Tải bản đầy đủ (.doc) (407 trang)

Chứng minh trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 407 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRÚC THIỆN

CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THỊ MINH SƠN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Trúc Thiện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................7


1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước...................................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước..................................................................... 10
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.........................20
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG MINHTRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ......................................................................................................25
2.1 Cơ sở phương pháp luận của chứng minh trong tố tụng hình sự..........................26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích và ý nghĩa chứng minh trong tố tụng hình sự... 30
2.3. Đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong tố tụng hình sự................44
2.4. Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự....................................................... 55
2.5. Chứng minh trong các mô hình tố tụng và một số nước trên thế giới.................66
Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG MINH TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI........76
3.1. Quy định của pháp luật về chứng minh trong tố tụng hình sự............................. 76
3.2. Thực tiễn chứng minh trong tố tụng hình sự tại tỉnh Đồng Nai........................... 95
Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ..................................................119
4.1. Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh trong tố tụng hình
sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai…………………………………………………........119
4.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về chứng
minh trong tố tụng hình sự....................................................................................... 124
4.3. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về chứng minh trong tố tụng hình
sự 139
KẾT LUẬN............................................................................................................ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự


BLHS

Bộ luật hình sự

CMTTTHS:

Chứng minh trong tố tụng hình sự

CQTHTT:

Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX:

Hội đồng xét xử

THTT:

Tiến hành tố tụng

TTHS:

Tố tụng hình sự


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề
tài


1


Chứng minh trong tố tụng hình sự là một trong những vấn đề lý luận
quan trọng, cơ bản của tố tụng hình sự. Mặc dù đã có nhiều cách tiếp cận khác
nhau về chứng minh trong tố tụng hình sự nhưng phần lớn là nghiên cứu về đối
tượng chứng minh trong tố tụng hình sự, quá trình chứng minh trong vụ án
hình sự, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự, quá trình chứng minh trong
giai đoạn điều tra vụ án hình sự… Tuy nhiên, để giải quyết vụ án hình sự các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải chứng minh làm rõ được sự
thật của vụ án. Vì không thể làm sáng tỏ tất cả mọi khía cạnh của vụ án hình sự
mà chỉ có thể và chỉ cần làm rõ những tình tiết có ý nghĩa pháp lý, những vấn đề
cần thiết mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Muốn làm sáng tỏ những vấn đề
cần phải chứng minh trong vụ án hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải
xác định được những chứng cứ cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.
Xét về trình tự tố tụng chứng minh là phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh
giá và sử dụng chứng cứ trên cơ sở đó mới xác định được sự thật của vụ án. Do
vậy, cần nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về nguyên tắc xác định sự thật của
vụ án, trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có cách nhìn và
thái độ làm việc khách quan, toàn diện trong việc tìm kiếm, đánh giá chứng cứ.
Nhận thức đúng đắn lý luận về chứng cứ bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng căn cứ vào điều kiện cụ thể của vụ án để có quyết định chính
xác trong những tình huống giữa có tội và không có tội, áp dụng trách nhiệm
hình sự hay miễn trách nhiệm hình sự. Để bảo đảm pháp chế và công lý, đòi hỏi
người áp dụng pháp luật phải có kiến thức pháp luật và hiểu biết đầy đủ, khách
quan, toàn diện về các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, đảm bảo
cho việc chứng minh tội phạm được khách quan, toàn diện, chính xác, đúng
pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định chứng minh và chứng
cứ thành một chương riêng, theo đó được quy định tại chương VI của Bộ luật.

Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay tình hình tội phạm rất phức tạp, phương thức và thủ
đoạn gây án rất tinh vi, quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải
quyết chưa triệt để, làm cho việc xác định sự thật khách quan vụ án còn có nhiều
sai sót, dẫn đến việc
2


điều tra, truy tố, xét xử không đúng người, đúng tội dẫn đếnnhiều trường hợp làm
oan người vô tôi, bỏ lọt tội phạm.
Như vậy, xét từ góc độ quy định pháp luật, việc nghiên cứu chứng minh
trong tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng là bảo đảm tốt hơn về quyền
con người, bảo vệ bên bị yếu thế và góp phần quan trọng trong công cuộc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và cải cách tư pháp nói
riêng.
Xét từ góc độ thực tiễn, việc thực hiện chứng minh trong tố tụng hình sự còn
có những bất cập xuất phát từ việc chưa quy định cụ thể, rõ ràng giữa các chức năng
buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử dẫn đến tình trạng chồng chéo
nhau, làm cho các chủ thể thực hiện chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, có sự đùn
đẩy, né tránh trách nhiệm. Ngoài ra một nhân tố cũng không kém phần quan
trọng đó là trình độ chuyên môn của các chủ thể thực hiện các hoạt động chứng
minh ngày càng được nâng cao, nhưng thực tiễn trong những năm gần đây chất
lượng giải quyết các vụ án hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Nguyên
nhân dẫn đến thực trạng này bao gồm cả nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
thực hiện chứng minh trong tố tụng hình sự và nguyên nhân khách quan từ chính
các quy định của pháp luật hình sự.
Đồng Nai là một trong những tỉnh có số lượng án nhiều chỉ đứng sau Tp. Hồ
Chí Minh và Tp.Hà Nội vì tập trung nhiều khu công nghiệp, số lượng dân di cư lớn,

tình hình an ninh trật tự cũng có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm
hình sự xảy ra với tính chất, mức độ nguy hiểm cho cho xã hội ngày càng gia
tăng.Việc tiếp tục nghiên cứu chứng minh trong tố tụng hình sự là một nội dung
hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần bảo
vệ quyền con người, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm trong giai đoạn
hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Chứng minh trong tố tụng hình sự
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận, những quy định của pháp
luật liên quan đến chứng minh trong tố tụng hình sự cùng với sự tổng kết thực
trạng hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố
3


tụng tại tỉnh Đồng Nai, luận án đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật tố tụng hình sự và các giải pháp khác nhằm bảo đảm và nâng cao
hơn nữa chất lượng chứng minh trong vụ án hình sự.

4


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ đặt ra đối với luận án như sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam về
những vấn đề liên quan đến chứng minh trong tố tụng hình sự, chỉ ra những điểm
đã thống nhất, những điểm còn tranh luận chưa được giải quyết thấu đáo và
những điểm luận án tập trung giải quyết.
- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về chứng minh trong tố tụng hình
sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nội dung... của chứng minh trong tố tụng hình

sự.
- Phân tích và làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua
các thời kỳ, chỉ ra những bất cập và thiếu sót trong quy định của pháp luật tố
tụng hình sự hiện hành của Việt Nam.
- Nghiên cứu, tìm hiểu quy định trong pháp luật tố tụng hình sự của một
số nước trên thế giới về chứng minh trong tố tụng hình sự, chỉ ra sự tương đồng,
khác biệt và kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Đánh giáthực trạng chứng minh trong tố tụng hình sự khi giải quyết vụ án
hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những vướng mắc trong thực tiễn chứng minh vụ án hình sự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về chứng minh
trong tố tụng hình sự, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về
chứng minh trong tố tụng hình sự, có tham khảo luật tố tụng hình sự của nước
ngoài và thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về
chứng minh trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian và thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn chứng
minh trong các giai giai đoạn tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
tiến hành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2008 đến năm tháng 6
năm 2019.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu chứng minh trong tố tụng hình sự theo phương pháp
5


liên ngành khoa học xã hội và đa ngành, liên ngành luật học. Trong luận án, tác giả
chú trọng sử dụng phương pháp luận nghiên cứu sau:


