Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nợ công và những tác động của nợ công đối với nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH ĐOÀN

NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HCM – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH ĐOÀN

NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS., TS. NGÔ HƯỚNG

TP. HCM – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Đề tài của tôi chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

NGUYỄN THANH ĐOÀN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và có những ý kiến
đóng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này được tốt hơn.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS., TS. Ngô Hướng về sự
hướng dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.

Tác giả

NGUYỄN THANH ĐOÀN


i

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nợ công luôn là vấn đề mang tính thời sự đối với hầu hết mọi quốc gia trên thế
giới. Dù đó là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu hay tiên tiến, kể cả đó là một quốc
gia có nền kinh tế đứng đầu trên thế giới thì nợ công vẫn luôn luôn hiện hữu.
Đối với những quốc gia kém phát triển hay đang phát triển (như Việt Nam) thì
việc vay nợ, đặc biệt là vay từ các quốc gia phát triển hay từ các tổ chức tài chính quốc
tế như: IMF, WB, ADB,… là nguồn lực quan trọng giúp cho các quốc gia đó có điều
kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, nếu việc sử dụng nợ công không hiệu quả, thì gánh nặng nợ công sẽ
ngày càng lớn và điều đó rất dễ dẫn đến việc mất khả năng trả nợ. Vì vậy, bất kỳ một
quốc gia nào cũng cần phải luôn thận trọng với vấn đề nợ công.
Điều quan trọng là, Chính phủ cần xác định được nhu cầu vốn cần vay bao nhiêu
từ các tổ chức, cá nhân trong nước và vay bao nhiêu từ nước ngoài cho các mục tiêu
đầu tư công để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình trọng điểm
phục vụ cho phúc lợi xã hội và quốc phòng an ninh. Chính phủ cần phải tính toán được
hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư công, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ việc
sử dụng vốn vay, nhất là đối với nợ vay nước ngoài nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.
Việc sử dụng hiệu quả vốn vay, đồng thời đảm bảo được khả năng trả nợ còn lệ
thuộc vào nội lực của nền kinh tế. Cho nên, qui mô nợ công của một quốc gia cao hay
thấp không phải là vấn đề quyết định mức độ rủi ro cao hay thấp mà do năng lực kinh
tế của từng quốc gia đó quyết định. Khả năng chống đỡ nợ công của mỗi quốc gia lệ
thuộc vào nội lực của nền kinh tế cũng như phụ thuộc vào cơ cấu nợ nước ngoài của
quốc gia đó trong tổng dư nợ công ra sao. Đương nhiên là việc vay nợ nước ngoài
nhiều (chiếm tỷ trọng cao) sẽ bất lợi hơn so với việc vay vốn trong nước do biến động
về tỷ giá cũng như các điều kiện ràng buộc và áp lực trả nợ khi đáo hạn.


ii

Vì vậy, chính phủ cần xác định được ngưỡng giới hạn nào là an toàn cho vấn đề
nợ công, và phải đảm bảo là nợ công luôn nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Đồng

thời, chính phủ cũng cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và ứng phó với vấn đề nợ
công, trong đó, biện pháp phòng chống tham nhũng và lãng phí trong bộ máy công
quyền là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Nợ công là một vấn đề lớn, có liên quan đến rất nhiều vấn đề cần được giải quyết.
Đó là những vấn đề có liên quan đến thể chế kinh tế, kể cả thể chế nhà nước, cả về giáo
dục hay việc thực thi pháp luật cũng là những lĩnh vực có liên quan và ảnh hưởng đến
vấn đề nợ công. Vì vậy, giải quyết vấn đề nợ công không chỉ là công việc của Chính
phủ, của các Bộ, Ngành có liên quan đến việc sử dụng và quản lý nợ công theo Luật
quản lý nợ công mà nó còn là vấn đề có liên quan đển cả hệ thống chính trị và của mọi
tầng lớp nhân dân.
Khi bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả và tình trạng tham
nhũng, lãng phí còn diễn ra thì ngân sách nhà nước bị thâm thủng là điều dễ hiểu. Nếu
tình trạng ngân sách bị thâm hụt kéo dài và không được bù đắp, thì việc vay nợ là việc
đầu tiên nên làm vì dễ thực hiện nhất. Nếu chính phủ lạm dụng việc làm này thì nợ
công sẽ tăng lên nhanh chóng.
Khi việc thực thi pháp luật không nghiêm thì việc vi phạm pháp luật vẫn còn xảy
ra, và việc phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng không thể mang lại hiệu quả. Đặc
biệt là những vụ án kinh tế lớn vẫn còn diễn ra ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của đất nước. Khi kinh tế không phát triển thì nguồn thu ngân sách sẽ
bị hạn chế, thu không đủ chi, ngân sách sẽ bị thâm hụt.
Khi nền giáo dục không đạt được nhiều tiến bộ mà bị thụt lùi hay chệch hướng thì
không thể đào tạo ra nhiều nhân tài để phục vụ đất nước. Khi đất nước không có nhiều
nhân tài hay nhà nước không có chính sách thu hút nhân tài thì sẽ bị chảy máu chất
xám. Nếu bộ máy nhà nước không thu hút được người tài vào để làm việc, thì phần lớn
những người tham gia vào bộ máy nhà nước toàn là những người yếu kém thì bộ máy


