Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

4 khoa luan hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.94 KB, 68 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý
PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Những vấn đề chung về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí
* Khái niệm chi phí: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh
tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản
hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản
phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”(Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung, ban
hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của BTC)
* Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các
hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà đơn vị bỏ ra để tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất là những
phí tổn về các tài sản và nguồn lực gắn với mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị. Các chi phí này cần phải được tài trợ bởi vốn kinh doanh và được bù đắp
thông qua thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
* Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu (theo yếu tố chi phí): chi phí sản
xuất bao gồm: chi phí vật liệu, nguyên nhiên liệu, chi phí tiền lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác.
* Phân loại theo khoản mục giá thành (theo công dụng kinh tế): Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Ngoài 2 cách phân loại này, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một
số tiêu thức khác:
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp


- Chi phí bất biến và chi phí khả biến
- Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước
- Chi phí năm trước và chi phí năm nay…
1.1.2. Giá thành sản phẩm
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
* Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch
vụ hoàn thành nhất định.
* Bản chất giá thành sản phẩm: Là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật
chất vào giá trị của sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự chuyển dịch này
thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thi trường, giá
thành sản phẩm bao gồm các khoản hao phí thực tế cần được bù đắp bất kể nó thuộc
bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. Hạch toán giá thành là tính toán, xác
định sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí tham gia vào khối lượng sản phẩm
hoàn thành và tiêu thụ nhằm mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản
phẩm.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
* Phân theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành: Bao gồm giá thành
định mức, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế. Cách phân loại này có tác dựng trong
việc quản lý và giám sát chi phí; xác định nguyên nhân hụt-vượt định mức chi phí
trong kỳ hạch toán.

* Phân theo phạm vi phát sinh chi phí: Có giá thành công xưởng (giá thành
sản xuất), giá thành toàn bộ(giá thành đầy đủ,giá thành tiêu thụ)
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN
Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi, lỗ của từng mặt
hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có cùng bản chất là hao phí lao động
sống và lao động vật hóa nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn.
- CPSX chỉ tính những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định, không tính
đến những chi phí có liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa. Giá thành sản
phẩm là một số CPSX liên quan đến khối lượng sản phấm, dịch vụ hoàn thành.
- Chi phí sản xuất chỉ tính cho một kỳ, giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí
của kỳ trước chuyển sang.
- Chi phí sản xuất cấu thành nên sản phẩm nhưng không phải tất cả các chi phí
phát sinh đều tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

- CPSX và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu
kỳ và cuối kỳ. Cụ thể: CPSX bao gồm toàn bộ CPSX sp hoàn thành và còn dở dang.
Giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá thành
sản phẩm = =


Giá trị spdd
Tổng CP PS
Giá trị spdd
đầu kỳ + +
trong kỳ - cuối kỳ -

1.3 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp kiểm kê
đánh giá sản phẩm dở dang
1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn tập hợp trước để tính chi phí
sản xuất, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi chi
phí phát sinh và nơi chịu chi phí làm căn cứ để tính giá thành.
Để xác định chi phí sản xuất người ta thường căn cứ vào:
- Tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là sản xuất giản đơn hay phức
tạp, quá trình chế biến liên tục hay quá trình chế biến song song.
+ Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình công nghệ.
+ Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất có thể là bộ phận, chi phí sản phẩm, quy trình công nghệ hay phân xưởng sản
xuất.
- Căn cứ vào loại hình sản xuất là sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt thì đối
tượng hạch toán chi phí có thể là đơn đặt hàng, hoặc sản phẩm, nhóm chi tiết sản
phẩm, bộ phận sản phẩm, giai đoạn sản xuất…
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp thì đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất có thể là phân xưởng, các công đoạn sản xuất.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là
các phân xưởng nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất thành các phân xưởng.
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp kế toán chi phí là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng
đối tượng tập hợp chi phí. Tâph hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quy trình kế

toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

Những CPSX phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu CPSX như
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
Những CPSX liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX thường được tập hợp
chung cho nhiều đối tượng và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí.

Đơn giá phân bổ chi phí

Mức phân bổ chi phí cho =
đối tượng i

=

∑CPSX phát sinh trong kỳ
∑ tiêu thức phân bổ

Đơn giá phân bổ chi x
phí

Tiêu thức phân bổ

của đối tượng i

1.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
1.3.3.1. Khái niệm
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình
sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài
quy trình chế biến nhưng vẫn còn gia công, chế biến tiếp thì mới thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ sản xuất liên
tục xen kẽ nhau nên ở thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có sản phẩm
đang sản xuất dở dang và những sản phẩm dở dang này bao gồm:
- Chi tiết, bộ phận gia công chế biến trên dây chuyền sản xuất hay tại vị trí sản
xuất
- Những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ
tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm.
- Để biết được sản phẩm dở dang phải tiến hành kiểm kê và tính giá, nguyên tắc
của kiểm kê là phải tiến hành đồng thời, tránh trùng lắp, tránh bỏ sót.
1.3.3.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá SPDD cuối kỳ là một công việc cần hoàn thành trước khi tính giá
thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể về tính chất sản xuất, quy trình công
nghệ, tính chất cấu thành chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp cần áp
dụng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp( NVL chính)

