Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện tâm thần tỉnh tiền giang, công suất 300 m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 104 trang )

“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………….......4
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………...6
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 9
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI………………………………………...............7
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………..........8
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI…………………………………………….....8
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………….......8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH TIỀN GIANG .... 11
1.1.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ............................................................................................ 11

1.2.

TỔNG QUÁT VỀ BỆNH VIỆN TÂM THÀN TỈNH TIỀN GIANG ............ 12

1.3.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TÌNH TIỀN

GIANG................................................................................................................... 12
1.3.1.

Nước thải ............................................................................................... 12

1.3.2.


Chất thải rắn........................................................................................... 14

1.3.3.

Môi trường không khí ............................................................................ 14

1.4.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM

NHÌN 2030 ............................................................................................................. 15
1.4.1.

Lộ trình tăng giường bệnh ...................................................................... 15

1.4.2.

Nhu cầu cán bộ y tế của bệnh viện đến năm 2020 .................................. 16

1.4.3.

Dự báo về lưu lượng nước thải ............................................................... 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NƯỚC
THẢI BỆNH VIỆN ................................................................................................... 17

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

1



“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
2.1.

ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ....................................................... 17

2.1.1.

Nguồn gốc.............................................................................................. 17

2.1.2.

Thành phần và tính chất ......................................................................... 17

2.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ........................ 19

2.2.1.

Phương pháp xử lý cơ học ...................................................................... 19

2.2.2.

Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học ..................................................... 22

2.2.3.


Phương pháp xử lý sinh học ................................................................... 25

2.3.

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

BỆNH VIỆN .......................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CHO BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH TIỀN GIANG.................................... 31
3.1.

ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN THẢI................................................................. 31

3.2.

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ................................................................ 32

3.2.1.
3.3.

Cơ sở lựa chọn công nghệ ...................................................................... 32

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ..................................................................... 33

3.3.1.

Phương án 1 ........................................................................................... 33

3.3.2.


Phương án 2 ........................................................................................... 37

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ......................................... 42
4.1.

TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG ........................................................................ 42

4.2.

TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH ................................................. 42

4.2.1.

Song chắn rác ......................................................................................... 42

4.2.2.

Bề thu gom............................................................................................. 48

4.2.3.

Bể điều hòa ............................................................................................ 51

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

2


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,

công suất 300 m3/ngày.đêm”
4.2.4.

Bể lắng đứng I........................................................................................ 60

4.2.5.

Bể SBR .................................................................................................. 67

4.2.6.

Bể khử trùng .......................................................................................... 74

4.2.7.

Bể nén bùn ............................................................................................. 76

4.2.8.

Máy ép bùn dây đai ................................................................................ 81

CHƯƠNG 5 KHÁI TOÁN CHI PHÍ ......................................................................... 83
5.1.

CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ. ........................................................................... 83

5.1.1.

Nhà chứa hóa chất, máy thổi khí. ........................................................... 83


5.1.2.

Nhà chứa bùn sau ép. ............................................................................. 83

5.1.3.

Nhà điều hành. ....................................................................................... 83

5.2.

CHI PHÍ XÂY DỰNG .................................................................................. 84

5.3.

CHI PHÍ VẬT TƯ – THIẾT BỊ .................................................................... 85

5.4.

CHI PHÍ HỌAT ĐỘNG ............................................................................... 86

5.5.

CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG ................................................................................. 87

5.6.

CHI PHÍ HÓA CHẤT .................................................................................. 88

CHƯƠNG 6 HƯỚNG DẪN THI CÔNG VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
………………………………………………………………………………………...89

6.1.

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .................. 89

6.1.1.

Trình tự thực hiện cơ bản của việc xây dựng hệ thống xử lý ................... 89

6.1.2.

Đặc điểm của việc thực hiện công trình. ................................................. 89

6.1.3.

Lực lượng thi công ................................................................................. 89

6.1.4.

Biện pháp thi công ................................................................................. 90

6.1.5.

Giải pháp và chỉ tiêu kỹ thuật ................................................................. 90

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

3



“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
6.2.

QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................ 92

6.2.1.

Vận hành hệ thống ................................................................................. 92

6.2.2.

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống ..... 92

6.2.3.