iii

nhà nước không thể hoạt động có hiệu quả được. Đó là chưa kể đến vấn đề đạo đức xã

hội, một khi đã bị xuống cấp thì nguy cơ sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Đó là một số lý do trong rất nhiều lý do lý giải tại sao các tập đoàn kinh tế lớn của
nhà nước phần nhiều đều làm ăn thua lỗ. Khi các tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn
thua lỗ thì nguồn thu ngân sách nhà nước cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời
các khoản vốn đầu tư ngân sách sẽ phải tiếp tục rót thêm vào để vựt dậy cho nó sống,
cho dù không chắc là nó có thể sống khỏe được hay không. Điều đó sẽ dẫn đến việc
thâm hụt ngân sách ngày càng lớn và nợ công sẽ tiếp tục gia tăng.
Nợ công là vấn đề có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực và cũng có nhiều lĩnh vực
tác động, làm ảnh hưởng đến nợ công. Vì vậy, để giải quyết căn bản vấn đề nợ công thì
Chính phủ cần phải làm rất nhiều việc và không thể giải quyết trong một sớm một
chiều, mà là cả một quá trình lâu dài.
Trong phạm vi luận văn này, cũng chỉ nêu những tồn tại có liên quan đến vấn nợ
công và đề cập đến một số giải pháp trong rất nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn đề
nợ công mà bản thân cho là thiết thực mang tính lâu dài và bền vững hơn.


iv

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................3

7. Bố cục dự kiến của đề tài ....................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG..................................................................5
1.1. Lý thuyết về nợ công........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về nợ công....................................................................................5
1.1.2. Bản chất kinh tế của nợ công.........................................................................8
1.1.3. Đặc điểm của nợ công....................................................................................9
1.1.4. Vai trò của nợ công......................................................................................10
1.1.5. Phân loại nợ công.........................................................................................15
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công...............................................................16
1.3. Tác động kinh tế của nợ công.........................................................................17
1.4. Tình hình nợ công trên thế giới......................................................................18
1.4.1. Tình hình chung...........................................................................................18
1.4.2. Khủng hỏang nợ công trên thế giới và những tác động đối với Việt Nam..19
Kết luận chương 1..................................................................................................22


v

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI
VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM..................................................................................24
2.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam ....................................................................24
2.1.1. Quy mô nợ công và mức độ an toàn nợ công của Việt Nam.......................24
2.1.2. Tình hình sử dụng nợ công..........................................................................28
2.1.3. Một số tồn tại có liên quan đến vấn đề nợ công..........................................33
2.1.3.1. Tình hình quản lý nợ công còn nhiều hạn chế, yếu kém..........................33
2.1.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế...........................................35
2.1.3.3. Hiệu quả hoạt động đối với khu vực kinh tế nhà nước không cao...........37
2.1.3.4. Tình trạng tham nhũng, lãng phí đang ở mức đáng lo ngại......................39
2.1.3.5. Việc thực thi pháp luật nhà nước chưa nghiêm........................................43
2.2. Tác động của nợ công đối với nền kinh tế......................................................45