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 4


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Th.S: Đoàn Đức Quý

- Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương
- Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tiêu chuẩn tương đương
- Phương pháp đánh giá theo giá thành định mức (hoặc kế hoạch) tương đương
Căn cứ vào điều kiện thực tế trong quá trình sản xuất sản phẩm, kế toán Công
ty TNHH một thành viên Đông Trường Sơn đã chọn phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. Vì vậy, khóa
luận chỉ đi vào trình bày một trong các phương pháp trên:
* Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương
Yêu cầu của phương pháp này là phải ước lượng mức độ hoàn thành của sản phẩm dở
dang ở từng công đoạn chế biến do bộ phận kỹ thuật để quy đổi thành sản phẩm hoàn
thành tương đương. . Giá trị SPDD bao gồm cả giá trị của NVL chính và chi phí chế
biến.
Công thức:
Xác định sản phẩm dở dang như sau:
 Giá trị NVL chính nằm trong SPDD
- Nếu chi phí NVL chính phát sinh một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất:
Giá trị NVL chính nằm
Chi phí NVL chính
trong SPDD đầu kỳ
+ phát sinh trong kỳ
Giá tri NVL chính =
x Số lượng
nằm trong SPDD
Số lượng SPHT
+ Số lượng SPDD
SPDD
- Nếu chi phí NVL chính phát sinh một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất:
Giá trị NVL chính nằm

Chi phí NVL chính
trong SPDD đầu kỳ
+ phát sinh trong kỳ
Giá tri NVL chính =
x Số lượng
nằm trong SPDD
Số lượng SPHT
+ Số lượng SPDD
SPDD quy
quy đổi ra SPHT
đổi ra SPHT
 Chi phí chế biến nằm trong SPDD
Chi phí chế biến nằm
trong SPDD đầu kỳ +

Chi phí chế
biến nằm =
trong SPDD Số lượng SPHT

Chi phí chế biến
phát sinh trong kỳ
Số lượng SPDD quy
đổi ra SPHT

Số lượng
x SPDD quyđổi
ra SPHT

Tổng cộng lại ta sẽ được chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền


Trang 5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

1.4 Đối tượng, phương pháp tính giá thành và kỳ tính giá thành
1.4.1 Đối tượng tính giá thành
Việc xác định đối tượng tính giá thàng cũng phải căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ
chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm… Trong các
doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có
thể là:
- Từng sản phẩm công việc, đơn đặt hàng hoàn thành
- Từng loại sản phẩm hòan thành, chi tiết, bộ phận sản phẩm
- Từng công trình, hạng mục công trình
Căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất…mà xác định đối
tượng tính giá thành, đơn vị tính giá thành để cung cấp số liệu tính giá thành sản phẩm
một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
1.4.2 Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là một hoặc hệ thống các phương pháp, kỹ thuật được
sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo từng khoản mục
CPSX đã xác định cho từng đối tượng tính giá thành.
Có các phương pháp tính giá thành phổ biến sau:
* Phương pháp giản đơn: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp
thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng và chu kỳ sản
xuất ngắn. Giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách lấy trực
tiếp, lấy số chi phí sản xuất sản phẩm tập hợp được chia cho số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Nếu có sản phẩm dở dang thì loại trừ hoặc tính nhập vào số chi phí.


Giá
trị
DDĐK
Giá thành đơn vị =

SP

+

Chi phí sx PSTK

-

Chi phí sx
DDCK

Số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ

* Phương pháp hệ số: Phương pháp thích hợp với quy trình công nghệ sản xuất
sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị.. nhưng kết quả tạo ra được nhiều
loại sản phẩm khác nhau và giữa chúng có quan hệ tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí là
từng nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là
từng sản phẩm trong nhóm hoặc của quy trình.

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 6



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

* Phương pháp tỷ lệ: Áp dụng đối với DN sản xuất cùng một quy trình công
nghệ, sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác
nhau và chi phí không thể quy đổi theo hệ số. Đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm
sản phẩm, đối tượng tính giá thành là 3
từng sản phẩm.
* Phương pháp loại trừ: Phương pháp này áp dụng với những quy trình công
nghệ sản xuất mà kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
* Phương pháp đơn đặt hàng: Áp dụng khi DN sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt
hàng Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng.
* Phương pháp phân bước: Phương pháp này áp dụng với những quy trình sản
xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, sản phẩm của giai đoạn trước
là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ
sản xuất. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
* Phương pháp định mức: Áp dụng khi DN đã xây dựng hệ thống định mức chi
phí vật liệu, nhân công, có dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng sản
phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm,
phân xưởng, đối tượng tính giá thành là chi tiết sản phẩm, SP hoàn chỉnh.
1.4.3 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán phải tiến hành công việc tính
giá thành. Độ dài thời gian của một kỳ tính giá thành phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất
của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu thông tin quản lý về giá thành sản
phẩm.
1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( theo phương pháp KKTX)
 Tài khoản sử dụng: TK 621, phản ánh CP NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

 Phương pháp hạch toán:

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 7


Khóa Luận Tốt Nghiệp
TK 152

Th.S: Đoàn Đức Quý
TK 621

Xuất kho NVL dùng trực
tiếp cho sản xuất
TK 111,112, 331, …
Mua NVL đưa vào
dùng ngay
TK 1331
TK 141
Quyết toán tạm ứng về
chi phí NVLTT

TK152

Vật liệu dùng không hết
nhập lại kho
TK 154
Kết chuyển chi phi NVL
dùng trực tiếp sản xuất

TK 632
Chi phí NVL vượt trên
mức bình thường

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp( PP KKTX )
1.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
 Tài khoản sử dụng: TK 622, hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản
xuất sản phẩm
 Phương pháp hạch toán:
TK 334

TK 622

Tính tiền lương, tiền công phải trả
phải trả cho công nhân sản xuất
TK 335
Tiền lương CN nghỉ
Trích lương
phép phải trả
CN nghỉ phép

TK632

Chi phí nhân công vượt
trên mức bình thường

TK 154
Cuối kỳ kết chuyển

TK 338

Các khoản trích theo lương

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
 Tài khoản sử dụng: Tài khoản dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung là TK
627. Tài khoản này sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh ở phân xưởng, tổ đội, bộ
phận, công trường... phục vụ sản xuất sản phẩm như: Lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên phân xưởng, các chi phí về cộng cụ dụng cụ hay các các chi phí
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 8


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

điện năng, xăng dầu phát sinh chung không thể tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập
hợp chi phí
 Phương pháp hạch toán
TK 334,338

TK 627

TK 111,112,152

CP nhân viên phân xưởng
(lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) Các khoản ghi giảm chi phí SXC
TK 152,153,142,242


TK 632

CP vật liệu, dụng cụ sản xuất

CP SXC cố định không phân bổ
vào giá thành sản xuất được

TK 214

ghi nhận vào giá vốn

CP khấu hao TSCĐ

TK 154

TK 111,112,312,331
CP dịch vụ mua ngoài

Cuối kỳ, tính, phân bổ, kết chuyển
CP SXC vào giá thành

TK 133
TK 111,112

TK 111,112,335,142
CP đi vay phải trả
(nếu được vốn hóa)

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
1.5.4. Tài khoản hạch toán giá thành sản phẩm

- Tài khoản sử dụng:

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 9


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp
chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154”
chi phí sản xuất kinh doanh”. Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh
doanh và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của các phân xưởng hoặc các bộ phận sản
xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
- Phương pháp hạch toán:
TK 621

TK 154

Kết chuyển CP NVLTT

TK152

Giá trị phế liệu thu hồi

TK 622
TK
155

Kết chuyển CP NCTT

SP hoàn thành nhập kho

TK 627
157,632

TK

Kết chuyển CP SXC

Xuất bán, gửi bán
không qua kho

Khoản CPSXC cố định không phân bổ vào Z sản phẩm được
ghi nhận vào giá vốn hang bán
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán CPSX kinh doanh (theo PP KKTX)
Ghi chú: Do phạm vi nghiên cứu là đơn vị sản xuất xi măng nên không sử dụng
TK 623 để đưa vào sơ đồ hạch toán này.

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

PHẦN 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÔNG TRƯỜNG SƠN
2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình Công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH 1 thành viên Đông Trường Sơn là một doanh nghiệp nhà nước,
tiền thân là Nhà máy xi măng Đông Hà. Nhà máy được khảo sát xây dựng năm 1978
và thành lập theo Quyết định số 480/QĐ- UB ngày 01/3/ 1979 của UBND tỉnh Bình
Trị Thiên (cũ) hoạt động của Nhà máy là chuyên sản xuất xi măng, vôi các loại.
Ngày 10/5/2004 Công ty xi măng Quảng Trị đổi tên thành Công ty TNHH MTV
Đông Trường Sơn theo Quyết định số 204 QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị.
- Trụ sở chính thức : Km8 - Quốc Lộ 9 – Đông Hà - Quảng Trị
- Tổng số vốn kinh doanh ban đầu : 856.000.000 đồng.
 Quá trình phát triển
Giai đoạn từ năm 1980-1987 là thời kỳ nhà máy sản xuất ổn định, người lao động
có việc làm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chế độ bao cấp, sản xuất theo chỉ tiêu, kế
hoạch của nhà nước nên Nhà máy bị động trong sản xuất kinh doanh, chịu sự quản lý
điều hành trực tiếp của cấp trên cả về sản xuất và tiêu thụ nên làm ăn kém hiệu quả.
- Từ ngày 01/5/1991 Nhà máy được chuyển giao cho Sở xây dựng quản lý, đầu
tư nâng cấp và đưa nhà máy đi vào hoạt động trở lại. Nhà máy đã thực hiện tổ chức lại
bộ máy quản lý; tổ chức lại phương thức sản xuất; sắp xếp lại lao động; đổi mới công
nghệ; khôi phục, sửa chữa máy móc thiết bị; thay đổi cách nghĩ, cách làm; đổi mới cơ
chế quản lý; tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật; có các chủ trương và biện
pháp đúng đắn; coi trọng về chất lượng sản phẩm…nhờ đó mà Nhà máy đã từng bước
vượt qua khó khăn. Từ nguy cơ bị phá sản, Nhà máy đã từng bước vươn lên, vượt qua
mọi khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, giành nhiều thắng lợi mới trong sản xuất
kinh doanh, trở thành đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng.
- Không dừng lại ở đó, nhận thức được sự phát triển của đất nước, của tỉnh nhà,
nhu cầu sử dụng xi măng ở trong nước và tỉnh nhà ngày càng tăng. Đặc biệt là trong

