Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Thành Phần Kinh Tế Tư Bản Tư Nhân Trong Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Từ 1976 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 111 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ
LUẬN CHÍNH TRỊ


TẠ ÁNH TUYẾT




QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN TRONG
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ 1976 - 2001





NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THANH TÂM



LUẬN VĂN ThS LỊCH SỬ



HÀ NỘI 2006





2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cách mạng Khoa học và Công nghệ diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Một số nước phát triển nhất đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì
tri thức ngày càng trở thành nhân tố sản xuất hàng đầu và là một loại hàng hoá
công cộng. Hiệu quả sử dụng đòi hỏi phải truyền bá miễn phí các tri thức, nhưng
nếu không có phí sử dụng thì không thể khuyến khích sản xuất ra tri thức. Bởi
vậy phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
trên thế giới nói chung có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Việt Nam nói riêng theo xu
hướng tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, khung pháp lý để bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được hoàn thiện.
Số lượng các tổ chức, các nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam đã tăng lên đáng kể đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà nội, Hải phòng,
Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… Trong số các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vào Việt Nam phải kể đến các nước hàng đầu như:
Pháp, Đức, Mỹ, Italia, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Trên cơ sở xác định cơ
sở pháp lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như
trong nước an tâm hơn trong việc sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam, chống lại
việc cạnh tranh không lành mạnh, cấm sản xuất và buôn bán hàng giả, bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho người sản xuất và người tiêu dùng. Nhiều đơn vị sản
xuất và buôn bán hàng giả đã bị phát hiện và xử lý.
Tuy nhiên các hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
có nhiều hạn chế như: Số lượng các tổ chức, cá nhân trong nước đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ còn ít, chưa tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, tình


3

trạng vi phạm luật kéo dài gây nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu trí tuệ và người
tiêu dùng.
Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc
biệt kể từ ngày 26/10/2004 công ước Berne mà Việt Nam cam kết thực hiện để tạo
ra môi trường kinh doanh lành mạnh bắt đầu có hiệu lực.
Trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ta đã tích
cực nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá
nhân trong nước cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam. Song thực tiễn cho thấy rằng số lượng các vụ tranh chấp, vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ vẫn không giảm mà ngược lại càng gia tăng.
Từ tình hình trên buộc chúng ta phải nhìn lại một cách thẳng thắn, khách
quan về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó vạch ra những giải pháp
đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội. Do đó “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội
ở Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trên thế giới việc nghiên cứu sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đã được các nước và các tổ chức quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này trong thời gian qua.
Ở Việt Nam cho đến nay vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề mới mẻ vì
vậy việc nghiên cứu quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam còn ít ỏi. Trong Thư viện Quốc gia chỉ có hai luận án tiến sỹ viết về đề tài
này:


4
- Tiến sỹ Lê Xuân Thảo: “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp
luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”-
Chuyên ngành Luật học.

- Tiến sỹ Nguyễn Thị Quế Anh: “Bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt
sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam dưới ánh sáng của hiệp định TRIPS (Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)”- Chuyên
ngành Luật học.
Năm 2001 - 2005 Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn có một số luận văn thạc sĩ về đề tài này như:
Nguyễn Thị Hồng Yến: “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định
TRIPS/WTO trong so sánh với pháp luật Việt Nam” - Chuyên ngành Luật học.
Các đề tài trên đều nghiên cứu dưới góc độ pháp luật chưa đi sâu nghiên
cứu dưới góc độ kinh tế và ảnh hưởng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối
với sự phát triển kinh tế xã hội.
Năm 2005 tại Học viện Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tuấn Nghĩa đã bảo vệ
thành công luận văn thạc sĩ: “Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường” -
Chuyên ngành Kinh tế chính trị nhưng đó là một đề tài rất rộng nghiên cứu về sở
hữu trí tuệ chứ chưa nghiên cứu dưới góc độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong
nền kinh tế thị trường.
Thời gian gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế do Cục
sở hữu trí tuệ tổ chức, đã có nhiều báo cáo trình bầy về từng vấn đề cụ thể về
Luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ
thống về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, nhất là phân tích một cách sâu


5
sắc sự tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn là tìm hiểu lý luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Từ đó đề xuất
những phương hướng và giải pháp khả thi nhằm thực hiện nghiêm việc bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
và phân tích tác động của nó đến sự phát triển kinh tế nói chung.
+ Khảo sát tình hình thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
trong thời gian qua và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển kinh tế xã hội.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu ở tầm vĩ mô để thực thi nghiêm việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu.
Tuy có đề cập cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng luận văn
không đi sâu nghiên cứu pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà dưới góc
độ kinh tế chính trị, luận văn làm nổi bật vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam nói riêng.
* Phạm vi nghiên cứu


6
Tập trung vào bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, có
tham khảo kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Chính trị, nhất
là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, phương pháp
phân tích và tổng hợp, sử dụng số liệu thống kê.
6. Những đóng góp của luận văn
- Nêu rõ được tầm quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phát
triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng.
- Khắc họa thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Luận giải có cơ sở khoa học một số phương hướng và giải pháp nhằm
hoàn thiện việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Sở hữu trí tuệ và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
trong kinh tế thị trường.
Chương 2: Tình hình về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động bảo vệ
quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.