Tổ chức quản lý và bảo trì hệ thống ....................................................... 93

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 95
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 97

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

4


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý của bệnh viện.
Bảng 1.2: Lộ trình tăng giường bệnh của bệnh viện.
Bảng 1.3: Nhu cầu cán bộ y tế của bệnh viện đến năm 2020.
Bảng 2.1: Tính chất nước thải của các bệnh viện tỉnh Tiền Giang.
Bảng 3.1: Các thông số ô nhiễm của nước thải bệnh viện.
Bảng 3.2: Hiệu xuất xử lý Phương án 1.
Bảng 3.3: Hiệu suất xử lý Phương án 2.
Bảng 3.4: So sánh hai phương án.
Bảng 4.1: Hệ số không điều hòa chung.
Bảng 4.2: Hệ số β để tính sức cản cục bộ của song chắn.
Bảng 4.3: Thông số thiết kế song chắn rác.
Bảng 4.4: Thông số thiết kế bể thu gom.
Bảng 4.5: Các dạng khuấy trộn trong bể điều hòa.
Bảng 4.6: Thông số thiết kế bể điều hòa.
Bảng 4.7: Giá trị của hằng số thực nghiệm a, b ở to ≥ 20oC.
Bảng 4.8: Thông số thiết kế bể lắng I.
Bảng 4.9: Thông số thiết kế bể SBR.
Bảng 4.10: Thông số thiết kế bể khử trùng.
Bảng 5.1: Kích thước các công trình.
Bảng 5.2: Thể tích bê tông cốt thép các công trình.
Bảng 5.3: Giá thành thiết bị.
Bảng 5.4: Điện năng tiêu thụ của thiết bị.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

5



“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
Bảng 5.5: Chi phí hóa chất.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

6


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Hình dạng các loại thanh chắn rác.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

7


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
BOD: Bio – Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa.
COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học.
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng.
MBR: Membrance Bio Reator - Bể lọc sinh học bằng màng.

MBBR: Moving Bed Biofilm Reactor – Giá thể sinh học lơ lửng.
SBR: Squencing Biological Reactor– Bể sinh học gián đoạn.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

8


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, đời sống của người dân ở cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng
ngày càng được cải thiện. Đồng thời, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng được
tăng cao. Do đó Sở y tế tỉnh Tiền Giang có đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhiều
bệnh viện, cơ sở y tế để đáp ứng nhu cầu thực tại.
Song việc làm này cũng sẽ tạo điều kiện cho một lượng lớn chất thải y tế đi vào môi
trường nếu không có biện pháp quản lý thích hợp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe của cộng đồng và môi trường.
Với những đặc điểm của mình, chất thải y tế là một nguồn gây ô nhiễm lớn đối với
cộng đồng dân cư gần khu vực bệnh viện hoặc các trung tâm y tế. Các loại dịch bệnh
nguy hiểm có thể lẫn trong rác thải y tế như virus HIV/AIDS, viêm gan B, C… Nhân
viên y tế là những người có nguy cơ nhiễm cao nhất qua những vết thương do các vật
sắc nhọn bị nhiễm máu bệnh nhân. Việc không quản lý rác y tế và nước thải chứa mầm
bệnh là nguyên nhân làm gia tăng các tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường nước như tiêu
chảy, kiết, tả, lỵ, viêm ruột, viêm não và có nhiều bệnh mới phát sinh. Bên cạnh đó, các
chất hữu cơ có trong nước thải bệnh viện cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú
dưỡng các nguồn nước mặt. Các chất ô nhiễm không những ảnh hưởng trực tiếp đến
nước mặt mà còn ngấm xuống đất, tích lũy, tồn đọng trong nước ngầm.

Hiện nay công tác quản lý bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các cơ sở y tế gặp
nhiều khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động, đội ngũ quản lý, vận hành chưa được đào
tạo bài bản.
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang là một trong những cơ sở y tế của tỉnh đã có hệ
thống xử lý nước thải nhưng hiệu quả xử lý không đạt tiêu chuẩn do hệ thống không còn
phù hợp với công suất giường bệnh của bệnh viện ở hiện tại và theo quy hoạch của tỉnh
trong tương lai.
Theo “Báo cáo đề án quy hoạch hệ thống xử lý chất thải y tế tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030” thì việc hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải của tỉnh để đáp
ứng nhu cầu trong tương lai nói chung và bệnh viện Tâm thần nói riêng là rất cấp thiết.
SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

9


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
Vì thế, em nghiên cứu đề tài: “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện
Tâm thần tỉnh Tiền Giang, công suất 300 m3/ngày.đêm” để giải quyết vấn đề trên.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300m3/ngày.đêm. Nước thải sau khi xử lý đạt cột A, QCVN 28:2010/BTNMT.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
-

Tìm hiểu về bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang.

-


Xác định đặc tính của nước thải: lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả

năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải.
-

Đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

-

Tính toán thiết kế các công trình đơn vị của công nghệ được đề xuất.

