Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 129 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LẬP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG
THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
TỈNH BÌNH THUẬN

NGUYỄN THANH DỰ

GVHD
(Ký, ghi rõ họ và tên)

ThS. NGÔ THỊ ÁNH TUYẾT

TP.HCM, 12/2016


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn là yêu cầu bắt buộc cũng là một niềm vinh hạnh đối với một
sinh viên Đai học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh trước khi kết thúc
4 năm học tại trường. Một mặt là yêu cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một viêc hết sức
ý nghĩa giúp sinh viên tổng kết lại những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.
Để cho chúng em có được cơ hội đúc kết lại kiến thức, nhà trường nói chung và
Khoa Môi Trường nói riêng đã tạo điền kiện cho chúng em thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian thực hiện luận văn của mình em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo trong trường, các anh chị trong Ban Quản lý Công trình công cộng Huyện
Hàm thuận Bắc, cùng với sự góp ý của các bạn và đặc biệt là cô Ngô Thị Ánh Tuyết.


Nhưng do có chút hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có chưa
có nhiều nên bài luận văn của em có thể còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo. Điều quan trọng là những ý kiến của các thầy cô
sẽ giúp em có thể tiếp cận thực tế trong công việc quản lý môi trường sau này. Cuối
cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa, cảm ơn cô
Ngô Thị Ánh Tuyết, cùng các anh, chị trong Ban Quản lý Công trình công cộng Huyện
Hàm Thuận Bắc đã giúp đỡ em trong qúa trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, tình hình thu gom quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang là một trong
những vấn đề thiết yếu trong công tác quản lý chất thải rắn. Huyện Hàm Thuận Bắc,
Tỉnh Bình Thuận là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, do đó
mức sống của người dân ngày một nâng cao. Và dựa trên những nhu cầu của người dân
trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc- Tỉnh Bình Thuận trong việc thu gom Chất thải rắn
sinh hoạt, cũng như để xử lý có hiệu quả lượng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong
địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc để giảm thiểu các tác hại của Chất thải rắn sinh hoạt đến
sức khỏe con người và môi trường đề tài luận văn “Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu
gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận” thực
hiện:
Đề tài đã nêu lên một cách tổng quát về các khái niện cũng như những ảnh hưởng
của Chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường con người. Cho thấy hiện trạng quản lý,
xử lý Chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Đề tài đã đề nêu lên hiện trạng phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt của Huyện Hàm
Thuận Bắc về thành phần, khối lượng và nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt.
Công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt của Huyện Hàm Thuận Bắc được đề cập và
làm rõ về tỷ lệ thu gom, tình hình thu gom, các tuyến thu gom chính và công tác thu phí.
Áp dụng các phương pháp kiến thức đã học và các tài liệu tham khảo để tính toán
và vạch các tuyến thu gom Chất thải rắn sinh hoạt đề xuất cho Huyện Hàm Thuận Bắc.

tính toán phân tích hệ thống thu gom tại nguồn và hệ thống thu gom thứ cấp, khảo sát
địa bàn và chọn các địa điểm để xây dựng các điểm hẹn trong quá trình thu gom thứ cấp.
Qua đó đã đề xuất vạch tuyến thu gom theo sáu tuyến cho khu vực nông thôn và hai
tuyến cho khu vực thành thị. Tính toán chi tiết thời gian cần để thu gom của mỗi tuyến
cũng như khối lượng Chất thải rắn được thu gom của mỗi tuyến.
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn do Ban Quản lý Công
trình công cộng Huyện Hàm Thuận Bắc thực hiên. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả trong công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm
Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận.


