BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN TỐ QUYÊN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH TRIỆU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 52340201
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
i
TÓM TẮT
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, để từng bước phát triển, hội
nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều
khó khăn, thử thách để đạt được nhiều thành tựu, có sự đóng góp không nhỏ của
ngành Ngân hàng với vai trò là " Đòn bẩy kinh tế " thông qua hoạt động tín dụng.
Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự
phát triển cân đối của các ngành, các lĩnh vực khác theo định hướng của Nhà nước.
Trong đó hoạt động cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Bình Triệu đã
không ngừng mở rộng, đây là một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt.
Những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Bình Triệu vạch ra các chiến lược và mục tiêu rõ ràng dựa trên sự chỉ đạo của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số hạn chế trong hoạt động cho vay. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu là: “Hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Chi nhánh Bình Triệu”.
Đề tài được tiến hành thông qua các phương pháp như phân tích - tổng hợp, so
sánh – đối chiếu, phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu thống kê từ phòng kế hoạch
kinh doanh từ năm 2015 đến 2017. Đề tài trình bày về các vấn đề liên quan hoạt
động cho vay tạo nên khung lý thuyết, từ đó bám sát phân tích theo ba mục đích ban
đầu là nêu rõ về tình hình cho vay, sau đó dựa vào các kiến thức thực tế và những
con số được thống kê đã phân tích thực trạng cho vay một cách chính xác, đánh giá
hoạt động để xem xét những kết quả, hay hiệu quả mà hoạt động cho vay mang lại
cho Ngân hàng. Từ đó, tôi đưa ra những giải pháp của cá nhân với mục tiêu nâng
cao hiệu quả cuả hoạt động cho vay đang diễn ra ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Bình Triệu giúp tối đa hóa lợi nhuận mảng cho vay.
ii
ABSTRACT
In the context of Vietnam's economy is actively integrating with other
countries in the world, all economic barriers are almost dismantled, from which
Vietnam‟s economy in general and the banking system in particular have been
recognized that there are many parallel opportunities that still exist. Banks are like
“the blood of the economy". It plays a very important role in meeting the capital
needs of economic operators, making capital available for the right purpose when
necessary. To maximize the effectiveness of capital use, the Bank maintains a
linkage between the business process. In order to operate economically, people's
lifes need developing and paying proper attention. Bank credit plays a significant
role in the development of the Vietnam‟s economy, while lending is an
indispensable tool. But in fact, nowadays, the investment in economic zones,
projects, programs... is not really adequate. The economy also has a great demand
for investment capital in general, credit in particular. As a result, Agribank has the
function and expertise to be a solid and effective bridge for enterprises, companies
and farmers, which actively promote their role.
In Agribank system, especially Agribank Binh Trieu Branch is one of the
branches that attract a large amount of deposits and carry out many credit activities.
with large balance. In particular, lending activities at the Agribank Binh Trieu
Branch accounts for a large proportion of total assets of the bank in particular and of
the whole system in general.
In recent years, Agribank Binh Trieu Branch has recognized the importance of
credit activities. Therefore, they point out clear strategies and objectives based on
the guidance of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development so that there
have been a lot of achievements, but there are still many limitations on lendingmoney activites.
iii
Derived from this practice, assessing specific and accurate the ongoing credit
activities to provide best solutions to improve the situation at the Agribank Binh
Trieu Branch, I selected the research project "Finalization of lending activities at
Bank for Agriculture and Rural Development, Binh Trieu Branch.
In this topic, I selected the subject of credit activities at Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development, Binh Trieu Branch, period from 2015 to 2017.
In order to improve the effectiveness of current lending-money activities. The
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Binh Trieu Branch helps to
maximize profitability of lending. Topics were conducted using methodology such
as analysis – ynthesis, comparison – collation, direct interview, data collection
from the business planning department.
Apart from the introduction and conclusion, the thesis is structured into three
chapters:
Chapter I: The theoretical basis for lending activities of Commercial Banks
Chapter I provides an overview of some issues related to commercial banks, as
well as basic issues related to credit activities in banks such as learning about
lending activites, lending methods, forms loans... and some arguments about the
assessment of lending activity. From that makes clear about he role and function of
the bank's operations in the economy. More pecifically, lending to provide some
indicators of lending performance at the unit will be clarified. Lending is a credit
activity of the bank, which contributes to bridge the gap between capital and the
lack of capital in the economy, so it is not only meaningful for the Bank but also for
the objects involved in this activity.
