Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HỒ DUY KHÁNH

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN RỦI RO
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHI MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HỒ DUY KHÁNH

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN
RỦI RO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIÊT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SÁNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


i

TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. Ba giả
thuyết được phát triển để kiểm tra xem liệu tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng, thu nhập lãi và khả năng thanh khoản và mặc định trong các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam hay không. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng
để hỗ trợ nghiên cứu đó là phương pháp phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết
với dữ liệu bảng cân bằng. Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng (i) các ngân hàng
thương mại tăng trưởng tín dụng nhanh trong quá khứ (LGi,t-1) nhưng kết quả cho
thấy tác động ngược chiều đối với rủi ro tín dụng và các ngân hàng thương mại có
mức tăng trưởng tín dụng lớn hơn mức trung trị của tăng trưởng tín dụng của toàn
bộ ngân hàng thì tác động cùng chiều đối với rủi ro tín dụng. Ngoài ra, kết quả hồi
quy còn cho thấy tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đối với thu nhập lãi
và khả năng thanh khoản các ngân hàng; (ii) quy mô ngân hàng được đại diện thông
qua tổng dư nợ cho vay khách hàng có tác động cùng chiều đối với rủi ro mặc định,
và có tác động nghịch chiều đối với thu nhập lãi và khả năng thanh khoản; (iii) rủi
ro tín dụng với độ trễ năm t-1 có tác động ngược chiều đối với rủi ro tín dụng năm
hiện hành. Những kết quả này cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng ở một mức nào đó
có thể được kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng cũng là một dấu hiệu cảnh báo sớm về
rủi ro nên các ban kiểm soát và ban giám đốc của các ngân hàng thương mại nên
xem xét và lập kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp.



ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Học viên

Hồ Duy Khánh


iii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
nhờ sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Nguyễn Minh Sáng người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy tại
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Mình đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng nhờ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bình Dương đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần
An Bình
Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

ABBank
ACB
BIDV
CTG
EIB
FEM


Fixed effects model

Mô hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nước

GMM

General Method of
Moments

HDBank
HHI
GLS
KLB
LPB
MBB
MSB
M&A

Phương pháp ước lượng
moment tổng quát
Ngân hàng thương mại cổ phần
Phát Triển Thành Phố Hồ Chí
Minh

Chỉ số đo lường mức độ tập
Herfindahl Hirschman Index
trung
Ước lượng bình phương nhỏ
Generalized Least Squares
nhất
Ngân hàng thương mại cổ phần
Kiên Long
Ngân hàng thương mại cổ phần
Bưu Điện Liên Việt
Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân Đội
Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải Việt Nam
Mergers and acquisitions

Mua bán và sáp nhập

NamABank

Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam Á

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


v


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Ngân hàng thương mại

NHTM

Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc Dân
Ngân hàng thương mại cổ phần
Phương Đông

NCB
OCB
OECD

Organisation for Economic
Cooperation and
Development

Random effects model

SeABank
SGB
SHB
STB
Techcombank
TPBank


Thương mại cổ phần

TMCP

VCB
VIB
VietABank
VPBank

Mô hình tác động ngẫu nhiên
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn
Ngân hàng thương mại cổ phần
Đông Nam Á
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Công Thương
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn - Hà Nội
Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn Thương Tín
Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong

SCB

UCLA

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế
Ngân hàng thương mại cổ phần
Xăng Dầu Petrolimex

PGBank
REM

Tiếng Việt

University of California,
Los Angeles

Trường đại học California, Los
Angeles
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Á
Ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Định nghĩa và đo lường biến cho mô hình tác động của tăng trưởng tín
dụng đến rủi ro tín dụng ........................................................................................... 30
Bảng 3.2. Định nghĩa và đo lường biến cho mô hình tác động của tăng trưởng tín

