Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh quận 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THÙY TRANG

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH QUẬN 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THÙY TRANG

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH QUẬN 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 7340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THANH NGỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


Tóm tắt
Dựa trên cơ sở nền kinh tế thị trường Việt Nam đang ngày càng phát triển, hoạt
động cho vay tiêu dùng đang là xu hướng được các ngân hàng thương mại đẩy
mạnh bởi những lợi ích mà nó mang lại. Hoạt động này không chỉ giúp cải thiện đời
sống dân cư, kích thích nền sản xuất trong nước phát triển, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho xã hội mà còn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, để tạo
được chỗ đứng trong tương lai các ngân hàng thương mại sẽ cần phải tìm một
hướng đi đúng đắn, thể hiện sự khác biệt và dám bứt phá để hoạt động cho vay tiêu
dùng đạt hiệu quả cao.
Do đó việc nghiên cứu những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
có thể được coi là một vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, được quan tâm đặc biệt
của các ngân hàng thương mại định hướng theo con đường bán lẻ hiện nay. Bài
nghiên cứu này kết hợp giữa việc hệ thống, phân tích, đánh giá, so sánh những số
liệu thống kê đã thu thập được từ ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh
quận 2 để làm rõ ba nội dung sau:
1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng.
2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng chi nhánh quận 2.
3. Các giải pháp góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2.
Nghiên cứu đã chỉ ra được những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động mở rộng cho
vay tiêu dùng tại chi nhánh. Nguyên nhân của những hạn chế này là do ngân hàng

vẫn chưa có những chiến lược marketing hiệu quả hay những sản phẩm cho vay tiêu
dùng còn chưa được hoàn thiện. Các giải pháp liên quan đên việc mở rộng hoạt
động cho vay tiêu dùng đã được đề xuất trong nghiên cứu.


Abstract
Based on the growing market economy in Vietnam, consumer lending is a trend that
commercial banks promote by the benefits it provides. This activity not only
improves people's living standards, stimulates domestic production, contributes to
poverty reduction for the society but also brings high profit to the bank. However,
to create a foothold in the future commercial banks will need to find a right
direction, showing the difference and dare to break the high-performance consumer
lending.
Therefore, the research of solutions to expand consumer lending can be considered
as a timely and urgent issue of particular interest of commercial banks in the
direction of selling.. This research combines the systematic analysis, evaluation and
comparison of statistics collected from Thinh Vuong Bank in District 2 to clarify
the following three points:
1. Theoretical issues of consumer lending.
2. Current status of consumer lending activities at Thinh Vuong Bank in District 2.
3. Solutions contributing to the expansion of consumer lending activities at
Vietnam's Thinh Vuong branch in District 2.
The research has identified the remaining shortcomings in the expansion of
consumer lending at the branch. The reason for these restrictions is that the bank
still has no effective marketing strategies or consumer loan products that are not yet
complete. Solutions related to the expansion of consumer lending have been
proposed in the research.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

MAI THÙY TRANG


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ sự cảm ơn đến các Quý Thầy Cô Khoa Tài Chính Ngân Hàng Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM. Sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm
của Quý Thầy Cô đã giúp em hoàn thiện khả năng tư duy và kiến thức.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt thời gian em hoàn thành
khóa luận.
Em cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên,
các cô chú, anh chị đang công tác tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh
quận 2 đã nhiệt tình giúp đỡ, bảo ban đưa ra những lời khuyên, những chia sẻ về
kinh nghiệm vô cùng quý báu cũng như những kiến thức chuyên môn để em hoàn
thành tốt đề tài khóa luận này.
Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, những người thân
yêu, bạn bè của em. Chính tình yêu và những góp ý, khích lệ mà mọi người dành
cho em đã giúp em hoàn thành khóa luận này.

Sinh viên

MAI THÙY TRANG



1

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ....... 11
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng ........................11

1.1.1. Khái niệm của cho vay tiêu dùng ....................................................11
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ......................................................12
1.1.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng ..........................................................13
1.1.3.1. Đối với cá nhân, hộ gia đình .....................................................13
1.1.3.2. Đối với ngân hàng cho vay ........................................................14
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế....................................................................14
1.2.

