Phần I: Lý thuyết
15.
Đối tương chịu thuế của thuế XK-NK là gì?
Theo khoản 1,2,3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2014 thì đối tương chịu thuế của thuế
XK-NK là:
“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập
khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối”.
(Đối tượng chịu thuế là hàng hóa được phép XK-NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
(chỉ có hàng hóa mà không có dịch vụ))
16.
Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NKdịch vụ qua biên
giới Việt Nam?
Loại thuế này không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ qua biên giới
Việt Nam vì hai lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Hàng
hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình, là sự hưởng thụ kết quả lao động
nào đó. Vì thuế xuất khẩu – nhập khẩu có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với hàng hóa
là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ dàng và khả thi. Ngược lại, đối với
dịch vụ, việc xác định sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó khăn và tốn kém chi
phí nên không điều tiết vào dịch vụ.
Thử so sánh với thuế giá trị gia tăng, ở đây, Nhà nước không quan tâm đến xác định sự
dịch chuyển mà quan tâm đến sự tăng lên về giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình
luân chuyển, không phân biệt tính chất hữu hình hay vô hình của nó. Vì vậy, thuế giá trị
gia tăng điều tiết cả vào các loại hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh
thổ Việt Nam.
Thứ hai, truyền thống của việc thu thuế xuất khẩu – nhập khẩu ở Việt Nam là bảo hộ nền
sản xuất hàng hóa nên chủ yếu nhắm đến đối tượng hàng hóa là diều dễ hiểu.
17. Xác định được nguyên nhân nào làm cho một số hàng hóa được phép qua biên
giới Việt Nam nhưng không chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế XK, NK?
Theo qui định tại khoản 4 điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì các loại hàng
hóa sau đây là đối tượng không chịu thuế:
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển: Vì những hàng hóa này không sử dụng,
tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại: Vì đây là hàng hóa nhằm
mục đích nhân đạo, giúp đỡ cho quốc gia khác hoặc các quốc gia khác giúp đỡ nước
mình.
Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ
khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác: Vì đây là hàng hóa về bản chất
không phải là hoạt động xuất khẩu nhập khẩu.
Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu: Vì hàng hóa
này là đối tượng chịu thuế của một loại thuế khác vì cùng mục đích điều tiết
18. Những trường hợp nào được miễn thuế xuất khẩu nhập khẩu
1.
Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm
2.
Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài
mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định
3.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
4.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công theo hợp đồng được miễn thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Ðiều 12 Nghị định số
87/2010/NÐ-CP
5.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất
cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức
miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần
vượt định mức.
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu
đãi về thuế nhập khẩu.
6.
7.
8.
Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8 Điều 103
Thông tư 39/2018/TT-BTC được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự
án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.
Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy
định tại Phụ lục II
Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu
biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu
9.
10.
11.
12.
Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho
hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.
13.
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị,
phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ
trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin
điện tử về khoa học và công nghệ.
Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với
nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản
xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, Địa bàn có
điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng
nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong
nước được miễn thuế nhập khẩu.
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào
Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA
Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và linh kiện trong nước chưa sản xuất được, nhập
khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu
Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định
số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ.
Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
Các trường hợp trên được miễn thuế xuất nhập khẩu vì:
· Khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu
· Hàng hóa chưa tiêu thụ trên thị trường Việt Nam
· Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại
· Thu hút và ưu đãi đầu tư
· Gía trị hàng hóa thấp
19. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK-NK và trường
hợp miễn thuế XK-NK?
KHÔNG CHỊU THUẾ XK-NK
MIỄN THUẾ XK-NK
Không phải nộp thuế là hệ quả đương Không phải nộp thuế nhưng đó là hệ quả có
nhiên
điều kiện
Không phải thực hiện thủ tục pháp lý
Cần làm hồ sơ xin miễn thuế với cơ quan
hải quan
20. Căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – NK?
Xem xét đối tượng nộp thuế có thuộc phạm vi điều chỉnh của một luật thuế xuất khẩu
nhập khẩu thu thuế dựa trên hành vi xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa.
21. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất
thuế nhập khẩu?
Căn cứ tính thuế:
Thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ hang hóa.
Thuế suất thuế xuất khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hóa xuất khẩu.
22. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu
hoặc thuế suất thuế nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể nào?
1. Thuế suất thường
-Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện
ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thông thường luôn luôn cao
hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.
-Thuế suất thường bằng 150% thuế suất ưu đãi
2. Thuế suất ưu đãi
-Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia
đó theo thể chế khu thương mại tự do, khu liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho
giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
-Thuế suất ưu đãi từ các nước có áp dụng tối huệ quốc với Việt Nam
3. Thuế suất ưu đãi đặc biệt
-Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với quốc
gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành.
-Thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa từ nước có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt đối với
Việt Nam.