dụng đến thu nhập lãi ............................................................................................... 32
Bảng 3.3. Định nghĩa và đo lường biến cho tác động của tăng trưởng tín dụng đến
khả năng thanh khoản ............................................................................................... 34
Bảng 3.4. Tổng hợp định nghĩa và đo lường biến .................................................... 39
Bảng 4.1. Mô tả dữ liệu ............................................................................................ 43
Bảng 4.2. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình tác động của tăng trưởng
tín dụng đối với rủi ro tín dụng ................................................................................ 46
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình tác động của tăng trưởng tín dụng đối
với rủi ro tín dụng ..................................................................................................... 47
Bảng 4.4. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình tác động của tăng trưởng
tín dụng đối với thu nhập lãi..................................................................................... 49
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình tác động của tăng trưởng tín dụng đối
với thu nhập lãi ......................................................................................................... 50
Bảng 4.6. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình tác động của tăng trưởng
tín dụng đối với khả năng thanh khoản .................................................................... 52
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình tác động của tăng trưởng tín dụng đối
với khả năng thanh khoản......................................................................................... 52


vii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Quy trình hồi quy dữ liệu bảng................................................................. 40
Đồ thị 4.1. Mô tả tổng dư nợ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2008
đến năm 2017 ........................................................................................................... 43
Đồ thị 4.2. Mô tả tổng tỷ lệ trích lập dự phòng các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam từ năm 2008 đến năm 2017 ............................................................................. 44


viii


MỤC LỤC

TÓM TẮT .................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .......................................................................... vii
MỤC LỤC .............................................................................................................. viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.5. Bố cục bài nghiên cứu ......................................................................................... 4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI RỦI RO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................ 5
2.1. Cơ sở lý luận về tín dụng và tăng trưởng tín dụng .............................................. 5
2.2. Rủi ro của các ngân hàng .................................................................................... 8
2.2.1. Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 8
2.2.2. Rủi ro thanh khoản ..................................................................................... 10
2.3. Tăng trưởng tín dụng và rủi ro của các ngân hàng ............................................ 12
2.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan về tác động của tăng trưởng tín dụng đối
với rủi ro các ngân hàng ........................................................................................... 15


ix


2.4.1 Nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia ..................................................... 15
2.4.2. Nghiên cứu ở các quốc gia ......................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG
CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN RỦI RO CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ......................................................................... 22
3.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam ........................................................................ 22
3.1.1. Mô hình tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................. 30
3.1.2. Mô hình tác động của tăng trưởng tín dụng đến thu nhập lãi các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam ...................................................................................... 32
3.1.3 Mô hình tác động của tăng trưởng tín dụng đến khả năng thanh khoản các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam .................................................................... 34
3.2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ....................................................... 35
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 35
3.2.2. Nguồn dữ liệu ............................................................................................. 37
3.3.1. Kiểm định giả thuyết tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng
.............................................................................................................................. 40
3.3.2. Kiểm định tác động của tăng trưởng tín dụng đến thu nhập lãi ................. 41
3.3.3. Kiểm định tác động của tăng trưởng tín dụng đến khả năng thanh khoản . 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI RỦI RO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 42
4.1. Thống kê mô tả và phân tích tương quan .......................................................... 42
4.2. Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam ...................................................................................................... 45



x

4.2.1. Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro tín dụng các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam .................................................................... 45
4.2.2. Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với thu nhập lãi các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................. 49
4.2.3. Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với khả năng thanh khoản
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam .............................................................. 51
4.3. Đánh giá kết quả phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam ........................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................... 57
5.1. Kết luận và khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam ........................................................................ 57
5.1.1. Kết luận ...................................................................................................... 57
5.1.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................. 58
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 60
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ..................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH ...................................... 71


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong Chương 1, nghiên cứu sẽ phân tích các nội dung chính (i) Lý do chọn đề tài;
(ii) Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; (iii) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (iv)
Phương pháp nghiên cứu; (v) Bố cục bài nghiên cứu.