ABSTRACT
Currently, the status of collecting and management of domestic solid waste is one
of essential problem in domestic solid waste management. Ham Thuan Bac District,
Binh Thuan Province is one of the region having high speed of growing up economy, so
the living standards of citizen here is gradually improved. And based on collecting
domestic solid waste in Ham Thuan Bac District – Binh Thuan Province as well as
effective treatment in domestic solid waste arising in Ham Thuan Bac District in order
to reduce the influences of domestic solid waste to the environment and the health of
people. The project named “ Planning to build collecting system of domestic solid waste
in Ham Thuan Bac District, Binh Thuan Province” is performed:
The Project have generally showed the definition as well as the influences of
domestic solid waste to the environment and people. It also indicated the management
status of domestic solid waste treatment in Viet Nam and some country in the world.
The project have showed the arising status of domestic solid waste in Ham Thuan
Bac District about ingredients, weight and original source of domestic solid waste. The
management of domestic solid waste in Ham Thuan Bac District is concerned and bring
out the meaning of collecting rate, status of collecting, main collecting route and fees
collecting.
To apply methods and knowledge learned and references to measure and show

the route to collect domestic solid waste, propose for Ham Thuan Bac District.
Measuring and analyzing the collecting system at source and secondary collecting
system, surveying area and choosing spot to build meeting place in the secondary
collecting process. Thereby, the project have proposed showing the route according to
6 routes for rural area and 2 routes for urban area. Counting the necessary time in details
to collect each route as well as the weight of domestic solid waste collected of each
route.
Planning to build the collecting system of domestic solid waste is executed by
Management board of public project in Ham Thuan Bac District. Propose methods to
enhance the effect in collecting and managing domestic solid waste in Ham Thuan Bac
District, Binh Thuan Province.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................iv
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1

2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1

3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................1


4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2

a.

Phương pháp tổng hợp tài liệu.................................................................................2

b.

Phương pháp khảo sát địa bàn .................................................................................2

c.

Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu ............................................................ 2

5.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ..................................................................................................3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................4

1.1.1.

Khái niệm ...........................................................................................................4


1.1.2.

Nguồn gốc ..........................................................................................................5

1.1.3.

Thành phần và tính chất ..................................................................................... 6

1.1.4.

Nguyên tắc chung trong quản lý CTRSH .......................................................... 7

1.1.5.

Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và con người ....................................7

1.2.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THU GOM CTRSH ........................................11

1.2.1.

Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn ...........................................11

1.2.2.

Các loại hệ thống thu gom thứ cấp ..................................................................11

1.2.3.


Vạch tuyến thu gom ......................................................................................... 15

1.3.

CƠ SỞ PHÁP LÝ ................................................................................................ 18

1.4.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................18

1.4.1.

Tình hình quản lý CTRSH tại Việt Nam ........................................................ 18

1.4.2.

Tình hình quản lý CTRSH ở các nước trên thế giới. .......................................22

1.5.

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HÀM THUẬN BẮC .............................................23

1.5.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25

1.5.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................26
i



CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÀM THUẬN BẮC....................................................................................... 31
2.1.

HIỆN TRẠNG PHÁT SINH ...............................................................................31

2.2.

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ..................................................................................33

2.2.1.

Hệ thống quản lý CTRSH ................................................................................33

2.2.2.

Đơn vị thu gom ................................................................................................ 34

2.2.3.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý CTRSH ..........................................35

2.2.4.

Quy trình thu gom ............................................................................................ 36

2.2.5.


Tuyến đường thu gom ...................................................................................... 36

2.2.6.

Tần suất và thời gian thu gom ..........................................................................39

2.2.7.

Các loại hình lưu trữ và các điểm hẹn ............................................................. 40

2.2.8.

Tỷ lệ thu gom ...................................................................................................41
HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THU VÀ NỘP PHÍ CTRSH ......43

2.3.
2.3.1.

Công tác triển khai quyết định về thu phí CTRSH ..........................................43

2.3.2.

Công tác thu phí CTRSH .................................................................................45

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP .....................................................................46
3.1. DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM
2025 ………………………………………………………………………………….46
3.1.1

Cơ sở dự báo ....................................................................................................46


3.1.2

Kết quả dự báo .................................................................................................46

3.2. TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG THU GOM CTRSH CHO HUYỆN
HÀM THUẬN BẮC ĐẾN NĂM 2025 .........................................................................49
3.2.1.

Ước tính lượng rác có thể thu gom theo hai khu vực nông thôn và thành thị .49

3.2.2.

Lựa chọn phương tiện và hình thức thu gom ................................................... 50

3.2.3.

Phân tích hệ thống thu gom .............................................................................53

3.2.4.

Tính toán thiết kế bải đổ tại điểm hẹn ............................................................. 57

3.2.5.

