Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bai thảo luận quản trị da van hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.51 KB, 14 trang )

I.Giới thiệu sơ lược về nước Pháp
1.1. Khái quát về nước Pháp
- Tên nước: Cộng hoà Pháp (Republic of France)
- Ngày quốc khánh: 14/7/1790
- Thủ đô: Paris
- Văn hóa:
Trong nhiều thế kỷ, nước Pháp là một trong những trung tâm sáng tạo văn hóa của thế
giới. Nhiều nghệ sỹ Pháp đã từng là những người nổi tiếng nhất ở thời đại của họ, và nước Pháp
đã được sự công nhận rộng rãi về sự phong phú, giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Các chế độ
chính trị Pháp kế tiếp nhau luôn khuyến khích sự sáng tạo nghệ thuật.
+ Giáo dục:
Tỷ lệ người biết đọc, biết viết: 99%.
+ Hội họa
Khởi nguyên của hội họa Pháp chịu ảnh hưởng nhiều từ hội họa cổ điển Italy. Hai họa sỹ Pháp
nổi tiếng nhất thời Phục hưng là Nicolas Poussin và Claude Lorrain đã giành phần lớn thời gian
ở Italy.
Cuộc Cách mạng Pháp đã mang tới nhiều sự thay đối, khi Napoleon I trọng dụng những nhà hội
họa của trường phái Tân Cổ điển, như họa sỹ Jacques-Louis David.
Khoảng giữa thế kỷ 18, hội họa Pháp chứng kiến sự lên ngôi của hai trường phái hội họa kế tiếp
nhau, đó là trường phái hội họa theo chủ nghĩa lãng mạn với hai đại biểu tiêu biểu là Théodore
Géricault và Eugène Delacroix; trường phái hội họa hiện thực với các đại biểu là Camille Corot,
Gustave Courbet và Jean-François Millet.
Nửa cuối thế kỷ 18, Pháp trở thành trung tâm sáng tạo nghệ thuật của châu Âu. Nhiều phong
cách hội họa được phát triển nở rộ ở thời kỳ này. Cũng trong thời kỳ này, hội họa Pháp có một
lượng lớn các danh họa theo trường phái ấn tượng, như các danh họa: Camille Pissarro, Édouard
Manet, Edgar Degas, Claude Monet, Auguste Renoir.
Đầu thế kỷ 19, xu hướng mỹ thuật lập thể phát triển trong hội họa Pháp với các đại biểu là
Georges Braque và Pablo Picasso. Trong thời kỳ này, Pháp đã trở thành điểm đến sáng tác của
các danh họa nước ngoài như Vincent van Gogh, Marc Chagall và Wassily Kandinsky.



Nhiều bảo tàng ở Pháp đã tập hợp được một phần hoặc toàn bộ nhiều tác phẩm hội họa ở nước
này. Viện Bảo tàng Quốc gia Louvre là nơi lưu giữ bộ sưu tập đồ sộ các kiệt tác hội họa cổ điển
Pháp được sưu tập trong nhiều thế kỷ từ thế kỷ 18. Trong số các kiệt tác hội họa được trưng bày
ở bảo tàng Louvre phải kể tới bức danh họa Mona Lisa (hay La Joconde) của đại danh họa Leona
de Vinci.
Bên cạnh bảo tàng Louvre lưu giữ các tác phẩm hội họa cổ điển, Pháp còn có bảo tàng Orsay,
khánh thành năm 1986 lưu giữ các tác phẩm hội họa Cận đại ở nửa cuối thế kỷ 19 (các tác phẩm
phần lớn theo chủ nghĩa ấn tượng và trường phái dã thú). Các tác phẩm hội họa hiện đại được
lưu giữ, trưng bày tại Trung tâm nghệ thuật và văn hóa quốc gia Georges-Pompidou.
Ba bảo tàng nghệ thuật Quốc gia trên hàng năm đón một lượng khách khổng lồ tới 17 triệu lượt
khách.
+ Kiến trúc
nhiều những kiến trúc tiêu biểu cho cả nền kiến trúc hiện đại của nhân loại như tháp
Eiffel, đại lộ Champs Elyseés, Cung Lễ hội và Đại hội - nơi diễn ra các sự kiện văn hóa thế giới.
+ Văn học: Ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế
giới, trong đó có các nhà văn tiêu biểu như Victor Hugo, Balzac…
+ Âm nhạc: Pháp được coi là trung tâm âm nhạc ở châu Âu.
+ Điện ảnh:
Pháp có nền điện ảnh thuộc hàng lâu đời nhất thế giới.
+ Ẩm thực:
Một trong những tài sản lớn nhất của Pháp chính là nghệ thuật ẩm thực phong phú.
+ Địa điểm du lịch:Paris – “kinh đô của ánh sáng” luôn hấp dẫn khách du lịch bởi những công
trình kiến trúc, các lâu đài, các đài kỷ niệm tuyệt đẹp luôn rực rỡ, lung linh trong ánh đèn vào
ban đêm… và những mặt hàng sang trọng như nước hoa, nữ trang và y phục thời trang.
+ Lễ hội:
Pháp là một nước có nhiều lễ hội, nhiều thành phố tổ chức các sự kiện âm nhạc, múa hát, kịch,
phim và nghệ thuật mỗi năm.
1.2. Một số đặc trưng về văn hóa của nước Pháp
1.2.1. Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp:



Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn
vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ
cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt
con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của
con cái.

Văn hóa trong gia đình của người Pháp

1.2.2. Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp
Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi thang bộ, thang máy,
các công trình hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.


Văn hóa tại nơi công cộng của người Pháp
Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại.Sự lôi thôi khi đi ra ngoài
đường như mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi
người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên. Xếp hàng cũng là một nét
văn hóa đặc trưng của người Pháp
1.2.3. Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp
Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má
nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn mỗi khi nhận được quà.
Nếu người Pháp chủ động hôn bạn thì đừng ngại nhé, điều đó thể hiện họ rất thiện cảm và muốn
gần gũi hơn với bạn.

Văn hóa trong giao tiếp của người Pháp


1.2.4. Văn hóa trên bàn ăn của người Pháp

Mọi người ngồi ngay ngắn, khăn ăn được trải dọc trên 2 đầu gối. Ăn uống từ tốn và sau vài ba
miếng, người Pháp lại lấy khăn lau miệng bằng 2 tay.
Không nhai ngấu nghiến, ngậm miệng khi nhai, ăn theo tiến độ chung của bàn ăn. Không xoay
đĩa thức ăn về phía mình hay múc đến thìa cuối cùng. Đặc biệt không nên rời bàn ăn khi rượu
của bạn còn trên nửa ly. Cuối bữa, nếu là bữa ăn gia đình thì người ăn gấp một góc khăn, nếu là
khách mời họ sẽ tung khăn ra để ở bên phải đĩa ăn. Dao và dĩa để mũi nhọn quay xuống dưới, thể
hiện rằng mình đã dùng xong. Người Pháp dành nhiều thời gian trò truyện trên bàn ăn. Đôi khi
kéo dài đến 4 hay 5 tiếng.

Văn hóa trên bàn ăn đặc trưng của người Pháp

II.Phân tích văn hóa Pháp theo các khía cạnh văn hóa của Hofstede
2.1. Khía cạnh khoảng cách quyền lực
Pháp có lịch sử lâu dài của sự tập trung quyền lực, mặc dù xã hội dân chủ vẫn là một
phần quan trọng của chính phủ Pháp nhưng tầng lớp xã hội ngày nay vẫn còn giữ lại rất nhiều tàn
dư của thời phong kiến. Nước Pháp có một tầng lớp tư sản, gọi là bourgeoisie rất đông đảo, họ
thực sự là những người kiểm soát đất nước.
Về mặt giáo dục: Hệ thống giáo dục Pháp có tính chất dân chủ và bình đẳng. Giáo dục
phổ thông do nhà nước tài trợ và được áp dụng cho lứa tuổi 6-16 tuổi thông qua một hệ thống
học đường thuộc Bộ Giáo dục Pháp. Vào đầu thế kỷ 20, tổng số học sinh sinh viên trên toàn
nước pháp đạt trên 15 triệu người, có nghĩa là gần ¼ dân số nước Pháp đang đi học.


Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình. Để tôn trọng nhau, mọi người thay
phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm
người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng.
Trong kinh doanh, sự tập trung quyền lực thể hiện ở việc quyền lực tổng hợp được nắm
trong tay của một cá nhân. Người lãnh đạo là người quyết định tất cả, nhân viên trong những nền
văn hóa có khoảng cách quyền lực lớn không được giao những nhiệm vụ quan trong, họ chỉ chờ

đợi nhận được những điều chỉ dẫn rõ ràng từ ban quản lý.
2.2. Khía cạnh chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩ cá nhân là khuynh hướng con người chú trọng đến bản thân họ và những điều
trực tiếp liên quan đến họ. Hướng này đối lập với chủ nghĩa tập thể là khuynh hướng con người
dựa vào tập thể làm việc và trung thành với nhau. Pháp là nước điển hình về chủ nghĩa cá nhân
mạnh mẽ.
Chủ nghĩa cá nhân là xu hướng con người chỉ quan tâm đến bản thân và gia đình mình.
Và ở Pháp cũng vậy Cuộc sống và hạnh phúc gia đình với người Pháp quan trọng hơn công việc.
Chính vì vậy mà những kỳ nghỉ ở nước này thường kéo dài từ 5 đến 8 tuần. cũng vì để có nhiều
thời gian cho gia đình hơn.
Người Pháp rất thích tranh luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng. Kết quả của một
cuộc tranh luận đối với họ luôn có người thắng kẻ thua và không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ.
Thay đổi quan điểm của người Pháp thuyết phục họ không phải là vấn đề dễ làm. Nhiều người
Pháp quan niệm rằng dù năng suất làm việc khác nhau nhưng nếu cùng một vị trí, cấp bậc như
nhau trong công ty thì tiền lương nhận được cũng phải như nhau
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh Pháp đã có tính cạnh tranh cao.
Người Pháp yêu cuộc sống và thích những thứ tinh tế trong cược đời, rất tự hào về những
sản phẩm Pháp và phong cách Pháp.
Trong công ty, các cá nhân thường tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình và thành
tích cá nhân rất được coi trọng.


2.3. Khía cạnh né tránh bất định
Độ né tránh bất định ở mức cao.
Trong đàm phán đối với người Pháp phải xin trước cuộc hẹn và tôn trọng giờ giấc nếu là
cuộc hẹn công việc phải dến sớm 5-10p. thời gian thường để đàm phán là 11h hoặc 15h30p.
Họ có những nguyên tắc sơ đẳng trong ứng xử trong văn phòng. Người pháp đứng dậy
khi có người vào phòng làm việc, giới thiệu trong giao tiếp, đúng giờ, giữ khí chất dễ chịu. Ăn
mặc nghiêm túc, cảm ơn và xin lỗi đúng lúc. Họ không giao dịch vào chủ nhật và chỉ làm việc
35h/ tuần. nguyên tắc vàng khi bắt đầu 1 cuộc trò chuyện với từ “bonjoir”, bắt tay khi gặp mặt và

khi tạm biệt. tránh tự ý đẩy cửa vào trong văn phòng.
Việc bỏ thầu 1 dự án hay ra mắt sản phẩm sẽ bị kiểm tra chi tiết tinh vi vì vậy cần chuẩn
bị mọi thứ đầy dủ số liệu và dữ liệu.
Một số nước Châu Âu như Pháp vẫn áp dụng luật quốc gia khắt khe hơn luật do Ủy Ban
Châu Âu (EC) quy định. Do đó, các sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu cho dù phù hợp với
điều kiện của EU nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng Pháp chấp nhận. Sản phẩm
như cá tầm (chứa trứng cá muối) chỉ được phép nhập khẩu vào EU nói chung và Pháp nói riêng
khi có chứng nhận CITE do nước xuất khẩu cấp. Tại Pháp, thủy sản cũng phải chịu thuế VAT
5,3%.Chứng nhận kiểm dịch cần được viết bằng ngôn ngữ chính thống Pháp và nếu cần viết
bằng thứ tiếng của nước đến
2.4. Khía cạnh nam tính
Pháp là nước có khía cạnh nam tính thấp đến trung bình, họ có xu hướng đề cao mối quan
hệ với cá nhân, môi trường làm việc thân thiện, đặt chất lượng cuộc sống quan trọng hơn thành
quả, là tiền bạc. khác với nền văn hóa có nam tính cao, họ làm việc để sống chứ không phải sống
để làm việc. Người Pháp thích tìm hiểu về những dân tộc khác mình rất thân thiện và giúp đỡ
những người xung quanh. Người Pháp rất quí thời gian cá nhân họ ưu tiên thời gian cho gia đình
và các ngày nghỉ lễ nên việc làm thêm giờ thì không được xem là một chuẩn mực. trong kinh
doanh chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu so với lợi ích của dự án mang lại.
Nếu bạn muốn sửa được ngôi nhà và gọi một công ty chuyên làm việc đó thì họ sẽ đưa ra
những con số cụ thể về chi phí, thời gian và họ sẽ hoàn thành đúng ngày công ty định sẵn.
Pháp trọng sự hòa hợp, tôn trọng nhau. Vì vậy, khi xảy ra xung đột người Pháp thích
dùng ngòi bút. vẽ hình nhà tiên tri Mohamed giơ biểu ngữ “Tôi là Charlie” để thể hiện tôn trọng
tự do ngôn luận và dòng chữ. “Tất cả đều được tha thứ” để chứng tỏ không có ý định thù hận