2.2.1. Đánh giá chung về tác động của nợ công....................................................45
2.2.1.1. Tác động tích cực......................................................................................45
2.2.1.2. Những tác động tiêu cực...........................................................................46
2.2.2. Tác động của nợ công đến các biến số vĩ mô nền kinh tế...........................47
2.2.2.1. Tác động tới lạm phát và tỷ giá................................................................47
2.2.2.2. Tác động tới lãi suất và đầu tư..................................................................52
2.2.2.3. Tác động tới tăng trưởng kinh tế..............................................................53
Kết luận chương 2..................................................................................................57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ ỨNG PHÓ VỚI
VẤN ĐỀ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM.............................................................................59
3.1. Tăng cường việc sử dụng hiệu quả và quản lý chăt chẽ nợ công...................59
3.1.1. Sử dụng hiệu quả vốn vay đầu tư công........................................................59
3.1.2. Quản lý chặt chẽ về nợ công........................................................................60
3.2. Giảm thâm hụt ngân sách................................................................................61
3.2.1. Cắt giảm chi tiêu công.................................................................................61


vi

3.2.2. Khơi tăng các nguồn thu..............................................................................63
3.3. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước.................................................63
3.3.1. Tinh giản và làm trong sạch bộ máy nhà nước............................................63
3.3.2. Lựa chọn nhân tài cho chính phủ.................................................................65
3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước........................................................66
3.5. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN..............................66
3.6. Hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về quản lý nợ công..............................69
3.6.1. Thực thi chính sách tài khóa thích hợp........................................................69
3.6.2. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt............................................................72
3.6.3. Phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.............................74
3.7. Tăng cường công tác kiểm tóan Nhà nước về quản lý nợ công......................77

3.8. Tăng cường vai trò quản lý của NHNN trong quản lý nợ công......................78
3.9. Những giải pháp khác.....................................................................................81
3.9.1. Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo..........................................................81
3.9.2. Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài..................................................84
3.9.3. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội......................................................86
Kết luận chương 3..................................................................................................91
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................93


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt
Tên đầy đủ
1
ABD
Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á
Asian Organization of Supreme Audit Institutions - Hiệp hội
2
ASOSAI
các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á
3
BHXH
Bảo hiểm xã hội
4
CPBL
Chính phủ bảo lãnh
5
CQĐP
Chính quyền địa phương

6
CSTK
Chính sách tài khóa
7
CSTT
Chính sách tiền tệ
6
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
8
IMF
International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
9

INTOSAI

10
11
12
13
14
15

KTNN
NHCSXH
NHNN
NHTM
NHTW
NSNN


16

ODA

17
18

TP. HCM
TPCP

19

UNCTAD

20
21

WB
WTO

International Organization of Supreme Audit Institutions Hiệp hội các Cơ quan kiểm toán tối cao trên Thế giới
Kiểm toán Nhà nước
Ngân hàng Chính sách Xã hội
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Ngân sách nhà nước
Official Development Assistance - Vay theo điều kiện hỗ trợ
phát triển chính thức
Thành phố Hồ Chí Minh

Trái phiếu Chính phủ
United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
World Bank - Ngân hàng thế giới
World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt phạm vi nợ công theo cách tính của WB, UCTAD, INTOSAI
và Việt Nam
Bảng 2.1. Thống kê tình hình nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2006-2010
Bảng 2.2. Thống kê tình hình nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.3. Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010
Bảng 2.4. Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2016
Bảng 2.5. Thâm hụt NSNN qua các năm
Bảng 2.6. So sánh mối liên hệ giữa tỷ lệ nợ công và chỉ số lạm phát qua các năm
Bảng 2.7. Tương quan giữa tỷ lệ nợ công với hệ số ICOR và tăng trưởng kinh tế

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các thành phần khu vực công theo định nghĩa của IMF
Hình 1.2. Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Hình 1.3. Mô hình hai khoảng cách
Hình 1.4. Mô hình ba khoảng cách
Hình 2.1. Biểu đồ dư nợ công của Việt Nam qua các năm
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu nợ công năm 2017
Hình 2.3. Biểu đồ hệ số ICOR Việt Nam qua các năm
Hình 2.4. Biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ nợ công / GDP và chỉ số lạm phát
Hình 2.5. Biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ nợ công/GDP và tăng trưởng kinh tế
Hình 3.1. Tác động chèn lấn của chi tiêu chính phủ và tài trợ thâm hụt