7
Chương 1
SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1. Sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1. Quyền sở hữu trí tuệ
Sang đầu thế kỷ XXI, nhiều nước phát triển trên thế giới đang chuyển biến
mạnh mẽ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, từ nền văn minh
công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh đó, tri thức trở thành
nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Con
người có tri thức khoa học và công nghệ cùng với kỹ năng lao động cao là lợi thế
có ý nghĩa quyết định sự phát triển của mọi quốc gia, các lợi thế tự nhiên (tài
nguyên thiên nhiên, nhân lực rẻ, vốn…) ngày càng lui xuống hàng thứ yếu.
Chính vì vậy trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức hay là

quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất hơn cả quyền sở hữu về vốn, tài
nguyên thiên nhiên và đất đai. Giá trị xã hội cũ lấy sản phẩm vật chất làm chủ
đạo nay đang được thay thế bằng giá trị mới lấy việc sản xuất thông tin, tri thức
để tiến hành sản xuất làm chủ đạo. Ai nắm được tri thức thì người đó dành được
ưu thế và thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Đây là tài sản vô hình nhưng có khả
năng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần to lớn, mang lại sức mạnh và ưu
thế cạnh tranh cho chủ sở hữu.
Sở hữu trí tuệ được thể chế hoá thành các quyền cụ thể bao gồm quyền tác
giả (đối với tác phẩm), quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền đối với sự trình
diễn tác phẩm) và quyền sở hữu công nghiệp (quyền đối với phát minh, sáng chế,
giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý,
giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh ).


8
1.1.2. Những đặc điểm của tài sản trí tuệ
+ Thứ nhất: Đó là tài sản vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể và khó
kiểm soát.
Tài sản trí tuệ là nguồn khai thác vô tận không bao giờ cạn kiệt, có thể rất
nhiều người chiếm hữu và sử dụng nó mà không làm giảm đi giá trị thực tế của
nó. Một tri thức có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều người. Có thể vô số người
cùng sử dụng một tri thức mà không ai mất phần. Một người có thể sử dụng
nhiều lần mà không phải trả thêm tiền. Người sau có thể kế thừa “tài sản trí tuệ”
của người đi trước để tạo ra một tri thức mới. Bởi vậy, tài sản trí tuệ là tài sản
khó kiểm soát nhất.
+ Thứ hai: Chi phí cho nghiên cứu rất lớn nhưng sản phẩm lại rẻ.
Ví dụ: Chi phí cho việc nghiên cứu đĩa CD đầu tiên tổn phí hết 50 triệu
USD, nhưng đĩa thứ hai và các đĩa tiếp theo chỉ tốn 3 USD [51].
Như vậy sản phẩm phải được bán với giá bao gồm cả chi phí cho nghiên
cứu thì mới thu hồi được vốn, có lợi nhuận và bản quyền dành cho tác giả. Nếu

không những người có phát minh hay sáng chế sẽ bị phá sản.
+ Thứ ba: Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, một tri thức mới ra đời dễ
dàng được lưu chuyển khắp thế giới. Bởi vậy lợi ích thu được từ tri thức và công
nghệ mới không nhất thiết thuộc về nơi phát minh ra chúng mà tuỳ vào khả năng
ứng dụng và việc tổ chức sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp nhất.
Ví dụ: Hoa Kỳ đã phát minh ra máy quay phim và máy ghi âm, máy fax.
Hà Lan phát minh ra máy CD nhưng phần lớn lợi nhuận của sản phẩm này lại rơi
vào tay Nhật Bản [72].
Do những đặc điểm trên việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữ vai trò cực
kỳ quan trọng, ở đây nảy sinh hai xu thế đối lập nhau: Muốn sử dụng tài sản trí


9
tuệ có hiệu quả phải phổ biến nhanh, rộng rãi và toàn bộ tri thức với giá rẻ, thậm
chí bằng không. Nhưng việc sản xuất ra tri thức rất tốn kém, đòi hỏi phải tạo
điều kiện cho những người đã sáng tạo ra tri thức bù lại được những chi phí và
có lãi gắn với việc sử dụng tri thức để họ tiếp tục sáng tạo ra tri thức mới.
Mâu thuẫn giữa một bên là mục tiêu bảo đảm quy mô toàn xã hội được sử
dụng tri thức với một bên là động lực khuyến khích sáng tạo tri thức bằng đãi
ngộ vật chất, chỉ có thể giải quyết bằng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Pháp
luật phải thừa nhận quyền sở hữu trí tuệ của người đã sáng tạo ra tri thức như
một tài sản cá nhân, cho phép họ độc quyền các phát minh, sáng chế của mình
trong một thời gian và không gian nhất định. Hoặc là nhà nước trả cho họ những
chi phí để sáng tạo ra tri thức mới ấy, khi đó họ sẽ từ bỏ quyền chuyên hữu tri
thức của mình, cái đã được sản xuất ra thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích người có óc sáng chế, dọn
đường cho những phát minh tiếp theo. Người phát minh muốn được cấp bằng
sáng chế thì phải công bố chi tiết phát minh của mình và dựa vào những thông
tin này, có thể sẽ xuất hiện những phát minh tiếp theo. Tuy nhiên, bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ thông qua cấp bằng sáng chế nhiều khi lại hạn chế việc sử dụng và