6


- Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như các quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng
Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trong tố tụng hình sự.
-Luận án được hoàn thành dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng để luận giải quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự,
từ việc thu thập, kiểm tra cho đến đánh giá chứng cứ. Với triết lý nhận thức là
một quá trình vận động và phát triển không ngừng từ không biết cho đến
biết, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ nông đến sâu để nắm được quy luật
của sự vật và hiện tượng. Vấn đề này hoàn toàn phù hợp với việc chứng minh
trong tố tụng hình sự.
- Luận án sử dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu lý luận
luật hình sự, luật tố tụng hình sự làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá luật thực
định về hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự.
- Với lý luận về dấu vết trong khoa học điều tra tội phạm, đây là cơ chế hình
thành chứng cứ trong vụ án hình sự mà các chủ thể có thẩm quyền cần phải
nghiên cứu để có thể thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khái quát, tổng hợp được sử dụng trong phần tổng quan
tình hình nghiên cứu liên quan đến hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự
nhằm hệ thống hóa các công trình khoa học đã được công bố và phân loại theo
nhóm công trình liên quan đến nội dung luận án.
- Phương pháp phân tích được sử dụng trong hầu hết các nội dung
được nghiên cứu trong luận án nhằm luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,
làm rõ quy định của pháp luật và từ đó đưa ra nhận xét, đánh gía mang tính kết

luận đối với từng vấn đề hoặc từng nhóm vấn đề.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc nghiên cứuquá trình
phát triển của những quy định về hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự với
sự thể hiện gắn kết và nối tiếp về thời gian nhằm đưa ra những minh chứng cho
giá trị của nó và việc kế thừa những quy định về hoạt động chứng minh trong tố
tụng hình sự.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra đặc điểm của hoạt
7


động chứng minh trong tố tụng hình sự so với tố tụng phi hình sự, tìm ra sự
tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
với một số nước trên thế giới và tiếp thu kinh nghiệm đối với Việt Nam.

8


- Phương pháp thống kê được sử dụng để đánh giá thực tiễn thực hiện
quy định của pháp luật về chứng minh trong tố tụng hình sự làm cơ sở cho việc
chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của
nó.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu trong từng chương mục của
đề tài, luận án chú trọng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Vì vậy, để
đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả kết hợp chặt chẽ các phương pháp
trong quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung luận án, đồng thời cũng xác
định phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu từng nội dung trong từng
chương, mục của luận án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận chung, những quy
định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành và thực trạng chứng minh
trong tố tụng hình sự.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Đề tài là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về
chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam mà cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
và gắn với thời gian cụ thể từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2019. Điểm mới của
luận án được thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:
- Về phương pháp tiếp cận:Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đa
ngành, liên ngành luật học, đặc biệt là các phương pháp triết học pháp luật,
phương pháp duy vật biện chứng, luận án đã phân tích rõ khái niệm chứng
minh, trách nhiệm chứng minh, chủ thể chứng minh và đối tượng chứng minh
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai từ năm
2008 đến tháng 6 năm 2019 và tổng kết những kinh nghiệm chứng minh của các
cơ quan tư pháp hình sự tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời chỉ ra những mặt tích cực
và hạn chế từ việc áp dụng các quy định pháp luật Tố tụng hình sự, đặc biệt là các
quy định mới của BLTTHS năm 2015 vào thực tiễn chứng minh của các cơ quan
điều tra, truy tố, xét xử tại tỉnh Đồng Nai. Qua đó làm cơ sở cho việc đưa ra các
kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong tố tụng hình sự Việt
Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.
- Về quan điểm tiếp cận:Với quan điểm tiếp cận tổng thể, toàn diện và
đa chiều về chứng minh trong tố tụng hình sự giữa quy định của pháp luật hiện
hành và thực tiễn chứng minh trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
nghiên cứu trách nhiệm chứng minh và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành
9


tố tụng trong chứng minh tội phạm. Luận án làm sáng tỏ quy định trách nhiệm
chứng minh cũng như đối tượng chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong tố
tụng hình sự, đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tránh oan sai.