-

Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành hệ thống xử lý nước

thải.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
-

Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu.

-

Tổng hợp, phân tích tính khả thi.

-

Tính toán, thiết kế các công trình đơn vị.

SVTH: Trần Đình Thi

GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

10


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH TIỀN GIANG
1.1.
-

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Bệnh viện tâm thần tỉnh Tiền Giang có địa chỉ ở: QL1A, ấp Trung A, xã Nhị

Bình, Châu Thành, Tiền Giang.
-

Phía Đông giáp: Thành phố Mỹ Tho, Kênh Dao.

-

Phía Nam giáp: Sông Tiền.

-

Phía Tây giáp: Thị xã Cai Lậy.

-


Phía Bắc giáp: Quốc lộ 1A.

-

Khu vực chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu tỉnh Tiền Giang.

-

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm (chiếm 90% lượng mưa cả năm).

Lượng mưa trung bình năm từ 1.202mm đến 1.422mm. Thường có hạn bà chằn vào cuối
tháng 7 đầu tháng 8.
-

Nhiệt độ trung bình năm là là 27,4oC, thấp nhất vào tháng 1-2 (26oC- 26,6oC),

cao nhất vào tháng 4-5 (28oC – 28,2oC).
-

Độ ẩm không khí trung bình năm là 78,4% và thay đổi theo mùa.

-

Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183mm, trung bình là 3,3mm/ngày.

-

Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính: Gió Tây Nam mang hơi ẩm từ biển tốc


độ trung bình 2,4 m/s và gió mùa Đông Bắc mang không khí khô tốc độ trung bình 3,8
m/s.
-

Địa hình bằng phẳng với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 1,6 m so với mặt

nước biển, phổ biến từ 0,8 - 1,1 m.
-

Bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên từ sự lắng đọng phù sa sông Cửu

Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại
Holoxen trung, khoảng 5.000 - 4.500 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới, đất
phù sa trung tính, ít chua.
-

Do vị trí gần Quốc lộ 1A nên môi trường xung quanh chịu ảnh hưởng bởi tiếng

ồn và khí thải của các phương tiện lưu thông.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

11


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
1.2.


TỔNG QUÁT VỀ BỆNH VIỆN TÂM THÀN TỈNH TIỀN GIANG

Bệnh viện tâm thần tỉnh Tiền Giang là bệnh viện chuyên khoa hạng II được thành
lập năm 2002 với diện tích 18.000 m2. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở
Y tế Tiền Giang quản lý với chức năng làm tham mưu về chuyên môn cho Sở Y tế. Thực
hiện chỉ đạo quản lý, theo dõi sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và công tác khám chữa
bệnh tâm thần trong và ngoài tỉnh tại Bệnh viện.
Năm 2015, bệnh viện có 200 giường bệnh và hơn 200 cán bộ nhân viên, gồm: Thạc
sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, II, dược sỹ, y sỹ, hộ lý.
 Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Cơ cấu bệnh viện gồm hai bộ phận hoạt động song song nhau có nhiệm vụ hỗ trợ
nhau trong công tác quản lý và phát triển bệnh viện là Đảng Ủy và Ban Giám Đốc.
 Ban giám đốc:
-

01 Giám Đốc lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của bệnh viện.

-

02 Phó Giám Đốc hỗ trợ cho Giám Đốc.

 Các khoa, phòng:
-

06 Khoa gồm: Khoa điều trị, Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa dinh dưỡng,
Khoa dược, Khoa khám bệnh, Khoa hồi sức cấp cứu.

-

05 Phòng gồm: Phòng điều dưỡng, Phòng tài chính kế toàn, Phòng kế hoạch

tổng hợp – vật tư y tế, Phòng tổ chức hành chính.

Hiện nay, bệnh viện có quy mô 200 giường bệnh và 200 cán bộ nhân viên. Theo báo
cáo đề án quy hoạch hệ thống xử lý chất thải y tế tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030, bệnh viện sẽ có quy mô 350 giường và 350 cán bộ nhân viên.
1.3.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN

TÌNH TIỀN GIANG
1.3.1. Nước thải
Nước thải bệnh viện Tâm Thần tỉnh Tiền Giang gồm các loại như:
 Nước mưa được thu gom trên toàn bộ khuôn viên của bệnh viện.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