khai thác tri thức mà nếu được tự do sử dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội
hơn. Do đó thời gian bảo hộ quá dài, sẽ cản trở tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ví dụ: Việc Quốc hội Anh kéo dài thời gian bảo hộ bằng sáng chế cấp cho
Watt tới 25 năm đã dẫn tới chỗ Watt cản trở việc ứng dụng hơi nước có áp lực
cao vào nghành đường sắt. Nếu độc quyền của Watt chấm dứt trước năm 1783
thì nước Anh sẽ có đường sắt sớm hơn [84].
Việc công nhận và ứng dụng những thành tựu sáng tạo của con người,
khai thác nó như một tài sản kinh tế sẽ là chìa khoá để đạt được sự thịnh vượng


10
của các quốc gia. Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã nhận thức sâu sắc
vai trò của sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên đã chủ động
gắn các chính sách về sở hữu trí tuệ với chiến lược phát triển tổng thể kinh tế xã
hội của nước mình.
Khái niệm “tài sản trí tuệ” và “luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” đã được
đưa vào hệ thống luật của các nước phát triển từ cuối thế kỷ XIX và trở thành
một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Tại Vương quốc Anh, việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ được luật hoá tại bộ luật Anne năm 1709, tại Pháp hệ thống
bảo hộ được triển khai từ năm 1789 và tại Mỹ từ năm 1787.
Khái niệm “quyền sở hữu trí tuệ” được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Có học giả cho rằng không có một khái niệm chung đơn nhất có thể bao
quát được tất cả các tài sản trí tuệ. Có học giả lại cho rằng quyền sở hữu trí tuệ
bao gồm các đối tượng như: Sáng chế, quyền tác giả, bí mật thương mại, tên
thương mại, và tập hợp các quyền khác. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
đã đưa ra một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất: “Sở hữu trí tuệ được
hiểu rộng rãi hơn và bao gồm các quyền liên quan tới các sản phẩm văn học nghệ
thuật, khoa học, sự trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền
thanh, phát và truyền hình, các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực, các phát minh khoa
học, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, các tên

thương mại và chỉ dẫn thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh và các
quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực Khoa học, Công
nghệ, Văn học nghệ thuật” (Điều 2 Công ước Stockholm 1967 về việc thành lập
WTO).
Hiệp định TRIPS (1994) đã quy định 7 đối tượng thuộc phạm vi của
quyền sở hữu trí tuệ là: Sáng chế, quyền tá giả, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa


11
lý, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật. Tại
Việt Nam, vấn đề sở hữu trí tuệ đã được đề cập từ những năm 1980 nhưng trong
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, pháp luật đã coi sở hữu trí tuệ là sở hữu toàn
dân, nhà sáng chế được cấp bằng tác giả sáng chế, được trả thù lao, xong quyền
sở hữu thuộc về nhà nước. Do vậy, không phát huy được trí sáng tạo của các cá
nhân. Kể từ năm 1989 khi pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời
thì nhà nước thừa nhận quan điểm cho rằng: Các sản phẩm trí tuệ do con người
sáng tạo ra và chính con người có quyền sở hữu chúng. Nhà nước phải bảo hộ
quyền tư hữu đó. Chính vì vậy, nhà nước đã cấp bằng độc quyền sáng chế, công
khai thừa nhận quyền tư hữu đối với các tài sản trí tuệ. Đến năm 1995 sau khi
quốc hội ban hành “Bộ luật dân sự” chúng ta mới có những quy phạm pháp luật
về sở hữu trí tuệ mang đầy đủ hiệu lực pháp lý.
1.1.3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc pháp luật bảo đảm các điều kiện để
chủ sở hữu trí tuệ có thể thực thi các quyền của mình, đồng thời ngăn chặn, xử lý
mọi hành vi sử dụng quyền nói trên do người thứ ba thực hiện nếu không được
phép của chủ sở hữu.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng việc nhà nước cấp văn
bằng độc quyền cho chủ sở hữu trí tuệ trong một thời gian nhất định, nhằm
chống lại bất kỳ một sự xâm phạm nào của bên thứ ba.
Đặc điểm của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là phải dựa vào pháp luật và

các cơ chế thực thi đủ mạnh để ngăn chặn việc sử dụng các tài sản trí tuệ một
cách bất hợp pháp của bên thứ ba. Bởi vì tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình và
công khai với công chúng (trừ bí mật thương mại) tài sản trí tuệ có thể bị lấy đi
tự do nếu không có sự bảo hộ nghiêm ngặt của pháp luật.