1
0



- Về tính tổng quát của luận án:Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu
về chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam, trên cơ sở phương pháp nghiên
cứu và cách tiếp cận, đặc biệt là trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng hình sự
và qua nghiên cứu thực tiễn để làm sáng tỏ, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chứng
minh trong tố tụng hình sự, qua đó phát hiện ra những nguyên nhân hạn chế, bất
cập trong thực tiễn áp dụng. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và
hoàn thiện về mặt lý luận mà trước hết là lý luận về chứng minh trong tố tụng hình
sự.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống
về chứng minh trong tố tụng hình sự ở nước ta. Kết quả nghiên cứu của luận án
góp phần xây dựng và phát triển hoàn thiện hơn lý luận về chứng minh trong
trong tố tụng hình sự ở nước ta. Luận án đưa ra được các luận cứ khoa học về nội
dung, các bước và các giải pháp về chứng minh trong tố tụng hình sự.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu
của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật và có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn đối với chính các cơ quan tiến hành tố tụng và cũng
là tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng và sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ luật
tố tụng hình sự và các văn bản dưới luật góp phần làm phong phú và hoàn
thiện hơn lý luận chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả
trong công cuộc cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt động đấu tranh phòng, chống
tội phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án được chia thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về chứng minh trong tố tụng hình sự.
Chương 3: Quy định của pháp luật về chứng minh trong tố tụng hình sự và
thực tiễn thực hiện tại tỉnh Đồng Nai.

Chương 4: Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng chứng minh trong
tố tụng hình sự
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
1
1


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Khoa học luật tố tụng hình sự của pháp luật hình sự quốc tế và Luật tố
tụng hình sự của nước ngoài luôn đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng và
các chủ thể tố tụng giải quyết vụ án một cách đúng đắn, tránh bỏ lọt tội, tránh
oan sai. Cụ thể, có thể kể đến các công trình sau:
A. Ia vu-sin-xky (1950), Teopия судебныx доказательств b советском
праве. Nhà xuất bản Matxcơva, Lý luận về chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô
Viết, (Bản dịch của Phòng tuyên truyền Tập san Tòa án nhân dân tối cao (1967).
Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra khái niêm chứng cứ hình thức, nội dung và ý
nghĩa lịch sử của chứng cứ hình thức; Những đặc điểm của hệ thống chứng cứ
nước Anh, chủ nghĩa hình thức của hệ thống chứng cứ hình thức nước Anh,
những quy tắc cơ bản của hệ thống chứng cứ nước Anh. Trên cơ sở đó, tác giả cho
rằng: Thẩm phán phải được tự do đánh giá chứng cứ và không bị ràng buộc bởi
những quy tắc hình thức hoặc những điều kiện hình thức. Chỉ có hệ thống
chứng cứ nào lấy nguyên tắc ấy làm điểm xuất phát thì mới có thể được coi là
một hệ thống xứng đáng với sự nghiệp vĩ đại của việc thực hiện chức năng xét
xử. Luật chứng cứ Xô Viết dựa trên nguyên tắc ấy. Nó tuân theo những yêu cầu
của pháp chế XHCN và chức năng xét xử XHCN [120, tr. 204]. Phương pháp biện
chứng Mác – Xít trong luật chứng cứ Xô Viết là sự nghiên cứu toàn bộ tình hình
cụ thể của sự biến và sự phát triển của sự biến [120,tr.343]. Pháp luật Xô Viết bác

bỏ phương pháp pháp lý hình thức là một phương pháp không khoa học và có
hại, là một phương pháp làm trở ngại hoặc hoàn toàn mất khả năng xác định sự
thật trong tố tụng, sự thật ấy là mục đích cơ bản của toàn bộ trình tự tố tụng
[120, tr351]. Sẽ là sai lầm, nếu quy quá trình chứng minh về tố tụng thành quá
trình tư duy logic hình thức thông thường. Ngoài ra, tác giả còn phân tích trách
nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự cũng như phân loại chứng cứ và nguồn
chứng cứ.
Báo cáo nghiên cứu của PhápJean-Philippe Rivaud (2011), Hệ thống tư pháp
hình sự của Pháp, Paris. Trong bài viết của mình, tác giả có bàn về vấn đề thu thập
1
2


chứng cứ. Theo đó, trước khi mở phiên tòa, chứng cứ cần thiết phải được
Thẩm phán điều tra (người có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn cảnh sát) hoặc do
Công tố