12


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
 Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên bệnh viện, bệnh nhân, thân
nhân của người bệnh, căn tin.
 Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh.
Bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên do nhu cầu khám và chữa bệnh
ngày càng tăng nên nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao làm cho hiệu quả xử lý nước thải
của công trình hiện hữu không được tốt.
Bảng 1.1 Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau xử lý của bệnh viện
Đơn vị tính: mg/l; MPN/100ml đối với vi khuẩn

QCVN
Stt

Chỉ tiêu

Trước xử lý

Sau xử lý

28:2010/BTNMT
A

B

1

pH

4,57

5,69

6,5 - 8,5

6,5 - 8,5

2

BOD5


215

86

36

60

3

COD

389

125

60

120

4

TSS

210

97

60


120

5

Sunfua (H2S)

6,27

3,25

1,2

4,8

6

Amoni (theo N)

28,6

12,4

6

12

7

PO43-( theo P)


4,52

2,1

7,2

24

8

Dầu mỡ ĐTV

6,87

3,1

12

20

9

Salmonella

KPH

KPH

KPH


KPH

10

Shigella

KPH

KPH

KPH

KPH

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

13


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
11

Vibrio cholerae

KPH

KPH


KPH

KPH

12

Tổng Coliform

24 x 103

5,9 x 103

3000

5000

Với quy mô 200 giường, hệ số K trong QCVN 28:2010/BTNMT bằng 1,2. Riêng
các chỉ tiêu pH, Salmonella, Shigella, Vibrio cholera, Tổng Coliform có hệ số K = 1.
Dựa vào kết quả phân tích mẫu nước ta thấy nhiều chỉ tiêu không đạt cột B như: pH,
BOD5, COD, Amoni và tổng Coliform. Do đó cần phải cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý
nước thải của bệnh viện để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu quy hoạch hệ thống xử lý
chất thải y tế của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030.
1.3.2. Chất thải rắn
Ngoài những vấn đề về nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động
của bệnh viện cũng rất đáng quan trọng.
Chất thải rắn của bệnh viện chủ yếu là:
 Chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh gồm: bệnh phẩm sau các ca điều
trị, bông băng, chăn màn, dụng cụ y khoa (ống tiêm, ống truyền, kim tiêm, vỏ
ống thuốc thủy tinh) và các loại bao bì y tế. Chất thải này có chứa nhiều vi
khuẩn gây bệnh dễ tác động xấu đến môi trường và con người nên cần có biện

pháp quản lý thích hợp.
 Rác sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và thân nhân bệnh nhân.
 Bùn sinh ra từ quá trình xử lý nước thải.
Việc quản lý chất thải rắn đã được bệnh viện ký hợp đồng với công ty môi trường
đô thị để thu gom và tiêu hủy an toàn.
1.3.3. Môi trường không khí
Trong quá trình hoạt động, các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí gồm:
 Do bệnh viện gần quốc lộ 1A nên sẽ chịu ảnh hưởng khói bụi, tiếng ồn từ các
phương tiện lưu thông trên quốc lộ.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

14


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
 Hoạt động của các phương tiện lưu thông trong khuôn viên bệnh viện. Tuy
nhiên lượng phương tiện này lưu thông có giới hạn nên mức độ gây ô nhiễm
không khí không đáng kể.
 Khí thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người: sản phẩm cháy do đốt
nhiên liệu phục vụ bữa ăn, khói thuốc lá do một vài người thiếu ý thức.
Nhìn chung, vấn đề môi trường của bệnh viện chủ yếu là nước thải và chất thải rắn,
đặc biệt quan tâm là nước thải.
1.4.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐẾN NĂM 2020 VÀ

TẦM NHÌN 2030

Với mục đích đảm bảo tất cả người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân
được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ
mắc bệnh tật, nâng cao thể lực, nâng cao chất lượng dân số nên bệnh viện được quy
hoạch phát triển như sau:
1.4.1. Lộ trình tăng giường bệnh
Bảng 1.2 Lộ trình tăng giường bệnh của bệnh viện
Đơn vị tính: giường
Cơ sở Y
tế
Bệnh viện
Tâm Thần

2015

2016

2017

2018

2019

2020

200

200

200


250

250

350

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Tiền Giang)
Năm 2015, bệnh viện tăng thêm 20 giường bệnh. Năm 2018 đến năm 2019, bệnh
viện tăng thêm 50 giường lên 250 giường bệnh. Năm 2020, bệnh viện sẽ tăng lên 350
giường bệnh.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

15


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
1.4.2. Nhu cầu cán bộ y tế của bệnh viện đến năm 2020
Bảng 1.3 Nhu cầu cán bộ y tế cùa bệnh viện đến năm 2020
Đơn vị tính: người
Cơ sở Y
tế
Bệnh viện
Tâm Thần