23. Thuế chống phá giá, thuế tự vệ, thuế chống phân biệt đối xử, thuế chống trợ cấp
áp dụng trong những trường hợp nào?
Thuế chống phá giá được áp dụng trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được
xác định cụ thể;
- Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành
sản xuất trong nước.
Thuế tự vệ được áp dụng trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách
tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa
tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu trên gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự
hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống trợ cấp được áp dụng trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước.
31. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu có phải
chịu thuế TTĐB không? Tại sao?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2016 thì:
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu
mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
==> Như vậy theo quy định trên đây thì đối với trường hợp xuất khẩu Hàng hoá trong
danh mục chịu thuế TTĐB thì người xuất khẩu không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
32. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật
quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
Theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2016
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gồm hàng hóa nhập khẩu trong các
trường hợp: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu; hàng
hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển
khẩu; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không
phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu; hàng
tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải
nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo
tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao; hàng
mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt
Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam; hàng nhập khẩu
để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng gồm hàng hoá nhập khẩu
từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và
chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan
với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế
khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người
dưới 24 chỗ.
Ngoài ra tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách, kinh doanh du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng cũng
không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đây là những hàng hóa không được tiêu dùng trong nước hoặc những loại hàng hóa phục
vụ cho mục đính quân sự. Nên Không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với chúng.
33: Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do
cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì vẫn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Vì:
Thứ nhất, nó không nằm trong quy định đối tượng không chịu thuế.
Thứ hai, những hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa mang
tính xa xỉ, khi được tặng cho,..mà lại đem hàng hóa đó đem kinh doanh thì nó lại thành
hàng hóa chịu thuế TTĐB.
34: Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi thuế
quan vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt.
Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế, trong đó
có khoản: “Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội
địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được
mua giữa khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ”.
Tuy nhiên trường hợp ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng
trong khu phi thuế quan vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là một trường hợp ngoại lệ:
Để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật thuế, Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt quy định các loại hàng hóa đưa vào các khu phi thuế quan thuộc đối tượng không
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Riêng ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu từ
nước ngoài vào các khu phi thuế quan là trường hợp ngoại lệ.
Xuất phát từ mục tiêu điều tiết của thuế tiêu thụ đặc biệt là hạn chế sự tiêu dùng của
người dân đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tức là Nhà nước
nhằm định hướng cho người dân tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời hướng
đến mục đích bảo vệ môi trường.
Xét thấy, thứ nhất, ô tô dưới 24 chỗ ngồi là mặt hàng khá xa xỉ so với mức sống trung
bình của đại bộ phận người dân hiện nay, do vậy, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt
hàng này trước hết nhằm điều tiết một phần thu nhập của người sử dụng loại ô tô này,
thường là những người có thu nhập cao, vào ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, việc đánh thuế như vậy còn xuất phát từ điều kiện đặc thù ở Việt Nam là cơ sở
hạ tầng đường bộ còn khá hiếu, chưa phát triển, nên việc gia tăng số lượng xe ô tô dưới
24 chỗ ngồi trở lên đã và đang là nguyên nhân quan trọng gay kẹt xe và ô nhiễm môi
trường.
Thứ ba, thực tế ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu từ nước ngoài vào các
khu phi thuế quan nó không chỉ dùng trong khu phi thuế quan mà còn được tham gia giao
thông trong phạm vi cả nước.
Chính vì vậy, để tránh gian lận thương mại, đồng thời đảm bảo mục tiêu điều tiết của thuế
tiêu thụ đặc biệt, mặt hàng này khi từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hay từ
trong nước bán vào khu phi thuế quan vẫn là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Phần II: Nhận định
8.
Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu- nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định sai
Vì hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu,
nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Dấu hiệu được phép xuất khẩu,nhập khẩu là
dấu hiệu pháp lý quan trọng nhất của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu,thuế
nhập khẩu. Có nghĩa là hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu,nhập khẩu nếu có xuất
khẩu,nhập khẩu thì không thuộc diện chịu thuế xuất nhập thuộc danh mục cấm xuất nhập
khẩu.
CSPL: khoản1 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016
9.
Doanh nghiệp khu chế xuất là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định sai
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng
trong mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Các loại
hàng hóa do doanh nghiệp đó sản xuất khẩu phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải
khai báo với cơ quan Hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.
Hiện nay tất cả các mặt hàng khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đều phải chịu một
số thuế nhất định. Ngoại trừ việc hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế
quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này
sang khu phi thuế quan khác thuộc đối tượng không chịu thuế.
Nên doanh nghiệp khu chế xuất không là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu vì khi
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi
thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thuộc đối
tượng không chịu thuế
10.
Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi
biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định `của Luật thuế XK-NK
Nhận định sai
Vì theo điểm c khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì đối tượng chịu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
“c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa
chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;”.