1.1. Lý do chọn đề tài
Các nghiên cứu của Borio (2008), Dell'Ariccia và cộng sự (2008), Demyanyk và
Van Hemert (2008), Gorton (2008) đều khẳng định là cuộc khủng hoảng tài chính
hiện tại đại diện cho một minh chứng mạnh mẽ về những gì có thể đã đi sai, với sự
tương tác của tăng trưởng và rủi ro trong việc cho vay của ngân hàng. Cụ thể, sự
tăng trưởng trong cho vay thế chấp dưới chuẩn, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp, thị
trường nhà ở đang bùng nổ, tín dụng bảo mật và tiêu chuẩn tín dụng lỏng lẻo, đã
dẫn đến thua lỗ tín dụng chưa từng có và hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn
cầu, làm nổi bật tầm quan trọng của mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín
dụng ngân hàng. Trong bài luận văn này, tác giả có quan điểm tổng quát hơn và có
sẽ cung cấp bằng chứng mới về mối quan hệ giữa thời kỳ tăng trưởng tín dụng và
rủi ro của các ngân hàng thương mại.
Laeven và Majnoni (2003), Berger và Udell (2004) cũng đã đặt ra các câu hỏi như:
Liệu các ngân hàng có thể phát triển mà không trở nên rủi ro hơn sau đó? Tăng
trưởng tín dụng có liên quan đến lợi nhuận hiệu chỉnh rủi ro là cao hơn hay thấp
hơn? Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nguồn vốn của ngân hàng như thế
nào?
Để giải quyết các câu hỏi nêu trên, tác giả xem xét tác động của tăng trưởng tín
dụng đến ba khía cạnh cơ bản: rủi ro mặc định của danh mục cho vay, thu nhập lãi
từ cho vay và cơ cấu vốn. Đối với một trong ba khía cạnh, nghiên cứu dựa vào các
biện pháp thực nghiệm khác nhau để cho thấy rủi ro tín dụng liên quan đến hoạt
động cấp tín dụng của ngân hàng, thu nhập lãi hiệu chỉnh rủi ro, và thanh khoản của
các ngân hàng.


2

Như chúng ta đã biết rằng những vấn đề gần đây trên thị trường cho vay thế chấp
dưới chuẩn ở Mỹ đã làm tăng đáng kể mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi
ro tín dụng sau đó. Ở Việt Nam tăng trưởng nóng tín dụng trong những năm 2008

để lại hậu quả của việc gia tăng rủi ro cho ngân hàng nhưng năm sau đó. Khi tình
hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ
xấu xuất hiện đáng kể. Dựa vào số liệu tổng hợp báo cáo tài chính liên tục của các
ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2017, thì nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm
2007 và được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao
làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến
làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn
đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của
toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Chính vì những lí do đã nêu ở trên, trong bài luận văn này tác giả sẽ phân tích tác
động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. Nghiên cứu sử dụng hướng tiếp cận
thực nghiệm để kiểm tra tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro các ngân
hàng. Tác giả sử dụng mẫu thu thập trên 26 ngân hàng thương mại Việt Nam có
công khai tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh liên tục, với dữ liệu
được thu thập trong giai đoạn 2008 – 2017 để cho thấy rõ hậu quả của tăng trưởng
tín dụng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu cuối cùng trong nghiên cứu của tác giả là tác động của trưởng tín dụng
đối với rủi ro các ngân hàng thương mại tại Việt Nam như thế nào? Hầu hết các
nghiên cứu liên quan đã phân tích mối liên hệ tổng hợp giữa chu kỳ kinh doanh,
tăng trưởng tín dụng, và rủi ro tín dụng. Luận văn này ngoài việc phân tích tác động
của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng, mà còn nghiên cứu những tác động của
tăng trưởng tín dụng đến thu nhập lãi và khả năng thanh khoản các ngân hàng để có
được một bức tranh rộng hơn về rủi ro ngân hàng. Từ đó đưa ra những kiến nghị


3

phù hợp trong phạm vi của nghiên cứu định lượng để góp phần xây dựng kế hoạch

tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu về vốn của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng
và có các biện pháp quản lý rủi ro sau cho vay cụ thể góp phần ổn định nền kinh tế
vĩ mô.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiều cuối cùng đó đề tài cũng xác định mục tiêu trung
gian cần đạt được đó là (i) tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam; (ii) tác động của tăng trưởng tín dụng
đối với thu nhập lãi của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam; (iii) tác động của
tăng trưởng tín dụng đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam. Bài viết phân tích tác động động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro
của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Thông qua các phân tích khác cụ thể
như: Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng; Tác động của tăng
trưởng tín dụng đến thu nhập lãi; Tác động của tăng trưởng tín dụng đến khả năng
thanh khoản các ngân hàng.
Từ các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, bài nghiên cứu cũng đề ra các câu hỏi
nghiên cứu cần giải quyết trong phạm vi đề tài.
• Thứ nhất, tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro tín dụng của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam như thế nào?
• Thư hai, tác động của tăng trưởng tín dụng đối với thu nhập lãi của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam như thế nào?
• Thứ ba, tác động của tăng trưởng tín dụng đối với khả năng thanh khoản của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín
dụng, thu nhập lãi và rủi ro thanh khoản các NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu sử