Phân loại cho vay tiêu dùng ................................................................15

1.2.1. Căn cứ vào mục đích vay .................................................................15
1.2.2. Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng ...................................15
1.2.3. Căn cứ vào phƣơng thức cho vay ....................................................18
1.2.4. Căn cứ vào thời hạn cho vay ...........................................................19
1.3.


Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng .......19

1.3.1. Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay tiêu dùng: ...................................................19


2

1.3.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ....................................20
1.3.3. Chỉ tiêu thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng ........................20
1.3.4. Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay tiêu dùng ...........................................20
1.4.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng ..................21

1.4.1. Nhân tố khách quan ........................................................................21
1.4.2. Nhân tố chủ quan ..............................................................................23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH QUẬN 2........................................ 26
2.1. Tổng quan về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2 ..........26
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ......................26
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng27
2.1.3. Giới thiệu sơ lược về VPBank – chi nhánh quận 2 ..............................28
2.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank – chi nhánh quận 2 ..28
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh quận 2 ............................28
2.1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..................................29
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VPBank chi nhánh quận 2
giai đoạn 2015-2017 ....................................................................................30
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2 giai đoạn 20152017 ...............................................................................................................32
2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2 ...........32

2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2 ..................36
2.2.3. Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2
giai đoạn 2015-2017 ....................................................................................40
2.2.3.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng ..............................................................40


3

2.2.3.2. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ......................................................48
2.3. Đánh giá về kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh quận 2 .......................................................................51
2.3.1. Kết quả đạt được ...............................................................................51
2.3.1.1. Về kết quả cho vay .......................................................................51
2.3.1.2. Về khả năng thu hồi vốn...............................................................54
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................54
2.3.2.1. Hạn chế ........................................................................................54
2.3.2.2. Nguyên nhân................................................................................56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH QUẬN 2...... 60
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh quận 2 .......................................................................60
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh quận 2 .......................................................................60
3.2.1. Định hướng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2 ............................................................60
3.2.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2 ............................................................62
3.2.2.1. Cải tiến thủ tục, quy trình của các sản phẩm cho vay tiêu dùng ....63
3.2.2.2. Tăng cường hoàn thiện hoạt động Marketing ..............................64
3.2.2.3. Đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới ................................65

3.2.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ......................................66
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...........................................67


4

3.2.2.6. Tăng cường hoàn thiện chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu
quả ...........................................................................................................68
3.2.2.7. Hoàn thiện hơn các sản phẩm cho vay tiêu dùng ..........................69
3.2.2.8. Cải cách nền công nghệ mới trong ngân hàng ...............................70
3.3. Các kiến nghị ............................................................................................71
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ ...............................................................71
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước ..............................................72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ ....... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 78


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BIDV

Nguyên nghĩa
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CMND


Chứng minh nhân dân

CVTD

Cho vay tiêu dùng

GTCG

Giấy tờ có giá

HDBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng Thương mại

Ocean

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương

Sacombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

TK

Tiết kiệm

TMCP

Thương mại Cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TTGSNH


Thanh tra giám sát ngân hàng

TTK

Thẻ tiết kiệm

VPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng


6

DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

SỐ TRANG

Bảng 1.1 Tình hình kết quả kinh doanh của VPBank chi nhánh quận 2

31

Bảng 2.1 Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng tại VPBank chi

41

nhánh quận 2
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

43


Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

47

Bảng 2.4 Nợ quá hạn cho vay và nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại

48

VPBank chi nhánh quận 2
Bảng 2.5 Cơ cấu nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo sản phầm

50

Bảng 2.6 Cơ cấu nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

51

Bảng 2.7 Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh

52

quận 2
Bảng 2.8 Thị phần cho vay tiêu dùng năm 2015 – 2017 của các NHTM
trên địa bàn quận 2

53


7


DANH MỤC HÌNH
TÊN HÌNH

SỐ TRANG

Hình 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank chi nhánh quận 2

31

Hình 2.1 Dư nợ cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh

41

quận 2
Hình 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm năm 2015

44

Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm năm 2016

44

Hình 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm năm 2017

45

Hình 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

47


Hình 2.6 Nợ quá hạn cho vay và nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại VPBank