Đề xuất các tuyến thu gom cho Huyện Hàm Thuận Bắc .................................59

3.3.

TỔNG HỢP TÍNH TOÁN ..................................................................................90


3.4.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM CTRSH ........................... 92

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................94
1.

KẾT LUẬN ...........................................................................................................94

2.

KIẾN NGHỊ...........................................................................................................94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96
ii


PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................100
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................114
PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................116

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCL:

Bãi chôn lắp


BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CN-TTCN:

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CTCC:

Công trình công cộng

CTR:

Chất thải rắn

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoat

DNTN:


Doanh nghiệp tư nhân

KT-XH:

Kinh tế - Xã hội

LĐ-TBXH:

Lao động, thương binh xã hội

MT&TN:

Môi trường và tài nguyên

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TDTT:

Thể dục thể thao

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND:

Ủy ban nhân dân

iv


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH..........................................................................5
Bảng 1. 2 Thành phần và tính chất CTRSH ....................................................................6
Bảng 1. 3 Thống kê số trường, số lớp, số học sinh, giáo viên theo các cấp năm 2014 .28
Bảng 2. 1 Khối lượng CTRSH phát sinh và tỷ lệ thu gom theo địa phương.................31
Bảng 2. 2 Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc .................... 32
Bảng 2. 3 Phương tiện thu gom và thiết bị bảo hộ lao động .........................................36
Bảng 2. 4 Tên các tuyến đường thu gom tại 11 xã, thị trấn ..........................................37
Bảng 2. 5 Tần suất và thời gian thu gom rác .................................................................40
Bảng 2. 6 Kết quả thực hiện thu gom rác đến tháng 7 năm 2015 .................................42
Bảng 2. 7 Mức thu phí từ năm 2010 đến năm 2015 khu vực thị trấn............................ 44
Bảng 3. 1 Dự báo dân số Huyện Hàm Thuận Bắc đến năm 2025 .................................46
Bảng 3. 2 Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2025 ................................................... 48
Bảng 3. 3 Thống kê số hộ dân nằm trên tuyến thu gom theo 2 khu vực thành thị và
nông thôn ....................................................................................................................... 49
Bảng 3. 4 So sánh hai phương án ..................................................................................54
Bảng 3. 5 Bảng tổng hợp thông số trong hệ thống thu gom tại nguồn cho khu vực nông
thôn ................................................................................................................................ 55

Bảng 3. 6 Kết quả thống kê hệ thống thu gom thứ cấp .................................................57
Bảng 3. 7 Thống kê các điểm hẹn khu vực thị trấn ....................................................... 60
Bảng 3. 8 Thống kê các điểm hẹn ở khu vực nông thôn ...............................................60
Bảng 3. 9 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 1 ........................................64
Bảng 3. 10 Tổng hợp các thông số của tuyến 1............................................................. 65
Bảng 3. 11 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 2 ............................................68
Bảng 3. 12 Tổng hợp các thông số của tuyến 2............................................................. 69
Bảng 3. 13 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 3 ............................................72
Bảng 3. 14 Tổng hợp các thông số của tuyến 3............................................................. 73
Bảng 3. 15 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 4 ............................................75
Bảng 3. 16 Tổng hợp các thông số của tuyến 4............................................................. 75
Bảng 3. 17 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn tuyến 5 ............................................78
Bảng 3. 18 Tổng hợp các thông số của tuyến 5............................................................. 79
Bảng 3. 19 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến 6 ......................................81
Bảng 3. 20 Tổng hợp các thông số của tuyến 6............................................................. 81
Bảng 3. 21 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn của tuyến Ma Lâm .......................... 84
Bảng 3. 22 Tổng hợp các thông số của tuyến Ma Lâm .................................................85
Bảng 3. 23 Bảng khối lượng rác từ các điểm hẹn ......................................................... 88
Bảng 3. 24 Tổng hợp các thông số của tuyến Phú Long ...............................................89
Bảng 3. 25 Tổng hợp phương tiện và nhân lực ............................................................. 90
Bảng 3. 26 Tổng hợp các tuyến thu gom.......................................................................90
v


