Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quy trình tổ chức và quản lý hoạt động viết sáng kiến tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên Ba Tri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.84 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
Chúng tôi:
TT

Họ và tên

Ngày

Nơi công tác

tháng

Chức

Trình độ

Tỷ lệ(%)

danh

chuyên

đóng góp vào

môn

việc tạo ra


năm
sinh

sáng kiến

01

02

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Quy trình tổ chức và quản lý hoạt động
viết sáng kiến tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên Ba Tri”.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 02 thành viên.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Đầu năm học 2017 – 2018.
Ba Tri, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Người nộp đơn (đồng tác giả)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………………………………………………..
1. Tên sáng kiến
“Quy trình tổ chức và quản lý hoạt động viết sáng kiến tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp
giáo dục thường xuyên”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Quản lý giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
Tổ chức và quản lý hoạt động viết sáng kiến là một mảng quan trọng trong công tác quản lý

nhà trường. Sáng kiến là một trong những cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của
cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên, nhân viên và liên quan trực tiếp đến công tác đổi mới phương
pháp dạy học hướng đến mục tiêu tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường. Căn cứ các Chủ trương, Nghị quyết và tình hình thực tế công tác, để góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục tại đơn vị, xin đề xuất quy trình tổ chức và quản
lý hoạt động viết sáng kiến gồm các bước thực hiện trong một năm học gồm 08 bước như sau:
- Bước 1: Đầu tháng 9 của năm học cập nhật, bổ sung tài liệu tham khảo, văn bản hướng dẫn.
- Bước 2: Nữa cuối tháng 9 phát động thi đua trong hội nghị cán bộ viên chức và thành lập bộ
phận tư vấn ở từng tổ, nhóm bộ môn, giáo viên đăng ký đề tài.
- Bước 3: Đầu tháng 10 tổ chức toạ đàm phổ biến, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm.
- Bước 4: Cuối tháng 10 tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên đăng ký thi giáo viên
giỏi cấp trường, ra Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sáng kiến, thành lập tổ tư vấn.
- Bước 5: Tháng 11 đánh giá sáng kiến những giáo viên thi giáo viên giỏi cấp trường và công
bố kết quả.
- Bước 6: Cuối tháng 12 đến nữa đầu tháng 2 của năm học tiếp tục tư vấn, đôn đốc giáo viên
tiếp tục viết và hoàn thiện đề tài.
- Bước 7: Nữa cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 Hội đồng đánh giá sáng kiến cấp trường làm việc
lần 2 đánh giá tất cả các đề tài, công bố kết quả, lập danh sách số lượng các đề tài gởi về Hội đồng
Khoa học cấp huyện.
- Bước 8: Tháng 5 công bố kết quả cấp huyện, tổng kết, rút kinh nghiệm, lưu trữ làm tài liệu
tham khảo tại thư viện trường và chuyển các sáng kiến đủ điều kiện tham gia cấp tỉnh. (Nếu có)
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết


Viết sáng kiến thực sự là một công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên
nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian, đó hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng.
Tổ chức và quản lý tốt hoạt động viết sáng kiến là một trong những giải pháp hữu hiệu khai thác tối
đa trí tuệ của tập thể cùng chung tay nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ dạy và học. Với những
ý kiến chủ quan trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế đơn vị. Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quy
trình tổ chức và quản lý hoạt động viết sáng kiến tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục

thường xuyên”.
3.1.1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định: “Chú trọng nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa
học quản lý…”.
Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013 tại Điều 9 quy
định: “Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
Đạt tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến; Có sáng kiến để tăng năng suất
lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã
nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục
vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận”.
Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến
Tre Ban hành chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều lệ sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Công văn số 2151/SGD&ĐT-VP ngày 19 tháng 11 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về
việc thực hiện sáng kiến từ năm học 2018-2019 và Công văn số 221/SGD&ĐT-VP ngày 18 tháng 2
năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nộp sáng kiến năm 2019.
Theo tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục: “Sáng kiến là những giải pháp kỹ thuật, giải
pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp)
của một cá nhân hoặc nhóm đã được áp dụng hoặc thử nghiệm thành công tại một cơ sở và được cơ
sở đó công nhận”.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn chưa thực hiện đến nơi đến chốn, đến từng đối
tượng nên nhận thức của một số giáo viên về công tác thi đua nói chung và viết sáng kiến nói riêng
còn hạn chế, thể hiện ở số lượng đăng ký tuy có tăng hàng năm nhưng chất lượng đạt được chưa cao.


- Chưa triển khai, nhân rộng những sáng kiến có chất lượng tốt, công tác tổ chức tập huấn,
hướng dẫn, chia sẽ kinh nghiệm trong công tác viết sáng kiến chưa thực hiện nghiêm túc.

