Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Lý3 luận của chủ nghĩa mác lênin về quyền con người và sự kế thừa của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.71 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======

ĐẶNG THỊ HUYỀN

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ SỰ KẾ THỪA
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học

ThS. HOÀNG THANH SƠN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị đã tận tình dạy dỗ, chỉ
bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường.
Đặc biệt, để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới thầy giáo Th.S HOÀNG THANH SƠN đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn
và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể


tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đặng Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các kết quả trong khóa luận chưa công bố trong bất kì công trình nào và cũng
không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào, đảm bảo tính trung
thực khách quan.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đặng Thị Huyền


DANH MỤC VIẾT TẮT
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Nxb: Nhà xuất bản
NQTW: Nghị quyết Trung Ương
TW: Trung ương
HRW: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Ý nghĩa của đề tài khoá luận ......................................................................... 6
7. Kết cấu của khoá luận ................................................................................... 6
Chương 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ QUYỀN
CON NGƯỜI .................................................................................................... 7
1.1. Quan niệm phi Mác xít về quyền con người ........................................... 7
1.1.1. Tư tưởng về quyền con người thời kỳ cổ đại, trung đại ......................... 8
1.1.2. Sự phát triển tư tưởng quyền con người trong thời kỳ phục hưng, khai
sáng và cận đại ................................................................................................ 12
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người ................. 15
1.2.1. Một số nội dung khái quát mang tính phương pháp luận ..................... 15
1.2.2. Nguồn gốc và bản chất của quyền con người ....................................... 18
Chương II: SỰ KẾ THỪA LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM............. 24
2.1. Vấn đề quyền con người trên thế giới hiện nay ....................................... 24
2.1.1. Lịch sử vấn đề quyền con người ........................................................... 24
2.1.2. Quan niệm của Liên Hợp quốc về quyền con người ............................ 26


2.2. Sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng quyền con người
theo lý luận của chủ nghĩ Mác – Lênin........................................................... 29
2.2.1. Vai trò của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người đối với

Việt Nam ......................................................................................................... 29
2.2.2. Quan niệm của Đảng về quyền con người theo lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin ..................................................................................................... 34
2.2.3. Thành tựu của Đảng ta trong việc kế thừa và vận dụng tư tưởng quyền
con người theo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin........................................ 35
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và thực hiện quyền con người ở
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh hội nhập hiện nay ....... 44
2.3.1. Tình hình chung về nghiên cứu quyền con người trong giai đoạn hiện
nay ................................................................................................................... 44
2.3.2. Cơ hội và thách thức của Đảng và Nhà nước ta khi thực hiện quyền con
người trong bối cảnh hội nhập hiện nay.......................................................... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi thời đại lịch sử, vấn đề con người luôn là vấn đề trung tâm
của triết học. Tư tưởng về quyền con người gắn với sự hình thành và phát
triển của xã hội loài người. Từ thời cổ đại đã bắt đầu có sự thừa nhận quan
niệm cho rằng mỗi người đều có giá trị cá nhân bẩm sinh đòi hỏi cần có một
mức độ ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhất định. Các tôn giáo lớn đều đặc
biệt nhấn mạnh đến những giá trị cơ bản của con người như đức hạnh, lòng
từ bi và sự khoan dung. Các nhà tư tưởng từ lâu cũng cho rằng, bản chất của
con người là dựa trên cách ứng xử trong quan hệ lẫn nhau và sự tôn trọng mà
chúng ta dành cho đồng loại của mình. Các quan niệm về quyền con người
đặc biệt phát triển kể từ sau thời kỳ Khai sáng vào thế kỷ XVII, XVIII ở Châu
Âu. Vào thời kỳ đó nhiều nhà tư tưởng, triết học đã lần lượt đưa ra các quan
niệm khác nhau về quyền con người, về tự do, bình đẳng…Từ cuối thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX bên cạnh thuyết pháp quyền tự nhiên được vận

dụng vào thực tiễn nhiều nước tư bản đã xuất hiện một loạt các thuyết pháp
quyền mới: thuyết pháp quyền lịch sử, thuyết pháp quyền thực chứng...
Những nhà XHCN không tưởng vĩ đại ở Pháp, Anh cũng đưa ra nhiều tư
tưởng quan trọng về quyền con người nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu
xót. Những tư tưởng trước Mác vẫn còn tính trừu tượng, chủ nghĩa duy tâm
về lịch sử và tính xa rời thực tiễn hiện thực của cuộc sống.
Trong bối cảnh đó, sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã khắc phục được
những thiếu sót của các thuyết về quyền con người trước đây, đồng thời tạo ra
một bước ngoặt cách mạng trong sự phát triển lý luận về nhà nước, pháp
quyền và nhân quyền. Chủ nghĩa Mác đã xác định đúng vai trò của con người
và tương quan giữa con người với quy luật khách quan của xã hội, đưa ra
quan niệm cho rằng con người trong tính hiện thực của nó là "tổng hoà các