Bảng 3. 27 So sánh tỷ lệ thu gom giữa tuyến hiện tại và tuyến đề xuất theo xã, thị trấn
.......................................................................................................................................91
Bảng 3. 28 Đầu tư phương tiện, trang thiết bị thu gom .................................................93
Bảng 3. 29 Nhân công ...................................................................................................93

vi



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động thông thường .................... 12
Hình 1. 2 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động kiểu trao đổi container ............13
Hình 1. 3 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container cố định...........................................14
Hình 1. 4 Bản đồ cơ quan quản lý huyện Hàm Thuận Bắc ...........................................24
Hình 2. 1 Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH ....................................................................33
Hình 2. 2 Sơ đồ Tổ chức bộ máy Ban Quản lý CTCC huyện. ......................................35
Hình 2. 3 Sơ đồ quy trình thu gom ................................................................................36
Hình 2. 4 Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện thu gom rác (tháng 5/2015) ................... 39
Hình 2. 5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thực hiện thu gom rác năm 2014 và năm 2015 ..........42
Hình 3. 1 Biểu đồ gia tăng dân số Huyện Hàm thuận Bắc đến năm 2025 .................... 47
Hình 3. 2 Biểu đồ gia tăng CTRSH phát sinh trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc ....49
Hình 3. 3 Xe ép rác ERCHI 065 .................................................................................... 51
Hình 3. 4 Xe ép rác ERMHI 110 ................................................................................... 52
Hình 3. 5 Bản đồ các tuyến thu gom .............................................................................59
Hình 3. 6 Lộ trình thu gom tuyến 1 ...............................................................................63
Hình 3. 7 Lộ trình thu gom tuyến 2 ...............................................................................67
Hình 3. 8 Lộ trình thu gom tuyến 3 ...............................................................................71
Hình 3. 9 Lộ trình thu gom tuyến 4 ...............................................................................74
Hình 3. 10 Lộ trình thu gom tuyến 5 .............................................................................77
Hình 3. 11 Lộ trình thu gom tuyến 6 .............................................................................80
Hình 3. 12 Lộ trình tuyến Ma Lâm................................................................................83
Hình 3. 13 Lộ trình tuyến Phú Long..............................................................................87

vii


Luận văn tốt nghiệp

Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàm Thuận Bắc là một huyện miền núi, là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm
của tỉnh; huyện có vị trí nằm trên đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của cả nước,
với Quốc lộ 1A chạy qua nối với vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh Duyên
hải miền Trung. Vị trí này tạo cho huyện có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh
tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên Hải Nam
Trung Bộ và nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch
cũng như tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao, quá trình đô thị hoá của huyện cũng ít
nhiều chịu ảnh hưởng từ thành phố Phan Thiết làm cho môi trường huyện có những dấu
hiệu điểm ô nhiễm nằm trong tình trạng áp lực cao. Trong đó, theo số liệu thống kê của
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt trung bình
khoảng 0,6kg/người/ngày, việc thu gom hiện nay mới đảm bảo được 40% lượng rác thải
hàng ngày. Tổng lượng rác thải được xử lý bằng biện pháp đốt, khả năng xử lý chưa triệt
để gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
Trong tình trạng đó, để giải quyết một cách tốt nhất các vấn đề môi trường mà
rác thải sinh hoạt gây ra thì phải có biện pháp thu cũng như hệ thống quản lý thu gom
tôt nhất, Tuy nhiên, với hiện trạng hiện nay của Huyện Hàm Thuận Bắc, các tuyến thu
gom còn rất it, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lại khá cao. Cần nâng cấp thậm chí là
xây dựng một hệ thống thu gom mới để nâng cao hiểu quả thu gom, giảm tối đa ảnh
hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe người dân. Do đó, đề tài luận
văn “Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Huyện Hàm Thuận Bắc- Tỉnh Bình Thuận” được lựa chọn nghiên cứu thực hiện.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tính toán phân tích, vạch tuyến thu gom CTRSH, lập kế hoạch xây dựng hệ
thống thu gom CTRSH trên địa bàn Huyện Hàm Thuận Bắc.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU







Tổng quan về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt.
Tổng quan về Huyện Hàm Thuận Bắc.
Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện.
Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện đến năm 2025.
Tính toán thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt cho huyện hàm thuận
bắc đến năm 2025.

SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

1


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp tổng hợp tài liệu




Mục đích: Thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài.
Cách thực hiện: Tổng hợp các tài liệu khác nhau như các báo cáo thống kê, văn

bản luật, trang web tra cứu hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng.

-

Niên giám thống kê huyện Hàm Thuận Bắc năm 2015.

-

Báo cáo kết quả thực hiện thu gom rác huyện Hàm Thuận Bắc (đến tháng 7/2015).

-

Các văn bản pháp luật có liên quan.

Báo cáo hiện trạng môi trường và diễn biến môi trường trên địa bàn huyện Hàm
Thuận Bắc giai đoạn 2010 – 2015.

Báo cáo tình hình quản lý, thu gom rác sinh hoạt huyện Hàm Thuận Bắc (Từ ngày
10/09/2014 đến ngày 18/05/2015).

b. Phương pháp khảo sát địa bàn


Mục đích:

-

Ghi nhận thêm những trường hợp cụ thể.




Kiểm chứng những thông tin đã ghi nhận trong quá trình phỏng vấn.
Cách thực hiện:

-

Quan sát và ghi lại thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải bỏ rác
cũng như ý thức của họ về vấn đề môi trường.

-

Quan sát nắm bắt phương pháp, hình thức thu gom, vận chuyển rác thải của các
công nhân vệ sinh nhằm bổ sung cho việc đề xuất các giải pháp.

-

Khảo sát thực tế BCL Xã Thô tại xã Hàm Trí

c. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu



Mục đích: Phân tích, đánh giá được định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn
với bảo vệ môi trường của địa phương.
Cách thực hiện: Số liệu sau khi thu thập được thống kê và xử lý bằng các phần
mềm như word, excel. Kết quả của quá trình này được trình bày dưới dạng các
bảng, các hình,…
c1. Phương pháp Euler dự báo tốc độ gia tăng dân số
Dự báo tốc độ gia tăng dân số


SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

2


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

Ni = Ni-1 x [1 + (a/100)]

(Người)

Trong đó: Ni: Số dân tại năm i (người)
Ni-1: Số dân năm trước đó n-1 (người)
a: Tốc độ gia tăng dân số trung bình (% /năm)
c2. Phương pháp sử dụng hệ số phát thải
Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Mi = (Ni x m)/1000
(Tấn/ngày)
Trong đó: Mi: Khối lượng CTR năm thứ i (tấn/ngày)
Ni: Dân số năm i (người)
m: Mức độ phát thải CTRSH (kg/người/ngày)
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI



Đánh giá về hiện trạng được công tác quản lý CTRSH tại địa bàn huyện.
Nâng cao hiểu quả thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.


SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

3


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm






-

-











Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Nghị định
38/2007/NĐ – CP).
Chất thải thông thường: là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục chất tải nguy hại nhưng yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất
thải nguy hại (Nghị định 38/2015/NĐ-CP).
Chất thải rắn sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người (Nghị định 38/2007/NĐ – CP).
Dựa vào tính chất, có thể chia rác thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và
rác thải khó phân hủy:
Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi
trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động
vật, phân động vật,...
Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường
tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy
kẹo, giầy da, xốp,...
Phế liệu: là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho
một quá trình sản xuất khác (Luật Bảo vệ môi trường).
Quản lý CTR: là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Luật Bảo vệ môi trường).
Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất
thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận (Nghị định 59/2007/NĐ – CP).
Lưu giữ CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý (Nghị
định 59/2007/NĐ – CP).
Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu

trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng
(Nghị định 59/2007/NĐ – CP).

SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

4


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận



o
-

o
-

Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỷ thuật làm giảm, loại
bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế,
tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR (Nghị định 59/2007/NĐ – CP).
Việc lựa chọn phương pháp xử lý CTR dựa vào các yếu tố sau:
Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ,…), tính chất hóa học (hàm lượng
chất vô cơ, hữu cơ,…) và giá trị nhiệt lượng của CTR, từ đó xác định khả năng
tái sử dụng, tái chế hoặc tận dụng làm nhiên liệu.
Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng CTR hiện tại và tương lai.
Điều kiện về khả năng tài chính.
Điều kiện về địa điểm xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng.