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

điều kiện tỉnh Quảng Trị mới được lập lại, nhu cầu sử dụng xi măng để phục vụ cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn mà sức sản xuất của các nhà máy thuộc Tổng
Công ty xi măng chưa đáp ứng đầy đủ làm cho giá xi măng trên thị trường có những
thời điểm tăng cao tạo ra những cơn sốt về xi măng. Ngày 03/11/1993 UBND tỉnh
Quảng Trị đã quyết định nâng cấp nhà máy, xây dựng thêm một dây chuyền mới có
công suất 8,2 vạn tấn/năm bằng công nghệ hiện đại của Trung Quốc.
- Công trình được khởi công sau gần 2 năm xây dựng, ngày 1/7/1995 nhà máy
đã chính thức đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm. Việc đưa dây chuyền mới vào hoạt
động đã tạo ra một bước tiến mới cho sự phát triển của nhà máy. Sản phẩm của nhà
máy đạt tiêu chuẩn quốc gia và được thị trường chấp nhận. Năm1996 sản phẩm của
Nhà máy đạt giải bạc chất lượng Việt Nam, Nhà máy đã khẳng định được vị trí và uy
tín vững chắc trên bước đường phát triển.
- Ngày 8/11/1996 Nhà máy được đổi tên thành Công ty xi măng Quảng Trị. Thời
gian này Công ty còn mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm
bằng việc đầu tư các dự án: dự án sản xuất phân bón hỗn hợp NPK, dự án khai thác
phụ gia Puzơlan, dự án dây chuyền sản xuất gạch Tuynel 10triệu viên/năm.
Những thành tựu mà Công ty đạt được đến nay là kết quả của sự phát triển không
ngừng, tinh thần đoàn kết, tập trung trí tuệ của tập thể đảng uỷ, lãnh đạo Công ty, của
tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Tổng số đội ngũ lao động ban đầu: 70 người, trong đó trình độ đại học 03
người, trung cấp 02 người, công nhân kỹ thuật 10 người.

2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH một thành viên
Đông Trường Sơn.
 Chức năng
- Tổ chức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây
dựng, tham gia công tác chế biến hàng xuất khẩu, dịch vụ cụ thể như: Xăng dầu,
diezel, xi măng sắt thép…
- Tổ chức lưu thông hàng hoá từ các nguồn hàng trong và ngoài Tỉnh.
- Chủ động nắm giữ hàng kinh doanh trong những lúc cao điểm, góp phần ổn
định giá cả thị trường, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân.
- Dự trữ và phân phối những mặt hàng chủ yếu theo chỉ thị của Nhà nước.

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

- Khai thác tiềm năng về lao động, tiền vốn vật tư sản xuất, chế biến hàng hoá,
mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi hàng hoá với các Tỉnh bạn trong nước.
- Thông qua hoạt động kinh doanh góp phần giao lưu hàng hoá, tổ chức mạng
lưới bán buôn, bán lẻ của Công ty xuống vùng dân cư.
 Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực SXKD chính của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm
- Sản xuất xi măng PCB 30 (sản phẩm chủ yếu)
- Sản xuất vôi(vôi công nghiệp và vôi nông nghiệp)
- Sản xuất gạch Tuynel.
Hiện nay thực hiện chủ trương đa ngành đa nghề, đa dạng hóa sản phẩm. Công ty

đã và đang mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh như: xây dựng, kinh doanh xăng dầu,
sản xuất phân NPK.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Nguyên liệu chính để sản xuất là đất sét, đá vôi, thạch cao, sỏi son, puzơlan.
- Đặc điểm sản phẩm: Chủng loại sản phẩm chủ yếu của Công ty là xi măng
PC30. Đặc tính của sản phẩm là dễ hút ẩm dẫn đến giảm phẩm chất, do đó khâu bảo
quản phải tốt, sản xuất xong phải tiêu thụ trong thời hạn tiêu chuẩn. Tổ chức sản xuất
là tổng hợp các phân xưởng có mối liên hệ mật thiết với nhau về tình hình xây dựng
giữa các phân xưởng sản xuất, sự bố trí tham gia và mối liên hệ sản xuất giữa chúng.
- Đặc điểm quy trình công nghệ: Nhà máy sản xuất có quy trình công nghệ sản
xuất phức tạp, chế biến liên tục theo phương pháp bán thô trên cơ sở dây chuyền xi
măng lò đứng có giới hóa của Trung Quốc.
- Mô tả dây chuyền sản xuất thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG
Máy kẹp
hàm(đá,
QS,
khoáng
hoá)