2015


2016

2017

2018

2019

2020

200

200

200

250

250

350

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Tiền Giang)
1.4.3. Dự báo về lưu lượng nước thải
Dự báo lưu lượng nước thải được tính toán theo số liệu quy hoạch về nhân sự và số
giường của bệnh viện theo quy định về tiêu chuẩn cấp nước và quy ước 100% lượng
nước sử dụng đều trở thành nước thải. Do đó, có thể ứng dụng giá trị tính toán như giá
trị ước tính lượng nước tối đa được phép sử dụng tại bệnh viện.
Theo quy hoạch của tỉnh Tiền Giang, dự báo lưu lượng nước thải năm 2020 của bệnh
viện là 300 m3/ngày.đêm.


SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

16


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NƯỚC
THẢI BỆNH VIỆN
2.1.

ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

2.1.1. Nguồn gốc
Nước thải bệnh viện bao gồm 2 nguồn: nước thải y tế và nước thải sinh hoạt
 Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí
nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: pha chế thuốc, tẩy
khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, phòng thí nghiệm, máu, các hóa chất, …
 Nước thải sinh hoạt: sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán
bộ và công nhân của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, rửa thực phẩm
bát đĩa,…
2.1.2. Thành phần và tính chất
Nước thải bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây chuyền, gồm nhiều thành
phần sống, các chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ, … như:
 Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn đến lây
lan.
 Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng trong

chẩn đoán và điều trị).
 Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa
chất xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế).
 Chất hữu cơ.
Nước thải y tế nếu không được quản lý, thu gom và xử lý phù hợp sẽ có khả năng
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lây lan các mầm bệnh nguy hiểm; đặc biệt là
nhóm nước thải chứa vi sinh vật, vi khuẩn, vi rút thải ra từ bệnh nhân trong bệnh viện
và nhóm nước thải chứa các chất kháng sinh, chất thay đổi nội tiết và các dược chất
dùng trong chuẩn đoán và điều trị tại bệnh viện. Chất kháng sinh và chất gây rối loạn
SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

17


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
nội tiết là 2 thành phần thuộc nhóm chất ô nhiễm mới, nếu tích lũy lâu dài trong hệ sinh
thái (vi sinh vật, thực vật và động vật) và môi trường sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện
nguồn gen kháng thuốc ở các chủng vi sinh vật, đặc biệt vi sinh vật gây bệnh. Hệ quả là
sẽ gây nên sự kháng thuốc ở vật nuôi và con người.
Qua các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy những hợp chất này có thể là nguyên nhân
gây ra các bệnh ung thư ở người, làm giảm lượng tinh trùng ở nam giới, ung thư vú ở
phụ nữ, gây quái thai,… Đối với hệ động vật dưới nước có thể gây ảnh hưởng với nồng
độ rất thấp (mg/l), làm biến đổi hình dạng và biến đổi giới tính ở cá,… Hiện nay, nhiều
nghiên cứu cho thấy, trong quá trình sử dụng, chỉ có một phần các kháng sinh và hormon
được hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể người, vật nuôi, còn phần lớn được bài tiết
nguyên dạng (Daughton, 2004). Một số nghiên cứu đã cho thấy lượng thuốc kháng sinh
được bài tiết có thể lên đến 70%. Do đó, các chất ô nhiễm này sẽ luôn hiện diện trong
nước thải sinh hoạt hay nước thải từ các bệnh viện sẽ xâm nhập vào môi trường và gây

nhiều tác hại đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được thu gom và xử lý
hiệu quả.
Bảng 2.1 Tính chất nước thải các cơ sở y tế, bệnh viện tỉnh Tiền Giang
Đơn vị tính: mg/l

Stt

Chỉ tiêu

Trước xử lý

1

pH

4,5 – 5,65

2

BOD5

180 – 234

3

COD

210 – 397

4


TSS

120 – 230

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

18


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
5

Sunfua (H2S)

4,12 – 12,5

6

Amoni (theo N)

15,7 – 28,6

7

PO43-( theo P)

3,01 – 4,65


8

Dầu mỡ ĐTV

4,21 – 7,12

9

Salmonella

Dương tính

10

Shigella

Dương tính

11

Vibrio cholerae

Dương tính

12

Tổng Coliform

8,5 x 103 - 26 x 103

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Tiền Giang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

2.2.