12
Ví dụ: Một tác phẩm văn học vừa được in ra nếu thiếu sự bảo hộ ngay lập
tức nó sẽ bị sao chép và bán với giá rẻ hơn, làm cho nhà sản xuất bản gốc không
những không thu được lợi nhuận và còn không thu hồi được vốn và những chi
phí dành cho tác giả.
Công nghệ cho phép số hoá các từ ngữ, âm thanh, hình ảnh cũng chính là
công nghệ cho phép bất kỳ người nào cũng đều dễ dàng sao chép một cách trái
phép, công nghệ cũng cho phép người khác giả mạo một cách dễ dàng nhãn mác
của người khác và dán nhãn mác đó vào hàng hoá của mình. Và sáng chế một
khi đã được cấp bằng trở thành tài liệu công khai mà người khác có thể sao chép
lại mà không xin phép. Do đó, biện pháp duy nhất để phòng chống “trộm cắp”
sáng chế đã được cấp bằng, tác quyền, hoặc nhãn hiệu hàng hoá… là thực hiện
các chế tài nghiêm khắc như chế tài hành chính, dân sự, hình sự.
Tác phẩm được bảo hộ phải là tác phẩm nguyên gốc trong lĩnh vực văn
học nghệ thuật, bao gồm phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu. Bảo hộ quyền tác
giả không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được thể hiện bằng việc nhà nước cấp
bằng bảo hộ cho chủ thể sở hữu công nghiệp. Bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp là chứng chỉ duy nhất của nhà nước xác nhận quyền sở hữu
công nghiệp của chủ thể được cấp văn bằng, quyền tác giả của các tác giả sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và xác nhận khối lượng bảo hộ đối
với quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 63/CP ngày
24/10/1996).
Quyền sở hữu công nghiệp của một chủ thể phát sinh từ thời điểm được

cấp bằng bảo hộ.


13
Ví dụ: Một người có sáng chế nhưng không nộp đơn đăng ký với Cục Sở
hữu trí tuệ nên chưa được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc họ làm thủ tục nói
trên sau một người thứ hai thì họ không được nhận sự bảo hộ bằng pháp luật từ
phía nhà nước. Đây là điểm khác với quyền tác giả, quyền tác giả được bảo hộ từ
khi tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức nhất định.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của từng
nước và các hiệp ước quốc tế mà nước đó cam kết tham gia.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điều 766 (Bộ luật Dân sự)
và Điều 14 Nghị định 76/CP là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác
giả chết cho mọi loại hình tác phẩm, không có quy định về thời gian bảo hộ
quyền của người biểu diễn. Như vậy pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả
và các quyền liên quan về cơ bản tương thích với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên
cần bổ sung quy định cụ thể về chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu. Về nội
dung và thời hạn bảo hộ đối với các quyền liên quan, đồng thời quy định về
quyền tác giả không tính theo đời người trong Nghị định 76/CP (cần được sửa
đổi).
Điều 759 (Bộ luật dân sự) quy định: “Tác giả chủ sở hữu tác phẩm khi bị
người khác xâm phạm quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm, có quyền
yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc
người đó phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi
thường thiệt hại”. Điều này thể hiện quan điểm và cơ chế bảo hộ đối với quyền
tác giả. Pháp luật không dùng từ “Bảo vệ” mà dùng từ “Bảo hộ” hàm ý tác giả và
chủ sở hữu tác phẩm có quyền tự bảo vệ trong trường hợp không tự bảo vệ được
mới yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi các biện pháp cần thiết để



14
chấm dứt hành vi xâm phạm và phục hồi quyền bị xâm phạm. Tức là theo cơ chế
bảo hộ tự động.
Về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại điều 791
(Bộ luật Dân sự), các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn
bảo hộ có hiệu lực và có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật.
Bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp cho
đến khi kết thúc hoặc chấm dứt thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế về nhãn hiệu.
Thời gian bảo hộ ở đây là thời gian nhà nước bảo đảm cho chủ sở hữu,
chủ sử dụng có quyền khai thác các đối tượng của mình nhằm bù đắp lại các chi
phí đã bỏ ra và để hưởng lợi từ các đối tượng đó.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì:
+ Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ
ngày nộp đơn hợp lệ.
+ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10
năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
+ Bằng đối tượng kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5
năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể gia hạn liên tiếp hai lần mỗi lần 5 năm.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất sứ hàng hoá có hiệu lực vô
thời hạn từ ngày cấp.
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường là cơ
quan có thẩm quyền xem xét và quyết định gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo
hộ.
Thời gian bảo hộ theo pháp luật Việt Nam phù hợp với thông lệ của các
nước trên thế giới, bảo đảm thời gian cần thiết bù đắp những chi phí mà tác giả


15
chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích đã bỏ ra, do đó khuyến khích sự sáng tạo
của các thành viên trong xã hội.