Một phim quảng cáo tại Pháp có cảnh ông đưa cháu đến trường. Quảng cáo này khi phát
sóng trên truyền hình Ba Lan lại không được công chúng chấp nhận. Văn hóa của cả Pháp và Ba
Lan đều đề cao vai trò người ông trong gia đình, hai nước đều có PDI cao. Nhưng Pháp có văn
hóa nữ tính, còn Ba Lan có văn hóa nam tính. Người tiêu dùng Ba Lan thích hình ảnh bà đưa
cháu đến trường và không chấp nhận hoán đổi vai trò của nam và nữ trong quảng cáo

Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát,
giặt đồ…
2.5. Khía cạnh hướng tương lai
Pháp là một trong những nước có định hướng ngắn hạn:
Nếp sống của người Pháp được thể hiện rõ nét ở sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cuộc
sống cũng như tự do cá nhân của người khác, ngay cả với những người thân trong gia đình.Quan
hệ xã hội mang tính sòng phẳng, ngang hàng, không bị phụ thụ vào thân phận hay đẳng cấp.
Một điểm quan trọng được coi như nguyên tắc sống của người Pháp đó là họ luôn tôn
trọng trong giờ giấc và lên lịch cho các buổi hẹn, hội họp hay làm việc.Họ thường làm điều mà
họ cho là đúng tại thời điểm hiện tại, thay vì băn khoăn về kết quả trong tương lai
Doanh nhân Pháp rất thẳng thắn và luôn giữ lời hứa. Nhiều loại hình doanh nghiệp – như
các cửa hàng và công ty bảo dưỡng – được truyền từ đời này sang đời khác trong một dòng họ
nên họ rất coi trọng uy tín. Nếu như muốn sửa một ngôi nhà và gọi một công ty chuyên làm việc
đó, họ sẽ đưa ra các con số về thời gian, chi phí. Công nhân của họ sẽ luôn làm việc đúng giờ và
quá trình sửa nhà sẽ kết thúc đúng vào ngày mà công ty định sẵn.
Quan niệm của người Pháp là: Chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm
việc.Quan tâm đến cuộc sống hiện tại
Họ tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa trên hiểu biết và
trình độ của mình
2.6. Khía cạnh sự tận hưởng và kiềm chế
Pháp là một trong các nước có sự tận hưởng khá cao:
Dành thời gian để nạp năng lượng và nuông chiều bản thân
Cuộc sống và hạnh phúc gia đình của người Pháp quan trọng hơn là công việc. Coi trọng
đời sống phòng the.
Tự do ngôn luận có gì nói nấy:
Tập trung vào đam mê

III. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp ở Pháp
3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp ở Pháp



- Nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Người đứng đầu (chủ doanh nghiệp): người lãnh đạo luôn là người quyết định mọi thứ
trong công ty quyền lực tập chung hết vào chủ doanh nghiệp.
- Người Pháp rất tự hòa về đất nước của họ và phụng sự cho đất nước là 1 công việc cao cả.
Để có một nước như ngày hôm nay, trong các doanh nghiệp Pháp thường mang đậm bản sắc
dân tộc.
- Cân bằng trong cuộc sống. Quan niệm của người Pháp là: Chúng ta làm việc để sống, chứ
không phải sống để làm việc. Cuộc sống và hạnh phúc gia đình người Pháp quan trọng hơn
công việc.
- Người Pháp thường tụ đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa trên
sự hiểu biết và trình độ học vấn. Họ có khuynh hướng lý thuyết hơn thực tiễn.Thay đổi quan
điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không dễ, trong tuyển dụng của doanh nghiệp họ
thích những người có thông minh có tính logic, coi trọng lý thuyết.
- Với người Pháp, phải tôn trọng giờ giấc, nếu hẹn ai đó thì bạn nên đến đúng giờ hoặc muộn
nhất là 5’.
3.2. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp ở Pháp.
- Ứng xử nơi làm việc:
Phép tắc nơi công sở cũng giống với phép lịch sự xã giao trong cuộc sống hằng ngày.
- Sự tập chung quyền lực thể hiện ở việc quyền lực tổng hợp được nắm trong tay một cá
nhân. Người lãnh đạo là người quyết định tất cả, nhân viên trong nền văn hóa có khoảng cách
lớn.
- Trong doanh nghiệp các cá nhân tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình và thành tích
cá nhân rất được coi trọng.
- Người Pháp rất quý trọng thời gian cá nhân.
- Trong kinh doanh, chữ tín thường được đặt lên đầu so với lợi ích mà dự án mạng lại. Ví dụ:
trong các buổi gặp mặt họ luôn đến sớm hơn so với thời gian gặp mặt.
- CEO chịu trách nhiệm rất lớn với thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
- Các dạng công ty cơ bản ở Pháp là: công ty cổ phẩn và công ty hợp vốn cổ phần.
3.3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Pháp

3.3.1 Mô hình văn hóa của Pháp
Tháp Eiffel của Paris được chọn làm biểu tượng cho mô hình văn hóa này vì tháp có độ
dốc đứng, cân đối, thu hẹp ở đỉnh và nới rộng ở đáy, chắc chắn, vững chãi. Giống như một bộ
máy chính thống, đây thực sự là biểu tượng cho thời đại cơ khí. Ngay cả cấu trúc của nó cũng
quan trọng hơn chức năng.
3.3.2. Lãnh đạo, quyền lực và mối quan hệ giữa các thành viên


Doanh nghiệp Pháp phân chia lao động hướng vai trò và chức năng.
Trong doanh nghiệp, người ta ít quan tâm đến cơ hội hay phong cách cá nhân. Kết quả là
quyền hành xuất phát từ năng lực nắm giữ vai trò.
Hệ thống cấp bậc trong mô hình tháp rất khách quan, dựa trên pháp lý trong đó tất cả
mọi người đều tuân thủ các quy định của công ty và các quy định này áp dụng cho mọi cấp bậc
để làm tăng tính hiệu quả cũng như tính áp chế.
3.3.3. Tư duy, học hỏi và thay đổi
Học hỏi trong doanh nghiệp là tích lũy những kỹ năng cần thiết, phù hợp với vai trò và vị
trí cao hơn.
3.4. Giải pháp cho văn hóa doanh nghiệp
- Không nên đặt mọi quyền vào chủ doanh nghiệp mà nên phân tán.
- Cho mọi người cấp dưới cùng phát triển ý kiến mới
- Thay đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không dễ nên trong doanh nghiệp hay
Xuất hiện sự bất đồng thuận doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp thích hợp để có kết quả tốt.
- Vì lợi nhuận từ dịch vụ đem lại rất cao nhất là từ du lịch nên các doanh nghiệp cần thường
xuyên tu sửa lại các công trình.
- Phat huy các nghành công nghiệp đang có.

III.Nhà quản trị người nước ngoài cần trang bị những kỹ năng và kiến thức gì
để thực hiện tốt hoạt động quản trị doanh nghiệp ở Pháp
4.1.