1


mối quan hệ xã hội" [1; tr. 285]. Trên cơ sở đó, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã
làm sáng tỏ các cơ sở khoa học của quyền con người, đưa ra những luận giải
đúng đắn đối với một số vấn đề cốt lõi của quyền con người, chẳng hạn vấn
đề bình đẳng, tự do, vấn đề về mối quan hệ giữa quyền cá nhân và quyền của
cộng đồng, vấn đề quyền tự quyết dân tộc, các quyền kinh tế, văn hoá, xã
hội,…
Trong thời đại ngày nay, quyền con người đã trở thành mối quan tâm
chung của cộng đồng nhân loại. Quyền con người được ghi nhận là giá trị
chính trị, đạo đức, pháp lý phổ biến. Ở Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và kim
chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Trong mọi thời kỳ lịch sử cụ thể, Đảng
ta luôn quan tâm tới vấn đề quyền con người theo định hướng Chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự nghiệp đổi mới đất nước được Đảng và
Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của hội

nhập quốc tế đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam cũng đã
tham gia nhiều hơn vào các diễn đàn quốc tế, trong đó có diễn đàn về quyền
con người. Để xây dựng cơ sở lý luận cho quá trình hội nhập quốc tế và quá
trình đấu tranh chống lại luận điệu sai trái của các lực lượng thù địch về
quyền con người nhằm hướng tới sự bảo đảm tốt hơn các quyền con người
cho người dân Việt Nam, chúng ta cần kế thừa và phát huy lý luận về quyền
con người theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Hơn nữa, trong giai
đoạn hiện nay, vấn đề quyền con người luôn được Nhà nước quan tâm, tạo
điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên, vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót, vấn đề về tự do, dân chủ của mỗi cá nhân
chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ
việc chưa nhận thức đúng đắn về nội dung quyền con người theo quan điểm
của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Với những lý do trên đây, em lựa chọn đề tài “Lý

2


luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người và sự kế thừa của
Đảng Cộng sản Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm trước Mác về quyền con người,
khoá luận làm rõ quan niệm về quyền con người theo lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin; từ đó phân tích sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam và một
số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về quyền con người ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con
người.
Thứ hai: Phân tích sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quan

điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người.
Thứ ba: Phân tích một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về quyền con
người ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu
* Nghiên cứu quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con
người
Quyền con người đã được Liên Hiệp Quốc, các nhà khoa học pháp lý
trong nước và thế giới quan tâm nghiên cứu. Hơn thế, trong bối cảnh có nhiều
học thuyết về quyền con người như hiện nay, việc nhìn nhận và đánh giá
chính xác các tư tưởng, quan niệm về quyền con người là vô cùng quan trọng.
Do đó, trong thời gian qua, ở nước ta cũng như trên thế giới có rất nhiều công
trình nghiên cứu quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người.
Các bài viết như: Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Hoàng Văn Nghĩa (1999) về đề

3


tài “Quan niệm của Triết học Mác về quyền con người” lưu tại Thư viện Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn; Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Triết học
của Vũ Thị Lúa (2014) về đề tài “Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về
Quyền con người” lưu tại Thư viện Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn;
Phạm Hồng Thái (2016), Tư tưởng Việt Nam về quyền con người, Khoa Luật,
ĐHQG Hà Nội; Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý
luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội;
Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Trung tâm nghiên cứu Quyền
con người – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Ngọc
Đường (2004), Bàn về quyền con người, quyền công dân, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Phạm Ngọc Anh (chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Động (2005),

Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội; Mai Hồng Quỳ (chủ biên) (2010), Hành trình của quyền con
người – Những quan điểm kinh điển và hiện đại, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
* Nghiên cứu sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền
con người theo tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy tư tưởng Chủ nghĩa Mác – Lênin
làm nền tảng cơ sở lý luận cho mọi hoạt động thực tiễn của mình. Do đó,
Đảng ta đã kế thừa và vận dụng triệt để những tư tưởng của Chủ nghĩa Mác –
Lênin về quyền con người. Nghiên cứu về vấn đề này, có rất nhiều bài viết có
giá trị về lý luận và thực tiễn.
Các bài viết như: Nguyễn Trung Tín (2009), “Quyền con người và nhà
nước pháp quyền”, Quyền con người – tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa
học xã hội; Vũ Công Giao (2011), Báo báo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa
học: Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam và một sô nước trên thế
giới, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội; Phạm Hữu Nghị (2013), “Các nguyên tắc


của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
Hiến pháp sửa đổi” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Nguyễn Thanh
Tuấn (2013), “Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013”
đăng trên Tạp chí Cộng sản; Giáp Mạnh Huy (2008) về đề tài “Bảo đảm pháp
lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay”; Hoàng Lan Anh (2014) về đề tài
“Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam” lưu tại Thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội,…
Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin
khá lớn về vấn đề quyền con người trong các bản Hiến pháp của Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nêu trên phân tích một cách toàn diện
những nội dung về quyền con người theo lý luận của Chủ ngĩa Mác – Lênin
và sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ thời kỳ đổi mới tới nay. Vì
vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là quan niệm của C.Mác về quyền
con người và sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam; vấn đề nghiên cứu
quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quyền con người là nội dung được ghi nhận không chỉ trong Hiến pháp
– đạo luật cơ bản của quốc gia, mà còn được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm do giá trị lý luận và thực tiễn của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận
này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về
quyền con người và sự kế thừa của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con
người. Từ đó, phân tích một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về quyền con
người ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.