Phạm vi bảo hộ mang tính lãnh thổ. Tất cả các nhà đầu tư đến nước nào
đều phải tuân theo pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở nước đó. Tuy nhiên, trong
xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển với mức độ nhanh chóng như hiện nay
thì các nước cần hoàn thiện luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho phù hợp với
những quy định của hệ thống pháp luật quốc tế.
Hệ thống luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoàn thiện và bộ máy thực thi
đủ mạnh sẽ đạt các mục đích: Ngăn ngừa và xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.
WIPO là tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đang quản lý hai văn bản lâu đời
nhất điều chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ. Đó là Công ước Paris về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp năm 1883 (sửa đổi năm 1979) và công ước Berne về bảo hộ
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật năm 1886 (sửa đổi năm 1971). Những văn
bản này đã điều chỉnh hai lĩnh vực quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm
quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Theo quy định mới đây những nước
nào muốn trở thành thành viên của WTO thì phải tham gia vào công ước Paris và
công ước Berne.
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định “Để bảo hộ và
thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu
phải thực hiện chương trình này và các quy định có nội dung kinh tế của: Công
ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật; Công ước Paris về quyền sở
hữu công nghiệp và một số công ước khác” [18].
Tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay hệ thống quy phạm pháp luật về sở
hữu trí tuệ không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hệ thống pháp


16
luật và thông lệ quốc tế. Nó được thể hiện ở Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân
sự (Phần thứ 6 chương II và chương III), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 1997 (được sửa đổi bổ sung năm 2002), Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi
bổ sung 2001), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Pháp lệnh giống cây

trồng năm 2004, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hải quan
năm 2002… và các văn bản khác hướng dẫn thi hành luật.
1.1.4. Mục đích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia
trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Chưa bao giờ vấn đề sở hữu trí tuệ lại được
đưa ra một cách cấp bách như hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế tri thức, dựa
vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ với hàm lượng trí tuệ
ngày càng cao.
Thực tiễn cho thấy muốn khuyến khích đầu tư sáng tạo, chuyển giao công
nghệ mới tiên tiến hiện đại thì phải ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ sử dụng bất
hợp pháp các thành quả sáng tạo.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm các mục đích sau:
Một là: Bảo vệ lợi ích của người phát minh, khuyến khích phát hiện cái
mới.
Quyền sở hữu trí tuệ quyết định khả năng tồn tại và hoạt động trong tương
lai của mỗi doanh nghiệp. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy: Năm 1982
khoảng 62% tài sản của doanh nghiệp ở Hoa Kỳ là tài sản vật chất nhưng đến
năm 2000 con số đó giảm xuống chỉ còn 30%. Vào đầu những năm 1990 ở châu
Âu tài sản vô hình chiếm 1/3 tổng số tài sản. Tại Hà Lan năm 1992 tài sản vô
hình chiếm 35% tổng đầu tư của nhà nước và tư nhân [85, tr.54].


17
“Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng của chính sách sở
hữu trí tuệ của chính phủ” [85, tr.93]. Chủ sở hữu có thể tự mình ứng dụng hoặc
chuyển nhượng bằng độc quyền sáng chế để thu lại chi phí đã bỏ ra tái sản xuất
ra tri thức.
Nhiều khi sản phẩm trí tuệ có tính ứng dụng cao cho hoạt động kinh tế -
xã hội nhưng do hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không nghiêm ngặt khiến

chủ sở hữu chưa thu được đủ chi phí sản xuất nên họ không muốn đăng ký với
cơ quan hữu quan. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước hết là bảo vệ lợi ích của
người phát minh nhằm khuyến khích các viện nghiên cứu chuyển giao và triển
khai trí thức thông qua việc gắn kết các nỗ lực của nhà nước và giới khoa học
với các nỗ lực của khu vực thương mại. Đặc biệt ở các nước đang phát triển như
ở nước ta khi kinh phí dành cho nghiên cứu và triển khai trong khu vực công
nghiệp còn thấp thì cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh hơn để gia tăng tài trợ
tư nhân trong khu vực này hoặc để tăng lợi nhuận từ sản phẩm và dịch vụ đạt
được trong thương mại, có sử dụng kết quả nghiên cứu để đầu tư tiếp cho nghiên
cứu và triển khai.
Những nghệ sĩ, người sáng tạo và doanh nhân cạnh tranh trực tiếp với
những sản phẩm bất hợp pháp là người cảm nhận trực tiếp nhất hậu quả về mặt
xã hội của nạn bằng giả và chiếm đoạt.
Ví dụ: Những nhạc sĩ, ban nhạc, công ty ghi âm và nhà phân phối trong
nước không thể phát hành một đĩa CD vì các sản phẩm của họ bị đẩy ra khỏi thị
trường bởi các bản sao làm giả được bán với giá thấp và không bảo đảm chất
lượng.
Hai là: Bảo vệ lợi ích người sản xuất.