Kỹ năng

4.1.1. Kỹ năng mềm


Đàm phán:

- Thời gian thích hợp nhất tiến hành đàm phán là 11 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều.
- Ăn mặc trang trọng tới buổi hẹn.
- Sử dụng họ (thay vì tên) với màn giới thiệu lịch sự, ngồi theo thứ bậc (có tôn ti trật tự).
- Duy trì phong thái trang trọng và nhã nhặn suốt cuộc đàm phán.
- Lập luận một cách logic, phân tích sâu và luôn sẵn sàng “tấn công” thẳng vào những lập luận
thiếu chặt chẽ của đối tác.


- Nói nhiều và cuộc đàm phán thường diễn ra trong thời gian dài.
- Không đưa ra yêu cầu, đòi hỏi từ đầu, nhưng sẽ dẫn dắt đến các yêu cầu đó bằng những lý do
được chuẩn bị kĩ càng.
- Cố gắng xác định yêu cầu và mục đích của đối tác ngay từ đầu buổi đàm phán.
- Các cuộc thương thảo làm ăn thường diễn ra thẳng thắn, trực tiếp, ánh mắt nhìn thẳng vào mặt,
mắt của người đối thoại.
- không nên ép bược họ quyết định ngay.
- Đặt mục tiêu dài hạn, muốn tạo những mối quan hệ mang tính cá nhân lâu dài.
- Người Pháp luôn bắt đầu theo đúng những gì trong kế hoạch, nhưng sau đó bàn bạc chi tiết về
các chủ đề thì không theo thứ tự.
- Phải luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những buổi làm việc, hội họp. Điều này
được xem như một trong những “nguyên tắc sống” của người Pháp
 Giao tiếp:
- nếu bạn nói được tiếng Pháp thì sẽ được đối tác xem là khách quý ngay. Chính vì thế ngôn ngữ
- vũ khí gây thiện cảm ở Pháp, nên đến đây bạn cầu khả năng ngoại ngữ tốt.

- Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp Nụ hôn má chính là nét văn hóa đặc trưng thú vị
của người Pháp, họ thường ôm và hôn vào má nhau khi gặp và chia tay nhau, hay khi cảm ơn
mỗi khi nhận được quà.
- Người đối thoại với họ với trang phục thanh lịch sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm ngay từ cuộc
tiếp xúc đầu tiên.
- Thường xuyên trò chuyện với nhân viên người Pháp, đưa ra ý kiến mà bạn thông thạo, sẵn sàng
trả lời những câu hỏi về đất nước bạn và đề tài bàn luận trong cuộc trò chuyện nên là về ẩm thực,
nghệ thuật, âm nhạc, thể thao…
- Trong giao tiếp hàng ngày ở thương trường, công sở, người Pháp rất tôn trọng nghi thức xã
giao, hệ thống cấp bậc, chức vụ.
- Khi giao tiếp bằng điện thoại thường thì không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi
vừa cúp máy. Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột xuất.


Kỹ năng giải quyết xung đột và các vấn đề phát sinh

- Người Pháp luôn tin rằng trình độ dân trí của họ cao hơn bất cứ dân tộc nào khác, họ mang
nặng chủ nghĩa cá nhân, còn nổi tiếng thích lý luận và dường như không bao giờ hài lòng với bản
thân và cuộc sống xung quanh. Nhà quả trị khi đến Pháp phải nhanh nhẹn, phản ứng nhanh trước
các tình huống, chịu đựng được áp lực.
- Khi giải quyết vấn đề cần nhận định vấn đề dưới các phương diện khác nhau, vấn đề đó đúng
sai như thế nào và phân tích kỹ càng vấn đề đó. Đưa ra cùng lúc nhiều giải pháp để có thể so
sánh tìm đẻ tìm ra giải pháp tốt nhất.


4.1.2 Kỹ năng chuyên môn


Kỹ năng lãnh đạo


- Hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới hãy tin vào điều này, hệ thống giáo dục Pháp luôn làm
người khác hài lòng.
- Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng
của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ
thành hiện thực.


Kỹ năng nhân sự:

Khi quản lý ở Pháp thường nên đánh giá cao những người có kinh nghiệm
- Nhận thức được những thái độ, giả thiết và niềm tin của chính mình đối với các cá nhân khác
hay đối với các nhóm, có khả năng thấy được tính hữu ích và những hạn chế.
- Thông qua hành vi của mình, truyền đạt cho những người khác điều. muốn nói đến, trong
những ngữ cảnh của những người kia một cách thành thạo. Cố gắng tạo ra một bầu không khí tán
thành và đảm bảo, trong đó những người dưới quyền cảm thấy tự do trong việc tự biểu lộ bản
thân mà không sợ bị khiển trách hoặc chế nhạo, bằng cách khuyến khích họ tham gia vào việc
lập kế hoạch và tiến hành những công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến họ.
4.2.