49

chi nhánh quận 2
Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp

16

Sơ đồ 1.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp

17

Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh quận 2

29


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta
đã chứng kiến được sự thay đổi nhảy vọt của các doanh nghiệp ở các ngành nghề,
lĩnh vực bao gồm cả những cơ hội và thách thức đang chờ đón họ, và lĩnh vực ngân
hàng cũng không loại lệ. Bên cạnh những cơ hội phát triển đó thì ngành ngân hàng
Việt Nam cũng đối đầu với những thách thức lớn khi tham gia vào nền kinh tế thị
trường, buộc ngân hàng phải có bước tiến vượt bậc bằng việc không ngừng mở rộng
quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường phát triển

mạng lưới và hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ.
Một hướng đi mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam là chiến lược ngân
hàng bán lẻ, là ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp,
hộ gia đình và các cá nhân, với quy mô khoản giao dịch nhỏ, bao gồm sản phẩm
thuộc tài sản nợ và sản phẩm thuộc tài sản có. Và hoạt động cho vay tiêu dùng được
xem là một đặc trưng nổi bật nhất, đầy tiềm năng mà các ngân hàng đang hướng
đến, và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều
rủi ro nhất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, năng suất lao động của người
dân càng cao khiến cho nhu cầu theo đó mà tăng lên. Song, với mức thu nhập trong
thời kì lạm phát thì phần lớn người tiêu dùng không thể đáp ứng được hết nhu cầu
bởi khả năng thanh toán hiện thời của họ. Nhận biết được điều này, ngành ngân
hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng đã
xem chiến lược, mục tiêu, xu hướng tất yếu chính là đẩy mạnh hoạt động cho vay
tiêu dùng. Việc đánh giá thực trạng hoạt động tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng là cần thiết ngoài đưa ra những chiến lược nhằm phát triển và mở
rộng hoạt động này thì còn nhận định chính xác nguyên nhân của những khó khăn
trong cho vay tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại phòng tín dụng
cá nhân tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh quận 2, em


9

chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng, đánh giá những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2. Qua đó đề xuất các giải pháp

để góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Khái niệm, lợi ích, đặc điểm và các hình thức của cho vay tiêu dùng là gì?

-

Thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh quận 2

hiện nay như thế nào?
-

Có những giải pháp gì để góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại

VPBank chi nhánh quận 2?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: tại phòng tín dụng cá nhân ngân hàng Việt Nam

Thịnh Vượng chi nhánh quận 2.
-

Không gian nghiên cứu: hoạt động cho vay tiêu dùng tại phòng tín dụng cá

nhân VPBank chi nhánh quận 2.
-

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến năm 2017.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Thu thập số liệu của các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết về hoạt động cho

vay tiêu dùng, báo cáo chi tiết của hoạt động tín dụng của ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh quận 2.
-

Thống kê, phân tích, đánh giá số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối của các

số liệu đã thu thập được. Từ đó rút ra nhận xét và hoạt động cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2.
6. Kết cấu bài khóa luận
Bài khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, khóa luận được kết cấu thành ba chương:


10

Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng chi nhánh quận 2.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Việt
Nam Thịnh Vượng chi nhánh quận 2.


11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm của cho vay tiêu dùng
Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức
cho vay của ngân hàng cho khách hàng. Vậy để có thể hiểu một cách rõ ràng
về cho vay tiêu dùng, ta cần hiểu rõ về khái niệm cho vay ngân hàng.
Bùi Diệu Anh (2016, trang 1) cho rằng “Cho vay là hình thức cấp tín
dụng giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng
khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân
hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi”.
Trước đây trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay
đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng
nói chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho
chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ XX, các ngân hàng bắt đầu
dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay
thương mại lớn. Và rồi, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiề gửi và
cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới một đối tượng mới là người
tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Họ thấy rằng có rất nhiều họ gia
đình không muốn gửi tiền của mình vào một ngân hàng nếu họ không thấy
được rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từ chính ngân hàng đó khi có nhu
cầu.
Hơn thế nữa, trong cuộc sống ngày nay, khi mà nền kinh tế phát triển
một cách chóng mặt, đời sống của người dân được nâng cao nhanh chóng do
vậy mà nhu cầu chi tiêu cá nhân của con người ngày càng đa dạng và phong
phú. Các nhu cầu chi tiêu có thể xác định dưới hình thái hiện vật (vật chất)
một cách dễ dàng, như nhu cầu mở nhà ở, phương tiện đi lại hay vật dụng gia
đình. Những cũng có những nhu cầu khó có thể xác định cụ thể khi chưa đưa
vốn tín dụng vào sử dụng, như nhu cầu học tập, nhu cầu y tế, du lịch…