Chapter I provides some basic knowledge on loan-related issues that will help
readers understand faster and easier through this topic. This chapter explains in a
straightforward manner that guides readers into the next sections of the essay. At
the same time, these arguments also serve as a basis for assessing and analyzing
iv
lending activities, which provides a number of solutions to enhance the efficiency of
banking operations.
Chapter II: The actual situation of lending activities at Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development, Binh Trieu Branch 2015 – 2017
How to improve the quality of credit, better lending and ensure the safety of
working capital is a big target that Agribank Binh Trieu Branch is targeting.
Therefore, in the last few years, the bank has more emphasis in finding solutions to
improve the efficiency of lending. But there is no specific research to determine the
root cause.
Chapter II focused on the issues related to lending such as loan turnover, debt
collection, debt balance, overdue debt and bad debt of the unit to asset the capital
use, efficiency of Agribank Binh Trieu Branch‟s operations in the process of
granting credit. This is an important chapter, due to the detailed analysis of the
different aspects of lending activities of the bank in the period 2015-2017. Through
the second chapter, it is easier for Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development, Binh Trieu Branch to take advantage of the opportunities and
overcome difficulties in the short term, so that the lending activities of the company
over the years have achieved many positive results.
Chapter III: Proposed solutions to improve lending activities at the Bank for
Agriculture and Rural Development Binh Trieu Branch
Chapter III will provide solutions and suggestions in my point of view by
studying and observing the practical requirements at the research place in order to
overcome the current difficulties for each unit so that the bank could improve
lending activities, upgrade the efficiency of Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development, Binh Trieu branch in the near future.
v
In conclusion, the thesis clearly presents the issues related to lending activities
and closely follows the analysis of the three primary purposes which are the current
lending situation, then basing on the knowledge and figures counted to analyze the
actual loan situation accurately, then evaluate the activities to see the results, or the
efficiency that the lending provides to the bank. Thesis have been completed three
contents put forward. However, thesis could not avoid the shortcomings which
needs more time to study, the scope of inquiry, and the limited understanding of
bank lending,
According to the analysis, I find that the demand for capital for investment is
very large in production and business activities, while the idle capital from the
population is still very much. Therefore, Agribank should focus on promoting its
role as financial intermediary to exploit low cost capital, low interest rate risk to
bring efficiency to business operations, and also meet the needs of capital quickly in
the operating range at the same time. Besides, the economic sectors and industries
that are in need of loans, which is proved through loan sales, debit balance tend to
increase over the years. In the process of converting to the new integration,
enterprises need more capital to form powerful production method changes, the
business of creating products with a difference, competition with other countries,
the economic restructuring taking place so powerful prepare a large enough capital
is urgently needed. In addition to these achievements, the bank met no less
restrictive and hard from the subjective and objective factors affecting the business
operations of the bank, the formation of objectives, directions and tasks in Next
time, it is necessary to come up with the most effective and practical steps. From the
identification of the problem, the thesis also offers a number of solutions and
suggestions to improve the efficiency and quality of business in the coming time. In
sum, through the implementation of these points out that the completion of good
lending operations is a non-obvious thing, banks need to be cautious in lending
decisions, regular monitoring, monitoring and inspecting of the debt, these activities
must comply with classification rules and make provisions under the State Bank‟s
vi
decision. Completing the bank's lending activities will not only help the bank
achieve its desired profitability, but also improve the quality of its operations and
develop local economy in particular and the country in general.
vii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan về công trình nghiên cứu của mình, cụ thể:
Tôi tên: Trần Tố Quyên
Sinh viên Đại học lớp HQ2 – GE07, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Mã số sinh viên: 030630141800
Cam đoan luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Triệu.
Khóa luận này chưa từng được nộp lấy học vị cử nhân tại bất cứ một trường
đại học nào. Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có nội dunh đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
khóa luận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của tôi.
viii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Anh Đào là người hướng dẫn và tạo
điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp trong thời gian vừa qua.
Các ý kiến đóng góp của cô là những kiến thức và kinh nghiệm quý giá mà tôi khó
lòng có thể tự tìm thấy được nếu không có sự giúp đỡ của cô trong quá trình thực
hiện bài khóa luận này.