Kiến thức
Văn hóa

- Nói đến Pháp là nói đến một đất nước với văn hóa vĩ đại , truyền thống lâu đời. Văn hóa truyền
thống của Pháp thể hiện qua rất nhiều khía cạnh từ nghệ thuật đến con người như các công trình
kiến trúc tinh tế, các viện bảo tàng, nhà hát, nhà thờ ( đặc biệt nổi tiếng thế giới nhà thờ Notre
Dame), những cây cầu, những tòa tháp hay đơn giản những con phố, những quán cafe... hay
những thói quen lịch sự, trang trọng của người Pháp như văn hóa ăn mặc, trang trí, giao tiếp...
Tất cả đều thể hiện rõ nét, đặc trưng của nền văn hóa Pháp lâu đời.
- Pháp có vô vàn các lễ hội được diễn ra trong một năm phải kể đến như: Lễ hội Carnaval, lễ hội

chanh, lễ hội ánh sáng, lễ hội Rome, lễ hội rượu vang…
- Người Pháp rất chú trọng đến sự đúng đắn về thời gian, quy cách giao tiếp và cũng rất tôn trọng
các ngày nghỉ, ngày lễ.
- Ở nơi làm việc ngày làm việc bắt đầu khoảng từ 8 giờ đến 9 giờ và kết thúc khoảng 17 giờ đến
18 giờ. Thông thường người lao động Pháp ăn trưa vào khoảng 13 giờ tại nhà ăn của công ty
hoặc tại một quán ăn nhanh ? thường rất đông khách vào giờ đó. Buổi tối, các nhà hát, rạp chiếu
phim thường mở cửa vào khoảng 20 giờ đến 21 giờ.


Con người

- Nước Pháp vô địch về làm công và lười biếng, hiện nay đa số người lao động Pháp chỉ làm việc
35h/tuần và có đến 30 ngày nghỉ phép trong năm. Thông thường ở Pháp, các cặp vợ chồng dành
1-2 buổi/ tuần ra ngoài để tham gia các hoạt động giải trí. Người Pháp luôn tận dụng tối đa


những kỳ nghỉ lễ, tết. Người lao động trưởng thành ở Pháp có khoảng 39 ngày nghỉ, và 45%
trong số họ lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ kéo dài từ ba đến bốn tuần. Dường như chúng ta thấy
người Pháp luên tục đi nghỉ mát, mùa đông đi nghỉ đông, mùa xuân thì đi trượt tuyết, mùa hè có
nghỉ hè. Vậy mà họ vẫn luôn không hài lòng về chế độ làm việc và liên tục đình công, nước Pháp
vô địch thế giới về đình công. Mỗi năm, bạn sẽ được bắt gặp rất nhiều những cuộc đình công quy
mô lớn nhỏ trên toàn nước Pháp như những cuộc đình công của Công ty đường sắt quốc gia
SNCF hay ở các phương tiện giao thông công cộng tại địa phương.
- Dưới con mắt của người nước người, người Pháp thường được coi là cục cằn, lười biếng và thô
lỗ. Nhưng trong mỗi con người Pháp luôn mang trong mình sự sang trọng và lãng mạn
- Người Pháp tinh tế và sang trọng: Nước Pháp là đất nước của thời trang và sự lịch lãm. Đúng là
người Pháp rất chú trọng đến ngoại hình. Họ ăn mặc rất thời thượng và tinh tế, nhất là ở những
thành phố lớn, công sở lớn. Thường thì mỗi khi ra đường họ đều chú tâm đến bề ngoài của chính
mình. Nhất là khi tham dự các buổi dạ hội, họ sẽ trưng diện những bộ đồ bảnh nhất sang trọng
nhất.