4

dụng mẫu nghiên cứu gồm 26 ngân hàng thương mại Việt Nam có công khai tình
hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh liên tục.

Phạm vi nghiên cứu: Thời gian khảo sát từ năm 2008 đến năm 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để hỗ trợ nghiên cứu đó là phương
pháp phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết với dữ liệu bảng cân bằng.
Nguồn số liệu được thống kê từ báo cáo thường niên của 26 ngân hàng thương mại
tại Việt nam.
1.5. Bố cục bài nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 5 chương:
• Chương 1: Giới thiệu
• Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro các
ngân hàng thương mại
• Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín
dụng đối với rủi ro các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
• Chương 4: Kết quả phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
• Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, nghiên cứu đã nêu rõ tính cấp thiết của nghiên cứu cũng như các
nội dung khác có liên quan như mục tiêu, câu hỏi của nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI RỦI RO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nội dung của Chương 2 sẽ làm rõ các vấn đề: (i) Cơ sở lý luận về tăng trưởng tín
dụng, rủi ro các các ngân hàng thương mại và thu nhập lãi; (ii) Tổng quan các
nghiên cứu trước đây và (iii) Tác động của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro các

ngân hàng thương mại.
2.1. Cơ sở lý luận về tín dụng và tăng trưởng tín dụng
Diamond (1984), Bhattacharya và Thakor (1993) đưa ra kết luận là trong hoạt động
kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng đại diện cho một phần chức năng cốt lõi
của hoạt động ngân hàng và không thể tách rời.
Levine (2002) đã nêu rõ vai trò hệ thống tài chính ngân hàng. Hầu hết các khoản
tiền cần thiết để đầu tư được chuyển từ các hộ gia đình sang các doanh nghiệp thông
qua các tổ chức tài chính trung gian.
Ví dụ: Kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chính phủ cả năm là khoảng 21-22%. Tín
dụng là khoản tiền mà bên A cho bên B vay. Ở đây bên A là các ngân hàng thương
mại, còn bên B là cá nhân và doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng tăng 20% có
nghĩa là tổng dư nợ cho vay khách hàng của toàn hệ thống ngân hàng năm nay sẽ
cao hơn so với năm trước là 20%.
Thông tư số 36 quy định về dư nợ tín dụng: Hàng năm ngân hàng nhà nước sẽ đưa
ra hạn mức dư nợ tín dụng của mỗi ngân hàng tùy thuộc vào quy mô và uy tín của
ngân hàng đó. Hạn mức là cách ấn định cứng số tiền được cho vay ra bên cạnh các
công cụ điều tiết cung tiền khác như điều chỉnh trần lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
lãi suất chiết khấu,.. Ví dụ một NHTM năm 2016 có tổng số tiền cho vay ra từ
1/1/2016 tới 31/12/2016 là 1000 tỷ và nếu như NHNN quy định hạn mức tăng
trưởng tín dụng là 10% cho năm 2017 thì năm 2017 ngân hàng không được cho vay
vượt quá 1,100 tỷ. NHTM sẽ căn cứ vào hạn mức này mà tự động điều chỉnh số tiền


6

cho vay ra trong cả năm. Giả sử như NHNN không quy định về con số tăng trưởng
tín dụng hàng năm thì NHTM để tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ tăng số tiền cho vay ra
tới vô cùng. Chỉ cần chênh lệch giữa huy động và cho vay một chút xíu thôi nhưng
khi tăng tổng cho vay tới vô cùng thì họ sẽ có lợi nhuận tăng vô cùng. Điều này tất
yếu dẫn tới việc cho vay dưới chuẩn dẫn tới nợ xấu ngân hàng.