12

Ngày nay hoạt động ngân hàng ngày càng len lỏi vào đời sống của
từng gia đình thì các sản phẩm cho vay tiêu dùng được ngân hàng cung cấp
thường đáp ứng luôn các nhu cầu bổ sung như tiền mặt, thanh toán, chuyển
tiền… làm cho hoạt động cho vay tiêu dùng rất phong phú và được các cá
nhân và hộ gia đình kỳ vọng.
Như vậy, dựa trên cơ sở khái niệm cho vay và nhu cầu chi tiêu của
các cá nhân và hộ gia đình, ta có thể hiểu cho vay tiêu dùng là:
“Cho vay tiêu dùng là các khoản vốn ngân hàng tài trợ cho nhu cầu
chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình trên nguyên
tắc hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian nhất định. Đây là một nguồn
tài chính quan trọng giúp người dân trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia
đình và xe cộ…. Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế,
du lịch… cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng”
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng nằm trong danh mục cho vay của ngân hàng nên
nhìn chung nó mang đẩy đủ các đặc điểm của hoạt động cho vay nói chung.
Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng có những đặc điểm riêng. Theo Bùi
Diệu Anh (2016, trang 180 – 181) cho rằng cho vay tiêu dùng có các đặc điểm
cụ thể như sau:
 Nhu cầu cho vay tiêu dùng chịu tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội
Trong những thời kỳ nền kinh tế khó khăn, nhu cầu cho vay tiêu dùng
có xu hướng thu hẹp và ngược lại nhu cầu được mở rộng trong những giai
đoạn nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao. Bên cạnh
đó, các yếu tố kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến rủi ro trong cho vay tiêu
dùng. Cụ thể rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng thường xuất phát từ
những nguyên nhân do khách hàng đi vay gây ra như (i) những nguyên nhân

liên quan tới khả năng lao động, tạo thu nhập của khách hàng như mất việc
làm, kinh doanh thua lỗ, sức khỏe giảm sút…; (ii) những nguyên nhân liên
quan tới nhu cầu chi tiêu tăng đột biến so với thời điểm ký kết hợp đồng như


13

hoàn cảnh gia đình thay đổi, giá sinh hoạt tăng, đầu tư không hiệu quả..;(iii)
những yếu tố mang tính chất tâm lý xã hội làm thay đổi ý muốn trả nợ của
khách hàng…
 Quy mô của từng món vay thông thường nhỏ, nhưng số lượng các
món vay nhiều
Điều này dẫn đền chi phí trên một đồng dư nợ cao so với cho vay kinh
doanh. Do vậy, ngân hàng thường lựa chọn và áp dụng các thức tổ chức xét
duyệt cho vay tiết giảm chi phí, đạt hiệu quả cao, đó là (i) ứng dụng rộng rãi
phương pháp cho điểm trong phân tích tín dụng và (ii) kết hợp cung cấp sản
phẩm ngân hàng trọn gói.
 Chất lượng thông tin khách hàng kém chất lượng
Thông tin về khách hàng rất quan trọng trong việc đánh giá tư cách,
khả năng tài chính nhưng nhiều thông tin mang tính chất riêng tư dẫn tới ngân
hàng phải thu thập thông tin gián tiếp và chất lượng thông tin thường không
cao.
 Là loại hình cho vay đa dạng
Đây là loại hình cho vay có phương thức tổ chức cấp phong phú,
phương pháp thu nợ đa dạng và linh hoạt và là loại tín dụng ứng dụng nhiều
nhất các phương pháp tính lãi cơ bản
1.1.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.1.3.1. Đối với cá nhân, hộ gia đình
Với nền kinh tế phát triển, khoa học – kỹ thuật hiện đại ngày nay, sản
xuất ra nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