2.2.1. Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng các công trình hoa ̣t đô ̣ng chủ yế u dựa trên lực cơ
ho ̣c và vâ ̣t lý để loại bỏ rác, phầ n lớn că ̣n nă ̣ng (cát, sỏi vu ̣n,…), vật nổ i ( dầ u, mỡ,
bo ̣t,…), các chất không hòa tan và mô ̣t phần các chấ t ở da ̣ng keo ra khỏi nước thải.
Những công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học gồm:
 Song chắn rác:
Nước thải đưa tới cô ̣ng trình làm sa ̣ch trước hế t phải qua song chắn rác. Ta ̣i
song chắn rác, các ta ̣p vâ ̣t thô như rác, vỏ đồ hô ̣p, các mẩ u đá, gỗ và các vâ ̣t thải khác
đươc̣ giữ la ̣i.
Mu ̣c đích của quá trình là loại bỏ tấ t cả các tạp vật có thể gây ra sự cố trong
quá trình vâ ̣n hành hê ̣ thố ng xử lý nước thải như làm tắ c bơm, đường ố ng hoă ̣c kênh
dẫn. Đây là bước quan tro ̣ng bảo đảm an toàn và điề u kiê ̣n làm viê ̣c thuận lơị cho cả hê ̣
thố ng.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

19


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
 Nhiê ̣m vụ
- Khử că ̣n rắn thô (rác) như cây, gỗ, nhựa, giấ y, lá cây, rễ cây, giẻ vu ̣n…

- Bảo vê ̣ bơm, van, đường cống, cánh khuấ y.
 Phân loại
Song chắ n rác thường đươc̣ phân loa ̣i dựa sau:
-

Kích thước: Thô, trung bình, min.
̣
Hình da ̣ng: Song chắ n, lưới chắ n.
Phương pháp làm sạch: Thủ công, cơ khí, phun nước áp lực.
Bề mă ̣t lưới chắ n: cố đinh,
̣ di đô ̣ng.

 Một số thiế t bi ̣ chắ n rác thông dụng
- Song chắ n rác thô: gồ m nhiề u thanh thép không gỉ xế p song song nhau và
cố đinh
̣ trên khung thép.
- Song chắ n rác làm sa ̣ch bằng cơ khí: thu rác bằng cơ giới.
- Song chắ n rác làm sa ̣ch bằ ng thủ công: vớt rác bằ ng thủ công.
- Chắn rác di đô ̣ng: các thiết bi thươ
̣
̀ ng gă ̣p là chắ n rác dây đai, chắ n rác điã ,
trố ng chắ n rác quay, lưới chắn rác min….
̣
- Thiế t bị nghiề n rác: cắ t rác thành các mảnh có kích thước đồng nhấ t và
ngăn không cho rác bám chă ̣t với nhau.
 Bể lắng cát:
 Công dụng
- Loa ̣i bỏ các ha ̣t că ̣n lớn vô cơ như cát, sỏi. Kích thước hạt > 200 µm
(0,2 mm).
- Bảo vê ̣ các trang thiế t bị cơ khí đô ̣ng (bơm) tránh bi ̣mài mòn.

- Giảm cặn lắ ng trong ố ng, mương dẫn và bể phân hủy.
- Giảm tầ n suất làm sa ̣ch bể phân hủy.
 Nguyên tắ c lắ ng
Dưới tác du ̣ng của lực tro ̣ng trường, các phân tử rắ n có tỷ tro ̣ng lớn hơn tỷ tro ̣ng
của nước sẽ đươc̣ lắ ng xuố ng đáy, bể lắ ng cát phải đươc̣ tính toán với tố c đô ̣ dòng chảy

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

20


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
đủ lớn (0,3 m/s) để các phân tử hữu cơ nhỏ không lắ ng la ̣i và đủ nhỏ (0,15 m/s) để cát
và các ta ̣p chấ t rắ n vô cơ không bi ̣cuố n theo dòng chảy ra khỏi bể .
 Các loại bể lắ ng cát
Theo nguyên tắc chuyển động của dòng nước trong bể lắ ng cát, người ta phân ra
thành bể lắ ng cát ngang, bể lắ ng cát ngang nước chuyển đô ̣ng vòng, bể lắ ng cát đứng
dòng chảy từ dưới lên, bể lắ ng cát nước chảy theo phương tiế p tuyế n, bể lắ ng cát su ̣c
khí,… Trong thực tế , bể lắ ng cát ngang đươc̣ sử dụng phổ biế n nhấ t.
 Bể lắng:
Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng
riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ bị trọng lực làm lắng xuống đáy, còn chất lơ
lửng nhẹ hơn sẽ theo dòng nước nổi lên trên.
Bể lắng được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
 Theo chiều nước chảy trong bể có:
- Bể lắng ngang: Nước chảy theo phương ngang từ đầu đến cuối bể. Theo
chiều dài bể, cặn lơ lửng sẽ bị trọng lực kéo đi xuống đáy bể.
- Bể lắng đứng: Nước chảy từ dưới lên theo chiều thẳng đứng. Dưới tác