1

PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận vai trò của nợ công đối với nhu cầu phát triển kinh tế của đất
nước, nhưng việc vay nợ nước ngoài luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt, nó mang tính tích
cực nhưng mặt khác lại chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ, có thể làm
sụp đổ nền kinh tế quốc gia và gây ra những bất ổn xã hội.
Khi chính phủ không huy động được hoặc huy động không được nhiều nguồn vốn từ
các tổ chức và cá nhân trong nước mà quá lệ thuộc vào việc vay nợ nước ngoài để phục vụ
cho các nhu cầu đầu tư công, cũng như phục vụ cho việc chi tiêu của chính phủ do bội chi
ngân sách ngày càng cao thì nguy cơ vỡ nợ là điều rất khó tránh khỏi.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có qui mô nợ công tương đối cao
trong khu vực và trên thế giới, và tỷ lệ nợ công trên GDP cũng tăng nhanh trong những
năm qua. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam là 63,7%, trong đó, cơ
cấu nợ nước ngoài của chính phủ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ công (44,3%).
Còn theo đồng hồ nợ công trên thế giới mà một bộ phận của báo tài chính The
Economist lập ra trên mạng, nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là 94.854.098.361
USD. Dựa trên dân số là 92.056.721 thì mỗi người Việt Nam phải gánh một khoản nợ là
1.039 USD.
Đó là những con số rất đáng lo ngại, mà chính phủ phải đặc biệt quan tâm và đồng
thời cũng làm cho người dân bức xúc. Có thể nói, nợ công của Việt Nam đang tiến gần tới
mức trần nợ công mà chính phủ đã đặt ra. Cho nên, chính phủ cần thiết phải có những giải
pháp kiềm chế, kiểm soát để đảm bảo là nợ công luôn được nằm trong giới hạn an toàn cho
phép nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ có thể xảy ra.
Với đề tài “nợ công và những tác động của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam” mà
bản thân lựa chọn chính là sự thể những băn khoăn đối với những vấn đề hệ trọng của đất
nước mà mọi người đều rất quan tâm.

2. Mục tiêu nghiên cứu


2

Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tác động của nợ công đối với nền kinh tế của Việt Nam và những giải pháp
nhằm kiểm soát và ứng phó với vấn đề nợ công ở Việt Nam
Mục tiêu cụ thể
- Lý thuyết về nợ công và những vấn đề cơ bản có liên quan đến nợ công
- Thực trạng về nợ công ở Việt Nam và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt
Nam
- Những giải pháp nhằm kiểm soát và ứng phó với vấn đề nợ công ở Việt Nam
3.

Câu hỏi nghiên cứu
- Nợ công có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và tác động của nó ra sao?
- Thực trạng nợ công ở Việt Nam và những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt

Nam như thế nào?
- Ngưỡng giới hạn an toàn nào dành cho nợ công của Việt Nam và những giải pháp
nhằm kiểm soát và ứng phó với nợ công ra sao?
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về nợ công và những tác động của nó đối với nền kinh tế của Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng nợ công của Việt Nam từ năm 2006 –


2015 và phân tích những tác động của nó đối với nền kinh tế của Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu
5.1 Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu tập trung vào vấn đề thực trạng nợ công và những tác động của nó đối

với nền kinh tế của Việt Nam nên dữ liệu lựa chọn được xác định trên các cơ sở sau:
- Dữ liệu thu thập chủ yếu dựa trên số liệu công bố của Bộ tài chính, tổng cục thống
kê và các tạp chí. Đây là các dữ liệu có thực, dễ kiểm tra.
- Bên cạnh đó luận văn còn tham khảo các nguồn tư liệu của chính phủ, các văn bản
hướng dẫn của NHNN, ý kiến của các chuyên gia kinh tế và của giáo viên hướng dẫn.


3

5.2 Phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá; đồng thời sử
dụng bảng, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên cứu.
6.

Đóng góp của đề tài
Với những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn kỳ vọng sẽ mang lại một số đóng

góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn:
6.1 Về mặt lý luận:
Luận văn đề cập đến cơ sở lý thuyết về nợ công, đánh giá thực trạng về nợ công ở
việt Nam, đề ra những giải pháp để tăng cường kiểm kiểm soát và ứng phó với nợ công
nhằm giúp các sinh viên ngành tài chính – ngân hàng có thêm tài liệu về mặt học thuật,
làm tài nghiên cứu và có thể vận dụng vào thực tế sau này.

6.2 Về mặt thực tiễn:
Luận văn khái quát một cách tương đối đầy đủ về lý thuyết nợ công, thực trạng nợ
công và những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời cũng đề xuất một
số giải pháp đối với việc kiểm soát và ứng phó với vấn đề nợ công ở Việt Nam. Từ đó giúp
cho việc sử dụng và quản lý vốn vay của chính phủ được đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn.
7. Bố cục dự kiến của luận văn
Ngoài chương mở đầu, phần kết luận, phần Phụ lục và các danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của đề tài được bố cục làm 03 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
Chương này trình bày một số vấn đề cơ bản về lý thuyết nợ công, đánh giá chung về
tình hình nợ công trên thế giới và những tác động của nó đối với nền kinh tế của Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI
VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Chương này tập trung nghiên cứu thực trạng nợ công của Việt Nam, đánh giá hiệu
quả về việc sử dụng nợ công cũng như những vấn đề về quản lý nợ công, nêu những mặt
còn tồn tại yếu kém trong việc quản lý và sử dụng nợ công. Bên cạnh đó, cũng đề cập đến
những vấn đề tồn tại có liên quan đến nợ công.