xã hội. Cho vay tiêu dùng mở rộng sẽ hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu
(như: mua, xây sửa chữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học,…) nhằm
nâng cao mức sống, trình độ dân trí của họ. Nhu cầu chi tiêu được đáp ứng sẽ
giúp cho người lao động được thỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người
dân lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao. Đặc biệt, nó rất cần


14

cho những trường hợp khi các cá nhân chi tiêu có tính đột xuất, cấp bách như
nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế (Thi Ngọc Giàu, 2014).
Mở rộng cho vay tiêu dùng qua các ngân hàng sẽ làm giảm đi các hiện
tượng cho vay nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trong
việc trả lãi tiền vay mượn. Qua hoạt động cho vay tiêu dùng, người dân có thể
tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển, như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà
ở, du học, mua xe, giải trí,… đời sống người dân được nâng cao.
1.1.3.2.

Đối với ngân hàng cho vay

Trong xu thế kinh tế thế giới hội nhập đã mở ra cho ngành ngân hàng
nhiều cơ hội phát triển. Ngân hàng trở thành một ngành đầy tiềm năng và thử
thách, thu hút được nhiều lĩnh vực khác liên quan. Sản phẩm dịch vụ ngân
hàng ngày càng phong phú và đa dạng từ huy động vốn cho đến cấp tín dụng.
Việt Nam với dân số 94 triệu người là một thị trường đầy tiềm năng đối
với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ cá nhân,
trong đó có cho vay tiêu dùng. Khi mà đời sống của người dân ngày càng đi
lên thì cho vay tiêu dùng là một trong những dịch vụ tài chính giúp các ngân
hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các
loại tiền gửi cho ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng tạo điều kiện giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động
kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng (Thi
Ngọc Giàu, 2014).
1.1.3.3.

Đối với nền kinh tế

Tiêu dùng trong xã hội tăng kích thích nền sản xuất kinh doanh tăng
lên. Tuy nhiên, sản xuất tăng mức cho phép, đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của xã hội, tránh sản xuất dư thừa, gây khủng hoảng thừa sản phẩm, ảnh
hưởng đến nền kinh tế - xã hội của quốc gia.
Cho vay tiêu dùng phát triển, kích thích người dân tăng chi tiêu mua
sắm, ngoài những nhu cầu thiết yếu (như: ăn, ở, phương tiện đi lại) còn có
những nhu cầu cao hơn, như: giải trí, du lịch, học hành, xe ôtô,… Việc gia


15

tăng tiêu dùng quá mức sẽ làm giảm tiết kiệm, đầu tư trong nước. Việt Nam là
một nước đang phát triển rất cần vốn cho đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy
móc thiết bị, do vậy, cần kết hợp giữa tiêu dùng và tiết kiệm hợp lý, cân đối
kích thích nền kinh tế - xã hội phát triển.
1.2.

Phân loại cho vay tiêu dùng

1.2.1. Căn cứ vào mục đích vay
Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu
mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng. Các khoản vay này
thường làm tăng nhu cầu vay vốn dài hạn của khách hàng (khoảng trên dưới

15 năm) và tài sản thế chấp chính là bất động sản đó. Hầu như các khoản vay
tiêu dùng dài hạn đều áp dụng lãi suất được điều chỉnh định kì theo một lãi
suất cơ sở.
Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản vay tài trợ cho việc trang
trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và
du lịch.
1.2.2. Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng
Theo Bùi Diệu Anh (2016, trang 188 – 193) thì ngân hàng tài trợ cho
vay tiêu dùng theo hai hình thức sau:
Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do
những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.