1
3


viên chỉ đạo lực lượng cảnh sát thu thập đầy đủ.Người bị hại cũng có quyền thu
thập chứng cứ và đề nghị Thẩm phán điều tra hoặc Công tố viên truy tố vụ án.
Trong quá trình điều tra, bị can và nguyên đơn có quyền đề nghị Thẩm phán
điều tra những điểm mà họ thấy cần thiết, Thẩm phán phải đáp ứng đề nghị đó,
nếu Thẩm phán từ chối bị can hoặc nguyên đơn có quyền khiếu nại tới bộ phận
phụ trách phúc thẩm của các Thẩm phán điều tra.Cũng cần phải khẳng định tầm
quan trọng của các chứng cứ khoa học hình sự do các chuyên gia đã được cơ
quan công tố hoặc Thẩm phán điều tra, Tòa án mời giám định.
Trong tố tụng hình sự Pháp, trách nhiệm chứng minh sự thật hoàn toàn

thuộc về cơ quan công tố. Nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng, bị cáo không
bị coi là có tội cho đến khi Tòa có đủ chứng cứ để tuyên người đó có tội.
Theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật tố tụng hình sự, mọi hình thức chứng
cứ đều được Tòa án chấp nhận, trong đó những hình thức chứng cứ được pháp luật
công nhận bao gồm: Các tài liệu (biên bản ghi lời khai, văn bản có công chứng, tài
liệu công khai…); Chứng cứ bằng lời nói của nhân chứng hoặc lời khai của bị
can, bị cáo; Những chứng cứ có thực: các đồ vật được mang ra trước phiên tòa;
Các chứng cứ mang tính khoa học do cơ quan khoa học hình sự hoặc chuyên gia
giám định xác nhận.
Trong tố tụng hình sự Pháp không có sự phân loại chứng cứ rõ ràng. Tố tụng
hình sự Pháp không bám chặt vào khái niệm “chứng cứ cuối cùng”. Tòa phải xem
xét mọi chứng cứ bao gồm các chứng cứ mang tính tình huống để có thể có cơ
sở vững chắc khi đưa ra phán quyết của mình.
Giai đoạn tiền xét xử kết thúc khi hồ sơ vụ án đã hoàn thiện và có đủ
chứng cứ để truy tố vụ án ra tòa. Nếu không vụ án sẽ bị hủy bởi Công tố viên
hoặc Thẩm phán điều tra. (“ordonnancedenon-lieu”).
Sách “Criminal proceduce-law and practice” của tác giả Rolando V.del
carmen Trường Đại học bang Sam Houston, được in tại Printed in the United states
of American. Sách có 15 chương, nội dung chủ yếu quy định các quyền của người
bị buộc tội, các nguyên tắc cơ bản theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ, tổng
quan về quá trình tư pháp hình sự và quy định các quyền cơ bản của bị cáo [126].
Sách: ‘‘Luật chứng cứ hình sự năm 1989 của Anh’’, bị cáo là nhân chứng
8


của bên bào chữa, theo lý luận chứng cứ Anh có ý đồ chỉ giải đáp những vấn đề
sau: Những sự việc như thế nào có thể chứng minh được (thema probanda,
what facts may anh what may not be proved in such cases). Những chứng cứ nào
có thể dùng