- Một số trường hợp đăng ký viết sáng kiến nhằm mục đích để xét các danh hiệu thi đua hơn
là viết ra để chia sẻ, trau đổi kinh nghiệm, thể hiện ở các mặt như: Đề tài thiếu sự đầu tư nghiên cứu
mà sao chép trên mạng, không sát thực tế đơn vị nên thiếu tính khả thi, chưa đúng cấu trúc yêu cầu,
thiếu tính mới, mang nặng tính đối phó.
- Công tác đánh giá sáng kiến tại đơn vị chưa mang tính khách quan, kết quả đánh giá chưa
đảm bảo độ tin cậy do nhiều nguyên nhân như: nể nan, cảm tính, năng lực của các cá nhân trong hội
đồng đánh giá sáng kiến cấp trường còn hạn chế do chưa được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng
lực công tác chấm và xét chọn các sáng kiến.
- Một vài giáo viên có tuổi nghề cao có kinh nghiệm nhưng ngại tìm tòi nghiên cứu, ngại sự
thay đổi, thiếu gương mẫu trong công tác thi đua, song song đó thì giáo viên trẻ nhiệt tình nhưng
kinh nghiệm viết sáng kiến còn hạn chế.
- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chưa có nên chưa khích lệ, tạo động lực tinh thần cho đội ngũ
nhà trường. Mặt khác, một ít giáo viên do điều kiện kinh tế gia đình chi phối nên chưa toàn tâm, toàn
ý, chưa tích cực tham gia đăng ký viết sáng kiến nên ảnh hưởng đến chất lượng thi đua của đơn vị.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức hội thảo, hội nghị tập huấn công tác viết sáng kiến,
chưa nhân rộng, phổ biến, chia sẻ các đề tài đạt giải cao của ngành để giáo viên nghiên cứu, học tập
kinh nghiệm.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
* Mục đích giải pháp:
- Từng bước hoàn thiện công tác quản lý, đưa hoạt động đơn vị đi vào nền nếp tạo cơ sở cho
sự phát triển bền vững.
- Kích thích phong trào thi đua sôi nổi trong đơn vị, quan tâm động viên đội ngũ tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, kỹ năng lao động sáng tạo để chung tay cùng nhà trường thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay.
* Nội dung giải pháp:
Sáng kiến trong dạy học là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong
thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, đó là những họat động cụ thể đã khắc phục được những
khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế công tác phổ biến, nhân
rộng các đề tài sáng kiến sát hợp thực tiễn, được hội đồng xét duyệt sáng kiến các cấp đánh giá cao



chưa được thực hiện gây nên sự lãng phí. Song song đó thì thực trạng đăng ký viết sáng kiến chỉ
nhằm mục đích để xét các danh hiệu thi đua hơn là viết ra để chia sẻ, trau đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp khá phổ biến, cần được chấn chỉnh kịp thời.
CÁCH THỰC HIỆN (QUY TRÌNH)
Chúng tôi đề ra quy trình gồm 08 bước cơ bản với các công việc cụ thể cho từng bước như
sau:
* Bước 1: Đầu tháng 9 của năm học cập nhật, bổ sung tài liệu tham khảo, văn bản hướng
dẫn.
Ban Giám đốc phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tuyên truyền phổ biến các văn bàn
hướng dẫn liên quan công tác thi đua khen thưởng và viết sáng kiến, kịp thời bổ sung các văn bản
mới, niêm yết công khai và giải đáp thắc mắc và vận động giáo viên, nhân viên tích cực tham gia
phong trào.
* Bước 2: Nữa cuối tháng 9 phát động thi đua trong hội nghị cán bộ viên chức và thành
lập bộ phận tư vấn ở từng tổ, nhóm bộ môn, giáo viên đăng ký đề tài.
Tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, phát động thi đua trong toàn đơn vị trong đó nhấn mạnh
công tác viết sáng kiến là nội dung quan trọng trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng
thành viên trong đơn vị vào cuối năm. Thành lập các tổ nhóm tư vấn gồm những thành viên có kinh
nghiệm để kịp thời hướng dẫn, động viên. Cá nhân tham gia viết sáng kiến tuyệt đối không được sao
chép sáng kiến của người khác, nếu sao chép dưới mọi hình thức sẽ phê bình, kiểm điểm trước hội
đồng sư phạm.
* Bước 3: Đầu tháng 10 tổ chức toạ đàm phổ biến, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm.
Ban Giám đốc phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lập “kế hoạnh và tổ chức tọa đàm
hướng dẫn, chia sẽ kinh nghiệm công tác viết sáng kiến”. Mời giáo viên có kinh nghiệm là nhân sự
của trường và trường bạn hướng dẫn, chia sẻ các kỹ năng viết đề tài sáng kiến. (Kế hoạch và đề
cương hướng dẫn ở phần phụ lục)
* Bước 4: Cuối tháng 10 tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên đăng ký thi giáo
viên giỏi cấp trường, ra Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sáng kiến, thành lập tổ tư vấn.
Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, phối hợp Công

đoàn vận động giáo viên tích cực nghiên cứu dự thi và viết sáng kiến. (Kế hoạch, các Quyết định ở
phần phụ lục)
* Bước 5: Tháng 11 đánh giá sáng kiến những giáo viên thi giáo viên giỏi cấp trường và
công bố kết quả.