16

Sơ đồ 1.1 Cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1)

NGÂN HÀNG

(4)

CÔNG TY BÁN
LẺ

(5)
(6)

(2)


(3)

NGƢỜI TIÊU
DÙNG

(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp
đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được
bán chiệu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu…
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng
hóa. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng.
(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
• CVTD gián tiếp có một số ưu điểm sau:
-

Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.

-

Cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay.

-

Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt
động ngân hàng khác.

-


Trong trường hợp có quan hệ tốt với những công ty bán lẻ tốt, CVTD
gián tiếp an toan hơn CVTD trực tiếp.

• Nhược điểm của CVTD gián tiếp:


17

Ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng đã được bán

-

chịu.
-

Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc
bán chịu hàng hóa.

-

Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao.

Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn mà với
CVTD gián tiếp. Những ngân hàng nào tham gia vào hoạt động này thì đều có
các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng
vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
Sơ đồ 1.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp


(3)

NGÂN HÀNG

(1)

CÔNG TY BÁN
LẺ

(5)

(2)

(4)

NGƢỜI TIÊU
DÙNG

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán
lẻ.
(3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ.
(4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.


18

(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng (Bùi Diệu Anh
2016, trang 188 – 193).

So với hình thức CVTD gián tiếp thì hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp
có các ưu điểm như sau:
Theo hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp, chất lượng của các khoản
vay thường cao hơn do nó được quyết định bởi đội ngũ nhân viên tín dụng
được đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng
của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ có
thể giải quyết các khó khăn, vướng mắc của khách hàng, có khả năng làm
thoả mãn cao nhất quyền lợi của cả khách hàng và ngân hàng. Hình thức này
cũng linh hoạt hơn và giúp quảng bá được hình ảnh của ngân hàng đến với
nhiều người hơn.
Tuy nhiên do ngân hàng phải tiếp xúc với từng khách hàng nhỏ lẻ nên
chi phí sẽ cao hơn, thời gian để phát triển số lượng khách hàng cũng chậm
hơn và hơn nữa khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng là người gánh chịu
duy nhất
1.2.3. Căn cứ vào phƣơng thức cho vay
Cho vay tiêu dùng từng lần
Tổng số tiền giải ngân không vượt quá số tiền cho vay đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả nợ lãi có thể trùng nhau hoặc
không. Kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi có thể là 01 tháng hoặc 03 tháng hoặc
trả một lần vào cuối kỳ nếu là cho vay ngắn hạn.
Cho vay tiêu dùng trả góp
Tổng số tiền giải ngân không vượt quá số tiền cho vay đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Ký hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả nợ lãi phải trùng nhau. Số tiền
phải trả (cả gốc và lãi) được chia thành các khoản đều nhau và hoàn trả theo
định kỳ là 01 tháng hoặc 03 tháng. Lãi được tính theo số dư nợ gốc và số ngày
thực tế của kỳ hạn trả nợ.


19


1.2.4. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: là các khoản vay tiêu dùng có thời hạn
cho đến 12 tháng.
Cho vay tiêu dùng trung hạn: là các khoản vay tiêu dùng có thời hạn từ
12 tháng đến 60 tháng
Cho vay tiêu dùng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn 60 tháng trở
lên.

1.3.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng

1.3.1. Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay tiêu dùng:
Dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng và cơ
bản nhất để đánh giá mức độ phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng của
ngân hàng. Chỉ tiêu này bao gồm: số dư nợ cho vay tiêu dùng, tỷ trọng dư nợ
cho vay tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng hàng năm.
a) Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng dư nợ
(1.1)
Tỷ trọng dư nợ CVTD càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD đang rất được chú trọng
phát triển tại ngân hàng đó, thể hiện ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng,
phong phú cho khách hàng. Tỷ trọng này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ chứng tỏ
rằng đây là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tín dụng cho ngân hàng. Ngược
lại, dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng các khoản vay, dịch
vụ cung cấp cho KHCN còn yếu kém, khả năng tiếp thị chưa cao
b) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
(1.2)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm. Chỉ
tiêu này phản ánh được quy mô và xu hướng của đầu tư tín dụng là tăng trưởng hay
thu hẹp. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân

được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó. Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với


×