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả giảng viên trong trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM, nhất là những thầy cô trong khoa Tài chính – Ngân
hàng đã đặt tâm huyết của mình trong quá trình giảng dạy và đồng hành cùng sinh
viên suốt hơn ba năm theo học tại trường vừa qua. Những kiến thức và kĩ năng được
truyền đạt từ các giảng viên sẽ rất hữu ích không chỉ trong quãng đời sinh viên mà
còn hỗ trợ rất nhiều cho tôi trong sự nghiệp sau này.
Và cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn bạn b và anh chị cựu sinh viên Đại học
Ngân hàng TP.HCM đã giúp đỡ và cho những góp ý hữu ích trong quá trình hoàn
thiện bài khóa luận này.
ix
MỤC LỤC
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................................xii
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................... 1
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ..............................................................1
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại .......................................................1
1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại .............................................................2
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ........................................................ 3
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ................................................................................3
1.2.2. Phân loại hoạt động tín dụng của NHTM ..................................................3
1.2.3. Các hình thức cấp tín dụng .........................................................................6
1.2.4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay ..............................................7
1.2.5. Điều kiện cho vay .......................................................................................8
1.2.6. Các phương thức cho vay ...........................................................................8
1.2.7. Vai trò của hoạt động cho vay ....................................................................9
1.2.8. Quy trình cho vay vốn chung của Ngân hàng thương mại .......................11
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ................. 15
1.3.1. Khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay ............................................15
1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay .............................................16
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY .......................... 18
1.4.1. Nhân tố khách quan ..................................................................................18
1.4.2. Nhân tố chủ quan ......................................................................................20
KẾT LUẬN CHƢƠNG I .................................................................................................... 24
x
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÌNH
TRIỆU GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 ................................................................................ 25
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÌNH TRIỆU ............................................................... 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................25
2.1.2. Kết quả Kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2015 – 2017 ....................26
2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHO VAY................................................................ 28
2.2.1. Hồ sơ khoản vay .......................................................................................28
2.2.2. Chính sách tín dụng ..................................................................................29
2.2.3. Quy trình xét duyệt cho vay .....................................................................32
2.2.4. Quy trình thu hồi nợ vay ..........................................................................33
2.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT RIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÌNH TRIỆU GIAI ĐOẠN 2015 2017 34
2.3.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn ........................................................34
2.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay ..................................................................35
2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 ...... 55
2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ......................................................56
2.4.2. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay ........................................................60
2.5. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................................................... 61
2.6. NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI ................................................................................ 62
2.7. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ ........................................................................ 63
2.7.1. Nguyên nhân khách quan .........................................................................63
2.7.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................64
xi
KẾT LUẬN CHƢƠNG II................................................................................................... 66
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH BÌNH TRIỆU .................................................................................................. 67
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI
GIAN SẮP TỚI ...................................................................................................................... 67
3.1.1. Định hướng hoạt động chung ...................................................................67
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay ................................................................68
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ..................... 69
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ..................................................69
3.2.2. Tiếp tục quan tâm đúng mức đối với rủi ro khi cho vay ..........................69
3.2.3. Chú trọng trong công tác cổ động truyền thông, chăm sóc khách hàng ..70
3.2.4. Xây dựng chiến lược trong hoạt động cho vay ........................................70
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................................................71
3.2.6. Ứng dụng và khai thác tốt công nghệ Ngân hàng mới .............................71