4

Đồng thời, cũng nêu đánh giá chung về những tác động của nợ công đối với nền kinh
tế, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực và những tác động của nó cụ thể đến một số vấn đề về
kinh tế vĩ mô của nền kinh tế.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ ỨNG PHÓ
VỚI VẤN ĐỀ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Chương này đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát và ứng phó với nợ công mang
tính lâu dài và bền vững.



5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1.1. Lý thuyết về nợ công
1.1.1. Khái niệm về nợ công
Cho đến nay khái niệm về nợ công vẫn còn chưa có sự thống nhất tại nhiều quốc gia,
nhất là các quốc gia đang phát triển. Khái niệm về nợ công được định nghĩa trong các
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam so với các quốc gia khác trên thế giới và các tổ
chức tài chính quốc tế cũng có sự khác nhau.
Theo IMF định nghĩa thì nợ công là Nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các
nghĩa vụ nợ của các tổ chức sau:
- Chính phủ trung ương và các cơ quan của nó;
- Chính quyền địa phương các cấp như bang, tỉnh, thành phố;
- Ngân hàng trung ương;
- Các tổ chức độc lập (Các công ty tài chính và phi tài chính; các ngân hàng thương
mại, các đơn vị công ích…) khi:
+ Ngân sách của tổ chức đó là do Chính phủ báo cáo phê duyệt;
+ Chính phủ sở hữu hơn 50% số cổ phần có quyền biểu quyết hay hơn nửa số thành
viên ban giám đốc là các đại diện của Chính phủ;
+ Khi vỡ nợ, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ của tổ chức đó. (IMF, 2001,
Guidelines for Public dept management)
Theo cách tính của UNCTAD thì nợ công, ngoài nợ của Chính phủ, nợ được Chính
phủ bảo lãnh và nợ của các chính quyền địa phương còn bao gồm khoản nợ của các doanh
nghiệp Nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả (có thể là Công ty TNHH Nhà nước một thành
viên, Tập đoàn kinh tế của Nhà nước, các Tổng công ty của Nhà nước, các khoản nợ
tương ứng với tỷ lệ % phần góp vốn của Nhà nước tại các Công ty cổ phần; nếu các công
ty này phá sản Nhà nước sẽ mất đi phần vốn này) với quỹ bảo hiểm xã hội mà Nhà nước
sử dụng để mua trái phiếu, công trái Chính phủ, hay đầu tư vào các công trình kinh tế trọng



6

điểm của quốc gia và khoản tiền này Nhà nước phải chi trả cho người lao động nghỉ hưu
trong tương lai.
Trong hướng dẫn chung về khái niệm nợ công được phát hành bởi Hiệp hội các cơ
quan Kiểm toán tối cao INTOSAI đã định nghĩa nợ công như sau:
(1) Khoản phải trả hay các cam kết khác được gánh chịu trực tiếp bởi các cơ quan
công quyền như là: Chính phủ trung ương, hay một Chính phủ liên bang, tùy thuộc vào thể
chế chính trị của từng nước; Các Chính phủ bang, tỉnh, đô thị, khu vực và địa phương
khác; Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh do Nhà nước sở hữu hay quản lý; Các đơn vị
Nhà nước khác.
(2) Khoản phải trả hay các cam kết khác mà các cơ quan Nhà nước phải gánh vác với
vai trò đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân hay các đơn vị khác.
(3) Việc xử lý đối với các khoản phải trả của Ngân hàng trung ương tùy thuộc vào địa
vị rõ ràng của các ngân hàng và mức độ độc lập của chúng từ Chính phủ trung ương.
Theo WB (2002), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của chính phủ và những khoản
nợ được chính phủ bảo lãnh.
Còn theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017 của Việt Nam, nợ công được hiểu
bao gồm ba nhóm là: nợ Chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương.
Như vậy, so với khái niệm nợ công của các tổ chức quốc tế như IMF, UNCTAD,
INTOSAI, thì khái niệm nợ công của Việt Nam chưa bao gồm các khoản vay của Chính
phủ đối với Ngân hàng Nhà nước và các khoản vay của khối các doanh nghiệp Nhà nước
đối với các tổ chức trong nước và nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ. Có lẽ đây
là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ
chức quốc tế cao hơn so với số liệu của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt trong cách
tính toán nợ công của Việt Nam và với các tổ chức tài chính quốc tế ta có thể xem bảng
dưới đây:



7

Bảng 1.1. Phân biệt phạm vi nợ công theo cách tính của IMF, UCTAD, INTOSAI
và Việt Nam
Chỉ tiêu được tính trong nợ công
1.
a.
b.
2.
-

Nợ chính phủ
Nợ trong nước
Tín phiếu KBNN
Trái phiếu Chính phủ, công trái
Vay từ NHNN để hỗ trợ lãi suất
Vay quỹ BHXH, SCIC
Nợ nước ngoài
Nợ các chủ nợ đa phương
Nợ các chủ nợ song phương
Nợ thương mại
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Bảo lãnh vay trong nước (Bảo lãnh cho VDB, NHCSXH,
TCT đường cao tốc và các doanh nghiệp khác)
- Bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay
nước ngoài
3. Nợ chính quyền địa phương
- Trái phiếu chính quyền địa phương
- Vay tồn ngân Kho bạc

4. Nợ của doanh nghiệp Nhà nước
- Các khoản vay, phát hành trái phiếu của VDB không có
bảo lãnh của Chính phủ
- Các khoản vay trong nước của các tổ chức khác:
NHCSXH, TCT đường cao tốc, Vinashin… không có
bảo lãnh của Chính phủ

VN

IMF,
UNCTAD,
INTOSAI

X
X
không tính
X

X
X
X
X

X
X
X

X
X
X


X

X

X

X

X

X
Không
tính

X

không tính

X

không tính

X

Nguồn: Nguyễn Đăng Hưng (2014)
Việc định nghĩa nợ công là vấn đề rất quan trọng, nếu định nghĩa không chính xác sẽ
dẫn đến việc thống kê không đầy đủ các khoản nợ công, làm cho việc đánh giá nợ công
không đúng với thực trạng của nó. Do đó, sẽ dẫn đến việc đề xuất những giải pháp kiểm



8

soát điều hành nợ công không mang lại hiệu quả, và dễ dẫn đến các rủi ro tài chính, gây
ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia.
Do việc định nghĩa nợ công của Việt Nam cũng có sự khác biệt so với thông lệ quốc
tế nên việc áp dụng các nghiên cứu về nợ công trên thế giới, cũng như các đánh giá về nợ
công của các tổ chức tài chính quốc tế về tình hình nợ công trên thế giới và Việt Nam cũng
sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong luận văn này, số liệu nợ công của Việt Nam vẫn được xác định theo
định nghĩa của Luật Quản lý nợ công 2009.
1.1.2. Bản chất kinh tế của nợ công
Theo nguyên tắc, khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ
phí và các khoản thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ
công phát sinh. Điều này cho thấy nợ công là hệ quả của bội chi ngân sách của chính phủ
và chính phủ phải có trách nhiệm hoàn trả.
Các nhà kinh tế học cổ điển luôn nêu bật một nguyên tắc quan trọng và nhất quán về
quản lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng. Theo đó, ngân sách cân bằng là ngân
sách mà thu và chi bằng nhau. Điều này giúp chính phủ chi tiêu hợp lý, tránh sự hoang phí
và hạn chế tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành các chính sách thuế và tăng thuế.
Nguyên tắc này được khởi xướng và ủng hộ triệt để bởi các nhà kinh tế học cổ điển như
Adam Smith, David Ricardo, và John Stuart Mill (Tsoulfidis, 2007). Vì vậy, hầu hết các
nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc vay nợ của chính phủ để chi tiêu.
Trái lại, nhà kinh tế học John Maynar Keys và những người thuộc trường phái
Keynes lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chi
tiêu (Theocarakis, 2014). Họ lập luận trong những tình huống suy thoái kinh tế, việc đầu tư
của khu vực tư nhân sụt giảm mạnh thì việc gia tăng đầu tư của chính phủ vào dự án công
như cơ sở hạ tầng, giáo dục, và y tế thông qua vay nợ sẽ giúp phục hồi nền kinh tế. Hầu hết
các chính phủ đều sử dụng lý thuyết của trường phái Keynes để vượt qua khủng hoảng
kinh tế và tình trạng suy thoái của nền kinh tế.