18
Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhất là sở hữu công nghiệp làm cho
doanh nghiệp nắm quyền sở hữu mất thị phần trên thị trường, không chỉ giảm
bớt doanh thu và lợi nhuận mà còn ảnh hưởng xấu đến vị trí và hình ảnh của
doanh nghiệp trên thị trường. Sự điêu đứng của các doanh nghiệp làm ăn chân
chính và của những nghành công nghiệp non trẻ do nạn hàng giả, hàng nhái,
hàng sao chép lậu đang đe dọa nghiêm trọng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không có hiệu quả sẽ làm cho môi
trường kinh doanh trở nên không lành mạnh. Hàng giả, hàng nhái và hàng sao
chép với hàng thật đan xen lẫn nhau, gây tổn thất và làm mất lòng tin của người

tiêu dùng và hậu quả sẽ rất lâu dài, không thể lường trước được. Hậu quả là nhà
sản xuất chân chính bị thiệt thòi, uy tín của doanh nghiệp bị suy giảm. Trong khi
đó lợi ích của các doanh nghiệp vi phạm lại càng gia tăng.
Ví dụ: Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ ước tính rằng các phim bị quay trộm
bằng máy ghi âm và phim ăn cắp làm cho nghành công nghiệp phim ảnh Hoa Kỳ
thiệt hại khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với nạn hàng giả và
hầu hết bị giảm thị phần bởi hàng giả. Ông Thịnh Sỹ, phó Giám đốc Công ty
bánh kẹo Tràng An cho biết: Do sự gia tăng của hàng giả nên thu nhập của công
ty Tràng An về mặt hàng bánh kẹo giảm 30% so với năm ngoái. Công ty bánh
kẹo Hải Hà cũng bị giảm 40% sản lượng so với trước đây. Ông Chấn Văn
Thành, phó Giám đốc công ty TNHH Hữu Tiến cho biết, trong năm 2000 năng
suất và doanh thu của công ty đã giảm xuống đến 70% so với năm trước đây do
bị hàng giả lấn át [47].
Theo luật pháp, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi
thường, nhưng đây là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, không phải lúc nào người


19
bị thiệt hại cũng có thể đưa ra bằng chứng để chứng minh thiệt hại của mình, đặc
biệt là các thiệt hại vô hình như uy tín trên thương trường.
Ba là: Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng. Nhãn hiệu và uy tín của sản phẩm là chỉ dẫn
thương mại giúp người tiêu dùng tìm đến sản phẩm yêu thích đáp ứng nhu cầu và
thị hiếu của mình. Người tiêu dùng thường có thói quen mua hàng mang nhãn
hiệu mà họ đã quen dùng vì họ tin tưởng hàng hoá đó có chất lượng tốt như họ
đã được biết.
Hiện nay nạn hàng giả phát triển với quy mô quốc tế. Việc ăn cắp bản
quyền và giả mạo hàng hoá không chỉ diễn ra với các hàng tiêu dùng như túi

sách, nước hoa và quần áo mà cả dược phẩm. Thậm chí cả những phụ tùng của
máy bay. Việc mua nhầm một túi sách tay dởm nhãn hiệu Chanel hoặc đồng hồ
Rolex có thể gây ra nỗi kinh hoàng, tức giận hoặc căng thẳng về tâm lý. Việc
mua phải dược phẩm giả mạo có thể gây ra hậu quả chết người. Đã có trường
hợp một máy bay được lắp ráp bằng êcu và bulông giả mạo khi ở độ cao
12.000m đinh ốc long ra làm máy bay rơi. Tại Việt Nam, điều đáng lo ngại là
hiện tượng hàng giả ngày càng phát triển một cách tinh vi, khó phát hiện [71].
Ví dụ: Máy tính Casio giả đã bắt chước toàn bộ kiểu dáng và nhãn hiệu
của loại máy LC - 403LB, Fx - 500… Sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục
xuất bản được in lậu bán tràn lan trên thị trường chỉ khi người tiêu dùng sử dụng
mới phát hiện ra hàng in lậu. Mì chính giả nhãn hiệu AJINOMOTO hiện nay
đang lưu hành trên thị trường với lôgô hình thức mẫu mã giống hệt hàng thật, Xi
-rô paracentamol giả đã cướp đi sinh mạng của 109 trẻ em ở Nigeria (nguồn:
http:// www.interpol.int). Một phiên bản giả thuốc kháng sinh loại kháng sinh