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 72
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.......72
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................................73
KẾT LUẬN CHƢƠNG III ................................................................................................. 75
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 80
xii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Từ viết tắt
NHNo & PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
NHTW
Ngân hàng trung ương
HĐTD
Hợp đồng tín dụng
CBTD
Cán bộ tín dụng
KHKD
Kế hoạch kinh doanh
XLN
Xử lý nợ
TCTD
Tổ chức tín dụng
DSCV
Doanh số cho vay
DSTN
Doanh số thu nợ
SXKD
Sản xuất kinh doanh
VHĐ
Vốn huy động
xiii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Số hiệu
Tên
Trang
Quy trình vay chung của NHTM
12
Hình vẽ
Hình 1.1
Biểu đồ
Biểu đồ
2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh tại tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu giai
đoạn 2015-2017
Biểu đồ
Cơ cấu vốn huy động tại NHNo & PTNT Việt Nam chi
2.2
nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015-2017
Biểu đồ
Kết quả hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Việt
2.3
Nam chi nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015 – 2017
Biểu đồ
2.4
Biểu đồ
2.5
Biểu đồ
2.6
27
36
37
Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại NHNo &
PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
40
giai đoạn 2015 – 2017
Doanh số cho vay theo ngành tại NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
42
giai đoạn 2015 – 2017
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
45
giai đoạn 2015 – 2017
Biểu đồ
Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại NHNo &
2.7
PTNT Việt Nam – Chi nhánh Bình Triệu giai đoạn
47
xiv
(2015-2017)
Biểu đồ
2.8
Biểu đồ
2.9
Biểu đồ
2.10
Biểu đồ
2.11
Biểu đồ
2.12
Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
49
giai đoạn 2015 – 2017
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
51
giai đoạn 2015 – 2017
Nợ quá hạn theo thời gian cho vay tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
53
giai đoạn 2015 – 2017
Nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Việt
Nam chi nhánh Bình Triệu
54
giai đoạn 2015 – 2017
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
57
giai đoạn 2015 – 2017
Biểu đồ
Nợ quá hạn tại NHNo & PTNT
2.13
Việt Nam chi nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015 – 2017
61
Bảng
Bảng 2.1
Kết quả huy động tại NHNo & PTNT Việt Nam chi
nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015 - 2017
35
Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại
Bảng 2.2
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
giai đoạn 2015 – 2017
39
xv
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại
Bảng 2.3
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
44
giai đoạn 2015 – 2017
Bảng 2.4
Thu nợ theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Việt
Nam chi nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015 - 2017
48
Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay tại
Bảng 2.5
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
52
giai đoạn 2015 – 2016
Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại
Bảng 2.6
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
56
giai đoạn 2015 – 2017
Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
Bảng 2.7
Bảng 2.8
giai đoạn 2015 – 2017
Tỷ lệ rủi ro theo thời gian tại NHNo & PTNT
Việt Nam chi nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015 – 2017
59
61
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tại
NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bình Triệu
Bảng 2.9
giai đoạn 2015 – 2017
62
xvi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tích cực hội nhập cùng các nước
trên thế giới, mọi rào cản kinh tế hầu như được tháo dỡ, từ đó kinh tế Việt Nam nói
chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng đã nhận biết rõ được nhiều cơ hội song song
đó vẫn tồn tại không ít khó khăn. Ngân hàng được ví như “ Mạch máu của nền kinh
tế”, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể
trong nền kinh tế khi cần thiết, khiến nguồn vốn sử dụng đúng mục đích phát huy
hiệu quả sử dụng vốn tối đa, Ngân hàng chính là mắc xích đảm bảo quá trình kinh
doanh diễn ra liên tục. Để hoạt động kinh tế, đời sống của người dân được phát triển
và quan tâm đúng mức, tín dụng ngân hàng đóng một vai trò không nhỏ trong phát
triển kinh tế Việt Nam, trong đó việc cho vay chính là công cụ không thể thiếu.
Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy việc đầu tư vào khu kinh tế, dự án, chương
trình,… chưa thật sự tương xứng. Nền kinh tế còn có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư
nói chung, vay tín dụng nói riêng. Do vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam với chức năng và chuyên môn là cầu nối vững chắc và hiệu
quả cho các doanh nghiệp, công ty, các hộ nông dân đã và đang phát huy một cách
tích cực vai trò của mình.
Trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Triệu là một
trong những chi nhánh thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động
tín dụng với số dư không nhỏ. Trong đó, hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bình Triệu chiếm một tỉ trọng lớn trong
tổng tài sản của Ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống nói chung.
Những năm vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi
nhánh Bình Triệu nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động cho vay. Từ đó vạch
ra các chiến lược và mục tiêu rõ ràng dựa trên sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông
xvii
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, nhờ đó đã đạt được nhiều thành tựu, tuy
nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế trong hoạt động cho vay.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đánh giá một cách cụ thể và chính xác hoạt
động cho vay đang diễn ra để đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện thực trạng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bình Triệu, tôi lựa chọn
đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Chi nhánh Bình Triệu”
2. Mục đích
Nâng cao hiệu quả cuả hoạt động cho vay đang diễn ra ở Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bình Triệu giúp tối đa hóa lợi nhuận
mảng cho vay.
3. Đối tƣợng và phạm vi
Đối tƣợng: Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Chi nhánh Bình Triệu.
Phạm vi:
-
Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu về mảng hoạt động cho vay
-
Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Chi nhánh Bình Triệu.