Một ngân hàng có dư nợ tín dụng cao không hẳn là ngân hàng có năng lực tốt. Một
ngân hàng nhỏ tăng thêm 1% thì dễ hơn nhiều so với một ngân hàng lớn. Cũng
giống như để tăng 1% GDP của Mỹ sẽ phức tạp hơn nhiều so với tăng 1% GDP của
Việt Nam. Một ngân hàng muốn cho vay khách hàng được thì lãi suất cho khoản
vay đó phải thấp hơn ngân hàng khác trong khi các điều kiện ràng buộc lại phải
thoáng hơn. Ngân hàng càng nhỏ, thương hiệu càng kém thì càng phải cố gắng để
bán được hàng nhiều hơn.
Bản chất của tăng dư nợ tín dụng: Giả sử bạn vay ngân hàng 100 triệu để mua một
căn chung cư cao cấp với chủ đầu tư là công ty Y. Bạn thanh toán cho công ty Y
100 triệu và nhận căn nhà. 100 triệu đó được thể hiện trong tài khoản của công ty Y
tại ngân hàng. Giả sử như bạn vay 100 triệu của ngân hàng X và chuyển khoản vào
tài khoản của công ty Y cũng tại ngân hàng X thì thực tế tiền của ngân hàng X
chẳng đi đâu cả. Ngân hàng X ghi tăng tài khoản của công ty Y thêm 100 triệu và
có một khoản nợ 100 triệu cần thu hồi từ bạn. Tiền của công ty Y gửi tại ngân hàng,
công ty Y có thể rút ra trả các nhà cung cấp (nhà cung cấp cũng sẽ gửi tại một ngân
hàng nào đó), còn lại tiền sẽ được gửi dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. 100 triệu nhờ
có bạn mà đã được sinh ra.
Tăng dư nợ tín dụng không hẳn là trùng với tăng cung tiền M2 (tiền gửi tiết kiệm)
nhưng có mối liên quan nhân quả với nhau: Vấn đề lớn ở đây là tiền sẽ chảy về đâu
cho hiệu quả? Ta phải quay lại mục đích của chính phủ khi tăng dư nợ tín dụng đó
là nhằm mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6.7%. 6 tháng đầu năm GDP mới chỉ
đạt 5.73% vì vậy muốn đạt được mục tiêu thì phải có các giải pháp nhằm tăng GDP


7

lên mức 7.42% vào 6 tháng cuối năm. Một trong các giải pháp đó là tăng dư nợ tín
dụng.
Ngoài xu hướng và cấu trúc các thành phần kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các
ngân hàng theo cách như nhau, có nhiều lý do quan trọng khiến các ngân hàng tăng

cường hoạt động cho vay. Ví dụ, các ngân hàng có ý định nắm bắt các cơ hội cho
vay mới, mở rộng sang các thị trường địa lý mới hoặc giành thị phần với các sản
phẩm và thị trường hiện có. Hơn nữa, cơ chế tiềm năng để tăng cho vay là giảm lãi
suất hoặc yêu cầu ký quỹ thấp đi, nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng hoặc kết hợp cả
hai (ví dụ: Dell'Ariccia và Marquez, 2006; Ogura, 2006). Ngoài ra, một số ngân
hàng còn phụ thuộc vào tăng trưởng nội bộ nhưng một số ngân hàng khác tuân theo
chiến lược tăng trưởng bên ngoài bằng cách sáp nhập và mua lại (M & A).
Để để có thể nhận thấy rõ nét hơn về tác động của tăng trưởng tín dụng, bài viết sẽ
phân tích về tác động của tăng trưởng tín dụng bất thường.
Foos và cộng sự (2010), Amador và cộng sự (2013) và Han (2016) đã nghiên cứu
và đưa ra khái niệm về một hình thức của tăng trưởng tín dụng đó là tăng trưởng tín
dụng bất thường (ALG), và được đo lường là sự chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng
tín dụng của một tổ chức tín dụng và trung vị tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của tất cả
các tổ chức tín dụng trong một năm:
Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (LGi,t):
LGi,t = (TLi,t – TLi,t-1)/TLi,t-1