20
Ceclor đã làm cho trẻ em ở 7 bang ở Hoa Kỳ phải chịu đựng đau đớn vì nhiễm
trùng tai và có khả năng chịu tổn thương tai vĩnh viễn (nguồn: http:
//www.iacc.org). Năm 1989 một máy bay của Na uy đã bị rơi làm chết 55 người,
nguyên nhân được báo cáo là do bu-lông giả tiêu chuẩn thấp. Năm 1987 một vụ
rơi máy bay trực thăng làm thiệt mạng một phóng viên là do khớp ly hợp giả gây
ra, khi tiếp tục điều tra người ta phát hiện ra rằng đã xảy ra những tai nạn tương
tự và trên 600 máy bay trực thăng, trong đó một số đã bán cho Nato được trang
bị chính các phụ tùng giả đó của hàng giả.
Chất lượng và độ bền của hàng giả đều kém hàng thật đã gây ra nhiều rắc
rối cho người tiêu dùng .
Ví dụ: Nút bấm loại máy tính nhãn hiệu Casio giả sẽ bị bong ra sau một
thời gian ngắn sử dụng hoặc thực hiện sai các phép tính. Hàng giả còn gây ra
thiệt hại tài chính đối với người tiêu dùng. Quyền sở hữu trí tuệ có tầm quan

trọng đặc biệt đối với hoạt động thương mại. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ yếu là một trong những lý do chính dẫn đến các hoạt động kinh doanh phi
pháp và mang tính “chụp giật”. Nếu hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và đó
chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển thương mại [46].
Bốn là: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng vai trò to lớn đối với đầu tư
nước ngoài và chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh
doanh của nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước
sở tại, trong đó hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng.
Nét đặc trưng của các công ty đa quốc gia là chúng sở hữu những khoản
tài sản vô hình quan trọng nhất.


21
Ví dụ: Tài sản vô hình của hãng Walt Disney chiếm tới 70,9% tổng tài
sản, hãng Mike chiếm 76%, còn ở các hãng kinh doanh máy tính phần mềm như
Microsoft thì tài sản vô hình chiếm tới 98% Xét trên góc độ quyền sở hữu trí
tuệ, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của một
công ty. Các công ty đa quốc gia có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn
của mình tại các nước có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh, vì họ có
thể bảo hộ tốt bí mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa. Một trong các yếu tố mà
nhà đầu tư quan tâm là khả năng kiểm soát thị trường phân phối và tiêu thụ sản
phẩm. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là một giải pháp hữu hiệu để loại trừ cạnh
tranh không lành mạnh, chống nạn làm hàng giả… Quyền sở hữu công nghiệp
gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, công nghệ mới thường là các giải pháp
kỹ thuật mới có tính sáng tạo được cấp bằng độc quyền theo cơ chế bảo hộ sáng
chế. Trong chuyển giao công nghệ, người được chuyển giao muốn tiếp thu giải
pháp kỹ thuật được bảo hộ sáng chế trước tiên phải được chuyển giao quyền sử
dụng, tức là được khai thác công nghệ trong một thời hạn, lãnh thổ với những
hạn chế ràng buộc nhất định về nghĩa vụ. Để bảo vệ uy tín của công nghệ, của

chất lượng sản phẩm do công nghệ tạo ra, đồng thời lại muốn doanh số tiêu thụ
sản phẩm ngày càng tăng để làm căn cứ tính bản quyền thì quá trình chuyển giao
công nghệ thường đi kèm với chuyển giao sử dụng nhãn hiệu. Xây dựng được
một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh mới có điều kiện tiếp nhận công nghệ
tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước.
Tóm lại: Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu,
phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và tạo uy tín cho sản phẩm,
kinh doanh lành mạnh. Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của Đảng ta là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế


22
không có cách nào khác là chúng ta ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại. Bởi vậy, phải coi trọng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đàm
phán, ký kết các hiệp định thương mại và hàng hải song phương với nước ta, tất
cả các nước đặc biệt là nước phát triển đều yêu cầu đưa nội dung bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ vào hiệp định. Điển hình là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ trong đó chương lớn nhất là chương về sở hữu trí tuệ (Chương II)
Thực tiễn quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với nước ngoài trong
những năm qua cho thấy phía nước ngoài chỉ mạnh dạn đầu tư và chuyển giao
công nghệ vào Việt Nam khi các quyền tài sản của họ được an toàn. Muốn mở
rộng giao lưu kinh tế, thương mại với các nước trên thế giới, muốn thu hút đầu
tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại
vào Việt Nam, muốn hội nhập kinh tế quốc tế, phải bảo đảm một cách có hiệu
quả quyền sở hữu trí tuệ. Cần có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ thống nhất,
đầy đủ, đồng bộ, cụ thể, minh bạch và có hiệu lực thực sự, tương thích với luật
chơi chung trên trường quốc tế, và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về
sở hữu trí tuệ.
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tụê

1.2.1. Kinh nghiệm về thể hoá quyền sở hữu trí tuệ
Ý thức được vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát
triển kinh tế xã hội, hơn 100 năm qua các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau
đưa ra nhiều thoả ước nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế
quan trọng nhất liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là:
- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883.
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886.
- Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa
âm thanh và các nhà tổ chức phát thanh 1961.