5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa Duy vật lịch sử để làm sáng tỏ những nội dung trong khoá luận.
Sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử,
tổng hợp và khái quát hoá, đối chiếu và so sánh, thống kê,…
6. Ý nghĩa của đề tài khoá luận
Khóa luận có ý nghĩa thiết thực với tác giả trong việc nghiên cứu làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học, rèn luyện phương pháp tiếp cận
những vấn đề trong tư tưởng, đường lối chủ trương chính sách của Đảng,
nhận thức về khoa học chuyên ngành.
Đề tài đưa ra tư tưởng về quyền con người theo lý luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin và sự kế thừa của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện
quyền con người trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Phân tích được tình hình nghiên cứu về quyền con người trên thế giới,
trong đó đưa ra những thành tựu, thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đạt

được. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm đối với việc thực hiện quyền con
người trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo,
tìm hiểu về tư tưởng quyền con người theo lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, về sự kế thừa và vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kỳ từ đổi mới đến nay.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của khoá luận được trình bày gồm 2 chương, 5 tiết.


Chương 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
QUYỀN CON NGƯỜI
Quyền con người là nền tảng mà dựa trên đó xã hội loài người được
xây dựng và cuộc sống của cá nhân mới có ý nghĩa. Quyền con người là biểu
trưng phân biệt của loài người, cũng như những dấu hiệu cụ thể có thể được
xác định tính nhân loại chung của chúng ta.
Ngày nay, khi nghiên cứu về quyền con người, các nhà khoa học ở
trong và ngoài nước đều thừa nhận, quyền con người là một giá trị phổ biến,
đồng thời là vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mọi quốc
gia. Trong thực tế, không có một định nghĩa duy nhất, toàn diện và đạt được
sự đồng thuận tuyệt đối về quyền con người. Ngoài những điểm chung nhất
định, những chi tiết cụ thể của quyền con người thường xuyên bị thách thức
và gây tranh luận. Từ góc nhìn lịch sử, trên bình diện quốc gia và quốc tế,
quyền con người luôn gắn liền với quá trình đấu tranh vì độc lập dân tộc, bình
đẳng, tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Cho tới ngày nay, trong toàn bộ
kho tàng tri thức của nhân loại, không có bất kỳ một định nghĩa khái quát nào
về quyền con người, ngay cả các nhà tư tưởng lớn của nhân loại như G.
Lốccơ, G. Rútxô, S.L. Môngtexkiơ hay như C. Mác, V.I. Lênin – những
người sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin.

1.1.

Quan niệm phi Mác xít về quyền con người
Quyền con người với tư cách là một ngành của pháp luật quốc tế mới

chỉ được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc từ
năm 1945. Tuy nhiên, ý tưởng và quan niệm về quyền con người thì đã hình
thành từ rất sớm trong lịch sử. Kể từ thời kỳ cổ, trung đại cho đến thời kỳ
phục hưng, khai sáng và cận đại, tư tưởng về quyền con người đã từng bước
được thể hiện trong quan điểm của các nhà triết học, chính trị học, luật học.
Các tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hinđu, Hồi


giáo… đều đề cập đến những quy tắc ứng xử nhằm tôn trọng phẩm giá con
người.
1.1.1. Tư tưởng về quyền con người thời kỳ cổ đại, trung đại
Từ thời cổ đại, các nhà triết học duy vật đã quan niệm con người là sản
phẩm của thế giới tự nhiên, bắt nguồn từ thế giới vật chất, mọi hoạt động của
con người cũng tuân theo các quy luật của tự nhiên. Quan niệm về quyền con
người đã được thể hiện ở các ý niệm, tư tưởng thể hiện thông qua các hình
phạt hay yêu sách về quyền. Bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển
của xã hội nô lệ cổ đại là sự hình thành các bộ lạc, thị tộc và tiếp đó là nhà
nước nô lệ cổ đại. Chính trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn xã hội phát
sinh giữa giai cấp chủ nô và nô lệ nhằm thoát khỏi sự áp bức, bất công mà tư
tưởng về bảo vệ các quyền tự nhiên vốn có của con người, về sự tôn trọng
phẩm giá đã dần dần được hình thành và phát triển ở cả phương Đông và
phương Tây.
Sự xuất hiện những ý tưởng pháp lý đầu tiên về quyền con người được
thể hiện trong Đạo luật Ur-Nammu (2050 TCN), đạo luật Hammurabi (1780
TCN). Đạo luật Hamurabi của Đức vua Babilone được xác lập nên nhằm mục