9


để chứng minh (what sort of evindence must be given of a fact which may be
proved). Ai phải đề xuất chứng cứ hoặc ai phải chịu trách nhiệm chứng minh (by
whom anh in what manner the evidence must be produced, by which any fact í to
be proved) [127].
Luật hình sự Anh có một nguyên tắc rất nổi tiếng là bị cáo được giả thuyết là
vô tội và bên công tố có trách nhiệm xóa hết mọi nghi ngờ để chứng minh bị cáo có
tội, cơ quan công tố phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh tội của bị cáo. Trong suốt
trang sử của pháp luật hình sự Anh có một sợi chỉ vàng xuyên suốt đó là trách
nhiệm chứng minh có tội thuộc về cơ quan công tố, trừ trường hợp bị cáo trong
tình trạng tâm thần hoặc pháp luật có quy định khác
Tài liệu lịch sử Luật hình sự của Anh của Fitzjame Stephen đã lập luận: ‘‘xã
hội ….là mạnh hơn cá nhân rất nhiều và có khả năng gây cho cá nhân nhiều thiệt
hại hơn là cá nhân có thể gây ra cho xã hội, vì vậy cần có sự khoan dung đối với cá
nhân’’[128,tr.354], thông qua việc giảm thiểu nguy cơ kết tội nhầm, trách nhiệm
chứng minh của cơ quan công tố sẽ củng cố tính hợp pháp của hệ thống tư
pháp hình sự; nếu tính đến sự bất cân bằng về nguồn lực và kinh phí giữa một bên
là nhà nước và một bên là cá nhân thì bất cứ ai có chút đạo lý công bằng nào
cũng thấy rằng cần phải cân đối lại cán cân này để mỗi cá thể khỏi thiệt thòi.
Trách nhiệm chứng minh còn thể hiện tính nghiêm túc của các bản án hình sự, do
đó tăng thêm tính đạo đức, thậm chí là tăng cường hiệu lực răn đe.
Tài liệu nghiên cứu về mô hình tố tụng hình sự của Hoa Kỳ của Richard S.
Shine và Ở Mỹ có thủ tục cảnh báo Miranda: Người bị buộc tội không có trách
nhiệm chứng minh sự vô tội của mình. Trách nhiệm chứng minh phải thuộc về và
chỉ thuộc về cơ quan buộc tội, người buộc tội. Bản án phải dựa trên các chứng cứ
đã được xem xét tại phiên tòa, không một chứng cứ nào có giá trị tiên quyết,
không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng và những
người tham gia tố tụng khác nêu ra nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình

tiết đó. Chính vì vậy, mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ ưu tiên kiểm soát tội phạm
đồng thời duy trì một quy trình thủ tục công bằng [131].
Tài liệu nghiên cứu mô hình tố tụng hình sự của Nhật Bản của Giáo sư
Byung-Sun Cho: Theo mô hình tố tụng hình sự Nhật Bản thì quyền thu thập và đưa
9


ra chứng cứ thì nếu có điều kiện cần phải chứng minh, Tòa án phải chủ động thu
thập chứng cứ nếu cần thiết. Toàn bộ việc xét xử vụ án dựa vào câu hỏi trách
nhiệm

1
0


đưa ra chứng cứ thuộc về ai (Beweislast), khi vẫn còn nghi vấn thì phải tha bổng
cho bị cáo đó là ý nghĩa của câu cách ngôn pháp lý ‘‘in dubio proreo’’, người bị
tình nghi phạm tội phải được hưởng các cơ hội giống hệt với các cơ quan điều
tra, đây gọi là nguyên tắc đối tụng công bằng (equality of arms) [132].
Tài liệu dự thảo báo cáo Nghiên cứu về Mô hình tố tụng hình sự ITALIA của
tác giả Marco Fabria ngày 10/8/2011 đã đề cập đến địa vị tố tụng của người bị
tình nghi, bị can, bị cáo và người bào chữa trong tố tụng hình sự. Theo đó người
bị tình nghi có quyền được suy đoán vô tôi cho đến khi chính thức kết án [140].
Tài liệu báo cáo nghiên cứu về mô hình tố tụng hình sự Hàn Quốc của Giáo
sư Byung-Sun Cho: Phương pháp tìm kiếm sự thật thì kết quả việc thu thập và trình
bày chứng cứ về cơ bản là thuộc trách nhiệm của các bên.
Các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tham khảo hữu ích giúp
cho nghiên cứu sinh đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chứng minh
trong tố tụng hình sựViệt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Chứng minh trong tố tụng hình sự đã được đề cập nhiều trong những năm
gần đây vànhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp thì chứng minh trong tố tụng
hình sự được xem như là một nhiệm vụ trọng tâm, luôn nhận được sự quan tâm
của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học trên nhiều phương diện khác nhau về mặt
lý luận cũng như thực tiễn. Chứng minh trong tố tụng hình sự là một đề tài phức
tạp cả về mặt lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu làm rõ, nhưng cho đến nay
tài liệu nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít, các tác giả khi nghiên cứu chỉ đề cập ở
một khía cạnh phạm vichứng minh hay quá trình chứng minh của một cơ quan tiến
hành tố tụng.
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận chứng minh
trong tố tụng hình sự Việt Nam
GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011) quyền con người, NXB khoa học xã
hội, Hà Nội. Về nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ
quyền con người của tất cả những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, tố tụng
hình sự trước hết phải hướng vào bảo đảm và bảo vệ công dân khỏi việc truy
cứu trách nhiệm hình sự không có cơ sở pháp luật, bảo đảm loại và mức hình
10