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, nhiệt, phân bón, khí đốt,…
Một số phương pháp xử lý CTR chủ yếu hiện nay:
Xử lý nhiệt
Xử lý sinh học
Xử lý hóa học và vật lý.
Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn kỷ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (Nghị định
59/2007/NĐ – CP).

1.1.2. Nguồn gốc
Bảng 1. 1 Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Nguồn phát
sinh

Khu dân cư

Khu
thương mại
Cơ quan,
công sở

Nơi phát sinh

Loại chất thải rắn

Các hộ gia đình, các biệt thự và
các căn hộ chung cư.

Thực phẩm dư thừa, giấy, can
nhựa, thủy tinh, can thiếc,

nhôm.

Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa và
dịch vụ.

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại.

Trường học, bệnh viện, văn phòng
cơ quan chính phủ.

SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

5


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

Nguồn phát
sinh

Nơi phát sinh

Loại chất thải rắn
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại, chất thải

nguy hại.

Công trình xây
Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa,
dựng và phá
nâng cấp, mở rộng đường phố, cao
hủy
ốc, san nền xây dựng.

Gạch, bê tông, thép, gỗ, thạch
cao, bụi,...

Dịch vụ đô thị

Hoạt động dọn rác vệ sinh đường
phố, công viên, khu vui chơi giải
trí, bãi tắm.

Rác vườn, cành cây cắt tỉa,
chất thải chung tại các khu
vui chơi, giải trí.

Nhà máy xử lý
chất thải

Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải
và các quá trình xử lý chất thải
công nghiệp khác.

Bùn, tro.


Công nghiệp

Công nghiệp xây dựng chế tạo,
công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu,
hóa chất, nhiệt điện.

Chất thải từ quá trình sản xuất
công nghiệp, phế liệu và các
loại rác thải sinh hoạt.

Nông nghiệp

Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn
quả, nông trại.

Thực phẩm bị thối rữa, sản
phẩm nông nghiệp thừa, rác,
chất độc hại.

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2008, Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn)
1.1.3. Thành phần và tính chất
Bảng 1. 2 Thành phần và tính chất CTRSH
Thành phần

Carbon

Hydro

Oxy


Nito

Lưu huỳnh

Tro

Thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

6


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận


Giấy, carton

43,5

6,0

44,0

0,3

0,2

6,0

Nhựa

60,0

7,2

22,8

-

-

10,0

Vải vụn


55,0

6,6

31,2

4,6

0,15

2,5

Cao su

78,0

10,0

-

2,0

-

10,0

Da

60,0


8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác vườn

47,8

6,6

38,0

3,4

0,3

4,5

Gỗ

49,5

6,0


42,7

0,2

0,2

1,5

Thủy tinh

0,5

0,1

0,4

<0,1

-

98,9

Kim loại

4,5

0,6

4,3


<0,1

-

90,5

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2008, Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn)
1.1.4. Nguyên tắc chung trong quản lý CTRSH
Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý tổng hợp CTR là ưu tiên các biện pháp
giảm thiểu tại nguồn, sau đó mới đến các biện pháp khác. Với việc ưu tiên giảm thiểu
tại nguồn, giá trị tiết kiệm tăng lên trên từng tấn chất thải được giảm thiểu thông qua
việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác động xấu đến môi trường.
-

-

Giảm thiểu tại nguồn.
Chất thải phải được phân loại tại nguồn, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu
hồi các thành phần có ích là nguyên liệu và sản xuất năng lượng. Bên cạnh đó,
khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu
chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn.
Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR hiệu quả cao, góp phần giảm khối
lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất.
Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt
động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật

1.1.5. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và con người [3]
a. Ô nhiễm môi trường không khí
SVTH: Nguyễn Thanh Dự

GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

7


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác
động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các
chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH 4 và CO2 chủ
yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên
và các khu chôn lấp.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ
không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí
phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các
chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không
cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất
hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối,
Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi
thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy cũng
góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói,
tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh
và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác
dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi
quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn
toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại

đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy
ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm
tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng
tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng,
dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.
b. Ô nhiễm môi trường nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với
không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây
mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt
bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu
đen, có mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống,
kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi
trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng
SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

8


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp
ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ
thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm
cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ
bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom

xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm
trọng.
c. Ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ
tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa,
dây cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim
loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ,
các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo
chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể
gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý
nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm
đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất
xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng,
phóng xạ... nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.
Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh
chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến
môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị ảnh
hưởng xấu.
d. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường
mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần
khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.