đích “vì hạnh phúc loài người”, “phát huy chính nghĩa ở đời”, “làm cho kẻ
mạnh không hà hiếp người yếu” [13; tr.52]. Các đạo luật này đã đưa ra một số
quy định trừng phạt các vi phạm có liên quan đến các quyền của phụ nữ, trẻ
em, quyền của nô lệ. Nhà vua Cyrus của Ba Tư vào thế kỷ VI TCN, sau khi
chiếm đóng thành Babylon đã ban hành một bản tuyên bố có tên gọi là
“Cyrus Cylinder”. Tuyên bố ghi nhận rằng mọi công dân của đế chế Ba Tư
đều được phép thực hành tín ngưỡng tôn giáo một cách tự do và đồng thời
nhà Vua cũng cho phép xoá bỏ nạn áp bức nô lệ. Cũng trong thời kỳ này,
công dân thuộc tất cả các tôn giáo, dân tộc đều có quyền như nhau, phụ nữ
có các quyền giống như nam giới. Bản tuyên bố này cũng ghi nhận việc


bảo vệ một số quyền tự do và an ninh, quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tài
sản và các quyền về kinh tế, xã hội. Nhiều học giả ngày nay cho rằng tuyên
bố “Cyrur” chính là bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người trên thế
giới. Đế chế Maurya trong xã hội Ấn độ cổ đại từ thế kỷ III TCN cũng đã theo
đuổi chính sách không bạo lực và bảo vệ quyền con người nhằm mang lại
hạnh phúc cho thần dân. Người dân thuộc tất cả các nhóm dân tộc hay tôn
giáo đều có quyền tự do, bình đẳng và khoan dung.
Cùng với sự phát triển của xã hội cổ đại, nhiều tư tưởng triết học
đã được hình thành, trong đó có các tư tưởng về quyền con người. Nhà triết
học theo quan điểm duy vật Hêraclít (530 - 470 TCN) coi quyền là con đẻ của
chiến tranh và sự tất yếu, nó dường như là sự phản ánh của luật thiên định
muôn đời. Mặc dù mới chỉ nhìn nhận quyền từ góc độ hạn hẹp là sản phẩm
của chiến tranh, nhưng Hêraclít đã nhận thấy mâu thuẫn như là nguồn gốc của
mọi sự vận động trong tự nhiên, trong tư duy và lịch sử. Aristốt (384 - 322
TCN) người được C.Mác đánh giá là “nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ đại” đã đưa
ra quan niệm con người là một động vật chính trị có các quyền bình đẳng
trong việc tham gia công việc nhà nước và xã hội; nhà nước và xã hội có trách
nhiệm phải đảm bảo đời sống vật chất, công lý và sự bình đẳng cho mọi

người. Như vậy, theo Aristốt, quan niệm con người là “một động vật - chính
trị” nên “kẻ này là nô lệ, người kia là tự do, là chủ nô, và điều đó là đúng, là
hợp lý” [12; tr.45]. Do vậy, quyền con người được gắn với đặc quyền của giai
cấp thống trị.
Theo đuổi quan điểm triết học duy tâm, Platon cho rằng nhà nước xuất
hiện từ sự đa dạng hoá của nhu cầu con người và từ đó, xuất hiện các dạng
phân công lao động để thoả mãn các nhu cầu ấy. Vì vậy, trong xã hội cần duy
trì các dạng nhu cầu khác nhau, không thể có sự bình đẳng hoàn toàn giữa con
người với con người. Xuất phát từ nhận thức này mà ông khẳng định mỗi


hạng người cần phải làm tròn bổn phận của mình, con người sống vì nhà nước
chứ không phải vì con người. Đêmôcrit (460 - 370 TCN) cũng đưa ra phân
tích về sự ra đời của nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người. Theo
ông, sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật là một tất yếu. Nó vừa là kết quả
đấu tranh của con người, vừa thể hiện quyền lợi chung của các công dân.
Ở phương Đông, ngay từ thế kỷ X TCN, triều đại nhà Chu ở
Trung Quốc cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân và
giá trị của con người. Khổng Tử (551- 479 TCN) quan niệm: trong muôn loài,
con người là quý nhất nên cần phải đối xử với nhau theo nguyên tắc “kỷ sở
bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì không làm cho
người khác). Khổng Tử cũng đề cao một số quyền con người như quyền
được chọn người có khả năng để làm lãnh đạo, quyền được học tập, quyền
được chăm sóc của người già, trẻ em và người khuyết tật. Cùng với việc
mong muốn xây dựng một xã hội hài hoà, Khổng Tử cũng đề cập đến
những nghĩa vụ mà mỗi người cần phải làm để đảm bảo lợi ích chung. Tư
tưởng về bình đẳng cũng đã bước đầu được đề cập trong học thuyết của Mặc
Tử (479 - 371 TCN) bằng quan niệm cho rằng trong đời sống chính trị, mọi
người đều có quyền ngang nhau và tiêu chuẩn để tham gia công việc nhà nước
không phải là nguồn gốc xuất thân hay địa vị xã hội mà chính là tài năng. Các

tôn giáo lớn cũng đều hướng tới việc bảo vệ con người đặc biệt là những
người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Lời răn dạy của trong các tôn giáo cũng
thể hiện giá trị của hạnh phúc, bình đẳng và tự do. Theo các quan niệm tôn
giáo, con người và vạn vật là do Thượng đế hay Chúa sáng tạo ra, và do vậy
bất khả xâm phạm. Mọi hoạt động, suy nghĩ, tồn tại của con người đều phụ
thuộc vào sức mạnh vạn năng của Thượng đế. Do đó, quyền con người là
quyền của Thượng đế ban cho con người.