- Người Pháp ngạo mạn: Một định kiến tồn tại từ rất lâu khi những người khác đánh giá về người
Pháp.Với nền văn hóa tồn tại từ lâu của Pháp, họ có quyền tự hào về những giá trị made in
France. Tuy nhiên đôi khi họ lại hay thể hiện thái quá về sự tự hào dân tộc của mình. Họ có thể
ngồi hàng giờ nói về văn hóa, ẩm thực hay rượu của họ mà chẳng cần quan tâm bạn có thích điều
đó hay không. Chưa kể đến việc họ rất thích so sánh giữa các nền văn hóa, đối với họ Pháp thuộc
dân tộc văn minh, hiểu biết và vô cùng thích tranh luận.
- Người Pháp thích nói xấu người khác: Đừng nghĩ rằng họ văn minh, lịch thiệp thì sẽ không nói
xấu người khác. Sự thật lại hoàn toàn ngược lại, người Pháp cũng thích buôn chuyện và mỉa mai,
nói xấu người khác. Chính vì sự ngạo mạn của họ, không muốn có người hơn mình mà đôi khi
chủ nghĩa cá nhân khá mạnh mẽ
- Người Pháp chỉ biết kêu ca và phàn nàn: Không phải tất cả người Pháp đều như vậy nhưng bạn
rất dễ bắt gặp một người Pháp cằn nhằn khi phải đứng xếp hàng nơi công cộng, hay một người
đang sửng cồ cãi nhau với nhân viên bán hàng, hay cô cậu sinh viên ca thán về thầy cô ở trường
lớp. Người Pháp có thể ca thán mọi lúc mọi nơi về bất kỳ điều gì dù lớn hay nhỏ. Có thể họ đang
sống trong một xã hội quá đủ đầy nên chỉ cần gặp những bất lợi nhỏ đối với cá nhân là họ có thể
phàn nàn ngay được.


Cách ứng xử

- Trong gia đình:
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình. Để tôn trọng nhau, mọi người thay
phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ… Phải tôn trọng giờ giấc các
bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được
báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con
cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi
vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái. Khi cha mẹ tiếp bạn
bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu không cần thiết.
- Với hàng xóm:



Như đã nói ở trên, người Pháp coi trọng sự bình yên, vì vậy ứng xử với những người
hàng xóm sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Sảnh lớn của khu chung cư là nơi người
ta chào hỏi nhau, hỏi thăm công việc, gia đình, bàn về trận bóng sắp tới hay tư vấn xem nên mua
đồ dùng gì cho gia đình…
Phải để ý không gian riêng của mình không được làm ảnh hưởng tới những người xung
quanh. Hạn chế đi giầy gót nhọn vào những giờ nhạy cảm, mở cửa nhà ken két, hút thuốc trong
thang máy hay vứt rác của nhà mình sang nhà người khác. Bởi vậy khi có mất kì sự tụ tập hay
cuộc vui nào, bạn nên xin lỗi trước vì sự ồn ào từ bữa tiệc của bạn gây ra. Cũng như những nơi
khác, ở thành thị Pháp, đô thị lớn thường thì mối quan hệ hàng xóm sẽ không được mật thiết như
ở những thành phố nhỏ, hoặc nông thôn.
- Tại nơi công cộng
Trong thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và
xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em, người già và phụ
nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần cửa thang máy sẽ hỏi những người
còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình
hay phương tiện công cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.
Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi đi trên vỉa hè,
người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua bên trái, đồng thời xoay ngang
người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh. Người đàn đàn ông luôn là người đi gần nhất với
lề đường để bảo về cho những người già, phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như
mặc đồ ngủ hay đi dép trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
- Trả tiền:
Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả
cho người nấy. Có để lại tiền típ- nhưng không vượt quá 10%. Ai mời thì người đó trả tiền.
- Nhận và tặng quà:
Nhận và tặng quà cũng có những nguyên tắc chung. Người ta thường tặng những món
quà đáp ứng mong đợi của người nhận. Ở Pháp, quà tặng sẽ được mở ngay khi nhận từ người
tặng. Mỉm cười, cảm ơn, hôn Bisou ngay cả khi bạn không thích món quà đó là phép lịch sự tối
thiểu. Tuy vậy với những trường hợp thân thiết hay với người yêu, bạn có thể thể hiện sự chưa

hài lòng một cách nhẹ nhàng để đối phương hiểu và không mắc phải những sai lầm tương tự.



×