-
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong 3 năm từ năm 2015 đến năm
2017.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-
Phân tích - tổng hợp, so sánh – đối chiếu: số liệu qua 3 năm giai đoạn 2015 –
2017, sử dụng chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
-
Phỏng vấn : thu thập một số thông tin từ các cán bộ tín dụng để phục vụ cho
bài nghiên cứu.
-
Thu thập số liệu thống kê là trực tiếp thu thập dữ liệu thực tế từ phòng kinh
doanh về các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo về công tác cho
vay.
xviii
5. Ý nghĩa nghiên cứu
-
Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cho vay của Ngân hàng
thương mại.
-
Trên cơ sở phân tích, đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động cho
vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bình
Triệu.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Bình Triệu giai đoạn 2015 - 2017
Chương III: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Triệu
1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1.
Khái niệm ngân hàng thƣơng mại
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) “NHTM là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và kinh doanh khác theo quy định của luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014) “NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp
với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hôi và cá nhân, bằng việc huy
động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu,
cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối
tượng là khách hàng trong nền kinh tế.”
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
Trong cơ chế thị trường, NHTM thực hiện được ba chức năng cơ bản gồm
chức năng trung gian tài chính, chức năng trung gian thanh toán và chức năng “tạo
tiền”. Đối với chức năng trung gian tài chính được xem là chức năng quan trọng
nhất của NHTM, nó quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng, đây là cơ sở để triển
khai những hoạt động khác. Trong chức năng này, NHTM ở vị trí trung gian đứng
ra huy động và sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân trong
nền kinh tế để luân chuyển đến các tổ chức và cá nhân đang có nhu cầu vốn. Mặc
khác, NHTM cũng là một chủ thể vô cùng quan trọng tham gia điều phối trên thị
trường tài chính bằng các hoạt động đầu tư sinh lời, cung cấp các dịch vụ tài chính
cho các chủ thể khác.
Về chức năng trung gian thanh toán, NHTM là người quản lý tiền trên tài
khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, do đó NHTM thực hiện được chức năng
trung gian thanh toán cho khách hàng.NHTM cũng đóng vai trò là một tổ chức
trung gian thực hiện việc thanh toán, chi trả thay cho những khách hàng có nhu cầu
2
thanh toán qua Ngân hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Chức năng thanh toán
mang lại sự thuận thiện cho khách hàng hoạt động thanh toán đồng thời góp phần
thu hút lượng tiền.
Cuối cùng, chức năng “tạo tiền” được thực thi trên cở sở của hai chức năng
trung gian tài chính và chức năng trung gian thanh toán. Chức năng này đòi hỏi phải
có sự tham gia của nhiều Ngân hàng và khách hàng. NHTM có khả năng tạo ra một
lượng tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng hơn gấp nhiều lần so
với lượng tiền gửi ban đầu của khách hàng, số lượng khách hàng tham gia vào quá
trình tại tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
1.1.3. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại
NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất. NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị
trường thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ các
mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của chính phủ bằng các công cụ như ấn định hạn
mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở
để tác động tới lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
Ngoài ra, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế vì
thông qua hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như
nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ
khác. Đặc biệt là các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín
dụng với các ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng thương mại trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua
đó Ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù
hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.
3
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng, có nguồn gốc từ tiếng Latinh là credittum có nghĩa là sự tin tưởng,
tín nhiệm và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau ví dụ như:
Theo lý thuyết của K.Marx (2013) thì “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng
tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian
nhất định sẽ thu hồi lại một lượng giá trị hơn giá trị ban đầu”. Theo đó, người cho
vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, sau khi khoản vay đó
đến hạn sử dụng theo thỏa thuận thì người đi vay phải hoàn trả cho người đi vay
phần vốn gốc cộng với khỏan phí cơ hội mà người cho vay mất đi khi bỏ lỡ cơ hội
đầu tư tốt hơn; Giá trị được hoàn trả thường lớn hơn lúc hai bên kí kết hợp đồng tín
dụng.
Theo định nghĩa của Lê Thị Tuyết Hoa (2011), tín dụng là sự chuyển nhượng
tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ sở hữu sang
chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng lớn hơn ban đầu. Hay tín
dụng còn được định nghĩa là hình thức vận động của vốn cho vay, phản ánh mối
quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử đụng nguồn vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc và k m theo lợi tức.