Nghiền

Xilô đá,
than, đất
sét

Nghiền
Ve viên


Lò nung
Klinker

Nghiền
mịn

Xilô
chứa
Xi
măng
rời

Kho
Đóng Xi
bao măng
đóng
bao

1. Gia công sơ bộ nguyên liệu
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

+ Đập đá vôi và chứa: Đá vôi đưa về Công ty có kích thước cục < 450mm được
đổ vào phễu tiếp nhận. Cấp liệu băng nạp đá vôi vào máy kẹp hàm và đập nhỏ với kích

thước < 80mm. Đá vôi đã đập được băng tải chuyển đến đập kín ở máy đập búa đập
nhỏ đến kích thước < 20mm. Sau đó được gàu nâng đổ vào 2 xilô chứa (7×14m) có
khả năng chứa đựng 1.390 tấn đá vôi dự trữ cho 24 ngày sản xuất.
+ Chứa và sấy đất sét, sỏi son: Đất sét, sỏi son đưa vào nhà máy được chứa
trong kho nguyên liệu. Trong đó có cầu trục để bốc xếp các nguyên liệu. Đất sét và sỏi
son được cấp qua liệu băng chuyển đến gia công có máy cán trục thanh răng và được
chuyển đến lò sấy. Tại đây đất sét với độ ẩm 10-15% và sỏi son có độ ẩm < 10% được
sấy đến độ ẩm < 2% và đưa vào xilô chứa.
+ Chứa và sấy than: Than nghiền cùng phối liệu được băng tải chuyển đến lò
sấy, sấy đến độ ẩm < 2%, sau đó được gàu nâng và vít tải chuyển đến xilô chứa than.
+ Puzơlan ở dạng cục sau khi đưa về nhà máy được đưa vào đập búa, đập đến
kích thước < 20mm rồi đưa lên đổ vào xilô chứa qua gàu nâng và vít tải rồi được
chuyển đến lò sấy.
+ Một phần thạch cao theo phối liệu được đưa qua kẹp hàm kẹp nhỏ rồi đưa vào
xilô chứa.
Các nguyên liệu này được phối với nhau theo tỷ lệ thích hợp qua hệ thống cân
bằng định lượng. Hỗn hợp này sau khi được đưa vào máy nghiền bi nghiền mịn thì
được đưa vào xilô chứa
2.

Nung luyện klinker

+ Phối liệu đã đồng nhất được phối hợp với than ngoài theo tỷ lệ quy định nhờ
cân vít và cân bằng định lượng cho than. Phối liệu đã trộn ẩm được đưa vào máy vê
viên, bổ sung nước 12% rồi vê thành klinker đưa xuống lò nung. Klinker ra khỏi lò
được băng tải đưa đến kẹp hàm kẹp nhỏ rồi đưa lên xilô chứa klinker.
3. Nghiền klinker thành xi măng
+ Nghiền xi măng và chứa: Klinker, thạch cao và phụ gia từ xilô chứa
được chuyển vào máy nghiền bi để nghiền, xi măng ra khỏi máy nghiền được vít tải và
gàu nâng chuyển vào 4 xilô chứa xi măng.

+ Đóng bao: xi măng từ xilô chứa được vít tải chuyển đến máy đóng bao. Bao
xi măng được băng tải đưa vào kho chứa xi măng.
2.1.3.2.

Tổ chức quản lý

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

 Sơ đồ tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng biểu hiện sự phân công theo chiều dọc. Các bộ phận phòng ban có quan hệ chức
năng với nhau. Công ty thực hiện theo chế độ 1 thủ trưởng.
 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận :
- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên nhân danh Chủ sở hữu Công ty tổ
chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty; có quyền nhân danh
Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp
luật
- Tổng giám đốc: Là thành viên Hội đồng thành viên do Chủ sở hữu Nhà nước
tuyển chọn quyết định bổ nhiệm có thời hạn, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức
lượng.
- Kiểm soát viên: Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo
cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công ty
hoặc cơ quan nhà nước có liên quan, Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ,

tài liệu nào của Công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của Công
ty.
- P.tổng giám đốc: Là người trợ giúp đắc lực, cho giám đốc trong việc hoạt động
sản xuất, là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo quá trình sản xuất.
- Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kế toán, có
nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về những vấn đề tài chính của Công ty như các
quyết định về đầu tư, huy động vốn.
- Phòng kỹ thuật – Công nghệ: Chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc có
nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ.
- Phòng tổ chức - lao động : Chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc Công ty
có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự
- Phòng hành chính - bảo vệ: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các hoạt động
trong Công ty, đảm bảo an toàn công tác văn thư, quản lý tài sản, vật tư thiết bị văn
phòng
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo dõi tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 15


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

- Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch cũng như xác định thị trường
tiêu thụ sản phẩm.


SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 16


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý
HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

Ban kiểm soát

TỔNG GIÁM ĐỐC
P. TỔNG GIÁM
ĐỐC

Phòng
Hành Chính

Phòng
Kĩ Thuật
Công Nghệ

Phân
xưởng
nguyên
liệu

Ghi chú :


Phân
xưởng
thành
phẩm

P. TỔNG GIÁM
ĐỐC

Phân
xưởng
nung
luyện


nghiệp
phân
bón
NPK

Phòng
Kế hoạch
Vật Tư

Phòng
Tổ Chức
Lao Động

Phân
xưởng

cơ khí

Phân
xưởng
điện

Phân
xưởng
nước

Đội xe ô



nghiệp
xây
dựng

Phòng
Bán Hàng

XN gach
tuynel
Đông


XN gach
tuynel
Linh
Đơn


Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quản lý của Công ty TNHH một thành viên Đông Trường Sơn

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 17

Phòng
Kế Toán

Trạm
kinh
doanh
xăng
dầu

XN sản
xuất
vôi


Khóa Luận Tốt Nghiệp
2.1.3.3.