9

Tuy nhiên, Paul Samuelson, một nhà kinh tế học ủng hộ trường phái Keynes, cho
rằng việc phối hợp cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ linh hoạt là cần
thiết để thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế vượt qua sự suy thoái. Điều này cho thấy nợ công
cũng là một công cụ gián tiếp quan trọng trong điều hành kinh tế của các chính phủ nhưng
việc sử dụng nó phải thận trọng và đòi hỏi phải có sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ.
1.1.3. Đặc điểm của nợ công
Mặc dù có sự khác biệt về khái niệm nợ công giữa nhiều quốc gia trên thế giới, và dù
có nhiều cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản, nợ công có những
đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Khác với
các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao
gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm
trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực tiếp và trả nợ gián tiếp. Trả
nợ trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ
quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay. Trả nợ gián tiếp là trường hợp cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong
trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra
bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vay vốn
nước ngoài).
Thứ hai, nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo
hai mục đích: Một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa
là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; Hai là, đề đạt được
những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách
chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội. Nguyên tắc quản lý nợ công

Việt Nam là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ,
sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản trên.


10

Thứ ba, mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh
tế – xã hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa
mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của cộng
đồng. Ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích
chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ
công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, cụ thể là để phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.
1.1.4. Vai trò của nợ công
Các nhà kinh tế học cho rằng, do các điều kiện khan hiếm nguồn lực và có nhiều khó
khăn nên các nước đang phát triển cần phải sử dụng các nguồn lực đến từ bên ngoài như
các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn viện trợ phát triển ODA (vốn vay
với lãi suất ưu đã dành cho các nước đang phát triển) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao thu nhập để bắt kịp với sự phát triển của các nước tiên tiến. Khởi đầu là lý thuyết "Cái
vòng luẩn quẩn" và ''Cú huých từ bên ngoài'' của Samuelson & Nordhaus (1976), tiếp theo
mô hình lý thuyết hai khoảng cách của Chenery & Strout (1966) và mô hình lý thuyết ba
khoảng cách được phát triển bởi Bacha (1990), Solimano (1990), và Taylor (1994).
Lý thuyết ''Cái vòng luẩn quẩn" và "Cú huých từ bên ngoài''
Năm 1948, nhà kinh tế học Paul Samuelson đã cho ra đời tác phẩm kinh điển "Kinh
tế học'' trong đó nhấn mạnh đến hoàn cảnh của các nước đang phát triển qua lý thuyết "Cái
vòng luẩn quẩn'' và ''Cú huých từ bên ngoài''. Theo Samuelson, có bốn yếu tố cần thiết cho
sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, qua đó xóa đi khoảng cách giàu nghèo với các
nước phát triển là: nhân lực, tài nguyên, vốn và công nghệ. Samuelson lập luận rằng, bốn
yếu tố này ở các nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này cho
việc thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao thu nhập của người dân có nhiều trở ngại lớn. Đặc

biệt, tình trạng khó khăn này tăng lên gấp bội ở các quốc gia nghèo và Samuelson nhìn
thấy điều này như ''cái vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ. Hình dưới đây biểu thị ''vòng
luẩn quẩn của sự nghèo khổ''.


11

Samuelson cho rằng, các nước đang phát triển trong ''cái vòng luẩn quẩn'' của sự nghèo
khổ khó mà tự thoát ra được. Để có thể phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này ông cho rằng cần
phải có ''cú huých từ bên ngoài'', nghĩa là các nước đang phát triển cần phải có các nguồn
lực trợ giúp từ bên ngoài về vốn, công nghệ, các chuyên gia, trình độ quản lý,..Vì vậy,
chính phủ ở các nước đang phát triển có thể nhận sự trợ giúp dưới hai hình thức là dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA). Đi kèm
theo các nguồn vốn này là các tiến bộ về công nghệ sản xuất, quản lý và đào tạo và nâng
cao tay nghề cho người lao động sẽ được chuyển giao cho nước tiếp nhận. Đặc biệt nguồn
vốn viện trợ phát triển (ODA) thực chất là vốn vay với lãi suất ưu đãi mà các nước đang
phát triển phải trả trong tương lai.
Mô hình hai khoảng cách (The two - gap model)
Trong tác phẩm ''Forein Assistance and Economic Development'' (Viện trợ nước
ngoài và phát triển kinh tế), Chenery & Strout (1966) trình bày ''mô hình hai khoảng cách''
với việc phân tích các mối quan hệ giữa nguồn vốn từ nước ngoài và phát triển kinh tế. Ý
tưởng chủ yếu của mô hình này là chính phủ ở các nước đang phát triển cần sử dụng hiệu
quả các nguồn lực nội tại trong nước và dùng nguồn vốn nước ngoài (dòng vốn đầu tư FDI
và vốn viện trợ phát triển ODA) làm đòn bẩy để lấp đầy ''khoảng các đầu tư - tiết kiệm'' và
''khoảng cách thương mại''.