(2.1)

Trong đó: TLi,t và TLi,t-1 lần lượt là tổng dư nợ cho vay khách hàng năm t và nă, t-1.
Ta có: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bất thường (ALGi,t):
𝐴𝐿𝐺𝑖, 𝑡 = 𝐿𝐺𝑖, 𝑡 - 𝑀𝑒𝑑𝑖𝑎𝑛 𝑎𝑔𝑔𝑟𝑒𝑔𝑎𝑡𝑒 𝐿𝐺𝑐, 𝑡

(2.2)

Trong đó: Median aggregate LGc,t là điểm trung vị cho một tập hợp dữ liệu được
sắp xếp theo thứ tự độ lớn và ít bị ảnh hưởng bởi các ngoại lệ và dữ liệu sai lệch. Lý
do trung bình đã được sử dụng thay vì trung bình là một số tổ chức tín dụng có tỷ lệ
tăng trưởng cho vay rất cao hoặc thấp (UCLA (2015)). Ví dụ, tỷ lệ tăng trưởng cho



8

vay quan sát lớn nhất là khoảng 300%, và giá trị thấp nhất là -46%. Vì dữ liệu
không phân bổ đối xứng xung quanh một giá trị được quan sát thông thường, sử
dụng mức trung bình có thể bóp méo việc phân phối dữ liệu và giá trị trung bình của
dữ liệu có thể không phản ánh chính xác mức tăng trưởng tín dụng thông thường
của tổ chức tín dụng.
Theo thông tư 21, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số dư nợ tín dụng để tính tăng trưởng
tín dụng gồm có: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và
các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, bao thanh toán, các khoản trả thay cá
nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức được bảo lãnh không thực hiện
được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
được NHNN chấp thuận.
2.2. Rủi ro của các ngân hàng
Ở mục này tác giả sẽ làm rõ chủ yếu về rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng.
2.2.1. Rủi ro tín dụng
Quyết định 493 Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Thông tư 02 Ngân hàng Nhà nước: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra
đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết
Nguyễn Thường Lạng (2017) cho rằng các loại rủi ro có liên quan đến các ngân
hàng thương mại Việt Nam thường là rủi ro nợ xấu, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác
nghiệp.
Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng
vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận.



9

Tại Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN nêu rõ:
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ
của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực
hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình
theo cam kết. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng của Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế (2001) chỉ ra rằng: Đối với lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng được đánh giá là
rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và là một phần cố hữu của các hoạt động kinh doanh
cốt lõi của ngân hàng.
Pyle (1997) nhận định rằng rủi ro tín dụng (thay đổi giá trị tài sản thuần do thay đổi
năng lực của các bên liên đới trong hợp đồng).
• Đo lường rủi ro tín dụng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định 493/2005/QĐ – NHNN: Thứ
nhất, về phương pháp đo lường gồm có: phương pháp định lượng và phương pháp
định tính. Thứ hai, đánh giá rủi ro bằng cách xác định mức độ nghiêm trọng của rủi
ro đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thông qua: tỷ lệ
mất vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất
vốn, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng. Thứ ba, các mô hình đo
lường rủi ro tín dụng gồm có: mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, mô hình ước tính
tổn thất dự kiến, Mô hình điểm số Z.
Foos và cộng sự (2010), Amador và cộng sự (2013), Han (2016): Tỷ lệ rủi ro tín
dụng (LLi,t) được ước tính theo công thức:
LLi,t = PRi,t/TLi,t
Trong đó
Pri,t: các khoản dự phòng tổn thất của ngân hàng i trong năm t
TLi,t: tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng i trong năm t-1


(2.3)