Th.S: Đoàn Đức Quý

Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH một thành viên Đông
Trường Sơn.


 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng

Kế
toán
TSCĐ

Kế
toán
TGNH

Tổ kế toán
XN gạch
Đông Hà

Kế
toán
vật tư

Tổ kế toán
XN gạch
Linh Đơn

Ghi chú:

Kế toán
tiêu thụ

Tổ kế toán
XN phân

bón NPK

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
tổng hợp

Tổ kế toán
XN xây
dựng

Kế toán
TL &
BHXH

Tổ kế
toán XN
sx vôi

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng của các bộ phận :
* Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin về
tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản. Thực hiện công tác kế toán theo phương
pháp kế toán thống kê của nhà nước, chức năng chính của kế toán trưởng là thông tin và
kiểm tra mọi hoạt động, kinh tế, tài chính trong Công ty.

* Kế toán TSCĐ : Ghi chép phản ánh tổng hợp, chính xác kịp thời số lượng, giá trị
TSCĐ có và tình hình tăng, giảm biến động toàn bộ TSCĐ của Công ty theo nguyên giá,
giá trị hao mòn, giá trị còn lại và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn xí nghiệp cũng
như từng bộ phận sử dụng TSCĐ.
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 18


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

* Kế toán vật tư: Ghi chép, tính toán phản ánh chính xác. Trung thực kịp thời số
lượng chất lượng và giá thành thực tế cảu vật tư nhập kho, số lượng và giá trị tồn kho,
phát hiện kịp thời thừa thiếu kho, kém phẩm chất để có biện pháp xử lý kịp thời.
* Kế toán thanh toán : Tính toán theo dõi tình hình nhận tạm ứng và thanh toán
hoàn tạm ứng. Theo dõi chi tiết tài khoản 141. Làm nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt của đơn vị
tại két thu chi tiền theo phiếu thu, phiếu chi của kế toán trưởng duyệt vào sổ quỹ hàng
ngày tiến hành đối chiếu, kiểm tra số tiền thực tế tại két so sánh với sổ quỹ, phát hiện kịp
thời sự sai lệch.
* Kế toán tiêu thụ : Theo dõi phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xuất bán thành
phẩm, các khoản giảm trừ, thuế phải nộp danh sách, chi phí phát sinh trong quá trình bán
hàng, lập báo cáo về số lượng sản phẩm xuất bán và doanh thu thực tế của sản phẩm tiêu
thụ lập bảng kê chi tiết tiêu thụ hạch toán định khoản và lên chứng từ ghi sổ về nghiệp vụ
tiêu thụ sản phẩm.Theo dõi chi tiết công nợ đối với từng khách hàng.
* Kế toán TGNH : Giữ sổ, theo dõi, phản ánh kịp thời cập nhật từng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến tiền gửi tiền vay ngân hàng phụ trách các nghiệp vụ về tiền gửi
và thanh toán qua ngân hàng giữ và viết séc, ủy nhiệm chi khi tiền gửi ngân hàng, khế
ước, vay ngân hàng, lập bảng kê và lên chứng từ ghi sổ về tiền gửi, tiền vay ngân hàng.

* Kế toán TL & BHXH : Theo dõi tình hình thanh toán lương và các khoản trích
theo lương, các khoản phải nộp cấp trên theo chế độ hiện hành.Theo dõi chi tiết các khoản
138, 331, 338. Theo dõi quỹ tiền mặt.
* Kế toán tổng hợp : Kiểm tra công tác kế toán và hướng dẫn việc ghi sổ kế toán cho
các phần hành kế toán trong Công ty. Trực tiếp điều hành tổng hợp báo cáo kế toán từ
Công ty đến các đơn vị cơ sở. Theo dõi ghi chép vào sổ cái, lập báo cáo kế toán theo chế
độ hiện hành nghiệp vụ kinh doanh hàng tháng, hàng quí, hàng năm cho các loại hình sản
xuất kinh doanh.
2.1.4. Đặc điểm về công tác kế toán tại Công ty
Công ty TNHH một thành viên Đông Trường Sơn đang áp dụng chế độ kế toán ban
hành theo Quyết định số 15/ 2006/ QĐ- BTC, ngày 20 tháng 03 năm 2006; các chuẩn
mực kế toán do BTC ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.
Việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán đúng quy định, đảm bảo tính hợp lý và hợp lệ có ý
nghĩa rất quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu của công tác hạch toán kế toán.
SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 19


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

Niên độ kế toán tại Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12. Đơn vị tiền tệ
là đồng Việt Nam. Tất cả các loại máy móc, thiết bị, CCDC, TSCĐ khác tại Công ty được
trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Với những điều kiện thực tế phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán tại Công ty đã tiến hành hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp KKTX; tính giá xuất kho theo phương pháp BQGQ; tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty thực hiện chính sách tiền lương theo sản
phẩm, trả lương chậm nhất là ngày 15 mỗi tháng.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm
Visual Foxpro dựa trên hệ thống sổ của hình thức “Chứng từ ghi số”. Việc này giúp giảm
bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, đáp ứng nhu cầu hạch toán của Công ty.
Trình tự ghi sổ của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :

Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

Chứng từ kế toán
Phần mềm
kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại

Ghi chú :

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị

Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.

Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ kế toán theo hình thức kế toán máy
2.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH
một thành viên Đông Trường Sơn qua 3 năm 2009- 2011.
2.1.5.1.Tình hình lao động

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền


Trang 20


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

Bảng 1 : Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011
ĐVT : Người
Năm

So sánh
2010/2009

Chỉ tiêu

2011/2010

2009

2010

2011

SL

+/- %

SL


+/- %

842

859

825

17

2.0

-34

-4.0

1. Hợp đồng dài hạn

772

790

770

18

2.3

-20


-2.5

2. Hợp đồng ngắn hạn

70

69

55

-1

-1.4

-14

-20.3

1. Nam

556

560

4

0.7

-30


-5.4

2. Nữ

286

299

295

13

4.5

-4

-1.3

1. Lao động trực tiếp

800

816

784

16

2.0


-32

-3.9

2. Lao động gián tiếp

42

43

41

1

2.4

-2

-4.7

1. Đại học, Cao đẳng

79

83

80

4


5.1

-3

-3.6

2. THCN

118

135

142

17

14.4

7

5.2

3. Lao động phổ thông

521

527

505


6

1.2

-22

-4.2

Tổng số lao động
I. Theo thời hạn hợp đồng

II. Theo giới tính
5
30

III. Theo tính chất lao động

IV. Theo trình độ

[Nguồn: Phòng tổ chức công ty TNHH MTV Đông Trường Sơn]
Tình hình lao động qua 3 năm 2009-2011 của Công ty có một số biến động, đó là
lượng lao động năm 2010 tăng 17 người , trong đó hợp đồng dài hạn tăng 18 người, hợp
đồng ngắn hạn giảm 01 người so với năm 2009, số lượng lao động trong năm 2011 giảm
34 người, trong đó hợp đồng dài hạn giảm 20 người, hợp đồng ngắn hạn giảm 14 người so

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 21



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

với năm 2010 . Điều này thể hiện sự nhạy bén của lãnh đạo và bộ phận quản lý lao động
của Công ty.
Do đặc điểm về ngành nghề sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng ngành công
nghiệp nặng, đòi hỏi đội ngủ công nhân có sức khoẻ. Do đó số lượng nhân công là nam
giới chiếm đa số. Năm 2011 số lao động là nam giới của Công ty gấp gần 2 lần so với số
lao động là nữ giới.
Số lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất trong năm 2010 tăng
2% so với năm 2009 và trong năm 2011 số lượng này giảm 3.9% so với năm 2010. Điều
này có thể nói trong năm 2010, 2011 Công ty đã tiến hành cải tiến công nghệ sản xuất
giảm số lượng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm. Bên cạnh đó sự giảm số lượng lao động trực tiếp trong năm 2011 chịu ảnh hưởng
của việc giảm lao động trong Công ty do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế toàn cầu.
Trình độ của cán bộ công nhân trong Công ty không ngừng được nâng cao, thể
hiện số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng gia tăng(5.1% năm 2010), điều này
đã chứng minh cho sự học hỏi không ngừng của cán bộ nhân viên Công ty TNHH MTV
Đông Trường Sơn, là nhân tố quan trọng để tìm tòi nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy
sản xuất.
2.1.5.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 22