dụng của trọng lực, cặn lơ lửng sẽ bị kéo xuống đáy bể.
- Bể lắng ly tâm: Nước được các tấm hướng dòng đây ra phía thành bể, các
hạt cặn sẽ đập vào thành bể, mất động năng và đi xuống đáy bể.
 Theo công dụng của bể lắng trong dây chuyền:
- Bể lắng đợt 1: Đặt trước công trình xử lý sinh học.
- Bể lắng đợt 2: Đặt sau công trình xử lý sinh học.
 Bể điều hòa:
Là công trình dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng
và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả công trình xử lý sinh học, giảm chi phí và kích
thước của các công trình phía sau. Có 2 loại bể điều hòa: Bể điều hòa lưu lượng, bể điều
hòa lưu lượng và chất lượng.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

21


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay ngoài
dòng thải. Phương án điều hòa dòng thải có thể làm giảm đáng kể dao động thành phần
nước thải đi vào các công đoạn phía sau, còn điều hòa ngoài dòng thải chỉ giảm được
một phần nhỏ của sự dao động đó. Vị trí tốt nhất để bố trí bể điều hòa cần được xác định
cụ thể cho từng hệ thống xử lý và phụ thuộc vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu
gom cũng như đặc tính nước thải.
 Bể vớt dầu mỡ:
Thường dùng để xử lý nước thải có chứa dầu mỡ nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối
với nước thải sinh hoạt, việc vớt dầu mỡ được thực hiện ngay ở bể lắng vì hàm lượng
các chất này không nhiều.

 Bể lọc:
Bể lọc dùng để tách các chất ở trạng thái lơ lửng có kích thước nhỏ bằng cách
cho nước thải đi qua các lớp vật liệu lọc. Những loại vật liệu lọc có thể sử dụng là cát
thạch anh, than cốc hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu, than bùn, than gỗ. Lựa chọn
vật liệu lọc phù hợp phụ thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương.
2.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học
 Trung hòa:
Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải xử lý tốt bằng
phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về giá trị 6,6 – 7,6.
Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm để
trung hòa nước thải.
 Oxy hóa khử:
Để làm sạch nước thải có thể sử dụng các tác nhân oxy hóa như clo dạng khí và
hóa lỏng, dioxyt clo, canxi clorate, và natri, natri permanganate, natri bicromat,… Quá
trình oxy hóa sẽ chuyển các chất độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hơn và
tách khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn nhiều hóa chất nên chỉ sử dụng khi không thể xử
lý bằng những phương pháp khác.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

22


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
 Đông tụ và keo tụ:
Trong nước thải, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân
tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này lơ lửng trong
nước do đó tương đối khó tách. Vì kích thước hạt nhỏ tỷ số diện tích bề mặt và thể tích

của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên
tắc, các hạt nhỏ có trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa
các hạt. Lực này làm kết dính các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va
chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn.
Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ
lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang điện tích có thể là điện tích âm hay điện tích
dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm
hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó,
để phá tính bền này hạt keo cần được trung hòa về điện, quá trình này được gọi là quá
trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác
tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được
gọi là quá trình tạo bông.
 Hấp phụ:
Hấ p phu ̣ dùng để tách các chấ t hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằ ng cách
tâ ̣p trung những chấ t đó trên bề mă ̣t chấ t rắn (chấ t hấ p phu ̣) hoă ̣c bằ ng cách tương tác
giữa các chất bẩn hòa tan với các chấ t rắ n (hấ p phu ̣ hóa ho ̣c). Chấ t hấ p phu ̣ thường dùng
là than hoa ̣t tính, các chấ t tổng hơp̣ hoặc mô ̣t số chấ t thải của sản xuấ t như xỉ tro, ma ̣t
sắ t,…
Than hoạt tính có khả năng hấ p thụ các chấ t gây mùi, vị, màu, phenol và các chấ t
hữu cơ hòa tan trong nước.
 Tuyển nổi:
Tuyể n nổ i là phương pháp loại bỏ các ta ̣p chất ra khỏi nước bằ ng cách ta ̣o cho
chúng khả năng nổi lên mă ̣t nước khi bám theo các bo ̣t khí.
Tuyể n nổ i dùng đề khử chấ t lơ lửng, dầ u, mỡ có trong nước thải, để tách và cô
đă ̣c bùn. Trong các phương pháp tuyể n nổ i: chân không, cơ ho ̣c, áp lực thì tuyể n nổ i áp