Mặc dù thuật ngữ “quyền con người” chưa được đưa ra trong các tôn
giáo truyền thống, nhưng tư tưởng của các tôn giáo đã thể hiện được những tư
tưởng cơ bản về con người. Cho rằng con người đều thuộc về thánh thần,
Kinh thánh khẳng định Ađam được sinh ra từ “hình ảnh của Chúa” do vậy,
con người có giá trị cao nhất. Kinh Quran khẳng định chắc chắn rằng, Thánh
Ala đã ban tặng nhân phẩm cho con người. Có thể nói, các quan niệm này đều
mang tính duy tâm mà chưa gắn với con người hiện thực.
Đến thời kỳ trung cổ ở châu Âu, do sự kém phát triển của kết cấu kinh
tế, xã hội và sự độc đoán hà khắc của Thiên chúa giáo và chế độ phong kiến
mà tư tưởng về quyền con người dường như cũng bị hạn chế. Ở thời kỳ này,
lý thuyết về tự do thống trị trong xã hội là lý thuyết duy tâm và mang tính
thần học. Tự do được quan niệm là khả năng hành động phù hợp với mục đích
hợp lý mà đấng Chúa trời tối cao đã định trước. Vấn đề trọng tâm là quan hệ
giữa ý chí con người và ý chí của Chúa. Quyền con người, vì vậy được coi là
quyền trừu tượng, phi hiện thực và mang tính thần thánh. Tự do và bình đẳng
chỉ được thể hiện bằng tâm hồn. Quyền lực là do đã được Chúa trời sắp xếp.
A. Augustin, nhà triết học, thần học thế kỷ IV cho rằng sự bất bình đẳng,
người giàu và người nghèo là do Chúa tạo nên: “Chúa ban cho một số người
quyền hưởng sung sướng vĩnh viễn, và một số người khác thì phải khổ vĩnh
viễn”. Thomas Dacanh, nhà thần học thời trung cổ cho rằng “cuộc sống dưới
trần thế chỉ là sự chuẩn bị cho thế giới bên kia” và “quyền thống trị của Quốc

vương là do ý chí Thượng đế” quy định [12; tr.87]. Con người cũng như vạn
vật cần giữ vững vị trí mà Thượng đế đã định sẵn mà không được có ý đồ
thay đổi vị trí đó. Sự kết hợp giữa thần học và chế độ phong kiến đã tạo nên
chế độ chuyên chế độc đoán vô cùng hà khắc của các thế lực phong kiến và
tăng lữ - “đêm trường trung cổ” kéo dài trên dưới nghìn năm ở các nước châu
Âu. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa của nông dân, sự phản kháng chế độ


độc đoán của Nhà thờ, truyền thống nhân đạo…đã buộc các vua chúa một
số nước phải ban hành một số đạo luật bảo vệ các thần dân của mình. Vua
Giôn của nước Anh năm 1215 đã ban hành Hiến chương Magna Carta, trong
đó thừa nhận các quyền của các công dân tự do được sở hữu và thừa kế tài
sản, phụ nữ goá chồng được kế thừa tài sản và quyền tái hôn hoặc không tái
hôn, quyền không phải đóng thuế quá mức, quyền được đối xử công bằng và
bình đẳng trước pháp luật, Nhà thờ được quyền tự do hành đạo không có sự
can thiệp của nhà nước… Song đây chỉ là những hiện thực lịch sử cá biệt hy
hữu không thể là căn cứ để đánh giá khác đi về thời kỳ trung cổ ở châu Âu
như một thời kỳ lịch sử đen tối, phi nhân tính.
Như vậy, có thể thấy tư tưởng về quyền con người đã xuất hiện trong
thời kỳ cổ đại và trung đại nhưng nó chỉ gắn với các giai cấp thống trị trong
xã hội. Tuy vậy, đây cũng là nền tảng, là cơ sở để tư tưởng về quyền con
người phát triển hơn trong các giai đoạn tiệp theo của lịch sử.
1.1.2. Sự phát triển tư tưởng quyền con người trong thời kỳ
phục hưng, khai sáng và cận đại
Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự
lớn mạnh của giai cấp tư sản đã tạo nên những bước phát triển quan trọng
trong lý luận về con người và quyền con người. Những tư tưởng xuyên suốt
về quyền con người trong thời kỳ này dựa trên học thuyết về quyền tự nhiên.
Dựa trên quan điểm triết học duy vật, bác bỏ các quan điểm duy tâm tôn giáo,
học thuyết này cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của

quá trình phát triển tự nhiên. Và như vậy, theo họ, quyền con người cũng bắt
nguồn từ quy luật tự nhiên, con người bẩm sinh ra đã có, do tự nhiên ban cho:
quyền tự do, bình đẳng và tư hữu; quyền con người là vĩnh hằng, bất biến,
phù hợp với bản tính và ý chí con người.