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Th.S: Đoàn Đức Quý

So sánh

TỔNG TÀI SẢN

99.075.444.337

100

102.148.000.670

100

I.TÀI SẢN NGẮN HẠN

57.930.121.012

58,47

61.019.980.096

59,74

Năm 2011
Giá trị
%
95.941.605.86
8

100
57.760.540.86
8
60,2

16.184.643.940

16,34

12.899.385.173

12,63

9.681.437.347

10,09

0

0

0

0

0

3. Khoản phải thu

14.194.528.325


14,33

18.974.772.361

18,57

4. Tồn kho

26.387.435.660

26,63

27.631.003.283

27,05

8.100.000.000
10.921.579.22
2
27.121.478.82
3

5. TSNH khác

1.163.513.087

1,17

1.514.819.279


1,48

41.145.323.325

41,53

41.128.020.574

40,26

1. TSCĐ
2. Các khoản đầu tư
TCDH
3. Tài sản dài hạn khác

40.216.595.225

40,59

40.250.588.917

39,4

250.000.000
678.728.100

0,25
0,69


250.000.000
627.431.657

0,24
0,62

TỔNG NGUỒN VỐN

99.075.444.337

100

102.148.000.670

100

I. NỢ PHẢI TRẢ

17.197.716.302

17,36

18.674.281.070

18,28

1. Nợ ngắn hạn

15.745.594.031


15,89

17.139.526.124

16,78

2. Nợ dài hạn

1.452.122.271

1,47

1.534.757.946

1,5

81.877.728.035

82,64

83.473.719.600

81,71

Chỉ tiêu

1. Tiền mặt
2. Các khoản đầu tư TCNH

II. TÀI SẢN DÀI HẠN


II. VỐN CHỦ SỞ HỮU

Năm 2009
Giá trị

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

%

Năm 2010
Giá trị

%

2010/2009
+/%
3.072.556.33
3
3,1
3.089.859.08
4
5,33
3.285.258.76
7
-20,29

2011/2010
+/%
6.206.394.802

-6,08
3.259.439.228
-5,34

33,67

8.100.000.000
8.053.193.139

-42,44

11,38

0
4.780.244.03
6
1.243.567.62
3

4,71

-509.524.460

-1,84

1.936.045.567
38.181.064.90
9
37.704.056.24
1


28,27

351.306.192

30,19

421.226.288

27,81

39,8

-17.302.751

-0,042

47,5

39,3

33.993.692

0,085

2.350.031.560
2.069.524.008

250.000.000
227.008.668

95.941.605.86
8
13.147.354.51
9
11.486.486.31
3

0,26
0,24

0
-51.296.443
3.072.556.33
3
1.476.564.76
8
1.393.932.09
3

0
-7,55

82.635.675
1.595.991.56
5

1.660.868.206
82.794.251.34
9


Trang 23

8,44

100
13,7
11,97
17,4
86,3

0

3.217.947.826

-24,94
100

-5,14
0
-63,82

8,85

0
-400.422.989
6.206.394.802
5.526.926.551
5.653.039.811

5,7


126.110.260

8,2169

1,95

-679.468.251

-0,814

3,1
8,6

-6,08
-29,6
-32,98


Khóa Luận Tốt Nghiệp

1. Vốn chủ sở hữu
2.Nguồn kinh phí và quỹ
khác

Th.S: Đoàn Đức Quý

81.514.536.461

82,27


83.198.746.762

81,45

82.145.386.10
5

85,62

1.684.210.30
1

2,07

1.053.360.657

-1,266

363.191.574

0,37

274.972.838

0,26

648.865.244

0,68


-88.218.736

-24,29

373.892.406

135,97

Bảng 2: Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Đông Trường Sơn qua 3 năm 2009 - 2011
[ Nguồn : Phòng kế toán ]

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 24


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Th.S: Đoàn Đức Quý

Qua bảng Tình hình tài sản và nguồn vốn 3 năm 2009-2011 của Công ty TNHH
MTV Đông Trường Sơn chúng ta có thể thấy rằng Công ty đã và đang hoạt động một
cách ổn định, có hiệu quả không có những thay đổi lớn, điều này được thể hiện qua các
con số tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Công ty qua mỗi năm. Tổng tài sản - nguồn vốn
đến 31/12/2011 là 95.941.605.868 đồng.
Trong năm 2010, lượng tiền mặt tồn quỹ tại Công ty tương đối giảm so với năm
2009 điều này cho thấy trong năm nay Công ty đã khắc phục được lượng tiền ứ động, sử
dụng tiền hơp lý hơn so với năm trước.
Nhưng qua năm 2011 cùng với các biện pháp bình ổn nền kinh tế của Đảng, chính

phủ, doanh nghiệp đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong sản xuất kinh doanh từ đó ổn
định sản xuất, đảm bảo lượng tiền mặt dự trữ vừa phải, thúc đẩy sản xuất và tái sản xuất,
được thể hiện qua số tiền mặt tồn quỹ tại Công ty trong năm 2011 là 9.681.437.347 đồng.
Nói chung từ bảng phân tích biến động tài sản Công ty cho thấy quy mô của Công ty
TNHH MTV Đông Trường Sơn tăng trong hai năm 2009 và 2010 nhưng lại giảm từ năm
2011. Giá trị tổng tài sản vào cuối năm 2011 giảm 6.206.394.802 đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 6,08% so với năm 2010, nhưng năm 2010 lại tăng 3.072.556.333 đồng tương ứng
tỷ lệ tăng 3,10% so với năm 2009. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản của
Công ty cần xem xét biến động của từng loại tài sản.
Các khoản phải thu biến động lớn, tác động nhiều đến TSNH và ĐTNH mà rộng
hơn là ảnh hưởng đến tổng tài sản. Vào năm 2011, tài sản giảm chủ yếu là do giảm lớn
các khoản phải thu và giảm tương đối tiền, còn TSNH khác lại tăng nhẹ vào cuối kỳ. Các
khoản phải thu năm 2010 tăng 4.780.244.036 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 4,82% so với
năm 2009, đến năm 2011 giảm 8.053.193.139 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 7,88% so với
năm 2010. Điều này thể hiện Công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt
hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế bị chiếm dụng vốn.
Hàng tồn kho giảm nhẹ vào cuối năm 2011, mức giảm 509.524.460 đồng tương
ứng tỷ lệ giảm 0,50% chứng tỏ Công ty đã bắt đầu chú trọng đến việc bán hàng để thu hồi
vốn. Tiền giảm 3,32% vào năm 2010 và giảm 3,15% vào năm 2011 điều đó cho ta thấy ở
thời điểm cuối kỳ khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm, Công ty gặp khó khăn
trong việc đảm bảo tính liên tục quá trình sản xuất kinh doanh và trong việc thực hiện các
giao dịch cần tiền.

SVTH : Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×