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

23



“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
lực đươc̣ ứng du ̣ng rô ̣ng rãi nhấ t vì có khả năng ta ̣o bo ̣t khí rấ t nhỏ (40 – 70 µm) và dễ
dàng phân phố i đề u trong toàn bô ̣ khố i lươṇ g nước cầ n xử lý.
 Trao đổi ion:
Thực chất phương pháp trao đổi ion là một quá trình, trong đó các ion trên bề mặt
của chất rắn trao đổi với các ion có cùng diện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau.
Các chất này gọi là các chất trao đổi ion.
Phương pháp này làm sạch nước nói chung trong đó có nước thải, loại ra khỏi
nước các ion kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Mn,… cũng như các hợp chất chứa
asen, photpho, xianua và các chất phóng xạ. Phương pháp này được dùng phổ biến để
làm mềm nước, loại ion Ca2+, Mg2+ ra khỏi nước cứng.
Các chất trao đổi ion là hợp chất hữu cơ tổng hợp rất phong phú. Chúng là các
cao phân tử, có bề mặt lớn. Các loại nhựa tổng hợp cũng có tính chất trao đổi ion.
 Khử trùng:
Các biện pháp khử trùng hiê ̣n nay: Dùng các hơp̣ chấ t clo, dùng ozon, dùng tia
cực tím
 Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo:
Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nước tạo
thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào nước, chất
diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên
trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O = HOCl + HCl
Hoặc có thể ở dạng phương trình phân ly:
Cl2 + H2O = H+ + OCl- + ClKhi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra như sau:
Ca(OCl)2 + H2O = CaO + 2HOCl +2HOCl 2H+ + 2OCl-


SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

24


“Tính toán thiết kê hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang,
công suất 300 m3/ngày.đêm”
 Dùng ozone để khử trùng:
Ozone là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với
con người. Ở trong nước, ozone phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử.
Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều
lần. Thời gian tiếp xúc rất ngắn do đó diện tích bề mặt thiết bị giảm, không gây mùi vị
khó chịu trong nước kể cả khi trong nước có chứa phênol.
2.2.3. Phương pháp xử lý sinh học
 Phương pháp hiế u khí:
Phương pháp hiếu khí là phương pháp xử lý các nhóm vi sinh vâ ̣t hiế u khí để oxi
hóa các chấ t hữu cơ và mô ̣t số chấ t khoáng có trong nước thải trong điề u kiê ̣n có không
khí. Sản phẩ m của quá trình phân hủy này là CO2, H2O, N2,…
Mu ̣c đích: Khử các chấ t hữu cơ (COD, BOD).
 Bể lọc sinh học (bể Biophin)
Biophin là công trình xử lý nước thải sinh ho ̣c trong điề u kiê ̣n nhân ta ̣o nhờ
các vi sinh hiế u khí.
Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mă ̣t bể và thấ m qua lớp
vật liệu lọc. Ở bề mă ̣t của ha ̣t vật liê ̣u lo ̣c và ở các khe hở giữa chúng, các că ̣n bẩ n đươc̣
giữ lại và tạo thành màng gọi là màng vi sinh.
Lượng oxy cần thiết để oxi hóa các chấ t hữu cơ thâm nhâ ̣p vào bể cùng nước
thải khi ta tưới, hoặc qua khe hở thành bể , hoă ̣c qua hê ̣ thố ng tiêu nước từ đáy đi lên. Vi
sinh hấ p thu chấ t hữu cơ và nhờ có oxi mà quá trình oxi hóa đươc̣ thực hiê ̣n.
Những màng vi sinh đã chế t sẽ cùng với nước thải ra khỏi bể và giữ la ̣i ở bể

lắ ng đơṭ II.
 Biophin nhỏ giọt
Dùng để xử lý sinh hóa nước thải với hàm lươṇ g BOD sau xử lý đa ̣t 15 mg/l,
thường đươc̣ sử du ̣ng trong trường hơp̣ lưu lươṇ g nhỏ từ 20 ÷ 1000 m3/ngày.đêm với
hiê ̣u suấ t xử lý có thể đa ̣t 90% theo BOD hay cao hơn nữa.

SVTH: Trần Đình Thi
GVHD: Th.S Lê Thị Ngọc Diễm

25


×