Họp Ban tổ chức Hội thi Giáo viên giỏi và Hội đồng đánh giá sáng kiến cấp trường lần 1,
phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, tập trung các công việc:
- 02 giáo viên cùng đánh giá 01 đề tài theo từng lĩnh vực chuyên môn, cho ý kiến góp ý bổ
sung hoàn thiên các đề tài còn hạn chế.
- Phổ biến văn bản hướng dẫn đánh giá sáng kiến của ngành.
- Giáo viên làm việc với tinh thần khách quan, công tâm.
- Quy định thời gian hoàn thành, gởi kết quả cho Giám đốc trước ngày 19/11.
- Công bố kết quả đánh giá sáng kiến các giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi. Thống nhất
giao cho tổ tư vấn góp ý, bổ sung hoàn thiên các đề tài còn hạn chế.
* Bước 6: Cuối tháng 12 đến nữa đầu tháng 2 của năm học tiếp tục tư vấn, đôn đốc giáo
viên tiếp tục viết và hoàn thiện đề tài.
Tổ tư vấn tiếp tục động viên, hướng dẫn giáo viên, nhân viên viết, hoàn thiện và gởi đề tài về
Hội đồng đánh giá sáng kiến cấp trường đúng thời gian quy định.
* Bước 7: Nữa cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 Hội đồng đánh giá sáng kiến cấp trường làm
việc lần 2 đánh giá tất cả các đề tài, công bố kết quả, lập danh sách số lượng các đề tài gởi về Hội
đồng Khoa học cấp huyện.
Họp Ban tổ chức Hội thi Giáo viên giỏi và Hội đồng đánh giá sáng kiến cấp trường lần 2,
phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, tập trung các công việc như lần 1:
- 02 giáo viên cùng đánh giá 01 đề tài theo từng lĩnh vực chuyên môn.
- Phổ biến văn bản hướng dẫn đánh giá sáng kiến của ngành.
- Giáo viên làm việc với tinh thần khách quan, công tâm.
- Quy định thời gian hoàn thành, gởi kết quả cho Giám đốc trước ngày 20/3.
- Công bố kết quả chung, lập danh sách số lượng các đề tài gởi về Hội đồng Khoa học cấp
huyện đánh giá.

- Lưu ý: Trường hợp các đề tài đã được Hội đồng đánh giá sáng kiến lần 1 thống nhất góp ý
yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, khắc phục hạn chế nhưng giáo viên, nhân viên vẫn chay lười không
chỉnh sửa thì Hội đồng quyết định đánh giá không đạt.
* Bước 8: Tháng 5 công bố kết quả cấp huyện, tổng kết, rút kinh nghiệm, lưu trữ làm tài
liệu tham khảo tại thư viện trường và chuyển các sáng kiến đủ điều kiện tham gia cấp tỉnh. (Nếu
có)
- Báo cáo kết quả đánh giá của Hội đồng Khoa học cấp huyện trước hội đồng sư phạm nhà
trường và niêm yết kết quả tại phòng giáo viên.


- Thường trực Hội đồng thi đua lưu kết quả làm cơ sở đánh giá cuối năm và đề xuất các danh
hiệu thi đua khen thưởng theo quy định.
- Lập danh sách số lượng các đề tài đủ điều kiện gởi về Hội đồng Khoa học cấp tỉnh đánh giá.
(Nếu có)
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Nhận thức về công tác thi đua và viết sáng kiến tại đơn vị được nâng cao thể hiện ở số lượng
đăng ký hàng năm có tăng lên.
- Cơ bản khắc phục những hạn chế như: Tình trạng thiếu nhiệt tâm, nhiệt tình trong giảng dạy
và công tác; Chưa tích cực trong đổi mới phương pháp dạy và học; Chưa nghiêm túc chấp hành giờ
giấc làm việc…
- Xây dựng được mối đoàn kết nội bộ thông qua các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau
cùng tiến bộ là cơ sở quan trọng để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp
- Số liệu đăng ký viết sáng kiến 3 năm liền kề.
Số đăng ký

Đạt cấp

Đạt cấp cơ


Chuyển về

Đạt cấp

2014-2015

viết
7

trường
7

sở
6

tỉnh
0

tỉnh
0

2015-2016

6

4

4

0


0

2016-2017

11

11

11

0

0

pháp
Áp dụng

2017-2018

15

15

15

02

01


giải pháp

Năm học

Ghi chú
Chưa áp
dụng giải

2018-2019
- Bảng số liệu cho thấy số lượng đăng ký viết sáng kiến hàng năm tăng dần, qua đó cho thấy
phong trào thi đua đơn vị phát triển khá tốt.
- Thông qua các hoạt động tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau cùng tiến bộ, đơn vị đã tạo
dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ tốt, sự đồng thuận cao là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của
đơn vị.
- Giáo viên tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, tự tin khi đến lớp, tạo niềm tin
cho học sinh, hiệu quả dạy và học của đơn vị được nâng lên, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Năm học
Tổng số học sinh
Tỉ lệ học sinh khá giỏi
Tỉ lệ tốt nghiệp
2016-2017
459
33.76%
94,42%
2017-2018
477
56.72%
97.47%
- Nhận thức của từng thành viên trong đơn vị được nâng lên, khi tham gia thi đua và viết sáng
kiến thì bản thân giáo viên, nhân viên luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, đảm