10

Nguyễn Thị Mình Hà (2014) chỉ ra hậu quả của rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng làm
giảm thu nhập của ngân hàng, rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của
ngân hàng. Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì liên quan đến nhiều
ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân
hàng bị phá sản điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội,
trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động
nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại.
Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn,
người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của
công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những như hiệu
lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ.
2.2.2. Rủi ro thanh khoản
Ở Việt Nam kể từ khi thực hiện quá trình cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã
có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường
như chưa được quan tâm đúng mức.
Mai Thị Phương Thùy và Bùi Thị Điệp (2018) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ
lệ cho vay trên huy động, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu này chỉ ra, vốn
chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế sẽ có tác động mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản
của các NHTM Việt Nam. Cụ thể là, nếu ngân hàng có thể duy trì ổn định nguồn
vốn chủ sở hữu thì khả năng thanh khoản của ngân hàng có thể được đảm bảo, mỗi
sự suy giảm của nguồn vốn chủ sở hữu dù là ít chăng nữa cũng có thể gây nên hậu
quả là ngân hàng thiếu thanh khoản và có thể dẫn đến sự đổ vỡ. Bên cạnh đó, lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh
khoản. Tiếp đó, sự so sánh giữa tổng cho vay và tổng huy động được trong ngắn

hạn cũng cho thấy, có những ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh khoản. Nếu các
ngân hàng chỉ quan tâm đến việc cho vay nhiều mà không quan tâm đến nguồn huy
động được thì chắc chắn trong một giai đoạn nào đó sẽ gây ra thiếu hụt thanh khoản


11

và từ đó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Điều đó cũng có nghĩa là
nếu các ngân hàng có những biện pháp cân đối giữa nguồn huy động được và cho
vay trong ngắn hạn thì có thể tháo gỡ được rất nhiều khó khăn liên quan đến khả
năng thanh khoản. Cuối cùng, nợ xấu cũng là vấn đề rất quan trọng khi nghiên cứu
khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cho thấy,
quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng thanh khoản, cũng có nghĩa là khi
phát sinh nợ xấu thì các ngân hàng mới thực sự quan tâm đến việc trung hòa bằng
các tài sản thanh khoản.
Peter (2001) định nghĩa rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng thương mại
không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình
trạng này nhỏ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh đình trệ, nặng thì làm mất khả
năng thanh toán và dẫn đến ngân hàng phá sản. Rủi ro thanh khoản cũng còn được
hiểu là một rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Rủi ro này xảy ra khi NHTM thiếu ngân
quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền
và người đi vay. Thiếu ngân quỹ ở đây có thể được hiểu theo 2 cách: thiếu dự trữ tại
ngân hàng, hoặc là không thể huy động được nguồn vốn ngay lập tức. Để tránh
được rủi ro thanh khoản, các NHTM phải tính toán được hệ số thanh khoản của
mình, tức là tính được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay của các tài sản
Nợ.
Foos và cộng sự (2010), Han (2016): Khả năng thanh khoản các ngân hàng được
định là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQAi,t). Công thức như sau:
EQAi,t = Ei,t/Ai,t
Trong đó

Ei,t: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng i năm t
Ai,t: Tổng tài sản của ngân hàng i năm t

(2.4)


12

2.3. Tăng trưởng tín dụng và rủi ro của các ngân hàng
Trong phần giới thiệu, một số nghiên cứu đã được giới thiệu và được phát hiện ra
rằng các khoản vay mới được cấp cho khách hàng là người đã nộp hồ sơ vay vốn
không đủ tiêu chuẩn trước đó và đã hỏi lãi suất cho vay thấp, tài sản thế chấp thì có
giá trị thấp hoặc tính thanh khoản không cao. Điều này cho thấy rằng tăng trưởng
tín dụng nóng có xu hướng đi kèm với việc nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng.
Chiều thứ nhất, tác động của thuận chiều của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro
tín dụng và nghịch chiều đối với thu nhập lãi. Dell’Ariccia và Marquez (2006) đã
nêu ra mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn trong quy trình cấp tín dụng và sự bùng nổ
cho vay. Các tác giả nhận thấy rằng khả năng tiếp cận thông tin giữa các ngân hàng
trở nên rõ ràng hơn (các ngân hàng có số đơn đề nghị vay vốn tăng lên và đối thủ
cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn), Khi đó các ngân hàng sẽ cân nhắc nới lỏng các
tiêu chuẩn cấp tín dụng. Việc này dẫn đến lợi nhuận giảm do áp lực phải giảm lãi
suất cho vay để cạnh tranh (tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có quan hệ ngược chiều với tỷ
lệ thu nhập lãi) và làm cho các ngân hàng khó giữ được sự ổn định trong thời kỳ suy
thoái. Ogura (2006) phát hiện ra rằng các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chính sách
cho vay của đối thủ cạnh tranh, các tiêu chuẩn cấp tín dụng được nới lỏng để thu
thút khách hàng. Đổi lại, điều này làm cho rủi ro tăng lên trong toàn bộ hệ thống
ngân hàng (tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro ngân hàng).
Một số nghiên cứu thực nghiệm dựa trên nguồn dữ liệu của Hoa Kỳ cung cấp bằng
chứng cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng có thể dẫn đến sự gia tăng dần các khoản
vay tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Sinkey và Greenawalt (1991) đã phân tích mẫu