Nhà nước, pháp luật, nhân quyền không phải do Chúa, thần thánh tạo
ra, mà do kết quả “thoả thuận xã hội” của con người phù hợp với quy luật của
lý trí, nhân danh lẽ phải và đạo đức. Họ lý giải quyền con người là “thứ trời
phú cho”, “là thứ bẩm sinh mà mọi người đều được hưởng như nhau”, “là thứ
không thể tước đoạt và cũng không thể ban nhượng cho ai” [12; tr.34]. Học
thuyết “nhân quyền tự nhiên” thực chất là ngọn cờ dân chủ, nhân quyền, tự
do, bình đẳng, bác ái do giai cấp tư sản giương cao để tập hợp quần chúng
trong cuộc đấu tranh lật đổ ách áp bức vương quyền và thần quyền của chế độ
phong kiến và đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền ở Anh, Hà Lan, Pháp,
Mỹ… Các nhà tư tưởng lớn của học thuyết pháp quyền tự nhiên như
H. Grôtxi, T. Hobbes, J. Locke, Spinôda, S. Môngtécxkiơ, F.Vônte, J.
Rousseau, I. Căngtơ, F.Hêghen, T. Paine, Jefferson,… đã lập luận và đưa ra
nhiều luận điểm quan trọng về nhân quyền tự nhiên, xem xét bản chất, nguồn
gốc nhà nước và pháp luật bằng đôi mắt con người, rút ra những quy luật tự
nhiên từ lý trí và kinh nghiệm, chứ không phải từ tôn giáo và kinh thánh.
Hugô Grôtxi (1583-1645), học giả Hà Lan, một trong những người đầu
tiên sáng lập ra học thuyết tư sản về pháp luật tự nhiên. Trong tác phẩm “Ba
cuốn sách về quyền chiến tranh và hoà bình” (1625), ông đưa ra những luận
điểm cơ bản của học thuyết pháp luật tự nhiên. Theo ông, có hai loại pháp
luật: pháp luật tự nhiên và pháp luật ý chí. Nguồn gốc pháp luật tự nhiên xuất
phát từ bản chất, nhu cầu và lợi ích của con người, các quy luật lý trí của con
người. Đó là cơ sở phát sinh các quyền tự nhiên của con người, các quyền có
nguồn gốc từ các quy luật vĩnh viễn của tự nhiên, là hiện thân của lẽ phải và
công lý. Nhà nước và pháp luật thực định do ý chí con người hay thần

thánh định ra phải phục tùng các quyền tự nhiên, có trách nhiệm tôn trọng và
bảo vệ các quyền tự nhiên của con người và công dân của họ. Các pháp luật
trái với quyền tự nhiên, mâu thuẫn với bản chất tự nhiên của con người –


pháp luật phong kiến, phải bị phê phán và thay đổi cho phù hợp với các quy
luật của lý trí.
Thomas Hobbes (1588 - 1679) nhà triết học duy vật của Anh thế
kỷ XVII được coi là người đầu tiên đưa ra quan điểm về vai trò quyết định
của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người. T.Hobbes cho rằng
con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Tính tự
nhiên làm cho mọi người đều giống nhau về thể xác và tinh thần. Trong trạng
thái tự nhiên, theo ông, khát vọng bản chất của con người mang nặng tính vị
kỷ và hung ác: cuộc sống tự nhiên là một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại
tất cả”, “người với người là chó sói”. Để khắc phục trạng thái tự nhiên, con
người phải từ bỏ các quyền tự nhiên của mình, ký kết với nhau khế ước xã
hội, kết quả là chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội - đó là nhà
nước.
Nhà nước là do con người tạo ra, chứ không hề có nguồn gốc thần
thánh. Nhà nước lập ra là để giữ gìn trật tự xã hội, điều hành sự phát triển xã
hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung. Mỗi công dân phải có nghĩa vụ
tuân theo luật pháp của nhà nước, Nhà nước là chủ thể các quyền. Đó là cách
tốt nhất để mọi người có thể sống yên ổn. Hobbes lý giải về tình trạng hỗn
loạn của thế giới là do các quyền không có giới hạn, không được ghi nhận.
Theo đó, nếu như con người muốn sống trong hoà bình thì phải từ bỏ các
quyền tự nhiên của mình và tạo lập các nghĩa vụ về mặt đạo đức trong một xã
hội dân sự và chính trị. T.Hobbes phản đối quan niệm cho rằng quyền bắt
nguồn từ Luật tự nhiên. Theo ông, thường có sự nhầm lẫn giữa luật (“lex”) và
quyền (“jus”). Luật đề cập đến nghĩa vụ còn quyền thì không cần nghĩa vụ. Vì
rằng bản chất của con người là mong muốn có được hạnh phúc tối đa nên

quyền phải có trước pháp luật. Quan điểm này thể hiện sự khởi đầu quan
trọng trong học thuyết về luật tự nhiên là đặt nghĩa vụ lên trên quyền. Quan