bảo giờ giấc trong thực thi nhiệm vụ, kích thích lòng say mê nghiên cứu khoa học, phát huy tính
năng động, sáng tạo của từng thành viên.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác thi đua và viết sáng kiến, chúng
tôi xin đề xuất thêm các giải pháp cơ bản sau:
- Một là, Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản, hướng dẫn, vận động cần được chú trọng
thực hiện sâu rộng đến từng cá nhân để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận cao trong đơn vị.
- Hai là, Việc lập nhóm, tổ tư vấn phải phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn. Các cá nhân
trong hội đồng tư vấn, hội đồng đánh giá sáng kiến cấp trường cần được tập huấn nâng cao năng lực,
làm việc với tinh thần công tâm, khách quan.
- Ba là, Tổ chức các buổi toạ đàm, hướng dẫn, phổ biến các đề tài có chất lượng cao để chia
sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu viết sáng kiến cho tập thể sư phạm nhà trường.
- Bốn là, Thực hiện công tác xã hội hoá để vận động các nguồn kinh phí hỗ trợ trong quá trình
nghiên cứu viết sáng kiến và khen thưởng bổ sung cho các cá nhân đạt thành tích cao từ cấp ngành
trở lên nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy giáo viên tích cực tham gia và nâng cao chất lượng các đề
tài.
- Năm là, Lãnh đạo quản lý nhà trường cần chú trọng lập kế hoạch hàng năm, có kế hoạch
hành động cụ thể và công khai để từng cá nhân thực hiện. Tổ chức các phiên họp rút kinh nghiệm,
nghiêm túc nhìn nhận những mặt được, những hạn chế, tạo môi trường thuận lợi để các cá nhân nuôi
dưỡng các ý tưởng sáng tạo phát triển thành những sáng kiến, đề tài khoa học có giá trị thực tiễn
- Sáu là, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tập hợp các đề tài sáng kiến
được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong ngành theo từng lĩnh vực làm kho tài nguyên chung làm
tư liệu, chia sẻ kinh nghiệm để toàn ngành tham khảo.
3.5. Tài liệu đính kèm: Kế hoạch tọa đàm viết sáng kiến, đề cương hướng dẫn, QĐ thanh lập
HĐ đánh giá sáng kiến cấp trường, tổ tư vấn viết sáng kiến, Kế hoạch tổ chức hội thi GV giỏi cấp
trường năm 2017 (phải điều chỉnh thành ngày 01 tháng 10 năm 2017)
Ba Tri, ngày 25 tháng 3 năm 2019

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA TRI

TRUNG TÂM GDNN-GDTX HUYỆN BA TRI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 52/QĐ-GDNN-GDTX

Ba Tri, ngày 21 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
(V/v Thành lập Hội đồng khoa học đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường)
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆPGIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN BA TRI:
Căn cứ Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm
2015 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ về việc hướng
dẫn sáp nhập Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm GDTX, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
công lập cấp huyện thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 1537/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bến Tre về việc thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba
Tri trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục
thường xuyên, ban hành kèm theo Quyết định số 1503/QĐ-UBND ngày 29 tháng 08 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri;
[

Xét năng lực của Cán bộ, Giáo viên trong đơn vị.


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng khoa học của đơn vị Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Tri với
thành phần như sau:
1. Ông Trần Quang Tứ - Giám đốc: Chủ tịch Hội đồng;
2. Ông Hồ Thành Nhân - P. Giám đốc: P.chủ tịch Hội đồng;
3. Ông Phan Thanh Cường - CT. CĐCS - P.chủ tịch Hội đồng;
4. Ông Nguyễn Thiện Hòa - P. Giám đốc: Thành viên;
5. Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy- Bí thư Đoàn trường: Thành Viên;
6. Ông Nguyễn Văn Tâm - Tổ trưởng Tổ GDTX: Thành viên;
7. Bà Lê Thị Kim Xuyến - Tổ phó Tổ GDTX: Thành viên;
8. Ông Nguyễn Hoàng Phương - Tổ trưởng tổ Đào tạo nghề và hướng nghiệp: Thành viên;
9. Bà Phạm Thị Hồng Dung - Tổ trưởng tổ Hành chính - Tổng hợp: Thành viên-kiêm Thư
ký;
10. Bà Nguyễn Thị Hợp - Kế toán trưởng: Thành viên;
11. Ông Đoàn Văn Xiêm - Thanh tra nhân dân: Thành viên.
Điều 2. Hội đồng Khoa học chịu trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được quy
định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên.
Thời gian làm việc: Theo triệu tập của Giám đốc Trung tâm.
Điều 3. Các Ông (Bà ) có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.


GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Như điều 1;
- Lưu VP, VT.

UBND HUYỆN BA TRI

TRUNG TÂM GDNN-GDTX BA TRI
Số: /KH-GDNN-GDTX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ba Tri, ngày 25 tháng 01 năm 2018

KẾ HOẠCH
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, năm học 2017 - 2018

Căn cứ Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên
ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
Căn cứ công văn số 26/HD-SGD&ĐT ngày 19/10/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre
về việc hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp đối với Giáo dục mầm non, Giáo dục
phổ thông và Giáo dục thường xuyên;
Trung tâm GDTX Ba Tri thống nhất xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp cơ sở năm học 2017-2018 như sau:
I . Mục đích và yêu cầu của Hội thi
1. Mục đích:
- Hội thi là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhằm tuyển chọn, công nhận và suy tôn
giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao
đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ
dùng dạy học; thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thi đua
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Khuyến khích, động viên, tạo cơ
hội và rèn luyện giáo viên tự học và sáng tạo.
- Qua hội thi, phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo
động lực phát triển sự nghiệp giáo dục. Giáo viên có cơ hội tự khẳng định mình và đề phương hướng

phấn đấu cá nhân nhằm đạt kết quả tốt trong giảng dạy và giáo dục. Từ đó xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi
mới của giáo dục.
- Thông qua Hội thi, xây dựng phong trào học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nhằm
không ngừng nâng cao lòng yêu nghề, và chất lượng chuyên môn; đề xuất những giải pháp đem lại
những hiệu quả cao hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.


- Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu
đổi mới của giáo dục.
2. Yêu cầu
a) Hội thi được tổ chức theo các môn học được qui định trong Chương trình GDTX cấp
THPT.
b) Việc tổ chức hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo
dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy,
nghiên cứu giáo dục.
II. Thời gian và địa điểm tổ chức
1. Thời gian:
- Thi kiểm tra năng lực: 14h30phút ngày 7/02/2018.
- Thi thực hành tiết dạy trên lớp: Từ ngày 26/02/2018 đến ngày 10/03/2018.
- Kiểm tra nội dung bài viết sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 05/02/2018 đến 10/02/2018
2. Địa điểm: Trung tâm GDNN-GDTX Ba Tri (CƠ SỞ 1)
III. Nội dung, hình thức và phương pháp:
1. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Hình thức: Giáo viên dự thi nộp 02 bản sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng.
- Thời gian nộp đến hết ngày 3/02/2018 cho Ban Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường
- Phương pháp thực hiện: Hai giám khảo chấm từng bản sáng kiến kinh nghiệm độc lập (theo
mẫu) trên phiếu cá nhân rồi thống nhất kết quả chung.

2. Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những
hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành
(gọi tắt là bài thi kiểm tra năng lực).
Nội dung bài kiểm tra năng lực gồm 2 phần:
- Kiến thức nghiệp vụ chuyên môn : về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, kỹ
năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của bộ môn mà giáo viên đang giảng dạy
(chiếm 70% tổng số điểm).
+ Xử lí tình huống sư phạm trong thực tế giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Kiến thức chung: Về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các chỉ đạo của
ngành (chiếm 30% tổng số điểm)


Tài liệu tham khảo: Luật giáo dục, điều lệ trường học, Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT
ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX; Quyết định số 02/2007/QĐBGDĐT V/v ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học viên; Văn bản hợp nhất Quyết định số
02/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT; các văn bản chỉ đạo của Sở, Bộ GD về
nhiệm vụ năm học 2016-2017;
- Hình thức: Thi viết, thời gian làm bài 120 phút
- Thời gian tổ chức vào: 14h30phút ngày 07/02/2018
- Phương pháp thực hiện: Tổ chức ra đề, coi , chấm; khi chấm từng bài thi viết 2 giám khảo
chấm độc lập theo phiếu điểm cá nhân, rồi thống nhất kết quả từng bài.
Ghi chú: Những giáo viên đạt yêu cầu về bài thi kiểm tra năng lực (8/10 điểm) mới tiếp tục
được thi 02 tiết thực hành giảng dạy.
3. Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi.
- Hình thức: Thực hành giảng dạy trên lớp.
- Thời gian: Từ ngày 26/02/2018 đến ngày 10/03/2018.
- Phương pháp thực hiện: Giáo viên dự thi tự chọn đăng kí 1 tiết và 1 tiết xác định bốc thăm
do Ban tổ chức chuẩn bị.
Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học và ở hai khối lớp khác nhau . Tiết học tham gia
thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Trường hợp GV dạy 1 khối

lớp thì dạy hai bài khác nhau ở hai lớp khác nhau. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị
cho tiết giảng ít nhất là một tuần trước thời điểm thi giảng.
Ghi chú: Giáo viên gửi giáo án về cho Ban giám khảo ít nhất trước 2 ngày, kể từ ngày thực
hiện tiết dạy trong hội thi.
IV. Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi
1. Đối tượng:
Tham dự Hội thi cấp trường là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường.
2. Điều kiện:
- Giáo viên tham gia Hội thi phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
giáo dục học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải
được viết thành báo cáo.
- Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng
dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ
chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác


nhận. Xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp. Hồ sơ chuyên môn học kì I năm dự thi được tổ
chuyên môn và Ban giám đốc đánh giá xếp loại tốt.
V. Đánh giá các nội dung, kết quả, công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi và khen thưởng.
1. Đánh giá các nội dung thi:
-Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá
theo thang điểm 10, được 2 giám khảo chấm độc lập;
- Bài thi năng lực đạt 8 điểm trở lên, tính theo thang điểm 10, được 2 giám khảo chấm độc lập
- Các bài thi giảng: đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi.
Mỗi bài thi có 2 giám khảo chấm độc lập,
Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, Ban giám khảo gặp gỡ giáo viên dự thi để trao
đổi, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của giờ dạy theo yêu cầu cơ bản của phiếu
đánh giá tiết giảng. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo
viên tham gia hội thi.

Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo. Trong
trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì trưởng Ban giám khảo báo cáo
Trưởng Ban tổ chức hội thi xem xét quyết định.
2. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường phải đạt các yêu cầu sau:
- Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 5 điểm trở
lên (từ loại C trở lên)
- Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên
- Các bài thi giảng đạt từ loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại giỏi.
- Hồ sơ chuyên môn được tổ chuyên môn và Ban giám đốc đánh giá xếp loại tốt.
3. Công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi
Giáo viên tham gia đầy đủ các nội dung Hội thi và đạt các yêu cầu theo qui định về đánh giá
kết quả của giáo viên dự thi được công nhận là giáo viên dạy giỏi và được cấp giấy chứng nhận.
VI. Hồ sơ đăng ký, lưu trữ kết quả, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo:
1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
a) Danh sách các giáo viên đăng kí dự thi (do tổ trưởng đề nghị, có mẫu kèm theo)
b) Tóm tắt thành tích cá nhân của các giáo viên tham dự hội thi có xác nhận của tổ trưởng (có
mẫu kèm theo)
c) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của các
giáo viên tham dự hội thi.


2. Lưu và báo cáo kết quả hội thi về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung lưu và báo cáo gồm:
a) Đề bài thi kiểm tra năng lực sử dụng trong hội thi
b) Tên bài thi giảng và người thực hiện bài thi
c) Nội dung và đánh giá kết quả Hội thi
d) Danh sách giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trong Hội thi
đ) Danh sách đề nghị khen thưởng cá nhân của Hội thi
VII. Thành lập các Ban trong Hội thi

Giám đốc ra quyết định thành lập các Ban sau:
1. Ban tổ chức Hội thi:
Trưởng ban: Ông Trần Quang Tứ, Giám đốc
Phó trưởng ban: Ông Hồ Thành Nhân , Phó giám đốc
Thành viên:
- Ông Bùi Quốc Phong – Phó giám đốc .
- Bà Phạm Thị Hồng Dung - Tổ trưởng Tổ Hành chính tổng hợp
- Bà Nguyễn Thị Hợp - Kế toán
- Ông Nguyễn Bảo Ngưng – Tổ trưởng Tổ Đào tạo nghề-Hướng nghiệp
Thư ký:
- Ông Nguyễn Bảo Ngưng - Tổ trưởng Tổ Đào tạo nghề-Hướng nghiệp
- Bà Tăng Thị Phương – Nhân viên văn phòng
a) Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban tổ chức Hội thi
- Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo qui định của điều lệ;
- Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức hội thi và gửi thông báo đến các giáo viên tham gia
Hội thi;
- Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo
cho hội thi;
- Soạn thảo chương trình hoạt động, nội qui và lịch thi;
- Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả hội thi;
- Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho hội thi, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lí theo
qui định và các nhiệm vụ khác liên quan.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Tổ chức Hội thi
- Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi , ra quyết định thành lập Ban đề thi, Ban thư kí,
Ban giám khảo và các tiểu ban. Các Ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng
Ban Tổ chức.
- Quyết định cơ cấu giải thưởng của Hội thi


- Quyết định tước bỏ quyền dự thi của giáo viên, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm

những qui định trong điều lệ hội thi
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của thư ký:
- Thư kí là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban
giám khảo;
- Giúp Trưởng Ban tổ chức hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp Ban tổ
chức, các văn bản chỉ đạo và triển khai hội thi;
- Tổng hợp kết quả chấm thi và báo cáo Trưởng Ban tổ chức hội thi;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng kí dự thi;
- Viết báo cáo tổng kết hội thi.
- Thư ký phải tuân thủ các quy định về bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Ban đề thi
a) Thành phần:
STT
1
2