Nên doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi biên
giới Việt Nam không nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật thuế XK-NK.
11. Thuế chống trợ cấp áp dụng với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng so
với tờ khai hải quan
Nhận định: Sai
Vì Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng
hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Theo đó, điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
+ Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
+ Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
12. Hàng hóa nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập khẩu
Nhận định: Sai
Vì thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng
hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản
xuất trong nước. Nên xem xét hàng hóa có thỏa mãn điều kiện nộp thuế nhập khẩu không
sau đó mới xem xét tiếp có thuộc trường hợp phải nộp thuế tự vệ.
13. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không phải
nộp thuế GTGT.
Nhận định sai
Thuế GTGT là loại thuế thu vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất lưu
thông đến tiêu dùng. Do đó, hàng hóa nhập khẩu dù đã nộp thuế nhập khẩu nếu được đưa
vào tiêu dùng tại VN thì vẫn phải nộp thuế GTGT trừ những trường hợp là đối tượng
không chịu thuế GTGT như vàng nhập khẩu dạng thỏi chưa được chế tác thành sản
phẩm mỹ nghệ,...
CSPL: Điều 3,5 Thuế GTGT
14. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hóa
nhập khẩu.
Nhận định sai
Thuế suất nk sẽ căn cứ 1 số trường hợp như:
- Áp dụng pp tính theo tỉ lệ phần trăm có (thuế suất ưu đãi/ưu đãi đặc biệt/thông thường)
quy định đối với hàng hóa nhập khẩu có xuat xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ
thực hiện đối xử tối huệ quốc hay có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt,..
- Áp dụng theo phương pháp tính thuế ví dụ nếu theo pp tuyệt đối thì tiền thuế dựa trên
căn cứ vào số lượng hh thực tế và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa
tại thời điểm tính thuế.
- Áp dụng theo hạn ngạch thuế quan
CSPL: Điều 5,6,7 luật thuế XK-NK
15. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu tiên
Sai
Thời điểm tính thuế NK là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan
Đối với hàng hóa có sự thay đổi từ đối tượng không chịu thuế, miễn thuế XK-NK, thuế
nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng
được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế
tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là
thời điểm đăng kí tờ khai hải quan mới.
CSPL: Điều 8 khoản 2 Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 2016
16. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không phải
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.
Sai
Khu chế xuất là khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam khi mua hàng hóa của doanh nghiệp khu chế xuất phải thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.Vì trường hợp này không thuộc trường
hợp trường hợp đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của luật thuế
như hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa từ nước ngoài vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu thuế
quan này sang khu thuế quan khác.
CSPL: Điều 2 khoản 4 Luật thuế xuất nhập khẩu 2016
17. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức khác
xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
Trả lời: Nhận định sai. Vì hàng hóa được sản xuất để bán cho cơ sở kinh doanh khác để
xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB. Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Luật
Thuế TTĐB 2016.
18. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không chịu
thuế GTGT.
Trả lời: Nhận định sai. Vì hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất, cung ứng,
khi bán ra vẫn có thể phải chịu thuế GTGT. Ví dụ:
- Công ty A sản xuất và trực tiếp bán mặt hàng X thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB,
thì mặt hàng đó chỉ chịu thuế TTĐB và không chịu thuế GTGT.
- Công ty B sản xuất mặt hàng Y thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và chuyển giao
cho công ty C kinh doanh bán hàng, thì mặt hàng Y vừa chịu thuế TTĐB ở khâu sản
xuất, vừa chịu thuế GTGT ở khâu kinh doanh bán hàng.
19: Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất
sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhận định trên là sai
Phải sản xuất một trong các mặt hàng quy định tại điều 2 luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2016.
“1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi,
ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế
trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g)2 Xăng các loại;
h) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy
giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.
Ngoài ra theo điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt còn có cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.”
CSPL điều 2 luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2016
Điều 4 luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2016.
20: Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt.
Nhận định trên là sai
Theo điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2016
“Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu
mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.”
Như vậy chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt mới phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
21. Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu và
thuế tiêu thụ đặc biệt
Nhận định sai.
Vì: Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào hành vi sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa (10 loại hàng hóa theo khoản 1 điều 2) và kinh doanh dịch vụ (6 nhóm dịch vụ
theo khoản 2 điều 2). Máy Jackpot và dụng cụ chơi golf không nằm trong 10 loại hàng
hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nó chỉ chịu thuế này khi được kinh doanh dịch vụ.
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật TTĐB 2016
22. Giá tính thuế tiêu đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán đã
bao gồm tiền thuế GTGT.
Nhận định sai.
Vì: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng
dịch vụ chưa có thuế TTĐB, T.BVMT và T.GTGT. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước
thì giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra là giá tính thuế TTĐB