23
- Công ước Geneva 1971 về bảo hộ các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và
việc chống sao chép trái phép các băng đĩa âm thanh.
- Công ước Brussels về việc phổ biến các tín hiệu mang chương trình được
truyền qua vệ tinh 1974.
- Hiệp định về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại 1993.
- Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại (TRIPS).
Để thực hiện những hiệp ước nói trên, mỗi nước phải xây dựng một hệ
thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế thực thi đủ mạnh. Ở châu Âu
và Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hình thành rất sớm
đầu thế kỷ XVI.
Ví dụ: Đạo luật của Nữ hoàng Anne ở nước Anh là bộ luật về bản quyền
sớm nhất được thông qua vào năm 1709.
Đạo luật về đặc quyền năm 1642 là bộ luật thành văn đầu tiên của Anh đã quy
định một đặc quyền cho sáng chế trong một thời gian nhất định.
Luật về bằng độc quyền sáng chế đầu tiên của Pháp quy định về bảo hộ
quyền của người sáng chế vào năm 1791, sau cách mạng Pháp và tuyên ngôn về
quyền con người và quyền công dân.

Ở Mỹ, năm 1788 hiến pháp đã quy định rõ về bằng độc quyền sáng chế và
sự bảo hộ việc sáng chế thông qua việc cấp bằng độc quyền cho người sáng chế.
Hơn nữa, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các đạo luật riêng biệt
điều chỉnh từng đối tượng sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Ở Trung Quốc việc xây dựng khung pháp luật về quyền sở hữu trí
tuệ bao gồm: Luật nhãn hiệu hàng hoá năm 1982 (sửa đổi năm 2001), Luật sáng
chế năm 1984 (sửa đổi năm 2000), Luật bản quyền năm 1990 (sửa đổi năm
2001), Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993. Ở các nước khác như
Anh, Mỹ, Nhật, Thái Lan… cũng đều làm như vậy.


24
Hệ thống pháp luật hoàn thiện về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Số đơn yêu cầu cấp bằng
độc quyền sáng chế ngày càng tăng. Đặc biệt là ở các nước châu Âu, Nhật Bản
và Hoa Kỳ.
Ví dụ: Ở Nhật Bản phải mất 95 năm để cấp 1 triệu bằng độc quyền sáng
chế đầu tiên, trong khi chỉ mất 15 năm để cấp 1 triệu bằng sáng chế tiếp theo,
(đến tháng 8 năm 2002 hiệp ước hợp tác về bằng độc quyền sáng chế do WIPO
quản lý) có 117 quốc gia thành viên.
WIPO nhận hơn 103.000 đơn theo Hiệp ước hợp tác về bằng độc quyền
sáng chế (PCT) trong năm 2001 tăng 14,3% so với năm 2000. Trong đó liên tục
đứng đầu danh sách người sử dụng lớn nhất của hệ thống này là các ngành công
nghiệp và sáng chế đến từ các nước như: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (38,5% tổng
số đơn trong năm 2001), Đức 13,1%, Nhật 11,4%, Anh 6%, Pháp 6%. Việc sử
dụng Hiệp ước hợp tác về bằng độc quyền sáng chế đang tăng lên tại các nước
đang phát triển.
Bảng 1: Số lượng đơn theo PCT do người sử dụng PCT ở các nước
đang phát triển được lựa chọn nộp
Nước

Năm 2000
Năm 2001
Tăng trưởng (%)
Braxin
161
193
20
Trung Quốc
579
1670
188
Ấn §é
156
316
103
Mªhic«
71
107
51
Hµn Quèc
1514
2318
53
Singapo
225
271
20
Nam Phi
386
418

8
Nguån: S¸ch së h÷u trÝ tuÖ, tr.36.


25
Tóm lại: Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả tr-ớc hết phải hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phải xây dựng các đạo
luật riêng biệt điều chỉnh từng đối t-ợng sở hữu trí tuệ. Trên thực tế không ít
ng-ời đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nhiều lĩnh vực
khác nhau, đ-a lại những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội, đặc biệt là nạn làm
giả và chiếm đoạt diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
Bng 2: T l lm gi, chim ot din ra trờn th trng thng nht chõu u 1999
Lnh vc liờn quan
T l lm gi/chim ot
X lý d liu
39%
Nghe nhỡn
16%
Dt
10-16%
m nhc
10%
Ph tựng xe c
5-10%
Th thao gii trớ
5-7%
Ngun: />ert/htm#2.
Nh vy t l chim ot lnh vc x lý d liu, c bit l ng dng
phn mm thng mi dựng cho mỏy tớnh cỏ nhõn trờn ton cu ó t ti mc
kinh ngc (39%). Tuy nhiờn t l ny ó tng l 49% vo nm 1994, gim 10%

trong vũng 5 nm. Ngi ta c tớnh rng trong nm 1999 ngnh cụng nghip
phn mm ó b mt 12 t USD (trong khi ngõn sỏch liờn hp quc trong niờn
khoỏ ti chớnh 2 nm 2000 - 2001 l 2,54 t USD) [85, tr.103].
Ngnh cụng nghip ụ tụ c tớnh nn ph tựng gi lm h b mt 12 t
USD mi nm, phn ln trong s ú sy ra chõu u [71, tr.16].
Ngnh dc phm ó b tn tht doanh thu bỏn hng trc tip trong nm
1999 l 12 t USD, õm nhc l 4,1 t USD (bỏo cỏo v nn chim ot ca IFPI

×