12

Cả hai nhà kinh tế này cho rằng sự thiếu hụt đầu tư (khoảng cách giữa đầu tư và tiết

kiệm) là hạn chế chính đối với tăng trưởng bởi vì vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy gia tăng sản lượng trong các mô hình tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt thương
mại là khoảng cách thứ hai gây cản trở cho sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát
triển, đặc biệt ở những nước nghèo. Hai nhà nghiên cứu này lập luận nguồn vốn từ bên
ngoài có khả năng giải quyết được vấn đề này.
Thực vậy, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), khoản nợ vay ưu đãi dành
cho các nước đang phát triển, là một trong những dòng vốn đến từ bên ngoài bù đắp hiệu
quả ''hai khoảng cách'' trên. Nguồn vốn viện trợ này không chỉ là những khoản nợ vay có
lãi suất ưu đãi mà còn là những chuyển giao kỷ thuật, kinh nghiệm quản lý, công nghệ đi
kèm, đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn lực
để chính phủ gia tăng đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết và cơ bản như y tế, giáo dục,
phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách chính sách và thể chế trong dài hạn để tạo động lực cho
sự phát triển của các hoạt động kinh tế trong nước, tạo điều kiện giảm nghèo và bất bình
đẵng giữa các tầng lớp dân cư và nâng cao mức thu nhập của người dân.

Ngoài ra, mô hình hai khoảng cách còn nhấn mạnh đến sự điều chỉnh cao kỷ thuật sao
cho có sự cân bằng giữa hai khoảng cách này. Nếu "khoảng cách tiết kiệm - đầu tư'' lớn
hơn ''khoảng cách thương mại" thì các nước sẽ giảm bớt đầu tư và gia tăng tiết kiệm trong
nước. Ngược lại thì các nước sẽ tăng cường xuất khẩu và giảm bớt nhập khẩu. Việc sử
dụng nguồn vốn từ bên ngoài để cân bằng hai khoảng cách thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Theo đó, chính phủ ở các nước sẽ chủ động điều chỉnh việc sử dụng nguồn vốn từ bên
ngoài thông qua ba giai đoạn: giai đoạn một là để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực; giai
đoạn thứ hai là cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư, và giai đoạn thứ ba là để bù đắp những
khoảng cách về ngoại hối.


13

Mô hình ba khoảng cách (The three - gap model)


Mô hình ba khoảng cách là sự bổ sung và phát triển từ mô hình hai khoảng cách và
được phát triển bởi Bacha (1990), Solimano (1990), và Taylor (1994). Theo đó, các nhà
nghiên cứu này bổ sung thêm thể chế tài chính như là một khoảng cách thứ ba "khoảng
thâm hụt ngân sách " do vấn đề bội chi ngân sách của chính phủ. Trong thực tế, vấn đề bội
chi ngân sách được tài trợ thông qua các khoản vay nợ trong nước và nước ngoài của chính
phủ. Đặc biệt với nguồn vốn trong nước có hạn, chính phủ các nước đang phát triển phải
sử dụng các khoản vay ưu đãi đặc biệt đến từ các nguồn viện trợ phát triển ODA. Cách tiếp
cận mô hình ba khoảng cách cho thấy mối tương quan của nợ công với khoảng cách
thương mại và khoảng cách tiết kiệm - đầu tư trên cơ sở kiểm soát khoảng cách thâm hụt
ngân sách.
Ba khoảng cách này chính là ba khiếm khuyết của các nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Chúng được hình thành tự nhiên trong quá trình phát triển kinh
tế ở mỗi quốc gia và chính phủ ở các nước cần có những biện pháp hợp lý và hiệu quả để
thu hẹp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bacha (1990), Solimano (1990), và Taylor
(1994) cũng nhấn mạnh các nguồn lực từ bên ngoài để giúp điều chỉnh và cân bằng ba
khoảng cách này. Các nguồn lực này cũng đến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI và
nguồn vốn viện trợ ODA.
Tương tự như mô hình hai khoảng cách, do các khoảng cách này có tương quan và
tác động lẫn nhau nên mô hình ba khoảng cách cũng nhấn mạnh đến việc điều chỉnh phù
hợp để đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa ba khoảng cách. Nếu "khoảng cách thương mại"


×