các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1984-1987 và cho thấy rằng tỷ lệ trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng năm hiện hành có liên quan cùng chiều với tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng bình quân trong quá khứ. Berger và Udell (2004) đã khẳng định
rằng hoạt động cho vay của các ngân hàng ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1980-2000 có
tính chu kỳ. Các tác giả minh chứng rằng các tiêu chuẩn trong hoạt động cho vay
được nới lỏng và các ngân hàng phê duyệt nhiều khoản vay hơn trước đây. Ở các


13

ngân hàng châu Âu, tăng trưởng tín dụng đi kèm với các hậu quả. Cũng như các
ngân hàng ở Mỹ, Foos và cộng sự (2010) đã nêu rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng
tín dụng và rủi ro các ngân hàng tư nhân tại 16 quốc gia trong giai đoạn từ năm
1997 đến năm 2007. Tăng trưởng tín dụng dẫn đến tỷ dự phòng rủi ro tín dụng tăng
lên, tỷ lệ lợi nhuận từ thu nhập lãi và khả năng thanh khoản ngân hàng giảm đi (tăng
trưởng tín dụng có quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và
ngược chiều với tỷ lệ lợi nhuận từ thu nhập lãi). Salas và Saurina (2002) đã tìm hiểu
các ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ
năm 1985 đến năm 1997, kết quả đã khẳng định rằng tăng trưởng tín dụng tại các
ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều và đáng kể đối với các khoản lỗ đã xảy ra ba
(bốn) năm trước. Hess, Grimes and Holmes (2008) cũng đã kết luận rằng tăng
trưởng tín dụng nóng dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn với độ trễ từ hai đến bốn năm
sau khi cho vay, tương tự như phát hiện của Foos và cộng sự (2010) mặc dù dữ liệu
nghiên cứu là rất khác nhau.
Chiều thứ hai, tác động của nghịch chiều của tăng trưởng tín dụng đối với rủi ro
tín dụng. Clair (1992) cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng tín dụng
và các khoản vay kém hiệu quả cùng với lãi suất cho vay thấp trong năm đầu tiên
sau chính sách mở rộng cung tín dụng của ngân hàng và trong những năm tiếp theo,
mối quan hệ thuận chiều được tìm thấy một phần. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng cũng đã được nghiên cứu ở cấp quốc tế. Laeven và Majnoni (2003) đã đưa

ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc trích lập dự phòng rủi ro và thu nhập. Nghiên cứu
này chỉ ra rằng thông thường các ngân hàng thông thường trích lập dự phòng quá ít
trong khoảng thời gian thuận lợi của chu kỳ và sau đó các ngân hàng bị buộc phải
phản ứng quá mức trong khoảng thời gian thị trường trở nên xấu đi. Các tác giả
cũng phát hiện một mối quan hệ đồng thời nghịch chiều và đáng kể giữa tăng
trưởng tín dụng và các khoản tổn thất sau khi cho vay, minh chứng về hành vi trích
lập dự phòng chưa được thận trọng thận trọng của các ngân hàng. Tương tự, Bikker
và Metzemakers (2005) cũng cho thấy được mối quan hệ ngược chiều giữa tăng
trưởng GDP và dự phòng rủi ro tín dụng, tức là hiệu ứng theo chu kỳ. Mối quan hệ


×