Họ và tên
Ông Trần Quang Tứ
Ông Hồ Thành Nhân

Chức vụ
Giám đốc
Phó giám đốc

Nhiệm vụ
Trưởng ban
Thành viên

Ghi chú


b) Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban đề thi
- Ra đề chính thức và dự bị cho phần thi năng lực bao gồm: đề thi, đáp án và biểu điểm chấm.
- Nghiên cứu các văn bản, các tài liệu có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, đường lối
chính sách, định hướng về giáo dục,… để ra đề thi.
- Đề thi phải đảm bảo theo qui định chế độ mật (soạn đề, in ấn, vào bì, niêm phong)
3. Ban giám khảo:
a) Thành phần BGK chấm bài thi năng lực và SKKN
STT
Họ và tên
Chức vụ
1
Ông Trần Quang Tứ
Giám đốc
2
Ông Hồ Thành Nhân Phó giám đốc
3
Ông Bùi Quốc Phong Phó giám đốc
b) Thành phần BGK chấm thi tiết dạy trên lớp:

Nhiệm vụ
Trưởng ban
Thành viên
Thành viên

Ghi chú

Ban tổ chức liên hệ mời giáo viên có kinh nghiệm của Trung tâm, các trường THPT trong
huyện và sẽ thông báo sau.
c) Nhiệm vụ và quyềnhạn của các thành viên BGK
- Đọc và đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,

coi thi, chấm bài thi kiểm tra năng lực theo lịch của Ban tổ chức;
- Dự giờ, trao đổi, nhận xét, đánh giá bài giảng của giáo viên


d) Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng Ban giám khảo
- Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động chấm thi;
- Liên thường xuyên với Trưởng Ban tổ chức hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
VIII. Kinh phí:
Kế toán trường dự toán kinh phí để tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi và quyết toán theo qui
định chế độ chính sách hiện hành.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ TÍNH

Trưởng Ban tổ chức
Phó trưởng ban

Thành viên
Thư kí
Ban ra đề thi
Duyệt đề
Chấm bài thi năng lực
Dự và đánh giá tiết dạy
Nước uống
Văn phòng phẩm
Hỗ trợ GV dự thi làm thiết
bị, đồ dùng dạy học

ĐỊNH MỨC CHI

Người/ngày
Người/ngày
Người/ngày
Người/ngày
Bộ đề (2 đề )
Bộ đề (2 đề )
Bài thi
Người dự
Người
Người dự thi

(ĐỒNG)
120.000đ
90.000đ
60.000đ
60.000đ
360.000đ

60.000đ
12.000đ
180.000đ
6.000đ
10.000đ

Người dự thi

60.000đ

IX. Tổ chức thực hiện:
Ban hành quyết định thành lập các Ban, tiểu ban phục vụ hội thi. Chuẩn bị các phương tiện,
kinh phí phục vụ hội thi.
Ban giám đốc triển khai kế hoạch trong Hội đồng giáo viên. Phối hợp với Công đoàn và Đoàn
thanh niên để tuyên truyền phổ biến trong giáo viên và học viên hưởng ứng tham gia tốt Hội thi.
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT(báo cáo)
- Giám đốc (theo dõi)
- Niêm yết phòng GV(theo dõi, thực hiện)
- Tổ trưởng GDTX (thực hiện)
- Lưu VT.

PHỤ LỤC
UỲ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRUNG TÂM GDNN-GDTX

SỐ 03-KHLT BGĐ-CĐ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ba Tri, ngày 11 tháng 10 năm 2018

KẾ HOẠCH
Tổ chức Tọa đàm về công tác viết sáng kiến
Thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường về nâng cao hiệu quả công tác thi đua của đơn
vị, Ban Giám đốc phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng Kế hoạch liên tịch tổ chức buổi Tọa đàm
với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác viết sáng kiến”, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thi đua trong đơn vị.
- Chia sẽ kinh nghiệm trong công tác viết sáng kiến.
- Động viên, khuyến khích đội ngũ đăng ký thi đua, xây dựng mối đoàn kết nội bộ chung tay
cùng nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức nghiêm túc, hiệu quả, có trọng tâm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền
và các đoàn thể trong nhà trường.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình tham gia.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Chủ đề Tọa đàm: “Nâng cao hiệu quả công tác viết sáng kiến”.
2. Thời gian: 14 giờ 30 phút ngày 17/10/2018 (chiều thứ năm).
3. Địa điểm: Hội trường.
4. Hình thức tổ chức:
Ban tổ chức mời giáo viên có kinh nghiệm chia sẻ và thảo luận các nội dung trọng tâm:
- Mục đích ý nghĩa công tác viết sáng kiến gắn với phong trào thi đua trong đơn vị.
- Lý do chọn đề tài, cách thức thực hiện để mang lại hiệu quả.
- Báo cáo sơ nét về nội dung và các giải pháp cụ thể đã áp dụng.
- Cấu trúc một đề tài, cách đánh giá đề tài theo hướng dẫn.

5. Thành phần tham dự: Khách mời cùng toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên đơn vị.
6. Dự kiến các thành viên báo cáo tại buổi tọa đàm:
- Mời Thầy Ngô Văn Đức - Giáo viên trường THPT Phan Thanh Giản.
- Thầy Bùi Quốc phong - Phó Giám đốc trung tâm.
- Thầy Phan Thanh Cường – Chủ tịch công đoàn trung tâm.