điểm này đề cao chủ quyền của chính quyền nhà nước trong việc ban hành
pháp luật, thu thuế, bổ nhiệm quan chức, toà án…Các công dân không có
quyền gì liên quan đến nhà nước, mà chỉ có nghĩa vụ phải phục tùng các luật
pháp của nhà nước. Hình thức nhà nước thích hợp nhất để bảo vệ công dân
là chế độ độc đoán.
Nhà triết học duy vật Hà Lan B.Xpinôza (1632- 1677) đã tiếp tục phát
triển học thuyết pháp quyền tự nhiên của Grotxi. Xem xét con người như một
bộ phận của tự nhiên, phục tùng các quy luật chung, ông cho rằng trong trạng
thái tự nhiên mỗi người có quyền đối với mọi thứ trong khuôn khổ sức mạnh
và khát vọng của nó. Song cái quyền đó thực tế là quá nhỏ bé, vì sức mạnh và
khát vọng biến con người thành kẻ thù của nhau và trong cuộc chiến tranh
giữa các con người thù địch thì không ai tin rằng quyền của mình sẽ được tồn
tại mãi. Do đó, xã hội và nhà nước ra đời trên cơ sở khế ước, giao quyền cho
nhà nước để nhà nước buộc mọi người phải sống theo các quy luật của lý trí.
Tuy nhiên, khác với Hobbes, Xpinoza cho rằng nhà nước không có quyền vô
hạn đối với công dân của mình.
Tóm lại: Các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những cách thức lý
luận xem xét quyền con người một cách trừu tượng. Nó vẫn còn nhiều hạn
chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến bản chất của quyền
con người. Sau này, Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn
chế đó, đồng thời phát triển những quan niệm về quyền con người đã có trong
các học thuyết triết học trước đây để đi tới quan niệm về bản chất của quyền
con người “là những đặc quyền chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con
người, là thành viên xã hội loài người".
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về quyền con người
1.2.1. Một số nội dung khái quát mang tính phương pháp luận



Lịch sử phát triển của xã hội loài người là những cuộc đấu tranh giải
phóng con người, dân tộc, giai cấp khỏi mọi áp bức, bóc lột, vì vậy vấn đề
con người, quyền con người luôn được sự quan tâm của mọi thời đại trên
phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, mỗi thời đại lại có những sự
quan tâm khác nhau, do đó những phương thức khác nhau để đấu tranh giải
phóng con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, xã
hội, tư tưởng, lĩnh vực các quyền tự do của cá nhân con người,…
Vấn đề quyền con người gắn liền với sự phát triển của xã hội loài
người. Sự phát triển đó là thành quả của cách mạng đấu tranh giải phóng dân
tộc, giai cấp, giải phóng con người, phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng
mình. Vì vậy vấn đề con người, quyền con người luôn là tâm điểm trong các
cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã
hội, đặc biệt trong lĩnh vực đấu tranh tư tưởng.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, giai cấp cầm quyền thống trị xã
hội luôn tìm mọi cách để bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp mình và luôn có
những biện pháp khác nhau nhằm duy trì trật tự, bảo đảm sự ổn định và phát
triển của xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp mình; còn giai cấp bị trị, bị
bóc lột về vật chất, bị áp bức về tinh thần, luôn đấu tranh với nhiều hình thức
khác nhau để dành những quyền vốn có của mình. Chính trong quá trình đó
đã làm cho xã hội phát triển giai cấp thống trị phải nhượng bộ để làm dịu đi
sự đối kháng trong xã hội còn giai cấp bị trị giành lại những quyền nhất định
của mình.
Ở từng thời kỳ lịch sử, mỗi giai cấp thống trị chỉ có thể đáp ứng và bảo
đảm quyền con người ở mức độ nhất định. Sự phát triển của lịch sử đã chứng
minh cho sức mạnh lớn lao của nhu cầu giải phóng con người, nhu cầu về các
quyền và sự tự do của con người. Điều này đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong
các hoạt động của con người, đặc biệt được thể hiện trong đấu tranh chống áp



bức, bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và tự do. Vì vậy, khi
nghiên cứu quyền con người cần phải có cách nhìn biện chứng để thấy được
quy luật vận động của quá trình nhận thức và thực tiễn về quyền con người.
Khi nghiên cứu tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người,
cần phải thấy, cả C. Mác và V.I. Lênin đều không để lại cho chúng ta bất kỳ
một công trình chuyên khảo hay những tác phẩm riêng nào nghiên cứu về
quyền con người, hay một định nghĩa “kinh điển” về quyền con người [16;
tr.13]. Vì vậy nghiên cứu tư tưởng của những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin về quyền con người cần phải tìm cái căn bản nhất của tư tưởng con
đường giải phóng con người của các ông. Tư tưởng nhân văn đấu tranh chống
áp bức, bóc lột giải phóng con người được thể hiện trong các công trình
nghiên cứu tác phẩm của ông về dân chủ, đấu tranh cách mạng, đấu tranh giai
cấp, nhà nước và pháp luật bằng thực tiễn đấu tranh, cách mạng giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc. Đây là vấn đề có tính phương pháp luận quan
điểm phải được quán triệt trong nghiên cứu tư tưởng về quyền con người.
Như vậy mới tìm ra được tư tưởng về quyền con người của các nhà tư tưởng
nói chung và những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng.
Tư tưởng quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về
vấn đề quyền con người, đấu tranh giai cấp giải phóng dân tộc bị áp bức là
một di sản lý luận - thực tiễn to lớn của các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên
toàn thế giới. Đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận để các thế hệ nhà
nghiên cứu macxít tiếp tục suy ngẫm, nghiên cứu, phân tích nội dung của
quyền con người trong lịch sử cũng như quyền con người trên thế giới đương
đại. Và trên cơ sở lý luận về quyền con người cần có sự phê phán những quan
điểm phi khoa học, phi giai cấp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, từ những
nhận thức lý luận mác xít về quyền con người, có thể xây dựng những mô


