hưởng

đến môi trường không khí.
Bên cạnh đó là khí thải độc
+ Không khí tại khu vực công nghiệp
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm hại từ các ngành trồng trọt
lượng SO2, (5) Hàm lượng NO2và khí gây hiệu ứng nhà
+ Độ ồn có xu hướng ổn định, mức độ tăng giảm không đáng kính từ khu vực chăn nuôi.
kể.
19


+ Hàm lượng bụi tăng giảm không đông đều và có nồng độ
cao xấp xỉ quy chuẩn.
+ CO có xu hướng tăng dần qua các năm tại một số điểm: khu
vực sản xuất gạch gói, sét gạch ngói, khai thác sét, sản xuất
gạch ngói, khu vực nhà máy nhiệt điện, các điểm còn lại có xu
hướng ổn định.
+ SO2 tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân vượt chuẩn 1.1 lần,
các khu vực khác có xu hướng giảm dần. Riêng khu vực sản
xuất gạch ngói Hàm Thuận Nam, nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân có xu hướng giữ nguyên.
+ NO2 khu vực gạch ngói Gia An năm 2011 (đợt 3, 4) vượt
chuẩn 1.66, khu vực nhiệt điện Vĩnh Tân năm 2013 (đợt 4)
vượt quy chuẩn gấp 1.48 lần. NO2 có xu hướng giảm dần tại
KCN Phan Thiết, khai thác sét gạch ngói Gia An, KCN Hàm
Kiệm 1.
+ Khí SO2 tại khu vực sản xuất gạch ngói Hàm Thuận Nam,
khu vực khai thác sét Tánh Linh có xu hướng giữ nguyên và
khu vực nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân có xu hương tăng dần.
+ Không khí tại khu vực du lịch
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm

lượng SO2, (5) Hàm lượng NO2+ Các thong số có xu hương tăng giảm không đồng đều qua
các năm, một vài khu vực có mức bụi vượt quy chuẩn như
KDL Mũi Né, Ngãnh Tam Tân, KDL Đồi Dương, KDL Mũi
Kê Gà
+ Không khí tại khu vực giao thông
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm
lượng SO2, (5) Hàm lượng NO220


+ Độ ồn có xu hướng đồng đều qua các năm, một số điểm
vượt chuẩn cho phép
+ Bụi qua các năm có xu hướng tăng , có một điểm quan trắc
đo vược mức cho phép. Hàm lượng các thong số quan trắc
khác tăng giảm không đồng đều qua các năm.
+ Không khí tại khu vực khai thác khoáng sản
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm
lượng SO2, (5) Hàm lượng NO2+ Độ ồn có xu hướng đồng đều qua các năm, một số điểm
vượt chuẩn cho phép
+ Bụi qua các năm nằm trong chuẩn, có xu hướng không đồng
đều qua các năm , có một điểm quan trắc đo vược mức cho
phép.
+Hàm lượng thong số quan trắc CO đồng đều, SO2, NÒ2tăng
giảm không đồng đều qua các năm.
+ Không khí tại khu vực cảng cá
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm
lượng SO2, (5) Hàm lượng NO2-, (6) Hàm lượng H2S, (7) Hàm
lượng NH3
Nhìn chung các thong số quan trắc có xu hướng tăng, giảm
không đồng đều, các thong số có xu hướng tăng vẫn nằm
trong mức quy chuẩn.

+ Không khí tại khu vực sản xuất nông lâm nghiệp
(1) Độ ồn, (2) Hàm lượng bụi, (3) Hàm lượng CO, (4) Hàm
lượng SO2, (5) Hàm lượng NO2Độ ồn, hàm lượng CO diễn biến ổn định, NO2-, SÒ2- có xu
hướng giảm (trừ khu vực trồng lúa Tuy Phong)
21


Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 05:2013/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh, QCVN
06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh
MÔI TRƢỜNG ĐẤT
- Do thuốc BVTV, sử
dụng phân bón hóa
học
- Do việc xử lý chất
thải rắn
- Nguyên nhân gây
suy thoái đất:
- Khai thác các loại
tài nguyên thiếu sự
kiểm soát
- Chặt phá, khai thác
rừng bừa bãi
- Nguyên nhân gây
hoang mạc hóa:
- Điều kiện khí hậu
- Đặc điểm địa hình
- Khai thác đất không

đúng cách (đốt rừng
làm rẫy, chuyên
canh,..)

Các thông số quan trắc môi trường đất chủ yếu là: pH, As, Cd,
Pb, Cu, Zn, Hg, K tổng, P tổng, Mg+, Ca+, dư lượng Parathion
Methyl, dư lượng Malathion, dư lượng A-Chordance, dư lượng
Aldrin, dư lượng thuốc BVTV, dư lượng p-DDT

- Nông nghiệp vẫn là ngành
kinh tế chủ đạo gắn liền với
ngành công nghiệp chế biến
thủy sản, nông sản. Điều
chỉnh lại cơ cấu sản xuất
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ nông nghiệp.
thuật quốc gia về chất lượng đất.
- Diện tích đất nông nghiệp
sẽ giảm do đó xu hướng
phát triển kinh tế nông
nghiệp trong tương lai cần
gia tăng vòng xoay của đất
để đảm bảo an ninh lương
thực
Để sử dụng đất có hiệu quả,
nâng cao giá trị sử dụng đất,
cần:
+ Đầu tư khai thác và đưa
vào sử dụng các loại đất
chưa sử dụng có hiệu quả
theo khả năng thích nghi

từng ngành sản xuất và các
nhu cầu phát triển KT-XH
+ Ngoài những vùng đất
22


×