1.2.2. Phân loại hoạt động tín dụng của NHTM
Đế đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng, ngân hàng luôn
phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phù hợp, điều này khiến cho tín dụng ngân
hàng trở nên phong phú và đa dạng như ngày nay. Để có cái nhìn tổng quan về các
loại tín dụng, theo Nguyễn Văn Tiến (2010) dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể
có rất nhiều hình thức tín dụng, ta có các loại như sau:
Căn cứ vào mục đích tín dụng
Tín dụng bất động sản là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản. Với tín
dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa và tín dụng dài hạn để mua
đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.
4
Tín dụng công thương nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp
để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả
thuế và chi trả lương.
Tín dụng nông nghiệp là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông
nghiệp nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia
súc.
Tín dụng tiêu dùng là khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm
hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như ô tô, nhà, laptop, di động, trang thiết bị trong nhà,
cho vay du học...
Tín dụng đầu tư tài chính là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh
nghiệp mua chứng khoán, vàng.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để
bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp như bổ sung ngân
quỹ, ứng trước tiền hàng, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, duy trì hàng tồn
kho…hay dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng các nhân và hộ gia đình. Đây là loại
tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãi
suất, lạm phát cũng như sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường, vì thế
lãi suất thường thấp hơn các loại tín dụng khác.
Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5
năm, được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi
mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng công trình vừa và nhỏ có
thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành
nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh
nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thường được sử dụng
để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây
chuyền sản xuất…), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay,…), cải
tiền và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Do thời hạn đầu tư thường kéo dài, nên tín
5
dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều liền theo tiến độ dự án.
Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời hạn càng dài thì những
biến động không đự tính có thể xảy ra càng lớn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm
Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng có tài sản cấm cố, thế chấp hoặc có bảo
lãnh của người thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng
không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc phải có người bảo lãnh.
Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có
thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính (dòng tiền) của người đi vay thiếu
hụt, do lo sợ phát mãi tài sản đã tạo ra áp lực buộc người đi vay phải trả nợ, giảm
thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Tín dụng không có bảo đảm là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay
không có bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho khách hàng
truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao và số tiền tiền vay không lớn.
Căn cứ vào chủ thể vay vốn
Tín dụng doanh nghiệp (Tín dụng bán buôn) được gọi là bán buôn vì những
doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tuy nhiên những
khoản cho vay danh nghiệp nhỏ và vừa thường không lớn thì vẫn thuộc bán lẻ.
Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (Tín dụng bán lẻ) được gọi là bán lẻ vì những
cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu
dùng hoặc kinh doanh hộ gia đình.
Tín dụng cho các định chế tài chính đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Những
khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng
để trả nợ hay cho vay lại.
Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay
Tín dụng hoàn trả nhiều lần là loại tín dụng áp dụng cho những khoản vay lớn
và thời hạn dài. Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn
gốc và lãi vay định kỳ thành khoản bằng nhau, thường dùng trong mua nhà trả góp.
6
Tín dụng không có thời hạn cụ thể: ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi
vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào với điều kiện phải báo trước cho ngân hàng.
Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
Tín dụng bằng tiền là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín
dụng bằng tiền gọi là cho vay. Chiết khấu cũng là hình thức cho vay bằng tiền
nhưng dưới hình thức mua bán giấy tờ có giá.
Tín dụng bằng tài sản là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản.
Hình thức tín dụng này này chính là cho thuê tài chính.
Tín dụng bằng uy tín là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín.
Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng.
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
Tín dụng ngân hàng trực tiếp là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp
vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ
vay trực tiếp cho ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng gián tiếp là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian
như tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.
1.2.3. Các hình thức cấp tín dụng
Theo Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu và Lê Thị Hiệp Thương (2011),các hình thức
cấp tín dụng đang được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam, bao
gồm : cho vay, chiết khấu, bảo lãnh Ngân hàng và cho thuê tài chính.
Cho vay là việc ngân hàng cho khách hàng một khoản tiền để khách hàng sử
dụng vào mục đích và thời gian theo thỏa thuận của đôi bên với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc lẫn lãi, bao gồm cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho
vay theo hạn mức thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn (Đồng tài trợ), cho
vay luân chuyển.
Chiết khấu là nếu các giấy tờ có giá (trái phiếu, thương phiếu…) chưa đáo hạn
thì ngân hàng có thể cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá của giấy tờ
có giá trừ đi lãi chiết khấu và phí hoa hồng.