7. Dự kiến phân công, dự trù kinh phí:
* Ban tổ chức:
- Thầy Trần Quang Tứ – Giám đốc – Trưởng ban.
- Thầy Hồ Thành Nhân – Phó giám đốc – Phó trưởng ban.
- Thầy Phan Thanh Cường – Chủ tịch công đoàn trung tâm – Phó trưởng ban.
- Các thành viên: Thầy Bùi Quốc Phong, Cô Nguyễn Thị Thanh Thúy.
* Chủ tọa: Thầy Trần Quang Tứ, Thầy Hồ Thành Nhân, Thầy Phan Thanh Cường.
* Phụ trách chính công tác tổ chức: BCH Công đoàn và BCH Chi đoàn giáo viên.
* Hỗ trợ trang trí, âm thanh và dẫn chương trình:
- Trang trí: Ban Chấp hành đoàn trường.
- Chuẩn bị âm thanh: Thầy Nguyễn Hoàng Phương.
- Dẫn chương trình và chuẩn bị máy chiếu: Thầy Nguyễn Bảo Ngưng.
* Dự trù kinh phí: Mua nước uống phục vụ tọa đàm: 300.000đ. Thuê cắt dán khung chữ:
150.000đ. Tổng kinh phí: 450.000đ (Bốn trăm năm mươi ngàn đồng).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn để tham
khảo về hình thức tổ chức, mời Thầy Ngô Văn Đức giáo viên Trường THPT Phan Thanh Giản báo
cáo và thông báo kế hoạch tổ chức trước hội đồng sư phạm nhà trường.
- Ban Chấp hành Công đoàn vận động công đoàn viên chuẩn bị, tham gia báo cáo đầy đủ các
nội dung theo yêu cầu buổi tọa đàm và chịu trách nhiệm về kinh phí tổ chức.
- Chi ủy, Ban Giám đốc chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tham gia và có nhiều
ý kiến trao đổi, đóng góp, chia sẽ để buổi tọa đàm thành công theo kế hoạch đề ra.
Nơi nhận:

- Chi ủy, Ban Giám đốc;
- BCH Công đoàn CS (để phối hợp thực hiện);
- Lưu: VT.

T/M BCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
CHỦ TỊCH

TM. BAN GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Phan Thanh Cường

Hồ Thành Nhân

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ CƯƠNG
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC VIẾT SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Phải bao trùm nội dung sáng kiến, rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa của sáng kiến.


2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Ví dụ các lĩnh vực môn Toán, Lý, Hóa… Quản lý, Công đoàn, Đoàn – Hội….
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Người viết có thể tóm tắt cách thực hiện đề tài bằng cách trả lời 02 câu hỏi cơ bản: Tôi
làm gì? Cách thức tôi làm như thế nào? để Hội đồng đánh giá sáng kiến có thể nắm được nội
dung của bản mô tả đề tài.
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Nói rõ thực trạng vấn đề có ưu và nhược điểm gì cần vận dụng và cải tiến.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Thực hiện hai yêu cầu:

- Yêu cầu 1: Mục đích giải pháp: Giải quyết vấn đề gì nhằm mang lại hiệu quả?.
- Yêu cầu 2: Nội dung giải pháp: Biện pháp thực hiện gồm các bước nào? Thực hiện cụ
thể ra sao?.
- Lưu ý: Giải pháp phải gắn với thực trạng, đảm bảo tính logic, tính khoa học và phù
hợp với Chủ trương đổi mới hiện nay.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Căn cứ kết quả đã áp dụng thì nhận xét về những mặt đạt được khi áp dụng sáng kiến
về kết quả dạy học, kết quả công tác…làm cơ sở áp dụng cho thời gian tới.
- Tính mới phải thể hiện rõ để mang lại hiệu quả cao hơn so giải pháp hiện tại.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
- Nêu rõ kết quả, so sánh, nhận xét kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến về phía giáo
viên, học sinh, công tác quản lý, yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Hiệu quả gồm định lượng và định tính nhưng chủ yếu là định lượng, hiệu quả có thể
đo lường được sẽ mang tính thuyết phục hơn.
3.5. Tài liệu đính kèm: video clip, hình ảnh, phụ lục, phiếu điều tra…
* Một số vấn đề khác cần lưu ý trong quá trình viết sáng kiến:
- Đây là bản mô tả nên phải viết hết sức cô động, dễ hiểu và đúng mẫu hướng dẫn.


- Tên sáng kiến, thực trạng vấn đề và giải pháp phải gắn liền và mang tính logic.
- Sáng kiến phải đảm bảo tính mới, tính khoa học và thực tiễn, phù hợp chủ trương,
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Người viết cần tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm tổ tư vấn.
- Nên in ra đọc lại càng nhiều lần càng tốt.
- Font chữ, kích cở chữ, hình thức trình bày theo mẫu quy định.



×