phạt áp dụng đối với họ là hợp lý, hợp pháp, phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và các điều kiện khác mà pháp luật
quy định. Nói cách khác bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là bảo vệ
quyền con người của

11


người bị buộc tội(người bị tạm giữ, bị can, bị cáo). Đồng thời, tố tụng hình sự còn
phải hướng vào bảo vệ quyền con người của người bị hại.[96.tr. 215]
GS.TS. Đỗ Ngọc Quang ‘‘Chứng minh và chứng cứ’’ sách những nội dung

mới trong BLTTHS năm 2015 –NXB chính trị quốc gia-sự thật Hà Nội -2016.
Chứng minh, chứng cứ trong tố tụng hình sự là một trong những chế định
quan trọng xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng kể từ khi khởi tố, điều tra đến
truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với bất kỳ vụ án hình sự nào, vấn đề đầu tiên
đặt ra cho các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định được những
vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự để từ đó có hướng thu thập
chứng cứ.[45]
GS.TSKH Đào Trí Úc ‘‘Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
Việt Nam theo BLTTHS năm 2015, sách những nội dung mới trong BLTTHS năm
2015 – NXB chính trị quốc gia-sự thật Hà Nội -2016. Tác giả đã nêu lên vị trí, vai trò
của các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, phân tích những điểm mới, nội
dung và ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS năm 2015. .[92]
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Thông tin khoa học xã hội (1981),
Những vấn đề lý luận về luật Hình sự, Tố tụng hình sự và tội phạm học, Hà Nội.
Ngoài việc nghiên cứu lý luận về chứng cứ trong tố tụng hình sự Xô Viết, một số
tác giả còn đề cập đến cơ sở phương pháp luận của quá trình chứng minh trong
tố tụng hình sự, đối tượng chứng minh, giới hạn chứng minh cũng như một số
phương pháp phân tích và đánh giá chứng cứ.[93]
Trần Quang Tiệp (2011), Chế định chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngoài việc đưa ra khái niệm chứng cứ và
sự phân loại chứng cứ trong TTHS, tác giả cũng phân tích quá trình chứng minh
trong tố tụng hình sự. Theo đó, quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự phải
trải qua những bước nhất định. Đó là, phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ. Các bước của quá trình chứng minh có mối liên hệ biện chứng với
nhau, bước này tạo điều kiện cho việc thực hiện bước sau được thuận lợi và
ngược lại, việc thực hiện không tốt thì dù chỉ một bước sẽ ảnh hưởng xấu tới các
bước còn lại và toàn bộ quá trình chứng minh.[66].
Quá trình chứng minh có các đặc điểm chung của quá trình nhận thức,
11



nhưng do phải chịu sự điều chỉnh của LTTHS, nên nó có những đặc điểm riêng như
bị hạn chế về thời gian do pháp luật TTHS quy định. Trong quá trình chứng
minh các CQTHTT phải ra những quyết định tố tụng nhất định để tạo điều kiện cho
phát hiện,

12


×