hình hiện thực về quyền con người phù hợp với thời đại, dân tộc, giai cấp,
điều kiện kinh tế, xã hội,…

Vấn đề quyền con người được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau: triết học, xã hội học, đạo đức chính trị, luật học và đã có những luận giải khoa học, hợp quy luật vận động
của xã hội và hợp lý về quyền con người với tư cách là những giá trị phổ biến
về quyền cá nhân của con người trong xã hội, cũng như quyền của cộng đồng
xã hội. Đồng thời, quyền con người là những giá trị về tính đặc thù của từng
dân tộc và mang tính giai cấp. Bên cạnh đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã luận bàn về những quyền cụ thể của con người. Các quyền
kinh tế như quyền tự do kinh doanh, quyền lao động, quyền sở hữu, quyền
thừa kế; các quyền về văn hóa - xã hội như quyền được giáo dục, quyền
hưởng thụ văn hóa,…
Nội dung quyền con người trong tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn
đề rất lớn, không thể giải quyết mọi nội dung trong một công trình nghiên cứu
nào. Tính nhân văn, tư tưởng về quyền con người của các ông được thể hiện
rõ nét trong chủ nghĩa duy vật lịch sử như lý luận hình thái kinh tế xã hội, quy
luật thay thế giữa các kiểu nhà nước và pháp luật, lý luận về giai cấp, đấu
tranh giải phóng giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc vì quyền độc lập, tự
quyết dân tộc,… Vì vậy khi nghiên cứu, cần tìm hiểu một cách toàn diện, nhìn
nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin.
1.2.2. Nguồn gốc và bản chất của quyền con người
a) Nguồn gốc
Thuật ngữ nhân quyền, theo tiếng Pháp là “droits de I’homme”, tiếng
Anh là “human rights” hay ‘‘the rights of man" - nghĩa là quyền con người
hay quyền của con người. Nó thực sự thịnh hành kể từ sau cuộc cách mạng tư


sản Pháp với sự ra đời của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791.
Với C.Mác và Ph. Ăngghen, hiển nhiên quyền con người là thuật ngữ ra đời
gắn liền với sự ra đời của giai cấp tư sản, với các khẩu hiệu và tuyên ngôn của
các cuộc cách mạng tư sản (mặc dù tư tưởng về quyền con người - về khát

vọng tự do và giải phóng con người đã có từ rất lâu trong lịch sử của xã hội
loài người). Tuy nhiên, nội dung của khái niệm này là sự phản ánh toàn bộ
quá trình đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống lại bất công và nô dịch đối
với con người, và nó đã xuất hiện ngay từ khi trong xã hội có sự phân chia về
giai cấp, có sự thống trị và nô dịch giữa người với người.
Do vậy, quyền con người không thể được đặt trong xã hội nguyên thuỷ
- xã hội chưa có sự phân chia thành giai cấp, Mác và Ăngghen chỉ ra rằng,
trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ "tất cả mọi người đều bình đẳng và tự do,
kể cả phụ nữ. Chưa có nô lệ và thường thường còn chưa có sự nô dịch những
bộ lạc khác”[1; tr.152]. Như vậy, quyền con người là một pham trù lịch sử,
gắn liền với sự ra đời và phát triển của giai cấp. Nhưng quyền con người với
tư cách là một hệ thống lý luận kể từ khi giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính
trị. Và chỉ khi ấy thì quyền con người mới thực sự bước vào lĩnh vực của đời
sống thưc tiễn, nó không còn đơn thuần là lý luận nữa. C.Mác viết : "Như vậy
là giai cấp tư sản đã bắt đầu nền thống trị của nó. Nhân quyền không còn chỉ
tồn tại trên lý luận nữa." [1; tr.187]. Những cá nhân - con người sống trong xã
hội đó bị tha hoá về bản chất ,và do đó quyền bị tha hoá thành "quyền trừu
tượng", "quyền phi hiện thực", “quyền vị kỷ chủ nghĩa”. Vì thế C.Mác đã
nhận xét về nhân quyền trong xã hội tư bản, đó là: "quyền của con người quyền của tôi" và "nhân quyền – quyền vị kỷ chủ nghĩa". Ông cho rằng,
quyền vốn dĩ là sức manh của con người đối với tự nhiên và xã hội, làm cho
nó trở thành sản phẩm tinh tuý của vũ trụ, là thước đo tất thảy, nhưng trong xã


×