SVTH: Nguyễn Thanh Dự

GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

9


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp
tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên
phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích
và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường
gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề
về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng
đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe
dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như
AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan
tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở
thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng
và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông
sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững
trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái
thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ
thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang
thế hệ thứ 3...
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn
đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả
không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn. Trong
một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở

lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần
chuồng lợn - 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình
của người chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người
không chăn nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường
ruột với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi
e. Tác động của CTR đến kinh tế - xã hội
Xử lý chất thải bừa bãi không những gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến
tiềm năng phát triển du lịch mà còn là vấn đề gây bức xúc, mâu thuẫn giữa các hộ gia
đình.
Cùng với sự phát triển kinh tế, lượng CTR ngày càng gia tăng, vì thế chi phí thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải cũng tăng lên. Theo các chuyên gia về kinh tế, mức
phí xử lý rác là 17-18 USD/tấn CTR dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư,
chi phí vận hành, chi phí quản lý, khấu hao, ... Tuy nhiên, nếu rác thải được quản lý hiệu
quả, ngay từ khâu phân loại đến khâu xử lý cuối cùng; thì chi phí xử lý rác không còn
SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

10


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

là gánh nặng nếu chúng được tận dụng hợp lý mà còn góp phần đáp ứng được sự phát
triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội.
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THU GOM CTRSH
1.2.1. Hệ thống thu gom CTR chưa phân loại tại nguồn
Bao gồm các dịch vụ:
 Dịch vụ thu gom lề đường: Chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các thùng đã đầy rác ở
lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các thùng đã được đổ bỏ

trở về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải.
 Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm: CTR được bỏ vào thùng rác công cộng,
thường được đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẻm để xe rác dễ dàng thu gom CTR.
 Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về: Các thùng chứa CTR được mang đi và
mang trả lại cho chủ nhà sau khi đã đổ bỏ CTR, công việc được thực hiện bởi đội
trợ giúp. Đội trợ giúp này cùng với đội thu gom chịu trách nhiệm về việc dỡ tải
CTR lên xe thu gom.
 Dịch vụ thu gom kiểu mang đi: Dịch vụ mang đi về cơ bản giống như dịch vụ
kiểu mang đi – trả về, chỉ khác ở chổ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng
chứ CTR trở về lại vị trí ban đầu.
1.2.2. Các loại hệ thống thu gom thứ cấp
a. Hệ thống container di động
Trong hệ thống này, các container di động để chứa đầy CTR và vận chuyển đến
bải đổ, đổ bỏ CTR và trả về vị trí ban đầu hoặc vị trí thu gom mới.
Hệ thống container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng
lớn (trung tam thương mại, nhà máy…) bởi vì hệ thống này sử dụng các container có
kích thước lớn. Điều này giúp giảm thời gian vận chuyển, hạn chế việc chứa CTR thời
gian dài và hạn chế các điều kiện vệ sinh kém. Theo lý thuyết, hệ thống này chỉ cần một
tài xế lấy container đã đặt tải lên xe, lái xe mang container từ nơi thu gom đến bải đổ,
dở tải và mang container rỗng đến vị trí ban đầu hoặc vị trí thu gom mới. Trong thực tế,
để đảm bảo an toàn khi chất tải và dỡ tải, thường sắp xếp hai nhân viên cho mỗi xe thu
gom: một tài xế có nhiệm vụ lái xe và một công nhân có trách nhiệm tháo lắp các dây
buộc container. Khi vận chuyển CTR độc hại bắt buộc phải có hai nhân viên cho hệ
thống này.

SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

11



Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

Trong hệ thống này, CTR đổ vào container bằng thủ công nên hệ số sử dụng
container thấp. Hệ số sử dụng container à tỷ số giữa thể tích CTR chiếm chổ và thể tích
container.

: Thùng không
: Thùng đầy
1 2 3 ….

: Chở thùng không
: Chở thùng đầ y

: Vị trí đặt thùng

Hình 1. 1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động thông thường
Trong hệ thống này, xe tải từ nơi bắt đầu làm việc xe di chuyển đến vị trí thu gom
đầu tiên mà không có thùng, tại đây, xe sẽ lấy tải và vận chuyển đến nơi tập trung (trạm
trung chuyển, bãi chôn lấp hoặc xử lý…) sau đó vận chuyển thùng trống quay lại vị trí
ban đầu, đặt thùng trở lại về tiếp tục đến vị trí thu gom tiếp theo cho đến hết ca làm việc.

SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

12


Luận văn tốt nghiệp

Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận

: Thùng không
: Thùng đầy
1 2 3 ….

: Chở thùng không
: Chở thùng đầ y

: Vị trí đặt thùng

Hình 1. 2 Sơ đồ hoạt động hệ thống container di động kiểu trao đổi container
Cũng hoạt động tương tự như hệ thống container di động kiể thông thường, tuy
nhiên hệ thống di động trao đổi container thì xe tải xuất phái tai nơi bắt đầu làm việc với
thùng trống, đặt thùng trống tại vị trí thu gom đó, lấy thùng đầy CTR vận chuyển đến
điểm tập trung sau đó vận chuyển thùng trống đến điểm thu gom kế tiếp, đặt thùng trống
và lấy thùng đầy CTR, vận chuyển đến điểm tập trung, cho đến khi hết ca làm việc thì
vận chuyển thùng trống về noi tập kết ban đầu.
b. Hệ thống container cố định
Trong hệ thống này, container cố định được sử dụng để chứa CTR. Chúng chỉ
được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dở tải.
Hệ thống này phụ thuộc vào khối lượng CTR và số điểm phát sinh CTR.
SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

13


Luận văn tốt nghiệp
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hàm Thuận BắcTỉnh Bình Thuận


Khác với hệ thống container di động, hệ thông container cố định được lấy tải cả
phương pháp thủ công và cơ khí. Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này
thường được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR vận
chuyển. Vì vậy, hệ số sử dụng thể tích container trong hệ thống này rất cao. Đây là ưu
điểm chính của hệ thống container cố định so với hệ thống container di động. Trong hệ
thống này, xe thu gom sẽ vận chuyển CTR đén đén bãi đổ sau khi tải được chất đầy.
Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp, sẽ khó
khan trong việc bảo trì . Mặt khác, hệ thống này không thích hợp thu gom các CTR có
kích thước lớn và CTR xây dựng.
Nhân công của hệ thống này phụ thuộc vào việc lấy tải thủ công hay lấy tải cơ
khí. Đối với lấy hệ thống container lấy tải cơ khí, số lượng nhân công giống như hệ
thống container di động là hai người. Trong trường hợp này, tài xế tài xế có thể giúp
công nhân đẩy tải đến xe thu và đẩy trả về vị trí ban đầu. Ở những vị trí đặt container
CTR cách xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu đân cư trong hẻm nhỏ… số
lượng công nhân sẽ là ba người, trong đó có hai người lấy tải. Đối với hệ thống container
cố định lấy tải thủ công, số lượng nhân công thay đổi từ 1 đến ba người. Thông thường
sẽ là hai người khi dùng dịch vụ thu gom kiểu lề đường và kiểu lối đi ngõ hẻm. Ngoài
ra, khi cần thiết, đội lấy tải sẽ tăng hơn ba người.

Hình 1. 3 Sơ đồ hoạt động của hệ thống container cố định
Trong hệ thống này, xe thu gom rỗng từ trạm điều vận sẽ lấy tải từ vị trí đầu tiên
trong tuyến thu gom, rồi lần lượt đến các vị trí khác lấy tải cho đến khi xe đầy tải thì về
SVTH: Nguyễn Thanh Dự
GVHD: Ths. Ngô Thị Ánh Tuyết

14



×